Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) gây hại trên cây chanh (Citrus aurantifolia)tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.83 KB, 7 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI BỆNH
NẤM HỒNG (Corticium salmonicolor) GÂY HẠI TRÊN CÂY CHANH
(Citrus aurantifolia)TẠI HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN
Efficacy of some Fungicides Control Pink Disease Caused by
(Corticium salmonicolor Berk.& Broome) on Lime Tree
(Citrus aurantifolia) at Duc Hue, Long An
Võ Thị Thu Oanh, Nguyễn Thanh Phong
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Abstract
Pink disease caused by fungi Corticium salmonicolor (Berk. & Broome) has become the most serious problem
on lime tree in the last few years at Long An Province (from 2014). Not only does it affect to the development of
stems but it also causes the death of shoots and finally results in poor yield performance of the tree. The
spreading of the disease has been remarkable in the rainy season in 4 – 8 years aged lime orchard.
The efficacy of these agro-chemicals to control the fungi was evaluated by using both an in vitro assay and
field checking. The result revealed that out of seven fungicides, Copper hydroxide, Cyproconazole, Copper
calcium sulfate 91%, Diniconazole, Cuprous oxide, Copper Oxychloride and Azoxystrobin completely inhibited
mycelium growth of Corticium salmonicolor. For the field assessment, 5 fungicides (Copper hydroxide,
Cyproconazole, Copper calcium sulfate 91%, Cuprous oxide, Copper Oxychloride) have shown better disease
control result with the lowest incidence disease from 4,23% to 7,58% compared to control treatment (13,41%).
After three treatments, Cuprous oxide and Copper oxychloride have the most decreasing of disease at 69,51%
and 54,27%.
Keywords:Corticium salmonicolor, pink disease, fungicides, Citrus spp.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chanh thuộc họ cây có múi (Citrus spp.), có
tên khoa học là Citrus aurantifolia hay Citrus
limon có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới và


được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời. Do đặc
tính thích nghi rộng nên chanh được trồng rộng
khắp ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả
nước. Hiện nay, chanh được trồng nhiều ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
chiếm gần 60% tổng diện tích chanh cả nước
và Long An là tỉnh sản xuất chanh lớn nhất
ĐBSCL, chiếm 30 % tổng diện tích chanh toàn
vùng. Các vùng trồng chanh tập trung của tỉnh
là huyện Bến Lức, Đức Huệ, một phần của
huyện Đức Hòa và huyện Thạnh Hóa. Cây
chanh đã thể hiện được ưu điểm hơn so với
các cây trồng trước đó ở các vùng này như
dứa, khoai sọ, khoai mỡ, mía… cho nên trong
những năm gần đây, cây chanh ở Long An
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải
thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người
nông dân nơi này.

Thời gian gần đây, với sự diễn biến bất
thường của thời tiết khí hậu, các loại dịch hại
trên cây chanh như bệnh nấm hồng, thối gốc,nứt
thân chảy nhựa, khô cành, vàng lá thối rễ, một số
bệnh hại trên lá, quả làm mất giá trị thẩm mỹ và
chất lượng quả như bệnh loét, bệnh ghẻ ngày
càng lan rộng ảnh hưởng đến sinh trưởng và
năng suất chanh.Trong các loại bệnh hại thân
cành, bệnh nấm hồng là một trong những bệnh
hại nghiêm trọng, bệnh tấn công chủ yếu phần
thân cành chính và cành cấp 1, cấp 2 mọc ngang.

Các triệu chứng bệnh nấm hồng dễ nhận thấy là
hiện tượng nứt vỏ, mủ chảy dọc thân cành, đông
đặc thâm đen. Tại vết bệnh xuất hiện các sợi
nấm mọc lannhư mạng tơ nhện, lúc đầu có màu
trắng sau đó chuyển sang màu hồng phấn kéo
dài lên phía trên khoảng 10 - 15 cm và lây lan
qua các cành khác ở trên cao. Giai đoạn cuối,
vết bệnh chuyển sang màu hồng đậm, xám đen
gây nứt vỏ thân, lá héo khô, rụng và chết toàn bộ
cành. Bệnh thường xuất hiện gây hại trên các
vườn chanh từ 3-5 năm tuổi và nặng ở vườn 4-8
năm tuổi, vườn trồng dày, tán rậm rạp không
3


Kết quả nghiên cứu Khoa học
được cắt tỉa, tạo tán. Trong mùa mưa bệnh lây
lan rất mạnh, mùa nắng bệnh ngưng phát triển
nhưng vẫn tồn tại mầm bệnh trên cây nếu không
được phòng trị đúng mức.
Để phòng trừ bệnh này, nông dân sử dụng
hỗn hợp rất nhiều loại thuốc BVTV để trừ cùng
lúc với nhiều đối tượng dịch hại khác nhau, do
vậy hiệu quả không cao, một số thuốc có độ độc
cao, thời gian cách ly dài, phun nhiều lần/vụ, liều
lượng sử dụng cao, một số thuốc nằm trong
danh mục cấm, hạn chế sử dụng trên cây ăn quả
xuất khẩu, từ đó dẫn đến sản phẩm không an
toàn, không đạt tiêu chí xuất khẩu và làm tăng
giá trị đầu tư. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết là

tìm ra những loại thuốc có hiệu quả cao để hạn
chế sự lây lan và phát triển của bệnh.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu
Vườn chanh 5 năm tuổi, các loại hoạt chất
thuốc trong thí nghiệm (bảng 1).
Môi trường PDA (Potato Dextrose agaz)
Dụng cụ, thiết bị: bình tam giác, ống đong,
cốc đong, đĩa petri, đèn cồn, que cấy, dao mổ,
nồi hấp khử trùng, cân điện tử, tủ sấy, buồng
cấy, máy ảnh kỹ thuật số.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng
5/2018 đến tháng 10/2018. Thí nghiệm trong
phòng thực hiện tại phòng thí nghiệm Bệnh cây
khoa Nông học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM,
thí nghiệm ngoài đồng tại xã Bình Hòa Nam,
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

BVTV – Số 1/2019
2.2.1. Khảo sát hiệu quả của một số loại
thuốc hóa học đối với nấm Corticium
salmonicolor trong điều kiện phòng thí nghiệm
Thí nghiệm thực hiện theo phương pháp đầu
độc môi trường (Nene và Thapliyal, 1982), bố trí
đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 9 nghiệm
thức tương ứng với 8 loại thuốc và 1 nghiệm
thức đối chứng, 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1
đĩa petri (9cm), thực hiện trong điều kiện phòng
0

0
thí nghiệm (28 C ± 2 C).
Phương pháp thực hiện: tiến hành cấy một
khoanh tản nấm Corticium salmonicolor 3 ngày
tuổi có đường kính 4mm vào tâm đĩa môi trường
hỗn hợp PDA với từng loại thuốc thí nghiệm theo
liều lượng khuyến cáo.
Chỉ tiêu theo dõi:
Đo đường kính tản nấm (cm) ở 24, 48, 72, 96
giờ sau cấy (GSC), khi tản nấm phát triển chạm
thành đĩa ở một ô cơ sở bất kỳ, ngừng quá trình
đo. Đường kính trung bình tản nấm được tính
theo công thức: d = (d1 + d2)/2. Trong đó, d là
đường kính trung bình tản nấm, d1 và d2 là hai
đường chéo vuông gốc phần tản nấm phân bố.
Hiệu quả của thuốc được tính theo công thức
Vincent (1927):
(C – T)
ĐHH (%) = --------- x 100
C
Trong đó:
C: Đường kính tản nấm trên môi trường
không thuốc
T: Đường kính tản nấm trên môi trường
có thuốc

Bảng1. Các loại hoạt chất thuốc sử dụng trong thí nghiệm
STT
1
2

3
4
5
6
7
8

Loại thuốc
Champion 77WP
Bonanza® 100 SL
Bordeaux M 25WP
Nano Đồng 12ML
Sumi–Eight 12.5WP
Norshield 86,2WP
Coc 85WP
Amistar® 250 SC

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của một số loại
thuốc hóa học đối với bệnh nấm hồng (Corticium
salmonicolor) trên cây chanh ngoài đồng ruộng

4

Hoạt chất
Copperhydroxide
Cyproconazole
Copper calcium sulphate 91%
Đồng nano
Diniconazole
Cuprous oxide

Copper Oxychloride
Azoxystrobin
Phƣơng pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chanh
5 năm tuổi tại huyện Đức Huệ tỉnh Long An, bố


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

trí đơn yếu tố theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên, với 8 nghiệm thức tương ứng với 7
nghiệm thức xử lý thuốc, 1 nghiệm thức đối
chứng (không xử lý thuốc), 4 lần lặp lại. Mỗi ô cơ
sở 3 cây chanh.
Phƣơng pháp xử lý thuốc: Dùng dao cạo
lớp nấm phủ bên ngoài trên thân và cành chanh
cấp 1 bị bệnh, quét thuốc trực tiếp lên vết bệnh
và phun thuốc phủ toàn bộ vết bệnh trên các
cành cấp 2 và cấp 3. Số lần xử lý: 3 lần cách
nhau 7 ngày.
Phƣơng pháp đánh giá: Dùng dây buộc cố
định những vết bệnh đầu tiên trước và sau
những lần phun thuốc. Đánh dấu cành bệnh
bằng bút lông dầu và theo d i sự phát triển của
vết bệnh sau mỗi lần quét thuốc. Trên mỗi cây
điều tra 4 cành cấp 1 ở bốn hướng khác nhau,
mỗi cành cấp 1 điều tra 5 cành cấp 2, mỗi cành
cấp 2 điều tra 5 cành cấp 3 và cả thân chính.

Trên mỗi cây, đếm tổng số cành bị bệnh trên
tổng số cành điều tra để tính tỷ lệ bệnh (TLB%),
phân cấp mức độ bệnh hại để đánh giá mức độ
trầm trọng của bệnh (CSB%)ở các thời điểm
trước xử lý, 7 ngày sau xử lý và 14 ngày sau xử
lý lần 3 theo công thức:
Số cành bị bệnh
● TLB (%) = ------------------------------- x 100
Tổng số cành điều tra
Ni x Vi
● CSB (%): ∑---------- x 100
KxN

Trong đó: Ni x Vi: tổng tích số cành bị bệnh
với trị số cấp bệnh tương ứng
K: cấp bệnh cao nhất
N: tổng số cành điều tra
Cấp 1: Vết bệnh chiếm ≤ 5 % diện tích (chu
vi) cành
Cấp 3 : Số cành bị bệnh ở cấp 3 :Vết bệnh
chiếm >5 -10 % diện tích (chu vi) cành
Cấp 5 : Số cành bị bệnh ở cấp 5: Vết bệnh
chiếm >10-25% diện tích (chu vi) cành
Cấp 7 : Số cành bị bệnh ở cấp 7 : Vết bệnh
chiếm >25-50% diện tích (chu vi) cành
Cấp 9: Số cành bị bệnh ở cấp 9: Vết bệnh
chiếm >50 % diện tích (chu vi) cành.
● Hiệu quả hạn chế bệnh được tính theo công
thức Henderson – Tilton.
T a x Cb

Q (%) = {1 – -----------------} x100
(Tb x Ca)
Trong đó:
Ta: Mức độ bệnh ở nghiệm thức sau khi xử lý
Tb: Mức độ bệnh ở nghiệm thức trước khi
xử lý
Ca: Mức độ bệnh ở nghiệm thức đối chứng
sau khi xử lý
Cb: Mức độ bệnh ở nghiệm thức đối chứng
trước khi xử lý
● Ảnh hƣởng của thuốc đối với cây chanh:
Độc tính của thuốc đối với cây chanh được
đánh giá theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS 383:
2015/BVTV (bảng 2).

Bảng 2. Thang đánh giá ảnh hƣởng của thuốc đối với cây trồng
Cấp
1

Mức độ ngộ độc
Không độc

2
3
4
5
6,7,8,9

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ, nhưng khó nhận ra bằng mắt thường
Ngộ độc nhẹ, dễ dàng nhận ra bằng mắt thường

Triệu chứng nặng hơn, nhưng không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Sự ngộ độc có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Ngộ độc nặng đến làm chết toàn bộ cây

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiệu quả của một số loại thuốc hóa
học đối với nấm Corticium salmonicolor
(C. salmonicolor) trong điều iện phòng
thí nghiệm
Ảnh hưởng của các hoạt chất thuốc đến sự
phát triển của nấm C. salmonicolor được thể hiện

ở bảng 3, bảng 4, hình 1 và hình 2. Kết quả cho
thấy, có 7 trên 8 loại thuốc khảo sát là Copper
hydroxide, Cyproconazole, Copper calcium
sulfate 91%, Diniconazole, Cuprous oxide,
Copper oxychloride và Azoxystrobin ức chế hoàn
toàn sự phát triển của nấm ở tất cả các thời điểm
theo d i, đạt hiệu quả 100% (bảng 3). Hoạt chất
đồng nano không có khả năng ức chế được sự
5


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

phát triển của nấm C. salmonicolor, nấm vẫn
phát triển nhưng chậm (1,33cm - 4,35cm), đạt
hiệu quả 51,67% ở 96 giờ sau cấy (bảng 4). Bảy

hoạt chất thuốc có khả năng ức chế hoàn

toàn sự phát triển của nấm C. salmonicolor
trong phòng thí nghiệm được chúng tôi tiếp
tục đánh giá ngoài đồng trên vườn chanh 5
năm tuổi.

Bảng 3. Ảnh hƣởng của các hoạt chất thuốc thí nghiệm đến sự phát triển
của nấm C. salmonicolortrong điều iện phòng thí nghiệm
Hoạt chất

Đường kính tản nấm (cm) ± SD
24 GSC

48 GSC

72 GSC

96 GSC

Copper hydroxide

0,00

0,00

0,00

0,00


Cyproconazole

0,00

0,00

0,00

0,00

Copper calcium sulfate 91%

0,00

0,00

0,00

0,00

1,33 ± 0,05

2,25 ± 0,06

3,43 ± 0,10

4,35 ± 0,13

Diniconazole


0,00

0,00

0,00

0,00

Cuprous oxide

0,00

0,00

0,00

0,00

Copper oxychloride

0,00

0,00

0,00

0,00

Azoxystrobin


0,00

0,00

0,00

0,00

1,90 ± 0,08

3,73 ± 0,05

6,41 ± 0,06

9,00 ± 0,00

Đồng nano

Đối chứng

Ghi chú: các giá trị là trung bình trên 4 đĩa cấy ± SD, TB: trung bình, GSC: giờ sau cấy

A: Copper hydroxide, B: Cyproconazole, C: Copper calcium sulfate 91%, D: Đồng nano,
E: Diniconazole, F: Cuprous oxide, G: Cupper oxychloride,
H: Azoxystrobin, I: Đối chứng
Hình 1. Sự phát triển của nấm
C. Salmonicolor trên môi trƣờng có thuốc
ở 48 giờ sau cấy

6


Hình 2. Sự phát triển của nấm
C. Salmonicolor trên môi trƣờng có thuốc
ở 96 giờ sau cấy


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

Bảng 4. Độ hữu hiệu của các loại thuốc trong thí nghiệm
Hoạt chất
Copper hydroxide
Cyproconazole
Copper calcium sulfate 91%
Đồng nano
Diniconazole
Cuprous oxide
Copper oxychloride
Azoxystrobin

24 GSC
100 S
100 S
100 S
30,00 I
100 S
100 S
100 S
100 S


ĐHH (%)
48 GSC
100 S
100 S
100 S
39,68 I
100 S
100 S
100 S
100 S

72 GSC
100 S
100 S
100 S
46,49 I
100 S
100 S
100 S
100 S

96 GSC
100 S
100 S
100 S
51,67 I
100 S
100 S
100 S

100 S

Ghi chú: GSC: giờ sau cấy;Độ hữu hiệu ≥ 60% ký hiệu là S: mẫn cảm với thuốc; Độ hữu hiệu ≤
10% ký hiệu là R: kháng thuốc; 10% < độ hữu hiệu > 60% ký hiệu là I: phản ứng trung bình với thuốc
3.2 Hiệu quả của một số loại thuốc hóa
học đối với bệnh nấm hồng (C. salmonicolor)
trên cây chanh ngoài đồng ruộng
Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm và
hiệu quả đối với bệnh nấm hồng được đánh
giá dựa trên tỷ lệ nhiễm bệnh và mức độ nhiễm
bệnh ở bảng 5 và bảng 6. Kết quả cho thấy, ở
thời điểm trước khi phun thuốc, không có sự
khác biệt về tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh qua xử
lý thống kê. Từ 7 ngày sau phun (NSP) lần 1
đến 14 NSP lần 3, có sự khác biệt về tỷ lệ
bệnh và chỉ số bệnh ở các loại thuốc thí
nghiệm, trong đó nghiệm thức xử lý Copper
oxychloride và Copper hydroxide có tỷ lệ nhiễm

bệnh và chỉ số bệnh tăng nhẹ nhất và khác biệt
rất có nghĩa so với các thuốc còn lại, kế đến là
thuốc Cyproconazole, Copper calcium sulfate
91% và Cuprous oxide. Các nghiệm thức thuốc
Azoxystrobin và Diniconazol mặc dù có tỷ lệ
nhiễm bệnh cao hơn nhưng chỉ số bệnh ở 14
NSP lần 3 từ 9,16 - 9,17% thấp hơn so với đối
chứng 13,41% (bảng 6).
Như vậy ngoài đồng ruộng, trong 7 loại thuốc
khảo sát cho thấy có 5 loại thuốc cho hiệu quả tốt
trong việc kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây

chanh là Copper oxychloride, Copper hydroxide,
Cyproconazole, Copper calcium sulfate 91% và
Cuprous oxide.

Bảng 5. Ảnh hƣởng của các thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh nấm hồng trên cây chanh
ở các thời điểm theo dõi tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Hoạt chất
Cyproconazole
Copper hydroxide
Copper oxychloride
Copper calcium sulfate 91%
Diniconazole
Cuprous oxide
Azoxystrobin
Đối chứng
Mức ý nghĩa
CV (%)

TPT
9,05
11,16
8,56
9,12
9,03
12,35
11,80
10,56
ns
21,61


7NSPL1
13,76 dc
11,31 d
10,91 d
14,49 dc
19,35 ab
15,29 bcd
17,14 abc
21,32 a
*
19,45

Tỷ lệ bệnh (%)
7NSPL2
17,07 c
11,93 d
12,38 d
16,14 cd
22,07 b
17,14 c
19,04 bc
27,92 a
*
15,44

7NSPL3
18,77 c
12,08 d
13,67 d
16,79 cd

23,89 b
20,95 bc
20,61 bc
29,53 a
*
16,47

14NSPL3
20,76 cde
15,34 de
13,63 e
20,53 cde
29,26 ab
22,87 bcd
27,77 bc
36,76 a
*
22,51

Ghi chú: TPT: Trước phun thuốc; NSPL1: Ngày sau phun lần 1; Trong cùng một cột các số có cùng
chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức 0,05 qua phép thử Duncan. Mức ý nghĩa:
(*): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05; ns: Sự khác biết không có ý nghĩa thông kê.
7


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

Bảng 6. Ảnh hƣởng của các thuốc thí nghiệm đến chỉ số bệnh nấm hồng trên cây chanh

ở các thời điểm theo dõi tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Hoạt chất
Cyproconazole
Copper hydroxide
Copper oxychloride
Copper calcium sulfate 91%
Diniconazole
Cuprous oxide
Azoxystrobin
Đối chứng
Mức ý nghĩa
CV (%)

TPT
2,70
3,59
2,72
2,73
2,68
3,86
3,81
4,43
ns
23,01

7NSPL1
4,18 c
3,38 c
3,24 c
4,19 c

5,79 ab
4,40 bc
4,75 bc
6,61 a
*
21,04

Chỉ số bệnh (%)
7NSPL2
6,08 bc
3,14 d
3,72 d
5,24 c
6,92 b
5,59 bc
5,62 bc
9,50 a
*
16,05

7NSPL3
6,62 b
3,05 c
4,25 c
4,50 c
6,86 b
6,80 b
6,28 b
10,40 a
*

17,71

14NSPL3
7,24 bc
4,23 d
5,53 cd
6,36 bcd
9,17 b
7,58 b
9,16 b
13,41 a
*
23,31

Ghi chú: TPT: Trước phun thuốc; NSPL1: Ngày sau phun lần 1; Trong cùng một cột các số có cùng
chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức 0,05 qua phép thử Duncan. Mức ý nghĩa :
(* : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05; ns: Sự khác biết không có ý nghĩa thông kê.
Hiệu lực hạn chế bệnh nấm hồng của các loại
thuốc thí nghiệm được trình bày ở bảng 7. Kết
quả cho thấy, sau 3 lần xử lý chỉ có Copper
hydroxide đạt hiệu quả 69,51%, kế đến là Copper

oxychloride 54,27%. Do trong thời điểm thực
hiện thí nghiệm ngoài đồng từ tháng 7 - 10/2018,
ở lần phun thứ 3 mưa liên tục do vậy phần nào
đã ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc.

Bảng 7. Hiệu lực hạn chế bệnh nấm hồng trên cây chanh ở các thời điểm theo dõi
tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Hoạt chất

Cyproconazole
Copper hydroxide
Copper oxychloride
Copper calcium sulfate 91%
Diniconazole
Cuprous oxide
Azoxystrobin

7NSPL1
24,69
49,80
36,87
21,30
38,68
28,05

Ảnh hƣởng của các thuốc thí nghiệm đến
mức độ ngộ độc trên cây chanh
Các nghiệm thức thuốc sử dụng trong thí
nghiệm ở trên đều không ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây chanh (cấp 1).
4. KẾT LUẬN
Trong tổng số 8 loại hoạt chất thuốc khảo sát
trong phòng thí nghiệm, có 7 loại có khả năng ức
chế hoàn toàn sự phát triển của nấm C.
salmonicolorở tất cả các thời điểm theo d i là
Copper hydroxide, Cyproconazole, Copper
calcium sulfate 91%, Diniconazole, Cuprous
8


Hiệu lực (%)
7NSPL2
7NSPL3
28,66
25,83
59,57
61,29
45,309
42,89
33,06
34,17
7,56
5,39
47,519
39,33
38,97
37,54

14NSPL3
34,10
69,51
54,27
35,33
6,91
46,80
32,39

oxide, Copper oxychloride và Azoxystrobin, đạt
hiệu quả 100%.
Kết quả khảo sát ngoài đồng ruộng cho thấy

cả 7 loại thuốc thí nghiệm đều có khả năng hạn
chế bệnh nấm hồng, tuy nhiên có 3 hoạt chất
thuốc có mức độ nhiễm bệnh thấp là Copper
hydroxide, Copper Oxychloride, và Copper
calcium sulfate 91% với mức độ nhiễm bệnh từ
4,23% đến 6,36%. Các hoạt chất còn lại
Cyproconazole, Cuprous oxide và Azoxystrobin
có mức độ nhiễm bệnh từ 7,24 - 9,17% thấp hơn
so với đối chứng là 13,41%. Kết quả sau 3 lần
phun, thuốc Copper hydroxide có hiệu quả kiểm


Kết quả nghiên cứu Khoa học
soát bệnh nấm hồng 69,51%
oxychloride 54,27%.

BVTV – Số 1/2019


Copper

5. ĐỀ NGHỊ
Trong mùa mưa, khi bệnh nấm hồng phát
triển nhanh và gây hại nặng có thể luân phiên sử
dụng các loại thuốc Copper hydroxide và Copper
oxychloride trong kết quả thí nghiệm để tăng hiệu
quả trừ bệnh, kết hợp giữa bôi thuốc và phun
thuốc, thường xuyên cắt tỉa cành cho thông
thoáng, loại bỏ cành vượt để giảm sự lưu tồn, lây
lan gây hại của mầm bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

hình gây hại của một số sâu bệnh trên cây chanh. Báo
cáo tổng hợp dịch hại trên cây trồng. 5 trang
2. Nene, Y.L. and Thapliyal, P.N.,1982. Fungicides
in Plant Disease Control. Oxford and IBH Publishing
House, New Delhi, p. 163
3. Prashad, D., Sharma I. M., and Dhiman S.,
2015. Integrated management of pink canker
(Corticium salmonicolor Berk.&Br.) in apple. J.Mycol.
Plant Pathol, 45 (1): 22-29
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long
An, 2017. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ tổng kết ngành
năm 2017. 15 trang
5. Vincent, J. M., 1927. Distortion of fungal hyphae
in the presence of certain inhibitore. Nature 159, p. 180

1. Chi cục Bảo vệ thực vật Long An, 2017. Tình

Phản biện: TS. Đinh V n Đức

SÀNG LỌC VÀ NGHIÊN CỨ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CHITINASE
CỦA CÁC CHỦNG Bacillus thuringiensis PHÂN LẬP Ở VIỆT NAM
Isolation and Optimization Study Ofantifungal Chitinase Biosynthesis of
Bacillus thuringiensis Strains Isolated in Viet Nam
Trịnh Thị Thu Hà, Lê Thị Minh Thành, Lê V n Trƣờng, Mẫn Hồng Phƣớc,
Hoàng Thị Hồng Anh và Đồng V n Quyền
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam
Ngày nhận bài: 04.12.2018


Ngày chấp nhận: 28.12.2018
Abstract

It has long been known that Bacillus thuringiensis (Bt) was successfully used for the control of insect pests. In
addition, a research on the ability to produce abundant chitinolytic enzymes (chitinase) of Bt have been done.
Chitinase produced by Bt can be applied in agriculture to control of fungal pathogens. In this study, 452 Bt strains
isolated in the Northeast of Vietnam were screened for chitinase-producing strains, resulting in 107 strains
(making up 23.67%). In 31 strains with the high chitinase activity, 22 strains (accounting for 70.97%) were
selected and screened for genes encoding chitinase protein; they are studied about culture conditions which is
influent to chitinase activity. The factors for chitinase biosynthesis of selected strain were optimized, including:
substrate source as chitin at 0.5% concentration; Carbon source as corn flour; Nitrogen source: soybean meal;
o

Medium pH at 7 and culture temperature at 28 C. In other hands, five strains releasing toxicity against pathogenic
fungi F. oxysporum and R. solani were screened from 31 strains with antifugal ring diameters in the range 5 -13
mm. These strains will be a source of raw materials for research to develop bioproducts that use to control both
insects and plant diseases in crops.
Keywords: Bacillus thuringiensis, chiA, chitinase, culture conditions, antifungal.

9



×