Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu,ứng dụng sáng kiến một số phương pháp giúp học sinh tiểu học học từ vựng hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.16 KB, 19 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HỘI

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019

Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học
học từ vựng hiệu quả.
Tác giả sáng kiến: Lưu Lệ Quyên
Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh
Đơn vị: Trường Tiểu học Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc.
HỒ SƠ GỒM CÓ:
1. Đơn đề nghị công nhận Sáng kiến cấp huyện;
2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
3. Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp trường;

BÁO CÁO KẾT QUẢ

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Tam Dương
Tên tôi là: Lưu Lệ Quyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Vân Hội- Tam Dương- Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0978050914


Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến tỉnh Vĩnh Phúc
xem xét và công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho tôi đối với sáng kiến/các sáng kiến
đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây:
1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học học Từ vựng
hiệu quả.
(Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến
và Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp trường kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Vân Hội, ngày 4 tháng 3 năm 2019
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

(hoặc Chính quyền địa phương)
(Ký tên, đóng dấu)

Lưu Lệ Quyên

Phùng Đắc Vinh
2


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIẾU HỌC VÂN HỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN


Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học
học từ vựng hiệu quả.
Tác giả sáng kiến: Lưu Lệ Quyên

Tam Dương, năm 2019

3


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Ngày nay với xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang không ngừng
phát triển, vươn mình ra thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc phát triển ngôn
ngữ là rất quan trọng. Trong đó Tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến nhất.
Tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao
tiếp đến những cơ hội trong học tập, làm việc cũng như những mối quan hệ
trong hợp tác kinh doanh.
Trong Tiếng Anh vai trò của từ vựng hết sức quan trọng. Không thể hiểu
ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với
việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm
được từ vựng thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như
vậy việc học từ vựng và rèn kỹ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong
việc truyền thụ và tiếp thu ngôn ngữ.
Nhưng đa phần học sinh tiểu học không hiểu được tầm quan trọng của
từ vựng hoặc các em chưa có phương pháp học từ phù hợp. Bên cạnh đó ý
thức học tập của các em còn chưa cao. Do vậy, các em thường rất lười học
hoặc chỉ học qua loa nên không sử dụng hiệu quả từ vựng trong tất cả các kỹ
năng.

Do vậy, người giáo viên cần phải làm gì để từ vựng không phải là nỗi
khó khăn của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy, phải đối mặt với thực tế đa
số học sinh không thuộc và chưa biết cách sử dụng từ một cách hiệu quả đã
thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Một số phương pháp giúp học sinh tiểu học học
từ vựng hiệu quả” để giúp một phần nào đó nâng cao ý thức học từ cho các em
học sinh đặc biệt là học sinh ở bậc tiểu học. Hơn nữa còn giúp các em có thêm
những phương pháp học và sử dụng từ hiệu quả.
2. Tên sáng kiến
Một số phương pháp giúp học sinh tiểu học học từ vựng hiệu quả.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Lưu Lệ Quyên
- Địa chỉ tạo ra sang kiến: Trường Tiểu học Vân Hội – Tam Dương - Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại: 0978 050 914

4


4. Chủ đầu tư tạo ra sang kiến
Nhà giáo : Lưu Lệ Quyên- Trường Tiểu học Vân Hội, xã Vân Hội, huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến được áp dụng trực tiếp vào các tiết giới thiệu từ vựng, các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết, các trò chơi, bài hát bằng Tiếng Anh.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Trường Tiểu học Vân hội huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong năm học 2018- 2019
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 15 tháng 9 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Nội dung của sáng kiến:

Để giúp học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú học từ vựng ghi nhớ từ lâu
hơn, nhanh hơn, có thể sử dụng vốn từ mới học để thực hành trôi chảy ở lớp và
chủ động huy động vốn từ đã học trước đó để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách
ứng sử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp. Thì yêu cầu người giáo viên
trong quá trình soạn giảng và dạy từ vựng như sau:
7.1.1 Chọn từ để dạy
Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói
đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng và ngữ pháp luôn có mối quan hệ khăng khít
với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và
giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể cần xem xét theo mục đích của đề tài mà tôi
chọn. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không
phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần
xem xét những vấn đề:
- Từ chủ động (active vocabulary)
- Từ bị động (passive vocabulary)
Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên
quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên
cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn.Với từ bị động
giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt
động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào
như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.

5


Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
+ Form (cấu tạo)
+ Meaning (nghĩa)
+ Use (cách sử dụng)
Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ

điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên
cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm
đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của
học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực
hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học ở tiểu học theo tôi chỉ
nên dạy tối đa là 6 từ.
Trong khi lựa chọn từ để dạy, tôi xem xét đến hai điều kiện sau:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không?
+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh không?
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học
sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó ta phải dạy cho học sinh nắm vững
với những biện pháp cụ thể tôi sẽ nêu bên dưới.
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của
học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó ta nên giải thích rồi cho
học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm
thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán.
7.1.2 Các bước dạy từ vựng
Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong
việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi
mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được
giới thiệu.
Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình
tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”.
Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng
nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học
sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất:
6



- Bước 1: “nghe”, cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc
dùng CD giọng bản ngữ là tốt nhất.
- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu
học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước,
sau đó mới gọi cá nhân để kiểm tra và sửa lỗi ngay lập tức cho các em.
- Bước 3: “đọc”, viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc.
Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh.
- Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn
mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.
- Bước 5: Xác định xem học sinh có hiểu nghĩa của từ không.
- Bước 6: Đánh trọng âm từ, phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện
âm tiết có trọng âm và đánh dấu.
- Bước 7: Cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới
học.
7.1.3. Các kĩ thuật làm rõ nghĩa của từ
Trong Tiếng Anh mỗi từ thường có hai mặt: nghĩa của từ và cách sử dụng.
Nghĩa của từ và cách chúng được dùng như thế nào là hai vấn đề khác nhau. Có
nhiều trường hợp khi tra từ điển chúng ta có thể hiểu được nghĩa của từ, song
không phải như vậy là đã biết cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ
thuộc vào chức năng của từ trong câu, ngữ cảnh, thói quen của người sử dụng và
các mối quan hệ của họ với môi trường văn hóa và xã hội. Sau đây là những thủ
thuật làm rõ nghĩa từ:
a. Realie (vật thật): Dùng những dụng cụ trưc quan thực tế có được.
Sử dụng các vật dụng trực quan hay hình ảnh giúp học sinh hiểu nhanh và
ghi nhớ từ vựng một cách sâu sắc. Tranh ảnh hay các vật thật luôn tạo ra hứng
thú và thu hút sự theo dõi của học sinh. Bên cạnh đó còn tác động đến khả năng
tư duy của các em
Ví dụ 1: Trong sách I learn my phonics grade 2- unit 1- lesson 2, khi giáo
viên muốn giới thiệu về các từ: nut, net và nest. Giáo viên có thể sưu tầm một

loại hạt nào đó, một cái vợt hoặc một tổ chim để giới thiệu về 3 từ này. Khi đó,
học sinh sẽ rất hứng thú và ghi nhớ từ rất tốt. Đặc biệt là đối với học sinh lớp
1,2, các em sẽ rất hào hứng.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc dạy từ vựng thông qua các vật dụng trực
quan sẽ giúp học sinh ghi nhớ từ lâu hơn để từ đó các em sẽ vận dụng được vốn
từ vựng của mình trong các kĩ năng.
7


b. Mine (điệu bộ): thể hiện qua nét mặt, điệu bộ
Đối với một số từ chỉ điệu bộ, hành động, động lệnh. Trong quá trình dạy
giáo viên sẽ làm điệu bộ trước sau đó yêu cầu học sinh đoán xem giáo viên
muốn nhắc đến từ gì. Giáo viên nhắc lại bằng Tiếng Anh và sau cùng là yêu cầu
học sinh cùng làm và nhắc lại từ đó.
Ví dụ: Trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 3- Unit 6: Stand up. Học sinh
học các từ vựng như sau: stand up, open your book, sit down, come in, come
here, don’t talk.Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này để giới thiệu từ. Sau
đây là 1 số hình ảnh minh họa điệu bộ, cử chỉ của giáo viên.

Don’t talk

Stand up

Sit down

c. Situation/ explanation (tình huống, giải thích)
Giáo viên áp dụng phương pháp này trong Unit 1: Hello - sách Tiếng Anh
lớp 3. Một số từ vựng trong bài: hello, hi, bye, good bye
Với tình huống này thì giáo viên không thể sử hình ảnh hay vật thật được
mà phải tạo tình huống để học sinh đoán từ mà giáo viên muốn giới thiệu.Với

từ: hello và hi, thì giáo viên hỏi học sinh: khi gặp một ai đó thì chúng ta nên làm
gì?. Học sinh trả lời: khi gặp ai đó chúng ta phải chào. Khi đó giáo viên nói:
hello, hi, kèm theo cử chỉ, điệu bộ. Yêu cầu cả lớp nói và làm theo. Giáo viên
làm tương tự với từ bye và good bye.
d. Synonym và antonym (đồng nghĩa, trái nghĩa)
Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giải thích từ đồng nghĩa hoặc trái
nghĩa.
Ví dụ: Unit 7: That’s my school- lesson 2- Tiếng Anh 3. Học sinh học các
từ như sau: new/ old; big/ small; long/ short
Với phương pháp này, Giáo viên sử dụng tranh, vật thật, điệu bộ để dạy
từ: new, bid, small. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu từ trái nghĩa với từ đã học.

8


e. Translation (dịch)
Giáo viên dùng những từ tương đương trong Tiếng Việt để giảng nghĩa từ
trong Tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào
khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy những từ trừu tượng, hoặc để giải
quyết một số lượng từ nhiều mà thời gian không cho phép. Giáo viên gợi ý học
sinh tự dịch từ đó.
Ví dụ: Giáo viên muốn dạy từ “far”
Teacher say: How do you say “xa” in English?”
f. Teacher’s eliciting question
Để giới thiệu từ mới, Giáo viên dạy theo 4 kĩ năng: nghe, nói, dọc và viết
- Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe
- Nói: Giáo viên đọc từ, hcj sinh đọc lại
- Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng
- Viết: Học sinh viết từ vào vở
g. Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ

Học sinh đoán được nghĩa của từ mới được hình thành qua từ gốc. Với
quy tắc này giáo viên không những giúp học sinh nắm kiến thức mà còn mở
rộng vốn từ cho học sinh
* Work - worker, drive – driver, write – writer, read – reader
* Happy – unhappy, formal – informal, patient – impatient, tity- untidy
* Like- dislike, lock – unlock, agree – disagree,
h. Tạo tình huống
Giáo viên thiết lập tình huống thật đơn giản, dễ hiểu bằng Tiếng Anh, học
sinh đoán nghĩa qua tình huống, có thể bắt chước, sử dụng từ vào ngữ cảnh giao
tiếp và rèn kĩ năng nghe.
E.g 1: This is my brother. He’s very lazy. He gets up late, and he doesn’t
do anything. I say to him, “Don’t be lazy! Do your homework!”
E.g 2: I have a sister. She is very studious. She studies very hard. She
stays up late to do homework, and she gets up early to learn the lesson. She is
the best student in the class.
9


7.1.4 Phối hợp nhiều kĩ thuật trong dạy từ vựng
Trong quá trình giới thiệu từ mới giáo viên nên phối hợp các kỹ thuật với
nhau. Chẳng hạn giáo viên thiết lập tình huống bằng Tiếng Anh, học sinh sẽ cố
gắng nghe và đoán từ trong ngữ cảnh, kết hợp thể hiện bằng động tác, điệu bộ
và yêu cầu học sinh đặt câu sử dụng từ đó.
Ví dụ: sự phối hợp giữa các kỹ thuật sau để dạy từ “dance”
- Cho HS xem tranh
- GV thực hiện động tác
- HS bắt chước động tác
- Đưa ra ví dụ
- Dịch sang Tiếng Việt
ex: T: Look! She can dance.

T: Now, look at me: I can dance. (GV thực hiện động tác “khiêu vũ”)
T: He can dance (Gọi 1 HS khiêu vũ)
T: Dance, dance, dance
Ss: dance
T: What does it mean Vietnamese?
Ss: Khiêu vũ (HS dịch sang tiếng việt)
7.1.5 Biện pháp chống quên từ ở học sinh Tiểu học
Quên từ mới là một căn bệnh phổ biến ở học sinh tiểu học. Nhiều học sinh
phàn nàn rằng mặc dù đã nhắc đi nhắc lại một từ mới nào đó rất nhiều lần, thậm
chí khi các em cảm thấy đã nhớ được từ mới ấy nhưng lên lớp, nó lại biến đi đâu
mất. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên của việc quên thông tin là do
chúng ta không sử dụng thông tin được lưu trong trí nhớ thường xuyên và dần
dần chúng biến mất khỏi bộ nhớ. Vì vậy giáo viên cần vận dụng hiểu biết về
cách thức lưu giữ thông tin của não bộ để nâng cao chất lượng học từ vựng của
học sinh.
7.1.6 Làm cho bài học dễ ghi nhớ
Có rất nhiều cách để làm cho bài giảng dễ dàng đi vào bộ nhớ của học
sinh như dùng tranh ảnh; lồng từ mới vào những ngữ cảnh sử dụng thực tế, thú
10


vị; kể những câu chuyện tiếng Anh có những từ mà học sinh cần học. Bên cạnh
đó, giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh có thể sử dụng những từ mới học
ấy theo cách riêng của từng em để hoàn thành những nhiệm vụ học tập thực sự
hữu ích cho các em trong cuộc sống.
7.1.7 Tạo điều kiện để học sinh được thường xuyên sử dụng những từ đã học
Chìa khoá để dạy học thành công là lặp lại theo những cách thức khác
nhau, sử dụng các kỹ năng khác nhau. Nhằm giúp học sinh nhớ ngay được các
từ vựng hay cấu trúc, chúng ta có thể sử dụng cách lặp lại đơn giản bằng trò chơi
vui nhộn, nó có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào đó là tạo ra môi

trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến
các em luôn sẵn sàng tham gia giờ học.
Sau đây là những trò chơi nhằm củng cố và tăng vốn từ cho học sinh:
a. Bingo
Sử dụng trò chơi này nhằm tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu cùa
học sinh. Trò chơi này thích hợp để củng cố về các chủ đề như: Số đếm
(Number), Bảng chữ cái (The Alphabet), từ chỉ nghề nghiệp (Occupations),
Màu sắc (colors), quả (Fruits), thú vật (animals), trang phục (clothes), nghề
nghiệp (jobs)…
+ Giáo viên cho một số từ đã học.
+ Mỗi học sinh chọn 9, 16, hoặc 25 từ trong số các từ đó và viết vào vở.
+ Giáo viên đọc các từ không theo trật tự.
+ Học sinh đánh dấu  vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó.
+ Học sinh nào đánh dấu được 3, 4, hoặc 5 ô vuông theo hàng ngang hoặc
trên xuống, hoặc theo đường chéo thì nói “Bingo” và học sinh đó thắng cuộc.
+ Giáo viên phát thưởng cho học sinh đó.

11


b. Bus stop
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát handouts cho các nhóm
+ Giáo viên đọc bảng chữ cái theo thứ tự, các nhóm lắng nghe, đến chữ cái
mà các em có thể tìm từ được ở cả 3 chủ đề thì gọi “Bus stop”
+ Giáo viên ngừng lại khoảng 30 giây cho các nhóm tìm kết quả.
+ Nhóm nào tìm đủ và đúng từ cả ba chủ đề thì được ghi điểm.

Subjects

Toys


Animals

Food

B

ball

Bear

Bread

C

Car

Cat

Cake

K

Kite

Kangaroo

Ketchup

R


Robot

Rabbit

Rice

P

Puzzle

Panda

Piza

The Alphabet

c. Crossword: (Trò chơi ô chữ)
Để kiểm tra vốn từ của các em tôi cũng thường xuyên cho các em chơi trò
chơi ô chữ: thông qua hình ảnh gợi ý, các em đoán các chữ cần tìm, nếu đội nào đoán
được nhiều ô chữ đúng sẽ thắng cuộc.

12


7.1.8 Ôn từ vựng qua bài hát
Giáo viên luôn phải giới thiệu và cho luyện tập từ vựng trong một ngữ
cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn.
Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ
cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta

có thể sử dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có
khả năng gây cười cho học sinh.
Trong lớp học tiếng Anh, từ vựng được ghi nhớ hiệu quả nhất qua các bài
hát có nhiều đoạn lặp lại với nhịp điệu khoẻ và giai điệu dễ nhớ. Thực ra, giáo
viên có thể tự sáng tạo ra một giai điệu đều đều cho hầu hết các cấu trúc hay
chuỗi từ định dạy. Miễn là đảm bảo nhấn đúng trọng âm, thì việc hát những cụm
từ ngắn, hay thậm chí cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích học
sinh phát âm và lưu ngôn ngữ vào bộ nhớ.
Ví dụ: Sing a song “Are you happy?”
Are you

?

Yes, I am. Yes, I am.
Are you

?

No, I’m not. No, I’m not. No, I’m not.
Are you

?

Yes, I am.
13


Are you
Are you


?
?

Yes, I am. Yes, I am.
(Repeat: hot/ cold)
(happy / hot =

, sad/ cold =

)

7.1.9 Dạy học sinh phương pháp tự học
Học sinh mới là đối tượng cần phải học từ mới và giáo viên không thể làm
thay các em được. Bởi vậy, muốn trị tận gốc căn bệnh ‘học trước quên sau’, việc
dạy học sinh phương pháp học là rất quan trọng. Ngay khi bắt đầu năm học hãy
dành thời gian giúp học sinh hiểu rõ những khó khăn mà học sinh sẽ gặp phải
khi ghi nhớ thông tin mới và dạy các em phương pháp học sao cho hiệu quả
như:
- Tìm những từ vựng mà học sinh đang cố gắng ghi nhớ khi đọc hay nghe
Tiếng Anh.
- Viết những câu sử dụng những từ mới học nói về những gì gần gũi với
bản thân.
- Nhắc học sinh rằng việc ôn tập một cách đều đặn là cách tốt nhất để các
em nâng cao vốn từ vựng mà không quên mất những gì đã học.
Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt nhất trong số những phương
pháp đã nêu vì mỗi phương pháp lại giúp học sinh học từ vựng theo một cách
khác nhau. Khi học từ vựng, học sinh thường phải sử dụng rất nhiều phương
pháp khác nhau mà có khi chính các em cũng không nhận thấy. Hiệu quả của
việc tự học từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết hợp những phương
pháp học đơn lẻ như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là

tạo ra những hoạt động và nhiệm vụ học tập (trên lớp và về nhà) để giúp học
sinh làm giàu vốn từ vựng và nắm vững những phương pháp tự học từ vựng.
Nhờ đó học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm, đánh giá hiệu quả và sau đó quyết
định chọn lựa phương pháp tự học hiệu quả nhất.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến được áp dụng đối với tất cá các khối lớp ở trường Tiểu học
Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

14


- Sáng kiến đã khẳng định được tính ưu việt trong việc dạy và học từ mới
HS ghi nhớ dễ dàng. Các em không còn sợ bộ môn tiếng Anh, ngược lại càng trở
nên thích thú, say mê khi tìm hiểu một ngôn ngữ mới.
- Sáng kiến đã khẳng định được tính ưu việt trong việc dạy và học từ mới
HS ghi nhớ dễ dàng. Các em không còn sợ bộ môn tiếng Anh, ngược lại càng trở
nên thích thú, say mê khi tìm hiểu một ngôn ngữ mới.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến áp dụng được cần phải có các diều kiện sau:
- Người học (học sinh tiểu học),
- Điều kiện về tài liệu: Sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy- học: Phòng học bộ môn,
máy tính, loa, đài, thẻ từ, …
- Điều kiện về môi trường học tập…
Bên cạnh những điều kiện kể trên thì những yếu tố rất quan trọng góp
phần không nhỏ vào sự phát triển ngôn ngữ của học sinh đó là:
Các cấp quản lý giáo dục trường tiểu học cần quan tâm hơn nữa về việc tổ
chức các chương trình giao lưu, giải trí sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp bằng tiếng
Anh. Luôn tạo điêu kiện để các em được thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh

với các cụm, các trường khác trong huyện, tỉnh. Đây là nguồn cổ vũ, động viên
và khích lệ vô cùng quan trọng nâng cao khả năng giao tiếp trong tiếng Anh và
sự hiếu học của học sinh đối với bộ môn tiếng Anh trong trường tiểu học nói
chung và trường tiểu học Vân Hội nói riêng. Có như vậy mới thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục tiếng Anh trong nhà trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo
dục.
Cần có sự kết hợp sâu rộng các đơn vị, các tổ chức, tầng lớp trong công
tác tổ chức hoạt động đối với bộ môn tiếng Anh.
10. Qua quá trình áp dụng tôi thấy đã thu được một số thành quả khi áp
dụng sáng kiến
Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 2 trường Tiểu học Vân Hội, huyện Tam
Dương để nghiên cứu và làm minh chứng. Ban đầu theo dõi tình hình học tập
của lớp tôi thấy phần lớn học sinh còn khó khăn trong việc phát âm và đa số các
em còn chưa có ý thức về việc học từ. Sau khi áp dụng sáng kiến này tôi nhận
thấy việc học của các em đã tăng đáng kể đặc biệt là các em đã mạnh dạn hơn để
15


mỗi giờ học Tiếng Anh là những trải nghiệm thú vị đối với mỗi học sinh. Phần
lớn các em đều thích học và đọc tiếng Anh điều này tôi nghĩ trong tương lai sẽ
đem lại hiệu quả, lợi ích cao trong việc dạy và học môn Tiếng anh như: Tạo ra
tiền đề căn bản để các em học lên cao hơn và hiện tại cũng như sau này các em
có thể tự tin giao tiếp tiếng anh với người nước ngoài hay áp dụng trong công
việc một cách thuần thục.
Trong những năm qua tôi đã tích cực áp dụng phương pháp dạy từ vựng
như trên, tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học sôi nổi,
các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Giờ nào, tiết nào tôi cũng động viên
được hầu hết các học sinh trong lớp tham gia hoạt động. Những lớp tôi dạy theo
phương pháp này đều có kết quả tương đối tốt. Bản thân tôi cũng nắm chắc được
điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh, rút ra được những vấn đề cân bổ sung

cho các bài sau, bổ sung trong giáo trình giáo án của mình.
Để đạt được những thành tích trên là được sự quan tâm của Chi bộ, Ban
giám hiệu nhà trường, có sự tập trung và đầu tư chiều sâu ở tất cả các kỹ năng
của bộ môn tiếng Anh
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Có thể thấy việc áp dụng áp đúng đắn và linh hoạt các phương pháp và
kỹ thuật dạy từ vựng như trên cho học sinh tiểu không chỉ mang lại kết quả mỹ
mãn cho người dạy lẫn người học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường
học tập. Tôi nhận thấy không khí lớp học trở nên sôi động hẳn lên. Các em học
sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp,
bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng
khi thấy những kết quả mình đạt là một ngân hàng từ vựng phong phú, dồi dào.
Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, tự
thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn trước ánh
mắt khát khao kiến thức mới của học sinh.
Qua khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận ra rằng học
sinh có chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh rất yêu thích môn học hơn. Hiểu
bài và nắm bài tốt. Việc rèn luyện bốn kỹ năng ở mức độ khá tốt. Khả năng vận
dụng ngôn ngữ khá.
Năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy Tiếng Anh khối 2, tôi
đã tích cực áp dụng những phương pháp dạy và học từ mới cho các em học sinh
kết quả đạt được như sau:

16


Kết quả đạt được ở học kì I:
Môn


Lớp

Số HS

Trên 5,0

Dưới 5,0

Trên 9,0

Tiếng Anh

2A

38

21

4

13

Tiếng Anh

2B

34

21


2

11

Tiếng Anh

2C

39

20

1

18

Tiếng Anh

2D

34

22

5

7

TS học sinh


Chưa hoàn thành

145

Hoàn thành

14(9,7 %)

(90,3%)

Kết quả đạt được ở học kì II:
Môn

Lớp

Số HS

Trên 5,0

Dưới 5,0

Trên 9,0

Tiếng Anh

2A

38

22


1

15

Tiếng Anh

2B

34

21

0

13

Tiếng Anh

2C

39

19

0

20

Tiếng Anh


2D

34

23

1

10

TS học sinh
145

Chưa hoàn thành
2 (1,3 %)

17

Hoàn thành
143 (98,7%)


10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến đã được tập thể giáo viên tổ 1 và Hội đồng Khoa học trường
Tiểu học Vân Hội đánh giá có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giảng
dạy môn tiếng Anh ở khối 2 cũng như các khối lớp khác trong trường.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu

Số Tên tổ chức/cá nhân
TT
1

Lưu Lệ Quyên

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường TH
Vân Hội

Phương pháp học từ vựng hiệu
quả cho học sinh Tiểu học
Trường TH Vân Hội

Vân Hội, ngày

tháng 3 năm 2019

Vân Hội, ngày 04 tháng 3 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)


(Ký, ghi rõ họ tên)

Phùng Đắc Vinh

Lưu Lệ Quyên

18


19



×