Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học đọc hiểu tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.16 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH HÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN:
Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải
nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù”
của Nguyễn Tuân

Tác giả sáng kiến: Đinh Thu Ngọc
Mã sáng kiến: 09.51.03

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN


1. Lời giới thiệu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được ngành giáo dục xác định
và triển khai nhiều năm nay nhưng kết quả đạt được còn chưa cao. Vì vậy cần có
một cuộc cách mạng tư duy về đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới hoạt
động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động để phát huy tối đa
năng lực của người học. Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18/8/2014
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014
– 2015, toàn ngành nói chung, cấp học phổ thông nói riêng đang cố gắng thực
hiện tốt những nội dung trọng tâm, trong đó có: “Tiếp tục triển khai đồng bộ các
giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm
chất học sinh”. Nhiều kế hoạch được xây dựng, nhiều chuyên đề về đổi mới


phương pháp dạy học bộ môn được tổ chức, tập huấn, tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại
ở mức độ khái quát, mang tính định hướng.
Trong bối cảnh của thời đại toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức đang dần
chiếm ưu thế ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, một trong những quốc sách
hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta là phát triển giáo dục. Xây dựng một nền giáo
dục vững chắc và bắt kịp với xu thế giáo dục hiện đại của các nước có nền giáo
dục tiên tiến, phát triển trên thế giới. Yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục hiện
nay là phải đào tạo được những con người có tri thức, năng động sáng tạo trong
việc tiếp thu những kiến thức tiến bộ của thời đại, vận dụng linh hoạt vào thực tế
đời sống nhằm đáp ứng yêu cầu của một xã hội hiện đại. Để làm được điều đó thì
việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải được triển khai đồng bộ trong cả hệ
thống giáo dục. Sự đổi mới cần chú trọng trên cả mục tiêu giáo dục và chương
trình giáo dục. Đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học, giáo dục nhằm
phát triển năng lực cho học sinh. Một trong những phương pháp dạy học phát huy
tốt vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người học là học qua các hoạt động
trải nghiệm. Bởi kết quả của mọi sự học là cách người học biết vận dụng và xử lí
kiến thức từ lí thuyết đến thực tế, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những
trải nghiệm trong quá trình học tập khám phá kiến thức sẽ là những bài học cuộc
sống quý báu mà học sinh tích lũy được ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực,
phù hợp với tất cả các môn học, đặc biệt là môn Ngữ Văn.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ngữ Văn là môn học thuộc lĩnh vực
Giáo dục ngôn ngữ và văn học, “là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ –
nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các
môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là môn
công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn
2

2



học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình
cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,…” (Trích Chương trình giáo dục phổ
thông môn Ngữ Văn, 2018). Việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông
đang dần chuyển biến từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực cho
người học. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục
công bố ngày 27/7/2017 đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù
mà môn học Ngữ Văn cần hình thành và phát triển cho học sinh như: Năng lực tự
chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ … Đồng thời, Chương trình Giáo
dục phổ thông tổng thể cũng đặc biệt nhấn mạnh việc dạy học thông qua tổ chức
các hoạt động trải nghiệm và coi đây là một trong những phương pháp dạy học có
ưu thế vượt trội để phát triển năng lực của học sinh.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Dạy học phát huy năng lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm
là một phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều nước có nền giáo dục phát
triển tiên tiến trên thế giới áp dụng. Phương pháp giáo dục thông qua tổ chức các
hoạt động trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm,
lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề và đưa
ra quyết định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này tạo cho người học
cơ hội củng cố và tổng kết lại những ý tưởng, kĩ năng của mình thông qua những
phản biện, phân tích, đánh giá, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ
việc giải quyết các vấn đề, các tình huống học tập. Thông qua hoạt động trải
nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ vô cùng phong phú, không chỉ từ
thầy cô mà còn từ bạn bè, không chỉ trong sách vở mà còn từ thực tế đời sống. Từ
đó sẽ đạt được những kiến thức mới, kĩ năng mới, phù hợp với định hướng phát
triển các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn: năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn
ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo…
Qua thực tế dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) ở trường
phổ thông cho thấy, với cách dạy và học lâu nay đã ít nhiều mang lại sự nhàm

chán cho cả người dạy và người học. Điều đáng quan tâm là, sau mỗi bài học, học
sinh – kể cả những học sinh khá, giỏi đều chưa hình thành cho mình được những
kỹ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Vì thế khi đứng trước
một yêu cầu tương tự như đã được học nhưng không ít học sinh vẫn lúng túng.
Các em thiếu hẳn năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí tình huống
cuộc sống do thói quen nghe và làm theo. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng việc
tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khiến cho việc dạy học tác phẩm “Chữ người
tử tù” (Nguyễn Tuân) nhiều khi nhàm chán, thoát li với đời sống thực tiễn của
học sinh.
Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học văn theo định
hướng phát huy năng lực người học. Mỗi bài học, thông qua nội dung kiến thức,
3

3


phương pháp tìm hiểu, phải hình thành và rèn luyện cho học sinh một hoặc một
số năng lực nhất định (Ví dụ như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực
ngôn ngữ …), để khi bước vào cuộc sống, các em có thể vận dụng được, làm
được.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông hiện nay và xu
thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học thông
qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Dạy học
phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh
trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tên sáng kiến:
- Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học
sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đinh Thu Ngọc.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trương THPT Trần Hưng Đạo.
- Số điện thoại: 0868405225
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Đinh Thu Ngọc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Đề tài này, tôi tập trung đi vào nghiên cứu một số biện pháp dạy học phát huy
năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học học tác phẩm
“Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) để góp phần phát triển năng lực đọc hiểu
truyện Việt Nam hiện đại cho học sinh lớp 11. Từ đó, học sinh tìm ra được giá trị
về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn này một cách chủ động sáng tạo, khoa
học và hiệu quả thông qua một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của
người học bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận
dụng một số phương pháp này vào những giờ đọc văn khác.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
- Tháng 10/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

4

4


PHẦN I - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn đối tượng là: học sinh lớp 11 trường THPT A. Đây là đối tượng
trực tiếp học tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo phân phối
chương trình, tiết 40,41,42 trong học kì I.

1.1 Giáo viên:
Người dạy thể nghiệm: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp 11A4 và
11A6 (Năm học 2019-2020).
1.2 Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau.
Bảng : Sĩ số và giới tính của học sinh 2 lớp 11 - Trường THPT A
Lớp
Sĩ số
Nam
Nữ
Lớp 11A4
35
19
16
Lớp 11A6
35
20
15
Tôi chọn 2 lớp (một lớp dạy thể nghiệm, một lớp dạy đối chứng) hai lớp
được chọn dạy có điều kiện và tính chất tương đương (sĩ số, chất lượng học
sinh….) để kết quả thể nghiệm đảm bảo tính khách quan.
Lớp 11A4
Lớp: Thực nghiệm
Lớp 11A6
Lớp: Đối chứng
2. Thiết kế nghiên cứu:
2.1. Kiểm chứng đối tượng:
Tôi dùng bài kiểm tra giữa học I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm
tra cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có sự tương đương nhau.
Điểm


8-9

7

6-5

4-3

2-1

11A4

8

15

10

2

0

11A6

7

13

10


4

0

Lớp

2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Cơ sở lí luận:
Hoạt động trải nghiệm được xem là một trong những điểm nhấn của đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải
nghiệm là đặt học sinh trong môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi
với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải
quyết các vấn đề thực tiễn của cộng đồng, điều này phù hợp với đổi mới chương
trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất hiện nay.
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì khi tham gia hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc
ngoài nhà trường, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc người phụ trách. Quá
5

5


trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo
của học sinh. Chính học sinh sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực
cho chính mình.
Bản chất của họa động trải nghiệm là tạo ra cơ hội cho tất cả học sinh vận
dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học ở nhà trường và những kinh nghiệm của
bản thân vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc

xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực qua các thao tác, hoạt động,
hành động của cá nhân với môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường tự
nhiên bằng sự nhận thức và cảm xúc của chính mình.
Quá trình hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình kiến tạo, đặc biệt sự
kiến tạo này kết nối với kinh nghiệm sống của người học và có giá trị, tác dụng
thay đổi chính giá trị, kinh nghiệm của người học để hình thành kinh nghiệm
mới, giá trị mới.
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm chính là dựa trên các phương
pháp dạy học tích cực và huy động cảm xúc, kinh nghiệm của người học theo bối
cảnh hoạt động, trong suốt quá trình đó, người học thể hiện cảm xúc, phát huy
năng lực của mình qua các tình huống học tập cụ thể.
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp tổ
chức dạy học tích cực mang tính tích hợp cả về nội dung kiến thức và phương
pháp học tập khác nhau của học sinh. Qua các hình thức này sẽ phát huy và bồi
dưỡng toàn bộ năng lực của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử
dụng và khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo,…
Chu trình học thông qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó.
Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã
làm, suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân
tích ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát.
Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh
để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn.
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn:
- Từ thực tiễn và kinh nghiệm dạy học văn của bản thân tôi thấy, trong quá
trình giảng dạy ngữ văn ở nhà trường THPT, phương pháp chủ đạo được nhiều
giáo viên quen sử dụng vẫn là phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức
một chiều. Phương pháp này không chỉ làm cho học sinh ít chủ động, tích cực,
sáng tạo trong tìm hiểu tri thức, mà còn chưa phát huy hết được những năng lực

của học sinh (ví dụ như: năng lực cảm thụ hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật; năng
lực phát hiện vấn đề, năng lực tư duy, suy luận; năng lực phản biện; năng lực giao
tiếp ứng xử…). Vì thế, tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học
6

6


phù hợp. Qua thử nghiệm một số phương pháp dạy học mới tôi thấy, phương
pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là ưu việt hơn cả, nên tôi đã
nghiên cứu và đưa phương pháp này vào giảng dạy thử nghiệm tác phẩm “Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình ngữ văn 11.
- Qua thực tiễn việc học văn của học sinh trong trường THPT A hiện nay
tôi thấy, học sinh ngày càng ít hứng thú và đam mê học văn. Lý do là học sinh
luôn bị áp lực nặng nề về khối lượng kiến thức của tác phẩm văn học và các bài
giảng văn theo lối truyền thụ tri thức một chiều khiến nhiều học sinh cảm thấy
nhàm chán. Để khắc phục được thực trạng đó, thì việc vận dụng các phương pháp
dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm chắc chắn sẽ là giải pháp tốt cho thực
trạng trên.
- Thực tiễn kết quả tham dự các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn do
trường, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức: Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục
và đào tạo Vĩnh Phúc cũng như trường THPT A luôn tích cực chú trọng tổ chức
các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn cho giáo viên về đổi mới phương pháo
dạy học, trong đó có phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực
của người học. Từ đó tôi nhận thấy, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là
một trong những phương pháp dạy học tiên tiến có nhiều ưu việt cần phải tìm
hiểu và vận dụng vào hoạt động dạy học trong nhà trường THPT để nâng cao chất
lượng giáo dục.
2.3.3. Các phương pháp, biện pháp tiến hành:
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu lí luận để nghiên cứu các văn bản

hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phát
huy năng lực; nghiên cứu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn
Ngữ văn; nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học
truyện ngắn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực; thời gian nghiên cứu từ tháng
10 năm 2018 đến nay (vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, cập nhật).
- Vận dụng phương pháp thực nghiệm để tiến hành vận dụng dạy học theo
định hướng phát huy năng lực người học vào quá trình dạy học truyện ngắn Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân; thời gian tiến hành (cả chuẩn bị, dạy thực nghiệm,
rút kinh nghiệm) là 1 tháng: từ 15/10/2019 – 15/11/2019.
- Vận dụng phối hợp các phương pháp phân tích, suy luận logic; so sánh;
diễn dịch; quy nạp vào quá trình nghiên cứu lí luận và dạy thực nghiệm; đặc biệt
vận dụng vào quá trình phân tích, so sánh hai cách dạy: dạy theo hướng cũ (theo
hướng dẫn từ sách giáo viên) và dạy theo hướng đổi mới – hướng phát triển năng
lực người học; vận dụng những biện pháp này trong quá trình viết và hoàn thành
báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; thời gian vận dụng: trong toàn bộ quá trình
nghiên cứu lí luận, dạy thực nghiệm và viết báo cáo – từ tháng 10/2018 đến tháng
2/2019.

7

7


- Vận dụng phương pháp thống kê để thu thập, xử lí số liệu trước, trong
và sau khi tiến hành dạy thực nghiệm.
- Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy năng lực
nười học:
+ Phương pháp thảo luận nhóm:
Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về
một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng

người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với
nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham
gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung
bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp
tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn:
HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một
tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia
phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6
người.)
Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề
nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó
thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn
trải bàn”
+ Kĩ thuật phòng tranh:
GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác
hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường
xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương
án tối ưu.
+ Kĩ thuật động não:
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên
được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra
“cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa

trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ
Quy tắc thực hiện:
8

8


Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến,
không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
Đánh giá:
+ Kỹ thuật tia chớp:
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên
đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình
trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên
lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu
hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện:
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và
đề nghị.
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả
thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình.
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
3. Quy trình nghiên cứu:
3.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lớp đối chứng: Giáo án chuẩn bị bình thường theo quy định, không chú
trọng hướng dẫn một số biện pháp đọc sáng tạo cho học sinh mà chỉ là đọc - hiểu
tiếp nhận đơn thuần.

- Lớp thực nghiệm: Thiết kế giáo án có sử dụng một số phương pháp dạy
học phát huy năng lực của người học thông qua các hoạt động trải nghiệm để tìm
hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Quy trình chuẩn bị gồm 4
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó;
Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã
làm, suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân
tích ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát;
Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh
để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn;
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:

9

9


- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khoá biểu tại lớp 11A4. Soạn giáo án và tiến hành thực
nghiệm trong 2 tiết dạy.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài thi giữa học kỳ I, do nhóm giáo viên
dạy khối 11 ra đề, hình thức thi chung cả khối. Đây là căn cứ để đánh giá điểm
trung bình cộng của học sinh hai lớp và độ chênh lệch về điểm số trung bình.
Bảng kết quả kiểm tra trước tác động
Điểm
8-9
7
6-5

4-3
2-1
Lớp
11A4

8

15

10

2

0

11A6

7

13

10

4

0

- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra khảo sát tại 2 lớp 11A4 và 11A6.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
+ Kế hoạch kiểm tra sau bài viết số 3 theo phân phối chương trình

+ Sau đó tôi tiến hành chấm bài khách quan trộn đều ngẫu nhiên, cắt phách, nhờ
giáo viên giảng dạy cùng chấm theo biểu điểm và đáp án đã qui định.
- Bảng kết quả kiểm tra sau tác động:
Điểm

8-9

7

6-5

4-3

2-1

11A4

12

13

10

0

0

11A6

7


15

8

5

0

Lớp

10

10


PHẦN II – PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Thông qua cảm nhận vẻ đẹp của 2 hình tượng Huấn Cao và quản ngục,
học sinh hiểu được quan niệm nghệ thuật về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín
đáo của của Nguyễn Tuân.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, gồm: xây dựng
tình huống truyện độc đáo; cách tạo không khí cổ xưa khi viết về quá khứ; thủ
pháp đối lập tương phản rất đặc trưng của văn học lãng mạn ; ngôn ngữ góc cạnh,
giàu giá trị tạo hình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu một truyện ngắn theo đặc trưng thể loại;
kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ, tư tưởng:
- Hình thành và bồi dưỡng cho học sinh quan niệm thẩm mĩ và nhu cầu
thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống.
- Hình thành và bồi dưỡng tính chủ quan và màu sắc cảm xúc trong quá
trình cảm thụ tác phẩm văn chương; bồi dưỡng lòng yêu nước.
- Hình thành thái độ trân trọng cái đẹp.
4. Các năng lực cần hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát triển ngôn ngữ
- Năng lực sáng tạo…
B. Phương tiện thực hiện:
1. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo
khoa.
- Tìm hiểu về nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao.
- Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp.
- Chuẩn bị những vấn đề sau để trình bày, trao đổi trên lớp:
+ Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Mô tả ngắn gọn diễn biến quá trình gặp gỡ ấy?
+ Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, quan ngục được thể hiện trên những
phương diện nào? Vì sao Nguyễn Tuân lựa chọn những phương diện ấy để thể
hiện vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật này?
11

11


+ Trong cảnh ông Huấn Cao cho chữ tên quản ngục, có phải cả người cho

chữ và kẻ xin chữ đều tỏa sáng hay không? Hãy giải thích?
+ Có người bảo: Huấn Cao và quản ngục là tri kỷ của nhau nên gặp nhau
là tất yếu; có người lại nói: cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy đã đưa Huấn Cao và quản
ngục xích lại gần nhau, trở thành tri kỷ của nhau. Em thấy hai nhận định trên
khác nhau ở chỗ nào? Giải thích?
- Chuẩn bị phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên.
- Chuẩn bị tiểu phẩm: chuyển thể cảnh ông HC cho chữ quản ngục thành 1
tiểu phẩm có độ dài khoảng 5 – 7 phút, giữ nguyên tư tưởng của nhà văn (giao
cho nhóm 3 học sinh có năng lực nhất).
- Trước buổi học, chuẩn bị không gian lớp học phù hợp cho hoạt động
nhóm và diễn tiểu phẩm.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết kế bài dạy
- Chuẩn bị tư liệu: tài liệu tham khảo về tác giả Nguyễn Tuân và truyện
ngắn Chữ người tử tù; video về Nguyễn Tuân; ảnh và video về truyền thống chơi
chữ của dân tộc ta.
- Chuẩn bị thiết bị đồ dùng: máy chiếu; laptop; loa đài; bút lazer…
C. Phương pháp thực hiện:
- Giáo viên sử dụng phương pháp phân tích, suy luận logic; so sánh; diễn
dịch; quy nạp kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát
huy năng lực người học.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH
Hoạt động 1: Nhập cuộc
- GV vận dụng phối hợp linh

hoạt kỹ thuật Huy động tư duy và
Tia chớp: Mỗi bàn là 1 nhóm, mỗi
nhóm phát biểu ít nhất 1 lần, mỗi
lần chỉ một câu hướng vào những
nội dung được gợi ý trước, theo
nguyên tắc: nội dung phát biểu sau
không trùng với nội dung đã được

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả Nguyễn Tuân :
- Nguyễn Tuân: 1910 – 1987 – Người Hà
nội.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác,
phong cách nghệ thuật độc đáo
- Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc
về cái tôi cá nhân.
12

12


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH
phát biểu trước; thứ tự trước sau
được xác định bởi tinh thần xung
phong – giơ tay trước nói trước.
+ Nội dung gợi ý: về tác giả
Nguyễn Tuân: tiểu sử, sự nghiệp,

tư tưởng, phong cách, thể loại
thành công; đề tài chủ yếu trước
Cách mạng tháng Tám; xuất xứ tác
phẩm; đánh giá về tác phẩm.
+ HS phát biểu
+ GV ghi vắn tắt nội dung lên
bảng.
- Kết thúc hoạt động, GV nhận
xét chỗ đúng, sai, chỗ thiếu cần bổ
sung, hoàn thiện và vẽ ra hình ảnh
về một Nguyễn Tuân tài hoa uyên
bác, với cá tính độc đáo…
- Tùy theo điều kiện cụ thể, GV
có thể giới thiệu thêm một số kiến
thức cần thiết khác để học sinh có
sự chủ động cần thiết cho các hoạt
động tiếp theo; hoặc cho HS xem
video giới thiệu tác giả Nguyễn
Tuân.
Hoạt động 2 : Định hướng
- GV chỉ định 2 nhóm có câu trả
lời hay nhất trong hoạt động 1 nêu
phương pháp đọc - hiểu truyện
ngắn này? Lí giải vì sao vận dụng
cách đó? Nếu có sự khác nhau thì
càng tốt, bởi đây là cơ sở để tạo sự
tranh luận, phản biện.
- Sau khi HS trình bày, tranh luận,
bổ sung, GV nên có định hướng
phương pháp tối ưu nhất :

Hoạt động 3 : Tìm hiểu tình
huống truyện
- GV vận dụng kỹ thuật Huy

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Tư tưởng : nhân văn chủ nghĩa
- Phong cách nghệ thuật độc đáo: tiếp cận
con người từ góc độ tài hoa nghệ sĩ; tiếp
cận thiên nhiên cuộc sống từ góc nhìn văn
hóa.
- Sự nghiệp: trước và sau Cách mạng tháng
Tám, kể tên một số tác phẩm chính ;
- Thể loại: kí, truyện.
- Đề tài chủ yếu trước CM8: Vang bóng
một thời, chủ nghĩa xê dịch, đời sống trụy
lạc.
2. Tác phẩm Chữ người tử tù
- Xuất xứ tác phẩm: in trong Vang bóng
một thời; Chữ người tử tù là “một văn
phẩm đạt gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ”.

II. Đọc – hiểu văn bản:
Phương pháp tối ưu nhất là:
+ Đọc hiểu tình huống truyện.
+ Đọc hiểu hình tượng: Huấn Cao, quản
ngục.
+ Đọc hiểu giá trị cảnh Huấn Cao cho chữ
quản ngục.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật.


1. Tình huống truyện

13

13


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH
động tư duy nhằm hình thành và
rèn luyện cho học sinh năng lực
phát hiện vấn đề: Hãy xác định
tình huống truyện của truyện ngắn
này và mô tả ngắn gọn?
- HS phát biểu tự do, GV ghi các
ý kiến của HS lên bảng – loại
những phương án trùng nhau, chú
ý đặc biệt những phương án đối
lập nhau, yêu cầu HS mô tả, giải
thích.
- GV nhận xét, định hướng
phương án cuối cùng :
- Vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm để phát huy năng lực
cảm thụ nghệ thuật, năng lực tư
duy và suy luận của học sinh :
+ Nhóm 1: cảm thụ và đánh giá
tính chất bất ngờ của tình huống
truyện?
+ Nhóm 2: cảm nhận và đánh giá

về tính chất éo le của tình huống
truyện?
+ Nhóm 3: suy nghĩ và rút ra kết
luận cần thiết về ý nghĩa của tình
huống truyện trong?
+ Nhóm 4: suy nghĩ và đánh giá
về thành công của Nguyễn Tuân
khi xây dựng tình huống truyện
này?
- Các nhóm thảo luận, ghi kết
quả ra giấy nháp; các nhóm lần
lượt trình bày kết quả và nhận xét
chéo cho nhau. Nếu có ý kiến trái
chiều thì GV hướng dẫn để các
nhóm đối thoại với nhau. GV nhận
xét, chốt lại những ý trọng tâm cho
từng nhóm:

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ đầy bất
ngờ và éo le giữa Huấn Cao và quản ngục.

- Tính chất bất ngờ: quản ngục có sở
nguyện xin chữ của Huấn Cao, bỗng dưng
Huấn Cao được đưa đến; phải chăng là
“hữu duyên”.
- Tính chất éo le: thời gian gặp gỡ là những
ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị xử
chém; không gian gặp gỡ là nhà tù tối tăm,
ẩm thấp, bẩn thỉu; vị thế hai người: bình

diện xã hội thì đối đầu, kẻ thù của nhau
nhưng trên bình diện nghệ thuật thì có điểm
có thể cộng thông với nhau.
- Ý nghĩa của tình huống truyện: bộc lộ tính
cách nhân vật; góp phần thể hiện tư tưởng
chủ đề của truyện; tạo sự hấp dẫn;
- Thành công của Nguyễn Tuân: tạo dựng
được cuộc gặp gỡ bất ngờ mà éo le; cuộc
gặp diễn ra trên nền tư tưởng nhân văn chủ
nghĩa – cái đẹp có ở cả 2 người; trên nền
phong cách nghệ thuật độc đáo: tiếp cận
con người từ góc nhìn tài hoa, nghệ sĩ; quan
hệ nhân vật: vừa tương phản vừa tương hỗ;
tính cách nhân vật không cần miêu tả mà tự
bộc lộ …

14

14


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH
Hoạt động 4 : Tìm hiểu hình tượng
nhân vật Huấn Cao
- Vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm để phát huy năng lực
cảm thụ hình tượng, năng lực
trình bày một vấn đề, năng lực
phản biện:

+ Chia lớp thành 3 dãy, mỗi dãy
chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi
dãy sẽ trình bày về 1 vẻ đẹp của
Huấn Cao; nội dung trình bày là
kết quả làm việc theo nhóm, dựa
trên phiếu học tập (xem phần phụ
lục) đã được hướng dẫn chuẩn bị ở
nhà.
+ Đối với mỗi vẻ đẹp, GV gọi 1
nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình; gọi các nhóm
khác nhận xét, bổ sung – nếu phát
hiện ý đối lập, trái chiều, GV tổ
chức cho HS đối thoại, phản biện
lẫn nhau.
+ GV nhận xét sau cùng, bổ
sung và chốt lại những nội dung
trọng tâm đối với từng hình tượng
nhân vật Huấn Cao

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Nguyên mẫu từ Cao Bá Quát;
- Vẻ đẹp: Tài; Tâm; Khí phách
a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ
thuật thư pháp
- Người có tài viết chữ rất nhanh và rất
đẹp
- Lời ca ngợi, mơ ước cháy bỏng của viên
quản ngục Chữ ông Huấn…đời

-> Nghệ thuật thư pháp
=>
+ Trân trọng, ngưỡng mộ người tài
+ Trân trọng nghệ thuật thư pháp
-> Truyền thống văn hóa dân tộc
b. Một con người có khí phách hiên
ngang bất khuất
* Trước khi đến nhà lao tỉnh Sơn:
- Chống lại triều đình -> người anh hùng
chọc trời khuấy nước, có chi lớn.
- Khiến thầy thơ lại lo sợ:
+ Buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù
có tiếng là nguy hiểm
+ có tài bẻ khóa vượt ngục
* Khi đến nhà lao tỉnh Sơn:
- Chúc gông:
+ Lạnh lùng chúc mũi gông nặng xuống
thềm đa, đánh huỳnh
+ Không thèm chấp câu nói của tên lính áp
giải tù nhân
+ Mấy tiếng pháp trường ko làm ông run sợ
- Trong ngục:
+ Vẫn nguyên vẹn khí phách thuở bình sinh
+ Phong thái tự do, ung dung coi cái chết
nhẹ tựa lông hồng
+ Trước sự biệt đãi:
. Vẫn thản nhiên nhận rượu thịt như cái
hứng vẫn làm
. Khinh bỉ quản ngục, coi đo là mấy trò tiểu
15


15


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH

Hoạt động 4 : Tìm hiểu hình tượng
nhân vật viên quản ngục
- Vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm (2 bàn 1 nhóm) để phát
huy năng lực cảm thụ hình
tượng, năng lực trình bày một

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
nhân thị oai
. Khinh bạc đến điều: nhà ngươi đừng đặt
chân vào đây
. Sẵn sàng nhận những trận lôi đình báo thù
của quản ngục
* Ý nghĩa:
-> NT gửi gắm niềm cảm phục, bản lĩnh, cá
tính độc đáo của mình và kín đáo gửi gắm
lòng yêu nước.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả
* Đối với người đời:
- Không dễ dàng cho chữ: Không vì vàng
ngọc hay quyền thế mà ép mình viết chữ
- Chỉ cho chữ những người tri kỉ: Mới chỉ
viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường

cho ba người bạn
* Đối với quản ngục:
- Ban đầu:
+ Khinh bỉ vì nghĩ quản ngục cũng chỉ sống
bằng lừa lọc và tàn nhẫn
+ Cố ý tỏ ra khinh bạc đến điềucoi đó chỉ là
trò tiểu nhân thị oai
- Sau đó nhận ra :
+ Do cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và
hiểu ra sở thich cao quý
+ Day dứt ân hận: thiếu chút nữa ta đã phụ
một tấm lòng trong thiên hạ.
* Quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân:
- Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
- Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự
thống nhất giữa cái tâm và cái tài
- Tình cảm yêu nước thầm kín
3. Nhân vật viên quản ngục
* Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều
“tàn nhẫn, lừa lọc...giữa 1 đống cặn bã”
->dễ dẩy con người vào chốn bùn nhơ.
* Diễn biến tâm trạng:
- Trước khi HC bị giải đến: nghĩ ngợi “băn
16

16


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

VIÊN VÀ HỌC SINH
vấn đề, năng lực phản biện: nhóm khoăn ngỗi bóp thái dương”...day dứt vì
nào xong trước trình bày các nhóm chọn nhầm nghề và mơ ước 1 sở nguyện
còn nhân xét -> Giáo viên chốt.
đẹp đẽ “có được chữ ông HC treo là 1 báu
vật trên đời”...Tự nhủ sẽ biệt đãi ông Huấn
- Tùy theo điều kiện thời gian và nhưng lại sợ tên thơ lại cáo giác...
khả năng tiếp thu của học sinh, GV - Gặp HC:
có thể tổ chức cho HS phản biện + Lòng kiêng nể, mắt hiền lành, khép nép.
những vấn đề sau:
+ Biệt đãi HC và các bạn tù của ông.
+ Nếu biết trước quản ngục sẵn + Xin lĩnh ý: nhẫn nhục, cam chịu.
sàng đánh đổi sự nghiệp, tính + Tái nhợt người đi khi biết ngày mai HC
mạng để thực hiện sở nguyện cao bị giải vào kinh.
quý của mình thì HC đã dùng + Khao khát xin chữ
những con chữ để đổi lấy tự do cho - Khi được cho chữ: khúm núm, cảm động
mình.
“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ->lời hứa
+ Quản ngục biệt đãi HC nhưng lại chân thành
không có hành động nào để cứu
->Tiềm ẩn 1 phẩm chất đáng quý: coi trọng,
ông ấy khỏi án chém là vì ý thức
yêu thích cái đẹp, cái cao cả, tài năng.
trách nhiệm của một viên quan vẫn
đè nặng lên vai quản ngục (khác
với Đan Thiềm).
Hoạt động 5 : Tìm hiểu giá trị
3. Cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản
cảnh ông Huấn Cao cho chữ
ngục

quản ngục
- Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì:
- GV cung cấp cho học sinh một thời gian và không gian diễn ra cảnh cho
số hình ảnh về chữ Hán và truyền chữ ; tư thế của người cho chữ và xin chữ
thống chơi chữ Hán một thời của có sự đảo lộn;
dân tộc VN – phát triển tư duy liên - “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: quản ngục
môn cho học sinh : Văn học và nhận lấy chữ của HC một cách cung kính,
Văn hóa
xúc động; cái đẹp đã thực sự lên ngôi;
- Vận dụng kỹ thuật khăn trải không còn khoảng cách giữa tử tù – quản
bàn nhằm phát huy năng lực tư ngục, thay vào đó là quan hệ tri kỷ;
duy, suy luận; năng lực khái - Tư tưởng Nguyễn Tuân:
quát, đánh giá của HS :
+ Cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái xấu,
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, cái ác.
mỗi nhóm 4 HS; mỗi HS ghi ra + Cái đẹp có thể sinh ra từ “đất chết”
góc tờ giấy (khăn phủ bàn) câu trả nhưng không thể sống chung với cái xấu,
lời của mình; sau đó tổng hợp ý cái ác.
kiến 4 thành viên để có câu trả lời + Cái đẹp có thể cảm hóa con người.
17

17


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
VIÊN VÀ HỌC SINH
chung của nhóm; các nhóm trình + Nguyễn Tuân tin vào con người, dù trong
bầy câu trả lời của nhóm mình; GV hoàn cảnh gông xiềng, tội ác, vẫn còn có
tổng hợp, bổ sung để đưa ra đáp án người luôn hướng về cái đẹp, cái thiện.

tối ưu nhất cho vấn đề đặt ra.
+ Câu hỏi làm việc nhóm như
sau: Vì sao tác giả coi cảnh cho
chữ là “một cảnh tượng xưa nay
chưa từng có”? Hành động sau
cùng của quản ngục “kẻ mê muội
này xin bái lĩnh” nói lên điều gì?
Xây dựng cảnh cho chữ, Nguyễn
Tuân muốn gửi gắm tình cảm, tư
tưởng gì? Thủ pháp tương phản
đối lập có vai trò như thế nào
trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề
của cảnh cho chữ này?
+ Phương án tối ưu như sau:
- Tổ chức cho HS phản biện một
trong hai vấn đề sau:
+ Khi nhận ra tấm lòng quản
ngục, HC lập tức đồng ý cho chữ,
hành động này có phải thể hiện
tình tri kỷ giữa hai người?
+ Cảnh cho chữ không phải sự
nổi loạn của cái đẹp như ai đó nói
mà đó sự tỏa sáng của những tấm
lòng. Ý kiến của em?
Hoạt động 6 : Tổng kết và thực
III. Tổng kết
hành
- Vận dụng kỹ thuật phòng tranh nhằm phát huy năng lực tư duy, năng lực
độc lập suy nghĩ – làm việc độc lập và làm việc nhóm :
- GV chia lớp thành 5 nhóm; yêu cầu mỗi HS vẽ sơ đồ tư duy (ra giấy nháp,

bìa) tổng kết bài học theo ý tưởng riêng của mình.
- Sau đó, dính lên bàn tay và tham gia triển lãm tranh trong nhóm của mình;
từng nhóm hội ý, thống nhất (giáo viên có thể tư vấn thêm) chọn từ 1 đến 2 sản
phẩm hay nhất tham gia triển lãm phòng tranh vòng 2 - cấp lớp.
- Các sản phẩm được lựa chọn vòng 1 được dính lên bảng để lấy ý kiến bình
chọn của cả lớp và ý kiến nhận xét của GV; GV quyết định công nhận sản phẩm
18

18


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
VIÊN VÀ HỌC SINH
hay nhất.
- Sau khi nhận xét, bổ sung, GV đưa ra gợi ý định hướng tổng kết bằng sơ đồ
tư duy như sau

- Thực hành trên lớp :
+ GV hướng dẫn và cho học sinh tham gia diễn tiểu phẩm – chuyển thể từ
cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục.
+ HS tham gia nhận xét về tiểu phẩm; GV nhận xét.
E. Củng cố và hướng dẫn thực hành ở nhà:
+ GV nêu một số bài tập thực hành theo hướng đánh giá năng lực người học –
chủ yếu nhằm vào việc đánh giá những năng lực HS đã có hay vừa được phát triển
trong bài học này;
+ Một số bài tập cần lựa chọn như sau:
Bài tập 1 :
Về cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục, có 2 ý kiến như sau:
- Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục đã chứng minh tình tri kỷ giữa hai người;

- Cuộc gặp gỡ đã đưa Huấn Cao và quản ngục trở thành tri kỷ của nhau;
Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy lập luận làm rõ chủ kiến của mình?
Bài tập 2 :
Nói về cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, có ý kiến cho rằng: “Đó là sự
nổi loạn của cái đẹp”; một ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đó là sự tỏa sáng của
những tấm lòng”.
19

19


Trên cơ sở cảm nhận về giá trị cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, hãy
bình luận hai ý kiến trên?
Bài tập 3 :
Bình luận về sở nguyện chơi chữ của quản ngục, có người nói: “Chữ Hán đã
hết thời, giờ còn say mê chữ Hán nữa là lạc hậu, cổ hủ”; một người khác lại nhấn
mạnh: “Sở nguyện cao quý ấy của quản ngục đã góp phần lưu giữ, phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta”.
Ý kiến của em như thế nào?

20

20


PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
* Hệ thống câu hỏi kiểm tra 90’:
Câu 1 (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
"Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép

mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức
trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn
liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại
có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong
thiên hạ".
(Trích "Chữ người tử tù"- Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB GD,
2012)
1. Theo lời Huấn Cao thì trong những trường hợp nào ông ấy đồng ý cho chữ
quản ngục (1,0 điểm)?
2. Cụm từ “Nào ta có biết đâu” có ý nghĩa gì (1,0 điểm)?
3. Đoạn văn trên có hai từ “tấm lòng”, theo em từ nào có ý nghĩa thể hiện đánh
giá của Huấn Cao về quản ngục (1,0 điểm)?
Câu 2 (7 điểm):
Nói về cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, có ý kiến cho rằng: “Đó là sự
nổi loạn của cái đẹp”; một ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đó là sự tỏa sáng của
những tấm lòng”.
Trên cơ sở cảm nhận về giá trị cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, hãy
bình luận hai ý kiến trên?
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên chuẩn bị bài học phải cụ thể, chu đáo;
- Học sinh phải thực sự là trung tâm của hoạt động học, giáo viên chỉ hướng dẫn,
định hướng và chỉ xuất hiện khi cần; các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy
học phải được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối hợp với nhau để tạo sự cộng
hưởng hiệu quả.
- Mỗi hoạt động học phải nhằm đến phát triển một hoặc một số năng lực nhất
định cho người học.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là cần thiết những
tránh lạm dụng thái quá. Vận dụng phù hợp để phát huy hết thế mạnh, lợi ích của
công nghệ thông tin trong dạy học.

- Việc khéo léo lồng ghép trò chơi trong quá trình dạy học cũng rất bổ ích nhưng
phải cân nhắc để không lãng phí thời gian, gây nhàm chán cho người học.
- Việc quan sát tổng thể lớp học, điều phối hoạt động, nhận định về tiến độ từng
hoạt động học của học sinh phải chính xác, tinh tế, nhất là việc chia nhóm trong

21

21


các hoạt động học phải phù hợp, đảm bảo đồng đều về mặt bằng sức học, nếu quá
chênh lệch sẽ không phát huy được những năng lực tiềm ẩn của người học.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Áp dụng một số phương pháp dạy
học phát huy năng lực của người học thông qua hoạt động trải nghiệm trong
giảng dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (Ngữ văn lớp 11), tôi nhận
thấy, các phương pháp dạy học này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổi
mới dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ thông. Điều đáng quan tâm
là, sau mỗi bài học, học sinh hình thành cho mình được những kỹ năng, năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Vì thế khi đứng trước một yêu cầu
tương tự như đã được học học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong
xử lí tình huống cuộc sống. Đặc biệt, khi tổ chức dạy học bằng các phương pháp
tích cực phát huy năng lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khiến
cho việc dạy học truyện Việt Nam hiện đại nói chung, tác phẩm “Chữ người tử tù
nói riêng” tránh được sự nhàm chán, gắn với đời sống thực tiễn của học sinh tạo
được sự hứng thú trong học tập.

Tôi hi vọng, đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào
công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông
hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết
quả như mong muốn.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu
quả cao trong giờ đọc văn tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với giờ học.
Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

22

22


11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
Số
Tên tổ
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
TT
chức/cá
áp dụng sáng kiến
nhân
1


Lớp 11A4

2

Học sinh

Trường THPT Trần Hưng Đạo năm
học (2019-2020)
Trường THPT THPT Trần Hưng
Đạo

......., ngày.....tháng......năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)

Bài Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân
Giờ đọc văn “Chữ người
tử tù”

........, ngày.....tháng......năm2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

........, ngày....tháng....năm2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)


Đinh Thu Ngọc

23

23


PHẦN III - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ GD&ĐT, Số 3008/CT-BGDĐT, “Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục
chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015”, ngày 18/8/2014.
2. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực KHXH,
Hà Nội, 2015
3. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, Hà
Nội, 2018.
4. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội, 2018
5.
Phan Trọng Luận, Trương Đĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt,
“Phương pháp dạy học văn”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003.
6.
Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử, “Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục THPT”, trích “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm
2007.
7.
Nguyễn Hải Châu, “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT”, trích
“Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm2008.
8.
Trần Đình Sử, “Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở

trường phổ thông”, trích “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, năm 2008.
9.
Phan Trọng Luận, “Văn học nhà trường, nhận diện - tiếp cận - đổi mới”,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009.
10.
Nguyễn Trọng Hoàn (chủ bên), “Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện
dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chương trình giáo
dục phổ thông”, năm 2010.
11.
Nguyễn Văn Tùng, “Tác phẩm văn học trong nhà trường, những vấn đề
trao đổi”, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000, tập 1, 2.
12. Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn, Phương pháp và công nghệ dạy học
trong đổi mới sư phạm tương tác, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011
13. Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trịnh Thị Hường, Trần Minh Hường,
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 môn Ngữ văn, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2019
14. Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên), Bùi Minh Đức (Chủ biên), Đỗ Thu Hà,
Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt, Dạy học phát triển năng lực
môn Ngữ văn trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018

24

24



×