Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu,ứng dụng sáng kiến vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức của bloom trong kiểm tra, đánh giá bộ môn tiếng anh cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.02 KB, 17 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HỘI

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019

Tên sáng kiến: Vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom
trong kiểm tra, đánh giá bộ môn tiếng Anh cấp tiểu học
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường tiểu học Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc.
HỒ SƠ GỒM CÓ:
1. Đơn đề nghị công nhận Sáng kiến cấp tỉnh;
2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
3. Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp cơ sở;

Tam Dương, năm 2019


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Tam Dương
Tên tôi là: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên


Đơn vị/địa phương: Trường tiểu học Vân Hội - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0983287929.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến tỉnh Vĩnh Phúc
xem xét và công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho tôi đối với sáng kiến/các sáng kiến
đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây:
Tên sáng kiến: Vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom trong kiểm
tra, đánh giá bộ môn tiếng Anh bậc tiểu học.
(Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến
và Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp trường kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Vân Hội, ngày 4 tháng 3 năm 2019
Người nộp đơn

Phùng Đắc Vinh

Nguyễn Thị Nhung


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom
trong kiểm tra, đánh giá bộ môn tiếng Anh cấp tiểu học

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Nhung

Tam Dương, năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng đã và đang từng ngày
được đổi mới theo hướng tích cực hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
người học. Song song với đó, Bộ Giáo Dục cũng đã từng bước đổi mới cách
thức kiểm tra bằng việc giảm các yêu cầu học thuộc lòng một cách máy móc mà
chú trọng nhiều hơn đến việc đánh giá khả năng vận dụng, sáng tạo của người
học với các kiến thức đã được học.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học,
thường xuyên phải biên soạn đề kiểm tra cho học sinh, tôi cũng như các đồng
nghiệp khác đã từng gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá đúng khả năng
của học sinh. Mỗi khi biên soạn một đề thi, tôi luôn trăn trở làm sao để bài thi đó
đánh giá được đúng nhất, khách quan nhất khả năng của từng học sinh. Tuy
nhiên, với cách ra đề truyền thống, thông thường chúng ta chỉ sử dụng 3 cấp độ
của nhận thức để kiểm tra học sinh, đó là: Remembering, understanding và
applying. Để nhận ra câu hỏi thuộc về phạm trù nào thường phải có những thuộc
tính đi kèm, ví dụ: Dùng động từ gì?, Dùng loại câu hỏi nào? ... để giúp phân
loại. Do đó, người ra đề đôi khi sẽ chủ quan trong việc đánh giá phạm trù của
từng câu hỏi. Lẽ ra câu này là nhận biết thì lại xếp vào thông hiểu chẳng hạn. Và
hệ lụy kéo theo là dù có ra đề theo ma trận nhưng việc xếp loại phạm trù sai sẽ
dẫn đến những đề kiểm tra hoặc quá dễ, hoặc quá khó, hoặc không có tính phân
hóa.
Trong năm học này, tôi may mắn được tham gia lớp tập huấn về phương
pháp kiểm tra, đánh giá học sinh do Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức.

Tôi có cơ hội được tiếp cận với thang phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy) –
một công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa câu hỏi, bài tập
dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Phương pháp ứng
dụng Bloom’s Taxonomy đã giúp tôi dễ dàng hơn trong việc biên soạn hệ thống
câu hỏi trong các bài kiểm tra, vừa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học
sinh, vừa khuyến khích khả năng vận dụng, sáng tạo của các em.
Xuất phát từ những nguyên do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vận
dụng 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom trong kiểm tra, đánh giá bộ môn
tiếng Anh cấp tiểu học“ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn để
việc ra đề không còn là niềm trăn trở của mỗi thầy cô dạy tiếng Anh nữa.
2. Tên sáng kiến
“ Vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom trong kiểm tra, đánh giá
bộ môn tiếng Anh cấp tiểu học”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung


- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Vân Hội
- Số điện thoại: 0983287929 Email:
4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Nhung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến sử dụng trong ngành Giáo dục.
- Biên soạn câu hỏi kiểm tra môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (ghi ngày
nào sớm hơn)
- 15 tháng 11 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung sáng kiến
7.1.1 Khái quát về Bloom’s Taxonomy
Thang đo Bloom được Benjamin Bloom – giáo sư của trường Đại học

Chicago đưa ra vào năm 1956. Thang đo này đã khẳng định được ưu thế của
mình trong hơn 5 thập kỉ qua trong việc đánh giá dạy học nhằm khuyến khích và
phát triển các kĩ năng tư duy của học sinh ở 6 mức độ.
Thang đo được chia thành 6 cấp độ đánh giá:

7.1.2 Phân tích 6 cấp độ của thang đo Bloom
1. Remembering
Mục tiêu của các loại câu hỏi ở cấp độ này là để:
 Kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa,
tên tuổi, địa điểm …
 Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại được những gì đã
học, đã đọc hoặc đã trải qua.
Các động từ thường được dùng để kiểm tra học sinh:
Choose, find, define, label, show, spell, list, match, name, relate, tell,
recall, select,…


Các loại câu hỏi thường được dùng:














Can you make a list of …?
Who is….?
Where is …?
Which one is …?
What is (was) …?
How old …?
When did …?
Why did …?
When/ How did … happen?
Can you find/ select …?
Can you list the three …?
Can you recall …?

2. Understanding
Mục tiêu của các loại câu hỏi này là để:
 Kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ liệu, tên tuổi, địa
điểm, các định nghĩa …
 Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng diễn tả
bằng lời nói, nêu được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ
bản trong nội dung đã học
Các động từ thường được dùng để kiểm tra học sinh:
Compare, contrast, show, demonstrate, interpret, explain, extend,
illustrate, support, infer, outline, relate, translate, summarize, classify.
Các loại câu hỏi:











Can you explain what is happening …?
What can you say about …?
What is the main idea of …?
Which is the best answer …?
How would you summarize …?
Let’s compare ….!
What does it relate to …?
How would you classify the type of …?
Can you write a brief outline of …?

3. Applying
Mục tiêu của các loại câu hỏi ở cấp độ này là để:
 Kiểm tra khả năng áp dụng các khái niệm, quy luật, các phương
pháp … vào hoàn cảnh và điều kiện mới.


 Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy học sinh có khả năng hiểu
được các quy luật, các khái niệm … có thể lựa chọn tốt các phương
án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. Khi đặt câu
hỏi cần tạo ra các tình huống mới khác với điều kiện đã học trong
bài học.
Các động từ thường được dùng để kiểm tra học sinh:
Apply, build, choose, construct, develop, interview, make sure of,
organize, experiment with, plan, select, solve, ultilize, model, identify,
solve.

Các loại câu hỏi:








Can you role-play the …?
How can you organize … to show…?
What would happen if ….?
What other way would you plan to …?
How would you apply what you learnt to develop …?
What examples can you find to …?
How would you like to change the ending of …?

4. Analyzing
Mục tiêu của các loại câu hỏi ở cấp độ này là để:
 Kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận,
tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
 Việc trả lời câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng tìm ra được
mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi
phân tích đòi hỏi học sinh phải giải thích được các nguyên nhân từ
thực tế.
Các động từ thường được dùng để kiểm tra:
Analyse, classify, discover, devide, examine, survey, test for,
distinguish, list, function …
Các loại câu hỏi:











Can you list the parts …?
What is the theme …?
What is the function of …?
How would you classify …?
How is … related to …?
Can you identify the different parts …?
What conclusions can you draw …?
What is the relationship between …?
Compare the characteristic of … and …?


5. Evaluating
Mục tiêu của các loại câu hỏi ở cấp độ này là để:
 Kiểm tra xem học sinh có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn
đề, đư ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
 Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, các em phải
tìm ra những nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung cho nội
dung. Để trả lời các câu hỏi tổng hợp khiến học sinh phải dự đoán,
giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Giáo viên cần
lưu ý rằng loại câu hỏi này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài,
vì vậy hãy để cho học sinh có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.

Các động từ thường được dùng để kiểm tra:
Agree with, prove, disprove, assess, evaluate, justify, rank, grade,
recommend, support …
Các loại câu hỏi:









Do you agree with …?
Would it be better if …?
How would you rate the …?
Why did they (the character) choose …?
Base on what you know, how would you explain …?
What is your opinion of …?
What would you recommend …?
Imagine that you were …, tell the story again by your own
way.

6. Creating
Mục tiêu của các câu hỏi ở cấp độ này là để:
 Kiểm tra xem học sinh có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý
tưởng, giải pháp …dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
 Yêu cầu học sinh có thể thu thập thông tin, đưa ra các giải pháp
thay thế, dự báo hoặc đưa ra kết luận
Các động từ được dùng để kiểm tra:

Solve, improve, adapt, combine, compose, create, develop, design, invent,
modify, change, build …
Các loại câu hỏi:






What changes would you make to solve …?
How would you improve …?
How would you adapt … to create a different …?
What would happen if …?
Can you predict the outcome if …?








What evidence can you find …?
What inference can you make …?
What conclusion can you draw …?
Can you make the distinction between …?
What do you like (hate) in the story? Why?

7.1.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Trong việc ra câu hỏi

Ví dụ: Để kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi học xong Unit 14 –
SGK tiếng Anh lớp 5

Make a list of all the stories you’ve learnt in Unit 14.

Remembering
Understanding

Write a brief outline of The story of Mai An
Tiêm Let student role-play the story: The
golden star fruit tree

Applying
Analyzing
Evaluating
Creating

Imagine that your were the King in The
story of Mai An Tiem, tell the story again by
your own way
Who do you like best in Tam Cam?
Why?

2. Trong việc ra bài kiểm tra
Để soạn ra được một bài kiểm tra nhằm đánh giá đúng năng lực của học
sinh thì người ra đề cần trả lời được đầy đủ các câu hỏi sau:
a. Kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ gì? (Nghe?; Nói?, Đọc?, Viết?)
-Listening
-Speaking
-Reading

-Writing
b. Kiểm tra yếu tố ngôn ngữ gì? (Use of English)?


-Tìm lỗi sai (Finding errors)
-Điền từ vào chỗ trống (Gap filling)
-Tìm từ khác loại (Odd one out)
-Chọn đáp án đúng (Circle the best answer)
-Hoàn chỉnh câu (Complete the sentences)

c. Mục đích bài kiểm tra?
-Kiểm tra xem học sinh có Nhận biết?
-Kiểm tra xem học sinh có Hiểu?
-Kiểm tra xem học sinh có Vận dụng?
-Kiểm tra xem học sinh có So sánh?

d. Trình độ học sinh làm bài kiểm tra?
-Đối tượng làm bài kiểm tra đang ở mức độ Giỏi?
-Đối tượng làm bài kiểm tra đang ở mức độ Khá?
-Đối tượng làm bài kiểm tra đang ở mức độ Trung Bình?
-Đối tượng làm bài kiểm tra đang ở mứ Yếu?
e. Loại bài kiểm tra?
-Bài kiểm tra 15 phút?
-Bài kiểm tra 1 tiết?
-Bài kiểm tra học kỳ?

f. Phương pháp gì?
-Trắc nghiệm?
-Tự luận?
-Cả trắc nghiệm và tự luận?

g. Số lượng câu hỏi?
-Tỷ lệ khó – dễ trong từng yếu tố ngôn ngữ?
-Tỷ lệ phần trăm giữa các yếu tố ngôn ngữ?
-Tỷ lệ phần trăm của bài: Biết 30% - Hiểu 40% - Vận dụng 30%
h. Câu hướng dẫn trong từng loại bài? Từng loại câu? (Chú ý từ khóa cho
từng phạm trù nhận thức)
i. Học sinh làm bài ở đâu?


-Trong lớp?
-Trong hội trường?
-Phòng nghe nhìn?
-Trong thư viện?
-Tại nhà?
j. Chuẩn là gì?
-Học sinh làm tốt bài này đạt chuẩn Căn bản?
-Học sinh làm tốt bài này đạt chuẩn Trung bình?
-Học sinh làm tốt bài này đạt chuẩn Khá?
-Học sinh làm tốt bài này đạt chuẩn Nâng cao?
-Học sinh làm tốt bài này đạt chuẩn A1?

3. Bài kiểm tra thực tế: Bài kiểm tra giữa học kì I – Lớp 5
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Kỹ
năng

Nhiệm vụ/ Kiến thức cần
đánh giá

Listen and number

Nghe
Listen and tick

Đọc

M1

M2

Reorder the words

M3

M4

Tổng số câu,
số điểm, tỷ lệ
%

5

10 câu

2,5đ

2,5đ

1

4


0,25
đ



Read and answer the
questions
Look and read. Fill each
gap with one word from the
box. Write the word next to
the number. There is one
word that you do not need

Viết

Mức điểm

25%

3

2

10 câu

0,75
đ

0,5đ


2,5đ

3

2

0,75
đ

0,5đ

25%

4

1

10 câu



0,25
đ

2,5đ


Read the passage. Write
one word in each gap for

each picture

5

25%

2,5đ

TEST FOR THE MIDDLE OF 1ST
TERM

……………………Primary School
Full name: ………………………

Subject: English 5

Class: ……

Time allowed: 40 minutes
Marks

Comments

I. LISTENING
Task 1. Listen and number.
A

B

Task 2. Listen and tick

1.

C

We’ll visit the city museum.

A.
A.
3. I think I like the trip.

E

A, B or C

We’ll had delicious food.
We’ll have a lot of fun.

2. Yes, of course.

D

B.
Yes, I am.

C.
Sure, I can.

B.
I'll go by coach.


C.
I don’t know. I may stay at


home.
A.

B.

4. I may go to Ha Long Bay by
train.

C.

I may go swimming.

A.

I may have a lot of fun.

B.

5. With my cousins.

By coach.

A.

C.
In the mountains.


B.

C.

II. READING
Task 3. Read and answer the questions
Dear Mai,
I went back to my hometown to visit my grandparents last weekend. They
live in the North of England. I went to King Cross railway station by
underground. Then I took a train to my hometown. I like going by train
because I can enjoy the beautiful views on the way. I walk from the train
station to my grandparents’ house. I had a wonderful time in my hometown.
Love,
Linda.
1. Where’s Linda’s hometown?
2. How did she get to King Cross railway station?
3. How did she get to her hometown?
4. Why does she like going by train?
5. Did she go on foot from the train station to her grandparents’ house?
Task 4. Look and read. Fill each gap with one word from the box. Write the
word next to the number. There is one word that you do not need.

Country side apartment

breakfast

brushes

shopping


up

Before Ha moved to America, she lived in a quiet (1) __________ in Hoa
Binh. Now, she is living with her parents in a beautiful (2) __________ in New
York. In Viet Nam she usually got (3) __________ early. In America, school
starts at nine o’clock. Ha always has a big (4) __________ before school. This
weekend, she is going (5) __________ with her mother. She thinks she will buy
nice clothes.
III. WRITING
Task 1. Order the words.


1. was / last / her / party / when / birthday
______________________________ ?
2. you / go / did / where / holiday / on
__________________________________?
3. the / what / party / was / like
____________________________________________?
4. the party / do / what / did / you/ at
____________________________________________?
5. will / sandcastles / I / the beach /build/ on
____________________________________________
Task 2. Read the passage. Write one word in each gap for each
picture.

Linda usually goes to (1)
in the morning. Yesterday, she
didn’t go to school because it was Sunday. She went shopping with her
mother after breakfast. They shopped for (2)


and drink

and a lot of things for the family. In the afternoon, the (3)
visited Linda’s grandparents in the (4)
. The grandparents
were very happy to see them. The family enjoyed their day in the

countryside and went back (5)
week, they will visit Linda’s grandparents again.

in the evening. Next

4. Hiệu quả áp dụng
Bài kiểm tra trên được tôi áp dụng thử cho hai nhóm học sinh của khối
lớp 5 trong năm học 2018 – 2019, gồm: 30 em học sinh có lực học trung bình
và 30 em học sinh có lực học giỏi.
Tôi chọn hai nhóm học sinh có trình độ chênh lệch nhau để xác định độ
khó của các câu trong bài kiểm tra.


So sánh khi áp dụng sáng kiến:
Đối tượng đánh giá
Học sinh trung bình

Học sinh giỏi

(30 HS)

(30 HS)


Câu
Đúng

Tỷ lệ

Đúng

Tỷ lệ

1

14

46.6

21

70

2

13

43.3

20

66.6


3

5

16.6

13

43.3

4

6

20

18

60

5

4

13,3

12

40


6

7

23.3

16

53.3

Đánh giá so sánh:
Vì hai nhóm học sinh có trình độ khác nhau nên so sánh là khập khiễng.
Nhưng với số điểm hai nhóm đạt được đã minh họa cho mục tiêu của tôi. Tôi
không hướng đến sự so sánh kết quả đạt được trong việc thực hiện bài TEST
này, tôi chỉ nhắm đến sự phân hóa mức độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng
của hai nhóm đối tượng.
Xét trên phương diện này, thật ngạc nhiên là chúng ta có kết quả tương
đồng về tỉ lệ học sinh hoàn tất từng câu trong số 6 câu.
-Nhóm học sinh Giỏi làm tôt các câu 1, 2 thì nhóm Trung bình cũng làm
tốt các câu đó.
-Nhóm học sinh Giỏi làm được các câu 4, 6 với tỉ lệ trên 50% thì nhóm
học sinh Trung bình cũng làm được các câu đó với tỉ lệ trên 20%.
-Nhóm học sinh Giỏi làm không tốt các câu 3, 5 thì học sinh Trung bình
cũng không làm được các câu đó.
Vậy có thể kết luận cho phần so sánh này là:
-Câu 1, 2 được xem là Nhận biết

tỉ lệ 30%

-Câu 4, 6 được xem là Thông hiểu


tỉ lệ 40%

-Câu 3, 5 được xem là Vận dụng

tỉ lệ 30%

7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến


Trước khi hiểu được Bloom’s Taxonomy, tôi cũng đã từng nhiều lần thất
bại trong việc ra đề kiểm tra, khi thì ra quá dễ, lúc lại quá khó đến mức số điểm
trên trung bình của học sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây là một sáng kiến
kinh nghiệm và cũng có thể hiểu là một sự chia sẻ thông tin với đồng nghiệp
trong công tác biên soạn đề. Một khi hiểu rõ lý thuyết Bloom’s Taxonomy, chắc
chắn người ra đề sẽ rất tự tin với kết quả đạt được về tính phân loại cao của đề
ra, kiểm tra được đúng trình độ của học sinh và trên hết là độ tin cậy của đề.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
- Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Không
10. Đánh giá lợi ích thu được theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Giáo viên nói chung và giáo viên dạy tiếng Anh nói riêng, một khi hiểu
rõ về lý thuyết Bloom’s Taxonomy và vận dụng được nó thì chắc chắn khi ra đề
sẽ rất tự tin với kết quả đạt được về tính phân loại cao của đề ra, kiểm tra được
đúng trình độ của học sinh và trên hết là độ tin cậy của đề.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Theo đánh giá của các giáo viên trong trường nếu áp dụng sáng kiến này
sẽ giúp các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn đề kiểm tra. Các thầy cô có
thể tự tin ra được những đề kiểm tra chất lượng, đánh giá được đúng nhất, khách
quan nhất khả năng của từng học sinh
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)

Số Tên tổ chức/cá nhân
TT
1

Nguyễn Thị Nhung

Địa chỉ

áp dụng sáng kiến
Trường TH Vân Vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức
Hội
của Bloom trong kiểm tra, đánh giá
bộ môn tiếng Anh cấp tiểu học

Vân Hội, ngày 5 tháng 3 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị

Phạm vi/Lĩnh vực

Vân Hội, ngày 2 tháng 3 năm 2019
Tác giả sáng kiến



(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Phùng Đắc Vinh

Nguyễn Thị Nhung



×