Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Cặp thoại chứa hành động thông báo hồi đáp trong giao tiếp của người nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.73 KB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LY NA

CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG
BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA
NGƯỜI NGHỆ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LY NA

CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG
BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA
NGƯỜI NGHỆ TĨNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 92 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN
2. PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH


NGHỆ AN - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Thị Ly Na


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ.................................................................. vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu................................................................. 3
5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu....................................................................... 4
6. Đóng góp của luận án........................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận án............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ..................................6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................. 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................... 9
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài................................................................................. 13
1.2.1. Lí thuyết hội thoại................................................................................... 13
1.2.2. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ............................................................ 19
1.2.3. Hành động ngôn ngữ thông báo............................................................... 29
1.2.4. Khái quát về Nghệ Tĩnh và phương ngữ Nghệ Tĩnh................................ 34
1.3. Tiểu kết chương 1............................................................................................ 38
CHƯƠNG 2. CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG
BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH....................40
2.1. Cấu tạo của cặp thoại và tham thoại................................................................ 40
2.1.1. Cấu tạo của cặp thoại............................................................................... 40
2.1.2. Cấu tạo của tham thoại............................................................................ 42
2.2. Thống kê và mô tả cấu tạo cặp thoại thông báo - hồi đáp trong giao tiếp
của người Nghệ Tĩnh...................................................................................... 44


iii
2.2.1. Cấu tạo của tham thoại trao chứa hành động thông báo........................... 44
2.2.2. Cấu tạo của tham thoại hồi đáp cho tham thoại trao chứa hành động
thông báo................................................................................................. 62
2.3. Tiểu kết chương 2............................................................................................ 73
CHƯƠNG 3. NGỮ NGHĨA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG
BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH....................75
3.1. Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ.............................................................. 75
3.1.1. Ý kiến của các tác giả đi trước................................................................. 75
3.1.2. Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa......................................................... 78
3.2. Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động thông báo
- hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh............................................... 80
3.2.1. Quan hệ liên cá nhân............................................................................... 81

3.2.2. Trạng thái tâm lí tích cực hoặc tiêu cực của người thông báo và
người nhận thông báo.............................................................................. 92
3.2.3. Ngữ cảnh................................................................................................. 93
3.3. Thống kê, mô tả ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ
thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh...............................95
3.3.1. Thống kê định lượng các tiểu nhóm ngữ nghĩa của tham thoại trao
thông báo và tham thoại hồi đáp.............................................................. 95
3.3.2. Mô tả các tiểu nhóm ngữ nghĩa của cặp tương tác trao - đáp chứa
hành động thông báo - hồi đáp................................................................ 99
3.4. Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 113
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NGÔN TỪ CỦA
NGƯỜI NGHỆ TĨNH QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG
BÁO - HỒI ĐÁP...................................................................................................... 115
4.1. Khái quát về văn hóa và ngôn ngữ................................................................. 115
4.1.1. Khái niệm văn hóa................................................................................. 115
4.1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, văn hóa..........................................117
4.2. Những nét đặc trưng văn hóa của người Nghệ Tĩnh qua cặp thoại thông
báo - hồi đáp................................................................................................. 119


iv
4.2.1. Người Nghệ Tĩnh ưa cách nói trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề.................119
4.2.2. Người Nghệ Tĩnh ưa cách nói gần gũi, xích gần quan hệ......................123
4.2.3. Người Nghệ Tĩnh ưa cách nói bộc lộ tình cảm, gây sự chú ý tới người nghe
.................................................................................................................................134

4.2.4. Người Nghệ Tĩnh thường sử dụng các từ ngữ còn lưu giữ sắc thái
địa phương cổ........................................................................................ 141
4.3. Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 144
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................150


v
BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Nội dung viết tắt

BTNV

: Biểu thức ngữ vi

Đg

: Động từ thực hiện hành động

ĐTNV

: Động từ ngữ vi

HĐNN

: Hành động ngôn ngữ

Nxb

:


P

: Nội dung mệnh đề

PNNV

: Phát ngôn ngữ vi

Sp1

:

Người nói

Sp2

:

Người nghe

Sp3

: Đối tượng được nói tới

Nhà xuất bản

(nằm ngoài người nói và người nghe)
TT

:


Thứ tự

TTTT

: Tiểu từ tình thái

V

: Thành phần biểu thị nội dung thông báo

X

: Chủ thể của nội dung mệnh đề


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
Trang
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các dạng tham thoại chứa hành động thông báo
trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh......................................................... 45
Bảng 2.2. Thống kê số lượng các dạng tham thoại có thành phần phụ đi kèm
biểu thức ngữ vi thông báo........................................................................ 54
Bảng 2.3. Dạng tham thoại hồi đáp trong cặp thoại chứa tham thoại dẫn nhập
thông báo................................................................................................... 63
Bảng 2.4. Dạng tham thoại hồi đáp trong quan hệ tương tác với tham thoại trao
chưa hành động thông báo......................................................................... 63
Bảng 2.5. Các dạng tham thoại hồi đáp nhiều hành động trong quan hệ tương
tác với tham thoại trao thông báo............................................................... 68
Bảng 3.1. Thống kê các mối quan hệ thân cận giữa vai thông báo và vai nhận

thông báo................................................................................................... 82
Bảng 3.2. Thống kê số lượng hành động thông báo của nam và nữ trong giao
tiếp của người Nghệ Tĩnh.......................................................................... 86
Bảng 3.3. Thống kê số lượng hành động thông báo xét theo quan hệ vị thế trong
giao tiếp của người Nghệ Tĩnh................................................................... 89
Bảng 3.4. Các nhóm ngữ nghĩa của tham thoại trao chứa hành động thông báo........96
Bảng 3.5. Các tiểu nhóm ngữ nghĩa của tham thoại đáp............................................ 97
Bảng 3.6. Những thông tin hành chính công vụ xuất hiện trong cặp thoại thông
báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh.......................................................... 105
Bảng 3.7. Những thông tin hành chính công vụ liên quan đến tập thể.....................105
Bảng 3.8. Những thông tin về đời sống thường nhật xuất hiện trong cặp thoại
thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh................................................ 110
Bảng 4.1. Tiểu từ tình thái thuộc phương ngữ........................................................... 131


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức là xu hướng chủ đạo của ngôn
ngữ học hiện đại. Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu cặp thoại chứa hành động
thông báo - hồi đáp là vì những lí do sau:
1.1. Cặp thoại là “đơn vị có cấu trúc quan trọng bậc nhất trong tổng thể hệ thống
cấu trúc hội thoại” [86, 1], có khả năng biểu hiện đầy đủ và tập trung các đặc trưng cơ bản
của quan hệ tương tác. Do đó, lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hành động thông báo và
hồi đáp trong sự tương tác ở các cặp thoại đối ứng là một hướng nghiên cứu có

ý nghĩa khoa học. Và những kết luận có hệ thống rút ra từ đó sẽ có sức thuyết phục
hơn so với khảo sát từng hành động độc lập trong chuỗi lời nói.
1.2. Cặp hành động thông báo - hồi đáp là một trong những cặp hành động lời
nói phổ biến trên thế giới và cả trong tiếng Việt. Theo J. R. Searle (1976), hành động

thông báo nằm trong tiểu nhóm hành động lời nói tái hiện, có đích ngôn trung là miêu
tả lại sự tình đang được nói đến. Như vậy, mục đích của người nói khi tạo ra các phát
ngôn thông báo là cung cấp cho người nghe một thông tin nhất định mà người nói biết
để người nghe cũng nắm được thông tin này và từ đó nhận được sự hồi đáp từ phía
người nghe đối với các phát ngôn thông báo đó. Tuỳ vào hoàn cảnh giao tiếp, vai giao
tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp cũng như văn hoá ứng xử mà cặp thoại
chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp cũng có nhiều cách thức khác nhau, với
những biểu hiện hết sức phong phú. Do đó, việc nghiên cứu bản chất của hành động
thông báo - hồi đáp; các phương tiện thể hiện chúng; ngữ nghĩa và tác nhân quyết định
hiệu quả của hành động thông báo - hồi đáp… là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ và
hết sức cần thiết. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu những
vấn đề nói trên về cặp thoại thông báo - hồi đáp một cách hệ thống và toàn diện.
1.3. Trong thực tế đời sống, người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam khi giao tiếp
với nhau, không phải ai cũng dùng tiếng Việt toàn dân như một thứ ngôn ngữ văn hóa
chung, mà có hiện tượng người dân ở mỗi vùng nói thứ ngôn ngữ mang màu sắc địa
phương của vùng đó. Chính cách thức giao tiếp của con người góp phần tạo nên bản
sắc văn hóa vùng miền và đồng thời, văn hóa vùng miền lại chi phối sâu sắc tới cách


2
thức giao tiếp của con người trong từng trường hợp cụ thể. Cũng là hành động thông
báo - hồi đáp, nhưng người ở vùng phương ngữ Nghệ Tĩnh có cách thức thực hiện
không hoàn toàn giống với người ở các vùng phương ngữ Nam Bộ, Bắc Bộ. Vì vậy,
qua cách hiện thực hoá hành động thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh (cách thức
thể hiện, phương tiện thể hiện, ngữ nghĩa), chúng ta sẽ nhận thấy những nét đặc trưng
văn hóa riêng Nghệ Tĩnh.
1.4. Trong bức tranh Việt ngữ, phương ngữ Nghệ Tĩnh có một vị trí riêng, màu
sắc riêng không thể lẫn lộn. Điều này được thể hiện qua các yếu tố ngữ âm, hệ thống
từ vựng, cú pháp, cách thức nói năng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu các bình diện của phương ngữ Nghệ Tĩnh rất có giá trị, có đóng

góp thiết thực, và nhờ vậy, bản sắc văn hóa của con người xứ Nghệ ngày càng được
nhận thức rõ nét hơn. Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông
báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng tôi không chỉ nhằm làm sáng
tỏ cách thức thể hiện, các phương tiện thể hiện chúng; ngữ nghĩa và tác nhân quyết
định hiệu quả của hành động thông báo - hồi đáp trên bình diện dụng học, mà còn làm
sáng tỏ những nét văn hóa trong giao tiếp của con người ở vùng đất này.
Chính những lí do trên thôi thúc chúng tôi chọn đề tài để đi sâu nghiên cứu là
“Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số đặc điểm của cặp thoại thông báo hồi đáp trong giao tiếp
của người Nghệ Tĩnh trên phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa.
- Đồng thời hướng đến việc chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người
Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này. Từ đó, định hướng việc sử dụng hành động
thông báo - hồi đáp trong giao tiếp một cách có cơ sở lý thuyết và thực tiễn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ:
- Điểm lại lịch sử vấn đề, hệ thống hoá những vấn đề lí thuyết có liên quan đến
đề tài, đó là những vấn đề lí luận làm cơ sở phù hợp cho việc đi sâu phân tích các
chương chính 2, 3, 4.
- Phân tích, miêu tả để chỉ ra cấu tạo, ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động
thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh.


3
- Rút ra những đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ của người Nghệ Tĩnh qua cặp
thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi

đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh mà chúng tôi thống kê được.
4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Hành động thông báo có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo
khảo sát của chúng tôi, hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh chủ
yếu được thực hiện trực tiếp, ít xuất hiện hình thức gián tiếp. Do đó, luận án chỉ tập
trung xem xét cách thực hiện hành động thông báo trực tiếp tức hành động thông báo
có những dấu hiệu tường minh.
- Nội hàm khái niệm thông báo rất rộng, có thể do nhiều động từ ngữ vi biểu thị.
Những động từ ngữ vi được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện hành động thông báo là:
thông báo, thông cáo, thông tin, báo... Nhưng trong luận án này, hành động thông báo
được chúng tôi xem xét với tư cách là một hành động ngôn trung giúp người nói thực
hiện được ý đồ, ý định cung cấp thông tin tới người nghe và hành động thông báo do
động từ “thông báo” gọi tên. Những sự tình do động từ “thông báo” biểu thị là những sự
tình chưa xảy ra nhưng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần.
- Luận án chỉ xem xét cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp
của người Nghệ Tĩnh trên hai phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa. Từ đó, chúng tôi hướng đến
chỉ ra một số đặc trưng văn hoá - ngôn ngữ của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại
này. Vấn đề so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi
đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh với cặp thoại này khi được thực hiện ở các vùng
miền khác cần được thực hiện bằng một công trình khác có quy mô lớn hơn.

4.2. Nguồn ngữ liệu
- Luận án sử dụng 1210 cặp thoại tương ứng với 2420 lời thoại chứa hành động
thông báo - hồi đáp. Địa điểm mà chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập ngữ liệu là hai địa
bàn Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tư liệu ở ba vùng:
thành phố, nông thôn và miền biển. Cụ thể, ở Nghệ An, chúng tôi khảo sát 8 huyện: Hưng
Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thành



4
phố Vinh; ở Hà Tĩnh, chúng tôi khảo sát 8 huyện: Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh, Đức
Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Thành phố Hà Tĩnh.
- Cách thu thập ngữ liệu: Bằng cách ghi âm, ghi chép trực tiếp trong suốt thời
gian thực hiện đề tài, chúng tôi thu được 1210 cặp thoại tương ứng với 2420 lời thoại
chứa hành động thông báo - hồi đáp. Sau đó, tất cả các cặp thoại được chuyển thành
văn bản Word. Trong từng chương của luận án, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà
chúng tôi lựa chọn ngữ liệu phù hợp với những vấn đề liên quan.
5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp, thủ pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra điền

Chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng hai cách: ghi âm và ghi chép trực
tiếp các cuộc thoại trong cuộc sống hàng ngày của những đối tượng được khoanh vùng
nghiên cứu là người Nghệ Tĩnh; phân biệt đối tượng theo những tiêu chí sau:
a. Giới tính: nam - nữ
b Quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người mua kẻ bán…
c. Độ tuổi: từ 17, 18 tuổi trở lên.
d. Hoàn cảnh phát ngôn: các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn ra trong gia đình và
ngoài xã hội.
đ. Nội dung phát ngôn: là những nội dung diễn ra trong cuộc sống như tình cảm
gia đình, bạn bè, công việc…
b. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được vận dụng để miêu tả từ ngữ liệu đã thống kê được, sau
đó phân tích cấu trúc, cách thức, sự tương tác của các cặp thoại có hành động thông
báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh, đồng thời tổng hợp lại quá trình nghiên cứu để từ
đó đưa ra những kết luận mang giá trị thực tiễn phù hợp với mục đích nghiên cứu của
luận án.

c. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp này được chúng tôi luôn gắn việc phân tích những tham thoại cụ thể
với những nhân tố liên quan như: không gian, thời gian, nhân vật giao tiếp đặt trong các
tình huống, ngữ cảnh khác nhau, từ đó nhận ra đúng nội dung ngữ nghĩa mà vai giao


5
tiếp hướng tới, qua đó rút ra vai trò của hành động thông báo - hồi đáp trong hành chức.
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, trong luận án chúng tôi còn sử dụng một số

thủ pháp sau:
5.2. Thủ pháp nghiên cứu
a. Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các dạng cấu tạo, ngữ nghĩa của cặp
thoại thông báo - hồi đáp, sau đó phân loại thành các nhóm nhỏ phục vụ cho từng mục
đích nghiên cứu cụ thể.
b. Thủ pháp mô hình hoá
Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để cụ thể hoá các mô hình cấu tạo của tham
thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh.
6. Đóng góp của luận án
Khác với những tác giả khác chỉ nghiên cứu về hành động thông báo được sử dụng
độc lập, do một vai giao tiếp - vai trao - sử dụng, còn với đề tài của chúng tôi, có thể xem
đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu cặp tham thoại chứa hành động thông báo trao
- hồi đáp do hai vai (cả vai trao và vai đáp riêng) sử dụng gắn với ngữ cảnh, đặt trong
quan hệ tương tác khi giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên tư liệu điều tra điền dã.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án
được triển khai thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài

Chương 2: Cấu tạo cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao
tiếp của người Nghệ Tĩnh
Chương 3: Ngữ nghĩa cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao
tiếp của người Nghệ Tĩnh
Chương 4: Một số đặc trưng văn hoá ngôn từ của người Nghệ Tĩnh qua cặp
thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
J.L. Austin là người có công đầu trong việc phát hiện ra bản chất hành động của
sự nói năng và xây dựng lí thuyết về hành động ngôn từ. Trong cuốn How to do thing
with words (1962), ông đã bày tỏ quan điểm “To say is to do something”, nghĩa là, khi
chúng ta nói là chúng ta đã thực hiện một hành động bằng ngôn ngữ. Ông nhấn mạnh,
nói năng là một hành động giống như các hành động khác của con người, có điều đây
là hành động được thực hiện bằng lời nói, nó gây ra biến đổi nào đó trong thực tế và
ảnh hưởng đến đối tượng tiếp nhận [123].
J. L. Austin là người đầu tiên đã phân biệt hai kiểu câu: câu tường thuật và câu
ngôn hành. Câu tường thuật là câu dùng để thông báo về cái gì đó với ý nghĩa tương
đối ổn định và người ta có thể nhận xét câu nói đó là đúng hay sai; còn câu ngôn hành
là câu mà người nói không nhằm để nói một cái gì đó mà là để thực hiện hành động.
Điểm khác giữa câu ngôn hành và câu tường thuật là câu ngôn hành không thể đánh
giá được đúng hay sai theo chân lí. Ông đặc biệt chú ý đến câu ngôn hành. Ông viết:
“tất cả câu nói đều là ngôn hành, tức nói cũng là hành động” [123]. Đồng thời tác giả
cũng phân biệt ngôn hành tường minh là trường hợp có dấu hiệu ngôn ngữ chỉ ra loại
hành động đang được thực hiện và ngôn hành nguyên cấp là trường hợp không có dấu

hiệu ngôn ngữ đặc thù chỉ có thể nhận biết nhờ ngữ cảnh).
Sau này, ông đi vào các nhóm cụ thể. Dựa trên ý nghĩa của động từ ngữ vi, J. L.
Austin đã chia các hành động ở lời thành 5 phạm trù: (1) Phán xử (verdictives); (2)
Hành xử (exrcitives); (3) Cam kết (commissives); (4) Ứng xử (behabitives) và (5)
Trình bày (expositives). Trong đó, hành động thông báo được ông xếp vào nhóm trình
bày [123]. Có thể nói lí thuyết HĐNN của J. L. Austin chính là “nền móng” để xây
dựng hướng nghiên cứu ngữ nghĩa - ngữ dụng với các hợp phần của nó.
Nhà triết học người Mĩ J. R. Searle đã tiếp tục phát triển lí thuyết hành động
ngôn ngữ của J.L. Austin. Năm 1969, trong công trình Speech Acts [140], ông cho


7
rằng cần phải xác lập cho được một hệ thống các tiêu chí trước khi đưa ra kết quả phân
loại các hành động ngôn ngữ. J. R. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí
quan trọng nhất là: Đích ở lời, Hướng khớp ghép lời - hiện thực, Trạng thái tâm lí, Nội
dung mệnh đề. Căn cứ vào 4 tiêu chí này (và một số các tiêu chí khác), ông đã phân
loại các hành động ngôn ngữ thành 5 nhóm lớn: (1) Tái hiện (representatives); (2) Điều
khiển (directives); (3) Cam kết (commissives); (4) Biểu cảm (expressives); (5) Tuyên
bố (declarations). Trong đó, hành động thông báo được ông xếp vào nhóm tái hiện.
Đến năm 1975, với công trình Indirect Speech Acts Syntax and Sematics (Cú pháp và
ngữ nghĩa hành động nói gián tiếp) [141] và sự hoàn thiện khái niệm hành động ngôn
ngữ gián tiếp, J. R. Searle đã có công lớn trong việc hoàn chỉnh lí thuyết hành động
ngôn từ, trong đó có hành động thông báo (thuộc nhóm tái hiện).
Cả hai công trình của J.L Austin và J.R Searle đều có mục đích nghiên cứu về
hành động ngôn từ. Điểm khác cơ bản của hai công trình này là J.L. Austin quan tâm
đến hiệu quả nhiều hơn cách bày tỏ của người nói còn với J. R. Searle thì hành động
ngôn từ chính là dùng lời nói để bày tỏ ý của mình, J. R. Searle quan tâm đến cách bày
tỏ của người nói nhiều nội dung và cần người nghe cắt nghĩa.
K. Bach và R.M. Harnish (1979) trong Linguistic Communicational Speech Acts
[124] đã sử dụng hầu hết các tiêu chí của J.R. Searle, ngoại trừ tiêu chí hướng khớp

ghép đồng thời nhấn mạnh vào trạng thái tâm lý của Sp1 để phân loại hành động ngôn
ngữ. Từ đó, hai tác giả này đã xác định 6 loại hành động ngôn ngữ và phân thành hai
loại lớn là hành động ở lời giao tiếp và hành động ở lời quy ước. Trong đó hành động
ở lời giao tiếp là hành động có tính chất liên cá nhân với đặc trưng tiêu biểu là hướng
vào cá nhân, gồm 4 loại: khảo nghiệm, điều khiển, cam kết và biểu lộ; còn hành vi quy
ước gồm 2 loại: thực thi và tuyên cáo (Dẫn theo [17, tr.127-130]).
J.R. Searle, F. Kiefer và M. Bierwisch (đồng chủ biên) (1980) trong công trình
Speech Act Theory and Pragmatics (Lí thuyết về Hành động ngôn ngữ và Ngữ dụng
học) [143] đã tập hợp những bài viết cụ thể liên quan đến lí thuyết hành động ngữ của
một số tác giả, đó là: M. Bierwisch với bài viết Cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung
(Semantic Structure and Illocutionary Force); F. Recanati với bài Một số nhận xét về
câu ngôn hành tường minh, hành động ở lời gián tiếp, ý nghĩa tạo lời và chân trị
(Some Remarks on Explicit Performatives, Indirect Speech Acts, Locutionary Meaning


8
and Truth - Value) đã đề cập đến dấu hiệu trong câu ngôn hành tường minh, hành động
ngôn ngữ gián tiếp, ý nghĩa tạo lời và chân trị, đặc biệt là chân trị trong một số câu
ngôn hành; W. Motsch với bài viết Ngôn cảnh tình huống và hiệu lực của hành động ở
lời (Situational Context and Illocutionary Force) bàn về quan hệ giữa ngữ cảnh và lực
ngôn trung; D. Vanderveken với bài Logic của hành động ở lời và thất sách của hành
động (Illocutionary logic and Self - Defeating) đã bàn đến logic của hành động ở lời,
liên quan đến cái gọi là “thất sách” của hành động…
S. C. Levinson (1983) trong cuốn Pragmatics (Ngữ dụng học) [136] ở các
chương 3, 5, 6 đã bàn về các vấn đề như hàm ý hội thoại, hành động ngôn ngữ và cấu
trúc hội thoại….
M.L. Geis (1995) trong cuốn Speech Acts and Coversational Interaction (Hành
động ngôn ngữ và tương tác hội thoại) [127] đã tập trung bàn về hành động ngôn ngữ
gián tiếp (Indirect speech act), tương tác hội thoại, cấu trúc của tương tác hội thoại và
ảnh hưởng của sự tương tác trong hội thoại. Về hành động ngôn ngữ gián tiếp, M.L.

Geis đã dựa vào quan điểm lí thuyết của J.R. Searle và cho rằng hành động ngôn ngữ
gián tiếp được thực hiện trong một phát ngôn mà phát ngôn này đã có lực ngôn trung
(illocutionary focre) là một loại hành động ở lời nào đó.
Bên cạnh việc bổ sung những tiền đề quan trọng về mặt lí thuyết, các nhà ngữ
dụng còn vận dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ vào việc xem xét một ngôn ngữ cụ
thể, như tiếng Anh. Chúng ta có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như:
G. N. Leech (1983) trong cuốn Principles of Pragmatics (Những nguyên lí Ngữ
dụng học) [135] đã dành 2 chương 8, 9 để trình bày về câu ngữ vi và động từ ngữ vi
trong tiếng Anh.
A. Weirzbicka (1987) với cuốn English speech act verb (Động từ nói năng tiếng
Anh) [148] đã miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa và điều kiện sử dụng của tất cả các động từ
nói năng trong tiếng Anh. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của các động từ nói năng
trong việc thực hiện các hành động ngôn ngữ và trong mối tương quan với văn hoá:
Hệ thống những động từ ngôn hành trong tiếng Anh phản ánh cách lí giải thế giới của
những hành động và tương tác của con người. Muốn sống trong xã hội nói tiếng Anh
và nắm bắt được văn hoá của thế giới đó thì cần nắm được sự lí giải đó được ghi lại
trong từ vựng tiếng Anh. Tất nhiên có những hành động ngôn


9
ngữ mà tiếng Anh không có tên gọi… nhưng những phạm trù mà tiếng Anh đã cung
cấp tên gọi thì rõ ràng có tầm quan trọng đặc biệt đối với người nói tiếng Anh. Các
động từ đó đã khuôn định cách nhận thức của họ về thái độ của con người và quan hệ
giữa người với người [148, tr.10].
Những nội dung trên còn được tiếp tục đề cập và phát triển trong các công trình
như: Pragmatics: An Introduction (Khái luận Ngữ dụng học) của J. May (1993);
Meaning in Interaction: An introduction to Pragmatics (Ý nghĩa trong tương tác ngôn
ngữ: Khái luận ngữ dụng học) của J. Thomas (1995) và Pragmatics (Ngữ dụng học)
của G. Yule (1996) …
Có thể thấy, vấn đề hành động ngôn ngữ với tư cách là một trong những nội

dung chủ yếu, trụ cột của Ngữ dụng học hiện đại đã được các nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm gần 50 năm và khẳng định là một hướng tiếp cận ngôn ngữ mới trong
giao tiếp.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Ngữ dụng học, trong đó có
hành động ngôn ngữ cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho
đến nay đã 20 năm trôi qua, hướng tiếp cận này phát triển ngày một sâu rộng, có thể
chia thành các khuynh hướng đi sâu sau:
a. Hướng nghiên cứu lý thuyết
Đỗ Hữu Châu (1993), trong “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung cùng Bùi
Minh Toán) [17], ở phần Ngữ dụng học, tác giả đã đưa ra khái niệm HĐNN, phân biệt
biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi và nêu ra một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu
hiệu lực ở lời của các HĐNN.
Nguyễn Đức Dân (1998), trong Ngữ dụng học [32] đã nêu những cơ sở lí thuyết
căn bản về ngữ dụng học trong đó có HĐNN. Song tác giả không phân biệt biểu thức ngữ

vi và phát ngôn ngữ vi mà cho rằng biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi là một.
Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong cuốn Dụng học Việt ngữ [42] đã trình bày
những vấn đề về ngữ dụng học như: Lí thuyết hành động ngôn từ; lí thuyết hội thoại,
lịch sự và giao tiếp; diễn ngôn và phân tích diễn ngôn; diễn ngôn và văn hoá…và ứng
dụng chúng vào nghiên cứu tiếng Việt.
Đỗ Thị Kim Liên (2005) trong công trình Giáo trình ngữ dụng học [72], bên
cạnh việc trình bày các vấn đề dụng học cũng như hành động ngôn ngữ dựa trên quan


10
điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước, tác giả đã dành nhiều công
phu đi sâu tìm hiểu các nhóm hành động tiêu biểu: hành động trần thuật, hành động
ứng xử, hành động ý chí, hành động nói năng và hành động cầu khiến - mệnh lệnh
bằng sự phân tích các ngữ liệu tiếng Việt cụ thể.

Nguyễn Văn Hiệp (2008), trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp [59] khi
trình bày về nghĩa mục đích phát ngôn đã nêu khái quát lí thuyết hành động ngôn ngữ
của J.L Austin, phân loại hành động ngôn ngữ và đặc biệt tác giả đã phân tích mối
quan hệ giữa đánh dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các tiểu
từ tình thái trong việc đánh dấu hiệu lực ở lời của phát ngôn.
Đỗ Việt Hùng (2011) trong cuốn Ngữ dụng học [61] ngoài phần trình bày lí
thuyết chung về hành động ngôn ngữ, tác giả cho rằng sự kiện lời nói được tạo thành
bởi một nhóm các hành động ngôn ngữ, thống nhất với nhau để thực hiện một hành
động ngôn ngữ trung tâm.
Nguyễn Văn Khang (2012), trong Ngôn ngữ học xã hội [67], khi trình bày về
tính xã hội của sự nói năng đã nêu khái quát lí thuyết của J. L. Austin, J. R. Searle và
hướng nghiên cứu HĐNN như một hành động xã hội của một số nhà nghiên cứu như
Reinach, G. N. Leech …
b. Hướng ứng dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ vào nghiên cứu các hành
động ngôn ngữ cụ thể trong tiếng Việt
Theo hướng ứng dụng lí thuyết này có thể kể đến số đông các công trình sau:
- Nghiên cứu phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các nhóm động từ nói năng thực
hiện hành động ngôn ngữ. Có thể điểm qua một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Cấu
trúc ngữ nghĩa của động từ ngôn ngữ: bàn, tranh luận, cãi” (Luận văn Thạc sĩ của
Đinh Thị Hà, 1994); “Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm thông tin”
(Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngận, 1996); “Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động
từ nói năng nhóm khen, tặng, chê” (Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Thu Hoa, 1996);
“Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm bàn, khuyên, ra lệnh, nhờ”
(Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thái Hoà, 1997); “Hành vi ngôn ngữ thề (swear)
trong tiếng Việt” (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Nga, 2013); “Đặc điểm cấu
trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi quan lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt
Nam” (Luận án Tiến sĩ của Trần Thị Hoàng Yến, 2014)… Các công trình theo hướng


11

này tập trung nghiên cứu động từ nói năng về phương diện ngữ nghĩa, từ đó xây dựng
mô hình cấu trúc ngữ nghĩa cho nhóm động từ này.
- Nghiên cứu các hành động ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội
thoại. Về hướng này, có thể kể đến một số sự kiện lời nói được nghiên cứu như: “Hành
động cho, tặng và sự kiện lời nói cho, tặng” (Luận văn Thạc sĩ của Chử Thị Bích, 2001);
“Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn
Thị Vân Anh, 2001); “Hành động ngôn ngữ trách và sự kiện lời nói trách” (Luận án Thạc
sĩ của Nguyễn Thu Hạnh, 2005); “Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt” (Luận án Tiến sĩ
của Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2006); “Hành động nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong tiếng
Việt” (Luận án Tiến sĩ của Dương Tuyết Hạnh, 2007), “Sự kiện lời nói cam kết trong hội
thoại” (Luận án Tiến sĩ của Vũ Tố Nga, 2009)… Nét chính của các công trình này là
nghiên cứu xây dựng khái niệm của một HĐNN cụ thể, xây dựng cấu trúc biểu thức ngữ

vi của hành động ngôn ngữ đó, xác định cấu trúc đặc thù của từng sự kiện lời nói với
các tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp, bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu
tố văn hoá đến sự thể hiện của HĐNN được nghiên cứu.
- Nghiên cứu các hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ dụng học - văn hóa.

Về hướng này, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “ Hành động xin
lỗi: một phân tích dụng học - văn hóa” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thế Dương,
2006); “Khảo sát hành vi rào đón trong tiếng Việt” (Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Nga,
2010); “Hành vi ngôn ngữ thề (swear) trong tiếng Việt” (Luận án Tiến sĩ, của Nguyễn
Thị Thu Nga, 2013); “Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại
nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ của Trần Thị Hoàng Yến,
2014)…
- Nghiên cứu so sánh đối chiếu phương tiện thực hiện hành động ngôn ngữ giữa

tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác. Có thể điểm một số công trình tiêu biểu như:
“Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời
khen” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Văn Quang, 1998); “Một số đặc điểm văn

hoá ứng xử của hành động từ chối trong tiếng Việt” (có sự đối chiếu với tiếng Anh)
(Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Phương Chi, 2004); “Phương thức biểu hiện
hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)” (Luận án Tiến sĩ,
Trần Chi Mai, ĐHQGHN, 2005); “Cách biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ


12
vực trong tiếng Anh và tiếng Việt” (Luận văn Thạc sĩ, Tạ Thị Phương Quyên, 2008)…
Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu miêu tả, phân tích sự khác biệt về
phương tiện và cách thức thực hiện HĐNN giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác,
bước đầu lí giải sự khác biệt đó từ góc độ văn hoá.
- Nghiên cứu liên quan đến hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ với dụng
học, văn hoá, phương ngữ: Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trịnh Thị
Mai, 2006); Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh,
(Luận án Tiến sĩ, Hoàng Thúy Hà, 2008); Chiến lược rào đón và nghĩa liên nhân của
hành động rào đón trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh (Luận án Tiến sĩ, Nguyễn Thị
Khánh Chi, 2017), Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của
người Nam Bộ (Luận án Tiến sĩ, Nguyễn Văn Đồng, 2018)…
c. Hướng nghiên cứu liên quan đến hành động thông báo
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các
hành động thuộc nhóm thông tin như: Hành vi ngôn ngữ mách và sự kiện lời nói mách
(Nguyễn Thị Hoài Linh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, 2003); Hành vi kể, diễn ngôn kể và
sự kiện lời nói kể (Phạm Hùng Linh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, 2001). Số lượng các công
trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến hành động ngôn ngữ thông báo chưa nhiều.

Trong luận văn “Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng: nhóm “thông tin”,
Nguyễn Thị Ngận đã xây dựng cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa cho 65 động từ
nói năng nhóm “thông tin” theo ba nhóm: nhóm động từ thông tin trực tiếp, nhóm
động từ thông tin gián tiếp và nhóm động từ thông tin chỉ dẫn; đồng thời chỉ ra những

nét nghĩa đặc trưng cơ bản và những nét nghĩa khu biệt cho từng động từ trong nhóm.
Tác giả kết luận “cùng làm một nhiệm vụ đưa tin từ nhân vật đưa tin đến nhân vật
nhận tin nhưng cách thức đưa tin và mục đích đưa tin của mỗi động từ có sự khác
nhau” [87, tr.101]. Theo tác giả, động từ “thông báo” là một động từ ngữ vi nằm trong
nhóm động từ thông tin trực tiếp. Tuy vậy, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở những luận
giải bước đầu về động từ “thông báo”, so sánh những điểm giống nhau và khác nhau
của động từ này với những động từ ngữ vi cùng nhóm. Còn thông báo ở phương diện
hành động ngôn ngữ thì chưa được đề cập.
Công trình nghiên cứu tác phẩm văn học có đề cập đến hành động thông báo là
“Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,


13
Chu Lai, Lê Lựu” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Cao Xuân Hải, 2010) [51]. Ở chương
3 của luận án, tác giả có đề cập đến hành động trần thuật thông báo trên các phương
diện: đặc trưng sự kiện, ngữ nghĩa; rút ra một số nhận xét về nhóm hành động trần
thuật thông báo qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai,
Lê Lựu. Tuy nhiên, luận án mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu hành động thông báo
trong tác phẩm văn chương; hành động thông báo trong môi trường giao tiếp hết sức
sống động, độc đáo là đời sống thường ngày thì hoàn toàn chưa được tác giả đề cập.
Trong luận án “Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ
góc độ dụng học”, Đỗ Thị Thanh Nga (2016) đã nghiên cứu văn bản hành chính từ góc
độ dụng học trên các mặt: hành động ngôn ngữ, cách thức lập luận, sự chi phối của
ngữ cảnh tới cách thức sử dụng hành động ngôn ngữ và lập luận để từ đó định hướng
cho việc sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo văn bản hành chính. Trong phần phân loại
hành động tái hiện trong văn bản hành chính (chương 2), tác giả có đề cập một cách sơ
lược đến khái niệm và phạm vi sử dụng của hành động thông báo [82, tr.79-80].
Tóm lại, cho đến nay tuy đã có những công trình nghiên cứu về các hành động
ngôn ngữ cụ thể trong tiếng Việt theo hướng Ngữ dụng học nhưng vẫn chưa có một
công trình cụ thể nào tìm hiểu về hành động thông báo trong sự tương tác với hành

động hồi đáp của người Nghệ Tĩnh. Vì vậy, đây là vấn đề để ngỏ để chúng tôi đi sâu
nghiên cứu: Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người
Nghệ Tĩnh.
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài
1.2.1. Lí thuyết hội thoại
1.2.1.1. Khái niệm hội thoại
Trong cuộc sống hằng ngày, con người phải thường xuyên giao tiếp trao đổi
thông tin với nhau. Quá trình giao tiếp này được thực hiện bằng nhiều phương tiện và
hình thức khác nhau. Trong đó, giao tiếp hội thoại là hình thức căn bản nhất, thường
xuyên nhất và phổ biến nhất của ngôn ngữ.
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động
giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung
miêu tả và liên cá nhân theo mục đích được đặt ra” [115, tr. 122].
Theo Đỗ Hữu Châu, “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến
của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ” [17, tr. 201].


14
Nguyễn Thiện Giáp xem “Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ.
Trong giao tiếp hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng
những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác
động lẫn nhau” [42, tr. 63].
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên
kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe trở thành
bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại” [32, tr. 76].
Mỗi tác giả đứng ở những góc nhìn khác nhau để đưa ra khái niệm về hội thoại.
Tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh vai trò chức năng của hội thoại trong sự hành chức.
Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân nhìn hội thoại từ cách thức hành chức của nó.
Tiếp thu quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên [72], chúng tôi cho rằng: “Hội
thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật

trực tiếp, trong một hoàn cảnh nhất định, giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi
ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [72, tr. 18].
Như vậy, nhờ hội thoại, các hoạt động xã hội của loài người được thiết lập, duy
trì và vận động phát triển. Trong thực tế, hội thoại được tổ chức dưới hai dạng: lời ăn
tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của con người hay còn gọi là khẩu ngữ, chúng xuất
hiện thành cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại (giữa hai nhân vật ) và lời trao - đáp của
các nhân vật đã được chủ thể nhà văn sáng tạo và thể hiện trong tác phẩm văn học hay
còn gọi là lời thoại nhân vật.
Đề tài của chúng tôi chỉ nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi
đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh.
1.2.1.2. Cấu trúc hội thoại
a. Cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị bao trùm nhất của hội thoại, bao gồm một số cặp trao đáp
tạo nên, có sự thống nhất về đề tài diễn ngôn, hình thức biểu đạt và ngữ cảnh.
Một cuộc thoại được xác định bởi những nhân tố:
- Sự thống nhất về nhân vật hội thoại: một cuộc thoại được xác định bởi sự
đương diện liên tục của hai hay nhiều người tham gia. Khi số lượng hay tính chất của
người hội thoại thay đổi thì có cuộc thoại mới.


15
- Sự thống nhất về thời gian và vị trí diễn ra hội thoại: thời gian có thể là ban
ngày, ban đêm, chiều tối, hôm qua...; còn không gian có thể là ở góc sân, mảnh vườn,
lớp học, phòng làm việc, một khu chợ... Tuy nhiên, trong quá trình hội thoại, thời gian
và không gian có thể thay đổi.
- Sự thống nhất về chủ đề, đề tài: “Chủ đề là cái chủ đích mà người nói, người
nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc thoại”; còn “đề tài là phạm vi hiện thực mà
người nói đề cập đến” [72, tr. 189].
Mỗi cuộc thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc, chúng làm nên ranh
giới của một cuộc thoại. Thông thường, trên bề mặt hình thức, có phần mở thoại, thân

thoại, kết thoại.
b. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một đoạn của cuộc thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với
nhau về đề tài và về đích có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng các đoạn thoại
khác làm cho cuộc thoại thành công (đạt được đích). Cũng có thể nói một đoạn thoại là
một lập luận bộ phận (có kết luận tường minh hoặc hàm ẩn) góp phần vào lập luận
chung của cuộc thoại.
Ranh giới giữa đoạn thoại và cuộc thoại nhiều khi không rõ ràng nhưng nhìn
chung, cuộc thoại có thể bao gồm nhiều đoạn thoại. Trong những cuộc thoại mang tính
nghi thức và chuẩn mực, có thể chia thành: đoạn thoại mở đầu (mở thoại), đoạn thoại thân
cuộc thoại (thân thoại), đoạn thoại kết thúc (kết thoại). Thông thường, đoạn mở và kết
thoại có cấu trúc tương đối ổn định, dễ nhận ra hơn các đoạn thoại tạo nên thân thoại.

Đoạn mở thoại thường có tính công thức và đưa đẩy, nhằm mục đích tạo lập
quan hệ là cơ bản. Đoạn thân thoại có thể chỉ một đoạn thoại hoặc một số đoạn thoại.
Mỗi một đoạn thoại có sự thống nhất về chủ đề, phạm vi hiện thực. Tuy nhiên, trong
một cuộc thoại có nhiều đoạn thoại, thì mỗi đoạn thoại có thể có những chủ đề nhỏ,
phản ánh những mặt, những khía cạnh, bình biện khác nhau nhằm làm sáng tỏ chủ đề
lớn. Đoạn kết thoại thường là tổng kết cuộc thoại, kết luận về một đề tài kèm theo lời
cảm ơn, lời chúc, từ biệt... Nhìn chung, tổ chức của đoạn thoại mở đầu và đoạn thoại
kết thúc phần lớn được nghi thức hóa và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: hoàn
cảnh giao tiếp, nền văn hóa của dân tộc, mục đích giao tiếp, quan hệ liên nhân cũng
như tính chất của cuộc thoại.


16
c. Cặp thoại (cặp trao đáp)
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu mà “với chúng, cuộc trao đổi, tức cuộc
hội thoại chính thức được tiến hành” [17, tr.301]. Thông thường, một cặp thoại gồm
có: một tham thoại có chức năng dẫn nhập (gọi là tham thoại dẫn nhập) và một tham

thoại có chức năng hồi đáp (gọi là tham thoại hồi đáp). Chúng làm thành một cặp thoại
do hai nhân vật - vai giao tiếp - thực hiện.
- Tham thoại dẫn nhập: theo trật tự tuyến tính, đây là tham thoại thứ nhất của
cặp thoại. Tham thoại dẫn nhập do vai nói (chúng tôi ghi là Sp1- Speaker, người nói
trước, chủ động) chủ động đưa ra với những hiệu lực ở lời buộc người nghe (chúng tôi
ghi là Sp2 - người đáp lại lời trao của Sp1) phải hồi đáp lại bằng hành động ngôn ngữ
tương ứng với nó.
- Tham thoại hồi đáp: Chức năng hồi đáp là chức năng của một tham thoại
hướng vào hiệu lực ở lời của tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại.
(1). Lan: Chiều ni (nay) đi Cửa Lò nhởi (chơi) đi.
Mai: Ok, rủ thêm mấy đứa nựa (nữa) ta đi cho vui hè (nhỉ).
Lượt lời của Lan (Sp1) là tham thoại dẫn nhập có hiệu lực ở lời rủ; lượt lời của
Mai (Sp2) là tham thoại hồi đáp đáp lại hành động rủ của Sp1 bằng hành động đồng ý.
Nếu tham thoại hồi đáp (nói đầy đủ là hành động chủ hướng của tham thoại có
chức năng hồi đáp) thoả mãn được đích của tham thoại dẫn nhập (nói đầy đủ là thoả
mãn được đích của hành động chủ hướng trong tham thoại có chức năng dẫn nhập) ta
sẽ có hồi đáp tích cực. Ngược lại khi tham thoại hồi đáp đi ngược lại với đích của tham
thoại dẫn nhập ta gọi đó là hồi đáp tiêu cực.
Căn cứ vào tính chất của tham thoại hồi đáp, chúng ta có thể phân chia cặp thoại
ra làm hai nhóm: Cặp thoại tích cực (có chứa tham thoại hồi đáp tích cực) và cặp thoại
tiêu cực (có chứa thm thoại hồi đáp tiêu cực).
(2). Sp1: Thông báo với mi (mày) là túi ni (tối nay) đội văn nghệ lớp ta tập nha,
7 giờ, trước sân kí túc xá A1.
Sp2: (1) - Ừ, cố tập cho xong mi (mày)ạ.
(2) - Chi mà (sao mà) bựa mô (hôm nào) cụng (cũng) tập rứa (thế)?
Túi ni (tối nay) tau (tao) bận rồi tau nỏ (không) đi mô (đâu).
Tham thoại dẫn nhập trong lượt lời Sp1 nhận được hai hồi đáp, trong đó hồi đáp


17

Sp2(1) là hồi đáp tích cực, còn hồi đáp Sp2(2) là hồi đáp tiêu cực. Cặp thoại Sp1 Sp2(1) là cặp thoại tích cực còn cặp thoại Sp1- Sp2(2) là cặp thoại tiêu cực.
Nếu Sp2 không hồi đáp (bằng lời hoặc cử chỉ đi kèm) ta có cặp thoại hẫng.
Các cặp thoại như đã miêu tả gồm 1 tham thoại dẫn nhập và 1 tham thoại hồi đáp
cho nó lập thành cặp kế cận. Đây là cặp thoại thường được sử dụng trong giao tiếp. Tuy
nhiên trong thực tế không phải bao giờ một hành động ở lời đưa ra cũng nhận ngay được
sự hồi đáp ở người nghe. Tuỳ từng hoàn cảnh giao tiếp, trước khi đưa ra lời hồi đáp người
nghe có thể “dẫn dắt” người nói cùng với mình làm rõ một số điều có liên quan đế nội
dung nêu ra ở tham thoại dẫn nhập. Chúng tạo thành các cặp chêm xen.

(3). Sp1: Con sang nhà bà Hoà mượn cho bố cái cưa.
Sp2: Bà Hoà nào bố?
Sp1: Bà Hoà nhà ông Minh ấy.
Sp2: Vâng, con đi ngay ạ.
Ở ví dụ trên cặp “Sp2- Bà Hoà nào bố? và Sp1- Bà Hoà nhà ông Minh ấy.” tạo
thành cặp chêm xen.
Luận án chỉ tập trung tìm hiểu cặp thoại có tham thoại dẫn nhập thông báo và
tham thoại hồi đáp đáp lại hành động thông báo tạo thành cặp kế cận.
d. Tham thoại
“Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại
nhất định” [17, tr.316]. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “một lượt lời có thể gồm nhiều tham
thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại (một tham thoại gồm nhiều lượt lời)” [17, tr.
316]. Ông phân biệt rạch ròi hai khái niệm “lượt lời” và “tham thoại” chứ không đồng
nhất như quan điểm của Nguyễn Đức Dân.
Như vậy, tham thoại là đơn vị trực tiếp cấu thành cặp thoại. Nếu cặp thoại là
đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất thì tham thoại là đơn vị đơn thoại. Tham thoại có thể
trùng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượt lời.
Theo lí thuyết của các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ - Pháp, đơn vị nhỏ nhất của hội
thoại là hành động ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên tham
thoại. Vậy, cấu tạo của tham thoại được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố ngôn từ
tạo nên một hành động hay chuỗi các hành động tạo lời của nhân vật hướng đến người

nghe theo chức năng nhất định. Trong thực tế giao tiếp, một tham thoại không chỉ chứa
một hành động ngôn ngữ mà có thể do nhiều hành động ngôn ngữ tạo nên.


×