Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Ngữ âm tiếng kháng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 213 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TẠ QUANG TÙNG

NGỮ ÂM TIẾNG KHÁNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TẠ QUANG TÙNG

NGỮ ÂM TIẾNG KHÁNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Mã số:

9220109

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong
bất kì công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu
được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin
điện tử, theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án.
Tác giả luận án

TẠ QUANG TÙNG

1


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Văn Lợi - Thầy hướng
dẫn viết luận án này.
Xin cảm ơn các Thầy Cô Khoa Ngôn ngữ học (Học viện Khoa học xã hội
– Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã giảng dạy, chỉ bảo tận tình cho
tác giả. Xin cám ơn Viện Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện cho tác giả học hành và
làm việc trong không khí học thuật của cơ quan khoa học. Xin chân thành cám
ơn các cộng tác viên người Kháng đã cung cấp tư liệu và có những nhận xét về
tiếng Kháng, giúp tác giả hoàn thành luận án.
Xin không quên ơn gia đình, đồng nghiệp và các đồng môn nghiên cứu
sinh đã thảo luận, chia sẻ và động viên với tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
TẠ QUANG TÙNG

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 1
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... 2
MỤC LỤC............................................................................................................... 3
QUY ƯỚC VIẾT TẮT............................................................................................ 6
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................ 9
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .............................. 3
4.1. Phương pháp luận ............................................................................................. 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................. 5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .............................................................. 5
6.1. Ý nghĩa lí luận .................................................................................................. 5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 5
7. Cơ cấu của luận án .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1............................................................................................................. 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................... 6
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT......................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu về người Kháng .............................................................. 6

1.1.2. Những nghiên cứu về tiếng Kháng ............................................................... 8
1.2. Cơ sở lí thuyết ................................................................................................ 20
3


1.2.1. Lí thuyết về Ngữ âm học và Âm vị học ...................................................... 20
1.2.2. Lí thuyết về mối quan hệ giữa dân tộc và ngôn ngữ, ngôn ngữ và tiếng địa
phương. Các ngôn ngữ và tiếng địa phương của dân tộc Kháng .......................... 38
1.3. Tiểu kết ........................................................................................................... 51
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 54
TỪ ÂM VỊ HỌC, ÂM TIẾT VÀ THANH ĐIỆU TIẾNG KHÁNG ................... 54
2.1. Từ âm vị học và âm tiết tiếng Kháng ............................................................. 54
2.1.1. Từ âm vị học và âm tiết tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu ................ 54
2.1.2. Từ âm vị học và âm tiết tiếng Kháng Quảng Lâm ...................................... 61
2.1.3. So sánh từ âm vị học và âm tiết tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu với
tiếng Kháng Quảng Lâm ....................................................................................... 65
2.2. Thanh điệu tiếng Kháng ................................................................................. 66
2.2.1. Thanh điệu tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu .................................... 66
2.2.2. Thanh điệu tiếng Kháng Quảng Lâm .......................................................... 82
2.2.3. Các hệ thanh điệu tiếng Kháng ................................................................... 97
2.2.4. So sánh hệ thanh điệu tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu với tiếng
Kháng Quảng Lâm .............................................................................................. 100
2.3. Tiểu kết ......................................................................................................... 101
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 103
ÂM ĐẦU VÀ VẦN TIẾNG KHÁNG................................................................ 103
3.1. Âm đầu tiếng Kháng .................................................................................... 103
3.1.1. Âm đầu tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu ....................................... 103
3.1.2. Âm đầu tiếng Kháng Quảng Lâm ............................................................. 115
3.1.3. So sánh âm đầu tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu với tiếng Kháng
Quảng Lâm .......................................................................................................... 120

3.2. Vần tiếng Kháng........................................................................................... 120
3.2.1. Vần tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu .............................................. 120
3.2.2. Vần tiếng Kháng Quảng Lâm ................................................................... 132
3.2.3. So sánh vần tiếng Kháng Tuần Giáo-Thuận Châu với tiếng Kháng Quảng
Lâm ......................................................................................................................

142
142

3.3. Tiểu kết .........................................................................................................

4


KẾT LUẬN......................................................................................................... 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..........................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 150
PHỤ LỤC 1........................................................................................................ 159
THÔNG TIN VỀ CỘNG TÁC VIÊN NGƯỜI KHÁNG.................................... 159
PHỤ LỤC 2........................................................................................................ 160
BẢNG TỪ NGỮ MORRIS SWADESH............................................................. 160
TRONG TIẾNG KHÁNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG (200 ĐƠN VỊ)...................160
PHỤ LỤC 3........................................................................................................ 168
BẢNG NGỮ VỰNG ĐỐI CHIẾU VIỆT - ANH – KHÁNG............................. 168
(1160 ĐƠN VỊ)................................................................................................... 168

5


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

CHỮ ĐẦY ĐỦ

ÂT

âm tiết

ÂTC

âm tiết chính

ÂV

âm vị

ÂVH

âm vị học

CTV

cộng tác viên

DT

dân tộc

F


formant, phoóc măng



nguyên âm

NÂ - ÂVH

ngữ âm – âm vị học

NÂH

ngữ âm học



phụ âm

TÂT

tiền âm tiết

TÂVH

từ âm vị học



thanh điệu


6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Địa bàn phân bố và dân số của người Kháng ở Việt Nam (tính đến
2009) [102]........................................................................................................... 42
Bảng 1. 2. Thống kê từ vựng trong tiếng Kháng ở các địa phương ..................... 48

Bảng 2. 1. Diễn tiến F0 của thanh điệu tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu
trong âm tiết kết thúc vang ................................................................................... 74
Bảng 2. 2. Diễn tiến F0 của thanh điệu trong âm tiết kết thúc không vang Kháng
Tuần Giáo – Thuận Châu ..................................................................................... 77
Bảng 2. 3. Các đặc điểm cao độ của thanh điệu tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận
Châu...................................................................................................................... 79
Bảng 2. 4. Hệ thanh điệu Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu theo 4 đặc trưng ngữ
âm học: đường nét, âm vực, chất giọng và cách kết thúc âm tiết ........................ 82
Bảng 2. 5. Diễn tiến F0 của thanh điệu trong âm tiết kết thúc vang Kháng Quảng
Lâm ....................................................................................................................... 88
Bảng 2. 6. Diễn tiến F0 của thanh điệu trong âm tiết kết thúc không vang bằng
phụ âm tắc, vô thanh Kháng Quảng Lâm ............................................................. 91
Bảng 2. 7. Diễn tiến F0 của thanh điệu trong âm tiết kết thúc không vang bằng
phụ âm xát - vô thanh Kháng Quảng Lâm ........................................................... 93
Bảng 2. 8. Các đặc điểm cao độ của thanh điệu tiếng Kháng Quảng Lâm .......... 94
Bảng 2. 9. Hệ thống thanh điệu Kháng Quảng Lâm và 4 đặc trưng ngữ âm học:
đường nét, âm vực, chất giọng và cách kết thúc âm tiết ...................................... 97
Bảng 2. 10. Hệ thống thanh điệu Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu theo 2 đặc
trưng khu biệt: đường nét và âm vực ................................................................... 99
Bảng 2. 11. Hệ thống thanh điệu Kháng Quảng Lâm theo 3 đặc trưng khu biệt:
đường nét, âm vực,và chất giọng ....................................................................... 100
Bảng 3. 1. Hệ thống phụ âm đầu đơn tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu .. 114

Bảng 3. 2. Hệ thống phụ âm đầu đơn tiếng Kháng Quảng Lâm ........................ 119

7


Bảng 3. 3. Đặc trưng âm học các nguyên âm đơn Kháng Tuần Giáo - Thuận
Châu.................................................................................................................. 123
Bảng 3. 4. Giá trị trung bình F1, F2; cường độ, trường độ của 3 nguyên âm đôi
Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu....................................................................... 125
Bảng 3. 5. Hệ thống nguyên âm đơn tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu. . .128
Bảng 3. 6. Hệ thống nguyên âm đôi tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu....129
Bảng 3. 7. Hệ thống phụ âm cuối tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu........132
Bảng 3. 8. Đặc trưng âm học các nguyên âm đơn Kháng Quảng Lâm.............133
Bảng 3. 9. Giá trị trung bình F1, F2; cường độ, trường độ của 3 nguyên âm đôi
Kháng Quảng Lâm............................................................................................ 134
Bảng 3. 10. Hệ thống nguyên âm đơn tiếng Kháng Quảng Lâm.......................135
Bảng 3. 11. Hệ thống nguyên âm đôi tiếng Kháng Quảng Lâm........................ 136
Bảng 3. 12. Hệ thống phụ âm cuối tiếng Kháng Quảng Lâm............................ 141

8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1. 1. Bản đồ các ngôn ngữ Nam Á ................................................................ 9
Hình 1. 2. Bảng so sánh từ vựng của Paul Sidwell [78; tr 50] ............................. 10
Hình 1. 3. Sự phân loại của Michel Ferlus [74; tr 9] ........................................... 10
Hình 1. 4. Quá trình di cư các cư dân nhóm Paluangic theo giả thuyết của
Sidwell .................................................................................................................. 12
Hình 1. 5. Bảng phân loại của Chazée [70] ......................................................... 13
Hình 1. 6. Bảng phân loại của Peiros (2004) [58] ................................................ 14

Hình 1. 7. Minh họa Phổ âm ................................................................................ 25
Hình 1. 8. Minh họa Phổ đồ ................................................................................. 25
Hình 1. 9. Đặc trưng cấu âm của nguyên âm theo Rakerd and Verbrugge [85] .. 27
Hình 1. 10. Thanh phổ minh họa sự khác biệt giữa nguyên âm theo trường độ
giữa A [bɛt], B [bɛd] và C [baed] (dẫn theo [86]) ................................................
Hình 1. 11. Minh họa biên độ sóng âm ................................................................

28
29

Hình 1. 12. Mô hình diễn tiến các thức tạo thanh của Ladefoged [81] ...............

37

Hình 1. 13. Bản đồ các biến thể địa phương tiếng Kháng ...................................

47

Hình 2. 1. Minh họa sóng âm, F0, thanh phổ TÂVH dạng 1 trong từ ʔun

44

(váy)

..............................................................................................................................

55

44


Hình 2. 2. Minh họa sóng âm, F0, thanh phổ TÂVH dạng 2 trong từ səʔun
(trời) ...................................................................................................................... 55
Hình 2. 3. Thanh điệu tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu ở các âm tiết kết
thúc vang .............................................................................................................. 67
Hình 2. 4. Thanh 1 tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu, trong từ pa44 (dính) 68
Hình 2. 5. Thanh 2 Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu, trong từ pa11Ɂ (chảy) ....... 69
Hình 2. 6. Thanh 3 Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu, trong từ pa35Ɂ (bố) ........... 70
31Ɂ

Hình 2. 7. Thanh 4 Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu, trong từ pa
(tên cây
thuốc) ....................................................................................................................
71
323
Hình 2. 8. Thanh 5 Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu, trong từ pa
(phù)......... 72
Hình 2. 9. Thanh 6 Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu, trong từ pa212 (hủi) ......... 73
9


Hình 2. 10. Thanh điệu Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu trong âm tiết kết thúc
không vang ........................................................................................................... 75
Hình 2. 11. Thanh 1 Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu trong âm tiết kết thúc
43
không vang, trong từ pup (lưng) ........................................................................ 76
Hình 2. 12. Thanh 2 tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu âm tiết kết thúc
12
không vang, trong từ pup (mục (tre)) ................................................................ 77
44


Hình 2. 13. Sóng âm, cao độ, phổ âm, sự biến đổi chất âm, cường độ pa (dính),
đại diện cho chất giọng thường ............................................................................ 80
323

Hình 2. 14. Sóng âm, cao độ, phổ âm, cường độ, sự biến đổi chất âm: pa
(phù), đại diện cho chất giọng thanh quản hóa .................................................... 81
11ʔ

Hình 2. 15. Sóng âm, cao độ, phổ âm, sự biến đổi chất âm, cường độ: pa
(chảy), đại diện cho chất giọng tắc thanh môn. ................................................... 81
Hình 2. 16. Thanh điệu tiếng Kháng Quảng Lâm (trong âm tiết kết thúc vang) . 83

Hình 2. 17. Thanh 1 Kháng Quảng Lâm âm tiết kết thúc vang: tu44 (lỗ) ............ 84
Hình 2. 18. Thanh 2 Kháng Quảng Lâm âm tiết kết thúc vang ː tu21ʔ (dựng) ..... 85
Hình 2. 19. Thanh 3 Kháng Quảng Lâm âm tiết kết thúc vang: tu35 (phá) .......... 86
Hình 2. 20. Thanh 4 Kháng Quảng Lâm âm tiết kết thúc vang: tu52 (ăn) ............ 87
52ʔ

Hình 2. 21. Thanh 5 Kháng Quảng Lâm âm tiết kết thúc vang: tu (cơm cháy)
..............................................................................................................................88
Hình 2. 22. Thanh điệu Kháng Quảng Lâm (trong âm tiết kết thúc không vang –
phụ âm tắc, vô thanh /p, t, c, k/) ........................................................................... 89
Hình 2. 23. Thanh thứ nhất âm tiết kết thúc tắc, vô thanh Kháng Quảng Lâmː
44
ɓăt (rau) ............................................................................................................. 90
Hình 2. 24. Đồ thị F0 thanh thứ hai âm tiết kết thúc tắc, vô thanh Kháng Quảng

Lâm ....................................................................................................................... 91
Hình 2. 25. Thanh điệu Kháng Quảng Lâm cho âm tiết kết thúc không vang bằng
44

h, sː tɯs (nấm) ................................................................................................... 93
Hình 2. 26. Sóng âm, cao độ, sự biến đổi chất âm, phổ âm, diễn tiến phoóc măng

và cường độ và sự biến đổi chất âm ko

44

(cầu) đại diện cho chất giọng thường .

96 Hình 2. 27. Sóng âm, F0, phổ âm, diễn tiến phoóc măng, cường độ và sự biến
52ʔ

đổi chất âm tu

(cơm cháy), đại diện chất giọng tắc thanh môn ........................ 96
10


35ʔ

Hình 3. 1. Sóng âm, cường độ, VOT, trường độ phụ âm đầu ʔː ʔa (cay)......104
Hình 3. 2. Sóng âm, cường độ, F0, phoóc măng của phụ âm hút vào ɓ trong tiếng
212

Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu: ɓa (chua)................................................. 105
Hình 3. 3. Sóng âm, cường độ, F0, phoóc măng của phụ âm hút vào ɗ
trong
tiếng Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu: ɗa
Hình 3. 4. Sóng âm, phổ âm, F0 từ klu


44

323

(đen).......................................... 105

(con bò)............................................ 107
35ʔ

Hình 3. 5. Sóng âm, cường độ, phoóc măng từ hwaj (hổ (cọp))...................108
Hình 3. 6. Nguyên âm đơn Kháng Tuần Giáo – Thuận Châu........................... 124
44

Hình 3. 7. Minh họa nguyên âm đôi iə trong từ tiə (đất)................................ 125
Hình 3. 8. Nguyên âm đơn Kháng Quảng Lâm................................................. 134
Hình 3. 9. Sóng âm, F0, cường độ, phổ âm, phổ đồ âm tố [r] trong từ ɓar
137
Hình 3. 10. Sóng âm, F0, cường độ, phoóc măng, âm tố [r] trong từ ɓar
137

44

44

(hoa)

(hoa)
44

Hình 3. 11. Sóng âm, F0, cường độ, phổ âm, phổ đồ âm tố [l] trong từ kəncal

(rơm)................................................................................................................. 138
44

Hình 3. 12. Sóng âm, F0, cường độ, phoóc măng, âm tố [l] trong từ kəncal
(rơm)................................................................................................................. 138
44

Hình 3. 13. Sóng âm, F0, cường độ, phổ âm, phổ đồ âm tố [s] trong từ mos
(mũi).................................................................................................................. 139
44

Hình 3. 14. Sóng âm, F0, cường độ, phoóc măng, âm tố [s] trong từ mos
139

(mũi)
44

Hình 3. 15. Sóng âm, F0, cường độ, phổ âm, phổ đồ âm tố [h] trong từ pah
(không).............................................................................................................. 140
44

Hình 3. 16. Sóng âm, F0, cường độ, phoóc măng, âm tố [h] trong từ pah
(không).............................................................................................................. 140

11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Theo sự phân loại phổ biến, tiếng Kháng được xếp vào nhóm Khơ Mú

(Khmuic - cùng với các tiếng Xinh Mun, Khơ Mú và Ơ Đu) của nhánh Môn
– Khơ Me Bắc (North Mon – Khmer), khối Môn – Khơ Me (Mon - Khmer), ngữ
hệ Nam Á (Austroasiatic). Cũng có ý kiến cho rằng tiếng Kháng thuộc nhóm
Palaungic. Những ý kiến khác nhau cho thấy cần có nguồn tư liệu đầy đủ hơn về
tiếng Kháng và các ngôn ngữ nhóm Khơ Mú.
Tiếng Kháng là một trường hợp đặc biệt về loại hình học: Trong khi
những ngôn ngữ khác gần gũi với nó về cội nguồn (trừ phương ngữ Đông của
tiếng Khơ Mú) không có TĐ, tiếng Kháng được nhận định là ngôn ngữ vừa
mang tính chất cận ÂT tính (sesquisyllabic) lại vừa là một ngôn ngữ có TĐ. Do
vậy, những tìm hiểu về ngữ âm tiếng Kháng không những có thể góp vào việc
tìm hiểu những đặc điểm tiếng Kháng, mà còn có thể giúp hình dung quá trình
lịch sử, với những quy luật bảo lưu và cách tân trong ngữ âm các ngôn ngữ Đông
Nam Á và phương Đông nói chung – những vấn đề đang được giới ngôn ngữ học
rất quan tâm.
1.2. Người Kháng ở Việt Nam có tộc danh chính thức là Kháng.
Theo Tổng điều tra về Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 [103], DT
Kháng có số dân 16.180 người, cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc: các tỉnh Sơn La
(các huyện Thuận Châu, Mường La, Sông Mã, Mai Sơn); Điện Biên (các huyện
Tuần Giáo, Mường Nhé); Lai Châu (các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Than
Uyên). Đó là vùng núi non thượng lưu và trung lưu sông Đà, thuộc trung tâm
phần lãnh thổ phía bắc của khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Sự chuyển cư trước đây, cùng với khoảng cách địa lí, điều kiện đi lại khó
khăn ít có sự trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, quá trình tiếp xúc văn hóa với
người Thái được giả định là lí do khiến ngôn ngữ dân tộc Kháng ở các địa
phương chịu sự phân li và khó thống nhất. Ngoài ra có thể có lí do gì khác?
Tiếng Kháng gồm những tiếng địa phương nào? Người Kháng nói một hay hơn
một ngôn ngữ? - Đến nay đây vẫn là những câu hỏi chưa có câu trả lời đủ rõ.
1



1.3. Cũng như một số DT rất ít người khác ở Việt Nam, DT Kháng đang
có nguy cơ mai một tiếng nói và nhiều nét bản sắc văn hóa truyền thống có liên
quan đến ngôn ngữ. Tình trạng ấy cần có sự tác động từ nhiều mặt, trong đó có
phương diện Ngôn ngữ học. Nghiên cứu về ngữ âm tiếng Kháng là một trong
những tác động này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án mục đích xác định hệ thống ngữ âm – âm vị học của ngôn ngữ
dân tộc Kháng trong trạng thái đồng đại, trình bày hiện thực ngữ âm học đa dạng
của ngôn ngữ người Kháng ở các địa phương, lí giải những sự kiện ngữ âm học
quan sát thấy, trên cơ sở lí thuyết ngữ âm học cấu âm và ngữ âm học âm học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về dân tộc, ngôn ngữ Kháng nói chung; xác định cơ
sở lí luận về nghiên cứu NÂ – ÂVH, chỉ ra những căn cứ để nghiên cứu ngữ âm
tiếng Kháng, trước hết là cơ sở xác định đối tượng nghiên cụ thể của luận án.
- Thu thập tư liệu (qua điền dã và nguồn tư liệu đã có), xây dựng cơ sở dữ
liệu về NÂ - từ vựng Kháng.
- Miêu tả NÂH cấu âm – thính giác kết hợp với NÂH âm học, trình bày
những giải thuyết và cân nhắc các khả năng, sử dụng các tiêu chí NÂ - ÂVH đối
với TÂVH và ÂT, âm đầu, âm chính, âm cuối và TĐ, đạt tới kết quả cuối cùng là
xác lập hệ thống ngữ âm tiếng Kháng và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt
tiếng Kháng ở các địa phương trên phương diện NÂH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngữ âm tiếng Kháng trên lãnh thổ
Việt Nam.
Tư liệu miêu tả ngữ âm chủ yếu là tiếng Kháng ở bản Nậm Mu, xã Phình
Sáng, huyện Tuần Giáo - Điện Biên; bản Ít Cang, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận
Châu – Sơn La, là những tiếng địa phương có nhiều điểm chung với các nơi
khác; tiếng Kháng ở bản Quảng Lâm, xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé - Điện

Biên, một tiếng địa phương có nhiều điểm dị biệt so với các nơi khác (chương 2,
2


chương 3). Luận án cũng tham khảo tư liệu tiếng Kháng ở bản Lọng Mấc, xã
Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai - Sơn La; tiếng Kháng ở bản Tao, xã Nậm
Giôn, huyện Mường La - Sơn La; tiếng Kháng ở bản Pá Pù, xã Nậm Giôn, huyện
Mường La - Sơn La; tiếng Kháng ở Than Uyên, Tam Đường (chương 1) nhằm
thống kê mức tương đồng và khác biệt từ vựng phục vụ việc xác định đối tượng
nghiên cứu của luận án.
Cơ sở có được từ việc xác định đối tượng nghiên cứu này sẽ được đề cập
cụ thể ở Chương 1 của luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống ngữ âm tiếng Kháng được hiện thực hóa trong các từ (“từ âm vị
học” - TÂVH) rời, ÂT và các thành tố của ÂT, gồm: các đơn vị đoạn tính (hệ
thống âm đầu, âm chính, âm cuối); các đơn vị siêu đoạn tính (hệ thống TĐ).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án coi ngôn ngữ là một đối tượng khách quan, đặt tiếng Kháng vào
trạng thái đồng đại tĩnh tương đối trong quá trình luôn biến đổi và phát triển.
Đồng thời, xem ngôn ngữ bao gồm các yếu tố trong tiểu hệ thống, với những
quan hệ bên trong giữa các yếu tố, tạo nên một chỉnh thể hệ thống cấu trúc.
Các bước liên quan đến phương pháp luận được sử dụng trong luận án:
trình bày hiện thực sinh động (về các sự kiện ngữ âm) - lí giải hiện thực và
thảo luận, trình bày các khả năng, giải pháp – đưa đến hệ thống (quan hệ
giữa các yếu tố trong tổng thể cấu trúc).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: để khảo sát, thu thập tư liệu tại địa
phương và xây dựng cơ sở dữ liệu ngữ âm tiếng Kháng qua bảng từ ngữ điều tra.
- Ghi âm bằng máy ghi âm số Zoom H2n Handy Recorder. Quan sát trực tiếp

các đặc điểm cấu âm và thụ cảm bằng thính giác, kết hợp với sự tái tạo lại âm

thanh; trên cơ sở đó tiến hành phiên âm NÂH bằng kí hiệu IPA, được tập hợp
trong Bảng từ ngữ Morris Swadesh trong tiếng Kháng ở các địa phương (200
đơn vị) (Phụ lục 2) và Bảng ngữ vựng đối chiếu Việt – Anh – Kháng (Phụ lục 3).
b. Phương pháp miêu tả: để chỉ ra các đặc điểm NÂ – ÂVH của tiếng
3


Kháng. Kết quả quyết định là xác lập hệ thống ngữ âm tiếng Kháng trong
chương 2 và 3.
Tư liệu ghi âm bảng từ ngữ rời tiếng Kháng: 1160 đơn vị, trong đó có danh
sách 200 từ cơ bản của M. Swadesh. Các CTV được yêu cầu đọc các đơn vị từ vựng
(theo gợi ý nghĩa tiếng Việt, từ đó tìm ra các tương ứng trong tiếng Kháng), mỗi đơn
vị được đọc ba lần theo cách phát âm hàng ngày (xin gọi đó là các “phát ngôn”).
Các phát ngôn này được ghi âm bằng máy ghi âm số Zoom H2n Handy Recorder,
trong điều kiện bình thường (không phải trong phòng cách âm).

Tư liệu được tiến hành xử lí số hoá bằng chương trình phân tích ngữ âm
Praat theo cỡ mẫu 22.050 Hz, 16 bit, dưới dạng các file có định dạng .wav. Các
file âm thanh được tập hợp trong Cơ sở dữ liệu số hóa (Computerized Database)
ngữ âm tiếng Kháng.
c. Phương pháp thực nghiệm khí cụ (experimental - instrumental): Phân
tích các thông số âm học của âm đầu, vần và TĐ bằng các chương trình phân tích
tiếng nói chuyên biệt Praat, Speech Analyser, WinCecil. Phần mềm Praat, Speech
Analyser có ưu thế trong phân tích các thành phần đoạn tính. Phần mềm Praat
thiên về miêu tả và đưa ra các thông số định lượng. Phần mềm Speech Analyser
thiên về miêu tả và đưa ra các thông số định tính. Phần mềm WinCecil có ưu thế
trong phân tích các thành phần siêu đoạn tính. Từ đó có các thông số định lượng
âm học của các tín hiệu âm thanh như cường độ (intensity), tần số cơ bản (F0),

trường độ (duration), cao độ (pitch), phoóc măng (formant) và các thông số định
tính trên phổ âm (spectrogram), phổ đồ (spectrum), đặc trưng sóng âm
(soundwave).
d. Phương pháp so sánh – loại hình và so sánh – lịch sử: miêu tả những
tương ứng ngữ âm giữa tiếng Kháng các địa phương, chỉ ra những tương đồng và
khác biệt đang có, giúp có được những nhận xét lí giải về loại hình học và quá
trình diễn biến của ngôn ngữ. Trong điều kiện hiện có, vận dụng thủ pháp thống
kê từ vựng (lexical statistics) nhằm xác định các ngôn ngữ và tiếng địa phương
của DT Kháng, từ đó đi đến kết quả là xác định được các đối tượng nghiên cứu
cụ thể của luận án.
4


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Chỉ ra được những đặc trưng của hệ thống ngữ âm tiếng Kháng; sự tương
đồng và khác biệt ngữ âm giữa tiếng Kháng các địa phương .
Góp tư liệu tiếng Kháng cho nghiên cứu các ngôn ngữ nhóm Khơ Mú
(Khmuic), nhánh Môn – Khơ Me Bắc, khối Môn – Khơ Me (Mon - Khmer), ngữ
hệ Nam Á (Austroasiatic).
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Những kết quả của luận án có thể góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận làm
sáng tỏ các định đề về NÂ – ÂVH, về loại hình học và ngữ âm lịch sử trong ngôn
ngữ học. Kết quả luận án cũng có thể chứng tỏ sự giúp ích của những thao tác thực
nghiệm khí cụ (experimental - instrumental) trong nghiên cứu các ngôn ngữ

ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu hướng tới giải quyết những nhu cầu hiện nay như chế
tác chữ viết, giúp biên soạn các sách công cụ phục vụ cho giáo viên và người học

tiếng (Từ điển Việt – Kháng, Kháng – Việt; Ngữ pháp tiếng Kháng…), góp phần
bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của người Kháng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Thư mục tham khảo, luận án gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết;
Chương 2: Từ âm vị học, âm tiết và thanh điệu tiếng Kháng;
Chương 3: Âm đầu và vần tiếng Kháng.
Phần Phụ lục: Thông tin về các CTV; Bảng từ ngữ M. Swadesh đối chiếu
các tiếng địa phương Kháng 200 đơn vị; Bảng ngữ vựng đối chiếu Việt -Anh –
Kháng (Tuần Giáo và Quảng Lâm) 1160 đơn vị.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về người Kháng
Người Kháng được đề cập đến vào năm 1933 với tên Xá Xuốc [27; tr.161].
Năm 1959, trong cuốn “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, các tác giả Lã Văn Lô,
Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Đường đã xác lập danh sách 63
DT thiểu số và coi người Kháng (dưới tên gọi là Xá) là một DT thuộc ngữ hệ Hán –
Tạng [12; tr.45 – 46].
Năm 1963, trong tác phẩm “Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt
Nam” của tác giả Vương Hoàng Tuyên, người Kháng được xác định là DT nói ngôn
ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic) [27].
Nhưng, phải đến công trình của nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn
Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy, Thanh Thiên (1972), DT Kháng cùng Khơ Mú, Xinh

Mun, Mảng, La Ha mới được giới thiệu một cách đầy đủ và hệ thống, dưới tên gọi
chung: các “DT thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam” [28].
Năm 1975, trong công trình “Vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu
số ở miền Bắc Việt Nam", tác giả Nguyễn Văn Huy trong bài viết “Về nhóm Kháng
ở bản Quảng Lâm” đã giới thiệu một số nét khái quát về người Kháng ở bản Quảng
Lâm, khẳng định rằng người Kháng ở Quảng Lâm và người Kháng những nơi khác
là một DT (ông chứng minh Kháng Quảng Lâm không phải là một bộ phận của DT
Cống), dù ngôn ngữ có ít nhiều khác biệt với người Kháng những nơi khác [11].
Năm 2011, các tác giả Phạm Quang Hoan, Đặng Thị Hoa xuất bản chuyên
khảo dân tộc học “Người Kháng ở Việt Nam” đã khảo tả nhiều mặt về DT Kháng:
nguồn gốc lịch sử, xã hội, phân bố dân cư; văn hóa vật chất và tinh thần người
Kháng [5].
6


Trong công trình “Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt
Nam” (1972), tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình... đã nhận xét người
Kháng ở các địa phương Việt Nam tự nhận nhiều tộc danh khác nhau: Người Kháng
ở xã Chiềng Bôm (Thuận Châu - Sơn La) tự nhận là Kháng Huộc; Ở xã Chiềng
Xôm (Thuận Châu - Sơn La), họ tự nhận là Mhang Hốc, Mhang Ái; Ở xã Mường
Giôn (Quỳnh Nhai - Sơn La), họ có tên tự nhận là Mhang Béng, Mháng Cọi; Ở xã
Nậm Mu (Than Uyên - Lai Châu), họ tự nhận là Bủ Háng Cuông. Các DT láng
giềng cũng gọi người Kháng bằng nhiều tên gọi khác nhau: Người Thái ở quanh thị
trấn Thuận Châu (Sơn La) gọi họ là Xá Khao; Ở xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai - Sơn
La), người Kháng được gọi là Xá Đón; Người Thái vùng ven sông Đà (Quỳnh Nhai,
Mường La, Thuận Châu, Than Uyên…) gọi họ là Xá Xúa, Xá Tú Lăng. Ở nhiều nơi,
họ được gọi theo tên địa phương cư trú: Xá Ái, Xá Hốc, Xá Bẻng, Xá Cội, Xá Quảng
Lâm. Theo các tác giả Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự, ở vùng Chiềng La (Thuận
Châu - Sơn La) họ còn được gọi là Xá Dặng [28; tr.108]. Trong khi người Kháng ở
huyện Tuần Giáo - Điện Biên, huyện Quỳnh Nhai, huyện Nậm Giôn - Sơn La đều

43

44

dùng từ /măk / hoặc /ma / đều có nghĩa là "người" để gọi mình (trước tên DT), thì
44

duy nhất nhóm Kháng ở xã Quảng Lâm, Mường Nhé - Điện Biên lại dùng từ /siŋ /.
Từ những nghiên cứu về người Kháng, có thể thấy một số điểm đáng chú ý
có liên quan đến ngôn ngữ cộng đồng này:
- Người Kháng là một DT với ngôn ngữ, văn hóa riêng biệt (bên cạnh các DT
khác) và ý thức rõ về tộc người mình. Đó là một DT có tên gọi riêng (Kháng), trong
đó tên các nhóm ở các địa phương rất đáng được chú ý.
- Người Kháng Việt Nam chỉ cư trú ở khu vực Tây Bắc: các tỉnh Lai Châu,
Sơn La, Điện Biên. Họ có quan hệ gần gũi với các DT: Khơ Mú, Xinh Mun,
- Người Kháng có nhiều tên gọi cũng như các nhóm địa phương khác nhau.
nhưng chủ yếu gồm hai đại diện chính là Kháng Sơn La và Kháng Quảng Lâm. Hai
nhóm này có nhiều nét khác biệt.
7


Là một nhóm thiểu số sống biệt lập, người Kháng ở Quảng Lâm hiện còn là
một ẩn số đối với giới nghiên cứu. Ngoài bài viết của Nguyễn Văn Huy phác thảo
sơ lược về người Kháng và tiếng Kháng ở Quảng Lâm ở trên, chưa có công trình
nào viết về văn hóa và ngôn ngữ người Kháng ở Quảng Lâm. Thậm chí trong công
trình “Người Kháng ở Việt Nam” sau này, nhóm các tác giả Phạm Quang Hoan,
Đặng Thị Hoa cũng không đề cập đến người Kháng ở Quảng Lâm [5].
1.1.2. Những nghiên cứu về tiếng Kháng
1.1.2.1. Những nghiên cứu tiếng Kháng về mặt cội nguồn
Ngôn ngữ DT Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ nào trong chi Môn – Khơ Me

của ngữ hệ Nam Á?
Theo tài liệu Ethnologue ấn bản lần thứ 19 (dẫn theo [76]), nhóm Khơ Mú
(Khmuic) gồm 13 ngôn ngữ, phân bố chủ yếu ở Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Trong một thời gian dài, sự chú ý của giới nghiên cứu chỉ tập trung vào tiếng
Khơ Mú. Tiếng Khơ Mú đã được các học giả biết đến từ thế kỉ 19 (từ vựng tiếng
Khơ Mú được ghi lại trong tài liệu của Garnier năm 1873 thuật lại cuộc thám hiểm
Đông Dương của ông) [45]. Theo quan điểm của Haudricourt (1953, 1954) [34; 35],
việc nghiên cứu tiếng Khơ Mú cũng như các ngôn ngữ nhóm Khơ Mú có thể giúp
làm rõ quá trình hình thành TĐ tiếng Việt (và ông đã đặc biệt chú ý tới tiếng Kháng
thuộc nhóm Khơ Mú trong một “chuyến đi thăm các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và
Việt Bắc Việt Nam” năm 1973 [4]). Có thể kể đến các công trình của Delcros và
Subra [54], Smalley [99; 100], Lindell et al [68], Svantesson [61], Preisig et al [44],
Premsrirat [88]; [89]; [90]; [91]; [92]; [93] về Khơ Mú. Từ những năm 1970, phạm
vi nghiên cứu về các ngôn ngữ nhóm này bắt đầu được mở rộng, ví dụ trong các
công trình của Maspero [55] nghiên cứu tiếng Theng, Filbeck [42; 43], Pogibenko
và Bùi Khánh Thế [98] trên tư liệu tiếng Xinh Mun, Rischel và Egerod [63] trên tư
liệu tiếng Mlabri, Ferlus và Đặng Nghiêm Vạn [97] nghiên cứu tiếng Tày Hạt (Ơ
Đu), Bùi Khánh Đại [37] nghiên cứu tiếng Phong/ Kaniang...
Trong sự phân loại các ngôn ngữ nhóm Khơ Mú theo quan hệ cội nguồn, do
tư liệu chưa đầy đủ và có thể do sự quan tâm chưa bao quát, hiện nay vị trí tiếng
8


Kháng vẫn chưa thực sự được xác định. Trong bản đồ các ngôn ngữ Nam Á trong
khu vực dưới đây (được dẫn trong [47]; [49]; [50]; [51]), Gérard Diffloth đã làm
dấu “khoanh tròn” tiếng Kháng và Khabit như hai ngôn ngữ “cá biệt”, chưa rõ nên
xếp vào nhóm nào.

Hình 1. 1. Bản đồ các ngôn ngữ Nam Á
(Ghi chú: Kháng và Khabit: chưa được phân định rõ ràng – “khoanh tròn”).

Hiện nay, ý kiến về vị trí tiếng Kháng chủ yếu là:
Quan điểm 1: Tiếng Kháng có quan hệ gần gũi với tiếng Việt và Mường.
Tiếng Kháng là ngôn ngữ có TĐ, nên có thể xem là cùng loại với tiếng Việt
và tiếng Mường. Quan điểm này gặp trong các công trình của A.G.Haudricourt [4],
Đặng Nghiêm Vạn [28]. Trong công trình do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, các nhà
dân tộc học có nhận xét đáng chú ý: “Kháng là nhóm cư dân có nhiều quan hệ gần
gũi về tiếng nói với nhóm Việt-Mường. Chúng ta có thể xem ngôn ngữ Kháng là
gạch nối giữa ngôn ngữ Việt-Mường và ngôn ngữ Môn-Khơ me”[28, tr 23].
Một điều đáng chú ý là trong những tài liệu viết về dân tộc Kháng, các nhà
dân tộc học đều rất chú ý đến ngôn ngữ của cộng đồng này. Các tác giả Đặng
Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình...[28] và Nguyễn Văn Huy [11], trong các công
trình của mình, đã thu thập bảng từ ngữ đối chiếu và có một số nhận xét về tiếng
9


Kháng. Ví dụ: Bảng từ ngữ Kinh – Khmú – Kháng; Kinh – Kháng – Mường; Việt –
Quảng Lâm – Kháng...
Quan điểm 2: Tiếng Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Palaungic. Đây là quan
điểm được Paul Sidwell [76; 77; 78] và được Michel Ferlus [73; 74] ủng hộ. Tuy
nhiên, trong khi Michel Ferlus cho rằng tiếng Kháng cùng nhóm với Palaung,
Ryang, Danaw, Wa, Lawa, Khalok, Bulang, Samtao, Angku, U, Lamet, Khabit, thì
Paul Sidwell lại chỉ xếp tiếng Kháng cùng với Bumang, Busing, Quảng Lâm,
Khabit tạo thành tiểu nhóm Bit – Khang trong nhóm Paluangic phía Đông [78; tr
12]. Căn cứ của Paul Sidwell:

Hình 1. 2. Bảng so sánh từ vựng của Paul Sidwell [78; tr 50]

Hình 1. 3. Sự phân loại của Michel Ferlus [74; tr 9]
Theo Paul Sidwell, việc phân loại nhóm ngôn ngữ Khơ Mú có thể được xác
định bởi một minh chứng cách tân âm vị học rất cụ thể: sự rơi rụng trung tố *h vốn

có trong dạng thức proto Nam Á. Điều này thể hiện rõ trong các ánh xạ của từ mang
nghĩa “máu” cũng như các từ khác bao gồm “mặn” và “mặt trăng”.
Ở tiếng Kháng và Khabit, có thể thấy có những cách tân từ vựng đặc trưng
của nhóm các ngôn ngữ Palaungic. Đáng lưu ý: Trong tiếng Khabit và Kháng, gặp
phản ánh dạng thức proto Palaungic trong các từ *ŋal (lửa), *ʔŋaːj (mặn), và *saːk
10


(mặn). Ngoài ra tiếng Khabit và tiếng Kháng cho thấy ánh xạ của dạng thức proto
Palaungic trong từ “cười” (laugh) với sự xuất hiện của PÂ mũi /ɲ/.
Để củng cố thêm cho nhận định của mình, trong công trình “The Palaungic
Languages: Classification, Reconstruction and Comparative Lexicon”, Paul
Sidwell trình bày giả thuyết: Hai cộng đồng nói hai dạng thức ngôn ngữ proto
Palaungic và proto Khmuic vốn gần nhau, trong thời đại sơ kì Đồ đồng, ở phía đông
của sông Mê Kông, gần khu vực ngày nay là Phong Sa Lì và U Đôm Xay (có lẽ
theo tác giả cư dân nói proto Palaungic cũng mở rộng thêm khu vực cư trú một chút
về phía bắc và phía tây sông Mê Kông). Những người nói proto Palaungic đã đến
khu vực này trước, những người nói các ngôn ngữ nhóm Khơ Mú đến sau, giao lưu
với những cư dân các ngôn ngữ Palaungic đã đến trước đó. Những tương tác không
chỉ để lại những từ được vay mượn trong các ngôn ngữ Paluangic có gốc từ các
ngôn ngữ nhóm Khơ Mú, mà còn khiến các nhóm người nói Palaungic tách xa nhau
và cuối cùng phân biệt thành các nhóm nhỏ khác nhau như ta thấy ngày nay [78, tr
21].
Những đợt di cư của những người nói proto Palaungic được hình dung qua
cái nhìn của Paul Sidwell: Lần di cư ban đầu sớm nhất bắt đầu với nhóm người
Danaw. Palaungic phía tây là nhóm tiếp theo li khai. Thoạt đầu họ di chuyển về phía
tây bắc cho đến khi gần khu vực phía đông sông Namkhan, thuộc Luang Prabang
của Lào, nơi hiện nay nói tiếng Rumai. Sau đó phân tán cả sang phía nam và phía
bắc. Làn sóng thứ ba đến từ nhóm Palaungic phía đông phân tán theo nhiều hướng
khác nhau đến các địa điểm hiện tại. Đó là các cộng đồng nói tiếng Waic, Angkuic,

Lameet, Khabit và tiếng Kháng [78, tr 21]

11


Hình 1. 4. Quá trình di cư các cư dân nhóm Paluangic theo giả thuyết
của Sidwell [78, tr 21]
Quan điểm 3: Tiếng Kháng thuộc nhóm Khơ Mú (Khmuic), khối Môn -Khơ
Me, ngữ hệ Nam Á. Đây là quan điểm của các tác giả David Thomas và Robert K
Headley [43]; Gerard Diffloth [46; 47; 48; 49; 50; 51; 52]; Dao Jie [39]; I Peiros
[58]; Chazée [70]; Nguyễn Hữu Hoành [6]. Tuy có điểm tương đồng, mỗi tác giả lại
có cách phân chia và xác định các ngôn ngữ cùng nhóm với tiếng Kháng khác nhau.
David Thomas và Robert K Headley, năm 1970, dựa trên phương pháp thống
kê từ vựng, cho rằng: Các ngôn ngữ Nam Á có thể được phân thành 4 khối: Mun
Đa, Môn - Khơ Me, Malacca, Nicobarese. Cũng theo các tác giả, khối Môn - Khơ
Me được phân thành 9 nhóm, gồm: 1) Pearic, 2) Khmeric, 3) Bahnaric, 4) Katuic,
12


×