Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

thiết kế lưới khống chế tọa độ và độ cao phục vụ đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1 2000 huyện trảng bom tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ VÀ ĐỘ CAO PHỤC VỤ
ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1/2000 HUYỆN
TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong đồ án này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả đồ án

1


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Lưới khống chế tọa độ khu vực huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai phục vụ cho việc phát
triển kinh tế xã hội của huyện. Vì vậy, lưới khống chế tọa độ phải được thiết kế tối ưu
nhất, vừa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, vừa phải yêu cầu về kinh phí. Báo cáo đồ án này được
thực hiện nhằm đạt được hai yêu cầu đó. Nội dung thiết kế bao gồm hai phương án lưới
cơ sở cấp 1, lưới cơ sở cấp 2 và lưới độ cao. Sau khi thiết kế các phương án, tiến hành
đánh giá tất cả các cấp hạng xem có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định theo quy phạm
hay không. Khi các phương án đều đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành lập dự toán cho
hai phương án thiết kế. so sánh hai phương án thiết kế, dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật và giá


thành thực hiện lưới, chọn một phương án tốt nhất tiến hành lập tiến độ thi công.

2


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Bộ môn Địa Tin Học khoa Kỹ Thuật Xây Dựng - trường Đại Học Bách Khoa - ĐHQG Tp.HCM, đã mọi điều
kiện thuận lợi để em có cơ hội được học tiếp xúc với môn học Đồ Án Xây Dựng Lưới
Trắc Địa. Việc tiếp xúc và làm quen với môn học này rất có ý nghĩa đối với sinh viên
chúng em, tạo điều kiện cho chúng em sử dụng các phần mềm ứng dụng và có thêm nhiều
kiến thức liên quan đến môn học, giúp sinh viên chúng em làm quen với cách trình bày
luận văn sau này và giúp chúng em không bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường thực tế.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Trung Chơn và các đồng nghiệp đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập, dạy cho em những bài học bổ
ích, cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến cho việc hoàn thành Đồ án môn học này
Cuối cùng, em biết rằng bài báo cáo có thể có những điểm chưa chính xác và còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong Thầy sẽ nhận xét và đưa ra những đóng góp để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2016

3


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................xii
CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN KHU VỰC THIẾT KẾ LƯỚI......................................1

1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội...........................................................................1
1.1.1 Điều kiện tự nhiên..............................................................................................1
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................6
1.2 Chọn cấp khó khăn cho công tác xây dựng lưới khống chế......................................7
1.2.1 Thuận lợi............................................................................................................7
1.2.2 Khó khăn............................................................................................................7
1.2.3 Chọn loại khó khăn............................................................................................7
CHƯƠNG 2

CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................9

2.1 Hệ quy chiếu.............................................................................................................9
2.1.1 Tiêu chí xác định hệ quy chiếu...........................................................................9
2.1.2 Hệ quy chiếu VN2000........................................................................................9
2.2 Chọn kinh tuyến trung ương khu đo........................................................................11
2.3 Nguyên tắc thiết kế lưới tọa độ...............................................................................11

4


2.4 Tỷ lệ bản đồ đo vẽ...................................................................................................12
2.4.1 Quy định chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ.....................................................................12
2.4.2 Chọn tỷ lệ đo vẽ cho khu vực thiết kế lưới.......................................................12
2.5 Phương án phát triển hệ thống lưới.........................................................................12
CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ.......................................14


3.1 Giới thiệu về phương pháp đo đạc bằng công nghệ gps..........................................14
3.1.1 Phương pháp thành lập lưới Cơ sở cấp 1..........................................................14
3.1.2 Kỹ thuật của phương pháp định vị vệ tinh GPS...............................................15
3.1.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp định vị tương đối...................................15
3.2 Nguyên tắc thiết kế lưới tọa độ cơ sở 1 bằng công nghệ gps..................................16
3.2.1 Nguyên tắc chung.............................................................................................16
3.2.2 Mật độ điểm Cơ sở cấp 1.................................................................................17
3.2.3 Phương pháp chọn điểm...................................................................................19
3.2.4 Nguyên tắc đánh số hiệu điểm tọa độ cơ sở 1..................................................19
3.2.5 Thiết bị đo và độ chính xác thiết bị..................................................................19
3.2.6 Quy trình đánh giá độ chính xác......................................................................20
3.3 Thiết kế lưới tọa độ cơ sở 1.....................................................................................27
3.3.1 Phương án 1 (Lưới cơ sở cấp 1 phục vụ thành lập lưới cơ sở cấp 2 đo GPS)...27
3.3.2 Phương án 2 (Lưới tọa độ cơ sở 1 phục vụ thành lập lưới đường chuyển toàn
đạc)........................................................................................................................... 29
5


3.4 Ước tính độ chính xác lưới tọa độ cơ sở 1..............................................................32
3.4.1 Ước tính độ chính xác lưới tọa độ cơ sở 1 bằng chương trình Matlab..............32
3.4.2 Thống kê kết quả ước tính lưới tọa độ cơ sở 1.................................................38
3.5 Nguyên tắc thiết kế lưới cơ sở cấp 2.......................................................................39
3.5.1 Nguyên tắc chung.............................................................................................39
3.5.2 Đánh số hiệu cho các điểm khống chế.............................................................39
3.6 Thiết kế lưới cơ sở cấp 2 theo phương pháp đo gps................................................40
3.6.1 Những yêu cầu kỹ thuật thiết kế lưới Cơ Sở cấp 2 theo phương pháp GPS.....40
3.6.2 Đánh số hiệu cho các điểm khống chế.............................................................40
3.6.3 Thiết kế lứơi Cơ sở cấp 2 đo bằng GPS...........................................................41
3.6.4 Đồ hình lưới cơ sở cấp 2 đo GPS.....................................................................42

3.6.5 Ước tính độ chính xác lưới Cơ sở cấp 2 đo GPS..............................................42
3.7 Thiết kế lưới cơ sở cấp 2 theo phương pháp đo đường chuyền...............................43
3.7.1 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế lưới Cơ sở cấp 2 theo phương pháp đo đường chuyền
.................................................................................................................................. 43
3.7.2 Chọn thiết bị đo lưới đường chuyền.................................................................44
3.7.3 Thiết kế lưới Cơ sở cấp 2 theo phương pháp đo lưới đường chuyền................45
3.7.4 Dạng đồ hình lưới cơ sở cáp 2 đo bằng lưới đường chuyển.............................47
3.7.5 Ước tính độ chính xác lưới đường chuyền bằng chương trình DPSurvey........47
3.7.6 Các cạnh đo nối phương vị...............................................................................50
6


CHƯƠNG 4

THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO....................................52

4.1 Lưới độ cao hạng IV – phương án 1........................................................................52
4.1.1 Sơ đồ lưới độ cao............................................................................................52
4.1.2 Đánh giá độ chính xác của lưới........................................................................54
4.1.3 Nhận xét...........................................................................................................56
4.2 Lưới độ cao hạng IV phương án 2...........................................................................56
4.2.1 Sơ đồ lưới độ cao.............................................................................................56
4.2.2 Đánh giá độ chính xác của lưới........................................................................58
4.2.3 Nhận xét về lưới thiết kế..................................................................................60
CHƯƠNG 5

LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN...........61

5.1 Các văn bản pháp lý áp dụng dự toán giá thành......................................................61
5.2 Phương pháp lập dự toán........................................................................................61

5.2.1 Đơn giá sản phẩm.............................................................................................61
5.2.2 Chi phí khác.....................................................................................................67
5.3 lập dự toán cho các phương án thiết kế...................................................................69
5.3.1 lưới tọa độ cơ sở 1............................................................................................69
5.3.2 Lưới Tọa Độ Cơ Sở 2.......................................................................................72
5.3.3 Tổng dự toán 2 phương án thiết kế lưới...........................................................77
5.4 Chọn phương án thi công........................................................................................78
CHƯƠNG 6

TỔ CHỨC THI CÔNG.......................................................................80
7


6.1 Lựa chọn phương án thực hiện................................................................................80
6.2 Lập lịch đo..............................................................................................................80
6.3 Lập kế hoạch đo......................................................................................................81
6.4 Biểu đồ nhân lực.....................................................................................................85
TỔNG KẾT.....................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................88
PHỤC LỤC..................................................................................................................... 89
PHỤ LỤC 1: TỌA ĐỘ 54 ĐIỂM CƠ SỞ CẤP 2 MỚI THIẾT KẾ THEO CÔNG
NGHỆ GPS...................................................................................................................89
PHỤ LỤC 2: SAI SỐ VỊ TRÍ MẶT BẰNG CỦA LƯỚI CƠ SỞ CẤP 2 ĐO BẰNG
GPS............................................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 3: SAI SỐ TRUNG PHƯƠNG CHIỀU DÀI VÀ PHƯƠNG VỊ LƯỚI CƠ
SỞ CẤP 2 ĐO BẰNG GPS..........................................................................................95
PHỤ LỤC 4: TỌA ĐỘ ĐIỂM THIẾT KẾ MỚI LƯỚI CƠ SỞ CẤP 2 ĐO BẰNG LƯỚI
ĐƯỜNG CHUYỀN....................................................................................................102
PHỤ LỤC 5: BẢNG SAI SỐ VỊ TRÍ ĐIỂM..............................................................105
PHỤ LỤC 6: BẢNG SAI SỐ TRUNG PHƯƠNG TƯƠNG HỖ CẠNH....................108

PHỤ LỤC 7: SAI SỐ TRUNG PHƯƠNG CHIỀU DÀI VÀ PHƯƠNG VỊ................112

8


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢN

Hình 2.1: Vị trí huyện Long Thành và huyện Trảng Bom trên bản đồ Việt Nam................2
Hình 2.1: Sơ đồ phát triển lưới.........................................................................................13
Hình 3.1: Máy thu Trimble 4000SSI.................................................................................20
Hình 3.2: Đồ hình lưới cơ sở cấp 1 – phương án 1...........................................................28
Hình 3.3: Đồ hình lưới cơ sở cấp 1 – phương án 2...........................................................31
Hình 3.4: Đồ hình lưới cơ sở cấp 2 đo bằng GPS.............................................................42
Hình 3.5: máy toàn đạc điện tử Topcon GPT – 7001i.......................................................45
Hình 3.6: Đồ hình lưới cơ sở cấp 2 đo bằng lưới đường chuyền.......................................47
Hình 3.7: Giao diện chương trình ước tính lưới mặt bằng phụ thuộc của DPSurvey........49
Hình 4.1: Sơ đồ lưới độ cao thiết kế theo phương án 1.....................................................52
Hình 4.2 Sơ đồ lưới độ cao thiết kế theo phương án 2......................................................56
Hình 6.1: Đồ thị chỉ số DOP và số lượng vệ tinh..............................................................81
Hình 6.2: Biểu đồ nhân lực...............................................................................................86

9


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tọa độ điểm hạng III (múi chiếu 30)..................................................................27
Bảng 3.2 Tọa độ điểm tọa độ cơ sở 1 mới thiết kế theo phương án 1...............................29
Bảng 3.3 Tọa độ điểm tọa độ cơ sở 1 mới thiết kế theo phương án 2...............................31
Bảng 3.4 Sai số vị trí mặt bằng lưới tọa độ cơ sở 1 phương án 1......................................33
Bảng 3.5 Sai số trung phương chiều dài, phương vị và tương hỗ của lưới tọa độ cơ sở 1

phương án 1......................................................................................................................33
Bảng 3.6 Sai số vị trí mặt bằng lưới tọa độ cơ sở 1 phương án 2......................................35
Bảng 3.7 Sai số trung phương chiều dài, phương vị và tương hỗ của lưới tọa độ cơ sở 1
phương án 2......................................................................................................................36
Bảng 3.8 Tọa độ 54 điểm Cơ sở cấp 2 mới đo theo công nghệ GPS.................................41
Bảng 3.9: Sai số vị trí mặt bằng của lưới Cơ sở cấp 2 đo bằng GPS.................................42
Bảng 3.11 Các yếu tố của lưới đường chuyền...................................................................43
Bảng 3.14: Bảng sai số vị trí điểm....................................................................................49
Bảng 3.15 Bảng tương hỗ cạnh.........................................................................................49
Bảng 3.16 Sai số trung phương chiều dài và phương vị....................................................50
Bảng 4.1: Các tuyến đo thủy chuẩn trong phương án 1....................................................53
Bảng 4.2: Sai số độ cao các mốc.......................................................................................54
Bảng 4.3 Sai số trung phương chênh cao từng tuyến........................................................55

10


Bảng 4.4: Các tuyến đo thủy chuẩn trong phương án 2....................................................57
Bảng 4.5: Sai số độ cao các mốc.......................................................................................58
Bảng 4.6 Sai số trung phương chênh cao từng tuyến........................................................59
Bảng 6.1: Lịch đo lưới cơ sở câp 1...................................................................................82
Bảng 6.2: Lịch đo lưới cơ sở cấp 2...................................................................................83
Bảng 6.3: Bảng khối lượng công việc...............................................................................85

11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

12



CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC THIẾT KẾ LƯỚI
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm địa chất, địa
hình của khu thiết kế lưới. Qua đó lựa chọn cấp độ khó khăn phục vụ cho công đoạn thiết
kế lưới và dự toán giá thành.
1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
- Huyện Trảng Bom và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai nằm ở vị trí địa lý:
Tọa độ địa lý

Huyện Trảng Bom

Huyện Long Thành

Vĩ Độ

10057’13”

10045’40”

Kinh độ

107000’21”

107000’18”

- Vị trí huyện Trảng Bom và huyện Long Thành trên bản đồ Việt Nam:


1


Hình 2.1: Vị trí huyện Long Thành và huyện Trảng Bom trên bản đồ Việt Nam
- Địa giới hành chính khu vực thiết kế lưới
Khu vực

Huyện



Phía Đông

Trảng Bom

Đồi 61

Phía Tây

Long Thành

Phước Tân
Bắc Sơn

Phía Bắc

Trảng Bom

Bình Minh
Quảng Tiến


Phía Nam
Trung tâm

Long Thành

Tam Phước

Trảng Bom

An Viễn

Trảng Bom

Giang Điền
2


1.1.1.2 Địa hình
Khu vực thiết kế lưới nằm trong vùng có địa hình đồi thấp, thoải, cao độ thấp dần từ Bắc
xuống Nam. Phần lớn khu vực có địa có địa hình thấp.
1.1.1.3 Khí hậu
- Khu vực thiết kế lưới nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông
lạnh, không có biến đổi lớn về khí hậu.
- Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 90% lượng mưa hàng năm
+ Mùa khô: từ tháng 11 đên tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 10% lượng mưa trong
năm.
- Lượng mưa bình quân năm: 1.800-2.000 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa

các tháng trong năm
- Số giờ nắng trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ /năm.
- Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình hằng năm khoảng 25-260C
+ Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 210C
+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ 340C – 350C
- Độ ẩm trung bình hàng năm từ 78-82%
+ Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85-93%
+ Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72-82%
+ Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất là 95%
+ Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất là 50%
3


1.1.1.4 Địa chất
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn thiết kế lưới có 5 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất gley (Gleysols): chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của khu vực. Loại
đất này được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai và một ít trên sản phẩm dốc
tụ, do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên tầng đất từ 0 - 50cm bị gley mạnh, quá
trình tích lũy mùn cao, tương đối giàu đạm, lân và kali, thành phần cơ giới nặng, thích
hợp với việc trồng lúa nước.
+ Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols): chiếm khoảng 0,2% diện tích tự nhiên của khu
vực. Loại đất này có tầng đất hiện hữu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp với
sản xuất nông nghiệp.
+ Nhóm đất đen (Luvisols): chiếm khoảng 50,7% diện tích đất tự nhiên; gồm đất đen
điển hình, tầng đá sâu; đất nâu thẩm, tầng đá sâu và đất nâu thẩm, tầng đá nông. Loại đất
này được hình thành trên đá bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bọt, có kết von. Tuy vậy, đất lại
rất giàu mùn, đạm đặc biệt là lân, đất chua, giàu bazơ, cacbon, kiềm cấu tạo viên hạt bền
thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa
màu.
+ Nhóm đất xám (Acrisols): gồm đất xám điển hình, đất xám vàng, đất xám có kết von,

đất xám cơ giới nhẹ và đất xám gley, chiếm khoảng 37% diện tích tự nhiên. Đất này được
hình thành trên mẩu chất phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, sét bị rửa trôi mạnh, độ
phì nhiêu thấp; thích hợp với nhiều loại cây trồng kể cả cây công nghiệp dài ngày, cây
công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, cây lương thực tuy nhiên phải đầu tư cao và có chế độ
tưới tiêu tốt mới cho hiệu quả.
+ Nhóm đất đỏ (Ferrasols): gồm đất vàng đỏ (Xanthic Ferrasols) và đất đỏ thẩm (Radic
ferrasols) chiếm khoảng 11,8% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ đá bazan, thành
phần cơ giới nặng, cấu tạo viên, tơi xốp, giàu đạm, lân. Loại đất này thích hợp cho cây lâu
năm như cao su, cà phê, cây ăn trái …
4


=> Đất nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 78,3%; đất phi nông nghiệp chiếm 21,7% và đất
chưa sử dụng đã được đưa vào khai thác. Quá trình sử dụng đất chuyển dịch theo hướng
giảm diện tích trồng cây hàng năm và tăng diện tích trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng
thuỷ sản, đất ở, đất chuyên dùng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm
canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Như vậy, tài nguyên đất
từng bước được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng.
1.1.1.5 Thủy văn
- Tài nguyên nước mặt: nguồn nước mặt được dự trữ chủ yếu trong các hồ chứa xung
quanh khu vực như: hồ Sông Mây, hồ Trị An, hồ Bà Long và hồ Thanh niên. Ngoài ra,
nguồn nước mưa có chất lượng khá tốt, song lượng mưa phân bố không đồng đều trong
năm. Do đó, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.
- Mạng lưới sông suối trên địa bàn ngắn và dốc, ít nước trong mùa khô: module dòng
chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30-35 l/s/km2 nhưng vào mùa khô chỉ còn 10-12
l/s/km2.
- Tài nguyên nước ngầm: có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng nước tốt. Nước ngầm
tầng sâu (>100m) có lưu lượng khá lớn. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và
sản xuất tại địa phương.
- Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước trên địa bàn là khá dồi dào, có chất lượng nước

tương đối tốt ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và đời
sống nhân dân, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất
công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1 Tình hình dân cư
Nội dung

Huyện Trảng Bom

Huyện Long Thành

Diện tích

326.11 km2

431.01 km2
5


Dân số (2010)

366.439 người

188.594 người

1.1.2.2 Tình hình kinh tế
- Khu vực thiết kế lưới cách thành phố Biên Hoà khoảng 20 - 30 km, cách thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 50km. Với vị trí địa lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực này
phát triển kinh tế.
- Có tuyến Quốc lộ 1A đi qua, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa

phương trong và ngoài khu vực.
- Khu du lịch sinh thái Giang Điền thuộc địa bàn xã Giang Điền, khu du lịch bò sữa Long
Thành thuộc xã Tam Phước có tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển.
- Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội đã có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành xây dựng, du lịch - dịch vụ và
nông lâm.
Như vậy, với vị trí nằm gần các đô thị lớn và tuyến đường giao thông quốc gia đi qua tạo
điều kiện cho khu vực có vị trí địa lý kinh tế hết sức thuận lợi trong hiện tại và tương lai
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đặc biệt là thu hút đầu tư phát triển các
ngành công nghiệp xây dựng - thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái và nông lâm nghiệp.
1.1.2.3 Tình hình giao thông
- Quốc lộ 1A đi qua xã Quảng Tiến, xã Bình Minh và xã Đồi 61, huyện Trảng Bom.
- Khu vực nằm gần Cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
- Tuyến đường Phước Tân – Giang Điền đi qua xã Giang Điền, huyện Trảng Bom.
- Tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi qua xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.
- Tuyến Trảng Bom – An Viễn đi qua xã An Viễn, huyện Trảng Bom.

6


- Tuyến Trảng Bom – Đồi 61 đi qua xã Đồi 61, huyện Trảng Bom.
1.2 Chọn cấp khó khăn cho công tác xây dựng lưới khống chế
1.2.1 Thuận lợi
- Khu đo tương đối bằng phẳng.
- Nguồn lao động phổ thông nhiều nên thuận lợi cho việc thuê mướn nhân công.
- Hệ thống đường giao thông trong khu đo khá nhiều, có đường nhựa nên thuận tiện cho
việc bố trí mốc và di chuyển giữa các mốc.
1.2.2 Khó khăn
- Khu đo có nhiều diện tích đất nông nghiệp nên sẽ có vài điểm địa chính được đặt trên

tuyến đường đất nhỏ, cần gia cố mốc để bảo quản.
- Lượng mưa trung bình lớn có thể gây sạt lở đất, khó khăn cho việc bảo quản mốc.
- Khi đo ngắm tại khu trồng cây công nghiệp, khu đô thị cần chọn điểm hợp lý để đảm
bảo thông hướng.
- Thực phủ chiếm đa số là trồng các cây công nghiệp lâu năm nên khó khăn để đo ngắm.
1.2.3 Chọn loại khó khăn
- Căn cứ vào văn bản pháp lý Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT, quyết định về việc ban
hành định mức kinh tế - kĩ thuật đo đạc bản đồ. Chọn cấp độ khó khăn 2 cho công tác xây
dựng lưới tọa độ.
- Căn cứ vào văn bản pháp lý Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT, quyết định về việc ban
hành định mức kinh tế - kĩ thuật đo đạc bản đồ. Chọn cấp độ khó khăn 2 cho công tác xây
dựng lưới độ cao.

7


CHƯƠNG 2

CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này trình bày lý thuyết tổng quan về trắc địa, cách xác định hệ quy chiếu để
chuyển các điểm trên mặt cầu lên mặt phẳng. Xác định kinh tuyến khu đo và hệ số giảm
bậc trong hệ thống lưới. Dựa vào tình hình kinh tế xã hội khu đo chọn tỷ lệ đo vẽ thích
hợp cho từng khu đo vẽ.
2.1 Hệ quy chiếu
2.1.1 Tiêu chí xác định hệ quy chiếu
Xác định hệ quy chiếu tức là xác định gốc tọa độ và hệ trục cơ sở tọa độ để dựa vào đó có
thể biểu diễn được tất cả các điểm trong không gian. Một hệ quy chiếu được gọi là phù
hợp với phạm vi lãnh thổ đang xét nếu đạt được 3 tiêu chuẩn sau :
+ Một là : Có độ lệch nhỏ nhất theo một nghĩa toán học nào đó giữa mô hình toán học

và không gian vật lý của thế giới thực.
+ Hai là : Thuận tiện sử dụng trong thực tiễn có lưu ý tới các tập quán hình thành từ lịch
sử.
+ Ba là : Dễ dàng tính toán chuyển đổi với các hệ quy chiếu đang sử dụng mà đặc biệt là
hệ quy chiếu toàn cầu hiện hành.
2.1.2 Hệ quy chiếu VN2000
Căn cứ vào quyết định số 83/2000/QD-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
[1]

Hệ tọa độ VN2000 sử dụng Ellipsoid toàn cầu WGS84 với các thông số cơ sở sau:

Tên đại lượng

Ký hiệu

Giá trị

Bán trục dài

a

6378137 m

Độ lệch tâm thứ nhất

e2

0.00669437999013
8



Độ dẹt

1/298.257223563

Vận tốc góc quay quanh trục

7292115x10-11 rad/s

Hằng số trọng trường trái đất

[2]

3986005x108 m3s-2

GM

Vị trí Ellipsoid quy chiếu quốc gia: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí

(định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao
thủy chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
[3]

Điểm gốc tọa độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại viện nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng

cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
[4]

Điểm gốc độ cao: Sử dụng độ cao quan trắc nhiều năm tại Hòn Dấu -Hải Phòng.


[5]

Hệ quy chiếu VN2000 sử dụng phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator):

+ Phép chiếu hình trụ ngang đồng góc, không biến dạng về hình dạng nhưng biến dạng
về diện tích và khoảng cách.
+ Sử dụng mặt trụ ngang có bán kính nhỏ hơn bán kính của quả đất, cắt quả đất theo
hai cát tuyến cách đều kinh tuyến trung ương 180km .
Quả cầu cắt mặt trụ từ 84° vĩ Bắc đến 80° vĩ Nam.
+ Hệ số biến dạng độ dài:
Tại 2 kinh tuyến cát tuyến: m = 1
Trên kinh tuyến trục: m = 0.9996 (đối với múi chiếu 60)
m = 0.9999 (đối với múi chiếu 30)
Ở vùng biên múi chiếu: m > 1

9


+ Phép chiếu UTM có độ biến dạng độ dài phân bố đều hơn và có trị số nhỏ hơn so với
phép chiếu Gauss.
+ Để không có trị số hoành độ âm thuận lợi cho tính toán, người ta quy ước chuyển
trục X về phía Tây 500Km và trục OY xuống phía Nam 10.000Km. Tung độ có trị số
dương kể từ gốc tọa độ 0 về phía bắc và có trị số âm từ gốc tọa độ về phía Nam.
2.2 Chọn kinh tuyến trung ương khu đo
Căn cứ thông tư 973/2001/TT-TCDC về việc chọn kinh tuyến trung ương.
Tỉnh Đồng Nai có kinh tuyến trung ương 108000’00”.
Khu vực Bản Đồ thuộc tỉnh Đồng Nai nên có kinh tuyến trung ương 108000’00”.
Bản đồ địa hình được thành lập theo hệ tọa độ nhà nước VN-2000, ellipsoid WGS-84, sử
dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM, múi chiếu 3, hệ số điều chỉnh biến dạng

chiều dài k =0.9999 .
2.3 Nguyên tắc thiết kế lưới tọa độ
[1] Lưới khống chế trắc địa : Là một hệ thống các điểm được xác định tọa độ (x,y) và
độ cao (H) với một độ chính xác cần thiết, các điểm này được đánh dấu trên mặt đất bằng
tiêu và mốc.
[2]

Lưới khống chế trắc địa thường được xây dựng theo nguyên tắc :

+ Từ toàn thể đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp.
+ Đủ mật độ điểm phủ trùm toàn khu đo.
+ Bảo đảm độ chính xác.
Theo nguyên tắc này thì lưới khống chế tọa độ được phát triển thành nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn tương ứng với một cấp hạng lưới có chỉ tiêu kỹ thuật và yêu cầu độ chính xác
khác nhau.
10


2.4 Tỷ lệ bản đồ đo vẽ
2.4.1 Quy định chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ.
Theo yêu cầu, bản đồ đo vẽ có tỷ lệ 1:2000
2.4.2 Chọn tỷ lệ đo vẽ cho khu vực thiết kế lưới.
- Khu vực thiết kế nằm trong 1 tờ bản đồ, có tổng diện tích thiết kế là 49km2.
- Khu vực đất sản xuất nông nghiệp có diện tích khoảng 42.56 km2.
- Khu vực đất đô thị có diện tích khoảng 6.44km2.
2.5 Phương án phát triển hệ thống lưới
- Ước tính độ chính xác các bậc khống chế mặt bằng trong lưới tăng dày:
+ Trong trường hợp trên khu đo đã có điểm khống chế bậc cao, cần tăng dày mạng lưới
cho đủ mật độ cần thiết để đo vẽ bản đồ với tỷ lệ đặt ra.
+ Ký hiệu mẫu số của sai số trung phương tương đối bậc khởi đầu là T 0, các bậc tiếp

theo là Ti (i=1,2,…,n), bậc cuối cùng là Tn.
+ Theo hệ số giảm bậc k, ta lập được mối quan hệ giữa hai bậc khống chế liên tiếp
nhau như sau:

………….

+ Chọn hệ số k như nhau cho mỗi bậc phát triển thì:

11


Với n là số bậc phát triển được tính từ bậc kế bậc đầu tiên đến bậc cuối cùng là lưới
khống chế đo vẽ cấp 2.
=> Từ đó ta tính được Ti
+ Khi tăng dày lưới khống chế dạng đường chuyền thì sai số khép tương đối giới hạn
đường chuyền cấp thứ i sẽ là:

+ Lưới khống chế tọa độ từ lưới Cơ Sở cấp 1 đến lưới khống chế đo vẽ cấp 2. Như vậy
được phát triển xuống 3 cấp.
- Sơ đồ phát triển lưới:

Hình 2.1: Sơ đồ phát triển lưới

12


×