Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty CP cơ khí điện long giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.79 KB, 20 trang )

i
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................iv
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP........1
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp....................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.........................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp...............................................................1
1.2.1. Chức năng..........................................................................................................1
1.2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................1
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức..............................................................................................2
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức.........................................................................................2
1.3.2. Khái quát các phòng ban...................................................................................2
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp..........................................................4
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.....................................................4
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp................................................4
2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp........................................................................5
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................6
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp......................................6
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................7
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trong 3 năm gần nhất).........8
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP..............................................................................................10
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
doanh nghiệp..............................................................................................................10
1.1. Chức năng hoạch định.........................................................................................10
1.2. Chức năng tổ chức...............................................................................................10
1.3. Chức năng lãnh đạo.............................................................................................10


1.4. Chức năng kiểm soát............................................................................................11


ii
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị...........................................11
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp..................................................11
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược............................................11
2.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô....................................................................11
2.1.2. Môi trường ngành.............................................................................................12
2.1.3. Ảnh hưởng của môi trường bên trong.............................................................12
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh..........................................13
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược...................................................13
3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hàng của doanh nghiệp.................13
3.1. Quản trị sản xuất..................................................................................................13
3.1.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm...............................................................................13
3.1.2. Hoạch định sản xuất........................................................................................13
3.1.3. Tổ chức sản xuất..............................................................................................14
3.1.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu..................................................................14
3.1.5. Kiểm soát chất lượng sản phẩm......................................................................14
3.2. Quản trị bán hàng................................................................................................14
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp....................................................14
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực.................................................14
4.2. Tuyển dụng nhân lực...........................................................................................15
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................................15
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực..............................................................................15
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh của
doanh nghiệp..............................................................................................................16
5.1. Quản trị dự án......................................................................................................16
5.2. Quản trị rủi ro......................................................................................................16
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh.............................................................................16

III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.....................................................17


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ST

TÊN BẢNG BIỂU

T
1

Bảng 1.1: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại Công ty cổ

2

phần cơ khí - điện Long Giang
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính, độ tuổi công nhân

3
4
5

tại Công ty cổ phần cơ khí - điện Long Giang
Bảng 1.3: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh
Bảng 1.4: Bảng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Bảng 1.5: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2016-2018 tại

Trang


4
5
6
8

Công ty CP cơ khí điện Long Giang

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT
TÊN SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty cổ phần cơ khí điện
Long Giang

Trang
6


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

TỪ VIẾT TẮT
ĐVT
VCĐ
VLĐ
NPT
Vốn CSH
CPBH
CPQLDN
CP khác
LNTT
LNST

NGHĨA CỦA TỪ
Đơn vị tính
Vốn cố định
Vốn lưu động
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Chi phí bán hàng
Chí phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế


1
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên công ty: Công Ty CP Cơ khí - Điện Long Giang (Long Giang Mechanical
Electrical Co.,Isc
Tên người đại diện: Giám đốc bà Nguyễn Thị Thơm
Năm thành lập: 2004
Địa chỉ: Số 257 Giải Phóng, P. Phương Mai, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: : (+84-24) 22106044
Fax : (+84-24)3 6435 48
Website: />Email:
Ngân hàng giao dịch chính: Vietcombank chi nhánh Hà Nội
Công ty Cổ phần Cơ khí – Điện Long Giang (LGMEC .,JSC) được thành lập từ
tháng 09 năm 2004 với số vốn điều lệ 4.5 tỷ đồng VN. Công ty hoạt động trong lĩnh
vực cung cấp, lắp đặt các sản phẩm, thiết bị điện công nghiệp và gia công cơ khí. Công
ty đã tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và tạo được sự tin cậy đối với
khách hàng. Với cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp, đội ngũ nhân sự có năng lực, cơ sở
vật chất kỹ thuật tiên tiến, cùng với sự thành công trong việc xây dựng những mối
quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài, công ty đã và đang có rất nhiều cơ hội trong việc
phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1. Chức năng
Chức năng chính của công ty là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và thiết bị cơ
khí, thiết bị điện phục vụ điện công nghiệp và điện dân dụng.
Duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo công việc cho người lao
động trong công ty và nâng cao mức lương cho công nhân.
1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty được ra đời với nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện
công nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, dân sinh
mang đến lợi ích cho không chỉ riêng ngành công nghiệp điện mà còn có ý nghĩa cho
đời sống nhân dân.



2
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
LGMEC.,JSC là một công ty cổ phần, được tổ chức và điều hành hoạt động theo
mô hình trực tuyến - chức năng. Mô hình này phản ánh đầy đủ nguyên tắc quản lý tập
trung với ưu điểm là sự đơn giản và sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với
từng bộ phận, từng cá nhân trong tổ chức. Tổng Công ty có trên 100 cán bộ công nhân
viên, được bố trí sắp xếp trong các phòng ban chức năng khác nhau phù hợp với trình
độ và năng lực của mỗi người. Người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất là - Tổng
Giám đốc Tổng Công ty, các trưởng phòng và Giám đốc các Công ty thành viên chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về công việc được giao của phòng và Công ty mình.
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hội đồng
quản trị

Ban kiểm
soát

Tổng giám
đốc

Phó tổng giám
đốc

Phòng1.3.2. Khái quát các phòng ban
Nhà
Phòng
Phòng kế
Phòng

HànhBan kiểm soát:
Phòng Kĩ
máy sản
Kinh
toán
Vật tư
chính
thuật
xuất
doanh giám sát các hoạt động của Tổng công ty, giám
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm
nhân sự

sát các việc chi tiêu tài chính đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả tránh thất thoát.
Ban giám đốc:
Tổng Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của Tổng công ty
trước pháp luật. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ xây dựng
chiến lược kinh doanh và quản lý, giám sát việc thực hiện; thiết lập hệ thống thông tin
hiệu quả; thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong Tổng công ty cũng như giữa Tổng
công ty với các đơn vị tổ chức, các cá nhân bên ngoài Tổng công ty.
Trợ giúp cho Tổng Giám đốc là Phó Tổng giám đốc. Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng
và nhu cầu quản lý để thực hiện uỷ quyền một số quyền hạn nhất định cho Phó Tổng


3
giám đốc.
Phòng Hành chính nhân sự:
Đảm nhận các công việc thuộc lĩnh vực hành chính – nhân sự trong Công ty:
Thiết lập các chương trình, biện pháp thực hiện, kiểm soát quy trình thực hiện và phân
tích kết quả thực hiện chức năng tổ chức, bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực cơ cấu

tổ chức – nhân sự, quản lý nhân sự và các hồ sơ nhân sự, pháp chế; thi đua – khen
thưởng, kỷ luật; Xây dựng và đệ trình kế hoạch ngân sách tiền lương hàng năm; Quản
lý công văn đi, công văn đến …
Phòng Kinh doanh:
Thực hiện các công việc về kinh doanh, nghiên cứu mở rộng thị trường; Tiếp
nhận và xử lý các thông tin về tiêu thụ sản phẩm, xử lý các khiếu nại của khách hàng,
giải quyết các công việc có liên quan đến hoạt động bán hàng.
Phòng kỹ thuật:
Triển khai và quản lý kỹ thuật: Lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị điện; Hỗ
trợ, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng; Thiết kế hệ thống điện động lực, điện điều khiển.
Bảo hành các sản phẩm mà công ty cung cấp.
Nhà máy sản xuất:
Sản xuất, gia công các loại mặt hàng tủ, bảng điện, trạm Kiosk và các sản phẩm
về cơ khí, các thiết bị điện, cung cấp cho thị trường và phục vụ các dự án của các công
ty thành viên.
Phòng vật tư:
Cung cấp hàng hoá, thiết bị, vật tư cho toàn bộ hoạt động của Công ty trên cơ sở
cân đối một cách khoa học giữa cung - cầu, tính toán lượng tồn kho hợp lý nhằm đảm
bảo sự tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng hàng tồn kho; Tìm kiếm và xây dựng
mối quan hệ lâu dài, ổn định vói các nhà cung cấp, định kỳ tiến hành đánh giá các nhà
cung cấp trên một số các tiêu chí cơ bản như chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp,
chất lượng dịch vụ sau bán hàng, các chương trình hỗ trợ, mức độ đảm bảo thực hiện
hợp đồng...; Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, tổ chức kiểm định,
nghiệm thu, xác nhận khối lượng thực hiện hợp đồng.
Phòng Kế toán:
Theo dõi, tổ chức thực hiện việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, tổng hợp kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh


4

doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Tổng công ty; Tham mưu
cho Tổng Giám đốc các giải pháp về tài chính để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
cao nhất.
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt các sản phẩm, thiết bị điện
công nghiệp và gia công cơ khí.
Các sản phẩm chính:
- Thiết Bị Đóng Cát Hạ Thế, ATS
- Thiết Bị Điều Khiển - Tự Động
- Bộ Điều Khiển
- Thiết Bị Trung Thế
- PK Tủ Điện, Dây Cáp, BusBar
- SX, Lắp TĐiện, Thang Máng Cáp
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại công ty cổ phần cơ khí
điện Long Giang
Trình độ
Đại học/ cao đẳng
Trung cấp/ trung cấp nghề
Lao động phổ thông
Tổng số lao động

Năm 2016
SL
Tỷ lệ (%)
8
13.3
30
50

22
36.7
60
100

Năm 2017
SL
Tỷ lệ (%)
9
12
38
50.6
28
37.4
75
100

Năm 2018
SL
Tỷ lệ (%)
15
14.7
50
49.01
37
36.29
102
100

(Nguồn:Phòng Tổ chức hành chính)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, lao động chủ yếu tại doanh nghiệp là trung cấp,
trung cấp nghề, tiếp đến là lực lượng lao động phổ thông. Đây là hai thành phần chủ
chốt trong lực lượng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất. Lao động có bằng
trung cấp chiếm tỷ lệ cao (50%; 50.6%; 49,01%), số lượng người tăng dần từ năm
2016-2018 (từ 30-50 người). Công ty đẩy mạnh tuyển dụng những lao động trung cấp
nghề là những người đã qua đào tạo nghề ở các trường trung cấp, các trung tâm dạy
nghề. Họ đã được trải nghiệm nghề, được thực hành các khóa nên khi vào công ty tiết
kiệm được thời gian đào tạo tại công ty. Bên cạnh lực lượng này, lực lượng lao động
phổ thông cũng tăng dần từ năm 2016-2017 (từ 22-28 người), từ năm 2017-2018 (từ
28 -37 người). Lực lượng lao động phổ thông có kĩ năng làm việc tốt, lành nghề và


5
biết việc, họ góp phần vào bộ phận sản xuất tại các xưởng. Lao động có bằng đại học
cao đẳng chiếm tỉ lệ ít (13.3%; 12%; 15%) nhưng số lượng vẫn được tăng qua các năm
từ 2016-2018 (từ 8 đến 15 người), họ là quản lý các phân xưởng, tổ trưởng sản xuất,
đứng đầu các phòng ban. Nhìn vào bảng ta thấy trình độ lao động ở xí nghiệp đang
được cải thiện dần dần, tăng dần cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động phân theo tính chất lao động, giới tính, độ tuổi
công nhân tại Công ty cổ phần cơ khí điện Long Giang
2016
Các chỉ tiêu
Tổng số lao động
Theo giới tính
- Nam
- Nữ
Theo độ tuổi
- Dưới 25 tuổi
- Từ 25-35 tuổi trở lên

-Từ 35 tuổi trở lên

2017

2018

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

60

100

75

100

102

100


35
25

58,3
41,7

45
30

60
40

67
35

65,69
34,31

15
27
18

25
45
30

19
33
23


25,3
44
30,7

25
47
30

24,5
46,08
29,42

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Cơ cấu theo giới tính ở công ty có sự chênh lệch, nam nhiều hơn và sự chênh
lệch này thay đổi qua các năm. Từ năm 2016 đến năm 2017, nam giới tăng từ 35 lên
45 người, nữ giới cũng tăng nhẹ từ 25 lên 30 người. Tỷ lệ % theo giới tính trong năm
2016 của nam là 58,3% nhiều hơn nữ giới 16,6 % (tỷ lệ nữ giới là 41,7%). Với đặc
thù của công ty là ngành sản xuất và cung cấp sản phẩm điện công nghiệp và gia công
cơ khí nên nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn. Tuy vậy nữ giới cũng có những điểm mạnh
riêng đối với ngành này nên số lượng vẫn tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2017 –
2018, số lượng nam tăng mạnh hơn nữ từ 45 người lên 67 người trong khi nữ giới chỉ
tăng thêm 5 người (30-35 người). Vì thế, trong năm 2018, tỉ lệ phần trăm của nam giới
cũng cao hơn hẳn so với nữ giới và cao hơn 31,38%. Điều này cũng phù hợp với việc
khi công ty muốn đẩy mạnh sản xuất đòi hỏi sự áp lực, tăng ca nhiều hơn nên lượng
nam giới đáp ứng được điều kiện công việc hơn nữ.
Xét về độ tuổi thì sự chênh lệch giữa đối tượng dưới 25 tuổi và trên 35 tuổi cũng
không quá lớn. Từ năm 2016 đến 2017, số lượng người dưới 25 tuổi và trên 35 tuổi ở
xí nghiệp đều tăng ( từ 15 người lên 19 người và từ 18 đến 23 người) . Xét cho từng
đối tượng qua các năm chỉ tăng về số lượng nhưng tỷ lệ thay đổi không đáng kể (25%



6
đến 25,3% và từ 30% đến 30,7%). Điều này cho thấy xí nghiệp nhận thêm các lao
động trẻ có trình độ và các lao động trên 35 tuổi có kinh nghiệm nhằm bổ trợ lẫn nhau
và tăng năng suất lao động. Nhìn vào bảng, ta có thể thấy rằng độ tuổi có lượng lao
động nhiều nhất là từ 25-35 tuổi, chiếm tỷ lệ % cao nhất, từ năm 2017 đến 2018 tăng
từ 33 lên 47 người tương đương với tỉ lệ 44% và 46,08%. Đây là độ tuổi phát huy
được tối đa khả năng, trí tuệ, kiến thức tĩnh lũy được vào cống hiến cho công việc,
mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.3: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh
Đvt: Triệu đồng

2016
Chỉ tiêu

2017
Tỷ

Giá trị

trọng

2018
Tỷ

Giá trị

trọng


(%)

Tỷ
Giá trị

trọng

(%)

(%)

VCĐ

5.282

53.25

6.231

54.98

8.530

60.65

VLĐ

4.638


46.75

5.102

45.02

5.534

39.35

Tổng

9.920

100

11.333

100

14.064

100

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Nhìn vào bảng cơ cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp, ta thấy rõ VCĐ luôn chiếm
tỷ trọng cao hơn VLĐ. Đối với công ty chuyên về cơ khí và điện của Long Giang thì
việc đầu tư cho máy móc trang thiết bị hiện đại là vô cùng phù hợp với thực tế sản
xuất. Nó không chỉ giúp cải thiện năng suất, hiệu quả công việc của công nhân lao
động mà còn góp phần tăng lợi nhuận. Vốn của công ty tăng mạnh trong giai đoạn

2016 – 2018 ( từ 9.920 triệu đồng lên 14.064 triệu đồng), cho thấy xí nghiệp đang phát
triển ngày càng bền vững. Việc thay thế máy móc cũ bằng máy móc mới và học hỏi
dây chuyền công nghệ từ các nước phát triển giúp công ty có chỗ đứng vững trên thị
trường cũng như tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4: Bảng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Đvt: Triệu đồng
2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017


7
Chỉ
tiêu
NPT
Vốn
CSH
Tổng

Mức tăng

%


Mức tăng

%

3.608

3.807

4.127

199

5,51

320

8,4

6.312

7.526

9.937

1214

19,23

2.411


32,03

9.920

11.333

14.064

1413

14,24

2.731

24,1

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Qua bảng 1.4 ta thấy:
- Về tổng nguồn vốn, tăng mạnh từ năm 2016 – 2018 (từ 9.920 triệu – 14.064
triệu đồng). Tỉ lệ tăng của năm 2018/2017 là 24,1% cao hơn so 9,86% so với tỉ lệ năm
2017/2016
- Vốn CSH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công
ty, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty là khá tốt. Năm 2017 tăng 19,23%
so với năm 2016, năm 2018 tăng 32,03% so với năm 2017, chứng tỏ công ty đang sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng tự chủ tốt về mặt tài chính để thanh toán các
khoản nợ và đầu tư mở rộng sản xuất.
- Về nợ phải trả, năm 2017 tăng 5,51% so với năm 2016, năm 2018 tăng 8,4% so
với năm 2017. Nợ phải trả tăng do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp, và cũng chứng tỏ uy tín của công ty với các đối tác. Giai đoạn 2017-2018, tỷ lệ
nợ phải trả của công ty vẫn lớn hơn giai đoạn 2016 – 2017. Điều này cho thấy mặc dù

tự chủ được tài chính nhưng công ty vẫn có những khoản nợ cần thanh toán trong
tương lai nhưng chưa cần thiết cần trả ngay, nên tỉ lệ vẫn còn hơi cao.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trong 3 năm gần nhất)
Bảng 1.5: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2016-2018 tại Công ty
Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Doanh thu
Giá vốn
Lãi gộp
Chi phí
CPBH
CPQLDN

2016

2017

14.172 18.255
9.735 12.120
4.437 6.135
2.281 3.244
951 1.211
1.101 1.202

2018
27.333
16.470
10.863
6.864

2.486
1.346

Chênh lệch
2017/2016
2018/2017
Mức tăng
%
Mức tăng
%
4.083
28,81
9.078 49,73
2.385
24,50
4.350 35,89
1.698
38,27
4.728 77,07
963
42,22
3.620 111,59
260
27,34
1.275 105,28
101
9,17
144 11,98



8
CP khác
LNTT
Thuế
LNST

652
2.156
431,2
1.725

1.187
2.891
578,2
2.313

3.032
3.999
799,8
3.199

535
735
147
588

82,06
34,09
34,09
34,09


1.845 155,43
1.108 38,33
222 38,33
886 38,33

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng Kế toán tài chính)
Thông qua bảng số liệu 1.5, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của xí nghiệp đã
có những thay đổi trong 3 năm qua.
- Doanh thu của xí nghiệp không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.
Doanh thu năm 2017 tăng 4.083 triệu đồng chiếm 28,81% so với doanh thu năm 2016,
còn năm 2018 tăng lên so với năm 2017 số tiền là 9.078 triệu đồng chiếm 49,73%. Sự
thay đổi này do xí nghiệp chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, sản xuất ra nhiều sản
phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng và xí nghiệp đầu tư vào bán hàng nhiều hơn.
- Chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn 2016 – 2018, từ 2.281
triệu đồng lên đến 6.864 triệu đồng. Sự tăng vọt này do đây là giai đoạn xí nghiệp
chuyển mình, đầu tư vào tất cả máy móc, bán hàng, quản lý doanh nghiệp,...Khi xã hội
càng phát triển, các nhà cao tầng và chung cư mọc lên san sát thì đòi hỏi công ty phải
đầu tư chi phí lúc ban đầu thì mới có cơ hội thu lại lợi nhuận về sau.
- Lợi nhuận của xí nghiệp trong 3 năm qua cũng thấy có những chuyển biến tích
cực. Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2017 tăng lên 588 triệu
đồng so với năm 2016 chiếm 34,09%. Sang năm 2018 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên
đến 886 triệu đồng chiếm 38,33% so với năm 2017. Mức tăng này cho thấy quá trình
đầu tư đổi mới của công ty mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận thực tiễn được chứng
minh qua các con số thống kê được


9
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU

TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
của doanh nghiệp
1.1. Chức năng hoạch định
Vào đầu mỗi năm, Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần cơ khí - điện Long
Giang luôn đưa ra các mục tiêu kế hoạch hoạt động cụ thể rõ ràng để phổ biến tới các
phòng ban và các bộ phận. Giám đốc công ty tập hợp các phòng ban để phân công
công việc cho các bộ phận thực hiện. Muốn hiệu quả, công ty phải kết hợp cả thời gian
và cách thức thực hiện, liên kết điều phối hợp lý giữa các phòng ban và các cấp quản lý
khác nhau. Kế hoạch đề ra cũng phải tận dụng tối ưu nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp
và sự linh hoạt của nhân sự để đảm bảo việc thực hiện, triển khai diễn ra thuận lợi.
1.2. Chức năng tổ chức
Một doanh nghiệp chỉ có thể vận hành trơn tru nếu nó có một cơ cấu tổ chức tốt.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có đủ lượng vốn, nhân sự và nguyên vật liệu
sản xuất cần thiết để có thể hoạt động liên tục, đồng thời xây dựng một cơ cấu tổ chức
chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức tốt cùng với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đúng
với tầm nhìn là điều tối quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên tại công ty cổ
phần cơ khí Long Giang vẫn còn một số điểm hạn chế như:
- Công ty chưa có bộ phận riêng biệt để tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi
trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm dò
thị trường, khách hàng.
- Hiện nay công ty mới chỉ có văn bản về việc thi nâng cấp bậc nghề cho công
nhân trực tiếp tham gia sản xuất mà vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về
tiêu chuẩn của cán bộ quản trị các cấp.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Một nhà quản lý sáng suốt là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạt trung thực
và rõ ràng và thường xuyên xem xét và thảo luận kỹ các quyết định chỉ đạo của mình
cùng các cố vấn. Nhà quản lý giỏi cũng phải có khả năng tạo động lực và khuyến
khích sự sáng tạo của nhân viên. Khả năng lãnh đạo của nhà quản trị trong công ty Cổ
phần cơ khí - điện Long Giang đa phần được thể hiện tốt qua cách điều hành công việc



10
tới các phòng ban tuy nhiên còn mang nặng lý thuyết quản trị, chưa có sự linh hoạt với
thực thế hoạt động.
1.4. Chức năng kiểm soát
Công ty cổ phần cơ khí điện Long Giang Xí nghiệp luôn thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát tình hình trang thiết bị máy móc, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm
một cách thường xuyên, nghiêm ngặt. Ngoài ra, xí nghiệp dựa trên báo cáo tài chính,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các quý, năm để đánh giá hiệu quả công việc.
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Thông tin có vai trò quan trọng đối với các quyết định của nhà quản trị. Dù
không phải là doanh nghiệp lớn, nhưng việc thu thập thông tin phục vụ cho ra quyết
định của công ty rất quan trọng. Để có được các thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ
cho ra quyết định quản trị thì công ty đã tiến hành thu thập cả thông tin bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp. Khảo sát thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng
tiêu dùng sản phẩm điện dân dụng, điện công nghiệp từ bộ phận bán hàng trực tiếp
hoặc các chi nhánh của công ty.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
2.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
 Môi trường kinh tế: Tình hình kinh tế đóng vai trò quan trọng với việc cung
cấp sản phẩm của doanh nghiệp. Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có
tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường
tổng quát . Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ
hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có
ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược công ty.
 Môi trường chính trị - pháp luật: Việt Nam là một trong số những nước có môi
trường chính trị ổn định, nhất quán về đường lối chính sách và luôn có nhiều chính
sách ưu đãi đối với các ngành công nghiệp điện, đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu các

sản phẩm công nghiệp
Môi trường công nghệ: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển giúp nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Điều này tạo điều kiện đầu tư thêm các
máy móc, dây chuyền sản xuất mới hiện đại: máy móc gia công cơ khí, máy tự động
phát điện…
2.1.2. Môi trường ngành


11
 Nhà cung ứng: Công ty sử dụng máy móc để phục vụ cho hoạt động sản xuất
và gia công cơ khí chủ yếu là các máy từ các đại lý chính hãng, các nhà phân phối của
Trung Quốc, Hàn Quốc…
 Đối thủ cạnh tranh: Trên địa bàn Hà Nội có công ty như Công ty Mai Động,
công ty TNHH cơ khí Seiko, công ty cổ phần cơ khí điện lực Hà Nội... Để có thể cạnh
tranh với các đối thủ này, công ty luôn luôn nghiên cứu về đối thủ để tìm ra điểm mạnh
điểm yếu của họ, trên cơ sở đó đưa ra các chiến lược phát triển của mình cho phù hợp.
 Khách hàng: Khách hàng của xí nghiệp là tất cả mọi đối tượng, từ cá nhân, gia
đình cho đến các khu công nghiệp... Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà công
ty phân loại sản phẩm thành nhóm khác nhau.
2.1.3. Ảnh hưởng của môi trường bên trong
 Vốn: Là công ty con nên quy mô sản xuất của xí nghiệp ở mức trung bình,
nguồn vốn thực sự là bài toán khó nếu muốn vươn xa thị trường một cách nhanh
chóng. Vấn đề thiếu vốn khiến việc triển khai chiến lược đôi lúc kém hiệu quả như:
không đủ vốn để đầu tư trang thiết bị mới, để nhập nguyên vật liệu số lượng lớn,không
có nhiều chi phí cho quảng cáo,…Công ty cần khai thác tốt những gì mình đang có
nhằm tối đa hóa khả năng sử dụng vốn. Từ năm 2016-2018 tổng nguồn vốn của công
ty có chiều hướng tăng, điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty đã
tăng lên rất nhiều, từ đó có thêm nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
 Nguồn nhân lực: Với gần 100 cán bộ công nhân viên, được phân bổ tổ chức
vào các phòng ban và khối sản xuất một cách phù hợp. Lực lượng lao động của công

ty chủ yếu là lao động phổ thông nên trình độ chuyên môn chưa cao. Nhưng đây lại là
lực lượng lao động nhiệt tình, chăm chỉ, chịu khó, tích cực học hỏi. Do đó, để đạt
được năng suất, hiệu quả lao động tối đa công ty đã có chính sách đào tạo thêm nghiệp
vụ cho các lao động để họ phát huy hết được khả năng của mình.
 Hệ thống công nghệ máy móc: Hệ thống dây chuyền sản xuất của xí nghiệp
ngày càng được đổi mới và nâng cao. Áp dụng quy trình sản xuất khép kín, công nghệ
hiện đại để tiết kiệm sức lao động mà vẫn đạt được hiệu quả tối đa.

2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh


12
Ban lãnh đạo của công ty Long Giang xác định được các lợi thế cạnh tranh của
công ty mình và tận dụng tối đa cơ hội đó. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục
đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa với dân cư tập trung đông, các
cơ sở y tế, bệnh viện. Công ty luôn đi đầu trong công tác đầu tư, đổi mới các dây
chuyền sản xuất hiện đại vào quá trình sản xuất. Sản phẩm với mẫu mã đa dạng, chất
lượng, giá cả phù hợp. Tận dụng được vị trí, dây chuyền sản xuất và sự phong phú đa
đạng của sản phẩm, công ty luôn chú trọng phát triển các lợi thế này. Ngoài ra xí
nghiệp còn có đội ngũ nhân viên chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, năng động tích cực
trong công việc. Tuy nhiên, xí nghiệp cũng nhận thấy trình độ lao động của mình chưa
cao, nên luôn luôn cái thiện trình độ lao động để có thể phát huy tối đa các lợi thế của
doanh nghiệp mình.
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược
Căn cứ trên tình hình sản xuất thực tế của công ty, ban lãnh đạo đưa ra các chiến
lược phù hợp nhất. Mỗi chiến lược đưa ra cần xác định rõ ràng về các mặt thời gian,
không gian, tài chính, nhân lực,...trước khi triển khai hoạt động. Trong tương lai, công
ty cổ phần cơ điện – khí Long Giang tiếp tục nâng cao cả về chất lượng sản phẩm,
nâng cao tay nghề và trình độ đội ngũ nhân lực, có những chiến lược phù hợp và đúng
đắn để tạo dựng thương hiệu của mình.

3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hàng của doanh nghiệp
3.1. Quản trị sản xuất
3.1.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm
Công ty sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để có thể dự báo nhu cầu sản phẩm
một cách chính xác nhất với sai số nhỏ nhất. Sử dụng phương pháp bình quân di động
có trọng số để tính toán ra con số cụ thể kết hợp với việc lấy ý kiến của Ban điều hành
và khách hàng để dự báo nhu cầu sản phẩm trong thời gian ngắn hạn là 1 năm.
3.1.2. Hoạch định sản xuất
Công ty cần hoạch định rõ công nghệ sản xuất để phân bổ nhân lực cũng như
sắp xếp và vận hành máy móc. Hoạch định công suất để đạt được mục tiêu và hiệu
quả tốt nhất


13
3.1.3. Tổ chức sản xuất
Công ty có nhà máy tại khu công nghiệp phố Nối B, Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ. Quá
trình để biến nguyên vật liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm theo yêu cầu là quá
trình sản xuất trong một nhà máy cơ khí.
– Quá trình sản xuất có thể chia ra nhiều quá trình khác nhau như: quá trình chế
tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá, lắp ráp, sửa chữa, chế tạo và phục hồi
dụng cụ, vận chuyển…
3.1.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
Khối lượng sản phẩm sản xuất đều được lập kế hoạch sản xuất từ trước nên các
nguyên vật liệu đều được nhập mua đảm bảo nhu cầu sản xuất. NVL trước khi xuất
kho đều phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao vật tư đối với từng
loại sản phẩm. Thông tin về NVL, số lượng, chủng loại, nhu cầu được cập nhật thường
xuyên qua phần mềm MRP trong hệ thống thông tin của công ty.
3.1.5. Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Các sản phẩm khi được hoàn thành được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi tiến hành thi
công dự án. Tuy nhiên chưa có văn bản hay tiêu chuẩn chất lượng được quy định.

3.2. Quản trị bán hàng
Phương án bán hàng hiện tại của công ty còn chưa đa dạng. Cụ thể, các mặt hàng
điện công nghiệp và dân dụng chưa được triển khai rộng rãi nhiều qua các kênh mà
chủ yếu là khách hàng có nhu cầu tìm đến. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, xí
nghiệp căn cứ vào lượng sản phẩm khách hàng đặt và căn cứ theo yêu cầu của khách
để sản xuất. Bộ phận sản xuất triển khai theo đúng tiến độ, sau đó lắp đặt và bàn giao
sản phẩm. Hiện tại, xí nghiệp chưa có kế hoạch bán hàng cụ thể cho mình, việc quảng
cáo tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm cũng chưa được tập trung chú trọng.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Các yếu tố liên quan đến nhân sự của xí nghiệp đều do phòng tổ chức hành chính
quản lý. Các nhân viên trong phòng này là người trực tiếp tham gia phân tích công
việc. Mỗi công việc đều có bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc riêng.
Nhân lực được sắp xếp bố trí dựa vào trình độ học vấn và bậc nghề hiện tại, giúp
khai thác tối đa năng lực làm việc của nhân lực và đảm bảo sự công bằng. Dựa vào trình
độ, tay nghề để phân công công việc bộ phận phù hợp. Theo tính chất công việc mà nhân
lực ở công ty là nhân lực dài hạn, không sử dụng nguồn nhân lực thời vụ, tạm thời.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Công tác tuyển dụng nhân lực được công ty dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Khi
được giao chỉ tiêu tuyển nhân sự cho các phòng ban, bộ phận hành chính nhân sự đăng


14
tin tuyển dụng tại các website việc làm, các nhóm làm việc để ứng viên có thể tìm thấy
thông tin đăng tuyển. Điều này đôi khi gây ra khó khăn cho việc tuyển dụng : trường
hợp tuyển được đủ số lượng chỉ tiêu nhưng chậm tiến độ hoặc không tuyển được đủ số
lượng. Trường hợp có rất nhiều ứng viên ứng tuyển nhưng không đúng ngành nghề
chuyên môn, làm việc trái ngành nên mất thời gian đào tạo lại từ đầu.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Nhằm nâng cao trình độ, khả năng thích ứng nghề nghiệp của người lao động

trước, trong và sau khi làm việc tại doanh nghiệp, ban lãnh đạo xí nghiệp luôn chú
trọng đến công tác đào tạo cho các cán bộ , công nhân viên của mình.
Quy trình đào tạo cho mỗi nhân viên luôn tuân theo một trình tự nhất định: căn
cứ vào yêu cầu công việc và tình hình thực tế của đơn vị, trưởng các tổ đội lập danh
sách nhu cầu đào tạo của bộ phận mình rồi gửi cho Phòng tổ chức hành chính. Kinh
phí đào tạo được dự trù hàng năm, dựa trên định hướng phát triển doanh nghiệp và quỹ
đào tạo của công ty.
Hàng năm, xí nghiệp cũng tổ chức các lớp học để công nhân sản xuất tham gia và
thi nâng cấp bậc nghề.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Phương pháp được sử dụng trong đánh giá thực hiện công việc là phương pháp
thang điểm. Trong đó, người trực tiếp xây dựng và quản lý hệ thống đánh giá là
chuyên viên Phòng tổ chức hành chính, hoạt động dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp
của trưởng phòng tổ chức hành chính. Tiến hành đánh giá nhân viên một một lần.
Ngoài việc sử dụng thang điểm để đánh giá, xí nghiệp còn đánh giá nhân viên dựa vào
phương pháp đánh giá quan sát hành vi để có thể đưa ra các đánh giá chính xác nhất.
Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận lao động
gián tiếp và trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp. Với công
nhân sản xuất, bình quân tiền lương dao động trong khoảng 5 – 5,5 triệu đồng/người.
Ngoài ra công ty còn có chế độ thưởng tết, thưởng tháng lương thứ 13,...Bên cạnh đó,
công nhân viên được đóng bảo hiểm bảo và hưởng nhiều chế độ phúc lợi khác. Tuy
nhiên, tính chất của công việc tại nhà máy sản xuất đôi khi áp lực về tiến độ, thời gian
làm việc để hoàn thành tiến độ hợp đồng nhưng công nhân chưa có chế độ đãi ngộ
thêm ngoài lương tăng ca. Muốn vậy công ty cần có chế độ phù hợp hơn để nhân viên
gắn bó lâu dài với công ty và cống hiến sức mình.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh
của doanh nghiệp
5.1. Quản trị dự án



15
Công tác quản trị dự án của công ty luôn được chú trọng, quan tâm. Các dự án
của công ty đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, được lên kế hoạch cụ thể và luôn được
công ty đầu tư về tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu một cách đầy đủ và kịp thời nhất.
Đặc biệt là các dự án điện công nghiệp đòi hỏi cần chính xác, kịp tiến độ, bàn giao
đúng hạn hợp đồng. Được như vậy thì thương hiệu của công ty sẽ được nâng cao, tạo
được uy tín với khách hàng và đối tác.
5.2. Quản trị rủi ro
Kinh doanh trong môi trường đầy biến động như hiện nay đòi hỏi tất cả công ty
đều phải quan tâm chú trọng đến công tác quản trị rủi ro. Công ty luôn nghiên cứu đề
phòng các rủi ro có thể xảy ra từ sản xuất, khách hàng và nhà cung ứng để có thể kịp
thời xử lý. Ngoài ra, Long Giang cũng nghiên cứu các chính sách pháp luật và quy
định của nhà nước, các yêu cầu từ địa phương trong lĩnh vực kinh doanh. Xí nghiệp
cũng thường xuyên tiến hành công tác phân tích, nhận định các biến động và nguy cơ
có thể gây ra các tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Các yếu tố từ môi trường có thể cũng gây ra không ít khó khăn cho công ty. Môi
trường xung quanh các dự án công ty triển khai cũng là vấn đề mà công ty cần quan
tâm và đề phòng
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh
Qua thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy rằng văn hóa kinh doanh của công
ty còn chưa được thể hiện rõ. Các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí để gắn kết nhân
viên cũng chưa được phát huy mạnh mẽ. Công việc của các phòng ban rõ ràng ít tương
tác với nhau. Vì thế công ty cần đẩy mạnh hơn nữa văn hóa kinh doanh tại công ty.

III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Qua 4 tuần thực tập tại công ty cổ phần cơ khí - điện Long Giang, nhận thấy công
ty còn một vài điểm hạn chế. Em xin đề xuất một số hướng đề tài khóa luận như sau:
Đề tài 1:Xây dựng văn hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí – điện Long
Giang
Để tài 2: Hoàn thiện công tác bán hàng tại Công ty cổ phần cơ khí - điện Long

Giang
Đề tài 3:Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần cơ khí điện Long Giang


16



×