Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nội khoa gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.18 KB, 13 trang )

Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2
MỤC LỤC
PHÂN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………2
PHẦN 2. NỘI DUNG………………………………………………………3
I .CẤU TẠO CHUNG CỦA DẠ DÀY VÀ RUỘT……………………3
1 .Dạ dày:……………………………………………………………3
1.1 Dạ dày đơn………………………………………………………3
1.2 Dạ dày kép………………………………………………………4
2. Ruột……………………………………………………………….4
2.1 Ruột non……………………………………………………..4
2.2 Ruột già……………………………………………………...4
II. VIÊM DẠ DÀY – RUỘT…………………………………………...5
1. Đăc điểm……………………………………………………….....5
2. Nguyên nhân……………………………………………………...5
3. Cơ chế sinh bệnh…………………………………………………5
4. Bệnh tích……………………………………………………….....6
6. Chẩn đoán………………………………………...........................7
7. Tiên lượng………………………………………………………...8
8. Điều trị…………………………………………………………....8
III. CÁC GIẢ ĐỊNH……………………………………………………9
PHẦN 3 . KẾT LUẬN…………………………………………………….10
1
Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2
PHÂN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm dạ dày - ruột là một bệnh hay gặp ở nhiều loài gia súc, có rất nhiều
nguyên nhân nhưng chủ yếu do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém: ăn những thức ăn
kém phẩm chất cũng có thể do kế phát các bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, phó
thương hàn…)
Nhằm giúp người chăn nuôi có thể phòng tránh và điêu trị có hiệu quả bệnh
này, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu tài liệu và thực hiện chuyên đề viêm dạ dày và ruột
cấp tính.


PHẦN 2. NỘI DUNG
I .CẤU TẠO CHUNG CỦA DẠ DÀY VÀ RUỘT:
1 .Dạ dày:
- Dạ dày là đoạn phình to hình túi của ống tiêu hóa nằm sau cơ hoành và gan, là nơi
chứa thức ăn và diễn ra quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học.
- Ở động vật có vú dạ dày chia làm 2 loại: dạ dày đơn và dạ dày kép.
1.1 Dạ dày đơn:
2
Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2
Là đoạn phình túi, có hình lưỡi liềm.
+ Vị trí: Nằm lệch sang trái xoang bụng, phía trước giáp gan, chéo từ trên xuống
dưới và được cố định nhờ hệ thống dây chằng.
+ Hình thá, cấu tạo:
- Dạ dày chia làm 3 vùng: thượng vị, thân vị và hạ vị. Riêng heo có thêm vùng
manh nang.
- Lớp niêm mạc có 3 loại tế bào: tế bào tiết men, tế bào tiết niêm dich và tế bào
vách tiết HCl.
+ Chức năng: Dạ dày tiết ra dịch vị (chủ yếu bao gồm: axit HCl, men pepsin, men
lipase) để hòa trộn với thức ăn, tiêu hóa cơ học (nghiền nát thức ăn).
(Theo Nguyễn Thị Kim Đông-Nguyễn Văn Thu, 2009).

1.2 Dạ dày kép:
Gồm có 4 túi: 3 túi đầu (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) làm nhiệm vụ tiêu hóa cơ học,
túi sau (dạ múi khế) làm nhiệm vụ tiêu hóa hóa học.
Dạ múi khế cấu tạo và chức năng tương tự dạ dày đơn.
- Vị trí:
Nằm bên phải xoang bụng, sau dạ lá sách, từ sụn sườn 10 -13 gần đến mỏm
kiếm xương ức.
- Cấu tạo:
Niêm mạc dạ múi khế chia làm 2 vùng: thân vị và hạ vị.

- Chức năng:
Tiết dịch vị (chủ yếu là HCl, men pesin và men lipase), tiêu hóa hóa học giống dạ
dày đơn.
(Nguyễn Thị Kim Đông – Nguyễn Văn Thu, 2009).
2. Ruột
- Là phần dài nhất của ống tiêu hóa (ruột dài nhất đối với các gia súc ăn cỏ).
- Ruột chia làm 2 phần: ruột non và ruột già.
2.1 Ruột non:
- Cấu tạo: Ruột non chia là 3 đoạn: Tá tràng, không tràng, hồi tràng.
- Chức năng: Thức ăn đến ruột non chịu tác động phối hợp của các men với các
chất xúc tiến tiêu hóa trong dịch tụy (chủ yếu chứa men tiêu hóa protein, gluxit,
lipase), dịch ruột (chứa nhiều niêm dịch và các men tiêu hóa) và dịch mật.
(Nguyễn Thị Kim Đông-Nguyễn Văn Thu, 2009).
2.2 Ruột già:
Có đường kính lớn hơn ruột non được cố định trong xoang bụng nhờ màng treo
ruột già.
- Cấu tạo: Ruột già chia làm 3 đoạn: Manh tràng , kết tràng, trực tràng.
- Chức năng:
+ Lên men vi sinh vật, tạo vitamin.
3
Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2
+ Hấp thu chủ yếu là nước và là nơi tạo chất cặn bã sau quá trình tiêu hóa.
+ Niêm mạc ruột già cũng tiết ra các dich, có chứa các men tiêu hóa như ở
nhưng ít và hoạt động yếu.
(Nguyễn Thị Kim Đông- Nguyễn Văn Thu, 2009).
II. VIÊM DẠ DÀY – RUỘT
1. Đăc điểm
- Quá trình viêm xảy ra dưới lớp biểu mô của vách dạ dày và ruột → làm trở
ngại rất lớn tới tuần hoàn và dinh dưỡng ở vách dạ dày và ruột, làm cho cả lớp
niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc bị viêm → vách dạ dày và ruột bị sung

huyết, hóa mủ, hoại tử gây nhiễm độc và bại huyêt cho cơ thể.
- Quá trình viêm dạ dày - ruột luôn mang tính chất nhiễm trùng.
- Con vật có biểu hiên tiêu chảy rất nặng, cơ thể bị mất nước và chất điện giải
rất nhiều → con vật chết nhanh.
- Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà ta có các thể bệnh sau:
+ Viêm xuất huyết( )
+ Viêm hoại thư.( )
+ viêm màng giả.
- Mức độ nhiếm bệnh tùy theo loài: chó, mèo > heo > trâu, bò.
- Bệnh tiến triển nhanh và tỷ lệ chết cao.
(Nguyễn Dương Bảo, 2000).
2. Nguyên nhân
2.1 Thể nguyên phát:
- Do sự chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp (gia súc làm
việc quá sức, chuồng trại vệ sinh kém), cho gia súc ăn thức ăn, nước uống bị ô
nhiễm như:
+ Do nhiễm vi sinh vật: các loại vi khuẩn gây bệnh (Salmonella, E. coli,
Shigella…)hoặc nấm mốc nhất là các loại nấm mốc sản sinh độc tố aflatoxin.
+ Do nhiễm muối của các kim loại nặng (Chì, Thủy ngân, Asenic…),các loại
hóa chất (như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột…)
- Thời tiết thay đổi đột ngột làm sức đề kháng của gia súc giảm tạo điều kiện
thuận lơi cho vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh.
2.2 Thể kế phát:
- Do kế phát từ viêm ruột thể cata.
- Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như bệnh dịch tả lợn, dịch tả trâu bò,
TGE (viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm), Care, Parvovirus, Cúm, Viêm màng mũi
thối loét…).
(Nguyễn Dương Bảo, 2000).
3. Cơ chế sinh bệnh
Kích thích bệnh nguyên → viêm dạ dày và ruột → tạo phản xạ đau:

4
Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2
→ Giảm tiết dịch (nhất là HCl) và giảm nhu động của dạ dày → cơ vòng hạ vị
co thắt (đóng lại do thiếu HCl)→ thức ăn bị tích lại và thối rửa → kích thích
tăng nhu động ngược → ói mửa (1)
→ Ruột bị giảm nhu động và tiết dịch → thức ăn tích lại ở ruột → tạo môi
trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại đường ruột phát triển:
→ Vi trùng và độc tố vào máu (2)
→ Lên men và thối rửa thức ăn (đặc biệt là thức ăn có nhiều Protein) → khí độc
(H
2
S, NH
3
), Các sản vật trung gian độc (Indol, scatol, các acid hữu cơ…)(3) →
kích thích vào niêm mạc vách ruột → tăng nhu động và tiết dịch → tiêu chảy(4).
→ (1),(4) → cơ thể bị mất dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng chất điện giải.
→ (2),(3) → cơ thể nhiễm trùng huyết và nhiễm độc → rối loạn hoạt động của
các cơ quan khác, trước hết là thần kinh, gan và thận.
(Nguyễn Dương Bảo, 2004).
Tùy theo mỗi loài mà có cơ chế sinh bệnh khác nhau.
Ví dụ như:
 Ở E.coli:
Ecoli → Enterotoxin → bám vào các
vi nhung:
 Ở Salmonella:
Salmonella → nội độc tố → phá hủy mao mạch trên niêm mạc ruột → hoại tử
→ niêm mạc ruột bong tróc → kém hấp thu → tiêu chảy.
4. Triệu chứng
4.1 Triệu chứng toàn thân
Con vật ăn kém hoặc không ăn, mệt mỏi, khát nước. Khi bệnh trở nên kịch

phát con vật ủ rủ, sốt cao, mạch nhanh, run rẩy, vã mồ hôi và chết rất nhanh.
Trước khi chết thân nhiệt giảm.
4.2 Triệu chứng cục bộ
Con vật tiêu chảy nhiều, phân lỏng như nước, màu đen, có khi lẫn cả máu
tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột bong tróc), số lần đi tiêu trong ngày nhiều.
Ở chó và lợn còn có hiện tượng nôn mửa.
5
Làm đứt các vi nhung ruột → không hấp thu
Tăng tiết dịch
Tạo ra các sản phẩm độc
Tiêu chảy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×