Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phòng trừ tổng hợp ruồi đục quả dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.94 KB, 6 trang )

Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 3/2018

Development and application of Bacillus thuringiensis
toxin ELISA kits, Center of Crop Chemical Control, China
Agricultural University, 100094, Beijing, China.
4. Xia Jingyuan, 2000). Resistance of transgenic
Bt cotton to
Helicoverpa armigera
Hỹbner
(Lepidoptera: Noctuidae) and its effects on other

insects in China. Proceeding of the first Vietnam-Sino
conference
on
cotton
technology
and
its
industrialization, 13-14 November, 2000, Hochiminh
City, Viet Nam.

Phản biện: GS-TS-NCVCC. Phạm Văn Lầm

PHÕNG TRỪ TỔNG HỢP RUỒI ĐỤC QUẢ DÂU HẠ CHÂU
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Intergrated Pest Management for Fruit Fly in” Dau Ha Chau”
at Phong Dien district, Can Tho province
1


2

2

1

Nguyễn Thị Thanh Hiền , Đoàn Thị Hồng Quyên , Nguyễn Thị Kim Tƣơi , Đặng Đình Thắng ,
1
1
1
1
Vũ Văn Thanh , Vũ Thị Thùy Trang , Hà Thị Kim Liên , Lê Thị Xuyến
Ngày nhận bài: 18.3.2018

Ngày chấp nhận đăng: 24.4.2018
Abstract

Dau Ha Chau (Baccaurea ramiflora Lour) is one of the local fruits which not only brings significant income for
growers but also is a special well-known brand name of Phong Dien, Can Tho province. However, dau Ha Chau
growers in this area are facing to high crop loss caused by fruit fly, a serious insect pest, on this fruit tree.
In 2017, An Area Wide-IPM model of 105.15 ha of dau Ha Chau farm was established in Nhon Ai village,
Phong Dien district. In the model the combination of three methods including field sanitation, using of male lure
(20 traps/ha) and bait application (2 litters/ha); was effectively applied for control of fruit fly. The percentage of
damaged fruit at the end of the season was 3.7% in treated orchards and 43.3% in untreated area.
Keywords: Dau Ha Chau, fruit fly, protein bait, AW- IPM
1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ruồi đục quả họ Tephritidae là một trong

những đối tượng gây hại nghiêm trọng cho sản
xuất nông nghiệp trên toàn thế giới. Chúng tấn
công và gây hại cho rất nhiều loại quả cũng như
rau ăn quả (Allwood and Leblanc,1996).
Huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ, với
gần 8.000 ha sản xuất cây ăn quả đã và đang
mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên, hai loại quả chính của huyện là vú
sữa và dâu Hạ châu bị ruồi gây hại với tỷ lệ trung
bình là 8% (quả vú sữa) và 10% (quả dâu Hạ
Châu) (Trạm KN huyện Phong Điền, 2017). Hiện
nay, một số hộ dân đã thực hiện các biện pháp
phòng chống ruồi như bao quả, treo bẫy tiêu diệt
ruồi đực và phun thuốc hóa học.Tuy nhiên, việc
thực hiện không đồng bộ và do hạn chế hiểu biết
1. Viện Bảo vệ thực vật
.
2 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ TP. Cần Thơ

về ruồi đục quả dẫn đến thiếu cơ sở triển khai
khiến hiệu quả giải pháp phòng trừ không đạt
như mong đợi. Trước tình hình đó, Sở Công
thương thành phố Cần Thơ và Ủy ban nhân dân
Huyện Phong Điền đã kiến nghị Sở Khoa học và
Công nghệ thành phố Cần Thơ nghiên cứu giải
pháp hiệu quả hỗ trợ địa phương phòng trừ ruồi
đục quả dâu Hạ Châu. Dự án Khoa học công
nghệ “Chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp
ruồi đục trái trên 02 loại cây ăn trái: dâu Hạ

Châu, vú sữa tại huyện Phong Điền, TP. Cần
Thơ” đã được thực hiện nhằm giới thiệu giải
pháp quản lý tổng hợp ruồi đục quả phục vụ
phát triển sản xuất dâu Hạ Châu của huyện
Phong Điền.
Bài viết này cung cấp kết quả điều tra hiện
trạng canh tác và phòng trừ ruồi đục quả dâu
Hạ Châu, kết quả áp dụng quy trình quản lý
tổng hợp ruồi đục trái trên cây trồng này ở
huyện Phong Điền của dự án nêu trên trong
năm 2017.
9


Kết quả nghiên cứu khoa học
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu
- Bả Protein Ento-pro 150 DD
- Chất dẫn dụ Methyl eugenol diệt ruồi đực
- Túi nilon, bình bơm đeo vai,…
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra khảo sát tình hình chung của
vùng chuyên canh dâu Hạ Châu
Thu thập thông tin trực tiếp bằng phiếu điều
tra gồm 50 câu hỏi. Tổng số lượng là 60 phiếu
điều tra tại ấp Nhơn Bình và ấp Nhơn Phú (xã
Nhơn Ái, huyện Phong Điền).
Chỉ tiêu thu thập gồm: Diện tích sản xuất, lao
động chính, tình hình ruồi đục quả (Tephritidae)
gây hại dâu Hạ Châu và biện pháp phòng chống.

2.2.2. Nghiên cứu phòng trừ ruồi đục quả dâu
Hạ Châu
- Địa điểm triển khai: Ấp Nhơn Bình và ấp
Nhơn Phú thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền,
TP. Cần Thơ
- Thời gian thực hiện từ tháng 6-10/2017
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm thực hiện diện
rộng và không nhắc lại. Các biện pháp phòng trừ áp
dụng ở vườn thí nghiệm (diện tích 105,15 ha), gồm:
i) Biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Hái và thu
gom đem tiêu hủy quả bị ruồi gây hại. Cách làm:
đào hố, rắc vôi bột xung quanh sau đó đổ trái
thối, rụng vào hố rồi rắc phủ một lớp vôi bột sau
đó lắp hố nhằm tiêu diệt ấu trùng ruồi; hoặc đem
đốt. Dọn cỏ, tỉa cành, chặt bỏ cây tạp trong vườn
canh tác nhất là các loài cây ký chủ ưa thích của
ruồi đục quả như Gioi (mận), khế, ổi, cóc, sơri,…
Biện pháp này được thực hiện trong suốt vụ quả
nhằm hạn chế số lượng ruồi phát sinh tại chỗ.

BVTV - Sè 3/2018
ii) Treo 20 bẫy/ha loại chứa chất dẫn dụ
Methyl eugenol (chất hấp dẫn ruồi đực) từ sau
đậu quả 40 ngày. Thay chất dẫn dụ 1 tháng/lần
cho đến khi thu hoạch xong.
iii) Phun bả protein (nhằm diệt cả ruồi đực và
ruồi cái): mỗi ha phun 2 lít bả Ento-pro 150 DD
(pha dung dịch: 2 lít Ento-Pro 150 DD + 18 lít
nước + 1,6 gram thuốc trừ sâu loại chứa 100%
hoạt chất Fipronil) ở vị trí ¾ tán lá tính từ chóp

ngọn hoặc lên thân nơi gần tán lá thấp nhất đối
với cây cao; phun 3 lần/tháng, phun vào các buổi
sáng sớm. Mỗi điểm phun 50 ml dung dịch pha/
điểm. Phun bả sau khi đậu quả 40 ngày và dừng
phun đợt cuối cùng 10 ngày trước khi thu hoạch
Vườn đối chứng (5 ha): Được phòng trừ theo
tập quán canh tác của nông dân (treo bẫy dẫn dụ
diệt con đực và phun thuốc hóa học)
Phương pháp đánh giá các vườn thí nghiệm
(i) Theo dõi số lượng ruồi vào bẫy dẫn dụ:
Đếm số lượng ruồi vào 10 bẫy dẫn dụ đặt tại
vườn phòng trừ và 3 bẫy ở vườn đối chứng.
Định kỳ thu mẫu ruồi trong bẫy 7 ngày/lần.
(ii) Theo dõi tỉ lệ quả bị ruồi gây hại: Thu 10 chùm
ở một vườn trong mỗi đợt thu, tổng số vườn thu là
10 vườn/đợt. Các chùm có số lượng quả tương
đương nhau, từ 15-25 quả, lấy mẫu 7 ngày/lần × 3
tháng. Qủa thu về theo dõi trong 10 ngày tiếp theo
để xác định tỷ lệ số quả bị ruồi gây hại.
Sơ đồ vùng thí nghiệm phòng trừ ruồi
Vùng phòng trừ tổng hợp ruồi đục quả dâu Hạ
Châu trên diện tích rộng 105,15 ha bao gồm có
161 hộ tại xã Nhơn Ái huyện Phong Điền, TP.
Cần Thơ (hình 1)

Hình 1: Sơ đồ vị trí mô hình phòng trừ tổng hợp ruồi đục quả dâu Hạ Châu
trên diện rộng (xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, 2017)

10



Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 3/2018

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất dâu Hạ Châu và
một số cây ăn quả khác của huyện Phong Điền
Về sản xuất: nhìn chung cây dâu Hạ Châu
được trồng ở địa phương đã lâu năm, đa số các
vườn có độ tuổi trên 5 năm. Việc bán quả dâu Hạ
Châu đem lại nguồn thu tốt cho người dân vì thế
các chủ vườn đều có xu hướng mở rộng diện
tích trồng qua các năm. Quy mô mỗi vườn không
2
lớn, tỷ lệ số hộ có diện tích từ 2.000 m đến
2
5.000 m chiếm 53% tỷ lệ số hộ có diện tích
2
2
vườn từ trên 5.000 m đến 10.000 m chiếm
34%, tỷ lệ số hộ có diện tích canh tác trên 10.000
2
m chỉ chiếm tỷ lệ là 13% (bảng 1).
Các vườn dâu Hạ Châu dù gần nhà dân

nhưng được trồng khá liền kề nên tạo thành
vùng sản xuất khá tập trung. Trong mùa vụ 2016,
năng suất của các hộ canh tác dâu Hạ Châu đạt
từ 5 tấn/ha đến 42 tấn/ha. Có 72% số hộ đạt

năng suất trung bình từ 5-10 tấn/ha và 3% hộ
điều tra có năng suất thấp dưới 5 tấn/ha (bảng
1), nguyên nhân do đây là những hộ trồng mới,
cây còn tơ nên năng suất chưa cao. Giá bán dâu
Hạ Châu dao động từ 10.000 đồng/kg đến
25.000 đồng /kg. Trong đó, số hộ bán dâu với giá
từ 10.000 - 11.000 đồng/kg chiếm tỷ lệ 57%. Có
20 hộ (tương ứng tỷ lệ 33%) bán được với giá từ
trên 11.000 - dưới 15.000 đồng /kg. Một số ít hộ
(khoảng 10%) bán được sản phẩm với giá từ
15.000 đến 25.000 đồng /kg (bảng 1).

Bảng 1. Diện tích canh tác và năng suất của hộ sản xuất tại vùng trồng Dâu Hạ Châu,
xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ (2017)
2

Diện tích canh tác (m )
Tỷ lệ hộ (%)
Năng suất (tấn/ha)
Tỷ lệ hộ (%)
Gía bán (đồng/kg)
Tỷ lệ hộ (%)
Độ tuổi chủ vườn (tuổi)
Tỷ lệ (%)

2.000 – 5.000
53
<5
5
10000- <11000

57
30 – 40
5%

Nhân lực tham gia sản xuất: Độ tuổi chủ vườn
tập trung chủ yếu là trung niên từ 41 – 60 tuổi
chiếm 63% (bảng 2). Tuy nhiên, dù đa số người
dân đã ý thức được tác hại của ruồi đục quả (dân

5.000 – 10.000
34
5 - 10
72
11000- <15000
33
41 – 60
63%

> 10.000
13
> 10
25
15.000 - 25.000
10
> 60
32%

thường gọi là ruồi vàng) song có rất ít người
tham gia các tổ chức xã hội (nhất là hội nông
dân) vì thế việc tiếp cận thông tin, kỹ thuật phòng

chống ruồi nói riêng trong sản xuất bị hạn chế.

Bảng 2. Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của ngƣời sản xuất Dâu Hạ Châu,
xã Nhơn Ái, Phong Điền, TP. Cần Thơ (2017)
Tổ chức XH
Tỷ lệ tham gia (%)

Hội nông dân
19,8

Hội phụ nữ
1,6

Về thành phần cây ăn quả: Bên cạnh cây
trồng chính (dâu Hạ Châu) các hộ sản xuất trồng
xen một số loại cây khác. Trong 60 hộ điều tra,
có hơn 50% số hộ có trồng các loại cây khác
trong vườn dâu Hạ Châu gồm chanh, cóc, hạnh,
vú sữa và mãng cầu.
Về ruồi đục quả: ruồi đục quả thường xuyên
xuất hiện ở khắp vùng trồng dâu Hạ Châu. Mật
độ ruồi tăng dần kể từ khi cây dâu Hạ Châu ra
hoa và cao nhất ở thời điểm nhiều quả chín. Có
gần 70% số hộ được hỏi cho rằng tỷ thiệt hại do
ruồi gây ra lên tới 50%.
Về nhận thức của người dân đối với ruồi đục
quả: hầu hết các hộ cũng ý thực được việc
phòng trừ ruồi khó khăn và nêu nguyên nhân là

Người cao tuổi

3,3

Hợp tác xã
3,3

Không tham gia
72,0

do phòng trừ không đồng loạt giữa các vườn,
ruồi di chuyển từ vườn này sang vườn khác, ruồi
kháng thuốc và chi phí phòng trừ cao.
Về các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả:
Phổ biến nhất là phun thuốc sâu để xua đuổi
ruồi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là không có sự
liên kết, phối hợp giữa các hộ trong quá trình
phòng trừ. Từng hộ tự quyết định loại thuốc, thời
điểm phun thuốc, số lần phun, liều lượng phun.
Trong số 60 hộ được phòng vấn thì có đến 50%
hộ trồng dâu Hạ Châu đánh giá việc phun thuốc
mang lại hiệu quả dưới 50% và cho rằng hiệu quả
phòng trừ thấp là do ruồi có khả năng di chuyển
tốt, nên chỉ có thể diệt được khi ruồi tiếp xúc trực
tiếp với thuốc. Bên cạnh đó, việc phun xua đuổi
11


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 3/2018


không đồng bộ đã làm ruồi di chuyển sang vườn
khác để trú ẩn và rất có thể sẽ quay lại gây hại.
Mặt khác, việc sử dụng khá tùy tiện các thuốc chỉ
để xua đuổi ruồi đã ảnh hưởng xấu tới không khí
và kênh nước của người dân trong khu vực.
Một số hộ đã áp dụng biện pháp treo bẫy diệt
ruồi kết hợp phun thuốc trừ sâu và cho hiệu quả
phòng trừ từ 30 đến 50% (theo đánh giá của
người dân). Đáng chú ý hiệu quả này được dựa
trên quan sát số lượng ruồi bắt trong bẫy. Hoạt
chất chính của sản phẩm bẫy đang sử dụng phổ
biến ở địa phương là Methyl eugenol. Đây là chất
chỉ hấp dẫn con đực của các loài ruồi đục quả
giống Bactrocera (Allwood and Drew, 1996;
Keng- Hong Tan and Nishida, 1996) mà không
hấp dẫn con ruồi cái. Trong khi con cái mới là
nhân tố trực tiếp đẻ trứng vào quả. Biện pháp sử
dụng bẫy phòng trừ ruồi lại được ghi nhận đặc
biệt phù hợp với những vùng biệt lập về địa lý
(Allwood and Drew, 1996), nếu dùng riêng lẻ thì
sẽ không thành công (Sabine,1992).
Biện pháp vệ sinh đồng ruộng là một trong
những biện pháp khá hữu hiệu trong mô hình
phòng trừ tổng hợp ruồi (Allwood và ctv., 1996).
Tuy nhiên, thực tế điều tra tại vùng trồng dâu Hạ
Châu của huyện Phong Điền (Cần Thơ) cho thấy
tỷ lệ giữa hộ có thực hiện vệ sinh và hộ không
thực hiện biện pháp vệ sinh là gần bằng nhau.
Các điểm thực hiện vệ sinh đồng ruộng kém này
sẽ là những ổ phát sinh nguồn cho các thế hệ

ruồi đục quả kế tiếp sinh sôi và tiếp tục gây hại.
Do đó, đây chính là một trong những nguyên
nhân khiến cho ruồi đục quả xuất hiện liên tục
quanh năm tại khu vực này.

3.2 Diễn biến số lƣợng các loài ruồi đục
quả (Tephritidae) vào bẫy tại hai ấp Nhơn
Bình và Nhơn Phú thuộc xã Nhơn Ái huyện
Phong Điền, TP. Cần Thơ
Số lượng ruồi bắt trong bẫy dẫn dụ ở vườn thí
nghiệm và vườn đối chứng trong các tháng đầu thí
nghiệm khá thấp, trung bình chỉ dưới 15
ruồi/bẫy/ngày. Thực tế vào thời điểm này chỉ vài
vườn trồng giống dâu chua có quả chuẩn bị chín,
dâu Hạ Châu quả còn nhỏ, các quả ký chủ khác
như xoài, khế đang ở giai đoạn quả xanh. Do đó sự
hiện diện của ruồi trên cả hai vườn chưa có đột
biến, vào thời điểm dâu thu hoạch thì số lượng ruồi
tăng rất nhanh và điều này là hoàn toàn phù hợp
cơ chế điều chỉnh loài (Phạm Bình Quyền, 2006).
Cụ thể, số lượng ruồi trong bẫy ở vườn thí nghiệm
từ 3,3 ruồi/bẫy (22/8/2018) sau bảy ngày tăng lên
31,8 ruồi/bẫy/ngày (29/8/2017) và có đỉnh cao là
37,6 ruồi/bẫy/ngày (ngày điều tra 6/9/2017) (hình
2). Trong khi đó, số lượng ruồi bắt trong bẫy tại
vườn đối chứng ở cùng thời điểm quan sát tương
ứng lần lượt là 9,7 ruồi/bẫy 49 ruồi/bẫy/ngày
(29/8/2017) và 53,4 ruồi (6/9/2017). Số lượng ruồi
trong bẫy vườn đối chứng tiếp tục tăng cao ở
những ngày điều tra sau và đạt đỉnh cao là 58,5

ruồi/bẫy/ngày vào 21/9/2017. Đặc biệt đến cuối vụ
dâu, trong khi xu hướng chung tại vườn thí nghiệm
là giảm thì ở vườn đối chứng vẫn biến thiên theo
hướng tăng. Ví dụ, ở ngày điều tra 27/9 đến 20/10
số lượng ruồi trong bẫy trung bình ở vườn thí
nghiệm tương ứng lần lượt là 11,8; 6,7; 4,7
ruồi/bẫy/ngày thì ở vườn đối chứng là 7,8; 21,0 và
9,8 ruồi/bẫy/ngày, cao gấp đôi so với số lượng ruồi
bắt trong bẫy ở vườn thí nghiệm (hình 2).

58.5
49.0
37.6
31.8
14.9

20
/1
0/
17

27
/9
/1
7

4.7 9.8

14
/9

/1
7

29
/8
/1
7

16
/8
/1
7

4/
8/
20
17

12.1
1.6

14
/7
/1
7

30
/6
/1
7


16
/6
/1
7

2/
6/
20
17

Ruồi/bẫy/ngày
70.0
60.0
50.0
33.9
40.0
30.0
15.0
20.0
10.0
0.0

Ngày

Vườn thí nghiệm

Vườn đối chứng

Hình 2. Diễn biến số lƣợng ruồi trung bình vào bẫy dẫn dụ ở các vƣờn dâu Hạ Châu

thí nghiệm và đối chứng (xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tháng 6/2017- 10/2017)
Ghi chú: ngày TB: trung bình; Công thức 1: vườn mô hình áp dụng theo quy trình quản lý
tổng hợp ruồi đục trái; Công thức 2: vườn đối chứng
12


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 3/2018

Để thấy rõ hơn hiệu quả của các biện pháp
áp dụng trong mô hình, dự án đã tiến hành đánh
giá tỷ lệ quả bị hại. Kết quả cho thấy tỉ lệ quả bị
ruồi gây hại ở ngày điều tra đầu tiên (02/6/2017)
tương đương nhau giữa vườn thí nghiệm và
vườn đối chứng (0,6% ở vườn thí nghiệm và 0,5
% ở vườn đối chứng). Tuy nhiên chỉ sau 01
tháng (tháng Bẩy), khi dâu Hạ Châu bắt đầu chín
thì tỷ lệ quả hại ở vườn đối chứng là 2,2% cao

gấp hơn ba lần so với vườn thí nghiệm (0,6%;
ngày 7/7/2017) (hình 3). Khoảng cách chênh lệch
này tiếp tục được nới rộng trong tháng Tám khi
tỷ lệ quả bị hại của vườn đối chứng là 13,7% và
vườn phòng trừ là 4,9%. Càng về chín rộ (tháng
Chín), sự chênh lệch về tỷ lệ quả bị ruồi gây hại
thể hiện rất rõ. Cụ thể, ở vườn đối chứng tỷ lệ
quả bị hại thấp nhất là 35,9% trong khi vườn thí
nghiệm cao nhất chỉ là 8,1% (hình 3).


Tỷ lệ hại (%)

60.0

48.7

50.0

43.3
35.9

40.0
26.8

30.0
20.0

13.7
8.1

4.9

10.0
0.5

0.6

3.7

2.2


0.0
2/6/2017

23/6/17

14/7/17

11/8/2017

29/8/17

21/9/17

20/10/17

Ngày
TLH% Vườn thí nghiệm

TLH% Vườn đối chứng

Hình 3. Tỷ lệ quả bị ruồi gây hại tại các vƣờn dâu Hạ Châu thí nghiệm
và đối chứng (xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, 2017)
Ghi chú: TLH: Tỷ lệ hại
Nhận xét chung
Khi so sánh tổng số ruồi đục quả bắt được ở
bẫy dẫn dụ tại các vườn cũng như tỷ lệ quả bị
hại thì vườn đối chứng luôn cao hơn gấp nhiều
lần so với vườn thí nghiệm (hình 2 và hình 3).
Trong thực tế, biện pháp vệ sinh đồng ruộng

được thực hiện đồng loạt ở các vườn thí nghiệm,
song lại không đồng đều và không thường xuyên
ở vườn đối chứng đã dẫn đến hình thành tụ điểm
tái phát ruồi. Ở vườn đối chứng, mặc dù người
dân có treo bẫy dẫn dụ nhưng bẫy chỉ diệt con
đực, con cái không bị tiêu diệt dẫn đến ruồi vẫn
gây hại cho quả. Trong khi đó, ở vườn thí
nghiệm ngoài việc thực hiện tốt hai biện pháp vệ
sinh đồng ruộng và treo bẫy còn được bổ sung
thêm biện pháp phun bả protein. Như vậy, vườn
thí nghiệm cho kết quả tốt nhất là khi mật độ
quần thể ruồi giảm nhờ sự hỗ trợ lẫn nhau của
các biện pháp: biện pháp treo bẫy sẽ tiêu diệt bớt
con đực, những con đực còn lại cùng với con cái
có trên vườn sẽ bị tiêu diệt bởi ăn phải hỗn hợp
bả protein với thuốc sâu và biện pháp loại bỏ ký
chủ sẽ ngăn cản không cho nguồn ruồi tái phát

sinh. Tuy nhiên, số lượng ruồi thu trong bẫy ở
vườn mô hình vào thời kỳ dâu Hạ Châu chín
(hình 1) khá cao, đỉnh điểm đạt trung bình 37,6
ruồi/bẫy/ngày (6/9/2018) là điều cần quan tâm.
Ngoài nguyên nhân là do mô hình mới chỉ được
thực hiện trong 4 tháng thì chỉ số này cho thấy
nguy cơ dịch ruồi đục quả ở khu vực là khá cao
bởi diện tích mô hình chỉ chiếm 15,6 % so với
tổng diện tích 675 ha dâu Hạ Châu của toàn
huyện (Trạm khuyến nông huyện Phong Điền,
2017). Do đó rất cần sự quan tâm đầu tư của
chính quyền và chính người sản xuất trong việc

tiếp tục triển khai trên diện rộng các giải pháp
tổng hợp phòng chống ruồi đục quả.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
Tại huyện Phong Điền, các vườn dâu Hạ
Châu được trồng liền kề nhau với diện tích trồng
2
của mỗi hộ đa số là từ 2000 đến 5000 m ,năng
suất phổ biến ở mức 10-20 tấn/ha. Ruồi đục quả
xuất hiện quanh năm, người dân đã phun thuốc
BVTV và treo bẫy diệt ruồi song do tỷ lệ hộ
13


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 3/2018

không tham gia các tổ chức xã hội rất cao (72%)
nên việc tiếp cận thông tin cùng với tính tự phát
trong phòng trừ ruồi dẫn đến hiệu quả thấp.
Phòng trừ ruồi đục quả dâu Hạ Châu trên diện
rộng cần phối hợp ba biện pháp gồm (i) Định kỳ
vệ sinh đồng ruộng bằng cách hái và thu gom
chôn lấp quả bị ruồi gây hại; (ii) Phun điểm định kỳ
bả protein sau khi đậu quả 40 ngày và dừng phun
trước đợt thu hoạch cuối cùng 10 ngày; (iii) Treo
20 bẫy dẫn dụ diệt con đực/ha cho hiệu quả khá,
tỷ lệ quả bị ruồi gây hại ở cuối vụ ở vườn mô hình
là 3,7%, vườn đối chứng là 43,3%.

4.2 Đề nghị
Triển khai giải pháp quản lý ruồi đục quả đồng
loạt cho toàn vùng sản xuất từ khi quả dâu Hạ
Châu được 40 ngày tuổi.
Mở rộng diện tích ứng dụng kết quả nghiên
cứu nhằm góp phần thực hiện thành công định
hướng phát triển “Hình thành các tiểu vùng nông
nghiệp đặc trưng” của ngành nông nghiệp thành
phố Cần Thơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allwood A.J. and L.Leblanc, 1996, Losses
caused by fruit flies (Diptera: Tephritidae) in seven
Pacific Island countries”. In: Management of Fruit flies
0
in The Pacific - ACIAR proceedings N 76. A.J.Allwood

and R.A.I.Drew. tr. 208-211.
2. AllWood A.J. and Drew R.A.I., 1996.
Management of Fruit flies in The Pacific, ACIAR
0
proceedings N 76, pp. 111-113, 171 – 178.
3. Keng-Hong Tan and R. Nishida, 1996. Sex
Pheromone and Mating competition after Methyl
Eugenol consumption in the Bactrocera dorsalis
complex. In: Fruit fly pests: A world assessment of
their biology and management. Bruce A.McPheron,
Gary J.Steck, 1996. pp.147-153.
4. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang
Khải, Vũ Thị Thuỳ Trang, Trần Thanh Toàn, Trần Thị
Thuý Hằng, Đặng Đình Thắng, Lê Công Hoàng, Đào Kim

Dung, Nguyễn Hữu Quang, Lê Ngọc Thành, 2012.
Nghiên cứu biện pháp quản lý ruồi hại trái thanh long trên
diện rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trái xuất
khẩu tại Bình Thuận. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp nhà
nước về giải quyết vấn đề cấp thiết tại địa phương.
5. Phạm Bình Quyền, 2006. Sinh thái học côn
trùng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr.107-117.
6. Sabine B.N.E., 1992. Pre-havest control methods.
th
International training course 4-15 May 1992 Fruit flies.
7. Trạm khuyến nông huyện Phong Điền, Báo cáo
năm 2017.
8. UBND thành phố Cần Thơ, Kế hoạch số 23/KHUBND ngày 27 tháng 02 năm 2017, Xây dựng và phát
triển huyện Phong Điền thành đô thị sinh thái.

Phản biện: TS. Nguyễn Văn Liêm

HIỆU QUẢ PHÕNG TRỪ TUYẾN TRÙNG SẦN RỄ HỒ TIÊU
(Meloidogyne sp.) CỦA CHẾ PHẨM NẤM Paecilomyces lilacinus
Efficacy to Control Root-Knot Nematode (Meloidogyne sp.)
on Black Pepper of Paecilomyces lilacinus Formulation
Nguyễn Thị Hai, Chu Thị Bích Phƣợng và Đinh Thành Hiếu
Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 12.05.2018

Ngày chấp nhận đăng: 22.05.2018
Abstract

The aim of this study to evaluate the efficiency of Paecilomyces lilacinus formulation on parasitic nematodes
Meloidogyne sp. on black pepper. The effects of P. lilacinus on the root-knot nematode were examined in the

laboratory and field conditions. Testing in the laboratory indicated that percentage of parasitized female and egg
masses were 93.75% and 95.33% respectively at 5 day and 6 days after inoculating of P. lilacinus formulation.
Trials in the black pepper field conditions showed the efficacy to control root-knot nematodes on soil was 73.67%
in P. lilacinus formulation and 70.08% in carbofuran treated plots. In further, use of P. lilacinus formulations
improved plant growth. Slow wilt disease index of black pepper in P. lilacinus plots is lower in control plot and
carbosulfan plot.
Keywords: Black pepper, Meloidogyne sp., Pacilomyces lilacinus, root-knot nematode

14



×