Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận cao học, tác phẩm kinh điển vận dụng những quan điểm của lê nin về nhà nước trong tác phẩm nhà nước và cách mạng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.98 KB, 28 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Khi viết tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng”, Lê- nin đã nghiên cứu rất kĩ
lưỡng và tập hợp một cách công phu các nguồn tài liệu từ các cuốn kinh điển
của chủ nghĩa Mác về Nhà nước, các công trình, các bài viết với sự phân tích và
phê bình sâu sắc. Toàn bộ những tài liệu ấy được Lê-nin sắp xếp thành một
phần riêng và lấy tên là “ Học thuyết của chủ nghĩa Mác về nhà nước và những
nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng.” Thực tiễn đời sống chính trị, xã
hội ngày nay có những chuyển biến lớn lao, các thế lực của chủ nghĩa bản vẫn
đang ngày đêm ráo riết tấn công vào những giá trị nền tảng của chủ nghĩa Mác
Lê-nin , chúng không ngừng xuyên tạc, thậm chí phủ định hoàn toàn chủ nghĩa
Mác. Trước thực tế đó, việc bảo vệ những giá trị đúng đắn, khoa học của chủ
nghĩa Mác – Lenin lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với mong muốn có thể góp sức bảo vệ những lý luận đúng đắn, cách mạng
và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhất là lý luận về nhà nước nên tôi chọn
đề tài: “ Vận dụng những quan điểm của Lê-nin về nhà nước trong tác phẩm
Nhà nước và Cách mạng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Khẳng định lại tính đúng đắn, cách mạng
và khoa học của quan điểm, lý luận về nhà nước của Lê-nin trong tác phẩm “
Nhà nước và cách mạng” nói riêng, của chủ nghĩa Mác- Lênin từ đó vận dụng
vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tính khoa học và cách mạng
của lý luận về nhà nước trong tác phẩm.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài cần làm rõ một số vấn để như khái quát tác
giả, tác phẩm, nội dung lý luận quan điểm về nhà nước, từ đó nêu lên ý nghĩa
của lý luận đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử thì tác phẩm còn sử dụng các phương pháp khác như


trích dẫn tài liệu, so sánh, logic lịch sử…
0


4. Kết cấu của đề tài.
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, thì tài liệu còn có
3 chương.
Chương 1: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
Chương 2: Nội dung lý luận về nhà nước được trình bày trong tác phẩm “
Nhà nước và cách mạng”.
Chương 3: Vận dụng quan điểm về nhà nước vào việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

1


PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỜI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.
1.1.
Khái quát về tác giả
V.I.Lênin sinh ngày 22/4/1870 ở Simbirsk.

Ông sinh tại làng

Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov.
Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.
Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến
lịch sử thế giới.
Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc
nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô SanktPeterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng

tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ
nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14
tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Xibia.
Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư
bản tại Nga, một cuốn sách khá đồ sộ. Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông
đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống
tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày
ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về
phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí
danh, cuối cùng lấy tên Lenin.
Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП
trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo pháiBolshevik sau một sự chia
rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của
ông Điều

cần

làm? Năm1906 ông

được

bầu

làm

Chủ

tịch

RSDLP.


Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu
Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm
cả Hội

thảo

Đảng

Praha năm 1912 và Hội

thảo

Zimmerwald năm 1915.

KhiInessa Armand rời Nga sang sống tại Paris, bà đã gặp Lênin và những người
2


Bolshevik khác đang bị trục xuất, và được cho là đã trở thành một người cộng
tác của Lenin trong thời gian đó. Sau đó Lenin đi sang Thụy Sĩ.
Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga
hoàng Nikolai II thoái vị, Lênin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng
ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở
giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz
Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với Chính phủ Đế
quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước
Đức
Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn tới
Phần Lan. Ngày 24 tháng 10 theo lịch cũ Nga, tức ngày 6 tháng 11 năm 1917,

ông viết: "Chính phủ sắp sụp đổ. Chúng ta phải giáng cho nó đòn chí mạng bằng
mọi giá. Trì hoãn hành động là chết". Cùng tháng, ông rời Phần Lan và trở lại
nước Nga, phát động một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu hiệu "Tất cả quyền
lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời của Kerensky. Các ý tưởng
về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu luận "Quốc gia và Cách
mạng" , kêu gọi thành lập một hình thức chính phủ mới dựa trên các hội đồng
công nhân hay các Xô viết. Trong tác phẩm này, ông cũng cho rằng, trên nguyên
tắc, những người công nhân bình thường có thể điều hành một nhà máy hay một
chính phủ. Dù ông nhấn mạnh rằng, để điều hành một quốc gia, người công
nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản." Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một thành
viên chính phủ phải nhận đồng lương không được cao hơn lương một người
công nhân tầm trung bình.
Ngày 8 tháng 11, Lênin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội
đồng Dân ủy. Lênin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa điệntới mọi vùng
nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới việc tạo ra
một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải
phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết đọc, viết. Nhưng

3


trước hết, chính phủBolshevik mới cần đưa nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ
nhất.
V.I. Lênin là người có tính nguyên tắc rất cao. Tư tưởng của ông, cũng theo
nhận xét của Maxim Gorky, "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi
ích giai cấp của nhân dân lao động".
Để làm việc, Lenin lúc nào cũng cần rất nhiều sách. Tự tay ông đã lập ra bản
danh sách đặt mua những cuốn sách tham khảo hay sử dụng nhất: những bộ từ
điển bách khoa các lần in khác nhau, trước tác của Karl Marx và Engels in bằng
tiếng Nga và tiếng Đức, các tác phẩm của các nhà cách mạng Dân chủ Nga...

Biết được nguồn tài chính eo hẹp của Lenin, có lần cán bộ quản trị của Trung
ương thanh toán tiền mua sách cho Lenin bằng ngân sách của chính phủ.
1.2.
Khái quát về tác phẩm.
1.2.1.
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tác phẩm Nhà nước và Cách mạng được Lê-nin viết vào tháng 8, tháng 9
năm 1917 và xuất bản thành sách riêng vào tháng 5 năm 1918.
Tác phẩm này được viết ra trong hoàn cảnh trước ngày nổ ra Cách mạng
Tháng mười ( từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1917). Để tránh sự bắt bớ của Chính
phủ lâm thời lúc bấy giờ, Lê- nin phải ẩn náu trong nhà một người công nhân ở
ga Ra đơ lít trên biên giới Nga- Phần Lan, về sau lại ẩn náu trong túp lều tranh
phía sau hồ Ra đơ lít để hoạt động và viết tác phẩm này.
Thời gian ở đây, Lê-nin viết thêm 60 bài báo, sách và thư từ. Trong số đó có
tác phẩm Nhà nước và Cách mạng nổi tiếng, nó được viết ra như có sự hồi thúc
của thời cuôc, như dành riêng cho giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền.
Trong tác phẩm này, Lê- nin không những đã khôi phục được quan điểm của
Mác và Ăng ghen về nhà nước mà còn phát triển một bước học thuyết của chủ
nghĩa Mác về nhà nước và chuyên chính vô sản.
Viết Nhà nước và Cách mạng, Lê-nin muốn đập tan luận điệu của bọn cơ hội
ở Quốc tế II, mưu toan chống lại những nguyên lý về nhà nước của Mác, chống
lại việc xây dựng phương pháp cách mạng để thay thế nhà nước tư sản bằng nhà
nước vô sản.
Vì sao Lê-nin lấy tên tác phẩm là Nhà nước và cách mạng?
4


Tên tác phẩm Nhà nước và cách mạng nói lên rằng, để có một nhà nước vô
sản- nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công nhận và nhân dân lao động
do họ làm chủ- thì chỉ có một con đường là dùng bạo lực cách mạng, mọi

phương pháp khác đều là cải lương cơ hội.
Vấn đề nhà nước của Lê-nin gắn liền với phương pháp bạo lực cách mạng.
Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh lịch sử với những nét tiêu biểu sau:
Vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã cuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với hình thái lịch sử mới của nó là
chủ nghĩa đế quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự áp bức khủng khiếp của Nhà
nước đối với quần chúng lao động ngày càng trở nên tàn khốc hơn, vì Nhà nước
ngày càng liên liên kết chặt chẽ với các tập đoàn tư bản có quyền lực vô hạn. Nó
làm cho đời sống của quần chúng khốn khổ không thể chịu được và làm cho họ
càng thêm căm phẫn.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, theo quy luật của
nền kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa , thời kỳ chủ nghĩa đế quốc được đặc trưng
bởi chủ nghĩa tư bản tài chính đã trở thành trùm tài phiệt, lũng đoạn Nhà nước.
Giữa chính trị, pháp lý của giai cấp tư sản có khoảng cách rất xa với đời sống
thực tiễn và nền kinh tế tư bản hiện thời. Mâu thuẫn ấy đã bộc lộ ngày càng rõ
rệt và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của quần chúng nhân dân. Tình trạng ấy
ngày càng tạo nên những xung đột mạnh mẽ trong lòng xã hội tư bản và càng
khiến cho lòng căm phẫn và tinh thần cách mạng của quần chúng sôi sục hơn
bao giờ hết.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) làm cho mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản gay gắt đến tột độ. Sự phân chia không đồng đều thị trường thế
giới, lợi ích từ các thị trường thuộc địa đã khiến các nước đế quốc cạnh tranh,
giằng xé nhau. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước tư bản chính
quốc ngày càng gay gắt và sâu sắc. Vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa
cũng đã trở thành vấn đề bức xúc và nổi bật. Quá trình đó đã thúc đẩy nhanh
chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng trong nhiều nước đế
quốc. Chính vì vậy, Lê-nin gọi giai đoạn này là đêm trước của cách mạng vô
sản.
5



Cũng thời điểm này, những thủ lĩnh của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét
lại trong quốc tế II mà điển hình là Becxtanh và Cau-xky đã ra mặt chống lại
chủ nghĩa Mác, chống lại quan điểm của Mác và Ăng ghen về tính tất yếu lịch
sử của Cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, chống lại việc dùng phương
pháp cách mạng và sức mạnh của bạo lực cách mạng để lật đổ Nhà nước tư sản
thay thế nó bằng Nhà nước vô sản. Họ ra sức bảo vệ lý luận phát triển hòa bình
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội- tức là từ bỏ con đường cách mạng vô sản
thay thế nó bằng đường lối cái cách tư sản. Về thực chất, đây là sự phản bội chủ
nghĩa Mác , rõ nhất là trong vấn đề Nhà nước và phương thức giành chính quyền
Nhà nước.
Trong thời gian này, bọn vô chính phủ chủ nghĩa thì lại theo lý luận chống
lại bất kỳ một Nhà nước nào, kể cả hình thức Nhà nước của giai cấp công nhân
cách mạng là nền chuyên chính vô sản. Tiêu bieur cho phái này là Bukharin và
Bu-ca-nin. Trong hàng loạt các bài báo của mình, Bukharin đã công khai bênh
vực các quan điểm nửa vô Chính phủ, phản Mác xít về vấn đề Nhà nước. Ba-cunin là nhà tư tưởng của Chủ nghĩa vô chính phủ và là kẻ thù điên cuồng chống
lại chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội khoa học. Luận điểm cơ bản của Ba-cunin là phủ nhận mọi Nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản, phủ nhận vai trò lịch
sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Ba-cu-nin đưa ra tư tưởng “cân bằng” các
giai cấp, thống nhất các”hiệp hội tự do” từ bên dưới. Theo ý kiến phái Ba-cu-nin
thì tổ chức cách mạng bí mật bao gồm những nhân vật xuất chúng phải lãnh đạo
những cuộc nổi dậy của nhân dân và phải làm gay gắt, phải làm theo kiểu nổi
dậy tức thời, khủng bố. Sách lược ấy là phiêu lưu , mạo hiểm, và đối địch với
học thuyết mác-xít về khởi nghĩa.
Những khuynh hướng tư tưởng này khi thâm nhập vào phong trào công nhân
và truyền bá sâu rộng trong xã hội sẽ gây tác động ngược chiều và gây ra hậu
quả tiêu cực tai hại, có nguy cơ làm mất phương hướng chính trị của phong trào,
đầu độc tư tưởng, ý thức công nhân…
Do đó cần phải giải phóng tư tưởng, ý thức công nhân và nhận thức xã hội
nói chung ra khỏi những độc tố tư tưởng đó, nhất là khi tình thế cách mạng đang
tới gần. Cách mạng đang cần được dẫn dắt bởi những quan điểm đúng đắn, khoa

6


học và cách mạng- thực tiễn lý luận chính trị bức xúc đó đã thôi thúc Lê-nin
nghiên cứu lý luận về Nhà nước và cách mạng trên lập trường của chủ nghĩa
Mác
1.2.2. Kết cấu của tác phẩm:
Tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” được chia làm 6 chương, nội dung rất
phong phú, được trình bày một cách hệ thống và sâu sắc.
Chương thứ 7 được Lê-nin mới viết bản thảo với tựa đề “ Kinh nghiệm của
cuộc cách mạng Nga năm 1905-1907” và trong lời cho xuất bản lần thứ nhất Lênin đã nói lí do không hoàn thành dự định này là do phải tập trung vào việc lãnh
đạo, chỉ đạo cách mạng giành chính quyền hồi đêm trước của cuộc cách mạng
tháng 10 Nga.
Nội dung chủ yếu của tác phẩm tập trung chủ yếu vào 6 chương với 25 tiết .
Về mặt kết cấu, đây là một tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh và độc lập.
Chương 1: Xã hội có giái cấp và nhà nước.
Chương 2: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm của những năm 18481851.
Chương 3: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm công xã paris năm
1871. Sự phân tích của Mác.
Chương 4: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ăng ghen.
Chương 5: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong.
Chương 6: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hóa chủ nghĩa Mác.
Chương 7: Với tiêu đề Kinh nghiệm của cách mạng Nga năm 19051907, chương này Lênin chưa hoàn thiện, song ông đã để lại đề cương chi
tiết của nó, cùng cả phần đề cương của kết luận.
1.2.2.
Tư tưởng ( nội dung) cơ bản của tác phẩm.
Tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” lần đầu tiên trình bày một cách có hệ
thống và đầy đủ học thuyết Mác xít về vấn đề nhà nước. Tác phẩm này ra đời
nhằm mục đích bảo vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà
nước , chống lại những tư tưởng xét lại, cơ hội, giúp cho giai cấp công nhân và

nhân dân lao động xác định được nhiệm vụ của mình trong các mạng, để đập tan
nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước vô sản.
- Chương 1 có tên “ Xã hội có giai cấp và nhà nước”. Lê-nin tập trung phân
tích về xã hội có giai cấp và Nhà nước. Đây là một chương quan trọng thể hiên
7


một cách đầy đủ lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin về Nhà nước. Ở chương này,
Lê-nin đã trình bày và phân tích rất sâu sắc những nguyên lý căn bản của chủ
nghĩa Mác Lê-nin về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của Nhà nước.
- Chương 2: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm của những năm 18481851.
- Chương 3: Nhà nước và Cách mạng. Kinh nghiệm công xã Paris 1871. Sự
phân tích của Mác.
- Chương 4: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ăng ghen.
Ba chương tiếp theo tập trung bàn về Nhà nước và cách mạng từ kinh
nghiệm đấu tranh cách mạng.
Chương V- Lê-nin tập trung phân tích những cơ sở kinh tế của Nhà nước tự
tiêu vong. Lý luận về chuyên chính vô sản, về hai giai đoạn của hình thái kinh tế
cộng sản chủ nghĩa cũng được Lê-nin phân tích rất cụ thể và sâu sắc ở chương
này. Vì vậy, đây cũng là chương quan trọng chứa đựng nhiều luận điểm cơ bản
và mẫu mực.
Chương VI – Lênin đã vạch rõ bọn theo chủ nghĩa cơ hội đã tầm thường hóa
chủ nghĩa Mác như thế nào qua những cuộc luận chiến của chính các đại biểu,
phe phái này với nhau. Luận điểm của Ple- kha-nốp chống bọn vô Chính phủ,
luận điểm của cau-xky chống bọn cơ hội chủ nghĩa và luận chiến của Cau-xky
chống Pan-nê-cúc.
1.2.4.
Ý nghĩa của tác phẩm.
Về mặt lý luận : Tác phẩm đã đóng góp khôi phục và khẳng định lại tính chấ
cách mạng của học thuyết Mác về vấn đề nhà nước và cách mạng, thông qua tác

phẩm Lênin đã tiến hành đấu trnah, vạch trần bản chất của chủ nghĩa cơ hội, cải
lương, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở Nga cũng như ở
trên thế giới nói chung. Đồng thời góp phần phát triển thêm mặt lý luận về nhà
nước và cách mạng trong hoàn cảnh lịch sử mới.
Về mặt thực tiễn: Tác phẩm đã trở thành kim chỉ nam cho Đảng Bôn sê vích
và nhân dân Nga trong cuộc đấu tranh cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Cho
đến nay những luận điểm được Lê nin trình bày, phân tích trong tác phẩm đa
phần vẫn còn nguyên giá trị đối với thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa của các
nước xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới, ví dụ như ở Việt Nam vận dụng lý
luận hai giai đoạn cách mạng, quản lý nhà nước, lý luận xây dựng nền dân chủ,..
8


9


CHƯƠNG II. QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC
Tác phẩm “ Nhà nước và cách mạng” được Lê-nin viết trong hoàn cảnh bão
táp cách mạng, trong những cuộc luận chiến quyết liệt với các đại biểu, phe phái
chống lại chủ nghĩa Mác. Vì thế, để bảo vệ được tính khoa học cách mạng của
chủ nghĩa Mác về nhà nước và cách mạng, cũng như vạch rõ sự xuyên tạc,
những luận điệu sai trái của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, của chỉ nghĩa vô chính
phủ, nội dung của tác phẩm này phải trích lại rất nhiều luận điểm của cả Mác,
Ăng ghen cũng như các luận điểm xuyên tạc của các phe phái chống lại chủ
nghĩa Mác. Trong phần đầu của tác phẩm Lê-nin đã chỉ ra rằng: “ Trước tình
hình việc xuyên tạc chủ nghĩa Mác trở thành một điều phổ biến chưa từng thấy,
thì nhiệm vụ của chúng ta trước hết là phải khôi phục học thuyết chân chính của
Mác về nhà nước. Muốn thế , cần phải có một loạt đoạn trích dẫn dài trong
chính ngay những tác phẩm của Mác và Ăng ghen.
Vì vậy, nội dung của tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” là rất phong phú

và sâu sắc, khối lượng thông tin cũng rất đồ sộ. Những nội dung cụ thể được
trình bày trong tác phẩm đều có sự phân tích của Lê-nin về các quan điểm chính
thống của chủ nghĩa Mác cũng nhưu các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các
phần tử chống đối, bọn cơ hội chủ nghĩa. Từ đó Lê-nin đưa ra những đánh giá,
kết luận xác đáng và thuyết phục.
1. Lý luận về Nhà nước.
Với Nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên học thuyết Mác- Lênin về Nhà
nước được trình bày có hệ thống và đẩy đủ nhất. Tất cả những luận điểm căn
bản, được coi là cốt lõi về Nhà nước đều được thể hiện rất đầy đủ và sâu sắc
trong tác phẩm. Chính vì vậy, cho đến nay những luận điểm ở đây vẫn được
chúng ta sử dụng như những quan điểm chính thống, khoa học trong lý luận về
Nhà nước, đó cũng là cơ sở vững chắc cho chúng ta có thể dựa vào đó để phê
phán những quan điểm xuyên tạc, phản mác xít về vấn đề Nhà nước.
1.1.

Về nguồn gốc của Nhà nước.
10


Bản thân Nhà nước đối với sự xuất hiện và tồn tại của nó đã là một vấn đề
trung tâm của chính trị, nó trở thành một trong những dấu hiệu đặc trưng, một
trong những dấu hiệu căn bản nhất để nhận diện xã hội chính trị đã ra đời như
thế nào trong lịch sử.
Trong tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” Lê-nin đã trích dẫn tác phẩm “
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước của Ăng ghen và
nhấn mạnh rằng Ăng ghen đã có sự phân tích rất sâu sắc và đầy thuyết phục về
nguồn gốc của Nhà nước.
Sau khi Ăng ghen phân tích một cách chi tiết, đầy đủ về chế độ xã hội thời
tiền sử cới những quan hệ sản xuất – xã hội cụ thể, đặc biệt lf sự nảy sinh, phát
triển trong quan hệ gia đình, huyết thống, đã chỉ ra logic phát triển tất yếu cho sự

ra đời Nhà nước thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc đã trở nên lỗi thời. Theo đó,
ở thời đại diễn ra hai cuộc phân công lao động xã hội. Cuộc phân công xã hội
lớn đầu tiên là tách chăn nuôi ra thành một lĩnh vực sản xuất tiêng và chiếm vị
trí quan trọng dần lên thành tiến trình phát triển. Kết quả của sự phân công này
là tạo ra một bộ phận xã hội có nhiều cải cách, hơn bộ phận còn lại trong xa hội.
Cuộc phân công xã hội lớn thứ hai là tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp
– kết quả của sự phân công là tạo ra của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng với tư
cách là của cải của cá nhân, từ đó trao đổi phát triển, thành thị và nông thôn
ngày càng xa hơn, sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo ngày càng cách xa.
Cùng với sự phân công mới là sự phân chia mới, xã hộ thành các giai cấp khác
nhau. Đó là nhưng nhân tố cơ bản đưa đến sự sụp đổ của chế độ thị tộc , đó là
những lưỡi dao sắc bén sản sinh bên trong lòng xã hộ thị tộc, tự nó chọc thủng
cái kết cấu xã hội bền chặt ấy.
Qua hai cuộc đại phân công đó tạo ra cơ sở cho việc xác lập mottj hoạt động
quan trọng – hoạt động trao đổi những người du mục và nhiều của cải hơn bộ
phận còn lại của xã hội sẽ trao đổi những sản phẩm mà họ làm ra với bộ phận
còn lại: đến khi tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp thì những sản phẩm

11


riêng biệt làm ra càng nhiều thì trao đổi cũng đã trở thành tất yếu sống còn của
xã hội.
Đến thời đại văn minh đã củng cố và phát triển tất cả những hình thức phân
công có trước đó, đồng thời đại văn minh còn bổ sung vào đó một sự phân công
thứ ba, một sự phân công đặc trưng, có một ý nghĩa quyết định: tách thương
nghiệp ra thành một lĩnh vực hoạt động riêng biệt . Sự phân công này sản sinh ra
một giai cấp không còn tham gia sản xuất nữa mà chỉ làm công việc trao đổi sản
phẩm, đó là những thương nhân. Ở đây, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy
không tham gia sản xuất một tí nào nhưng lại chiếm toàn quyền lãnh thổ sản

xuất và bắt những kẻ sản xuất phụ thuộc mình về mặt kinh tế, nó tự đứng ra làm
kẻ trung gian không thể thiếu được giữa hai người sản xuất và bóc lột cả hai. Cứ
thế phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất, sự ra đời của đồng tiền, sự
chuyển hóa ruộn đất thành hàng hóa… thì giai cấp ấy, giai cấp có nhiều tiền ấy
được người ta dành cho những vinh dự luôn luôn mới và một quyền thống trị
ngày càng lớn đối với sản xuất.
Như vậy là sự mở rộng của thương mại với tiền và nạn cho vay nặng lãi, với
quyền sở hữu ruộng đất và chế độ cầm cố, sự tích tụ và tập trung của cải trong
tay một giai cấp ít người đó diễn ra nhanh chóng, cung một lúc với sự bần cùng
hóa ngày càng tăng của quần chúng và sự tăng them của đám đông dân nghèo.
Lao động cưỡng bức, sự nô dịch trở thành phổ biến, điều ấy tất yếu dẫn đến mâu
thuẫn, xung đột lẫn nhau. Quá trình phân hóa càng nhanh thì mâu thuẫn, xung
đột ngày càng gay gắt.
Đó là những yếu tố mới phát sinh mà chết độ thị tộc tỏ ra bất lực, không thể
giải quyết được. Điều kiện kiên quyết của sự tồn tại của chế đọ thị tộc là ở chỗ
các thành viên của một thị tộc hoặc một bộ lạc là phải cùng nhau sống trên cùng
một lãnh thổ mà chỉ có mình họ cư trú – điều kiện ấy là bị chế độ thương nghiệp
phá vỡ tan tành. Sự đảo lộn của những điều kiện sản xuất và những biến đổi của
cơ cấu xã hội do sự đảo lộn ấy gây nên, đã đẻ ra những nhu cầu mới và những
lợi ích mới, không những xa lạ mà chế độ đó về mọi phương diên – nhu cầu đòi
12


hỏi phải có những cơ quan mới, những cơ quan mới đó phải hinh thành ở bên
ngoài tổ chức thị tộc, ở bên ngoài thị tộc và do đó đối lập với thị tộc. Nó đứng ra
giải quyết những xung đột đạt tới mức độ gay gắt giữa người giàu và người
nghèo, giữa chủ nợ và con nợ. Nó phân chia ra thành những kẻ giàu và đi bóc lột
vad những người nghèo khổ bị bóc lột.Nó tồn tại trong cuộ đấu tranh không
ngừng và công khai giữa các giai cấp đó với nhau hoặc là tồn tại dưới sự thống
trị như một lực lượng thứ ba, một lực lượng tựa hồ như đứng trên các giai cấp

đang đấu tranh với nhau, dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp
ấy.Cơ quan chính là nhà nước, Ăng-ghen kết luận “ Tổ chức thị tộc đó lỗi thời.
Nó đã bị sự phân công và hậu quả của sự phân công ấy, tức là sự phân chia cả xã
hội thành giai cấp-phá tan.Nó đã bị Nhà nước thay thế”.
Trong tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng” , Lê nin đã viện dẫn và phân tích
kết luận của Ăng Ghen, “nhà nước quyết không phải là một lực lượng được áp
đặt từ bên ngoài vào xã hội…, Nhà nước là sản phẩm của xã hội trong một giai
đoạn nhất định, Nhà nước là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị giam hãm trong
vòng mâu thuẫn với chính bản thân nó mà không sao giải quyết được ;rằng nó bị
phân chia thành những cực đối lập không điều hòa mà xã hộ đó bất lực không
sao thoát ra khỏi được.Nhưng muốn có những cực đối lập đó, những giai cấp có
quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ nuốt nhau và nuốt luôn
cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng tựa hồ
như đứng trên xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì phải có một lực lượng
tựa hồ như đứng trên xã hội, có thể làm dịu sự xung đột, giữ chợ xung đột đó
nằm trong giới hạn của “trật tự “ và lực lượng đó, nảy sinh ra từ xã hội, nhưng
lại đặt mình lên trên xã hội và ngày càng trở nên xa lạ với xã hội-chính là nhà
nước”.
Lênin nhận xét rằng tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về vai trò lịch sử và
ý nghĩa của Nhà nước, đã được diễn đạt một cách hoàn toàn rõ rang.Từ các quan
điểm của Ăng Ghen đã viện dẫn, Lê nin thâu tóm thành hai điểm quan trọng:

13


“ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách
quan, nhưng mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất
hiện”.
Đây là luận điểm căn bản của Lê nin về nguồn gốc của Nhà nước. Có thể

nói, đấy là sự thừa kế và khái quát một cách cô động hơn, xúc tích hơn của Lê
nin đối với chủ nghĩa Mác. Luận điểm này cho đen nay vẫn được doi là luận
điểm gốc, điên hình, mẫu mực và khoa học và nguồn gốc của Nhà nước, như
quan điểm tôn giáo về nguồn gốc của Nhà nuowcscungx chỉ là sản phẩm phản
ánh ý niệm từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, sản phẩm làm theo ý Chúa, sản phẩm
của Chúa. Hay quan điểm của các họi giả tư sản cho rằng Nhà nước ra đời là sản
phẩm của một khế ước được ký kết giữa con người sống trong trạng thái tự
nhiên không có Nhà nước, nguồn gốc của Nhà nước là khế ước xã hội…
1.2.Về bản chất, đặc trưng của Nhà nước
Bản chất của Nhà nước; Từ chỗ khẳng định tính chính xác khoa học logic
chặt chẽ vè nguồn gốc của Nhà nước, tức Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong
xã hội có giai cấp, Lê nin chỉ ra bản chất của Nhà nước là mang bản chất giai
cấp sâu sắc.
Lê nin đã viện dẫn quan điểm của Mác:”Nhà nước là một cơ quan thống trị
giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với giai cấp khác
“.Theo đói, Lê nin cho rằng:”Nhà nước là cơ quan thống trị của một gia cấp nhất
định, giai cấp này không thể nào điều hòa được đối đối phương ( với giai cấp
chống lại nó) và “Nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn
áp giai cấp khác”.
Chính từ luận điểm căn bản hết sức trọng yếu này, Lê nin đã chỉ ra sự xuyên
tạc chủ nghĩa Mác của nhà tư tưởng tư sản, tiểu thị dân. HỘ đã xuyên tạc luận
điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của Nhà nước.Hộ cho rằng, thiết
lập Nhà nước tức là kiến tập một “trật tự”, mà “trật tự” này hợp pháp hoác và
14


củng cố sự áp bức giai cấp bằng cách làm dịu xung đột giai cấp.Vì vậy , theo họ
“trật tự” ấy chính là điều hòa giai cấp chứ không phải là sự áp bức của một giai
cấp này đối với một giai cấp khác, và làm dịu xung đột giai cấp là điều hòa chứ
không phải là tước bỏ những phương tiện và thủ đoạn đấu tranh của giai cấp bị

áp bức.
Lê nin chỉ ra sự xuyên tạc ấy bằng cách khẳng định luận điểm cua Mác rang
“ nếu có thể điều hòa được giai cấp thì Nhà nước không thể xuất hiển và cũng
không thể vững được”.
Thực ra, đây là cuộc luận chiến rất quyết liệt trong việc bảo vệ tính chính
xác, khoa học của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước.
Các lý luận gia của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại cố tình xuyên tạc, làm
khúc xạ đi, chệch điểm mất chốt, quan trọng nhất về nguồn gốc, bản chất của
Nhà nước là có ý định sâu xa. Bởi vì nguồn gốc kinh tế - xã hội cho sự ra đời
của Nhà nước, bản chất giai cấp sâu sắc của Nhà nước.Là những điểm tựa, là
những xuất phát điểm, tiền đề quan trọng lien quan đến hàng loạt các vấn đề lý
luận nền tảng tiếp theo là cấn đề chuyên chính vô sản, vấn đề bạo lực cách mạng
, vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vấn đề có phá bỏ, đập tan Nhà
nước tư sản đi hay không … Bởi vậy, với những lập luận các đáng của mình,
trong tác phẩm này Lê nin đã khẳng định lại tính chính xác, khoa học của luận
điểm của chủ nghĩa Mác, đồng thời đã vạch rõ sự sai trái, sự xuyên tạc, cố tình
làm lệch lạc chủ nghĩa Mác theo ý đồ cá nhân của bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại
Đặc trưng của Nhà nước: Trong tác phẩm “ Nguồn gốc của gia đình, của chế
độ tư hữu cà của Nhà nước”, chính Ăng ghen đã khái quát thành hai đặc trưng
cơ bản của Nhà nước là:
Đặc trưng thứ nhất đó là quản lý dân cư theo lãnh thổ.
Đặc trưng thứ hai của Nhà nước là sự thiết lập của một quyền lực công cộng

15


Với đặc trưng thứ nhất, Nhà nước ra đời đã quản dân cư theo lãnh thổ tức là
“ địa vị vẫn còn đó, nhưng những con người đã trở nên di động”. Điều này khác
hẳn với tổ chức thị tộc trước kia.Những lien minh thị tộc cũ do q uan hệ dòng
máu tạo thành vào các thành viên của chúng phải gắn liền với một địa vị nhất

định.
Nhà nước ra đời là sự phân chia theo địa vực làm điểm xuất phát nhưng
những công nhân mà Nhà nước quản lý thì không kể họ thuốc thị tộc nào và bộ
lạc nào.Ở đặc trưng thứ hai của Nhà nước – đặc trung nổi bật, chỉ gắn liền với
nó chỉ được Ăng ghen phân tích rất sâu sắc.
Theo Ăng ghen, khi Nhà nước ra đời nó gắn liền với sự xác lập một quyền
lực công cộng, quyền lực Nhà nước, đó là sự đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa quyết
định, đặc trưng không thể cso trong xã hội thị tốc: Xã hội thị tộc có tính chất
nhân dân tự tổ chức ra lực lượng vũ trang của mình, thủ lĩnh quân sự của thị tộc,
bộ lạc có quyền hành trực tiếp đối với mỗi thành viên của cộng đồng.
Đến khi xuất hiện Nhà nước thì quyền lực công cộng đặc biệt đó là cần thiết,
vì khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổ chức vì trang tự
hoạt động của dân cư được nữa.Lúc này trong phạm vi một Nhà nước đã tồn tại
ít nhất là hai giai cấp đối kháng trở lên, cùng những tầng lớp dân cư khác nữa, vì
vậy có thể bắt cả những công dân phải phục tùng thì một đội cảnh binh trở nên
cần thiết.
Quyền lực công cộng đó đều tồn tại trong mỗi Nhà nước, nó không chit gồm
những được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chất phụ them nữa, như
nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà tổ chức xã hội thị tộc không hề biế
được việc thiết lập đối với Nhà nước vì lúc này không còn trực tiếp là dân cư tự
tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa.Và “ để duy trì quyền lực công cộng đó,
cần phải có sự đóng góp của công dân, đó là thuế má”. Sự phân tích đầy tính
thuyết phục về vấn đề này của Ăng ghen được Lê nin trích dẫn và phân tích ở

16


luận điểm “Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại, với
tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội..
Lê nin đã dẫn lại những quan điểm căn bản ấy trong tác phẩm “Nhà nước và

Cách mạng”. Ông phân tích rất cặn kẽ và khẳng định rằng: ”Quân đội thường
trực và cảnh sát là những công vụ vũ lực chủ yếu của quyền lực Nhà nước”.
Lê nin chỉ rõ ràng: “Xã hội được phân chia thành những giai cấp không thể
điều hòa được… sẽ vũ trang “tự động”của những giai cấp ấy sẽ dẫn tới một cuộc
xung đột vũ trong giữa họ với nhau.Nhà nước hình thành, một lực lượng đặc
biệt, tức là những đội vũ trang đặc biệt được tạo ra, và mỗi cuộc cách mạng, khi
phá hủy bộ máy Nhà nước, đã chỉ ra cho ta thấy cuộc đáu tranh giai cấp lộ liễu,
đã chỉ ra hết sức rõ ràng cho ta thấy giai cấp thống trị cố dựng lại những đội vũ
trang đặc biệt phục vụ nó, còn giai cấp bị áp bức cố tạo ra một tổ chức nơi cùng
một loại như thế, có thể phục vụ những người bị bóc lột, chứ không phục vụ bọn
bóc lột”.
Từ đó Lê nin đã vạch trần sự sai lầm của các học giả tư sản bằng cách đặt
câu hỏi. Tại sao lại nảy sinh ra sự cần thiết phải có những đội vũ trang đặc
biệt.Các học giả tư sản lung túng trả lời một cách ngụy biện rằng – đó là do đời
sống xã hội ngày càng phong phú và phức tạp, ngày càng có nhiều chức năng …
Lê nin phê bình thằng thắn – câu trả lời đó xem ra có vẻ khoa học nhưng nó chỉ
ru ngủ tốt những kẻ phàm tục mà thôi. Thực chất nó đã xóa nhòa mất điều chủ
yếu và căn bản là; xã hội phân chia thành những giai cấp đối địch không thê diều
hòa được.
Một phương tiện khác của lý luận về Nhà nước, đó là “sự tiêu vong” của
Nhà nước mà thực chất là “sự tự tiêu vong “ của Nhà nước
Vấn đề này, chính Ăng ghen cũng đã phân tích rất sâu sắc; “… Đến một giai
đoạn phát triển kinh tế nhất định, … cái xã hội biết tổ chức nền sản xuất theo
phương thức mới, trên cơ sở một sự liên hiệp tự do và bình đẳng giữa những

17


người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy Nhà nước xét vào nơi dành riêng cho nó
lức vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợi và kéo rìu bằng đồng”.

Lê nin đã viện dẫn đoạn nghị luận này của Ăng Ghen và Người nhận xét
rằng, những lời nói của Ăng ghen về “ sự tiêu vong “ của Nhà nước rất nổi tiếng
và thường được trích dẫn luôn. Những lời nói đó làm nổi bật thật rõ chính ngay
thực chất của sự xuyên tạc thường ngày của bọn cơ hội chủ nghĩa đối với chủ
nghĩa Mác; Tiếp đến, Lê nin trích đoạn nghị luận nổi tiếng của Ăng ghen về
“công thức tiêu vong “ của Nhà nước trong tác phẩm chống Đuy rinh, theo đó
hoạt động đầu tiên trong đó Nhà nước thật sự là đại diện của toàn thể xã hội…
chiếm hữu các tư liệu sản xuất cũng đồng thời là hoạt động độc lập cuối cùng
của nó với tư cách là Nhà nước. Lúc đó … sự can thiệp của Nhà nước vào xã hội
trở nên thừa và biến dần đi, việc cai trị người nhường cho việc chỉ đạo các quá
trình sản xuất. Nhà nước không thể “bị xóa bỏ” bằng ý chí chủ quan, nó chỉ có
thể tiêu vong và tự tiêu vong.
Như vậy vấn đề là ở chỗ không phaair Nhà nước nào cũng tiêu vong, các chế
độ Nhà nước sinh ra từ chế độ tu hữu và đối kháng giai cấp mà đỉnh cao là Nhà
nước tư sản càng không thể tự tiêu vong. CHỉ có Nhà nước vô sản, Nhà nước
dựa trên trình độ sản xuất hóa cao độ của lực lượng sản xuất, Nhà nước này lọt
long trong cách mạng vô sản và chính nó là hình thức lịch sử đặc thù có những
cơ sở kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội để đi tới sự tiêu vong.

18


CHƯƠNG 3: VẬN DỰNG QUAN ĐIỂM CỦA LÊ NIN VỀ
NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “ NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”
VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY.
Cùng với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng ghen viết chung,
Phê phán cương lĩnh Gôta của Mác, nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu
và của nhà nước của Ăng ghen, thì Nhà nước và cách mạng của Lênin là một tác
phẩm kinh điển xuất sắc của học thuyế mác xít về nhà nước, là kim chỉ nam cho

chúng ta học tập và nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác về nhà nước.
Qua nghiên cứu tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” chúng ta thấy rằng,
đây là sự chuẩn bị về lý luận, phương pháp luận trực tiếp cho việc giành thắng
lợi của cách mạng tháng mười Nga vĩ đại. Nội dung lý luận về nhà nước và cách
mạng là kim chỉ nam cho Đảng Bôn sê vích và nhân dân lao động Nga thực hiện
cách mạng năm 1917.
Tác phẩm không những có ý nghĩa chính trị- thực tiễn mà còn có tính chất
nóng hồi. Vì đây là vấn đề làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ phải làm,
nhân dân Nga đã làm được cuộc cách mạng đập tan nhà nước tư sản, xây dựng
chính quyền Xô viết tồn tại trên 70 năm. Đên nay tuy không còn tồn tại nữa,
nhưng nhân loại đánh giá rất cao cuộc cách mạng ấy. Nó đã mở ra một thời kỳ
mới của nhân loại, cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ nhân dân nhiều nước
trên thế giới làm cách mạng, như cách mạng ở các nước châu Á tiêu biểu lả cách
mạng Việt Nam, cách mạng Trung Quốc,..
Ngày nay những nội dung lý luận trong tác phẩm “ Nhà nước và cách mạng”
vẫn còn ý nghĩa thực tiễn sát thực trong việc bảo vệ và xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
3.1. Thực trạng việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở
nước ta đã trải qua 27 năm, sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay đang
đững trước những thời cơ lớn, mà những biểu hiện chủ yếu là: đất nước đang
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đang tiếp tục có sự ổn định về nhiều mặt,
19


trong đó có sự ổn định về chính trị , mặc dù có chịu ảnh hưởng từu khủng hoảng
tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Đây chính là những điều kiện tiên quyết,
rất quý báu, tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài để đất nước đi lên nhanh
hơn, vững chắc hơn. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới cũng tạo

điều kiện cho Việt Nam tiến nhanh hơn.
Bên cạnh đó, tháng 1-1944 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của
Đảng đã chỉ rõ bốn thách thức và đồng thời cũng là bốn nguy cơ trong quá trình
phát triển của đất nước ta những năm sau đó, đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do xuất phát điểm thấp,
nhịp độ tăng trưởng chwua cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi
trường cạnh tranh gay gắt. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không
khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực
hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan lieu; nguy cơ diễn biến hòa bình
của các thế lực thù địch.
Vai trò lãnh đạo của Đảng chưa được khai thác tối đa, đội ngũ cán bộ còn
một bộ phận thoái hóa, biến chtaas, chưa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
chưa cao, khả năng tổ chức quản lý còn những hạn chế nhất định.
3.2. Giải pháp cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
3.2.1. Bảo đảm và phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam đối với nhà nước.
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn nước ta đang tỏng quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền, nghĩa là những đặc trưng về một Nhà nước pháp quyền ở
nước ta chưa được bộc lộ một cách đầy đủ, cũng có thể gọi đây là thời kỳ quá độ
của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điểm cơ bản nhất của đặc
trưng Nhà nước và pháp quyền ở nước ta là thực hiện đầy đủ vai trò tối thượng
của pháp luật, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam với tư cách là một Đảng duy
nhất trong xã hội và đóng vai trò cầm quyền. Điều này được ghi trong hiến pháp
nước ta năm 1992.
Nói tới nhà nước pháp quyền tức là đề cao tính thượng tôn của pháp luật,
đảm bảo và phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta theo tư tưởng Lê-nin không phải
20



là việc tự thân của Nhà nước, mà trước hết là của Đảng cộng sản Việt Nam cầm
quyền, rồi sau đó mới đến trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống chính
trị, nhưng bao trùm hơn cả là trách nhiệm của toàn dân tộc. Trong hệ thống pháp
luật của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nhà nước là trung tâm quyền lực
nhưng không độc tôn. Ở Việt Nam, pháp luật cũng không độc tôn, hiểu theo
nghĩa là trong pháp luật đã có những đường lối của Đảng ta.
Đối với nước ta, một nước không theo tam quyền phân lập, thì sự thống nhất
và phối hợp giữa lập pháp- hành pháp- tư pháp phải được chú ý cho phù hợp với
sự biến đổi của sự phân tầng xã hội đang diễn ra rất mạnh mẽ trong những năm
thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCSVN là điều kiện tiên quyết cho thành công
của việc xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay. Đảng lãnh
đạo nhà nước bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng thành Hiến
pháp, pháp luật, cụ thể hóa các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tổ chức nhân
dân thực hiện có hiệu quả, tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy nhà
nước. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác tổ chức. Đảng lãnh đạo nhà nước
bằng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua các
tổ chức Đảng, đội nghũ cán bộ, đảng viên…
Đảng cộng sản đã biến cải có thể thành cái hiện thực, giành được độc lập
dân tộc và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “ dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh”. Nhưng ĐCSVN sẽ bị mất quyền
lãnh đạo khi Đảng bị suy thoái, yếu kém, biến chất. Điều này đúng như Hồ Chí
Minh đã cảnh báo” Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm nay là vĩ
địa, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân.”
3.2.2. Xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong
sạch.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người học trò xuất sắc của Lê-nin, đã

thấm nhuần tư tưởng của Lê-nin về xây dựng một Nhà nước trong sạch. Chỉ một
tháng sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hồ chí Minh đã gửi
21


thư cho Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng nêu lên sau căn bệnh mà
chính quyền non trẻ đã mắc phải: trái phép, cậy thế, hủ hóa., tư túng, chia rẽ,
kiêu ngạo. Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “ Chúng ta không sợ sai lầm,
nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên ai không phạm
những sai lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ.
Ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa, nếu không tự sửa
chữa thì Chính phủ sẽ khoogn khoan dung”. Hồ Chí Minh nếu trách nhiệm chủa
Chính phủ : “ Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc
cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân,
chứ không phải đề đè đầu dân như tỏng thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp,
Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải làm hết sức. Việc gì có hại cho dân, ta phải
hết sức tránh.
- Xây dựng các cơ quan, ba bộ phận của nhà nước là lập pháp, hành pháp
và tư pháp thật sự có hiệu lực, có sự thống nhất để tất cả mọi quyền lực thuộc về
nhân dân, có phân công, phân cấp rõ rang, hợp lý. Bộ máy nhà nước phải có tính
gọn, phù hợp và đáp ứng tốt yêu cầu của từng thời kì, giai đoạn, hoạt động có
hiệu quả.
- Sử dụng cơ chế để bố trí cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ chủ
chốt, thực sự có đứcm có tài gánh vác các công việc của nhà nước. Đó là những
người đặc biệt coi trọng lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, không tham
nhũng, lãng phí, quan liêu.
- Xây dựng cơ chế và thực hiện tốt cơ chế miễn nhiệm một cách dễ dàng
những đại biểu của nhân dân không làm tròn nhiệm vụ, kê cả từ chức. Văn hóa
chính trị trong hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai
đoan hiện nay càng cần được thực hiện một cách nghiêm túc.Trách nhiệm công

chức và trách nhiệm cán bộ nhà nước phải được thực thi một cách đầy đủ và
theo chế độ thưởng phạt nghiêm minh như tinh thần của Lênin trong xây dựng
chính quyền xô viết.
Lê-nin, vị lãnh đạo thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
quốc tế, người kế tục sự nghiệp của C Mác và Ph,Ăngghen, đã để lại cho chúng
ta những di sản quý báu. Xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam theo tư
22


tưởng của Lênin vẫn là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của cả hệ thống chính
trị nước ta hiện nay. Nhà nước ta cũng đang trong quá trình đổi mới, chúng ta
phấn đấu xây dựng thành ocong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, và vì dân. Không ngừng cải cách, đổi mới và hoàn thiện các tổ chức bộ
máy nhà nước theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và hiệu quả…thì những giá trị nền
tảng trong tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” của lê-nin vẫn có ý nghĩa thiết
thực, đặc biệt là những tư tưởng về pháp quyền tư sản, bộ máy nhà nước trong
thời kỳ quá độ, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là những giá trị có
giá trị thực tiễn đối với công cuộc đổi mới Nhà nước Việt Nam.

KẾT LUẬN
Trong tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” của V.I. Lê-nin là một công
trình đồ sộ, bao quát từ sự tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận về nhà nước và
cách mạng, do đó nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Tác phẩm còn là một
thể hiện kiểu mẫu về việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện
mới.
Thực tiễn đời sống chính trị, xã hội ngày nay đã có những biến chuyển to
lớn. Các thế lực chủ nghĩa tư bản vẫn đang ngày đêm ráo riệt tấn công vào chủ
nghĩa Mác Lê-nin, tấn công vào những giá trị nền tảng của chủ nghĩa MácLênin. Chúng không ngừng xuyên tạc, thậm chí dùng nhiều chiêu bài, thủ đoạn

23



nhằm phủ định hoàn toàn chủ nghĩa Mác Lê-nin . Trước thực tế đó, chúng ta
phải gìn giữ, tiếp tục phát huy những giá trị đó.
Lý luận về chuyên chính vô sản trong tác phẩm đã chỉ ra cho những người
cộng sản phương pháp, cách thức, bước đi, việc làm cụ thể để có được một mô
hình nhà nước xã hội chủ nghĩa khác hẳn về bản chất so với nhà nước tư sản.
Qua nhiều năm tồn tại, tác phẩm không những là cơ sở lý luận cho riêng
Liên Bang Xô viết, mà còn là kinh nghiệm quý báu cho các nước đã, đang và sẽ
xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam.
Giờ đây, chúng ta phải thấm nhuần lý luận về chuyên chính vô sản, thấm
nhuần tinh thần cách mạng triệt để ấy, đề từ đó quyết tâm bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác- Lênin , khoa học chân chính trước sự tấn công ngày càng quyết
liệt của các thế lực thù địch, và vận dụng thật tốt những quan điểm đó vào sự
nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lê-nin toàn tập, tập 33,Nxb Tiến bộ, Matxcova,1976.
2. Giới thiệu tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của tác giả GS.TS Hoàng
Chí Bảo và Ths Lê Quang Hòa.
3. Wikipedia.

24


×