Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện hỗ trợ và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai biến trượt lở đất đá tại một số tuyến đường giao thông miền núi tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.79 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN NGỌC LINH

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN THIÊN
NHIÊN TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TẠI MỘT SỐ TUYẾN
ĐƯỜNG GIAO THÔNG MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN NGỌC LINH

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN THIÊN
NHIÊN TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TẠI MỘT SỐ TUYẾN
ĐƯỜNG GIAO THÔNG MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: ĐỊA CHẤT HỌC
Mã số: 8440201.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH ĐỨC


Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội bằng sự biết ơn và kính trọng, tác giả xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy cô trong Khoa đã nhiệt tình
hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Minh Đức
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp, các cán bộ thuộc
Viện Địa công nghệ và Môi trường, đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đề tài “Nghiên cứu dự báo nguy cơ tai biến trượt
lở mái dốc dọc theo các tuyến Quốc lộ trọng điểm miền núi tỉnh Quảng Nam và đề
xuất giải pháp ứng phó” mã số ĐTĐL.CN - 23/17 đã giúp đỡ trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn thạc sĩ chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Tác giả

1



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................v
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU..........................3
1.1. Vị trí nghiên cứu...................................................................................................3
1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................4
1.2.1. Đặc điểm địa hình...................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất......................................................................6
1.2.3. Đặc điểm vỏ phong hóa.........................................................................11
1.2.4. Đặc điểm thảm thực vật........................................................................11
1.2.5. Tài nguyên và khoáng sản.....................................................................12
1.2.6. Đặc điểm mạng lưới thủy văn...............................................................14
1.2.7. Đặc điểm khí hậu..................................................................................15
1.3. Đặc đểm kinh tế xã hội.........................................................................................2
1.3.1. Giao thông..............................................................................................2
1.3.2. Năng lượng.............................................................................................3
1.3.3. Công nghiệp và Nông nghiệp..................................................................3
1.3.4. Lâm nghiệp.............................................................................................4
1.3.5. Đặc điểm dân cư, xã hội..........................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........5
2.1. Cơ sở tài liệu.........................................................................................................5
2.2. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu...............................................................5
2.2.1. Nghiên cứu trượt lở đất trên Thế giới......................................................7
2.2.2. Nghiên cứu trượt lở đất ở Việt Nam......................................................11
2.3. Các phương pháp nghiên cứu..............................................................................12
2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu hiện trường............................................12
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng............................................16
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRƯỢT LỞ DỌC CÁC

TUYẾN ĐƯỜNG 40B VÀ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH Ở TỈNH QUẢNG NAM.......19
3.1. Hiện trạng trượt lở dọc các tuyến đường giao thông tỉnh Quảng Nam................19
3.1.1. Hiện trạng trượt lở tuyến đường 40B đi qua tỉnh Quảng Nam..............21
3.1.2. Hiện trạng trượt lở tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng Nam.
42
3.2. Đặc điểm của các nhóm yếu tố tác động đến phát sinh trượt lở tại tỉnh Quảng Nam....54
2


3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng địa hình – địa mạo khác nhau đến trượt lở
55
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm địa chất và các loại hình vỏ phong hóa có khả
năng gây trượt lở........................................................................................................59
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng yếu tố thủy văn và thảm thực vật.....................62
3.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố thảm thực vật tới trượt lở trong khu vực nghiên
cứu
66
3.2.5. Các yếu tố khí tượng thủy văn..............................................................66
3.2.6. Ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh trên mái dốc..........................68
3.3. Ảnh hưởng của mưa lơn đến ổn định mái dốc....................................................69
3.3.1. Tổng quan về đặc điểm mưa ở Quảng Nam..........................................69
3.3.2. Phân tích hệ số an toàn của mái dốc theo lượng mưa ở tỉnh Quảng Nam
71
3.3.3. Kết quả phân tích hệ số an toàn của mái dốc theo lượng mưa...............72
3.4. Nguyên nhân của quá trình trượt lở dọc theo các tuyến giao thông tỉnh Quảng Nam.....73
Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TRƯỢT LỞ TRÊN CÁC
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM......................76
4.1. Tăng cường hiệu quả công tác khảo sát Địa chất công trình...............................76
4.2. Các giải pháp công trình.....................................................................................77
4.2.1. Các biện pháp xử lý tình thế, tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông. 77

4.2.2. Các biện pháp thiết kế thi công công trình phòng chống đất sụt bền vững hóa
79
4.2.3. Các biện pháp thiết kế công trình phòng chống đất sụt kiên cố hóa......80
4.2.4. Giải pháp cho một số tuyến đường cụ thể:............................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................94

3


DANH
Hình 1.1. Vị trí các điểm trượt lở dọc hai tuyến đường.....................................4
Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu (Nguyễn Địch Dỹ, Mai Thành Tân,
1996).......................................................................................................................... 10
Hình 1.3. Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Nam......................................16
YHình 2.1. Phân bố lực tác dụng trên mái dốc..................................................6
Hình 2.2. Lấy mẫu hiện trường.......................................................................13
Hình 2.3. Đặc điểm hình thái khối trượt.........................................................13
Hình 2.4. Các thông số hình học của khối trượt..............................................15
Hình 2.5. Hình mẫu mái dốc trong so sánh (Mochizuki)................................18
YHình 3.1.Vị trí các điểm trượt theo bản đồ độ dốc địa hình tỉnh Quảng Nam
................................................................................................................................... 56
Hình 3.2.Vị trí các điểm trượt lở theo bản đồ mật độ phân cắt sâu địa hình tỉnh Quảng
Nam............................................................................................................................ 57
Hình 3.3.Vị trí điểm trượt theo bản đồ mật độ phân cắt ngang địa hình tỉnh Quảng
Nam............................................................................................................................ 58
Hình 3.4. Bản đồ hệ thống sống suối tỉnh Quảng Nam...................................63
Hình 3.5. Các điểm trượt trong lưu vực cấp 2 tỉnh Quảng Nam.....................63
Hình 3.6. Các điểm trượt trong lưu vực cấp 3 tỉnh Quảng Nam......................64
Hình 3.7. Các điểm trượt trong lưu vực cấp 4 tỉnh Quảng Nam......................64

Hình 3.8. Các điểm trượt trong lưu vực cấp 5 tỉnh Quảng Nam......................65
Hình 3.9. Vị trí điểm trượt theo bản đồ thảm thực vật tỉnh Quảng Nam.........66
Hình 3. 10.Vị trí điểm trượt theo bản đồ phân bố lượng mưa trung bình tháng
trong năm 2017 khu vực Quảng Nam........................................................................67
Hình 3.11. Phân bố dân cư tỉnh Quảng Nam...................................................68
Hình 3.12. Đường cong đất nước của các mẫu...............................................72
Hình 3.13. Kết quả phân tích hệ số an toàn của mẫu 01 và 02 với các trường hợp
mưa............................................................................................................................ 73
YHình 4.1. Mô hình cảnh báo sớm trượt lở.....................................................89
Hình 4.2. Trồng cỏ và cây bụi.........................................................................90
Hình 4.3.Lớp phủ đá.......................................................................................90
Hình 4.4. Thảm phủ thực vật..........................................................................91
Hình 4.5. Đặt các bản ghi sợi đất....................................................................91
Hình 4.6. Xây tường chắn chặn đất.................................................................92
Hình 4.7. Trồng cây chống trượt lở.................................................................92
YPhụ Lục 1. Mẫu phiếu khảo sát....................................................................98

4


DANH MỤ
Bảng 1. 1. Các nhóm đất, diện tích và phân bố.................................................13
Bảng 1.2. Diện tích các loại đất lâm nghiệp (đơn vị: ha)..................................13
YBảng 2.1. Bảng phân loại trượt đất đá (Varnes, 1978).................................................6
Bảng 2.2. Bảng tiêu chuẩn thí nghiệm được áp dụng........................................16
Bảng 2.4. So sánh giá trị của hệ số an toàn trong tính toán các phương pháp
LEM............................................................................................................................. 18
YBảng 3.1. Hiện trạng trượt lở tuyến đường Quốc lộ 40B đi qua tỉnh Quảng
Nam
22

Bảng 3.2. Hiện trạng trượt lở tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng
Nam............................................................................................................................. 43
Bảng 3.3. Thống kê độ dốc ở tuyến đường Hồ Chí Minh và 40B.....................55
Bảng 3.4. Thống kê mật độ chia cắt sâu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và 40B..57
Bảng 3.5. Thống kê mật độ chia cắt ngang ở tuyến đường Hồ Chí Minh và 40B
..................................................................................................................................... 58
Bảng 3.6. Các loại vỏ phong hóa ở Quảng Nam ở tuyến đường 40B và HCM. 61
Bảng 3.7. Mưa ngày lớn nhất thời kỳ 1977 – 2017...........................................70
Bảng 3.8. Các thông số đầu vào dùng để so sánh trong mô hình......................71
Bảng 3.9. Kết quả phân tích hệ số an toàn mẫu 01 và 02 với các trường hợp
mưa.............................................................................................................................. 73
YBảng 4.1. Biện pháp xử lý tình thế, tạm thời để đảm bảo giao thông........................77
Bảng 4.2. Biện pháp thiết kế biền vững hóa......................................................79
Bảng 4.3. Biện pháp thiết kế kiên cố hóa..........................................................80
Bảng 4.4.Một số giải pháp cụ thể......................................................................82

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có địa hình
nghiêng dần từ Tây sang Đông, hình thành ba kiểu địa hình rõ rệt vùng núi cao phía
Tây, vùng trung du ở giữa và vùng đồng bằng ven biển phía Đông. Quảng Nam có
hệ thống giao thông khá phát triển, đặc biệt vùng miền núi tỉnh Quảng Nam có
nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, quốc
lộ 14B, 14D, 14E, 40B, 24C và các tỉnh lộ 604, 604, 607, 609, 610, 611, 614,
615, 616, 617, 618 (mới và cũ) và 620. Đây là những tuyến giao thông quan trọng,
có ý nghĩa chiến lược ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
riêng.

Việc gia tăng dân số cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, từ đó phải
xây dựng, nâng cấp mở thêm các tuyến đường để thuận tiện giao thông đi lại trong
khu vực. Tuy nhiên, từ đó cũng phát sinh nhiều vần đề về tai biến môi trường đe
dọa sự hoạt động ổn định của công trình. Một trong những vấn đề đó là hiện tượng
trượt lở mái ta luy gây biến dạng và phá huỷ nền đường. Hiện nay các điểm có nguy
cơ mất ổn định đã và đang được gia cố bằng nhiều biện pháp khác nhau như thay
đổi mái dốc, xây tường chống giữ, thoát nước mặt và nước ngầm, làm lớp phủ bề
mặt... Như đã biết, trượt lở có thể xảy ra khi điều kiện cân bằng của khối đất đá ở
mái dốc bị phá hủy. Nguyên nhân gây trượt có thể hoặc là do độ bền của đất đá bị
giảm đi, hoặc là do trạng thái ứng suất ở mái dốc bị thay đổi theo chiều hướng bất
lợi, hoặc do cả hai nguyên nhân trên. Theo Lomtadze [9], các nguyên nhân gây
trượt thường là: tăng cao độ dốc của mái dốc khi cắt xén, khai đào hoặc xói lở, khi
thi công mái quá dốc; giảm độ bền của đất đá do biến đổi trạng thái vật lí khi tẩm
ướt, trương nở, giảm độ chặt, phong hoá, phá huỷ kết cấu tự nhiên, các hiện tượng
từ biến trong đất đá; tác động của áp lực thuỷ tĩnh và thuỷ động lên đất đá, gây nên
biến dạng thấm (xói ngầm, chảy trôi, biến thành trạng thái cát chảy .v.v.); biến đổi
trạng thái ứng suất của đất đá ở trong đới hình thành mái dốc và thi công mái dốc;
các tác động bên ngoài như chất tải trên mái dốc, địa chấn và vi địa chấn, v.v. Mỗi
một nguyên nhân riêng biệt kể trên đều có thể làm mất cân bằng của các khối đất đá
ở mái dốc, nhưng thông thường là do tác động đồng thời của một số trong những
nguyên nhân đó.
Ở Việt Nam vấn đề trượt lở bờ dốc là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là các
tỉnh miền núi. Trượt lở bờ dốc thường có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố về tự
nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, lớp phủ thực vật và hoạt động nhân sinh. Hiện
1


tượng trượt lở xảy ra đặc biệt nghiêm trọng vào mùa mưa lũ, thường gây ra những
thiệt hại không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội mà còn
đe doạ đến cả tính mạng con người. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong mấy

thập kỷ gần đây, thời tiết có những diễn biến bất thường và phức tạp. Các cơn bão
và áp thấp nhiệt đới di chuyển vào nước ta thường xuyên, gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng đặc biệt với các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
riêng.
Để làm sáng tỏ bản chất, quy luật phát sinh, phát triển trượt lở đất đá trên mái
dốc, từ đó đề xuất các giải pháp phòng chống thích hợp nhằm hạn chế tối đa hậu
quả của các hiện tượng trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu
nguyên nhân, điều kiện hỗ trợ và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai biến trượt lở
đất đá tại một số tuyến đường giao thông miền núi tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Xác định được các nguyên nhân và điều kiện tác động phát sinh, phát triển quán
trình trượt lở đất đá tại các mái dốc tuyến đường giao thông vùng miền núi tỉnh
Quảng Nam. Đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp giảm thiểu tai biến trượt lở
đất đá.
Nghiên cứu các kiểu cấu trúc địa chất, các tính chất cơ lý và địa chất công trình
của đất đá cấu tạo nên các sườn dốc. Nghiên cứu đánh giá lịch sử trượt đã xảy ra,
các giải pháp công nghệ phòng chống đã áp dụng trong khu vực. Phân tích những
nguyên nhân dẫn đến tai biến trượt lở tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá các nhân tố
tác động đến tai biến trượt lở tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất các giải pháp khoa
học công nghệ phòng chống trượt hiệu quả.
Nội dung luận văn bao gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Hiện trạng và nguyên nhân trượt lở dọc các tuyến đường 40B và
Hồ Chí Minh ở tỉnh Quảng Nam
- Chương 4: Các giải pháp phòng chống trượt lở trên các tuyến đường 40B và
Hồ Chí Minh ở tỉnh Quảng Nam
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Quảng Nam có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như quốc lộ
1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ (14B, 14D, 14E), quốclộ 40B, quốclộ 24C
và các tỉnh lộ 604, 604, 607, 609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ),
620. Đây là những tuyến giao thông quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong tất cả
các lĩnh vực của đất nước, khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
riêng.
Tại Quảng Nam, trong những mùa mưa lớn kéo dài những năm gần đây
thường gây trượt lở, trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua Quảng Nam xảy ra gần 100
điểm trượt. Đoạn qua huyện Tây Giang có 60 điểm trượt lở nặng với tổng khối
lượng đất đá 15.000m3; đoạn qua huyện Đông Giang có trên 30 điểm bị trượt lở
nặng, với tổng khối lượng đất đá gần 12.000m 3, trên tuyến quốc lộ 40B, tại
Km96+800, Km97+680, thuộc địa phận huyện Nam Trà My, gần 144.000 m 3 đất
trượt lở, tràn xuống nền đường, gây ách tắc giao thông trên toàn tuyến cắt đường
gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cũng như gây ách tắc ngừng trệ giao
thông nghiêm trọng. Đây là hai tuyến đường giao thông huyết mạch nối với các tỉnh
Tây Nguyên, trước nguy cơ tai biến trượt lở diễn ra ngày càng phức tạp, tác động
trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế xã hội và thậm chí đến cả tính mạng của
con người khi tham gia giao thông, việc nghiên cứu chi tiết về tai biến trượt lở, đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến trượt lở và đưa ra được những giải pháp thích hợp cho
tuyến đường giao thông Quốc lộ là rất cần thiết và cấp bách.
1.1.

Vị trí nghiên cứu

Quốc lộ 40B dài 209,1 km nối liền tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum, xuất

phát từ xã Tam Thanh (Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), giao với đường ven biển,
đi dọc theo đường tuyến Đường Tỉnh 616 (Quảng Nam), Đường Tỉnh 672 (Kon
Tum), kết thúc tại Km1506 trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận thị trấn Đắc
Tô, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum).
Tuyến đường Quốc lộ 40B được nâng cấp từ đường tỉnh lộ Đường Tỉnh 616
(hay đường Nam Quảng Nam cũ) theo quyết định số 2825/QĐ-BGTVT của Bộ giao
thông vận tải, ký ngày 16/09/2013. Tuyến đường Quốc lộ 40B mở rộng giao thông
liên vùng giữa các vùng trọng điểm kinh tế, kết nối cảng biển Kỳ Hà (Quảng Nam)
với cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum), mở ra rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

3


Đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Quảng Nam) Điểm đầu tại A Tép ranh giới
giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam, Điểm cuối tại cầu Đắc Zôn ranh giới
giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum, dài 200km
Đường Hồ Chí Minh tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi với bề rộng nền
đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m kết cấu bê tông nhựa. Đoạn qua thị trấn, thị tứ có
mặt cắt 22,5 m.
Khu vực nghiên cứu tập trung dọc theo Quốc lộ 40B và đường Hồ Chí Minh
đoạn qua Quảng Nam, đi qua thành phố Tam Kỳ và các huyện Phú Ninh, Tiên
Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước
Sơn.

Hình 1.1. Vị trí các điểm trượt lở dọc hai tuyến đường
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam)
1.2.

Điều kiện tự nhiên


1.2.1. Đặc điểm địa hình
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, địa hình phân dị rất phức tạp, gồm cả địa hình
núi, đồi, đồng bằng thung lũng sông và đồng bằng ven biển. Chúng phát triển trên
các thành tạo móng cấu trúc Proterozoi, Paleozoi và Mezozoi [2, 10, 18]. Các kiểu
4


địa hình phân bố phản ánh những đặc trưng của cấu trúc tân kiến tạo và hiện đại khu
vực.
Núi trung bình bóc mòn - xâm thực phát triển trên cấu trúc nâng uốn nếp khối
tảng địa lũy trong Tân kiến tạo phân bố dọc theo biên giới Việt - Lào, thuộc địa
phận các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước Sơn.
Các dẫy núi chạy dài theo phương á kinh tuyến, cao trung bình từ 1600 1800m. Chúng phát triển trên móng uốn nếp Paleozoi, do quá trình nâng lên tạo núi
uốn nếp khối tảng dạng địa lỹ trong giai đoạn Tân kiến tạo. Địa hình bị phân cắt
mạnh mẽ có dạng tuyến, hình thành các mái dốc trên 45 0. Hình thái sườn thẳng,
thuận lợi cho các quá trình bóc mòn, xâm thực, trượt lở đ. Mật độ chia cắt sâu lớn,
trung bình 100m/km2, mật độ chia cắt ngang >1,45 km/km2.
Núi trung bình - thấp bóc mòn - xâm thực phát triển trên cấu trúc nâng uốn
nếp khối tảng dạng địa lũy trong giai đoạn Tân kiến tạo phân bố chủ yếu trên địa
bàn các huyện Đông Giang, Bắc Trà My và Nam Trà My. Kiểu địa hình này phát
triển trên móng uốn nếp Paleozoi bị nâng lên tạo núi uốn nếp khối tảng dạng địa lũy
trong giai đoạn Tân kiến tạo, gồm các dãy núi chạy theo phương á vỹ tuyến, cao
trung bình từ 1000-1200m. Mật độ chia cắt sât đạt >150m/km 2, mật độ chia cắt
ngang đạt >2,18 km/km2. Các quá trình sườn phát triển, phổ biến là bóc mòn, xâm
thực, trượt lở đất.
Núi thấp bóc mòn - xâm thực phát triển trên cấu trúc uốn nếp vòm khối tảng
trong giai đoạn Tân kiến tạo phân bố ở địa phận các huyện Nam Giang, Tiên Phước.
Kiểu địa hình này phát triển trên móng uốn nếp Mezozoi bị nâng lên uốn nếp dạng
vòm khối tảng trong giai đoạn Tân kiến tạo, gồm các dẫy núi phát triển theo phương

á vĩ tuyến và ĐB-TN, cao trung bình từ 700 - 1000m. Mật độ chia cắt sâu từ >100
m/km2 và mật độ chia cắt ngang từ >0,7 km/km 2. Các quá trình sườn phát triển: bóc
mòn, xâm thực, tích tụ, trượt lở đất. Đồi, núi thấp bóc mòn - xâm thực phát triển
trên cấu trúc uốn nếp khối tảng trong giai đoạn Tân kiến tạo phân bố ở các huyện
Đại Lộc, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước và Phú Ninh. Chúng phát
triển trên cấu trúc móng uốn nếp Mezozoi bị nâng yếu dạng uốn nếp khối tầng trong
Tân kiến tạo, gồm các dẫy núi thấp, đồi phát triển theo phương ĐB-TN và á vĩ
tuyến, cao trung bình từ 200 - 600m. Mật độ chia cắt sâu từ 50 - 100 m/km 2 và mật
độ chia cắt ngang đạt >0,7 km/km2. Các quá trình sườn phát triển: bóc mòn, xâm
thực, rửa trôi bề mặt và tích tụ. Đồi bóc mòn - tích tụ phát triển trên cấu trúc nâng
yếu uốn nếp khối tảng trong giai đoạn Tân kiến tạo, phân bố trên địa bàn các huyện
Quế Sơn, Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước và thành phố Tam Kỳ. Chúng phát triển
trên móng uốn nếp bị nâng lên yếu dạng uốn nếp khối tảng trong giai đoạn Tân kiến
5


tạo, gồm các dẫy đồi phát triển theo phương á vĩ tuyến, cao trung bình từ 100-300m.
Mật độ chia cắt sâu đạt <25 m/km 2 và mật độ chia cắt ngang đạt >0,7 km/km 2. Các
quá trình sườn phát triển: xâm thực, rửa trôi bề mặt và tích tụ.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn phân bố các dạng địa hình có
nguồn gốc xâm thực và kiến tạo. Các dạng địa hình kiến tạo như: các "phaset" kiến
tạo, sườn kiến tạo, các vách, bậc kiến tạo và đoạn thung lũng kiến tạo phân bố chủ
yếu dọc theo các thung lũng sông Pô Cô, Bung, Vu Gia, Côn, Tranh, Đắc My; các
đoạn thung lũng thẳng phát triển dọc theo đứt gẫy. Dạng địa hình ngoại sinh như:
các thung lũng treo phân bố ở dọc sườn đông nam các dẫy núi ở Quế Sơn, các dấu
tích mặt sang bằng Miocen giữa, Miocen muộn, Pliocen muộn… còn tồn tại trên
các bậc độ cao 1500-1800m, 900-1000m, 300-500m, 100-200m [3, 6, 7, 19, 20].
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất.
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có cấu tạo địa chất phân dị phức tạp. Đây
là vùng bị phá hủy mạnh mẽ, rồi xây dựng lại qua nhiều thời kỳ địa chất khác nhau.

Các thành tạo địa chất lộ ra ở trên địa bàn có tuổi từ Protezoizoi đến Kainozoi [13,
14, 19, 20, 22].
a) Địa tầng
Hệ tầng Khâm Đức (NP kđ) bao gồm chủ yếu là các đá biến chất, phân bố
rộng rãi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chúng tạo thành dải kéo dài từ Phước Sơn
qua Tiên Phước đến Phú Ninh. Thành phần thạch học gồm phiến muscovit, phiến
biotit, phiến amphibol, phiến thạch anh - plagioclas - biotit, gneis biotit, phiến 2
mica - graphit, gneis biotit - granat. Chiều dày chung của hệ tầng từ 5000 - 5800m.
Hệ tầng Núi Vú (NP-1 nv) phân bố thành dải có phương á vỹ tuyến, từ Phước Sơn,
Bắc Trà My đến Tiên Phước. Thành phần thạch học gồm: phiến plagioclasamphibol, phiến thạch anh-mica, phiến thạch anh-sericit, phiến silic. Chiều dày của
hệ tầng Núi Vú từ 1200 - 1600m.
Hệ tầng A Vương ( 2-O1 av) phân bố thành những dải chạy theo phương á vỹ
tuyến từ Tây Giang đến Đông Giang và từ Tây Giang đến Phước Sơn. Thành phần
thạch học gồm: phiến sericit - thạch anh, phiến sét đen, cuội kết, cát kết quarzit,
silic, đá hoa dạng khối, đá hoa dạng sọc dải, phiến sericit, carbonat xen lớp mỏng
cát kết quarzit. Bề dày chung của hệ tầng 3100m.
Hệ tầng Long Đại (O1-S lđ) phân bố chủ yếu ở địa bàn huyện Tây Giang.
Thành phần thạch học gồm: cát kết xen kẽ bột kết, phiến sét, các lớp mỏng hoặc
thấu kính phun trào axit bị biến chất, phiến sét, bột kết.

6


Hệ tầng Tân Lâm (D1-2 tl) phân bố ở BHa Lêê và A Tép (huyện Tây Giang).
Thành phần thạch học gồm cát kết ít khoáng, cát kết quarzit, cát bột kết, phiến sét,
thấu kính cuội sạn kết và cuội kết. Chiều dày từ 700 - 750m.
Hệ tầng Sông Bung (T1 sb) lộ ra ở khu vực ngã ba sông Bung và sông A
Vương, trên địa bàn huyện Tây Giang, phía tây huyện Nông Sơn và dọc biên giới
Việt - Lào thuộc huyện Nam Giang. Thành phần thạch học gồm: cát kết, cát kết tuf,
ryolit porphyr, cát kết xen bột kết, bột kết chứa vôi xen các lớp ryolit. Chiều dày của

hệ tầng 1820m.
Hệ tầng Nông Sơn (T3n-r ns) phân bố ở huyện Nam Giang. Thành phần
thạch học gồm: cuội kết xen cát kết, bột kết, phiến sét và các lớp than. Chiều dày
của hệ tầng từ 950 - 1000m.
Các trầm tích Jura gồm hai hệ tầng: Khe Rèn có tuổi Jura sớm và hệ tầng Hữu
Chánh có tuổi Jura giữa.
Hệ tầng Khe Rèn (J1 kr) phân bố ở huyện Đông Giang. Thành phần thạch
học gồm: sét vôi, vôi sét, bột kết chứa nhiều mùn hữu cơ, cát kết vôi, cát kết thạch
anh hạt vừa, phiến sét. Chiều dày là 210m.
Các tầm tích lục địa màu đỏ thuộc hệ tầng Hữu Chánh (J2 hc) nằm chỉnh hợp
trên hệ tầng Khe Rèn, phân bố ở Đông Giang, Nam Giang. Thành phần thạch học
gồm: cát kết hạt nhỏ xen bột kết màu nâu đỏ, đôi khi có chứa vôi, muscovit, xen lớp
mỏng sét kết, bột kết. Chiều dày là 320m.
Hệ tầng Đại Nga (N2-Q1 đn) phân bố ở Phước Năng (huyện Phước Sơn).
Thành phần thạch học gồm: bazan hai pyroxen, plagiobazan, bazan olivin-augitplagioclas, bazan olivin-augit và bazan olivin. Chiều dày là 150m.
b) Magma
Phức hệ Tà Vi (NP tv) lộ ra ở phía nam Phước Sơn, có dạng vỉa, thấu kính
xuyên chỉnh hợp trong thành tạo của hệ tầng Khâm Đức. Thành phần thạch học
gồm: gabro, gabroamphibolit dạng thấu kính.
Phức hệ Trà Bồng (NP tb) phân bố ở địa bàn huyện Bắc Trà My và Nam Trà
My. Thành phần thạch học gồm: granođiorit, điorit.
Phức hệ Chu Lai (NP cl) phân bố ở huyện Phước Sơn. Thành phần gồm:
plagiogranit, migmatit, granit migmatit và granitogneis.
Phức hệ Hiệp Đức (PZ1 hđ) phân bố ở thành phố Tam Kỳ. Thành phần
gồm: olivinit, đunit, harburgit, pyroxenit.
Phức hệ Núi Ngọc (PZ1 nn) phân bố ở khu vực Đức Phú, Núi Ngọc, Đăk
Sa và Quế Lưu. Thành phần gồm: gabro, gabrođiabas, điabas và các đá bị lục hóa.
7



Phức hệ Điệng Bông (PZ đb) có thành phần gồm: plagiogranit, tonalit biotit
có horblenđ bị ép dạng gneis, plagiogranit giàu thạch anh.
Phức hệ Đại Lộc (D1 đl) phân bố ở huyện Đại Lộc và Đông Giang. Thành
phần gồm: granit biotit sẫm màu, granit biotit có muscovit, granit 2 mica sáng màu,
hạt nhỏ, mạch aplit, pegmatit có muscovit, thạch anh, turmalin.
Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (PZ1 bg-qs) phân bố ở huyện Đông Giang
và Nam Giang. Thành phần gồm: gabrodiorit horblend, diorit horblend - biotit,
diorit thạch anh.
Phức hệ Chà Val (T3 cv) phân bố ở huyện Nam Giang. Thành phần gồm:
gabro pyroxen, gabrodiorit có pyroxen hạt nhỏ.
Phức hệ Hải Vân (aT3 hv) phân bố ở huyện Tây Giang và Đông Giang.
Thành phần gồm: granit biotit, granit 2 mica, granodiorit biotit.
Phức hệ Đèo Cả ( K đc) có thành phần gồm: granođiorit biotit, monzonit
thạch anh, granomonzonit biotit có horblenđ, granosyenit có horblenđ, granosyenit
biotit.
Phức hệ Bà Nà (K-E bn) phân bố ở huyện Đông Giang và Nam Giang.
Thành phần đá gồm: granit biotit, granit hai mica, granit aplit có granat.
c) Cấu trúc địa chất
Trên bình đồ cấu trúc khu vực, tỉnh Quảng Nam nằm ở phần cực nam của đới
cấu trúc Trường Sơn và phần phía bắc địa khối Indosini, gồm các cấu trúc bậc cao
khác nhau, được phân cách bởi các đới đứt gãy sâu.
Phức nếp lồi A Vương phân bố theo phương á vỹ tuyến ở các huyện Tây
Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước Sơn, được cấu tạo bởi các phức hệ
Neoproterozoi - Paleozoi hạ, Paleozoi hạ, Paleozoi trung, Paleozoi thượng Mesozoi hạ và Mesozoi thượng - Kainozoi.
Phức nếp lõm Nông Sơn phân bố ở huyện, Đông Giang, được cấu tạo bởi các
phức hệ Neoproterozoi, Paleozoi hạ, Mesozoi hạ và Mesozoi thượng.
Phức nếp lồi Khâm Đức phân bố ở huyện Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà
My, Tiên Phước và thành phố Tam Kỳ, được cấu tạo bởi các phức hệ MesoNeoproterozoi, Paleozoi hạ và Kainozoi.
Hệ thống đứt gãy có phương ĐB-TN, TB-ĐN, á vĩ tuyến và á kinh tuyến. Các
đứt gẫy phương TN-ĐN phân bố chủ yếu ở các huyện Tây Giang, Đông Giang và

Phước Sơn. Các đứt gẫy phương á vỹ tuyến phân bố ở các huyện Đông Giang, Bắc
Trà My, Tiên Phước và thành phố Tam Kỳ. Các đứt gẫy phương ĐB-TN phân bố ở
các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn và Thăng Bình.
8


d) Cấu trúc kiến tạo
Trên bình đồ cấu trúc khu vực, tỉnh Quảng Nam nằm ở phần cực nam của đới
cấu trúc Trường Sơn và phần phía bắc địa khối Indosini, gồm các cấu trúc bậc cao
khác nhau, được phân cách bởi các đới đứt gãy sâu. Phức nếp lồi A Vương phân bố
theo phương á vỹ tuyến ở các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước
Sơn, được cấu tạo bởi các phức hệ Neoproterozoi - Paleozoi hạ, Paleozoi hạ,
Paleozoi trung, Paleozoi thượng - Mesozoi hạ và Mesozoi thượng - Kainozoi. Phức
nếp lõm Nông Sơn phân bố ở các huyện Nông Sơn, Đông Giang, Duy Xuyên và
Hiệp Đức, được cấu tạo bởi các phức hệ Neoproterozoi, Paleozoi hạ, Mesozoi hạ và
Mesozoi thượng. Phức nếp lồi Khâm Đức phân bố ở huyện Phước Sơn, Bắc Trà My,
Nam Trà My, Tiên Phước và thành phố Tam Kỳ, được cấu tạo bởi các phức hệ
Meso-Neoproterozoi, Paleozoi hạ và Kainozoi.
Hệ thống đứt gãy có phương ĐB-TN, TB-ĐN, á vĩ tuyến và á kinh tuyến. Các
đứt gẫy phương TN-ĐN phân bố chủ yếu ở các huyện Tây Giang, Đông Giang và
Phước Sơn. Các đứt gẫy phương á vỹ tuyến phân bố ở các huyện Đông Giang, Bắc
Trà My, Tiên Phước và thành phố Tam Kỳ. Các đứt gẫy phương ĐB-TN phân bố ở
các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn và Thăng Bình.

9


Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu
(Nguyễn Địch Dỹ, Mai Thành Tân, 1996)
10



1.2.3. Đặc điểm vỏ phong hóa
Trong khu vực nghiên cứu các loại đá, nhóm đá rất đa dạng và phong phú,
mức độ phong hóa không đồng đều. Nhiều diện tích độ dốc lớn, bề mặt xảy ra quá
trình bóc mòn, xẻ rãnh mạnh mẽ lộ ra phần đá gốc, nhưng nhiều nơi nằm dọc các
đới đứt gãy hoặc đá có thành phần hạt mịn, đá magma, nên vỏ phong hóa khá dày.
Kết quả xử lý tài liệu hiện có và kết quả điều tra khảo sát thực địa thấy đặc điểm vỏ
phong hóa theo các nhóm đá có mặt trong vùng như sau:
Vỏ phong hóa Ferosialit: với đặc điểm thạch học là sét loang lổ, thành phần
khoáng vật: kaolin – geothit – hydromica, kaolin – geothit – hydromica, tuổi
Neogen, Đệ Tứ. Vỏ phong hóa Ferosilit tuổi Neogen có diện phân bố ở các huyện
Tiên Phước, Phú Ninh.Nơi mà vùng núi phát triển trên các bề mặt san bằng cổ bị
phân cắt trung bình, tồn tại trên độ cao từ 200 – 600m. Phát triển trên hầu hết các
loại đá và các dạng địa hình khác nhau, từ gò đồi thấp, thoải đến vùng núi cao. Theo
mặt cắt, thường có 5 đới: Thổ nhưỡng, sét loang lỗ hoặc sẩm màu, sét sáng màu,
Saprolit và đá gốc. Độ dốc địa hình từ 10 – 30 độ.
Vỏ phong hóa Sialferit: với đặc điểm thạch học sét sẫm màu, thành phần
khoáng vật Kaolin – hydromica – geothit, tuổi Đệ Tứ. Phân bố chủ yếu dọc các
thung lũng giữa núi ở huyện Bắc Trà My. Phát triển khá phổ biến trên các đá granit,
ryolit, đá phiến, lục nguyên xen phun trào acid, đá phiến kết tinh thạch anh Felspat.
Theo mặt cắt, thường có 5 đới: Đá gốc, đới Saprolit (0,5 – 1,5m), đới sét sáng màu
(Sialit từ 1 – 2m đến 30 – 40 m), đới sét loang lỗ (ở phần dưới thấp dày 3 – 4m;
phía trên cao dày từ 1 – 1,5m) và đới thổ nhưỡng (0,2 – 0,8m). Độ dốc địa hình từ
10 – 20 độ.
Vỏ phong hóa Sialit: với đặc điểm thạch học là sét sáng màu, thành phần
khoáng vật kaolin – hydromica tuổi P 3. Phân bố chủ yếu ở huyện Nam Trà My. Vỏ
này phát triển trên cả bề mặt san bằng và các sườn có độ dốc khác nhau. Trên các bề
mặt san bằng, vỏ có mức độ trưởng thành cao hơn và bề dày mặt cắt lớn hơn ở phần
sườn. Được hình thành trên các đá gốc acid (granit, ryolit, pegmatit) trên các địa

hình khác nhau, đặc biệt trên mặt san bằng. Đới sét thường có màu trắng đục, trắng
xanh, trắng xám, đôi khi phớt vàng; bảo tồn ít nhiều cấu tạo đá gốc hoặc ở dạng mịn
dẻo, bở rời. Thành phần chủ yếu là SiO2 và Al2O3 (SiO2 = 40 – 70 %; Al2O3 = 12 –
22 %). Theo mặt cắt, thường có 4 đới: Đá gốc, Saprolit, sét sáng màu (Sialit) và thổ
nhưỡng. Độ dốc địa hình từ 10 – 20 độ.
1.2.4. Đặc điểm thảm thực vật
Trong khu vực nghiên cứu, thảm thực vật phát triển rất phong phú và đa dạng.
Trong đó, kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố phổ
11


biến ở phía tây, tây nam và nam tỉnh Quảng Nam, trên những dải núi cao ở dọc biên
giới Việt - Lào và núi Ngọc Linh. Cấu trúc loại rừng này có các tầng: vượt tán, sinh
thái, dưới tán, cây bụi thấp và cỏ tuyết. Rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới thường
phát triển tại các vùng có lượng mưa trung bình, thấp phân bố phổ biến ở các vùng
đồi, núi thấp. Tỷ lệ cây rụng lá chiếm trên 75%. Loại hình này có cấu trúc 2 tầng,
trong đó tầng cao phát triển dầy, liên tục gồm những cây rụng lá và có những dây
leo thân gỗ. Tầng cỏ chiếm ưu thế là các cây thân gỗ, cây bụi nhỏ rải rác. Thảm
thực vật ở vùng đồng bằng bao gồm các loại cây trồng khác nhau như: lúa nước,
ngô, khoai, các loại cây mầu khác; các loại cây lấy gỗ như: tre, bạch đàn, xoan và
các loại cây ăn quả như: nhãn, cam, chanh, bưởi. Thảm thực vật dải cát ven biển rất
nghèo nàn với các cây chịu khô hạn, gồm: mòng biển, phi lao, keo, dương. Theo số
liệu thống kê, diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam còn khoảng 477000 ha với
trữ lượng gỗ 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa. Trong đó, rừng giàu có khoảng
10000 ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi. Rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái
sinh có trữ lượng gỗ khoảng 69m 3/ha. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt
khoảng 80000 m3/năm), trong rừng còn có hệ động, thực vật phong phú với các loại
lâm sản quý như: quế, trầm, song, mây. Ngoài ra, vùng đất đồi, núi thấp phát triển
rừng trồng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu quý.
1.2.5. Tài nguyên và khoáng sản

- Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Quảng Nam khá phong phú và đa dạng về loại hình
và trữ lượng. Hiện tại đã phát hiện được các mỏ và điểm quặng, một số mỏ đã và
đang khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế ở địa phương. Khoáng sản bao gồm:
nguyên liệu cháy, kim loại (kim loại màu, kim loại đen, kim loại quý hiếm…), phi
kim loại (phân khoáng, vật liệu xây dựng) và nước khoáng. Than đá đang khai thác
với sản lượng đạt 500000 tấn/năm. Vàng gốc và vàng sa khoáng đã và đang được
khai thác với sản lượng khoảng vài trăm kilôgam/năm. Cát trắng công nghiệp có trữ
lượng lớn, phân bố chủ yếu ở dải ven biển phía đông bắc tỉnh Quảng Nam. Hiện
nay đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng nóng có chất lượng tốt. Các khoáng sản:
khí mêtan, uranium, nguyên liệu làm xi măng được đánh giá có trữ lượng vào loại
lớn ở miền Trung. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn rải rác phân bố các
loại đá granit, đất sét, cát thủy tinh, titan, cao lanh, mica… cung cấp nguyên liệu
cho các ngành xây dựng, công nghiệp sành sứ và thủy tinh.
- Tài nguyên đất
Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên là 1.040.683 ha được hình thành từ
các loại đất khác nhau, gồm các cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù
12


sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi
đá... Trong đó, nhóm đất phù sa ven sông là nhóm quan trọng nhất trong phát triển
cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng
đồi núi thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày.
Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Bảng 1. 1. Các nhóm đất, diện tích và phân bố
S
TT

Tên nhóm đất


Diện tích
(ha)

Tỷ lệ %

Phân bố

Hội An, Điện Bàn, Duy
1
Đất cồn cát
23.922
15.,37
Xuyên, Quế Sơn, Thăng
Bình, Tam Kỳ, Núi Thành
Hội An, Điện Bàn, Duy
2
Mặn
13.234
8,5
Xuyên, Quế Sơn, Thăng
Bình, Tam Kỳ, Núi Thành
Thăng Bình, Điện Bàn,
3
Phèn
1.297
0,83
Đại Lộc
4
Phù sa

57.485
36,94
Hầu hết các huyện
5
Bạc màu
252
0,16
Miền núi
6
Đất đen
3.451
2,22
Vùng cát
7
Đỏ vàng
1.875
1,2
Điện Bàn, Đại Lộc
8
Mùn đỏ trên núi
48.963
31,47
Miền núi
9
Thung lũng dốc tụ
3.598
2,31
Miền núi
Đông Giang, Đại Lộc,
10 Trơ sỏi đá

1.530
0,98
Duy Xuyên
Trong tổng diện tích 1.040.683 ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn
nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất
chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn
chiếm diện tích lớn.
Bảng 1.2. Diện tích các loại đất lâm nghiệp (đơn vị: ha)
Diện tích
(ha)
681.433
242.498
77.485
66.903
52.662
45.447
309.306
211.419
25.573
63.594
8.719

Loại đất lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất có rừng tự nhiên sản xuất
Đất có rừng trồng sản xuất
Đất khoanh nuôi phục vụ rừng sản xuất
Đất trồng rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ
Đất có rừng trồng phòng hộ
Đất khoanh nuôi phục vụ rừng phòng hộ
Đất trồng rừng phòng hộ
13

Tỷ lệ (%)
35,6

45,4


Đất rừng đặc dụng
129.628
19,0
Đất có rừng tự nhiên đặc dụng
99.043
Đất có rừng trồng đặc dụng
1.191
Đất khoanh nuôi phục vụ rừng đặc dụng
29.391
Đất trồng rừng đặc dụng
0,2
- Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỉ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ
của tỉnh khoảng 30.000.000m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là
37.118 ha. Rừng già ở Quảng Nam hiện có khoảng 10.000 ha, phân bố ở các đỉnh
núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái
sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh
chủ yếu thuộc huyện Nam Giang.

1.2.6. Đặc điểm mạng lưới thủy văn
Trên địa bàn khảo sát, mạng lưới thủy văn phát triển dày đặc với các dòng
sông, suối ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh.
Sông Tranh là phụ lưu của sông Thu Bồn, bắt nguồn từ phía nam tỉnh Quảng
Nam, trên địa bàn các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, chảy theo phương á kinh
tuyến từ phía nam lên phía bắc. Phần thượng nguồn có lòng sông hẹp, dốc và nhiều
thác ghềnh. Quá trình xâm thực sâu chiếm ưu thế. Ở phần trung lưu (từ huyện Bắc
Trà My đến huyện Hiệp Đức), lòng sông mở rộng, uốn khúc mạnh mẽ, nhiều đoạn
có lắng đọng trầm tích Đệ tứ. Phần hạ lưu, thung lũng sông chảy trong vùng đồi và
đồng bằng theo phương Tây Bắc – Đông Nam trên địa bàn các huyện Tiên Phước,
lòng sông mở rộng, thoải, quá trình xâm thực ngang chiếm ưu thế. Bình đồ mạng
lưới sông có dạng "lông chim".
Sông Tam Kỳ bắt nguồn từ sườn phía bắc núi Chùa, trên độ cao từ 700 - 900m
thuộc huyện Bắc Trà My và Núi Thành. Sông Tam Kỳ chảy theo phương á kinh
tuyến, qua các huyện Núi Thành, Phú Ninh rồi theo phương á vỹ tuyến chảy qua
thành phố Tam Kỳ đổ vào vũng An Hòa (huyện Núi Thành). Trên hệ thống sông này
đã xây dựng hồ Phú Ninh với diện tích mặt hồ khoảng 37km 2, dung tích 370 triệu
mét khối nước. Đập tràn xả lũ của hồ xây dựng ở xã Tam Xuân, dài 550m, đập
chính có kết cấu đập đất, được xây dựng ở xã Tam Thái dài 30m, hai đập phụ xây
dựng ở xã Tam Dân và Tam Đại, dài 750m. Các khe suối đổ vào hồ có trắc diện
ngang dạng hẻm dốc, trắc diện dọc dốc, nhiều thác ghềnh. Quá trình xâm thực sâu
của các sông, suối rất phát triển. Bờ hồ có dạng khúc khuỷu, quá trình xói lở bờ hồ
phát triển.
Nhìn chung, mạng lưới thủy văn khu vực khảo sát phát triển khá dầy đặc với
các hệ thống sông chính: sông Tranh và sông Tam Kỳ. Hệ thống sống chảy theo hai
14


phương chính: á kinh tuyến và á vĩ tuyến. Lòng sông dốc, nhiều thác ghềnh và
chuyển khá đột ngột từ miền núi xuống đồng bằng trũng thấp. Đây chính là một

trong những yếu tố quan trọng gây lũ lụt thường xuyên khi có mưa lớn trong thời
gian ngắn.
1.2.7. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa hiển hình, nhiệt
độ cao và ít biến động. Khí hậu Quảng Nam là nơi chuyển tiếp, đan xen giữa khí
hậu miền Bắc và miền Nam, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8
đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa
đông nhưng không đậm và không kéo dài .
Ngoài sự phân hóa theo chiều cao, khí hậu tỉnh Quảng Nam còn bị phân hóa
theo mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Chế độ gió
thay đổi theo mùa rõ rệt và chịu ảnh hưởng nhiều về hướng phân bố của dải núi
Trường Sơn. Dãy núi Bạch Mã tách khỏi dải núi Trường Sơn, chạy theo phương á vĩ
tuyến đâm thẳng ra phía biển cùng với dãy núi Ngọc Linh ở phía nam với độ cao
lớn, đạt 2598m, đã ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu ở tỉnh Quảng Nam. Gió mùa
đông thường ưu thế là gió Đông Bắc. Xen kẽ giữa các đợt gió mùa Đông Bắc là
những luồng gió Đông, Đông Nam phát triển. Gió mùa hè là gió Tây Nam và Nam.
Vào tháng 7, hướng gió Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất khoảng 30 - 50%. Gió
mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ thấp ở vùng núi cao kèm theo hiện tượng sương
muối, sương giá. Gió mùa Tây Nam vốn là luồng không khí có hàm lượng ẩm cao,
nhưng khi vượt qua dải núi Trường Sơn đã trở thành luồng gió nóng khô. Đó là gió
Tây khô nóng (hay còn gọi là gió Lào). Gió này có từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ
không khí tới 39 - 400C, độ ẩm có lúc chỉ còn 30 - 45%.
Tỉnh Quảng Nam là nơi chịu tác động thường xuyên và mạnh mẽ của các
nhiễu động khí quyển quy mô lớn như: bão, áp thấp nhiệt đới, front lạnh, hội tụ
nhiệt đới. Đây là các hình thể thời tiết thường gây ra mưa lớn trên phạm vi rộng,
lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2800 -3000 mm/năm; lượng mưa cao nhất
vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1,
2, 3, 4, trung bình từ 20-40 mm/tháng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, lượng mưa
trung bình năm phân bố không đều theo không gian; theo chiều hướng tăng dần từ
phía biển vào sâu trong đất liền (từ phía đông sang phía tây). Lượng mưa trung bình

năm lớn nhất phân bố ở huyện Nam Trà My. Đây là một tâm mưa lớn nhất tỉnh, đạt
khoảng từ 3600 mm/năm đến >4000 mm/năm. Trên sườn đông dải núi Trường Sơn
từ huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang đến Phước Sơn, lượng mưa trung
bình năm đạt giá trị lớn, từ 3200 - 3600 mm/năm.
15


Hình 1.3. Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam)
16


1.3.

Đặc đểm kinh tế xã hội

Tỉnh Quảng Nam có vị trí địa lý quan trọng của vùng duyên hải miền Trung và
Tây Nguyên, nơi đây vừa có đường biên giới với nước bạn Lào, vừa có đường bờ biển
dài hàng trăm kilomet, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc
biệt, tỉnh Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ
Sơn cùng với nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng đẹp, các công trình văn hóa, lịch sử: đền
chùa, miếu mạo thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế thăm quan, nghỉ
dưỡng. những điều kiện địa lý tự nhiên cùng với con người Quảng Nam mến khách
rất thuận lợi cho phát triển kinh tế tm, dịch vụ và du lịch.
1.3.1. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam rất thuận lợi cho việc giao lưu
giữa các tỉnh trong vùng, với các tỉnh ở vùng khác và với nước bạn Lào. Hệ thống giao
thông đường bộ rất phát triển. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có hai trục quốc
lộ (QL) chính chạy hướng bắc - Nam: QL1A ở phía đông và Đường Hồ Chí Minh
(ĐHCM) ở phía tây. Hai quốc lộ này cùng với các quốc lộ: QL14B, QL14D, QL14E,

QL14G, QL40B, QL24C và các tỉnh lộ hình thành mạng lưới giao thông thuận lợi cho
giao thương với các tỉnh bạn và với các nước bạn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam còn có mạng lưới tỉnh lộ (TL), đường liên huyện, liên xã và đường giao thông
nông thôn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hệ thống đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận
lợi trong giao thương hàng hóa, vận tải hành khách, phục vụ đắc lực trong công cuộc
phát triển kinh tế ở địa phương.
Quảng Nam có mạng lưới sông suối dày đặc là điều kiện thuận lợi phát triển hệ
thống giao thông đường thủy để vận chuyển hàng hóa. Cảng Kỳ Hà và Chu Lai. đóng
vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế vùng, phát triển khu kinh tế trọng
điểm miền Trung và Tây Nguyên.

2


×