Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận cao học,tâm lý học TRONG HOẠT ĐỘNG tư TƯỞNG một vài đặc điểm tâm lý của thanh niên huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.05 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Thanh niên là một tầng lớp xã hội có những đặc điểm về sinh học, xã hội,
tâm lý đặc trưng cho một lứa tuổi nhất định, tạo nên một nhóm xã hội. Sự phát
triển mạnh mẽ của thể chất thanh niên trên các mặt sinh lý, thần kinh, tạo cho
thanh niên có một sức sống dồi dào để tiếp thu, sáng tạo tri thức một cách mạnh
mẽ nhất. Đi đôi với việc phát triển nhanh về thể chất, ở độ tuổi thanh niên có sự
phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và nhân cách. Do đó, ở lứa tuổi này thanh niên
luôn có xu hướng tự ý thức và tiếp thu, kế thừa, phát huy các chuẩn mực và giá
trị xã hội diễn ra một cách tích cực, thường xuyên nhằm hoàn thiện nhân cách.
Vì vậy, nghiên cứu tâm lý thanh niên một cách cụ thể để trên cơ sở đó giáo dục,
định hướng nhân cách luôn là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở mọi góc
độ, phạm vi khác nhau, và cũng vì lẽ đó thanh niên luôn được đặt vào vị trí trung
tâm của mọi nghiên cứu ở tầm chiến lược của mỗi quốc gia, từng địa phương cụ
thể.
Thanh niên ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng mang những đặc điểm
của lớp thanh niên nói chung, đồng thời thanh niên cũng mang những nét đặc
thù rất riêng. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm thanh niên ở huyện Thanh Sơn, hình
thành nhân cách của lớp thanh niên ở đây có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối
với tầm hoạch định chiến lược phát triển nguồn lực thanh niên ở đây, mà trước
tiên nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tuyên truyền vận động thanh
niên, định hướng giá trị hoàn thành nhân cách thanh niên cho sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, địa phương hiện nay. Chính vì
vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một vài đặc điểm tâm lý của thanh niên
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận
kết thúc môn Tâm lý học trong công tác tư tưởng. Tiểu luận còn rất nhiều hạn
chế rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô.



2


NỘI DUNG
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ THANH NIÊN
1.1 Một số thuật ngữ cơ bản
1.1.1 Khái niệm về Thanh niên
Thanh niên là một tầng lớp xã hội có những đặc điểm về sinh học, xã hội,
tâm lý đặc trưng cho một giai đoạn lứa tuổi nhất định, tạo nên một loại nhóm xã
hội.
Thanh niên không phải là một tầng lớp xã hội mà là một tập hợp những
thanh niên xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng có những
đặc điểm chung về lứa tuổi, sự phát triển tâm lý, sinh lý cũng như về xã hội.
Nhiều nhà xã hội học coi thanh niên là một tầng lớp xã hội, tồn tại một “
nền văn hóa thanh niên” như là sự phản ánh và biểu đạt những kinh nghiệm,
những hoạt động và những giá trị của thanh niên.
Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là một độ tuổi, ở giữa lứa tuổi trẻ em và
tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao,
tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối.
Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt (tuổi, nơi sinh sống, nghề
nghiệp…), do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa dạng,
tuy nhiên, chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. Tính trẻ được thể hiện ở
sự năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu mơ ước và hoài bão lớn,
thích cái mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những đóng góp cho xã
hội để khẳng định bản thân.
Từ những cơ sở trên, có thể định nghĩa thanh niên Việt Nam như sau:
Thanh niên Việt Nam là những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; gồm những
người có sức khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao; năng động, nhiệt huyết, dám nghĩ,

dám làm, thích giao lưu, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt, mong muốn
được đóng góp cho xã hội để khẳng định bản thân. Họ là một lực lượng quan
trọng của xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.

3


1.1.2 Khái niệm phát triển tâm lý
Là quá trình biến đổi, tiến triển về số lượng và chất lượng, từ thấp lên cao,
từ đơn giản đến phức tạp của nội dung cũng như cac chức năng tâm lý ở con
người. Sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi có thể được chia ra làm nhiều giai đoạn
theo suốt đường đời, từ sơ sinh cho đến tuổi già
1.2 Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh nhiên
Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta
thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát
triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách
quan và chủ quan.
Trong số các điều kiện khách quan, vị thế xã hội của chủ thể có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Những thay đổi vì thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầu phát
triển mới. Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai đoạn trước
cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm bảo cho những
nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực. Như vậy quá trình phát triển
tâm lý con người là một quá trình liên tục. Nói cách khác mỗi giai đoạn phát
triển vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là
việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người chỉ có ý nghĩa tương đối.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi cùng một độ tuổi, ví dụ độ tuổi 14 - 15 có
người gọi là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên, có tác giả lại cho đó là giai
đoạn cuối của lứa tuổi thiếu niên.
Hiện nay tồn tại nhiều cách phân đoạn quá trình phát triển của con người
tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu. Có thể xuất phát từ đặc điểm phát triển sinh lý,

cũng có thể đi từ góc độ xã hội học dựa vào sự thay đổi các dạng hoạt động xã
hội... Nếu so sánh ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ khoa học thì nội dung
các khái niệm thể hiện giai đoạn phát triển lại càng khác xa nhau. Riêng trong
tâm lý học nếu loại trừ sự khác biệt trong quan điểm phân đoạn do tính liên tục
của các quá trình phát triển. tạo ra, nhìn chung có thể chấp nhận xác định lứa
tuổi thanh niên là giai đoạn lừ 14 - 18 tuổi. Việc xác các định lứa tuổi thanh niên

4


như vậy tương đối tương đồng với việc phân đoạn từ góc độ sinh lý học hay xã
hội học. Tuy nhiên, các ngưỡng tuổi trên và ngưỡng tuổi dưới có thể dịch
chuyển chút ít (độ 1,2 tuổi) tùy thuộc vào đặc điểm phát triển lịch sử - xã hội,
đặc điểm giới và cả đặc điểm phát triển cá nhân.
Nghiên cứu tâm lý thanh niên dưới giác độ tâm lý hoạt động tư tưởng, ta
xem xét quá trình tâm lý đó gồm 3 cấp độ: nhận thức, tình cảm và hành vi
1.2.1 Đặc điểm về nhân thức
Thanh niên là thời kỳ quan trọng nhất để phát triển và hoàn thiện trình độ
nhận thức về tự nhiên, xã hội và về bản thân. Điều quan trọng không chỉ ở
những khối lượng kiến thức sâu rộng họ có thể lĩnh hội được, mà còn ở các chức
năng hoạt động trí óc có một chất lượng mới, tạo cho thanh niên năng lực lao
động trí óc kết hợp với sức mạnh lao động chân tay đạt hiệu quả cao trong công
việc, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong xã hội cổ truyền, kinh
nghiệm sản xuất, ứng xử xã hội diễn ra lặp đi lặp lại hàng ngàn năm, người càng
sống lâu càng có kinh nghiệm nên giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn người trẻ.
Người trẻ chỉ được công nhận là có sức khoẻ, nhưng thiếu kinh nghiệm, nên
“khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già”. Ngày nay, do tốc độ phát triển khoa học
kỹ thuật, công nghệ quá nhanh, mọi quá trình sản xuất. lưu thông, giải quyết các
vấn đề với tốc độ điện tử nên thanh niên không chỉ hơn về sức khoẻ mà trí tuệ
cũng là nguồn lực to lớn của xã hội, nhất là trong những lĩnh vực khoa học, kỹ

thuật, công nghệ mới.
Tư duy lôgic, tư duy lý luận phát triển, thanh niên có thể nhận thức được
những vấn đề lý luận phức tạp một cách có phê phán; có thể đi sâu vào khoa học
cơ bản cũng như những ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới nhất; ham muốn hiểu
biết và tư duy sáng tạo, thanh niên không chỉ tiếp thu những thành tựu khoa học
kỹ thuật, công nghệ đã có mà còn biết ứng dụng sáng tạo những thành tựu đó
vào sản xuất và đời sống cũng như có khả năng tìm tòi ra những phát minh,
sáng chế mới. Bằng chứng là ngày nay mỗi năm hàng trăm thanh niên, sinh viên

5


đạt được các giải sáng tạo khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật ở trong nước và không
ít thanh niên, sinh viên đạt các giải sáng tạo quốc tế.
Tóm lại, thanh niên luôn khát khao tìm tòi cái mới và có năng lực nhạy
cảm tiếp thu cái mới; có óc tưởng tượng sáng tạo và tư duy khoa học.
- Đặc điểm về tình cảm:
Tính chất mới mẻ trong tình cảm của thanh niên là tình bạn khác giới và
tình yêu nam nữ. Nếu như tình bạn cùng giới ở thiếu niên có vai trò quan trọng
trong sự phát triển nhân cách của các em, còn tình bạn khác giới mới chớm gây
cho các em chút e sợ, bối rối, thì ngược lại, ở thanh niên, tình bạn khác giới có
vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của họ. Khác với thiếu niên, thanh niên
đã thấy tự tin vào bản thân, tìm thấy sự cân bằng trong quan hệ với bạn khác
giới. Đối với thanh niên, tình bạn khác giới luôn đem lại cho họ một sinh khí
mới. Thanh niên có ý hướng chinh phục cảm tình của bạn khác giới, họ lắng
nghe và tự điều chính nhận thức, thái độ, hành vi để người bạn khác giới hài
lòng; họ tự trọng hơn, muốn làm mình đẹp tốt đẹp hơn lên trước con mắt của
người bạn khác giới…Trong nhóm có những người bạn khác giới thường tạo
được không khí vui vẻ, lãng mạn hơn, tạo được bầu không khí của nhóm sôi
động hơn…Tình bạn khác giới làm xuất hiện ở người thanh niên nam và nữ

những xúc cảm đạo đức, xúc cảm thẩm mỹ, những xúc cảm về giới và thái độ,
hành vi ứng xử với giới khác. Tình bạn khác giới lành mạnh là cơ sở cho một
tình yêu nam nữ đúng đắn.
Tình yêu nam nữ đích thực có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
của thanh niên. Người yêu là đối tượng có thể chia sẻ mọi tâm tư, trao đổi mọi
riêng tư thầm kín nhất; là đối tượng gây nên xúc cảm thẩm mỹ giới tính và sự
quyến luyến tính dục. Khi đôi trai gái yêu nhau, toàn bộ đời sống nội tâm của họ
chìm đắm vào thế giới riêng của hai người. Mọi suy nghĩ, cảm xúc, hành động
của họ đều chịu sự chi phối nhất định của tình yêu. Tình yêu có thể chắp cánh
cho đôi nam nữ thanh niên bay đến những ước mơ lãng mạn nhất, đẹp đẽ nhất;
nhưng tình yêu cũng có thể đẩy người thanh niên vào nỗi đau khổ tuyệt vọng,

6


dẫn đến hành động mù quáng. Do vậy, giáo dục tình bạn khác giới và tình yêu
đối với thanh niên thời nào cũng cần thiết.
Tình cảm trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của thanh niên có bước phát
triển mới. So với thiếu niên, nhận thức xã hội, chính trị của thanh niên có một
chất lượng mới, cùng với hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm sống đã được tích
luỹ, tình cảm của thanh niên đối với Tổ quốc, với nhân dân, với truyền thống
lịch sử dân tộc có một bước phát triển sâu sắc, bền vững hơn hẳn sự bồng bột
của thiếu niên. Cũng từ đó ý thức và tình cảm nghĩa vụ của thanh niên đối với
Tổ quốc, với nhân dân có thể phát triển rất cao.
1.2.2 Sự hình thành những phẩm chất nhân cách của thanh niên
Nhân cách được hình thành, phát triển trong quá trình xã hội hoá, đến tuổi
thanh niên, con người mới thực sự biết tự ý thức về bản thân, biết tự điều chỉnh
hoạt động và hành vi giao tiếp ứng xử xã hội của mình một cách có ý thức, tức
trở thành một nhân cách trưởng thành. Như vậy, nhân cách có thể hiểu là tổng
thể những thuộc tính tâm lý của một người, tạo nên những phẩm chất, năng lực

và bản sắc riêng của người ấy.
Có thể thấy rõ thêm rằng, giai đoạn đầu tuổi thanh niên, nhân cách mới
hình thành được rõ nét; giai đoạn giữa tuổi thanh niên nhân cách tiếp tục được
phát triển và hoàn thiện; giai đoạn cuối tuổi thanh niên, nhân cách được trải
nghiệm và khẳng định.
Nhân cách mang đậm dấu ấn xã hội lịch sử. Nhân cách người thanh niên
Việt Nam ngày nay mang những giá trị truyền thống văn hoá đặc trưng của
người Việt Nam, đồng thời phản ánh rõ nét những dấu ấn của thời đại.
Các nhà tâm lý học quan niệm cấu trúc nhân cách gồm: xu hướng, năng
lực, khí chất (tính khí ), tính cách. Nhân cách người thanh niên cũng theo cấu
trúc đó.
Bốn thành tố trên được kết hợp lại có thể xem xét ở hai mặt biểu hiện của
nhân cách là Đức và Tài hay Phẩm chất và Năng lực, như các nhà tâm lý học
Việt Nam thường dùng.

7


1.2.3 Sự phát triển những năng lực của thanh niên
Thanh niên là lứa tuổi đầu sinh lực để phát triển, rèn luyện các năng lực
của con người, trước hết là:
Năng lực học tập, khả năng tập trung chú ý cao, trí tưởng tượng, tư duy
phát triển với chất lượng mới cùng với sự dồi dào về sức khoẻ thể chất và tinh
thần là những tiền đề quan trọng cho năng lực học tập của thanh niên. Năng lực
học tập được phát triển ở tuổi thanh niên là một vốn quý để tiếp tục “Học nữa,
học mãi”, học tập suốt đời.
Năng lực lao động chân tay và trí óc. Ngày nay lao động chân tay và trí óc
gắn quyện với nhau ngay cả ở những công việc tưởng chừng như đơn giản nhất.
Tuổi thanh niên có đầy đủ những tiền đề về thể chất và tâm lý để lĩnh hội những
tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng như kinh nghiệm thực tế, để rèn

luyện phương pháp lao động chân tay và trí óc để hình thành và phát triển kỹ
năng, kỹ xảo. Năng lực lao động của thanh niên là nguồn lực quan trọng nhất
của đất nước là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho thanh niên có cuộc sống hạnh
phúc.
Năng lực giao tiếp và hoạt động xã hội. Nhân cách người thanh niên ngày
một trưởng thành, kinh nghiệm sống ngày một phong phú cùng với mối quan hệ
xã hội mở rộng là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển năng lực giao tiếp của
thanh niên. Thanh niên lại tham gia vào các nhóm xã hội, các tổ chức hội, đoàn
nên họ có nhiều cơ hội để phát triển năng lực hoạt động xã hội. Năng lực giao
tiếp và hoạt động xã hội là cơ sở để thanh niên xây dựng những mối quan hệ tốt
đẹp trong gia đình, trong tập thể, xã hội mà nhờ đó có thể tạo lập uy tín xã hội
sau này.
Năng lực tổ chức, quản lý. Thanh niên có khả năng tư duy đề ra mục tiêu,
kế hoạch hành động, tính toán những điều kiện đảm bảo; có khả năng triển khai
công việc theo kế hoạch đã xác định, vượt qua những trở ngại bên trong, bên
ngoài để đạt tới đích; có khả năng tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của

8


bản thân cũng như những người khác…Tóm lại, họ có đầy đủ những cơ sở để
hình thành và phát triển năng lực tổ chức quản lý.
1.2.4 Sự phát triển những phẩm chất nhân cách của thanh niên
Nhu cầu của thanh niên phát triển phong phú và đa dạng
Nhu cầu vật chất, tiêu dùng của thanh niên đòi hỏi ngày một cao không
chỉ về chất lượng, chủng loại mà còn về hình thức, mẫu mã luôn luôn mới, đẹp,
hợp mốt.
Nhu cầu học tập, rèn luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động văn
hoá, văn nghệ, thưởng thức nghệ thuật của thanh niên ngày nay hết sức đa dạng
và yêu cầu ngày một cao.

Nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục phát triển mạnh mẽ ở thanh niên;
điều đó hợp quy luật của sự phát triển sinh học và xã hội của tuổi thanh niên.
Nhu cầu cơ bản và căng thẳng nhất đối với thanh niên lại là có nghề
nghiệp, việc làm, khẳng định được vị thế xã hội của mình.
Hứng thú của thanh niên phát triển cả bề rộng và chiều sâu
Tuổi thanh niên có nhiều sở thích, ham muốn, hứng thú. Qua thử thách,
trải nghiệm, dần dần người thanh niên nhận rõ hứng thú chủ yếu của mình và
say mê hoạt động để nâng cao năng lực sáng tạo và hưởng thụ những giá trị mà
đối tượng của hứng thú đem lại.
Lý tưởng, quan điểm sống, định hướng giá trị của thanh niên hình thành
rõ nét
Lý tưởng chính trị - xã hội của thanh niên thường đi liền với ước mơ về
một nghề nghiệp, một nhân cách, một gia đình…lý tưởng. Lý tưởng gắn liền với
sự hình thành, phát triển quan điểm sống hay thế giới quan, định hướng cho lẽ
sống của thanh niên.Từ đó sự định hình lựa chọn các giá trị của thanh niên hình
thành rõ nét, tạo nên hệ giá trị, hệ động cơ thúc đẩy và điều chỉnh hành động
của thanh niên.
Ý chí và tính tự lập được thử thách và phát triển

9


Ý chí của thanh niên được thể hiện rõ ở việc đề ra những mục đích và có
chí hướng, quyết tâm theo đuổi mục đích; thể hiện ở việc kiên trì học tập, rèn
luyện để phát triển, hoàn thiện những phẩm chất, ý chí nói riêng cũng như nhân
cách nói chung. Từ đó tính tự chủ, tự khẳng định, tự lập của thanh niên qua thử
thách, ngày càng phát triển vững chắc.
Một số nét tính cách đặc trưng của thanh niên
Tuổi thanh niên hình thành rõ nét một số nét tính cách tiêu biểu của dân
tộc Việt Nam như: lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc; dũng cảm

chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; hiếu học và cần cù sáng tạo trong lao động;
tính cộng đồng, nặng tình nghĩa gia đình, họ hàng, làng nước; ý chí vươn lên
thoát khỏi đói nghèo, xây dựng cuộc sống mới;…

10


Chương II
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA THANH NIÊN
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành
tâm lý thanh niên huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Thanh Sơn là một huyện miền núi phía đông nam tỉnh Phú Thọ. Với diện tích
tự nhiên 62.063 ha. Dân số 120.229 người năm 2013. Địa hình huyện Thanh Sơn
khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy
núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp.
Năm 2006, Thanh Sơn có 1 thị trấn Thanh Sơn và 39 xã: Cự Đồng, Cự Thắng,
Địch Quả, Đông Cửu, Đồng Sơn, Giáp Lai, Hương Cần, Khả Cửu, Kiệt Sơn,
Kim Thượng, Lai Đồng, Long Cốc, Lương Nha, Minh Đài, Mỹ Thuận, Sơn
Hùng, Tam Thanh, Tân Lập, Tân Minh, Tân Phú, Tân Sơn, Tất Thắng, Thạch
Khoán, Thạch Kiệt, Thắng Sơn, Thu Cúc, Thu Ngạc, Thục Luyện, Thượng Cửu,
Tinh Nhuệ, Văn Luông, Văn Miếu, Vinh Tiền, Võ Miếu, Xuân Đài, Xuân Sơn,
Yên Lãng, Yên Lương, Yên Sơn.
Ngày 9/4/2007, huyện Thanh Sơn cũ được chia thành 2 huyện Thanh Sơn
(mới) và Tân Sơn. Huyện Thanh Sơn còn lại 1 thị trấn và 22 xã, giữ ổn định cho
đến nay.
Tóm lại: đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên của Thanh
Sơn cho thấy sự phân hoá rõ rệt các dạng địa hình khác nhau đã tạo ra các vùng
dân cư sống ở các khu vực khác nhau có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành
thói quyen, truyền thống tâm lý cũng tương đối khác nhau, đặc biệt đối với vùng

địa hình bằng là nơi tập trung dân cư cao gắn liền với quá trình đô thị hoá và
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thì trình độ dân trí ở đây cũng cao hơn, việc
giao lưu tiếp biến văn hoá cũng diễn ra mạnh mẽ hơn thì tâm lý của thanh niên ở
đây cũng có sự khác hơn so với thanh niên sống ở vùng đồi núi cao. Các vùng

11


địa hình đồi núi, điều kiện tự nhiên có phần khắc nghiệt hơn do đó ảnh hưởng
tới điều kiện sống, tập quán canh tác còn lạc hậu, thậm chí có bộ phận thanh
niên trên vùng núi cao còn tập quán du canh du cư nên có những nét tâm lý cũng
khác hơn so với thanh niên vùng thấp.
2.2. Những nét đặc thù trong tâm lý của thanh niên huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ
Thanh niên huyện Thanh Sơn sống ở một địa phương miền núi, có đông
đảo các dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên nền tảng lịch sử văn hoá truyền
thống của địa phương, điều kiện về vật chất – tinh thần còn gặp nhiều khó khăn,
nhiều nhu cầu của thanh niên chưa được đáp ứng thoả đáng như: sự giao lưu về
văn hoá, nhu cầu học tập, nhu cầu việc làm, nhu cầu vui chơi giải trí,…tất cả các
yếu tố đó tạo cho sự hình thành đặc điểm tâm lý thanh niên ở đây có những nét
đặc thù nhất định.
- Đặc điểm về nhận thức:
Thanh niên ở Thanh Sơn có trình độ dân trí khá cao so với thanh niên ở
các huyện khác ở trong tỉnh, tuy nhiên so với trình độ văn hoá chung của cả
nước thì trình độ nhận thức của thanh niên huyện Thanh Sơn thấp hơn khá
nhiều, đặc biệt là số thanh niên sống ở vùng đồi núi cao. Và trình độ khoa học kĩ
thuật, kĩ năng, kĩ xảo nghề của đa số thanh niên ở đây là cơ bản chưa có, vì thói
quyen truyền thống cũng như ở Thanh Sơn các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất
chưa phát triển mạnh. Do đó, còn tồn tại tư tưởng học xong trình độ THPT là
thanh niên huyện Thanh Sơn chỉ chú trọng thi vào các trường đại học là chính

với mục tiêu là về làm việc ở các cơ quan nhà nước, còn chưa có tư tưởng làm
ăn kinh tế độc lập hay làm trong các doanh nghiệp, các công ty đặc biệt là công
ty tư nhân. Ở đây, nó cũng phản ánh sự bảo thủ, thụ động trong định hướng nghề
nghiệp của thanh niên huyện.
Một điểm nữa là việc thừa hưởng kinh nghiệm canh tác truyền thống của
vùng dân tộc miền núi nên thanh niên Thanh Sơn cũng có những nét đặc trưng
như còn canh tác theo phương thức truyền thống ở nơi đây như vẫn còn mang

12


nặng tâm lý khai thác tài nguyên thiên nhiên mà chưa mạnh dạn trong việc cải
tạo tự nhiên, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đời sống, vẫn còn
tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ mang tính tự cấp tự túc là chính, tư duy về làm ăn kinh tế
hàng hoá, kinh tế thị trường còn chưa có ở đông đảo thanh niên ở đây. Đây là
một cản trở lớn đối với công tác tuyên truyền vận động thanh niên ở địa phương.
- Đặc điểm về tình cảm:
Thanh niên huyện Thanh Sơn sống ở vùng miền núi, và đa số là các dân
tộc thiểu số như: Dao, Mường (chiếm hơn 90%) nên về mặt tình cảm mang sắc
thái rất đặc trưng của văn hoá dân tộc thiểu số: đa số thanh niên sống nội tâm,
hướng nội, có phần khép kín nên thường hay bảo thủ; tình cảm của thanh niên ở
đây rất mộc mạc và chân thực nên rất trọng lới hứa, chữ tín.
Về tình cảm, nghĩa vụ công dân; ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ
biên cương Tổ quốc của thanh niên huyện Thanh Sơn là rất cao bởi thanh niên
được thừa hưởng truyền thống dân tộc của khu chiến thắng Tu Vũ…nó đã đi sâu
vào ý thức, tiềm thức như một thứ tình cảm thiêng liêng.
Tuy nhiên, về trách nhiệm nghĩa vụ công dân, khi xét ở góc độ ý thức
chấp hành pháp luật thì ý thức và hành vi của thanh niên còn rất kém vì phần
nhiều do thói quen truyền thống, ảnh hưởng cách sống với thiên nhiên nên tự do,
tự tại trong hành động là chủ yếu.

- Đặc điểm về nhân cách của thanh niên huyện Thanh Sơn
Quá trình hình thành nhân cách thanh niên Thanh Sơn cũng trên cơ sở nhu
cầu, hứng thú, lý tưởng và ý chí tạo thành phẩm chất, năng lực. Các nhu cầu cơ
bản của thanh niên Thanh Sơn hiện nay tập trung ở nhu cầu học tập, việc làm và
giải trí là vấn đề đang được đông đảo quan tâm, tuy nhiên trong việc nhận thức,
định hướng nhu cầu về học tập, định hướng nghề và việc làm của thanh niên ở
đây chưa thực sự đầy đủ, phù hợp với năng lực, sở trường cũng như điều kiện
của bản thân, gia đình và xã hội. Do vậy mà xuất hiện tình trạng như đã đề cập ở
trên là thanh niên chỉ muốn đi học đại học và khi không đi được đại học lại chán
nản và dễ chấp nhận an phận ở nhà phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo mô

13


hình truyền thống của ông cha. Vấn đề lao động việc làm cũng chưa được thanh
niên nhận thức đầy đủ, còn mang tính phiến diện nên vấn đề việc làm của thanh
niên ở Thanh Sơn chủ yếu mang tính truyền thống là chính, và hiện nay có thêm
xu hướng là thanh niên đi lao động xuất khẩu nhưng chủ yếu là các công việc
lao động phổ thông giản đơn là chính.
+ Phẩm chất: về cơ bản đa số thanh niên Thanh Sơn luôn trung thực, chân
thật; trọng tình cảm; có tình yêu quê hương đất nước, tình yêu tổ quốc; có lý
tưởng, hoài bão, tích cực lao động sản xuất để xây dựng quê hương đất nước.
Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận thanh niên chưa có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng,
còn lười lao động, một số mắc vào các tệ nạn xã hội.
+ Về năng lực:
Trong học vấn, phần lớn thanh niên Thanh Sơn có trình độ học vấn thấp,
trình độ kỹ thuật, tay nghề hạn chế.
Trong giao tiếp, đa số thanh niên Thanh Sơn cũng có những hạn chế nhất
định vì sống ở môi trường không có tính cạnh tranh lớn, sự giao lưu không
nhiều, mặt bằng dân trí còn thấp.

Tóm lại: Tất cả các yếu tố trên tạo thành một số nét tính cách tiêu biểu,
đặc trưng của nhân cách thanh niên huyện Thanh Sơn: trung thực trong lối sống,
tình cảm, công việc; có lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc; dũng
cảm chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; hiếu học và cần cù sáng tạo trong lao
động; tính cộng đồng, nặng tình nghĩa gia đình, họ hàng, làng nước; ý chí vươn
lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Đồng thời ở họ còn tồn tại các đặc tính bảo thủ trong nếp nghĩ, thụ động
trong cách làm; ý chí vươn lên chưa thật mạnh mẽ, quyết liệt; khả năng thích
ứng với cái mới còn hạn chế, sự phát triển về nhân cách diễn ra chậm hơn thanh
niên cả nước nói chung. Đó chính là trở lực lớn đặt ra cho công tác tuyên truyền
vận động thanh niên ở huyện Thanh Sơn hiện nay.
- Đặc điểm tâm lý xã hội của thanh niên Thanh Sơn hiện nay

14


Hiện nay thanh niên huyện Thanh Sơn tham gia các tổ chức Đoàn, Hội
trên 70%, đã hình thành những đặc điểm tâm lý chung như tích cực tham gia các
phong trào của Đoàn của Hội, của các tổ chức khác tạo nên sự gắn bó, cố kết về
mặt tình cảm, cộng đồng xã hội; mặt khác thông qua hoạt động trong tổ chức
cũng đã hình thành tính tổ chức, kỷ luật, tự giác. Các phong trào thi đua của
Đoàn, Hội cũng tạo thành yếu tố tích cực trong hoạt động của từng cá nhân và
tập thể

15


Chương III
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU TÂM LÝ THANH NIÊN ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA,

TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Từ những nét chung và những nét mang tính đặc thù của tâm lý thanh
niên huyện Thanh Sơn, đã đặt ra cho công tác tuyên truyền vận động thanh niên
ở đây, lúc nào bao giờ cũng cần quan tâm đến: mục đích, nội dung và quá trình
tuyên truyền; các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tuyên truyền,..một cách
chung nhất.
Tất cả các yếu tố nêu ở trên đối với công tác tuyên truyền là đều nhằm làm
chuyển biến nhận thức, thái độ (tình cảm), hành vi của đối tượng (khách thể )
tuyên truyền. Đối tương tuyên truyền ở đây là thanh niên mà cụ thể hơn là thanh
niên ở một địa phương miền núi ở tỉnh Phú Thọ,..Do vậy, trong công tác tuyên
truyền cần nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên, tâm lý nhân cách và
tâm lý xã hội liên quan đến thanh niên nói chung và những nét tâm lý mang tính
đặc thù của thanh niên huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và từ đó có biện pháp tác
động có hiệu quả cao nhất.
3.1. Cơ sở tâm lý lứa tuổi trong công tác tuyên truyền
Khi xác định mục đích, xây dựng nội dung, tổ chức quá trình, lựa chọn
phương pháp, hình thức tuyên truyền cần chú ý đến những đặc điểm tâm lý
chung của tuổi thanh niên, đồng thời còn cần chú ý đến từng giai đoạn phát triển
của tuổi thanh niên. Trong đó đặc biệt quan trọng là những vấn đề đặc trưng gắn
với từng giai đoạn phát triển.
Đầu tuổi thanh niên quan tâm nhất đến vấn đề định hướng nghề nghiệp,
tình bạn khác giới, sự phát triển và hoàn thiện bản thân,..
Giữa tuổi thanh niên quan tâm nhất đến vấn đề có nghề nghiệp, việc làm,
tình yêu lứa đôi, xác định vị thế xã hội,..

16


Cuối tuổi thanh niên quan tâm nhất đến vấn đề cơ hội lập nghiệp, thành
đạt, xây dựng gia đình, khẳng định vị thế xã hội,..

Các yếu tố tuyên truyền phù hợp với đặc điểm đối tượng thanh niên thì tác
động mạnh mẽ, hiệu quả, trái với đặc điểm của họ thì ít tác dụng.
Đối với thanh niên Thanh Sơn có vấn đề đặt ra là do đặc điểm thanh niên
ở đây có sự phát triển về mọi mặt ở cùng lứa tuổi diễn ra chậm hơn thanh niên
cả nước nói chung nên công tác tuyên truyền phải chú ý hơn đến việc kích thích
mạnh mẽ nhu cầu, động lực của thanh niên.
3.2. Cơ sở tâm lý nhân cách trong công tác tuyên truyền
Tác động của tuyên truyền phải đến từng người thanh niên cụ thể, khúc xạ
qua cấu trúc nhân cách của họ mà gây hiệu quả. Tác động đến mặt xu hướng của
họ phải qua đường tuyên truyền giáo dục, thuyết phục là chính; tác động đến
mặt năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của họ phải bằng con đường truyền thụ,
hướng dẫn học tập, lĩnh hội, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật là chính…Trong tuyên truyền cấn phải xem đối tượng yếu ở mặt
nào để tác động đúng cho hiệu quả.
Thanh niên ở Thanh Sơn, chủ yếu là nhận thức chưa cao nên việc đầu tiên
là phải bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho họ; và thanh niên ở đây còn lười lao
động, ngại thay đổi thói quyen, tập quán nên phải chú ý việc tạo ra nhu cầu,
động lực để kích thích thanh niên ở đây hành động thực tế, tạo ra môi trường
cho thanh niên được rèn luyện, trải nghiệm về kinh nghiệm sống nhằm tạo cho
thanh niên thoát khỏi tư tưởng an phận mà tích cực lao động sản xuất hơn nữa.
3.3. Cơ sở tâm lý xã hội trong công tác tuyên truyền
Việc tuyên truyền những chủ đề lớn, rộng cần tiến hành chiến dịch tuyên
truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạo thành dư luận xã hội, thành
phong trào quần chúng, gây tác động lan truyền.
Việc tuyên truyền bề sâu cần tiến hành với nhóm nhỏ, tập thể cơ sở. Cần tạo
nên dư luận của tập thể, ý chí tập thể, sự trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tình
của các thành viên trong nhóm…Việc xây dựng được bầu tâm lý tích cực, nếp

17



sống lành mạnh của nhóm, nội quy, quy chế của tập thể là cơ sở cho tuyên
truyền hiệu quả nhất. Ngoài ra cần chú ý đến quy luật tâm lý xã hội khác nữa để
vận dụng tuyên truyền có hiệu quả.
Thanh niên ngày càng tích cực hơn trong tham gia hoạt động của tổ chức
Đoàn, Hội và thông qua đó định hướng giá trị để hình thành nhân cách cho họ.
Do đó có vấn đề đặt ra trước hết là phải chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn, Hội
vững mạnh có các hoạt động thiết thực như tư vấn cho thanh niên về giới tính,
về định hướng nghề nghiệp, việc làm…
Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn thực sự là tấm gương tiêu biểu về nhân cách,
để thu hút, có tầm ảnh hưởng, lôi cuốn, thuyết phục thanh niên là một trong
những biện pháp quan trọng trong việc định hướng giá trị nhân cách cho thanh
niên.

18


KẾT LUẬN
Bước đầu tìm hiểu đặc điểm tâm lý thanh niên huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ dưới góc độ cơ sở tâm lý của hoạt động tư tưởng, cho thấy thanh niên ở đây
một mặt hội tụ đủ các đặc điểm chung nhất của thanh niên Việt Nam hiện nay
như: lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc; dũng cảm chống ngoại xâm,
bảo vệ Tổ quốc; hiếu học và cần cù sáng tạo trong lao động; tính cộng đồng,
nặng tình nghĩa gia đình, họ hàng, làng nước; ý chí vươn lên thoát khỏi đói
nghèo, xây dựng cuộc sống mới;…, mặt khác cũng có những sắc thái tâm lý,
riêng biệt, đặc thù của thanh niên ở một huyện miền núi vùng cao phía bắc của
Tổ quốc như: trung thực trong lối sống, tình cảm, công việc cũng như còn bảo
thủ trong nếp nghĩ, thụ động trong cách làm; ý chí vươn lên chưa thật mạnh mẽ,
quyết liệt; khả năng thích ứng với cái mới còn hạn chế, sự phát triển về nhân
cách diễn ra chậm hơn thanh niên cả nước nói chung.

Trong công tác tuyên truyền bao giờ cũng cần quan tâm đến: mục đích, nội
dung và quá trình tuyên truyền; các nguyên tắc, phương pháp, các hình thức
tuyên truyền…
Từ những đặc điểm đó, yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác tuyên
truyền, vận động, tập hợp đoàn kết thanh niên ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
trong giai đoạn mới hiện nay. Việc vận dụng các quy luật tâm lý để tác động đến
thanh niên ở đây là một biện pháp mang tính khoa học để đạt được hiệu quả cao
trong công tác tuyên truyền, vận động thanh niên ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ nói riêng và thanh niên cả nước nói chung. Mặt khác, vận dụng tâm lý học
nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tư tưởng cũng thể hiện công tác tư
tưởng là khoa học, nghệ thuật tác động và nhận thức, tình cảm và hành vi của
con người.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Tuyên truyền, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền: Tập bài giảng tâm
lý học công tác tư tưởng, Hà Nội tháng 5/2014.
2. Nguyễn Bá Dương (chủ biên) (2002): Tâm lý học quản lý dành cho người
lãnh đạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Hữu Ái (chủ biên) (2008): Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề
giáo dục thanh niên hiện nay, Nxb Đà Nẵng.
5. UBND tỉnh Phú Thọ: Niên giám thống kê năm 2000.
6. Lịch sử Đảng Bộ huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2006.
7. Báo cáo tổng kết huyện Đoàn Thanh Sơn, Phú Thọ năm 2016.

20




×