Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã tân cương, tỉnh thái nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ THU HIỀN
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ỨNG
DỤNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP”

NHẬT KÝ THỰC TẬP
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Môi trường

Khoa

: Khoa học Môi trường

Khoá học

: 2014 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐÀO THỊ THU HIỀN
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ỨNG
DỤNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP”

NHẬT KÝ THỰC TẬP
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Môi trường

Lớp

: K47_KHMT_N02

Khoa

: Khoa học Môi trường

Khoá học

: 2014 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : TS.Hà Xuân Linh

Thái Nguyên, năm 2019



i
LỜI CẢM ƠN

Thực hiện đề tài tốt nghiệp là khâu cuối của khóa học, mục tiêu là
nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có vận dụng kiến thức đã học từ lý thuyết
vào thực tế, đồng thời giúp sinh viên hệ thống hóa và củng cố những kiến
thức đã học.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm Khoa học Môi Trường, Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu hiện trạng chất thải
rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng
sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp”
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới TS. Hà Xuân Linh, người thầy luôn nhiệt huyết, tận tâm chỉ
bảo giúp đỡ và động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Bàn Thị Mỳ và các thầy cô thuộc phòng
thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành các bước thí nghiệm.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Môi
Trường, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn của quá
trình hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi kính mong
nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên ngày 25 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Đào Thị Thu Hiền



ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh .................................... 6
Bảng 2.2: Xử lý CTR đô thị ở một số nước trên thế giới ............................... 10
Bảng 4.1: Hiện trạng hoạt động của các chợ quanh xã Tân Cương ............... 36
Bảng 4.2. Thành phần rác thải tại các chợ ...................................................... 38
Bảng 4.3: Sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá theo
thời gian ........................................................................................................... 44
Bảng 4.4: Khối lượng của nước và bã của các mẫu phân hủy ........................ 46
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số sau 5
tuần .................................................................................................................. 47
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân P2O5 sau 5 tuần
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng K 2O sau 5 tuần
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi PHError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học tới đặc điểm hình thái
của giống chè LDP1 sau 30 ngày tưới ............ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến mật độ búp chè sau 30
tưới .................................................................................................................. 50


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:Cá và sản phẩm từ cá ....................................................................... 23
Hình 4.1: Bản đồ hành chính xã xã Tân Cương ............................................. 33
Hình 4.2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải tại khu vực chợ ............................ 37
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số
sau 5 tuần ......................................................................................................... 47
Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng P2O5 ......... 48
Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng K 2O sau 5
tuần .................................................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng pH ..... Error!
Bookmark not defined.


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Công thức

CTR

Chất thải rắn

ĐC

Đối chứng

EM


Effective microorganism

HTX

Hợp tác xã

HCSH

Hữu cơ sinh học

KH & CN

Khoa học và công nghệ

PHCVS

Phân hữu cơ vi sinh

PHC SVCN

Phân hữu cơ vi sinh vật chức năng

TBKH

Tiến bộ khoa học

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


VSV

Vi sinh vật


v
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 2
1.2.1. Mục tổng quát ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: .................................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn ...................................................................... 4
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh................................................................................ 4
2.1.3. Thành phần và phân loại chất thải rắn .................................................... 4
2.1.3.2 Thành phần hóa học .............................................................................. 5
2.1.4. Phân loại CTR ......................................................................................... 5
2.1.5. Ảnh hưởng của CTR tới môi trường ....................................................... 6
2.1.6. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới ........................................... 8
2.1.7. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ......................................... 10
2.2. Tình hình xử lý rác thải tại các khu vực chợ............................................ 11
2.2.1. Khái niệm và phân loại chợ .................................................................. 11
2.2.2. Tình trạng rác thải tại các khu chợ ở nước ta hiện nay ......................... 13
2.3. Phân bón hữu cơ sinh học và vai trò trong phát triển nông nghiệp ......... 14
2.3.1. Khái niệm phân hữu cơ sinh học........................................................... 14

2.3.2. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng
trong nông nghiệp ........................................................................................... 14
2.3.3. Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học ................................................... 15
2.4. Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất ....................................... 15


vi
2.4.1. Phân hữu cơ vi sinh vật ......................................................................... 15
2.4.3. Một số vấn đề về sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh tại Việt Nam
......................................................................................................................... 17
2.5. Chế phẩm EM .......................................................................................... 18
2.5.1. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................... 18
2.5.2. Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm EM ......................................... 18
2.5.3. Một số ứng dụng của chế phẩm EM ..................................................... 19
2.5.3.2 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường..................................................... 20
2.5.4. Một số chế phẩm EM được sản xuất tại Việt Nam ............................... 22
2.6. Một số hiểu biết về thành phần dinh dưỡng từ cá .................................... 23
2.7. Đặc điểm về cây chè ................................................................................ 25
2.7.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè [13] ............................................... 25
2.7.2. Yêu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây chè ............................................. 26
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................... 29
3.1.1. Các chợ trên địa bàn xã Tân Cương ...................................................... 29
3.1.2. Chế phẩm EM2 ..................................................................................... 29
3.1.3. Xác cá thải ............................................................................................. 29
3.1.4. Giống chè LPD ...................................................................................... 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế ,xã hội của xã Tân Cương........... 29
3.3.2. Điều tra hiện trạng quản lý, xác định số lượng, đánh giá, phân loại

thành phần, tỷ lệ chất thải rắn trên địa bàn xã Tân Cương ............................. 29
3.3.4. Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân vi sinh bằng chế phẩm EM2 ............... 29
3.3.5. Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của một số phân bón chế biến từ xác cá
trên cây chè...................................................................................................... 29


vii
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 29
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................. 30
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 30
3.3.2. Bố trí thí nghiệm bãi trè để đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ
xác cá: .............................................................................................................. 31
3.3.4. Phương pháp theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu thí nghiệm ..... 31
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 33
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên
......................................................................................................................... 33
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Cương ......................................................... 33
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 35
4.2. Hiện trạng xử lý chất thải các chợ trên địa bàn xã Tân Cương ............... 36
4.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại các chợ xã Tân
Cương .............................................................................................................. 39
4.2.3.2. Khả năng đáp ứng của công tác thu gom ........................................... 40
4.2.4. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với
công tác quản lý rác thải sinh hoạt .................................................................. 40
4.2.4.1. Thái độ của nhà quản lý ..................................................................... 40
4.2.4.2. Thái độ của người thu gom ................................................................ 40
4.2.4.3. Thái độ của các hộ kinh doanh........................................................... 41
4.2.5. Đề xuất .................................................................................................. 41
4.3. Đánh giá hiệu lực của các chế phẩm EM đến khả năng phân hủy xác cá 44

4.3.1. Ảnh hưởng của EM tới sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu
thủy phân xác cá .............................................................................................. 44
4.3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học ............................................ 46


viii
4.3.2.2. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân tổng số ........ Error!
Bookmark not defined.
4.3.2.3. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng K2O .................. Error!
Bookmark not defined.
4.3.2.4. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi PHError!

Bookmark

not

defined.
4.4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học lên cây
chè. .................................................................................................................. 48
4.4.1. Đánh giá cảm quan ................................................................................ 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống chính vì thế bảo vệ môi trường
chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Nhưng hiện nay, môi trường lại
bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải. Ở Việt Nam thực tế việc quản lý và xử lý
rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu
cầu đòi hỏi. Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta
đó là ô nhiễm môi trường từ các khu vực chợ.
Tân Cương là xã miền núi phía bắc tỉnh Thái Nguyên, nơi có tài nguyên
khoáng sản phong phú cùng hệ thống giao thông thuận lợi, với vị trí nằm trên
trục đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên và các tỉnh Bắc Kạn, Cao
Bằng. Cùng với điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển , nhu cầu tiêu
dùng của người dân nơi đây ngày càng phong phú và đa dạng, hoạt động
buôn bán tại các chợ trên địa bàn xã ngày càng sôi nổi và mạnh mẽ hơn. Xong
đây cũng là một trong những nguyên nhân chính tạo ra nguồn rác thải ngày
càng nhiều, phức tạp và khó xử lý ở địa bàn xã. Hiện nay tình trạng CTR nói
chung và CTR của các khu chợ nói riêng tại xã Tân Cương – tỉnh Thái
Nguyên chưa có đánh giá một cách đầy đủ dẫn đến việc quản lý CTR gặp
nhiều khó khăn và chưa phù hợp trong công tác bảo vệ môi trường. Để giảm
thiểu được tình trạng ô nhiễm tại các khu chợ cũng như để tránh lãng phí các
thực phẩm thừa, chúng tôi xin đưa ra giải pháp đó là tận dụng một số rác thải
tại các chợ để chế biến phân bón hữu cơ cho cây trồng. Việc sử dụng phân
bón hữu cơ (hữu cơ truyền, hữu cơ sinh học, hữu cơ-khoáng, hữu cơ vi sinh)
không những giải quyết được các vấn đề về thoái hóa đất, tránh được ô nhiễm


2
môi trường mà còn mang lại năng suất kinh tế cao cho nền kinh tế nông
nghiệp và là tiền đề để có thể “phát triển bền vững”.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban

giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học môi trường, dưới sự
hướng dẫn của TS. Hà Xuân Linh, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên
cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh
Thái Nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp”
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tổng quát
- Phân tích thực trạng ô nhiễm chất thải rắn tại các khu chợ trên địa bàn
xã Tân Cương tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng các chế phẩm Vi sinh hữu hiệu để
phân hủy chất thải thực phẩm (xác cá) tạo thành sản phẩm phân bón hữu cơ
sinh học phục vụ nông nghiệp, ứng dụng cho cây chè. Góp phần tái sử dụng
các phế phụ liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng nông sản.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra số lượng, thành phần của rác thải tại các chợ ở xã Tân Cương
- Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên
truyền, vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải
- Đánh giá nhận thức của các hộ kinh doanh đối với vấn đề ô nhiễm tại chợ
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm ở các khu vực
chợ và nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề ô nhiễm trên địa bàn
xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên
- Sử dụng chế phẩm EM2 để phân hủy xác cá trong điều kiện háo khí.
- Xây dựng quy trình chế biến xác cá thành phân bón hữu cơ sinh học
chất lượng cao phục vụ canh tác cây trồng.
- Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ xác cá sau
phân hủy trên cây chè


3
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được hiện trạng môi trường tại khu vực các chợ trên địa bàn

xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý và xử lý chất thải
rắn tại các chợ theo hướng tích cực và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc khai thác và tận thu các phế phụ
phẩm tại các chợ để sản xuất phân hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp. Tiết kiệm được chi phí từ việc góp phần giảm lượng phân bón hóa học nhập khẩu.
- Chế phẩm phân hữu cơ sinh học được sử dụng tại địa phương làm
tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng
bền vững.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nâng cao khả năng tự học hỏi, nghiên cứu
- Vận dụng nâng cao kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm
thực tế phục vụ cho công tác sau này
- Tiết kiệm được chi phí từ việc góp phần giảm lượng phân bón hóa học
nhập khẩu.
- Chế phẩm phân hữu cơ sinh học được sử dụng tại địa phương làm tăng
độ phì nhiêu cho đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn
2.1.1.1 Khái niệm chung về chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình . Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.
Chất thải rắn độ thị được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban
đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi thường cho sự
vứt bỏ đó.

2.1.2. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi
này hay ở nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về
không gian. Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò
quan trọng trong công tác quản lý CTR. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát
sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu
dân cư, chợ…
2.1.3. Thành phần và phân loại chất thải rắn
2.1.3.1 Thành chất vật lý
CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó
là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được
thành phần của CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành
phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của
người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa trong năm,…


5
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành
phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của
rác khá cao.
Tỷ trọng của CTR được xác định:
Tỷ trọng = (khối lượng cân CTR)/(thể tích chứa khối lượng CTR cân
bằng), kg/m3
2.1.3.2 Thành phần hóa học
Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ (dao động
trong khoảng 40– 60%), chất tro, hàm lượng carbon cố định (hàm lượng này
thường chiếm khoảng 5 – 12%). Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%.
2.1.4. Phân loại CTR
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:
- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn

phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải rắn trong quá trình xây
dựng hay đập phá nhà xưởng.
- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như các chất hữu cơ, vô cơ, chất
có thể cháy hoặc không có khả năng cháy.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại chất thải rắn
thành ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại


6
Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh

Hộ gia đình

Loại chất thải rắn
Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác
vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro…

Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
Khu thương mại

tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình
hư hỏng (kệ sách, đèn…

Công sở
Xây dựng
Khu công cộng
Trạm xử lý nước
thải


Giấy, carton, nhựa, túi nilon gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như kệ sách…
Gỗ, thép, bêtông, đất, cát…
Giấy, túi nilon, lá cây…
Bùn hóa lý, bùn sinh học
( Nguồn Trịnh Quang Huy,201

2.1.5. ảnh hưởng của CTR tới môi trường
2.1.5.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị
phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết
hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình
thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng
phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây
ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm


7
tàng trong nước rác gồm có: COD: từ 3000
800 mg/l, BOD5: từ 2000
1500

45.000 mg/l, N-NH3: từ 10

30.000 mg/l, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng:

20.000 mg/l, Phosphorus tổng cộng từ 1

70 mg/l …


2.1.5.2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70
80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô
nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt
động của con người.
2.1.5.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất
trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng
loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản,
nước, CO2, CH4 …
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch
của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm
hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm
sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm.Đối với rác
không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp xử lý thích hợp
thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.


8

2.1.5.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và
xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh
từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ,… tạo điều kiện tốt cho ruồi,
muỗi,… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch.
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây
bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch…

Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải
các chất thải rắn nguy hại từ y tế…
2.1.6. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới
Hiện nay, bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề
mang tính toàn cầu. ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở
Châu Á dã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý
tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia này như Ðan
Mạch, Anh,... việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác
phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp
Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ
đồ hộp... được thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp
có thành phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các
túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy
sản xuất phân compost. Ðối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân
mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư..


9
Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định
phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của
nhà máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng
sinh ra nhiều rác


10
Bảng 2.2: Xử lý CTR đô thị ở một số nước trên thế giới

Stt


Tên nước

Chôn lấp hợp

Chế biến thành

Đốt rác phát

vệ sinh (%)

phân bón (%)

điện (%)

1

Thụy Sỹ

20

-

80

2

Nhật Bản

23


4,2

72,8

3

Đan Mạch

18

12

70

4

Thụy Điển

35

10

55

5

Hà lan

45


4

51

5

Pháp

40

22

38

7

Đức

65

3

32

8

Bỉ

62


9

29

9

Australia

62

11

24

10

Anh

88

1

11

(Nguồn: Shenzhen Energy, 2000)
Từ bảng trên ta thấy mỗi đất nước đều có một cách xử lý CTR chiếm
ưu thế. Đối với một số nước chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh
như Anh có chôn lấp hợp vệ sinh gấp 8 lần phần trăm đốt rác phát điện; Bỉ và
Đức thì phương pháp chôn lấp gấp 3 lần đốt rác. Những đất nước Thụy Sĩ và
Đan Mạch lại có biện pháp đốt rác phát điện gấp 4 lần phần trăm chôn lấp hợp

vệ sinh. Hầu như tất cả các nước nói trên đều có biện pháp chế biến thành
phân bón chiếm phần trăm nhỏ nhất. Đất nước khác nhau thì thành phần, tính
chất, lượng loại chất thải khác nhau dẫn tới biện pháp xử lý cũng khác nhau.
2.1.7. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt
bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm tăng nhanh chóng


11
lượng CTR phát sinh. CTR tăng nhanh về số lượng, với thành phần ngày càng
phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý và xử lý.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý CTR ở nước ta thời gian qua chưa
được áp dụng theo phương pháp quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các
giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải
dẫn đến khối lượng CTR rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại
nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên hiện đã và
đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy
hoạch quản lý CTR tại địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực
đầu tư xây dựng khu xử lý; nhà máy xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn; đầu
tư cho quản lý, xử lý CTR còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý CTR
đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử
lý CTR chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác
quản lý, xử lý CTR có những hạn chế nhất định và đồng thời việc xử lý C
những tác động tổng hợp đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển
kinh tế - xã hội.
Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát
triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá
thực tế tình hình quản lý CTR (nguy hại, sinh hoạt, công nghiệp thông

thường) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác
quản lý CTR nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường theo
tinh thần luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QDD13 ngày 23 tháng 6 năm
2014 và Nghị định số 38/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
2.2. Tình hình xử lý rác thải tại các khu vực chợ
2.2.1. Khái niệm và phân loại chợ
* Khái niệm:


12
Theo thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của bộ thương mại
hướng dẫn của tổ chức và quản lý chợ: “ Chợ là mạng lưới thương nghiệp
được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội”.
Theo nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính Phủ về
phát triển và quản lý chợ “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình
thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo
quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng
của khu vực dân cư”.
* Phân loại chợ:
Dựa theo địa giới hành chính thì chợ được chia thành 2 loại là chợ đô
thị và chợ nông thôn.
- Chợ đô thị: Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã,
thị trấn. Do ở đây, đời sống và trình độ văn hóa có phần cao hơn ở nông thôn,
cho nên các chợ thành phố có tốc độ hiện đại hóa nhanh hơn.
- Chợ nông thôn: Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã,trung
tâm cụm xã. Hình thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi như ở một số
vùng núi, người dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại
chợ), các quầy, sạp có quy mô nhỏ lẻ, manh mún.
Còn nếu dựa trên tính chất và quy mô xây dựng thì chợ được chia
thành: Chợ kiên cố, bán kiên cố và chợ tạm.

- Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của
một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10
năm). Chợ kiên cố thường là chợ loại 1, có diện tích hơn 10.000 m2 và chợ
loại 2 có diện tích đất từ 6000-9000 m2.
- Chợ bán kiên cố: Là chợ chưa được hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng
mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục
xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng


13
Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có diện tích đất 3000-5000 m2 .
Chợ này phân bố chủ yếu ở các xã nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi
- Chợ tạm: Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán
được làm có tính chất tạm thời, không ổn định, không cần thiết có thể dỡ bỏ
nhanh chóng và ít tốn kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê,
các xã, các thôn
Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ: Dựa theo
cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về
phát triển và quản lý chợ thì được chia thành 3 loại: chợ loại 1, chợ loại 2, chợ
loại 3
- Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây
dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế
thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành
hàng, của khu vực kinh tế và thường được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt
bằng phạm vi phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các
dịch vụ tại chợ: Trông dữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch
vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm
và các dịch vụ khác.
- Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây
dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu

kinh tế của khu vực
- Chợ loại 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa
được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố
2.2.2. Tình trạng rác thải tại các khu chợ ở nước ta hiện nay
Ở nước ta hiện nay, vấn đề ô nhiễm tại các khu chợ kéo dài từ nhiều
năm, các cơ quan chức năng cũng đã có những biện pháp hữu hiệu tuy nhiên
vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn hoặc làm hạn chế


14
mức độ ô nhiễm. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, nhu cầu
trao đổi, mua bán hàng hóa tại các khu chợ diễn ra mạnh mẽ; lượng hàng hóa
ngày càng lớn và lượng rác, nước thải cũng theo đó mà tăng lên mạnh, đó
thực sự là vấn đề xã hội mà người dân bức xúc, cần được chính quyền các cấp
quan tâm giải quyết.
Theo khảo sát tại các khu chợ trên địa bàn cả nước cho thấy, hệ thống
xử lý nước thải, rác thải những nơi chứa rác, thùng đựng rác công cộng, cống
thoát nước nhìn chung đều có nhưng đa số đều bị tắc do rác thải quá nhiều
người dân không có ý thức phân loại rác. Nhiều công trình hạ tầng ở các chợ
phần lớn đã xuống cấp, đường vào nhiều chỗ nước đọng bẩn sau các trận
mưa, hoặc do người dân sử dụng hàng ngày, tình trạng buôn bán lấn chiếm lề
lòng đường rất phổ biến tại các chợ, đặc biệt là nhiều người dân và các hộ tiểu
thường kinh doanh rất thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, đổ rác xuống cống rãnh
thoát nước làm tắc các cống rãnh thoát nước, gây ngập tràn ứ đọng, gây ra mất
vệ sinh môi trường toàn khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư.
2.3. Phân bón hữu cơ sinh học và vai trò trong phát triển nông nghiệp
2.3.1. Khái niệm phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón sử dụng quá trình lên men vi
sinh vật để hoạt hóa than bùn (rác thải) rồi trộn với các phân bón hóa học (N,
P, K), các nguyên tố vi lượng, trung lượng cùng các chất điều hòa kích thích

tăng trưởng cho cây trồng.[1]
2.3.2. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng
trong nông nghiệp
Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu và sử dụng phân bón đã có từ rất lâu
đời và được bắt đầu từ phân hữu cơ. Tại Trung Quốc, 1.500 năm trước công
nguyên, người ta đã sử dụng cỏ, thân lá cây đậu và sau đó là phân chuồng để


15
bón ruộng. Đến tận thế kỷ 18 loài người vẫn cho rằng cây hút thức ăn từ mùn
trong đất vì vậy chỉ cần bón phân hữu cơ cho cây. [2]
Năm 1905, cả thế giới mới sử dụng 1,4 triệu tấn NPK thì đến các năm 1990
lượng phân hóa học đã sử dụng tới 138 triệu tấn, năm 2000 là 144 triệu tấn,
năm 2005 là 150 triệu tấn và hiện nay nhu cầu sử dụng phân hóa học của thế
giới lên tới 200 triệu tấn. [2]
2.3.3. Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học
Sử dụng phân hữu cơ sinh học nghĩa là cùng lúc đưa vào đất canh tác 3
loại phân: phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh. Ngoài ra nó còn được bổ
sung đầy đủ các nguyên tố, các hoạt chất quan trọng mà cây trồng và đất
thiếu, từ đó điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây
trồng trên mỗi vùng đất canh tác khác nhau.[1]
2.4. Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất
2.4.1. Phân hữu cơ vi sinh vật
Trên thế giới, các loại phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) được sử dụng
ngày càng nhiều do làm tăng năng suất, giảm chi phí phân khoáng, cải thiện
độ phì nhiêu đất và đặc biệt làm tăng chất lượng nông sản.
PHCVS là loại phân bón mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và có
chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích ở mật số trên 10 6
CFU/gam phân. Ở những nước có nền nông nghiệp tiến bộ, xu hướng hiện
nay là sử dụng những loại PHCVS vừa có hàm lượng hữu cơ cao vừa chứa

nhiều chủng VSV có ích để đồng thời giải quyết được nhiều mục tiêu trong
nền nông nghiệp hiện đại.Ở Việt Nam, phân VSV cố định đạm cây họ đậu và
phân VSV phân giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960. Đến năm 1987,
phân Nitragin trên nền chất mang than bùn mới được hoàn thiện. Năm 1991
đã có hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật. Các


×