Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương LV ths CTH , TUYÊN TRUYỀN về văn MINH đô THỊ CHO NHÂN dân THỦ đô TRÊN báo NGƯỜI hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.69 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác phẩm “Đời sống mới” của Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh.
“Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ.
Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý.
Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm.
Cái gì mới mà hay, thì phải làm”
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới từ 70 năm trước đã tạo
nên động lực to lớn thúc đẩy kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày
nay, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, nổi tiếng với kiến trúc trăm tuổi và nền văn
hóa phong phú với sự ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Pháp.
Trung tâm thành phố là Khu phố cổ nhộn nhịp, nơi các con phố hẹp được mang tên
"hàng". Có rất nhiều ngôi đền nhỏ, bao gồm Bạch Mã, tôn vinh một con ngựa
huyền thoại, cùng với chợ Đồng Xuân, bán hàng gia dụng và thức ăn đường phố.
Xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại là mục tiêu xuyên suốt
của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. Trong những năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực
của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân Thủ
đô; công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, nhất là công tác đảm bảo trật tự
và văn minh đô thị đã được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, một số
lĩnh vực có chuyển biến rõ rệt. Nhìn tổng thể, bộ mặt đô thị Thủ đô ngày càng
khang trang, hiện đại hơn; nếp sống văn minh đô thị được chú trọng bồi đắp; các
giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội
được bảo tồn, phát huy. Nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và


nhân dân về công tác đảm bảo trật tự và nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến
tốt hơn.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đô thị hóa ngày càng nhanh, Thủ đô đang trong


quá trình xây dựng và phát triển, vì vậy văn minh đô thị vẫn còn không ít hạn chế,
bất cập: Việc đảm bảo trật tự, nhất là trật tự xây dựng, an toàn giao thông, nếp sống
văn minh đô thị chuyển biến chậm. Vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, bức xúc.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; quảng cáo, rao vặt không đúng quy định
còn diễn ra ở nhiều nơi; vi phạm trật tự xây dựng còn nhiều, một số trường hợp
nghiêm trọng. Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự và môi trường đô thị của một
bộ phận tổ chức và người dân chưa cao; văn hóa trong ứng xử và sinh hoạt nơi
công cộng còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước còn một số yếu kém. Để kịp
thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, nhằm tạo sự chuyển biến thật sự
rõ nét về công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô
Hệ thống các cơ quan báo chí nói chung và báo Người Hà Nội nói riêng có vai
trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước nói
chung, nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng nói riêng. Chính vì vậy, báo Người Hà Nội
với tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên cơ sở bám sát Chỉ thị số
08-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và
văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô, quyết tâm xây dựng một Hà Nội ngày càng văn
minh, hiện đại, “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Báo Người Hà Nội là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ
thuật Hà Nội, tiếng nói của giới văn nghệ sĩ, trí thức Thủ đô, cả nước và người Hà
Nội. Song hành với việc tuyên truyền về văn minh đô thị, báo Người Hà Nội đã
thông tin trung thực về mọi mặt của đời sống xã hội, mà còn ở việc định hướng
thông tin tới công chúng nhân dân thủ đô. Góp phần tuyên truyền, phổ biến đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, … Tuy nhiên, ngày
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt nhận thức đối với người làm báo, khi mà


thông tin trên báo chí về xây dựng đô thị cho nhân dân thủ đô. Thực tế cho thấy,
Tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô là nhiệm vụ vô cùng có ý
nghĩa và có vai trò to lớn trong công tác tuyên truyền của Đảng. Việc nghiên cứu
bao quát toàn bộ vấn đề này trên báo chí nói chung là vấn đề lớn và khó thực hiện

đối với quy mô và phạm vi một đề tài luận văn thạc sĩ.
Xuất phát từ những yêu cầu mới của thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài
“Tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội
hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn
hóa.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Một số công trình chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước như “Cơ
sở lý luận báo chí” (Tạ Ngọc Tấn, 1999), “Sự lãnh đạo của Đảng với báo chí” (Hà
Minh Đức, 1999), “Các thể loại báo chí” (A.A. Chertưchơnưi 2004); “Hướng dẫn
cách viết báo” (Jean-Luc Martin-Lagardette, 2003); “Phóng sự báo chí hiện đại”
(Đức Dũng 2004), “Cẩm nang viết tin” (Peter Eng và Jeff Hodson, 2007)... “Nguyên
lý công tác tư tưởng” (Lương Khắc Hiếu, 2008), “C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I.Lê-nin,
Hồ Chí Minh bàn về báo chí, xuất bản” (Vũ Duy Thông, 2011)..., tuy không bàn
chuyên sâu, nhưng cũng có đề cập một số khía cạnh trong hoạt động thông tin, báo
chí.
- Một số công trình nghiên cứu về công tác tuyên truyền và công tác xây dựng
Đảng gồm: “Những nguyên lý Tuyên truyền Cộng sản chủ nghĩa” (Sách giáo khoa
Mác - Lê-nin, M.1983), “Về hiệu quả của công tác tư tưởng”, (Ban Tuyên Huấn,
1983), “Một số vấn đề về Công tác tư tưởng”, (Đào Duy Tùng, 1999), “Hồ Chí
Minh “Về công tác tư tưởng văn hóa” (Hữu Thọ, 2000), “Cẩm nang nghiệp vụ
công tác Tuyên giáo” (TS.Vũ Ngọc Am, 2008), … Đây là những công trình khẳng
định vị trí vai trò, nhiệm vụ và những tác động lớn lao của công tác tư tưởng trong
quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam


- Một số công trình nghiên cứu về công tác tuyên truyền và văn minh đô thị
trên báo chí gồm: TS. Nguyễn Thị Bình (2015); Đề tài Báo in Hà Nội với vấn đề
giáo dục lối sống văn minh, thanh linh cho công dân thủ đô (Khảo sát trên báo Hà
Nội mới, Phụ nữ Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 )”
(Luận văn Thạc sỹ Báo chí), tác giả: Nguyễn Hải Anh (2015); Đề tài Báo in thủ đô

với vấn đề phất triển hạ tầng giao thông đô thi tại Hà Nội hiện (Khảo sát Báo Hà
Nội mới, Kinh tế & đô thị, Tuổi trẻ thủ đô từ tháng 7/2013 đến 6/2014); Bài báo:
“Xây dựng nếp sống văn minh đô thị” nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền; bài: “Hà
Nội: Chuyển biến trong trật tự, văn minh đô thị” Báo Công Thương và “Xây dựng
và duy trì tuyến phố điểm về văn minh đô thị” Báo lao động thủ đô, “Hà Nội:
Phường Bùi Thị Xuân nỗ lực đảm bảo trật tự văn minh đô thị”

tác giả Đăng

Chung, Báo Người Hà Nội… cũng là một số công trình, bài báo nghiên cứu bước
đầu đã đề cập tới các khía cạnh khác nhau về vấn đề tuyên truyền xây dựng Đảng
trên báo chí.
Các công trình trên đây đã đề cập đến nhiều phương diện khác nhau của báo
chí, góp phần quan trọng làm rõ và nâng cao hơn vai trò, vị trí, ảnh hưởng xã hội
của báo chí. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu phân tích, làm rõ vấn đề
tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội hiện
nay. Do vậy, đề tài luận văn là một nghiên cứu mới, không trùng lặp với các công
trình và bài viết đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng vai trò của
báo Người Hà Nội trong tuyên truyền về văn minh đô thị, luận văn đề xuất quan
điểm và giải pháp tăng cường tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô
trên báo Người Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:


Để hoàn thành được mục đích trên, luận văn dựa vào việc thực hiện một số
nhiệm vụ chủ yếu: (1) Hệ thống hóa, phân tích một số vấn đề lý luận liên quan đến
đề tài và sự cần thiết của việc tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô

trên báo Người Hà Nội. (2) Đánh giá thực trạng, khái quát những vấn đề đặt ra
trong tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội
hiện nay. (3) Đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường tuyên truyền về văn
minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tuyên truyền về văn minh đô thị cho
nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi đối tượng khảo sát, phân tích: các bài viết có nội dung tuyên
truyền về văn minh đô thị cho công dân thủ đô trên các chuyên mục của báo Người
Hà Nội. Văn minh đô thị nghiên cứu trong luận văn này cho nhân dân thủ đô từ
năm 2010 đến nay.
+ Thời gian nghiên cứu vấn đề: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng
cường tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội
có giá trị tham khảo đến năm 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa MLN, tư tưởng
HCM, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô.
Luận văn còn kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về những
vấn đề liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu:


Luận văn tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó có phương pháp
phân tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử và một số phương pháp xã hội học như: Thu thập
tài liệu, số liệu từ tài liệu tham khảo; Khảo sát thực tế; Quan sát; Phỏng vấn sâu;
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp thống kê; So sánh…

6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn trên cơ sở kế thừa những quan điểm, định nghĩa về tuyên truyền về
văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô đã được nghiên cứu, tập hợp, đề tài bước đầu
đưa ra một định nghĩa riêng về tuyên truyền về văn minh đô thị cho công dân thủ
đô.
Cùng với đó, đề tài tạo dựng một cách có hệ thống và chân thực về thực
trạng tuyên truyền về văn minh đô thị cho công dân thủ đô trên báo Người Hà Nội.
Những nghiên cứu, đánh giá và giải pháp của luận văn bước đầu có thể tham
khảo thêm về văn minh đô thị cho công dân thủ đô trong giai đoạn hiện nay. Đây
cũng là những đóng góp mang tính chất tham khảo, có thể có ý nghĩa nhất định
trong việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của
cách mạng thời kỳ phát triển mới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận:
Trên cớ sở quan điểm của chủ nghĩa MLN, tư tưởng HCM, những nghiên
cứu, đánh giá và giải pháp của luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
liên quan đến vấn đề tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô.
Qua đó, góp phần bổ sung vào công tác nghiên cứu lý luận về tuyên truyền
về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội, công tác tư tưởng
của Đảng và công tác tuyên truyền của báo chí, phục vụ nhiệm vụ chính trị hiện
nay.
Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn nhằm đánh giá thực trạng tuyên


truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội hiện nay.
Đây có thể trở thành tài liệu tham khảo có ích đối với báo Người Hà Nội cũng như
các cơ quan báo chí khác trong hệ thống báo chí ở nước ta trong việc hoạch định
nhiệm vụ cơ bản trước mắt cũng như lâu dài, thực hiện hiệu quả tuyên truyền về
văn minh đô thị.

8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.


Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN VÀ TUYÊN
TRUYỀN VỀ VĂN MINH ĐÔ THỊ CHO NHÂN DÂN THỦ ĐÔ TRÊN BÁO
NGƯỜI HÀ NỘI
1.1. Tuyên truyền và tuyên truyền về văn minh đô thị
1.1.1. Khái niệm và vai trò của tuyên truyền trong văn minh đô thị
1.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền và phân loại tuyên truyền
- Tuyên truyền:
- Phân loại tuyên truyền:
1.1.1.2. Vai trò của tuyên truyền về văn minh đô thị
1.1.2. Tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô
1.1.2.1. Văn minh đô thị và văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô
- Khái niệm văn minh đô thị
- Nội dung của văn minh đô thị:
1.1.2.1. Văn minh đô thị trên báo chí
- Khái niệm trật tự, văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô
- Nội dung văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô:
- Tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên báo chí
1.2. Nội dung và phương thức tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân
dân thủ đô trên báo
1.2.1. Nội dung tuyên truyền truyền về văn minh đô thị cho nhân dân
thủ đô trên báo
1.2.2. Phương thức tuyên truyền truyền về văn minh đô thị cho nhân dân
thủ đô trên báo
1.3. Sự cần thiết của việc tuyên truyền truyền về văn minh đô thị cho

nhân dân thủ đô trên báo


1.3.1. Vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền
1.3.2. Vai trò của tuyên truyền truyền về văn minh đô thị cho nhân dân
thủ đô trong việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ
chức
1.3.3. Vai trò của tuyên truyền truyền về văn minh đô thị cho nhân dân
đối với việc nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ, đường lối, quan điểm và
thực tiễn.


Chương 2
TUYÊN TRUYỀN VỀ VĂN MINH ĐÔ THỊ CHO NHÂN DÂN THỦ ĐÔ
TRÊN BÁO NGƯỜI HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Khái quát về báo Người Hà Nội
2.1.1. Khái quát những nét cơ bản về quá trình phát triển của báo Người Hà
Nội
2.1.1.1. Về sự ra đời, phát triển của báo Người Hà Nội
2.1.1.2. Về việc xuất bản các ấn phẩm của báo Người Hà Nội
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của báo Người Hà Nội
2.1.2.1. Về chức năng của báo Người Hà Nội:
2.1.2.2. Về nhiệm vụ của báo Người Hà Nội
2.1.3. Các ấn phẩm của báo Người Hà Nội
2.2. Thực trạng tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên
báo Người Hà Nội
2.2.1. Thực trạng nội dung tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ
đô trên báo Người Hà Nội
2.2.1.1. Văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô về chính trị, tư tưởng và

đạo đức
2.2.1.2. Văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô về tổ chức và đổi mới phương
thức lãnh đạo
2.2.1.3. Công tác kiểm tra, giám sát của nhân dân
2.2.1.4. Công tác dân vận nhân dân thủ đô
2.2.1.5. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
2.2.2. Phương thức tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ đô trên
báo Người Hà Nội


2.2.2.1. Tổ chức các chuyên mục về văn minh đô thị
2.2.2.2. Tổ chức các loại hình tác phẩm về văn minh đô thị
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Thành tựu chủ yếu trong tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân
dân thủ đô trên báo Người Hà Nội
2.3.2. Những hạn chế trong tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân
dân thủ đô trên báo Người Hà Nội
2.3.3. Một số vấn đề đặt ra


Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN VỀ VĂN
MINH ĐÔ THỊ CHO NHÂN DÂN THỦ ĐÔ TRÊN
BÁO NGƯỜI HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Quan điểm về tăng cường tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân
dân thủ đô trên báo Người Hà Nội hiện nay
3.1.1. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ chính trị; bám sát Cương lĩnh,
Chiến lược, quan điểm của Đảng trong công tác tuyên truyền về văn minh đô thị
cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội
3.1.2. Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền cả về lý luận và thực tiễn, góp phần

đẩy mạnh công tác tuyên truyền về văn minh đô thị
3.1.4. Phối kết hợp giữa công tác tuyên truyền của báo Người Hà Nội với
công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng khác
3.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường tuyên truyền về văn minh đô
thị cho nhân dân thủ đô trên báo Người Hà Nội hiện nay
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với lãnh đạo báo Người Hà Nội
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với cán bộ, biên tập viên, phóng viên, cộng tác
viên Báo Người Hà Nội
3.2.2.1. Chuẩn hóa trình độ phóng viên, biên tập viên
3.2.2.2. Hoàn thiện phương pháp tiếp cận vấn đề, tổ chức làm bài, đi thực tế
3.2.2.3. Xây dựng và mở rộng đội ngũ công tác viên
3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung và phát huy sự đa dạng của
các thể loại báo chí trong việc tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân
thủ đô trên báo Người Hà Nội
3.2.3.1. Đổi mới nội dung tuyên truyền
3.2.3.2. Nắm chắc tâm lý đối tượng tuyên truyền để xác định phương thức


tuyên truyền phù hợp
3.2.3.3. Cái tiến nghiệp vụ viết, biên tập tin, bài về tuyên truyền về văn minh đô
thị cho nhân dân thủ đô (đối với dạng tin viết, bài viết, ảnh báo chí)
3.2.3.4. Đa dạng các thể loại bài tuyên truyền về văn minh đô thị cho nhân dân thủ
đô



×