Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Thực trạng bệnh quanh răng và hiệu quả can thiệp trên người bệnh điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

TRỊNH ĐỨC MẬU

THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRÊN NGƯỜI BỆNH
ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT
DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

TRỊNH ĐỨC MẬU

THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRÊN NGƯỜI BỆNH
ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT
DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế
Mã số: 62720164



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS Trịnh Đình Hải
2. PGS.TS Nguyễn Quý Thái

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 2 năm 2020
Tác giả
Trịnh Đức Mậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Trịnh Đình Hải, Giám

đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, Chủ tịch Hội Răng hàm mặt Việt
Nam ; PGS.TS Nguyễn Quý Thái, Trưởng khoa các chuyên khoa, Trưởng bộ
môn Da liễu - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, là những người Thày đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, làm nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thày cô giáo các bộ môn,
Khoa Y tế công cộng, phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên, đã tận tình giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu.
Xin trân trọng cảm ơn Ths.BS Vũ Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm Y tế,
Trưởng cơ sở điều trị methadone; BSCKI Lê Thị Minh Huệ, phó Giám đốc
Trung tâm Y tế, phó trưởng Cơ sở điều trị methadone Đại Từ. BSCKII
Nguyễn Đức Vượng, phó Giám đốc Trung tâm Y tế, trưởng Cơ sở điều trị
methadone Phổ Yên và các anh chị trong hai Trung tâm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các anh chị em của Trung tâm Nha khoa Quốc tế
Việt Đức, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu luận án.
Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ, giúp đỡ, động viên của toàn thể thành
viên trong gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp đã luôn đồng hành cùng
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 2 năm 2020
Tác giả
Trịnh Đức Mậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, hộp, biểu đồ, sơ đồ và hình
Đặt vấn đề

1

Chương 1. Tổng quan

3

Thực trạng và yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng

3

1.1.1. Một số khái niệm về các chất dạng thuốc phiện và thuốc

3

1.1.

methadone
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về bệnh quanh răng

5


1.1.3. Thực trạng bệnh quanh răng trên thế giới và Việt Nam

11

1.1.4. Yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng

13

1.2.

Các giải pháp và hiệu quả can thiệp bệnh quanh răng tại

21

cộng đồng
1.2.1. Các giải pháp can thiệp bệnh quanh răng tại cộng đồng

21

1.2.2. Nghiên cứu can thiệp bệnh quanh răng trên thế giới và Việt Nam

26

Một số thông tin về địa điểm triển khai nghiên cứu

31

1.3.


1.3.1. Huyện Đại Từ

31

1.3.2. Huyện Phổ Yên
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

33

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

33

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

34

2.4.

Chỉ số nghiên cứu

38


2.5.

Nội dung nghiên cứu mô tả

40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.6.

Nội dung nghiên cứu can thiệp

40

2.7.

Khám tình trạng quanh răng, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

48

2.8.

Phương pháp thu thập số liệu

56


2.9.

Vật liệu nghiên cứu

58

2.10.

Phương pháp khống chế sai số

59

2.11.

Phương pháp xử lý số liệu

59

2.12.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

60

Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng

61

3.1.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan trong nghiên cứu


61

3.1.

định lượng
3.1.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan trong nghiên cứu

68

định tính
3.2.

Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp

72

3.2.1. Kết quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành

72

3.2.2. Hiệu quả can thiệp bệnh quanh răng

83

3.2.3. Kết quả can thiệp trong nghiên cứu định tính

87

Chương 4. Bàn luận

4.1.

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng

89

4.1.1. Thực trạng bệnh quanh răng

89

4.1.2. Yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng

97

4.1.3. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng

104

qua nghiên cứu định tính
4.2.

Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp

106

4.2.1. Kết quả can thiệp thay đổi đến kiến thức, thái độ, thực hành

108

4.2.2. Hiệu quả can thiệp bệnh quanh răng


121

4.2.3. Kết quả can thiệp qua nghiên cứu định tính

125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
4.3.

Tính bền vững và khả năng duy trì các giải pháp đã can thiệp

127

4.4.

Hạn chế của nghiên cứu

128

Kết luận

129

Khuyến nghị


131

Danh mục bài báo liên quan đến luận án đã công bố

132

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng thiếu hụt
miễn dịch)

BQR

Bệnh quanh răng

CI-S

Calculus Index (chỉ số cao răng)


CPI

Community Periodontal Index (Chỉ số quanh răng cộng đồng)

CPITN

Community Periodontal Index of Treatment Needs (nhu cầu
điều trị quanh răng cộng đồng)

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

DI-S

Deberis Index-Simplified (chỉ số mảng bám)

GI

Gingival Index (Chỉ số lợi)

HIV

Human Immunodeficiency Virus infection (Vi rút gây suy
giảm miễn dịch ở người).

HQCT

Hiệu quả can thiệp


n

Cỡ mẫu nghiên cứu

OHI-S

Oral Hygiene Simplified (Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản)

SL

Số lượng

TN

Treatment Needs (nhu cầu điều trị quanh răng)

VSRM

Vệ sinh răng miệng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC BẢNG
Nội dung
Bảng 3.1.


Trang

Đặc điểm chung về người nghiện các chất dạng

61

thuốc phiện
Bảng 3.2.

Thói quen hút thuốc ở người nghiện các chất dạng

62

thuốc phiện
Bảng 3.3.

Thực trạng vệ sinh răng miệng (OHI-S) ở người

62

nghiện các chất dạng thuốc phiện
Bảng 3.4.

Tỷ lệ bệnh viêm lợi và viêm quanh răng

63

Bảng 3.5.


Tình trạng lợi (GI) ở người nghiện các chất dạng

63

thuốc phiện
Bảng 3.6.

Phân bố tình trạng lợi (GI) theo độ tuổi

64

Bảng 3.7.

Liên quan giữa độ tuổi với bệnh quanh răng

64

Bảng 3.8.

Liên quan giữa chỉ số vệ sinh răng miệng (OHI-S)

65

với tình trạng lợi (GI)
Bảng 3.9.

Liên quan giữa thời gian uống methadone với tình

65


trạng vệ sinh răng miệng (OHI-S)
Bảng 3.10.

Liên quan giữa giới tính với bệnh quanh răng

66

Bảng 3.11.

Liên quan giữa thói quen hút thuốc với bệnh quanh răng

66

Bảng 3.12.

Liên quan giữa độ tuổi với bệnh quanh răng tính

67

theo mã số CPI cao nhất
Bảng 3.13

Liên quan giữa thời gian uống methadone với bệnh

67

quanh răng tính theo mã số CPI cao nhất
Bảng 3.14.

Liên quan giữa nhu cầu điều trị quanh răng cộng


68

đồng (CPITN) với thời gian uống methadone
Bảng 3.15.

Sự thay đổi kiến thức vệ sinh răng miệng sau khi ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

72




viii
Bảng 3.16.

Sự thay đổi kiến thức về cách chải răng đúng cách

72

sau can thiệp
Bảng 3.17.

Sự thay đổi kiến thức về nguyên nhân chảy máu lợi

73

sau can thiệp

Bảng 3.18.

Sự thay đổi kiến thức về biểu hiện của viêm lợi sau

74

can thiệp
Bảng 3.19.

Sự thay đổi kiến thức về nguyên nhân gây bệnh

74

quanh răng sau can thiệp
Bảng 3.20.

Sự thay đổi kiến thức về biểu hiện viêm quanh răng

75

sau can thiệp
Bảng 3.21.

Sự thay đổi thái độ về sự cần thiết phải đến bác sĩ

76

khám khi có bệnh răng miệng sau can thiệp
Bảng 3.22.


Sự thay đổi thái độ về sử dụng bàn chải, kem đánh

76

răng sau can thiệp
Bảng 3.23.

Sự thay đổi thái độ về tình trạng vệ sinh răng

77

miệng kém là nguyên nhân gây bệnh quanh răng
sau can thiệp
Bảng 3.24.

Sự thay đổi thái độ về đánh răng đúng cách để

78

phòng bệnh quanh răng sau can thiệp
Bảng 3.25.

Sự thay đổi thái độ về khám định kỳ phát hiện, điều

78

trị bệnh quanh răng sau can thiệp
Bảng 3.26.

Sự thay đổi thực hành về thời điểm chăm sóc sức


79

khỏe răng miệng trong ngày sau can thiệp
Bảng 3.27.

Sự thay đổi thực hành sau can thiệp về cách vệ sinh

80

răng miệng sau ăn
Bảng 3.28.

Sự thay đổi thực hành số lần chải răng trong ngày

80

sau can thiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix
Bảng 3.29.

Sự thay đổi thực hành về cách chải răng sau can thiệp

81


Bảng 3.30.

Sự thay đổi thực hành thời gian mỗi lần chải răng

82

sau can thiệp
Bảng 3.31.

Hiệu quả can thiệp đến mức độ vệ sinh răng miệng

83

theo chỉ số OHI-S
Bảng 3.32.

Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ bệnh viêm lợi

84

Bảng 3.33.

Hiệu quả can thiệp đến mức độ viêm lợi theo chỉ số GI

85

Bảng 3.34.

Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ bệnh viêm quanh răng


86

theo CPI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




x
DANH MỤC HỘP
Nội dung
Hộp 3.1.

Trang

Kết quả thảo luận nhóm 1 về thực trạng chăm sóc sức

68

khỏe răng miệng và bệnh quanh răng cho người
nghiện các chất dạng thuốc phiện
Hộp 3.2.

Kết quả thảo luận nhóm 2 về thực trạng và một số yếu

69

tố liên quan đến bệnh quanh răng
Hộp 3.3.


Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo cơ sở điều trị

69

methadone về thực trạng chăm sóc sức khỏe răng
miệng và bệnh quanh răng
Hộp 3.4.

Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế trực tiếp phát thuốc

69

methadone và quản lý Câu lạc bộ Phục hồi
Hộp 3.5.

Kết quả phỏng vấn sâu người nhà người nghiện

70

Hộp 3.6.

Kết quả phỏng vấn sâu người nghiện các chất dạng

70

thuốc phiện
Hộp 3.7.

Kết quả thảo luận của nhóm 1 về đánh giá công tác tổ


87

chức thực hiện các giải pháp can thiệp
Hộp 3.8.

Kết quả thảo luận nhóm đánh giá về kết quả can thiệp

87

kết hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn của cơ sở
điều trị
Hộp 3.9.

Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm Y tế đánh

88

giá về khả năng duy trì và nhân rộng việc thực hiện
các giải pháp can thiệp phòng chống bệnh quanh răng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Nội dung


Trang

Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ can thiệp so sánh trước sau có đối chứng

35

Hình 2.1.

Kỹ thuật chải răng theo phương pháp Bass cải tiến

44

Hình 2.2.

Minh họa cây thăm dò quanh răng

49

Hình 2.3.

Minh họa cách chia đoạn lục phân (sextant)

49

Hình 2.4.

Minh họa cây thăm dò quanh răng của WHO


51

Hình 2.5.

Các răng khám đại diện đánh giá chỉ số lợi (GI)

52

Hình 2.6.

Vị trí chọn răng khám đại diện trong chỉ số OHI-S

54

Hình 2.7.

Minh họa cách tính chỉ số mảng bám

54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh quanh răng là một trong những bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến
khoảng 20-50% dân số toàn cầu. Ở Việt Nam, trên 90% người trưởng thành
mắc viêm lợi và viêm quanh răng [7]. Bệnh quanh răng là bệnh nhiễm khuẩn

mạn tính có liên quan đến sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ răng, bao gồm lợi,
dây chằng quanh răng và xương ổ răng [71]. Bệnh khởi phát do sự tích tụ vi
khuẩn ở sát cổ răng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh trở thành mạn tính và
chuyển thành viêm quanh răng. Điều trị bệnh quanh răng rất tốn kém, mất từ
5 đến 10% của các nguồn lực chăm sóc sức khỏe [40]. Viêm quanh răng là
một trong những hậu quả gây mất răng, đặc biệt là ở người lớn [29]. Ngày
nay, kiểm soát tốt bệnh viêm quanh răng đang là mối quan tâm hàng đầu của
các bác sĩ răng hàm mặt [27]. Các bệnh về lợi và quanh răng thường xuyên
xảy ra, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách can thiệp dựa vào cộng đồng
[51]. Các can thiệp về giáo dục đã được xác định là những công cụ hiệu quả
về chi phí để cải thiện sức khỏe răng miệng của người dân [43].
Ở Việt Nam nghiên cứu về bệnh quanh răng trên người nghiện các chất
dạng thuốc phiện là rất ít. Đặng Thị Thơ (2003) nghiên cứu về bệnh quanh
răng trên người nghiện ma túy cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng là 89,5% [28].
Nhưng nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mô tả thực trạng bệnh quanh răng trên
người nghiện ma túy. Còn đề tài nghiên cứu về bệnh quanh răng và can thiệp
nhằm giảm tỷ lệ bệnh quanh răng cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện
cho đến nay chưa thấy tác giả nào công bố.
Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của vùng miền núi phía Bắc, tập trung
nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhiều trường đại học, khu du lịch Hồ Núi Cốc…
Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh Thái Nguyên có 5329 người nghiện có
hồ sơ quản lý, trong đó có 4181 người ở cộng đồng, 1148 người vắng mặt ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
địa phương [3]. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã thành lập 5 cơ sở
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.

Trong các tác dụng không mong muốn thường gặp của methadone xảy ra
trong quá trình điều trị thay thế, có tác dụng phụ gây khô miệng do giảm tiết
nước bọt, kèm theo lối sống kém vệ sinh của người nghiện lâu ngày, dẫn đến
dễ nhiễm trùng răng miệng, hơi thở hôi [2]. Thái Nguyên cũng chưa nghiên
cứu, chưa có giải pháp cụ thể nào để làm giảm tỷ lệ bệnh quanh răng cho
người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Câu hỏi nghiên cứu ở đây là thực
trạng bệnh quanh răng và những giải pháp can thiệp nào phù hợp để tăng
cường sức khỏe răng miệng và giảm tỷ lệ bệnh quanh răng cho người điều trị
thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện tại Thái Nguyên. Do vậy, chúng tôi
tiến hành đề tài “Thực trạng bệnh quanh răng và hiệu quả can thiệp trên
người bệnh điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone tại Thái Nguyên” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng trên
người bệnh điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone tại Thái Nguyên, năm 2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh quanh
răng ở người bệnh điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng và yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng
1.1.1. Một số khái niệm về các chất dạng thuốc phiện và thuốc methadone
1.1.1.1. Các chất dạng thuốc phiện
Các chất dạng thuốc phiện như thuốc phiện, morphin, heroin là những

chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh) ; thời gian tác dụng nhanh nên
người bệnh nhanh chóng xuất hiện triệu chứng nhiễm độc hệ thần kinh trung
ương ; thời gian bán hủy ngắn do đó phải sử dụng nhiều lần trong ngày và nếu
không sử dụng lại sẽ bị hội chứng cai. Vì vậy, người nghiện các chất dạng
thuốc phiện (đặc biệt là heroin) luôn dao động giữa tình trạng nhiễm độc hệ
thần kinh trung ương và tình trạng thiếu thuốc (hội chứng cai) nhiều lần trong
ngày, là nguồn gốc dẫn họ đến những hành vi nguy hại cho bản thân và những
người khác [1]. Việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau :
- Giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra như : lây
nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ do tiêm chích, tử vong
do sử dụng quá liều các chất dạng thuốc phiện và hoạt động tội phạm.
- Giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm
chích các chất dạng thuốc phiện.
- Cải thiện sức khỏe và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc
sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
1.1.1.2. Thuốc methadone
Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng dược lý
tương tự như các chất dạng thuốc phiện khác (đồng vận) nhưng không gây
nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có
thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng một lần trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
một ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp
ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [1], [24]. Jiang H.(2016) điều
tra nồng độ methadone trong máu những người tham gia điều trị bằng

methadone, cho thấy methadone ổn định trong máu [70]. Tran B.X.(2018) tìm
hiểu bệnh nhân dùng liệu pháp methadone duy trì có tương quan với việc
giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp. Nếu dùng methadone lâu dài vẫn có hiệu
quả và nên được mở rộng ở khu vực miền núi [111].
* Một số tác dụng không mong muốn thường gặp của methadone xảy ra
trong quá trình điều trị thay thế [2]:
- Ra nhiều mồ hôi: nếu xảy ra ở giai đoạn đầu, cần phân biệt với tăng tiết
mồ hôi của hội chứng cai.
- Táo bón: Là biểu hiện thường gặp nhất, có thể có chán ăn, nôn, buồn
nôn, sút cân.
- Mất ngủ: Trong giai đoạn đầu điều trị cần phân biệt với biểu hiện của
hội chứng cai và hội chứng trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.
- Khô miệng: Bệnh nhân được điều trị bằng methadone thường có tác
dụng phụ khô miệng do giảm tiết nước bọt, kèm theo lối sống kém vệ sinh
của người nghiện lâu ngày, dễ dẫn đến nhiễm trùng răng miệng, thở hôi, biến
đổi màu men răng. Đây cũng chính là một trong các lý do bệnh nhân không
tuân thủ điều trị lâu dài, ngừng, bỏ điều trị. Để giải quyết vấn đề này, trong
quá trình điều trị, thày thuốc cần hướng dẫn bệnh nhân: Giảm uống đường và
đồ ngọt; Vệ sinh răng miệng thường xuyên (đánh răng 2 lần/ngày); Chế độ ăn
hợp lý; Làm tăng tiết nước bọt bằng cách tăng cử động nhai như nhai kẹo cao
su không đường; Khám chuyên khoa răng khi cần thiết.
- Mệt mỏi và buồn ngủ: phải tìm hiểu xác định nguyên nhân như thời
gian uống thuốc, trầm cảm... để có biện pháp xử trí cho phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

- Các tác dụng mong muốn khác như trên hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa,
hệ sinh dục nội tiết...
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về bệnh quanh răng
1.1.2.1. Giải phẫu và tổ chức học vùng quanh răng
Vùng quanh răng là vùng nâng đỡ răng, bao gồm lợi, dây chằng quanh
răng, xương răng và xương ổ răng. Tổ chức quanh răng được cấu tạo bởi
thành phần giải phẫu cơ bản là loại mô mềm (lợi và dây chằng quanh răng) và
loại mô cứng (xương răng và xương ổ răng) [7].
1.1.2.2. Khái niệm về bệnh quanh răng
Bệnh quanh răng là một bệnh lý rất hay gặp, là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến mất răng, ảnh hưởng đến sức nhai và thẩm mỹ của con người. Bệnh
quanh răng thường tấn công vào mô nâng đỡ của răng, bệnh có hai dạng chính
là viêm lợi và viêm quanh răng. Bệnh quanh răng là kết quả của sự mất cân
bằng giữa vi trùng gây bệnh, khả năng đề kháng tại chỗ và toàn thân của cơ
thể [26].
Phân loại bệnh quanh răng: Việc phân loại bệnh có ý nghĩa quan trọng
trong việc chẩn đoán, tiên lượng và xây dựng kế hoạch điều trị. Có nhiều cách
phân loại khác nhau về bệnh quanh răng. Ở đây giới thiệu Phân loại bệnh
quanh răng theo Hội nghị Quốc tế năm 1999 [7]: Các bệnh lợi; Viêm quanh
răng mạn; Viêm quanh răng phá hủy; Viêm quanh răng là biểu lộ của các
bệnh toàn thân; Các bệnh quanh răng hoại tử; Các áp xe vùng quanh răng;
Viêm quanh răng do các tổn thương nội nha; Các biến dạng và tình trạng mắc
phải hay trong quá trình phát triển.
Theo xu hướng chung và các quan điểm hiện đại, người ta chia bệnh
quanh răng ra làm hai loại chính là các bệnh của lợi và các bệnh của cấu trúc
chống đỡ răng như sau:
- Các bệnh lợi bao gồm các bệnh mà chỉ có tổn thương ở lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





6
- Các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng bao gồm các bệnh liên quan tới cấu
trúc chống đỡ răng như dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng.
1.1.2.3. Khái niệm về viêm lợi
Viêm lợi là tổn thương các tổ chức phần mềm xung quanh răng, thường
thấy ở dạng mạn tính. Viêm lợi xuất hiện sớm, chỉ sau 7 ngày có mảng bám vi
khuẩn bám vào tổ chức mềm quanh răng. Viêm có thể gây phá hủy dây chằng
hay xương ổ răng tạo thành bệnh viêm quanh răng. Viêm lợi có dạng gây tụt
lợi tùy vào tính chất của viêm và tình trạng sức khỏe của con người. Loại bỏ
được nguyên nhân gây bệnh, viêm lợi có thể phục hồi [26]. Viêm lợi khi tổn
thương mô cứng và mô mềm không thể phục hồi, nếu không điều trị có thể
dẫn đến mất răng [59].
Bệnh viêm lợi được phân làm nhiều loại : Viêm lợi do mảng bám, do
các yếu tố toàn thân (nội tiết, ung thư máu), do dùng thuốc, do suy dinh
dưỡng, do vi khuẩn đặc hiệu, do nấm, do sang chấn…Ngoài ra, có những
trường hợp dị ứng kết hợp với những thay đổi ở lợi, nhưng ít gặp, thường dị
ứng với các chất như kem chải răng, thuốc súc miệng, thực phẩm, kẹo cao su,
vật liệu trám răng [6].
1.1.2.4. Khái niệm về viêm quanh răng
Viêm quanh răng là tình trạng viêm tổ chức quanh răng. Giai đoạn đầu
gọi là viêm lợi với biểu hiện lợi sưng, đỏ và có thể chảy máu. Trường hợp
nặng hơn gọi là viêm quanh răng với biểu hiện tụt lợi, tiêu xương, răng lung
lay hoặc rụng. Viêm quanh răng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, bởi sự hình
thành của màng sinh học vi khuẩn gây ra viêm, dẫn đến viêm lợi [59]. Là
bệnh viêm nhiễm mô nâng đỡ răng do vi khuẩn đặc hiệu gây ra, dẫn tới phá
hủy dây chằng quanh răng, xương ổ răng với sự thành lập túi quanh răng, tụt
lợi hoặc cả hai. Đặc tính lâm sàng để phân biệt viêm lợi và viêm quanh răng
là sự mất bám dính quanh răng. Thường mất bám dính đi kèm với sự xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
hiện túi quanh răng và thay đổi về mật độ và chiều cao xương ổ răng. Một số
trường hợp tụt lợi có thể kết hợp với mất bám dính. Dấu hiệu lâm sàng của
viêm quanh răng gồm có sự thay đổi về màu sắc, đường viền, độ chắc của lợi,
chảy máu lợi khi thăm khám, đo độ sâu túi quanh răng, đây là chỉ dấu tin cậy
của hiện tượng viêm quanh răng [6]. Viêm quanh răng khởi đầu từ một mảng
bám sinh học vi khuẩn được gọi là mảng bám răng. Nguyên nhân gây viêm
quanh răng là do sự tích tụ vi khuẩn trong mảng bám răng [20]. Theo Coretti
L. (2017), viêm quanh răng là bệnh viêm do nhiễm khuẩn phổ biến nhất, kết
quả là thoái hóa mô liên kết và dần mất răng. Nó biểu hiện với sự hình thành
túi quanh răng, nghiên cứu của tác giả này khẳng định viêm quanh răng mạn
tính là bệnh nhiễm khuẩn [50]. Sự hình thành quá mức màng sinh học do các
loài vi khuẩn được nuôi dưỡng trong khoang miệng, kết hợp với một đáp ứng
miễn dịch gây viêm lợi và viêm quanh răng [76].
1.1.2.5. Các chỉ số thường dùng trong nghiên cứu bệnh quanh răng [112]
- Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S (Oral Hygiene Index –
Simplified) theo Green và Vermillion - 1960, 1975.
- Chỉ số lợi GI (Gingival Index) theo Loe và Silness - 1964
- Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng CPITN (Community
Periodontal Index of Treatment Needs) theo Ainamo - 1982
- Chỉ số mất bám dính quanh răng (Loss of Attachment).
1.1.2.6. Cơ sở khoa học cho việc phòng bệnh quanh răng
Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng cao ở các lứa tuổi làm cho bệnh quanh răng
trở thành mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng. Một số yếu tố nguy cơ như vệ
sinh răng miệng kém, hút thuốc, tuổi, đái tháo đường, thuốc điều trị bệnh…

có liên quan đến bệnh quanh răng. Các chiến lược phòng chống dịch bệnh
bằng miệng được kết hợp trong các sáng kiến phòng bệnh mạn tính, để giảm
bớt gánh nặng bệnh tật trong quần thể. Việc giảm tỷ lệ mắc bệnh quanh răng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
có thể làm giảm các bệnh hệ thống liên quan và giảm thiểu tác động tài chính
lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe [89].
Bệnh quanh răng là quá trình viêm xảy ra trong các mô quanh răng để
đáp ứng với sự tích tụ của vi khuẩn hoặc mảng bám trên răng [73]. Nguyên
nhân chính gây bệnh quanh răng là mảng bám răng và cao răng, do sự tích tụ
của vi khuẩn dính chặt vào bề mặt răng [6], [15]. Việc nhận biết chi tiết các
loài vi khuẩn ở mảng bám răng rất khó, vì hệ vi khuẩn ở vùng quanh răng là
một hệ phức tạp, nhiều loài cho đến nay vẫn khó hoặc không thể phân lập ở
phòng thí nghiệm [7].
Có nhiều yếu tố gây bệnh quanh răng:
- Yếu tố bên ngoài: Mảng bám, cao răng, vi khuẩn kỵ khí gram âm và
xoắn khuẩn (gây tổn thương lợi và quanh răng). Chấn thương, lệch lạc khớp
cắn, răng mọc lệch…làm cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm [18].
- Yếu tố bên trong: Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin
C); thay đổi nội tiết tố ở tuổi dạy thì, thai nghén, cho con bú, có các bệnh toàn
thân như bệnh nội tiết, bệnh máu, sức đề kháng yếu [6], [34].
*Mảng bám răng:
Mảng bám răng là mảng bám vi khuẩn được mô tả là sự tập hợp vi khuẩn
bám chặt vào răng và những bề mặt khác trong miệng [6].
Mảng bám răng là một màng sinh học hình thành trên bề mặt của răng có
trong khoang miệng. Mảng bám răng được coi là một trong những yếu tố gây

bệnh viêm lợi và viêm quanh răng. Kiểm soát mảng bám răng hiệu quả là điều
cần thiết để duy trì, bảo vệ sức khỏe răng miệng và lợi được tốt [65].
Mảng bám răng phân làm 2 loại tùy theo vị trí:
- Mảng bám trên lợi: Là sự tập hợp vi khuẩn trên bề mặt răng, chúng có
thể trải dài đến khe lợi để tiếp xúc với viền lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
- Mảng bám dưới lợi: Là sự tập hợp vi khuẩn trong khe lợi hay trong túi
quanh răng. Mảng bám dưới lợi dày đặc vi khuẩn, chúng sắp xếp thành lớp tại
vùng mảng bám kết dính với bề mặt răng và sắp xếp một cách lỏng lẻo hơn ở
vùng mô liên kết. Một vài vi khuẩn dính với lớp biểu mô của túi quanh răng,
vì thế chúng không bị trôi đi dưới sự chảy rửa của dịch lợi [6].
Thành phần của mảng bám răng chủ yếu là vi khuẩn. Có khoảng 300 loài
vi khuẩn được tìm thấy ở mảng bám răng. Mảng bám răng còn có các tế bào
biểu mô, đại thực bào, bạch cầu [7]. Mảng bám răng là một yếu tố được công
nhận rộng rãi trong sự khởi đầu và tiến triển của một loạt các bệnh về miệng
[105]. Mảng bám răng gây hại theo hai cơ chế [15]:
- Cơ chế tác động trực tiếp: Các vi khuẩn sinh ra các enzym làm mềm
yếu sợi keo gây tiêu collagen, fibronectin và các globulin miễn dịch, phân hủy
tế bào làm bong rách biểu mô dính dẫn đến viêm. Nội độc tố gây tiết
prostaglandine làm tiêu xương.
- Cơ chế tác động gián tiếp: Vi khuẩn và chất gian khuẩn đóng vai trò
kháng nguyên, gây bệnh bằng cơ chế miễn dịch tại chỗ. Các vi khuẩn có thể
phá hủy tổ chức thông qua việc kích thích cơ thể sản xuất ra chất tiêu tổ chức
như protease, elastease và metalloprotese.

* Cao răng:
Về bản chất, cao răng được khoáng hóa từ mảng bám. Cao răng bám rất
chặt và được bồi đắp liên tục theo thời gian. Hầu hết cao răng trên lâm sàng là
kết quả của sự lắng đọng can xi và phosphat của mảng bám vi khuẩn [6]. Cao
răng bám vào răng và chân răng, dẫn đến tình trạng lợi mất chỗ bám dính, gây
tụt lợi. Vi khuẩn trên bề mặt cao răng đi vào lợi, rãnh lợi gây ra phản ứng
viêm [13]. Cao răng gây bệnh chủ yếu là tạo diện bám dính mới cho vi khuẩn
bám vào và hoạt động, tạo mảng bám răng, là yếu tố kích thích tại chỗ vùng
quanh răng [80]. Cao răng nằm trong túi lợi, bám rất chắc vào răng. Cao răng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
thường xuất hiện ở những răng cạnh lỗ tuyến nước bọt như mặt ngoài răng 6,
7 hàm trên, mặt trong răng cửa dưới và răng 6 dưới [7].
Phân loại cao răng: 2 loại [6].
- Cao răng trên lợi: là những chất lắng đọng được khoáng hóa thành lập
trên bề mặt thân răng, phía trên đường viền lợi, lúc mới thường có màu trắng.
- Cao răng dưới lợi: là những chất lắng đọng bị khoáng hóa, thành lập
trên bề mặt chân răng, dưới đường viền lợi và kéo dài vào túi quanh răng,
thường từ mầu nâu sậm đến màu xanh đen và cứng hơn cao răng trên lợi.
*Nước bọt:
Nước bọt có vai trò bảo vệ lợi khỏi vi khuẩn, ổn định pH môi trường
miệng, pha loãng và loại bỏ những chất sinh ra từ acid hoặc kiềm. Sự chênh
lệch pH của nước bọt có ảnh hưởng đến việc thành lập mảng bám và tính toàn
vẹn của men răng. Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn nhờ có kháng thể như
IgAs, những yếu tố bảo vệ sẵn có như : lactoferrin, lysozym..., các tế bào bạch
cầu đa nhân trung tính. Nước bọt có protein giúp chắc răng và hạn chế vi

khuẩn, làm giảm nguy cơ sâu răng và bệnh về lợi. Nước bọt còn góp phần vào
hiện tượng đông máu trong khoang miệng nhờ có thromboplastin [6].
Nước bọt chống hôi miệng nhờ kiểm soát được vi khuẩn. Khi vì một lý
do nào đó, thiếu nước bọt sẽ gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi
trùng phát triển gây hôi miệng. Những hợp chất gây hôi miệng trong bệnh
quanh răng là kết quả của quá trình phân hủy protein, peptid và mucin trong
nước bọt, máu, dịch lợi, tế bào biểu mô và thức ăn còn dính lại trên bề mặt
răng miệng. Gọi là khô miệng khi nước bọt giảm 50% so với bình thường,
gây mất hoạt động kháng khuẩn của nước bọt, tạo ra nhiều mảng bám trên
răng và lưỡi [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
1.1.3. Thực trạng bệnh quanh răng trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Thực trạng bệnh quanh răng trên thế giới
Tại Ấn Độ: Soumya S.G. (2017) đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng
của trẻ em 5-15 tuổi cho thấy 81,7% đạt vệ sinh răng miệng về lâm sàng. Ở
trường tư thục 82,2% vệ sinh răng miệng tốt, 17,2% mức độ trung bình, 0,7%
mức độ kém. Ở trường công (Chính phủ) 80,9% vệ sinh răng miệng tốt,
18,3% mức độ trung bình, 0,8% mức độ kém [104]. Chandra (2016) cho thấy
95% dân số mắc bệnh quanh răng. Chỉ có 50% sử dụng bàn chải đánh răng;
2% đi khám nha sĩ. Do vậy, cần thiết phải có sự quan tâm đến nhu cầu cấp
thiết về các giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng,
ngăn ngừa bệnh quanh răng [46].
Tại Thái Lan: Goel R. (2015) cho biết vệ sinh răng miệng kém có thể
dẫn đến viêm quanh răng, viêm lợi. Khoảng 70% trẻ em 12 tuổi và 63% trẻ 15

tuổi bị chảy máu lợi [55]. Baelum V. (2003) khám lâm sàng mảng bám răng
và chảy máu răng cho 359 người ở Thái Lan. Kết quả: 84% ở nhóm 30-39
tuổi và 93% ở nhóm 50-59 tuổi bị bệnh răng miệng [38].
Tại Thụy Sĩ: Murray T.R. (2014) cho biết khoảng 8% dân số mắc bệnh
quanh răng ở mức bệnh tiến triển nhanh, 81% mức trung bình, 11% không
mắc bệnh quanh răng. Khoảng 15-30% mắc bệnh viêm lợi, tỷ lệ mắc hầu hết
ở nhóm người trưởng [90].
Tại Jordan: Rajab L.D. (2014) khảo sát 2496 trẻ em 6 tuổi và 2560 trẻ
em 12 tuổi. Kết quả 17,7% trẻ 6 tuổi và 49,1% trẻ 12 tuổi bị chảy máu lợi. Có
sự khác biệt về sức khỏe của lợi theo giới tính, vị trí, vùng địa lý và nhóm
kinh tế xã hội. Do vậy cần tăng cường chương trình chăm sóc sức khỏe răng
miệng [98].
Tại Châu Âu: König J. (2010) cho biết sức khỏe răng miệng ở Tây Ban
Nha, Thuỵ Điển và Thụy Sĩ là tốt nhất trong số các nước Châu Âu. Trái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
ngược với Đức, nơi có sự gia tăng tổn thương răng, tỷ lệ độ sâu thăm dò
(Community Periodontal Index) ≥3 hoặc 4mm, tỷ lệ tổn thương khớp nối lâm
sàng ≥4mm cao nhất [75].
Tại Cộng hòa Liên bang Đức: Holtfreter B. (2009) nghiên cứu bệnh
quanh răng trên 4310 người từ 20 đến 81 tuổi. Kết quả tỷ lệ bệnh quanh răng
là 89,7%; 62,8% tổn thương viêm quanh răng mức độ nhẹ; 29,6% mức độ
trung bình; 25,3% mức độ nặng. Viêm quanh răng tăng theo tuổi [63].
1.1.3.2. Thực trạng bệnh quanh răng tại Việt Nam
Tại Yên Bái: Nguyễn Ngọc Nghĩa (2014) nghiên cứu 1.370 học sinh
người dân tộc Mông nhận thấy: 71,4% mắc bệnh răng miệng, 50,1% viêm lợi.

Tỷ lệ viêm lợi tăng dần theo tuổi (7 tuổi là 48,1%; 11 tuổi là 54,3%); 13,1%
bị chảy máu lợi, 52,1% có cao răng (mảng bám răng) [17]. Đào Thị Ngọc Lan
(2003) điều tra 1.389 học sinh thuộc 6 dân tộc khác nhau, từ 6 đến 15 tuổi.
Kết quả: 63,64% mắc bệnh quanh răng, cao nhất ở người Dao và người
H'Mông, trong đó CPI 1 là 5,76%, CPI 2 là 57,88%. Tỷ lệ CPITN 2 tăng dần
theo tuổi và có sự khác nhau rõ rệt giữa các nhóm tuổi (p<0,05). Có mối liên
quan giữa chăm sóc răng miệng kém với bệnh quanh răng (p<0,05) [13].
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Nguyễn Xuân Thực (2011) nghiên
cứu thực trạng bệnh quanh răng trên 625 bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Kết
quả 100% viêm lợi. Trong đó: 7,4% viêm lợi nhẹ, 63,2% viêm lợi trung bình
và 29,4% viêm lợi nặng. Tỷ lệ viêm lợi (CPI2) là 24%, viêm lợi có túi bệnh lý
(CPI3 và CPI 4) là 76%, túi lợi sâu (CPI4) là 25,8% [31].
Tại Viện Răng hàm mặt Trung ương: Nguyễn Thị Hồng Minh (2010)
nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng mạn tính, cho thấy độ sâu
túi quanh răng trung bình ở nhóm viêm quanh răng mức độ nặng là
4,96±0,87mm, mức độ vừa 3,37±0,51mm. Các triệu chứng lâm sàng như tình
trạng và hình thái tiêu xương ổ răng, tình trạng chảy máu lợi, viêm lợi và tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×