Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Bảo dưỡng ,sủa chữa hệ thống đèn trước toyota camry 2010 font đầy đủ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 45 trang )

Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
Quảng Ngãi ,ngày...tháng...năm 2020.
Giáo viên hướng dẫn

Page | 1
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian học tập ,tìm hiểu và được sự hướng dẫn của thầy thông qua
các buổi học trực tuyến hay trên lớp thì chúng em đã được trang bị các kiến thức
cơ sở cũng như các kiến thức chuyên môn để tạo nền móng cho sau này .Để đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện em được khoa cơ khí với giảng viên Trần Đức Kết
giao cho đề tài với nội dung “Xây dựng quy trình chuẩn đoán, bảo dưỡng, sửa
chữa hệ thống chiếu sáng xe Toyota Camry 2010”. Sau một thời gian thực hiện thì
đến nay đồ án của em đã được hoàn thành .Và lời đầu tiên cho em được gửi tới đó
là lời cảm ơn chân thành nhất tới: thầy Kết và các bạn cùng chuyên ngành đã tận
tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong thời gian qua. Các bạn bạn bè đồng ngành đưa ra
ý kiến đóng góp, chia sẻ tài liệu để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Và đặc biệt
là thầy Trần Đức Kết– giáo viên hướng dẫn. Người đã đã rất tận tâm chỉ bảo, đưa
ra nhận xét đánh giá rất hữu ích trong suốt quá trình làm đồ án. Để em có thể hoàn


thành tốt nhất đồ án chuyên ngành của mình.
Do thời gian cùng với kinh nghiệm chưa nhiều nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong các thầy, các cô cùng các bạn đóng góp thêm
để đề tài của em được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn

Page | 2
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

MỤC LỤC
Phần 1:Giới thiệu sơ lược về hãng xe Toyota camry 2010.
1.1.Giới thiệu chung về xe Toyota camry 2010.
1.2.Mô tả hệ thống chiếu sáng trên xe.
Phần 2:Khái niệm về hệ thống chiếu sáng.
2.1.Nhiệm vụ ,phân loại ,yêu cầu.
2.2.Thông số cơ bản.
2.3.Một số loại đèn được sử dụng hiện nay.
Phần 3:Quy trình chuẩn đoán ,bảo dưỡng ,sửa chữa hệ thống đèn chiếu sang trên
Toyota camry 2010.
3.1.Các thông số của hệ thống.
3.1.1.Bảng triệu chứng các hư hỏng của hệ thống.
3.1.2.Sửa chữa một số cụm chi tiết chính.
3.1.2.1.Kiểm tra sửa chữa hệ thống đèn pha phía trước.

3.1.2.2.Lắp ráp.
3.1.2.3Điều chỉnh chuẩn đoán cụm đèn sương mù phía trước.
Phần 4:Kết luận.

Page | 3
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

PHẦN 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÃNG XE TOYOTA CAMRY 2010
1.1:Giới thiệu chung về xe Toyota camry 2010.
►Các thông số cơ bản:
-Kích thước ,trọng lương :
Dài :4825mm.
Rộng :1820mm.
Cao :1470mm.
Chiều dài cơ sở :2775mm.
Trọng lượng :1520kg.
Dung tích bình nhiên liệu:70 lít.
Hộp số :5 số tự động.
Dung tích xylanh :2362cc.
Nhiên liệu :xăng.
Số cửa :4.
Chỗ ngồi :5.
-Kiểu động cơ:
2AZ-FE inline 4 cylinder ,16v-VVT-i.

Loại xe :Sedan.
-Hãng sản xuất :Toyota.

Page | 4
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

1.2:Mô tả hệ thống chiếu sáng trên xe.

►Sơ đồ hệ thống :

Page | 5
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

PHẦN 2:KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG.
2.1.Nhiệm vụ ,phân loại ,yêu cầu.
●Nhiệm Vụ :Hệ thống chiếu sáng trên ô tô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế
có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế ,dùng để báo các tình huống dịch
chuyển để mọi người xung quanh nhận biết .Ngoài chức năng trên ,hệ thống chiếu

sáng còn hiển thị các thông số hoạt động của các hệ thống trên ô tô đến tài xế
thông qua bảng điều khiển và soi sáng không gian trong xe.
●Phân Loại :Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại
hệ thống chiếu sáng :
+Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu.
+Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mĩ.
●Yêu Cầu :Đèn chiếu sáng phải đáp ứng 2 yêu cầu :
+Có cường độ sáng đủ lớn.
+Không làm lòa mắt tài xế chạy ngược chiều.
2.2.Các chức năng và thông số cơ bản.
●Thông số cơ bản :
-Khoảng chiếu sáng :
+Khoảng chiếu sáng xa từ 180-250m.
+Khoảng chiếu sáng gần 50-75m.
-Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn:
+Ở chế độ xa là 45-70w.
+Ở chế độ gần là 35-40w.
●Chức năng: Đây là hệ thống cơ bản và quan trọng nhất trên xe, nhằm đảm bảo
điều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và bảo đảm an toàn giao
thông cho người lái :
-Hệ thống đèn hậu :để nhận biết kích thước trước và sau xe.
-Đèn sương mù:
+Đèn sương mù phía trước (Fog lamps): trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng
đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe
Page | 6
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM


Đồ án công nghệ sửa chữa

đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng
này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước.
+Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard): Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe
phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này
được lấy sau đèn cốt (Dipped beam). Một đèn báo được gắn vào bảng điều khiển
để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động.
-Hệ thống đèn xi nhan và báo nguy :giúp cho người lái xe ra tín hiệu báo rẽ và báo
tình trạng hư hỏng của xe cho các xe khác tránh, như khi động cơ chết máy giữa
đường.
-Hệ thống cảnh báo đèn phía sau :người lái không thể nhận ra được các đèn hậu,
đèn phanh bị cháy. Hệ thống cảnh báo đèn phía sau thông báo cho người lái biết
các bóng đèn hậu hoặc đèn phanh bị cháy nhờ một đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ
táp lô. Hệ thống này được điều khiển bởi cảm biến báo hư hỏng đèn và thường
được lắp trong khoang hành lý. Relay báo hư hỏng đèn xác định tình trạng đèn bị
cháy bằng cách so sánh các điện áp khi đèn hoạt động bình thường hoặc khi bị hở
mạch.
-Hệ thống DRL (Đèn chạy ban ngày - Daytime Runing Light ) :ở hệ thống này, chỉ
có đèn đầu hoặc cả các đèn đầu và đèn hậu tự động bật sáng khi động cơ nổ máy ở
ban ngày, do đó các xe khác có thể nhìn thấy. Ở một số nước vì lý do an toàn luật
qui định bắt buộc phải có hệ thống này trên xe. Tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị rút
ngắn nếu đèn bật liên tục với cường độ sáng như ban đêm. Để nâng cao tuổi thọ
của đèn, mạch điện được thiết kế sao cho cường độ sáng của đèn giảm đi khi hệ
thống DRL hoạt động.
2.3.Một số loại đèn được sử dụng hiện nay :
►Bóng đèn đốt bằng dây tóc :
+Dây tóc vonfram được đốt nóng do điện áp và dòng điện để phát sáng trong môi
trường chân không, nhiệt độ vào khoảng 2300C.

+Vonfram: W là một nguyên tố kim loại nặng ,có màu xám trắng.
+Nhiệt độ nóng chảy 3410C ,nếu nhiệt độ cao quá, rất dễ bay hơi và đứt dây tóc vì
thế nên người ta bơm vào một khí trơ có áp suất thấp là Argon hoạt động với nhiệt
Page | 7
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

độ cao hơn mà không bị hỏng ,hoặc đứt tóc .Sau một khoảng thời gian, khoảng
10% kim loại dây tóc bóng đèn bay hơi và bám vào thành bóng đèn làm cho bóng
đèn mờ đi và tối dần nên cần sữa chữa hoặc thay thế mới.
►Bóng đèn halogen:
-Vì tuổi thọ của đèn dây tóc ngắn nên người ta nghiên cứu 1 loại công nghệ mới đó
là bóng đèn vonfram halogen có tuổi thọ cao hơn và không bị đen sau một khoảng
thời gian sử dụng giống như bóng đèn dây tóc loại cũ .
-Khí thông thường là Iod, trong 4 nguyên tố thuộc nhóm VIIA.
-Vỏ bóng đèn được làm từ thạch anh .
-Vonfram kết hợp với halogen tạo nên halogen Halide .Dòng đối lưu sẽ làm cho
Halide quay trở về dây tóc bóng đèn. Vỏ bóng đèn cũng có thể làm nhỏ hơn vì vậy
cho phép tập trung ánh sáng tốt hơn.
►Đèn Xenon :
-Bây giờ, đèn xenon được lắp đặt trên hệ thống chiếu sáng của xe như là tiêu
chuẩn. Hãng Hella đã cho ra đời các sản phẩm đèn xenon từ năm 1992, ở cả châu
Âu và châu Mỹ, theo công nghệ HID (High Intensity Discharge - sự phóng điện
cường độ cao).
-Hai bản cực điện được đặt trong khí trơ xenon, được bao bọc bằng bình thuỷ tinh

thạch anh .Quá trình phóng điện diễn ra do có hiệu điện thế cao vượt ngưỡng đánh
thủng (vào khoảng 25.000 V) .Tia lửa điện sinh ra kích thích các phân tử khí trơ
xenon lên mức năng lượng cao, sau khi bị kích thích các phân tử khí xenon sẽ giải
phóng năng lượng để trở về trạng thái bình thường, bức xạ ra ánh sáng theo định
luật bức xạ điện từ .
-Tuổi thọ của bóng đèn xenon gấp 10 lần so với đèn halogen, đèn halogen có thời
gian sử dụng trung bình 300-1.000 giờ, còn xenon là 3.000 giờ .Tiêu thụ bằng 1/3
năng lượng so với đèn halogen (35W/55W) .Cường độ sáng cao hơn gấp 2-3
lần .Công nghệ HID tăng tính an toàn khi lái xe trong ban đêm vì nó phát ra ánh
sáng trắng - xanh rất gần phổ với ánh sáng mặt trời, giúp người lái xe dễ dàng quan
sát với hình ảnh rõ nét, sâu và thật hơn .Người lái xe cần phát hiện, xử lý trong
Page | 8
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

khoảng 70m, với vận tốc 100 km/h, chỉ có khoảng 2,5 giây. Do đó, đèn pha xe ô tô
có chùm sáng dài, tầm quan sát rộng .
-Thuận lợi là tiêu thụ năng lượng ít hơn rõ rệt, tạo ra những khả năng mới cho các
nhà thiết kế, phát ra ánh sáng giống nhau cho cả pha và cốt. Loại này có nhược
điểm là thời gian sáng khi thay đổi bị trễ đi 1 khoảng và phải dùng đến nhiều gấp
đôi bộ khuyếch đại điện áp nên giá thành luôn luôn cao.
PHẦN 3:QUY TRÌNH CHUẨN ĐOÁN ,BẢO DƯỠNG ,SỬA CHỮA HỆ
THỐNG ĐÈN CHIẾU SÁNG TRÊN TOYOTA CAMRY 2010.
3.1.Các thông số của hệ thống.
3.1.1.Bảng triệu chứng các hư hỏng của hệ thống.

►Hệ thống đèn pha:
Triệu chứng
Đèn cốt không sáng (1 bên)
Đèn cốt không sáng (cả 2 bên)
Đèn pha không sáng (1 bên)

Đèn pha không sáng (cả 2 bên)
Nháy pha không sáng (đèn pha và
cốt bình thường)
Đèn pha tối
Đèn hậu không sáng (1 bên)
Đèn hậu không sáng (cả 2 bên)

Khu vực nghi ngờ
Đánh dấu
Cầu chì H-LP LH và H-LP RH
Bóng đèn
Dây điện
Cầu chì Main
Cụm công tắc chế độ đèn pha
Dây điện
Cầu chì H-LP LH và H-LP
RH
Bóng đèn
Cầu chì Main
Cụm công tắc chế độ đèn pha
Dây điện
Cụm công tắc chế độ đèn pha
Dây điện
Bóng đèn

Dây điện
Bóng đèn
Dây điện
Cụm công tắc chế độ đèn pha
Dây điện

Page | 9
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

►Hệ thống đèn sướng mù :
Triệu chứng
Đèn sương mù không
sáng (1 bên)
Đèn sương mù không
sáng (cả 2 bên)

Khu vực nghi ngờ

Đánh dấu

Bóng đèn
Dây điện
Cầu chì FOG
Rơle FOG

Cụm công tắc chế độ đèn pha
Dây điện
►Hệ thống đèn cảnh báo và đèn xinhan:
Triệu chứng
Đèn báo nguy hiểm và
đèn xinhan không sáng
Đèn báo nguy hiểm
không sáng (đèn xinhan
bình thường)
Đèn xinhan không sáng
(đèn báo nguy hiểm bình
thường)
Đèn xinhan không sáng
một bên

Khu vực nghi ngờ
Cầu chì TURN-HAZ
Cầu chì ECU-IG và cầu chì GAUGE
Rơle bộ tạo nháy đèn xinhan
Dây điện
Cụm công tắc cảnh báo nguy hiểm

Đánh dấu

Dây điện
Cụm công tắc chế độ đèn pha
Dây điện
Bóng đèn
Dây điện


3.1.2.Sửa chữa một số cụm chi tiết chính.
►Kiểm tra công tắc :
Đo điện trở công tắc :
Nối dụng cụ đo
Thân công tắc
Thân công tắc

Tình trạng công tắc
Ấn vào
Không ấn vào

Điều kiện tiêu chuẩn
10k trở lên
Dưới 1

Page | 10
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

►Kiểm tra rơle bộ tạo nháy đèn xinhan :
-Ngắt giắc nối T23 của rơle :
-Đo điện áp của giắc nối phía dây điện :

●Điện áp tiêu chuẩn :
Nối dụng cụ đo

Điều kiện
Điều kiện tiêu chuẩn
T23-1 (IG)-Mát thân xe
Khóa điện tắt OFF
Dưới 1V
T23-1 (IG)-Mát thân xe
Khóa điện ON
11V đến 14V
T23-4 (B)-Mát thân xe
Mọi điều kiện
11V đến 14V
T23-7 (E)-Mát thân xe
Mọi điều kiện
Dưới 1V
(Nếu kết quả không như tiêu chuẩn ,có thể hư hỏng bên phía dây điện)
-Nối lại giắc nối T23 của rơle :
-Đo điện áp của giắc nối :
●Điện áp tiêu chuẩn :
Nối dụng cụ đo
T23-2 (LR)-Mát thân xe
T23-2 (LR)-Mát thân xe
T23-2 (LR)-Mát thân xe
T23-2 (LR)-Mát thân xe
T23-3 (LL)-Mát thân xe
T23-3 (LL)-Mát thân xe
T23-3 (LL)-Mát thân xe

Điều kiện
Công tắc cảnh báo nguy
hiểm OFF

Công tắc cảnh báo nguy
hiểm OFF
Khóa điện ON và công
tắc xinhan OFF (rẽ phải)
Khóa điện ON và công
tắc xinhan ON (rẽ phải)
Công tắc cảnh báo nguy
hiểm OFF
Công tắc cảnh báo nguy
hiểm ON
Khóa điện ON và công

Điều kiện tiêu chuẩn
Dưới 1V
11V đến 14V (60 đến
120 lần trên một phút)
Dưới 1V
11V đến 14V (60 đến
120 lần trên một phút)
Dưới 1V
11V đến 14V (60 đến
120 lần trên một phút)
Dưới 1V
Page | 11

GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM


Đồ án công nghệ sửa chữa

tắc xinhan OFF (rẽ trái)
T23-3 (LL)-Mát thân xe Khóa điện ON và công
11V đến 14V (60 đến
tắc xinhan ON (rẽ trái)
120 lần trên một phút)
T23-E (EL)-Mát thân xe Khóa điện ON và công
11V đến 14V
tắc xinhan OFF (rẽ trái)
T23-E (EL)-Mát thân xe Khóa điện ON và công
Dưới 1V
tắc xinhan ON (rẽ trái)
T23-6 (ER)-Mát thân xe Khóa điện ON và công
11V đến 14V
tắc xinhan OFF (rẽ phải)
T23-6 (ER)-Mát thân xe Khóa điện ON và công
Dưới 1V
tắc xinhan ON (rẽ phải)
T23-8 (HAZ)-Mát thân
Công tắc cảnh báo nguy 11V đến 14V
xe
hiểm OFF
T23-8 (HAZ)-Mát thân
Công tắc cảnh báo nguy Dưới 1V
xe
hiểm ON
(Nếu kết quả không nư tiêu chuẩn ,thì có thể rơle đã bị hỏng)
3.1.2.1.Kiểm tra sửa chữa hệ thống đèn pha phía trước :

A.Quy trình tháo :
1.Tháo lưới che két nước :

+Tháo 2 vít.
+Dùng dụng cụ tháo kẹp ,tháo 2 kẹp.
+Nhả khớp vấu hãm và tháo lưới che két nước.
2.Tháo miếng mở rộng khoang hốc bánh xe phía trước.
+Tháo 2 vít và miếng ốp mở rộng khoang hốc lốp.
Chú ý :Dùng quy trình tương tự để tháo miếng mở rộng khoang hốc lốp bên phía
còn lại.
Page | 12
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

3.Tháo tấm tránh bùn tai xe trước bên trái.
+Tháo 4 vít.
+Dùng dụng cụ tháo kẹp ,tháo 3 kẹp.
+Tháo một phần ốp chắn bùn.

Chú ý :Không cần thiết phải tháo hết tấm chắn bùn ra .Hãy tháo từng phần sao cho
nắp ba đờ sốc có thể tháo ra trong bước sau.
4.Tháo tấm tránh bùn tai xe bên phải.
Tháo tương tự như quy trình tháo bên trái cho tai xe bên phải.
5.Tháo tấm ốp bên trái động cơ.
+Dùng dụng cụ tháo kẹp ,tháo 2 kẹp.

+Tháo 3 bulông và tấm ốp bên trái động cơ.
Page | 13
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

6.Tháo tâm tấm ốp bên phải động cơ.
Tháo tương tự như quy trình tháo bên trái cho tấm bên phải.
7.Tháo lắp ba đờ xốc trước.

+Dùng dụng cụ tháo kẹp ,tháo 7 kẹp.

Page | 14
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

+Hãy dán băng dính bảo vệ quanh nắp ba đờ xốc.
+Nhả khớp 8 vấu hãm và tháo nắp ba đờ xốc.
+Ngắt 2 giắc nối của đèn sương mù.
8.Tháo cụm đèn pha bên trái.


+Tháo 3 vít và bulông.
+Tháo giắc nối và tháo đèn pha.
B.Tháo các cụm chi tiết.
1.Tháo bóng đèn pha số 1.

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên và kéo để tháo chúng ra.
2.Tháo bóng đèn báo khoảng cách.

Page | 15
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên và kéo để tháo chúng ra.
3.Tháo bóng đèn pha số 2.

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên và kéo để tháo chúng ra.
4.Tháo bóng đèn xinhan phía trước .

Page | 16
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM


Đồ án công nghệ sửa chữa

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên và kéo để tháo chúng ra.
C.Quy trình kiểm tra sửa chữa.
1.Chuẩn bị xe để điều chỉnh độ hội tụ đèn pha.
●Chuẩn bị xe :
-Chắc chắn rằng xe không bị hỏng hay biến dạng xung quanh đèn pha.
-Đổ nhiên liệu vào bình.
-Chắc chắn rằng dầu đã đổ đầy mức quy định.
-Bơm lốp đến áp suất tiêu chuẩn.
-Dỡ tải khỏi khoang hành lí và xe ,đảm bảo rằng lốp dự phòng, các dụng cụ và kích
vẫn nằm ở vị trí của chúng.
-Để một người khoảng 55kg ngồi ở ghế người lái.
2.Chuẩn hị điều chỉnh độ chụm đèn pha (dùng một màn hình).
a.Chuẩn bị xe theo các điều kiện sau:
-Di chuyển xe đến vị trí đủ tối để đường phân cách đèn pha có thể kiểm tra bằng
mắt thường được .Đường phân cách là mặt phẳng tưởng tượng mà bên dưới nó đèn
pha chiếu vào và bên trên nó đèn pha không chiếu vào được .
-Lái xe đến bề mặt bằng phẳng.
-Hướng phần trước của xe vào tường .Tường phải vuông góc với bề mặt xe đang
đổ.
-Đặt xe cách tường 10m.
-Nhấn xe xuống vài lần để ổn định hệ thống treo .Không được làm hỏng hệ thống
treo.
Chú ý:Cần có khoảng cách 10m giữa xe và tường để chỉnh đúng độ hội tụ .Nếu
không có ,lấy khoảng cách chính xác là 3m .
b.Chuẩn bị một miếng dấy trắng dày có kích thước khoảng 2m4m để dùng làm
màn chiếu.
c.Hãy vẽ một đường thẳng đi qua tâ của màn chiếu (đường V).
d.đặt màn chiếu như trong hình vẽ.

Chú ý:+Để màn chiếu vuông góc với mặt đất.
+Gióng thẳng đường V trên màn chiếu với tâm của xe.
Page | 17
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

e.Vẽ các đường cơ bản (đường V ,V LH và V RH) trên màn chiếu như trong hình
vẽ.

Trong đó :
+Đường H (độ cao đèn pha) :vẽ một đường ngang qua màn chiếu sao cho nó đi qua
các dấu tâm .Đường H phải có cùng độ cao với dấu tâm bóng đèn của đèn cần
kiểm tra.
Page | 18
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

+Đường V LH ,V RH (vị trí dấu tâm của đèn pha bên trái và bên phải được kiểm
tra):vẽ 2 đường thẳng dọc sao cho chúng cắt đường H tại các dấu điểm tâm.
Chú ý:

+Các đường cơ bản của các quy trình “kiểm tra đèn cốt” và “kiểm tra đèn pha” là
khác nhau.
+Đánh dấu tâm bóng đèn pha trên màn hình .Nếu dấu tâm không thể nhìn thấy trên
đèn pha ,hãy lấy tâm của bóng đèn pha hay dấu tên của nhà sản xuất đánh dấu trên
đèn pha làm dấu tâm.
3.Kiểm tra độ hội tụ đèn pha.
a.Che hay tháo giắc của đèn pha phía đối diện để tránh cho ánh sáng từ đèn pha
không được kiểm tra ảnh hưởng tới việc kiểm tra hội tụ của đèn cần kiểm tra.
Chú ý:
+Không để đèn pha bị che lâu hơn 3 phút .Kính đèn pha được làm bằng nhựa hữu
cơ dễ bị nóng chảy hay hỏng do quá nhiệt.
+Khi kiểm tra độ chụm của đèn pha hãy che đèn cốt hoặc ngắt giắc nối.
b.Khởi động động cơ.
c.Bật đèn pha và chắc chắn rằng đường phân cách nằm trong vùng tiêu chuẩn như
trong hình vẽ.

Page | 19
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

4.Điều chỉnh độ hội tụ đèn pha.
-Chỉnh độ hội tụ thẳng đứng đèn pha vào phạm vi tiêu chuẩn bằng cách xoay vít
chỉnh A ,B bằng tô vít.

Chú ý:

+Thực hiện điều chỉnh hội tụ đèn cốt .Việc điều chỉnh độ hội tụ trên đèn cốt đến vị
trí đúng cũng sẽ làm cho đèn pha được điều chỉnh chính xác theo.
Page | 20
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

+Hội tụ của đèn pha sẽ di chuyển xuống khi xoay vít chỉnh hội tụ theo kim chiều
đồng hồ và ngược lại.
+Nếu vít bị xiết quá chặt ,hãy nới lỏng nó và sau đó hãy xiết chặt nó sao cho vòng
xoay cuối cùng của tua vít là theo hướng chiều kim đồng hồ.
3.1.2.2.Lắp ráp.
A.Lắp ráp cụm bóng đèn.
Chú ý:
+Dùng các quy trình cho bên phải giống như quy trình cho bên trái.
+Quy trình liệt kê sau đây là cho bên trái.
1.Lắp bóng đèn xinhan phía trước.

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên để lắp vào.
2.Lăp bóng đèn pha số 2.

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên để lắp vào.
3.Lắp bóng đèn báo khoảng cách.

Page | 21
GVHD: Trần Đức Kết

SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên để lắp vào.
4.Lắp bóng đèn pha số 1.

-Xoay bóng theo hướng chỉ ra bởi mũi tên để lắp vào.
B.Lắp ráp cụm chi tiết vào xe.
1.Lắp cụm đèn pha bên trái.

Page | 22
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

-Nối các giắc nối và lắp đèn pha.
-Lắp 3 vít và bulông.
2.Lắp nắp ba đờ xốc trước.

a.Hãy dán băng dính bảo vệ quanh nắp ba đờ xốc.
b.Nối 2 giắc nối của đèn sương mù.
c.Nhả khớp 8 vấu hãm để lắp nắp ba đờ xốc.


d.Lắp 7 kệp.
3.Lắp tấm ốp bên trái động cơ.
-Lắp tấm ốp bên trái động cơ bằng 3 bulông và 2 kẹp.

Page | 23
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM

Đồ án công nghệ sửa chữa

4.Lắp tấm ốp bên phải động cơ.
-Sử dụng quy trình như bên trái cho bên phải.
5.Lắp tấm chắn bùn tai xe trước bên trái.

-Lắp tấm chắn bùn bằng 3 kẹp và 4 vít.
6.Lắp tấm chắn bùn tai xe trước bên phải.
-Sử dụng quy trình như bên trái cho bên phải.
7.Lắp miếng lót mở rộng khoang hốc lốp phía trước.

Page | 24
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


Trường Đại học GTVT TP.HCM


Đồ án công nghệ sửa chữa

-Lăp miếng mở rộng khoang hốc lốp bằng 2 vít.
8.Lắp lưới che két nước.

-Dán băng dính bảo vệ quanh lưới che két nước.
-Cài khớp 6 vấu hãm để lắp lưới che két nước.
-Lắp 2 kẹp và 2 vít.
3.1.2.3.Điều chỉnh chuẩn đoán cụm đèn sương mù phía trước.
A.Các bộ phận.

Page | 25
GVHD: Trần Đức Kết
SVTH: Trịnh Minh Vương


×