Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa Tim mạch Bệnh viện Thanh Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.76 KB, 8 trang )

PHÁT HIỆN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TIM MẠCH
BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Lê Hiệp Dũng1, Tô Văn Hải1, Nguyễn Thị Kim Dung1
TÓM TẮT
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 116 người đái tháo
đường (ĐTĐ) týp 2 điều trị nội trú tại khoa tim mạch BV Thanh Nhàn từ 1/1/2012 đến
30/9/2012. Mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Phát hiện tăng huyết áp ở những người ĐTĐ týp 2.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới những người tăng huyết áp ở người ĐTĐ týp 2.
Kết quả và kết luận:
- Tăng huyết áp (THA) chiếm 79,31% tổng số người ĐTĐ týp 2.
- Một số yếu tố liên quan tới những người tăng huyết áp ở người ĐTĐ, týp 2.
- Tăng huyết áp ở nam có tỉ lệ % nhiều hơn nữ (nam: 84%, nữ: 75,76%). Tuổi càng cao
thì tỉ lệ mắc tăng huyết áp càng nhiều và mức độ càng nặng. Thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài
thì tỉ lệ % tăng huyết áp càng lớn.
- THA ở mức độ càng cao có tỉ lê% tăng các thành phần lipid máu càng nhiều.
- Hầu hết những người THA trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng HbA1C trong máu.Trong
đó đa số tăng ở mức độ HbA1C từ 6% đến 12%, Những người THA độ II và độ III có tỉ lệ% tăng
HbA1C cao hơn THA độ I.
Từ khóa: Tăng huyết áp, Đái tháo đường.
ABSTRACT

HYPERTENSION RATE IN TYPE 2 DIABETES AT
THANH NHAN HOSPITAL
Le Hiep Dung 1 To Van Hai1 Nguyen Thi Kim Dung1
We used a cross describe research on the patients progession in 116 inpatients diabetics
typ 2 at cardiova scular department of Thanh Nhan hospital from jannuary 1st 2012 to suptember
30th 2012. Purpose of the research:
- Define of number of hypertension in patients diabetics typ 2
- Find out some factors related to hypertension in patients diabetics typ 2:


Result and conclusion:
- Hypertension acquired 79,31% diabetics typ 2.
- Some factors related to hypertension in patients diabetics typ 2: sex, age, diabetes time.
Key words: Hypertension, Diabetics.
1
1

Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
Thanh Nhan Hospital -Ha Noi

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

264


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh thường gặp, mang tính chất xó hội cao ở nhiều nước. Bệnh
có xu hướng ngày càng tăng. Bệnh thường diễn biến kéo dài trong nhiều năm, ngày càng gây ra
nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Các biến chứng về tim mạch và mạch máu là thường gặp nhất và là nguyên nhân chính
gây tử vong ở người ĐTĐ. Việc phát hiện sớm các biến chứng là rất quan trọng sẽ kéo dài
tuổi thọ và làm giảm tỉ lệ tử vong ở người ĐTĐ.
Tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội, năm 2008 nghiên cứu 150 người đái tháo đường typ 2
điều trị nội trú tại khoa Nội tiết, Tô Văn Hải và Vũ Mai Hương phát hiện được: tăng huyết áp
chiếm 80%.
Khoa tim mạch BV Thanh Nhàn hàng năm nhận điều trị nội trú nhiều người ĐTĐ. Nhưng
khoa tim mạch chưa NC về tình trạng tim mạch ở những người ĐTĐ. Vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài này nhằm mục tiêu:
- Phát hiện tăng huyết áp (THA) ở người ĐTĐ týp 2 điều trị tại Khoa tim mạch bệnh viện Thanh Nhàn.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới THA ở người ĐTĐ tuýp 2.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu (NC)
Gồm toàn bộ những người ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch Bệnh viện
Thanh Nhàn từ 1/1/2012 đến 30/9/2012.
Chẩn đoán bệnh ĐTĐ: Theo tiêu chuẩn của ADA (American Diabete Association) lần thứ
57 tại Boston (6/1997) và WHO 1999: Đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl), xét nghiệm
khi người đó nhịn đói trên 10 giờ.
Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ các bênh nhân đang bị nhiễm trùng, lao phổi, tai biến
mạch não, suy thận.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang
- Liệt kê danh sách toàn bộ những người ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại khoa tim mạch,
khám lâm sàng, đo huyết áp và tiến hành xét nghiệmhóa sinh,… để xác định THA.
- Chẩn đoán THA khi HATT 140 mmHg hoặc/ và HHTTr  90mmHg.
- Phân loại tăng huyết áp theo tổ chức y tế thế giới (OMS) năm 1999.
- Phỏng vấn, ghi vào phiếu điều tra và bệnh án một số yếu tố lên quan tới THA.
- Xét nghiệm HbA1c: Phân loại HbA1C trong máu theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA:
American Diabete Association) lần thứ 57 tại Boston (6/1997) và WHO 1999.
HbA1C (%)

Mức độ

Đánh giá

< 6,5

Bình thường

Kiểm soát đường huyết tốt


6,5 - 10

Tăng

Kiểm soát đường huyết không tốt

>10

Tăng cao

Kiểm soát đường huyết kém

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

265


2.2.2. Tổng hợp và xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê qua máy vi tính.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phát hiện tăng huyết áp ở người ĐTĐ týp 2
Bảng 1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới
Nhóm
tuổi
< 40
40 - 49
50 - 59
60 - 69
 70


n
4
6
12
18
10
50



Nam
Tỉ lệ %
3,44
5,17
10,34
15,51
8,62
43,10

Nữ
n
2
4
16
26
18
66

59,4 7,5


x (tuổi)

Tổng số
n
Tỉ lệ %
6
5,17
10
8,62
28
24,13
44
37,93
28
24,13
116
100

Tỉ lệ %
1,72
3,44
13,79
24,41
15,51
56,90
64,6 8, 3

62,6 7,2

P

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
P < 0,05
P < 0,05

Số bệnh nhân nữ nhiều hơn nam rõ rệt. Chủ yếu ở lứa tuổi từ 50 trở lờn (chiếm 86,19%).
Trong đó nhiều nhất là từ 60 – 69 tuổi trở lên (chiếm 37,93%). Ít tuổi nhất là 36 nhiều nhất là
87 tuổi.
Bảng 2. THA theo mức độ ở người ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú
Giới

Số người ĐTĐ

Số người THA

Tỉ lệ %

Nam

50

42

84

Nữ


66

50

75,76

Tổng số

116

92

79,31

THA ở bệnh nhân ĐTĐ chiếm tỉ lệ cao (79,31%), nam có tỉ lệ % THA cao hơn các bệnh
nhân nữ .
3.2. Một số yếu tố liên quan tới tăng huyết áp ở người ĐTĐ tuýp 2
Bảng 3. Mức độ THA theo giới ở người ĐTĐ nội trú
THA độ I

THA độ II

THA độ III

Tổng số THA

10
20

24

48

8
16

42
84

Nữ (n =66):
- Số NB
- Tỉ lệ %

14
21,21

30
45,45

6
9,09

50
75,76

Tổng số(N=116):
- Số NB
- Tỉ lệ %

24
20,69


54
46,55

14
12,07

92
79,31

So sánh (P)

>0,05

>0,05

>0,05

Giới
Nam (n =50):
- Số NB
- Tỉ lệ %

THA độ II chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là độ I và độ III. Nam có tỉ lệ% THA độ II và độ
III nhiều hơn nữ.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

266



Bảng 4. Mức độ THA theo lứa tuổi ở người ĐTĐ nội trú
Lứa tuổi

số người

THA

THA

THA

Tổng số THA

ĐTĐ

độ I

độ II

độ III

n

Tỉ lệ %

<40

6


0

0

0

0

0

40 – 49

10

4

2

0

6

60,00

50 – 59

26

6


8

2

16

61,54

60 – 69

44

12

26

4

42

95,45

≥ 70

30

2

18


8

28

93,33

Tổng số

116

24

54

14

92

79,31

Độ tuổi càng cao tỉ lê% THA mắc càng nhiều, mức THA càng cao.
Bảng 5. Mức độ THA liên quan tới thời gian phát hiện ĐTĐ nội trú
Thời gian ĐTĐ
≤ 1 năm (n=0):
>1- 5 năm (n=62):
>5-10 năm (n=34):
> 10 năm (n=14):

THA độ I


THA độ II

THA độ III

Tổng số

Số NB

0

0

0

0

Tỉ lệ %

0

0

0

0

Số NB

14


28

2

44

Tỉ lệ %

12,06

24,13

1,72

37,93

Số NB

8

22

4

34

Tỉ lệ %

6,89


18,96

3,44

29,31

Số NB

2

4

8

14

Tỉ lệ %

1,72

3,44

6,89

12,06

Thời gian đó phỏt hiện ĐTĐ càng dài thỡ tỉ lệ % THA càng nhiều và mức THA giai đoạn
II và giai đoạn III càng cao.
Bảng 6. Liên quan tới THA với rối loạn chuyển hóa lipid máu
Lipid máu

(mmol/l)
Tăng CT ≥ 5,2
Tăng TG ≥ 2,3
Giảm HDLc ≤ 0,9

Tăng LDLc ≥ 2,3

THA độ I
(n=24)

THA độ II
(n=54)

THA độ III
(n=14)

Tổng số
(n=92)

Số NB

12

32

9

53

Tỉ lệ %


50

59,3

64,3

57,6

Số NB

9

24

8

41

Tỉ lệ %

37,6

44,4

57,1

44,6

Số NB


8

22

6

36

Tỉ lệ %

33,3

40,7

42,9

39,1

Số NB

6

15

5

26

Tỉ lệ %


25

27,7

35,7

28,3

Bệnh nhân THA ở mức độ càng cao có tỉ lê% tăng các thành phần lipid máu càng nhiều.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

267


Bảng 7. Liên quan tới THA với mức độ HbA1C trong máu
Mức độ HbA1C (%)

THA độ I

THA độ II

THA độ III

Tổng số

(n=24)

(n=54)


(n=14)

(n=92)

Số NB

6

2

0

8

Tỉ lệ %

25

3,7

0

8,7

Tăng

Số NB

16


38

10

64

6,5 - 10

Tỉ lệ %

66,7

70,4

71,4

69,6

Tăng cao

Số NB

2

14

4

20


> 10

Tỉ lệ %

8,3

29,5

28,6

21,7

Tổng số

Số NB

24

54

14

92

Tỉ lệ %

20,69

46,55


12,07

100

Bình thường < 6,5

Hầu hết các BN THA trên ĐTĐ týp 2 có tăng HbA1C trong máu. Trong đó đa số tăng ở mức
độ HbA1C từ 6% đến 12%, Những BN THA độ II và độ III có tỉ lệ% tăng HbA1C cao hơn THA.
4. BÀN LUẬN
4.1. Phát hiện tăng huyết áp ở những người ĐTĐ týp 2
Chúng tôi đó NC 116 người ĐTĐ týp 2, trong đó số có 92 người THA chiếm tỉ lệ cao
(79,31%), trong đó THA độ II chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,55%, tiếp đến là độ I (chiếm 20,69%) và
độ III (chiếm 20,07%).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhiều NC về tỉ lệ THA trên người ĐTĐ ở nước ngoài:
Lefebre (1988) phát hiện 57,5% THA, Anciaux Marie Laure (1992) ở Châu Âu thấy THA chiếm
60% số người ĐTĐ, Grace Lee (1996) ở châu Á thấy 50% người ĐTĐ có THA. Theo Keitn R.
Người ĐTĐ nam có nguy cơ mắc THA cao gấp 2 lần bệnh nhân nữ. Nghiên cứu tại cộng đồng
Hà Nội năm 2001 trên 72 người ĐTĐ có 41 người THA chiếm 56,94%.
Tuy nhiên so sánh kết quả với một số nghiên cứu ở trong nước chúng tôi thấy tỉ lệ THA
trong những người BTĐ của chúng tôi cao hơn: Nguyễn Hữu Dàng (1993) ở cộng đồng Thừa
Thiên Huế chỉ thấy THA chiếm 20,83%, Đỗ Thị Tính (1998) ở bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng:
225 người BTĐ thấy THA chiếm 36%, Tạ Văn Bình thấy 29% THA ở người BTĐ. Sự khác
nhau trên chủ yếu là các bệnh nhân có biến chứng tim mạch nặng vào điều trị khoa Tim mạch.
4.2. Một số yếu tố liên quan tới tăng huyết áp ở những người ĐTĐ týp 2
4.2.1. Liên quan tăng huyết áp với tuổi và giới
Nghiên cứu 116 người ĐTĐ có 79,31% người THA. THA gặp ở nam chiếm 84% cao
hơn nữ (chiếm 75,76%). Nữ nhiều hơn nam rõ rệt. Chủ yếu ở lứa tuổi từ 50 trở lên (chiếm
86,19%). Trong đó nhiều nhất là 60 - 69 tuổi trở lên. ít tuổi nhất là 36 nhiều nhất là 87 tuổi. Độ
tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc THA càng cao (40-49 tuổi = 60%, 50 - 59 tuổi = 61,54%; 60 - 69 = 95,45%,

> 70 tuổi = 93,33%). Thời gian đó phát hiện ĐTĐ càng dài thì tỉ lệ % THA càng nhiều và mức
THA giai đoạn II và giai đoạn III càng cao.
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

268


Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu khác đều nhận xét, tuy nhiên mức độ
THA tăng theo lứa tuổi và thời gian mắc bệnh cao hơn nhiều so với những NC các đây 5-7 năm
NC tại cộng đồng Hà Nội năm 2001 ở 72 người BTĐ có 41 người THA chiếm 56,94%. Trong đó
nam THA là 16/25 người = 64% cao hơn rõ rệt so với nữ (25/47người = 53,1%), đa số là THA
độ I (33,33%),THA độ II là 16,67%,THA độ III chỉ 6,94%. Tuổi càng cao tỉ lệ THA càng nhiều,
nhiều nhất là lứa tuổi từ 50 trở lên (50 - 59 tuổi = 53,33%; 60 - 69 = 65%, > 70 tuổi = 76,19%).
4.2.2. Liên quan tăng huyết áp với thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ
Nghiên cứu mối liên quan giữa THA với thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ thấy thời gian phát
hiện bệnh càng dài thỡ tỉ lệ THA càng cao (<1 năm: THA = 46,67%; > 1- 3 năm: THA = 51,22%;
trên 3 năm: THA chiếm 81,22%).
Nghiên cứu này thấy tỉ lệ % người THA cao hơn rừ rệt so với nghiên cứu ở những người
ĐTĐ điều trị tại khoa Nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn năm 2008 trên 150 người ĐTĐ thấy thời gian
phát hiện bệnh càng dài thì tỉ lệ THA càng cao (<1 năm:THA chiếm 50%; từ trên 1 năm đến 5
năm: THA = 61,9% ; từ trên 5 năm đến 10 năm: THA chiếm 66,7%, trên 10 năm mắc ĐTĐ: THA
chiếm 94,2%).
4.2.3.Liên quan tới THA với rối loạn chuyển hóa lipid máu
Kết quả NC 92 người THA của chúng tôi thấy: Tăng cholesterol chiếm 57,6%, tăng
triglycerite chiếm 44,6%, giảm HDL-C chiếm 39,1%, tăng LDL-C 28,3%. Người THA ở mức độ
càng cao có tỉ lệ % tăng các thành phần lipid máu càng nhiều.
4.2.4. Liên quan tới THA với mức độ HbA1C trong máu
NC của chúng tôi thấy, hầu hết những người THA trên ĐTĐ týp 2 có tăng HbA1C trong máu,
chiếm 91,3%. Trong đó đa số tăng ở mức độ HbA1C từ 6% đến 12% (chiếm 69,6%), tăng trên 10%
chiếm 21,7%. Những người THA độ II và độ III có tỉ lệ% tăng HbA1C cao hơn THA độ I.

Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA: American Diabete Association) lần thứ 57 tại Boston (6/1997)
và WHO 1999 đã xác định vai trò rất quan trọng của HbA1C trong chẩn đoán, theo dõi và tiên
lượng bệnh ĐTĐ và nó cho biết mức đường huyết trung bình của người trong 2-3 tháng vừa qua.
Đây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp cho bệnh nhân và bác sĩ
điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian vừa qua. Ưu điểm
của xét nghiệm HbA1C là: Phản ánh tình trạng bệnh lý ĐTĐ chính xác hơn Glucose máu và Glucose
niệu. Giúp quản lý bệnh ĐTĐ tốt hơn, thời gian làm xét nghiệm tương đối nhanh (10-15 phút); không có
quy định nghiêm ngặt về thời điểm lấy máu (lúc no, lúc đói đều được).
4.2.5. Liên quan tới THA với mức độ Glucose trong máu và chỉ số BMI
Hầu hết các chuyên gia về bệnh ĐTĐ trên thế giới cũng như trong nước đã nhận xét mức
độ glucose máu và chỉ số BMI không sử dụng để nghiên cứu mối liên quan với các biến chứng
của bệnh ĐTĐ vì:
- Mức độ glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ thay đổi rất nhiều theo thời gian tiến hành, đặc
biệt là liên quan tới thời gian, chế độ ăn uống. Glucose máu không ổn định như HbA1C trong
máu. Vì vậy cần dựa vào định lượng HbA1C để theo dõi bệnh ĐTĐ.
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

269


- Chỉ số BMI trong người ĐTĐ cũng rất thay đổi, không nên dựa vào nó để đánh giá mối
liên quan với các biến chứng của bệnh ĐTĐ vì trong người ĐTĐ thể trang có thể giảm sút, gầy
nhiều, chỉ số BMI giảm, đó là 1 trong 4 triệu chứng lâm sàng cơ bản của ĐTĐ (ăn nhiều, uống
nhiều, đái nhiều, gầy nhiều). Nhưng cũng không hiếm những người ĐTĐ lại có thể trạng béo,
cân nặng tăng chỉ số BMI cao.
5. KẾT LUẬN
NC 116 người ĐTĐ týp 2 điều trị tại khoa Tim mạch bệnh viện Thanh Nhàn, chúng tôi thấy.
5.1.Phát hiện tăng huyết áp ở người ĐTĐ týp 2
THA chiếm 79,31% tổng số người ĐTĐ.
5.2. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp

- Nam có tỉ lệ % tình trạng nhiều hơn nữ (nam là 84%, nữ 75,76%).
- Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc tình trạng càng nhiều và mức độ càng nặng.
- Thời gian đã phát hiện ĐTĐ càng dài thì tỉ lệ % tình trạng càng lớn.
- THA ở mức độ càng cao có tỉ lê% tăng các thành phần lipid máu càng nhiều.
- Hầu hết những người THA trên ĐTĐ týp 2 có tăng HbA1C trong máu.Trong đó đa số
tăng ở mức độ HbA1C từ 6% đến 12%, Những người THA độ II và độ III có tỉ lệ% tăng HbA1C
cao hơn THA độ I.
6. KIẾN NGHỊ
Một số biện pháp thích hợp để phũng và hạn chế tình trạng ở NB ĐTĐ:
- Tăng cường hoạt động thể lực hợp với lứa tuổi: Thể dục thể thao.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn đường nhiều và mỡ động vật, tăng cường ăn rau, quả
để cung cấp vitamin, các vi chất cần thiết... Tránh sử dụng, nghiện những chất kích thích làm ảnh
hưởng tới tăng huyết áp, chuyển hóa đường: Rượu, thuốc lá, thuốc lào...
- Kiểm tra theo dõi sức khỏe và ĐTĐ 6 tháng đến 1 năm 1 lần: Trọng lượng cơ thể, vòng
bụng, huyết áp, xét nghiệm máu (Đường, cholesterol, trigycerite, HbA1C...) nước tiểu (protein,
đường, tế bào...). Trong đó đặc biệt quan tâm tới những người cao tuổi ( 50), béo phì nhanh.
- Tổ chức các phòng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú đối với những người đó mắc ĐTĐ để
phòng các biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Văn Hải, Vũ Mai Hương (2009). Tăng huyết áp và biến đổ điện tim ở người ĐTĐ
điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Thanh Nhàn. Nội khoa, tháng 12, tr 15-22.
2. Thái Hồng Quang (1989): Góp phần nghiên cứu các tình trạng mạn tính của bệnh đái
tháo đường.Luận án PTS Học Viện Quân Y, 2-23.
3. Trần Đức Thọ (1995): Bệnh đái tháo đường. Bệnh học nội khoa tập II, Trường đại học Y
khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 269 - 273.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

270



4. Đỗ Thị Tính, Trần Thị Mai (2001): Biến chứng thường gặp của BTĐ tại BV Việt Tiệp Hải Phòng. Kỷ yếu các đề tài NCKH. Đại hội "Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam " lần thứ nhất,309 -316.
5. Bottermann P..Classen M. (1991): Diabetes mellitus and arterial hypertension. Inter.
Med. V. 46, 558 - 562.
6. Jean Lubetzki.(1991): Coeur et Diabete. Le Livre de endocrinologie et maladies
métalliques. Medicine sciences flammation, 354 – 358.
7. Sing H - RB (1998): Prevalence of type diabetes mellitus and risk of hypertension an
coronary artery disease in rural and urban population with low rates of obesity. Int.J. Cardial,
sep,volum 1, 65 – 72.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

271



×