Tải bản đầy đủ (.doc) (270 trang)

Giáo dục phẩm chất kỷ luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 270 trang )



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu trích dẫn trong luận án
bảo đảm trung thực và có xuất xứ
rõ ràng, không trùng lặp với các
công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Phổ Thông


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.
1.2.
Chương 2

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công


bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHẨM CHẤT

5
12
12
29

KỶ LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ
QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

2.1.
2.2.
2.3.
Chương 3

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
Chương 4

Những vấn đề lý luận về phẩm chất kỷ luật của học viên
ở các trường sĩ quan quân đội
Những vấn đề lý luận về giáo dục phẩm chất kỷ luật cho học
viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay
Những yếu tố tác động đến giáo dục phẩm chất kỷ luật cho học
viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC PHẨM CHẤT KỶ
LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI

Khái quát các trường sĩ quan quân đội
Tổ chức khảo sát thực trạng
Thực trạng phẩm chất kỷ luật của học viên ở các trường
sĩ quan quân đội
Thực trạng giáo dục phẩm chất kỷ luật cho học viên ở
các trường sĩ quan quân đội
Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT KỶ LUẬT
CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN
ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ THỰC

33
33
47
70

76
76
78
80
86
105
111


NGHIỆM SƯ PHẠM


4.1.

Biện pháp giáo dục phẩm chất kỷ luật cho học viên ở các

4.2.

trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay
Thực nghiệm sư phạm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

111
140
161
164
165
176


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Chữ viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Cơ sở thực nghiệm
Giáo dục và đào tạo
Phẩm chất kỷ luật
Sĩ quan Chính trị
Sĩ quan Lục quân
Sĩ quan Pháo binh
Sĩ quan quân đội

Chữ viết tắt
CBQL
ĐTB
ĐLC
CSTN
GD&ĐT
PCKL
SQCT
SQLQ
SQPB
SQQĐ



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
Tên bảng
Trang
1 Bảng 3.1: Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan
79
2 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đánh giá nhận thức kỷ luật của học viên
81
3 Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả đánh giá thái độ kỷ luật của học viên
82
4 Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả đánh giá hành vi kỷ luật của học viên
83
5 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ nhận thức của mục tiêu
86

7

giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết của nội dung
giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thực hiện nội dung giáo

89

8

dục tầm quan trọng của kỷ luật quân đội
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả đánh giá thực hiện nội dung giáo dục


90

9

pháp luật của Nhà nước
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thực hiện nội dung giáo

91

10

dục điều lệnh, điều lệ, quy định của quân đội
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thực hiện nội dung giáo

93

11

dục quy chế, quy định của nhà trường
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ sử dụng phương pháp

94

12

giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thực hiện hình thức tổ

96


13

chức giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ sử dụng phương tiện

97

14

giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả đánh giá vai trò hiệu quả các lực lượng

98

15

giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả đánh giá các hành động tự giáo dục

16
17
18

PCKL của học viên
Bảng 3.16: Tổng hợp về đánh giá kết quả giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả đánh giá môi trường tập thể học viên
Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ tác động của các yếu

99

101
102

19

tố đến giáo dục PCKL cho học viên
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi kỷ

103
146

6

luật của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 trước

88


20

thực nghiệm
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi kỷ
luật của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 sau

21

thực nghiệm
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi kỷ

149


luật của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 trước
22

thực nghiệm
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi kỷ luật

153

của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 sau thực nghiệm

155


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang

1

Biểu đồ 4.1: So sánh kết quả đánh giá nhận thức kỷ luật của học viên
147

2

lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 trước thực nghiệm
Biểu đồ 4.2: So sánh kết quả đánh giá thái độ kỷ luật của học viên lớp


147

3

thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 trước thực nghiệm
Biểu đồ 4.3: So sánh kết quả đánh giá hành vi kỷ luật của học viên lớp

148

4

thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 trước thực nghiệm
Biểu đồ 4.4: So sánh kết quả đánh giá nhận thức kỷ luật của học viên

150

5

lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 sau thực nghiệm
Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả đánh giá thái độ kỷ luật của học viên lớp

150

6

thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 sau thực nghiệm
Biểu đồ 4.6: So sánh kết quả đánh giá hành vi kỷ luật của học viên lớp

151


7

thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN1 sau thực nghiệm
Biểu đồ 4.7: So sánh kết quả đánh giá nhận thức kỷ luật của học viên

153

8

lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 trước thực nghiệm
Biểu đồ 4.8: So sánh kết quả đánh giá thái độ kỷ luật của học viên lớp

154

9

thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 trước thực nghiệm
Biểu đồ 4.9: So sánh kết quả đánh giá hành vi kỷ luật của học viên lớp

154

10

thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 trước thực nghiệm
Biểu đồ 4.10: So sánh kết quả đánh giá nhận thức kỷ luật của học viên

156

11


lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 sau thực nghiệm
Biểu đồ 4.11: So sánh kết quả đánh giá thái độ kỷ luật của học viên lớp

156

12

thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 sau thực nghiệm
Biểu đồ 4.12: So sánh kết quả đánh giá hành vi kỷ luật của học viên lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng ở CSTN2 sau thực nghiệm

157

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TT
1

Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 3.1: Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi kỷ luật
của học viên theo đánh giá của CBQL, giảng viên và học viên

85


2

Sơ đồ 4.1: Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi kỷ luật
151


3

của học viên ở CSTN1 sau thực nghiệm
Sơ đồ 4.2: Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi kỷ luật
của học viên ở CSTN2 sau thực nghiệm

157


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, trong tình hình hiện nay đang đặt ra yêu cầu đối
với đội ngũ cán bộ quân đội phải có phẩm chất nhân cách toàn diện. Nghị
quyết số 769-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương Về xây dựng đội ngũ cán
bộ quân đội giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo đã xác định:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt
đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; có phẩm chất đạo đức
cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm” [72, tr.5]. Để thực hiện mục tiêu
trên, đòi hỏi các học viện, nhà trường quân đội nói chung và các trường
SQQĐ nói riêng phải không ngừng coi trọng giáo dục phẩm chất nhân cách
học viên một cách toàn diện, trong đó nâng cao PCKL cho học viên là nội
dung yêu cầu hết sức cần thiết.
Đối với học viên ở các trường SQQĐ, do đặc điểm chủ yếu là những
học sinh mới tốt nghiệp phổ thông, có tuổi quân, tuổi đời còn trẻ; nên vấn đề
giáo dục hình thành PCKL cho học viên trong quá trình đào tạo luôn là yêu
cầu nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thông qua giáo dục PCKL, không chỉ
giúp cho học viên có nhận thức, thái độ, thói quen hành vi kỷ luật đúng

chuẩn mực quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động quân sự, mà còn góp phần
phát triển toàn diện nhân cách người sĩ quan tương lai theo mục tiêu đào tạo
xác định. Bên cạnh đó, giáo dục PCKL còn giúp học viên chủ động học tập
nâng cao trình độ kiến thức, năng lực nghề nghiệp, tích cực rèn luyện xây
dựng phương pháp, tác phong công tác khoa học, bảo đảm sau khi ra trường
trên cương vị là người lãnh đạo, chỉ huy, nhà sư phạm quân sự luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ trong đơn
vị thuộc quyền theo đúng chức trách, yêu cầu quy định.


6
Quán triệt quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng, những năm qua các
trường SQQĐ đã thường xuyên tiến hành giáo dục PCKL cho học viên và đạt
được những kết quả nhất định. Đa số học viên đã xác định rõ vai trò, trách
nhiệm, thường xuyên, rèn luyện chấp hành nghiêm kỷ luật, sẵn sàng nhận và
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay trước sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xu thế mở cửa hội nhập quốc tế của đất
nước, mục tiêu đổi mới giáo dục của Đảng, yêu cầu xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị, cùng những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị
trường; đã làm cho vấn đề giáo dục, rèn luyện PCKL của học viên ở các
trường SQQĐ bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Quá trình sử dụng các phương
pháp, hình thức tổ chức PCKL cho học viên còn chậm đổi mới, vai trò trách
nhiệm của các lực lượng giáo dục và học viên trong giáo dục PCKL chưa cao.
Mức độ chuyển hóa giữa nhận thức, thái độ và hành vi kỷ luật của học viên
còn chưa đồng đều so với mục tiêu quy định. Không ít học viên có thói quen
hành vi chưa đúng với chuẩn mực, thậm chí còn vi phạm kỷ luật nghiêm trọng
ảnh hưởng xấu đến đơn vị. Để khắc phục những hạn chế đó, đòi hỏi việc
nghiên cứu vận dụng lý luận giáo dục nhân cách vào thực tiễn nhằm nâng cao
PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay là một yêu cầu cấp thiết và
có ý nghĩa quan trọng.

Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục phẩm chất
nhân cách học sinh, sinh viên nói chung và học viên các trường quân đội nói
riêng. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và tình
hình bối cảnh hiện nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn giáo dục PCKL cho học viên đào tạo ở
các trường SQQĐ.
Từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Giáo dục
phẩm chất kỷ luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối
cảnh hiện nay” làm luận án tiến sĩ Giáo dục học là có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn sâu sắc.


7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục PCKL cho học viên
ở các trường SQQĐ, đề xuất biện pháp giáo dục PCKL nhằm góp phần phát
triển toàn diện nhân cách học viên, đáp ứng mục tiêu đào tạo của các trường
SQQĐ và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến giáo dục PCKL cho
học viên ở các trường SQQĐ.
Làm rõ lý luận về PCKL của học viên và giáo dục PCKL cho học viên ở
các trường SQQĐ trong bối cảnh hiện nay.
Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng giáo dục PCKL cho học viên ở
các trường SQQĐ.
Đề xuất biện pháp giáo dục PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ
trong bối cảnh hiện nay. Tổ chức thực nghiệm sư phạm chứng minh tính đúng
đắn của biện pháp giáo dục PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ được đề
xuất trong luận án.

3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục nhân cách học viên ở các trường SQQĐ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về
PCKL và giáo dục PCKL cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ
đại học ở các trường SQQĐ. Đồng thời, đề xuất biện pháp giáo dục PCKL
cho học viên ở các trường SQQĐ trong bối cảnh hiện nay.
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về giáo dục PCKL cho
học viên đào tạo sĩ quan tham mưu chỉ huy, sĩ quan tham mưu binh chủng hợp


8
thành, sĩ quan chính trị tại 3 trường gồm: Trường SQLQ1, Trường SQCT,
Trường SQPB trong giảng dạy, rèn luyện học viên, xây dựng đơn vị chính
quy, hoạt động ngoại khóa.
Khách thể khảo sát: Gồm CBQL, giảng viên và học viên đang công tác,
học tập tại các trường SQQĐ nói trên.
Về thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận án được xác định từ năm
2013 đến năm 2018.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ chỉ đạt hiệu quả khi
vận dụng đúng lôgic và quy luật giáo dục nhân cách quân nhân. Hiện nay, vấn
đề giáo dục PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ đang còn những hạn chế,
bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, trong quá trình đào tạo nếu
các trường SQQĐ thực hiện đồng bộ biện pháp như giáo dục nâng cao nhận
thức trách nhiệm của lực lượng giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức giáo dục; phát huy vai trò tích cực của học viên trong tự giáo dục;

tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng các tập thể học viên vững
mạnh thì nhận thức, thái độ và hành vi kỷ luật của học viên sẽ được hình
thành, phát triển một cách vững chắc, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà
trường và yêu cầu xây dựng quân đội trong bối cảnh hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo. Quá trình nghiên cứu
luận án còn vận dụng các quan điểm tiếp cận cụ thể như sau.
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Giáo dục PCKL cho học viên ở các trường
SQQĐ là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với
nhau. Các thành tố của quá trình giáo dục PCKL không tồn tại độc lập mà tác


9
động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, cần nghiên cứu làm rõ được các
thành tố cơ bản của quá trình giáo dục PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ.
Tiếp cận lịch sử - lôgic: Nghiên cứu giáo dục PCKL cho học viên ở các
trường SQQĐ cần đặt trong bối cảnh điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Từ đó,
xem xét mức độ phù hợp của phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện
giáo dục PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ, đồng thời không được tách
rời xu thế đổi mới phát triển giáo dục hiện nay.
Tiếp cận thực tiễn: Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu giáo dục
PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ phải bám sát sự phát triển của xã hội,
xu hướng hội nhập quốc tế, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;
tình hình nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc điểm của các nhà trường, để đề
xuất những yêu cầu, biện pháp giáo dục PCKL cho học viên một cách phù
hợp.

Tiếp cận hoạt động và nhân cách: Nhân cách con người được hình
thành, phát triển thông qua hoạt động, nhờ có hoạt động con người mới nâng
cao giá trị nhân cách và thể hiện giá trị nhân cách của mình trong cuộc sống.
Do vậy, để hình thành cho học viên có PCKL theo mục tiêu xác định các
trường SQQĐ cần tổ chức hoạt động giáo dục một cách khoa học, phù hợp
với đặc điểm học viên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành và liên ngành, bao gồm.
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái
quát hoá tài liệu có liên quan trực tiếp đến giáo dục PCKL cho học viên ở các
trường SQQĐ hiện nay như: Các Nghị quyết của Đảng, của Quân ủy Trung
ương về GD&ĐT nói chung về đào tạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ sĩ quan
quân đội nói riêng, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020; các giáo trình,


10
tài liệu về giáo dục phẩm chất nhân cách, giáo dục PCKL cho học viên; các
công trình khoa học, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công
bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập, rèn luyện của học
viên, hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên và hoạt động quản lý, giáo
dục của cán bộ đơn vị quản lý học viên, để đánh giá những biểu hiện về PCKL
của học viên và kết quả thực hiện các biện pháp giáo dục PCKL cho học viên
ở các trường SQQĐ hiện nay.
Phương pháp điều tra: Tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu ankét
với các đối tượng: Học viên, giảng viên, CBQL tại Trường SQCT, Trường
SQPB, Trường SQLQ1 để tìm hiểu và khẳng định tính khách quan của vấn

đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu đội ngũ CBQL,
giảng viên, học viên nhằm có thêm thông tin định tính, đánh giá thực trạng
giáo dục PCKL cho học viên và nguyên nhân của thực trạng đó ở một số
trường SQQĐ hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Nghiên cứu các
báo cáo tổng kết năm học của một số trường SQQĐ để bổ sung nội dung
thông tin đánh giá thực trạng giáo dục PCKL cho học viên.
Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo và xin ý kiến chuyên gia
của một số nhà khoa học chuyên ngành, nhà sư phạm có uy tín trong và ngoài
quân đội có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, quản lý học viên về
các khái niệm khoa học, đánh giá thực trạng giáo dục PCKL, biện pháp giáo
dục PCKL, cách thức tổ chức thực nghiệm khoa học, cách xử lý số liệu.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm tại Trường
SQCT và Trường SQLQ1 để rút ra kết luận về giáo dục PCKL cho học viên
và kiểm chứng giả thuyết khoa học.
Các phương pháp toán học


11
Sử dụng phương pháp toán xác suất thống kê để xử lý số liệu khảo sát
thực tiễn và kết quả thực nghiệm sư phạm thông qua cách lập bảng, vẽ đồ thị
hoặc tính tham số đặc trưng (trung bình mẫu, trung bình cộng, phương sai, độ
lệch chuẩn, T- test, hệ số tương quan trên cơ sở sử dụng phần mềm IBM
SPSS Statistics 20).
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về lý luận
Xác định được hệ thống khung lý luận về giáo dục PCKL cho học viên ở
các trường SQQĐ trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, đã làm rõ khái niệm, cấu
trúc, đặc trưng quá trình hình thành, phát triển PCKL của học viên; khái niệm,

giáo dục PCKL cho học viên các trường SQQĐ trong bối cảnh hiện nay.
Luận án cũng chỉ ra những yêu cầu và yếu tố tác động đến giáo dục
PCKL cho học viên ở các trường SQQĐ trong bối cảnh hiện nay.
6.2. Về thực tiễn
Luận án đánh giá được thực trạng giáo dục PCKL cho học viên ở các
trường SQQĐ hiện nay, khái quát được nguyên nhân của thực trạng đó.
Xây dựng được hệ thống biện pháp giáo dục PCKL cho học viên ở các
trường SQQĐ phù hợp với bối cảnh hiện nay.
7. Ý nghĩa giá trị lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm lý luận
về giáo dục nhân cách học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học giúp
các trường SQQĐ nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng nhà
trường chính quy, mẫu mực, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ CBQL, giảng
viên, học viên ở các trường trong và ngoài quân đội.
8. Kết cấu của luận án


12
Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến
nghị, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phẩm chất kỷ luật
và giáo dục phẩm chất kỷ luật
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trước đây, trong quân đội Xô Viết đã có nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến PCKL và giáo dục PCKL với nội dung và cách thức tiếp cận
khác nhau. Tác giả V.Đ. Culacốp (1979) với công trình“Giáo dục tính kỷ
luật cho các chiến sĩ Xô - Viết” [23], cho rằng kỷ luật ở các phân đội tốt hay
không tốt, phần lớn tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức và sự thể hiện hành
động kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị đó. Theo tác giả, tính kỷ luật
là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người quân nhân đang
phục vụ trong quân đội cách mạng; tính kỷ luật của quân nhân có cấu trúc
hết sức phức tạp bao gồm động cơ hành vi kỷ luật và các kỹ năng, kỹ xảo,
thói quen hành vi kỷ luật. Tác giả A.I. Anchipốp cho rằng “cấu trúc tính kỷ
luật của nhân cách quân nhân gồm: sự hiểu biết về kỹ thuật và vũ khí, về điều
lệnh, chuẩn mực đạo đức, tự ý thức sâu sắc về ý nghĩa chính trị và xã hội của
kỷ luật, niềm tin chính trị và đạo đức của cá nhân cũng như những kỹ năng,
kỹ xảo, thói quen tuân thủ các đòi hỏi của kỷ luật quân sự” [Dẫn theo 102,
tr.15]. Theo tác giả, tính kỷ luật là một phẩm chất tâm lý rất quan trọng tạo
thành nhân cách quân nhân, có ý nghĩa thúc đẩy hệ thống thái độ, hành vi, ý
thức tích cực trong chấp hành kỷ luật quân đội của mỗi quân nhân.


13
Nghiên cứu về kinh nghiệm giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho quân nhân,
trong cuốn “Hãy trở thành người chiến sĩ có kỷ luật” [34], tác giả A.I.
Êrêmencô (1981) cho rằng kỷ luật là yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến
thắng của quân đội cách mạng. Theo tác giả, nếu không có kỷ luật sẽ không thể
có quân đội, kỷ luật nghiêm minh là thuộc tính hữu cơ của quân đội. Ngoài ra,
tác giả còn đề cập đến những tác động của nhiệm vụ quân sự và sự cần thiết đối
với mỗi quân nhân đó là phải hiểu mình đang làm gì, làm vì cái gì, cái gì đang
thôi thúc mình hành động, từ đó tác giả rút ra kết luận mọi nội dung công việc
muốn thực hiện thắng lợi đều nhờ vào chấp hành nghiêm kỷ luật.
Công trình “Quân đội hiện đại và kỷ luật” [52] của nhóm tác giả A.I.

Kitốp, V.N. Côvalép, V.K. Lugierencô (1982) và “Thế nào là quân nhân có
đạo đức” [110] của tác giả Đ.A. Vôncôgônốp (1982), cũng đề cập vấn đề tăng
cường tính tổ chức kỷ luật và trật tự của quân đội trong điều kiện hiện đại.
Đặc biệt, các tác giả đã làm rõ vai trò, ý nghĩa của kỷ luật đối với sự sẵn sàng
chiến đấu của các lực lượng vũ trang Liên Xô; những biểu hiện của kỷ luật
trong hoạt động quân sự. Các tác giả cho rằng vấn đề tăng cường kỷ luật đang
ngày càng đòi hỏi cao hơn đối với vai trò hoạt động của cán bộ chỉ huy, cán
bộ chính trị, của các tổ chức đảng, đoàn thành niên trong giáo dục, bồi dưỡng
nâng cao ý thức và duy trì nghiêm kỷ luật.
Để tăng cường kỷ luật của quân đội Nga, trong bài “Về xác định khái
niệm kỷ luật quân sự tự giác” [111], tác giả I.N. Vônkốp (2004) cho rằng việc
hình thành, phát triển kỷ luật tự giác ở mỗi quân nhân là một quá trình thống
nhất và đấu tranh giữa tính tự giác và tính tự phát, trong đó tính tự giác sẽ dần
dần chiếm được vị trí thống trị. Sự thống trị của tính tự giác sẽ dẫn tới việc giải
quyết mâu thuẫn giữa tính tự phát và tính tự giác, từ đó làm nảy sinh một chất
lượng mới của kỷ luật quân sự - kỷ luật tự giác. Theo tác giả, kỷ luật của mỗi
quân nhân được hình thành trên cơ sở giác ngộ nghĩa vụ trách nhiệm cá nhân
về bảo vệ tổ quốc của mình. Vì vậy, để hình thành và củng cố kỷ luật cao thì


14
một trong những phương hướng công tác quan trọng nhất là phải phát triển,
tăng cường tính tự giác chấp hành kỷ luật của quân nhân.
Nghiên cứu về “Mối tương quan của kỷ luật quân sự và tính kỷ luật”
[112], tác giả I.V. Vônkốp (2005) cũng cho rằng kỷ luật là những yêu cầu của
nhà nước đối với việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ, hành vi của quân nhân
nhằm hình thành và củng cố trật tự, thống nhất mọi hành động tập thể trong lực
lượng vũ trang. Theo tác giả, tính kỷ luật của quân nhân có thể xem như phẩm
chất của họ, đó là thái độ nhận thức của cá nhân đối với kỷ luật đã được thiết lập
trong lực lượng vũ trang và khả năng tạo nên hành vi của bản thân phù hợp với

các yêu cầu của kỷ luật. Tác giả cũng chỉ rõ dấu hiệu đặc trưng của tính tự giác
trong vấn đề kỷ luật là những động cơ, hành vi của các quân nhân được hình
thành trên những quan niệm và niềm tin cá nhân vững chắc về sự cần thiết và lợi
ích từ kỷ luật, từ sự giác ngộ về nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân của bản thân
đối với Tổ quốc, tập thể trong từng hành vi của mình. Ngoài những công trình
nêu trên, còn một số tác giả như V.A. Bátmarốp, V.V. Icarốp, C.I. Pustôvalốp
cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề duy trì kỷ luật trong bối cảnh tình hình
mới. Dựa vào những kết quả nghiên cứu, các tác giả cho rằng trong xã hội
nước Nga hiện nay đã hình thành nên một thái độ thiếu tôn trọng đối với pháp
luật, chính quyền, sự khó chịu về những biện pháp nhằm duy trì trật tự xã hội
đó là nguồn gốc xã hội dẫn đến những hành vi vi phạm kỷ luật ở các quân
nhân. Mặc dù, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đề cập, luận giải sâu về
bản chất kỷ luật nhưng đã làm rõ thêm nguồn gốc và những đặc điểm nổi bật
của kỷ luật trong giai đoạn phát triển mới.
Các nhà tâm lý học phương Tây, cũng rất quan tâm nghiên cứu và
đánh giá cao vai trò của kỷ luật trong hoạt động quân sự. Nhiều công trình
đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào trong hoạt động quân sự trên
các phương diện như: thiết kế chẩn đoán để tuyển, lựa chọn, đào tạo huấn
luyện sĩ quan, binh sĩ; tổ chức chỉ huy, quản lý quân đội, đã thu được những
kết quả đáng kể. Theo các nhà tâm lý học phương Tây, kỷ luật có vai trò vô


15
cùng quan trọng, giúp cho binh sĩ chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người
chỉ huy trong mọi tình huống, cơ sở của sự chấp hành kỷ luật trong quân đội
là tạo ra thói quen về sự “phục tùng”. Các nhà tâm lý học phương Tây còn
cho rằng, kỷ luật là vấn đề quan hệ công việc giữa con người với con người
trong tổ chức, giữa lãnh đạo và phục tùng là sự chấp nhận vô điều kiện.
Đặc biệt, để thích ứng với sự phát triển, biến đổi của thực tiễn xã hội;
hiện nay quân đội Mỹ và một số nước tư bản khác đã triển khai áp dụng

phương thức “quản lý mềm” đối với binh sĩ. Đặc trưng của phương thức này
là yêu cầu người sĩ quan phải biết “gợi mở”, dẫn dắt nhân vật trung tâm
nhằm làm giảm đi sự căng thẳng đang ngự trị trong mối quan hệ giữa họ và
binh sĩ khi thực hiện các yêu cầu về chấp hành kỷ luật. Tuy nhiên, do sự
khác biệt về lợi ích nên dù có thay đổi phương thức kỷ luật như thế nào cũng
không thể xóa bỏ được sự ngăn cách về tư tưởng giữa họ. Kỷ luật của quân
đội các nước tư bản xét về bản chất vẫn mang tính cưỡng bức, áp đặt, phục
tùng vô điều kiện, không hề thay đổi.
Gần đây trong cuốn sách “Trung Quốc đổi mới lý luận chỉ đạo quân
đội trong giai đoạn mới” [33] của tác giả Trương Hiểu Đồng (2011), cũng
đề cập tới vai trò của kỷ luật đối với việc xây dựng quâ n đội Trung Quốc.
Theo nội dung cuốn sách, để nâng cao sức mạnh của quân đội trong tình
hình hiện nay, Trung Quốc cần quán triệt tốt tư tưởng chiến lược trọng đại
đó là lấy quan điểm phát triển khoa học làm phương châm chỉ đạo trong
xây dựng lực lượng quốc phòng và quân đội, thực hiện đột phá mới trên
những nội dung như: Tăng cường lãnh đạo toàn diện, xây dựng quân đội
cách mạng hóa, hiện đại hóa, chính quy hóa, thực hiện yêu cầu tổng thể,
chính trị đạt chất lượng, quân đội vững vàng, tác phong tốt đẹp, kỷ luật
nghiêm minh, bảo đảm mạnh mẽ.
Liên quan đến giáo dục PCKL, một số nước trên thế giới cũng rất quan
tâm đến trang bị kiến thức pháp luật cho quân nhân trong quân đội nhất là về


16
lĩnh vực hoạt động quân sự quốc tế. Tác giả Wang Wenjuan (2013) trong bài
“The PLA and International Humanitarian Law: Achievements and
Challenges” (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và Luật Nhân đạo
quốc tế: Những thành tựu và thách thức) [120] cho rằng: Để nâng cao hiệu quả
thực hiện sứ mệnh quân sự theo Nghị định thư số 1 của Công ước Giơnevơ, cố
vấn pháp lý quân sự ở tất cả các cấp sư đoàn và lữ đoàn có nhiệm vụ phổ biến

và phổ cập kiến thức luật nhân đạo quốc tế trong lực lượng vũ trang, tư vấn áp
dụng đúng đắn luật nhân đạo quốc tế cho các chỉ huy quân đội, bao gồm việc
cung cấp tư vấn pháp lý cho các chỉ huy quân sự trong chiến đấu, theo dõi việc
áp dụng và thực thi luật nhân đạo quốc tế trong quân đội.
Trong bài “Towards Effective Military Training in International
Humanitarian Law” (Hướng tới đào tạo quân sự hiệu quả trong lĩnh vực luật
nhân đạo quốc tế) [116], tác giả Elizabeth Stubbins Bates (2014) cho rằng
việc quy định lồng ghép luật nhân đạo quốc tế vào các chương trình giảng dạy
và huấn luyện quân sự là một phần quan trọng để phổ biến luật nhân đạo quốc
tế “càng rộng càng tốt”, kể cả đối với thường dân.
Khi bàn về vai trò, chức năng của đội ngũ luật sư quân sự, bài viết
“Military and Juridical Education in Russia and USA” (Đào tạo đội ngũ luật
sư quân sự ở Nga và Mỹ) [118], của các tác giả Inal Kosheev và Nalzhan
Kudasheva (2015) cho rằng quân đội Nga và Mỹ rất chú trọng đào tạo đội
ngũ cán bộ pháp lý chuyên nghiệp phục vụ quân đội. Họ không chỉ làm
nhiệm vụ tư pháp giống ở Việt Nam mà còn làm nhiệm vụ tư vấn pháp luật
cho người chỉ huy ở tất cả các đơn vị cấp sư đoàn trong việc ra các quyết
định quản lý, xử phạt kỷ luật hay tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi của đơn
vị và bộ quốc phòng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều khẳng định vai trò
của kỷ luật, giáo dục PCKL đối với việc phát triển nhân cách quân nhân và
xây dựng quân đội. Một số công trình còn đề xuất những giải pháp giáo dục


17
nhằm hình thành tính kỷ luật cho quân nhân góp phần xây dựng quân đội
không ngừng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Thời gian qua, ở trong nước cũng có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về kỷ luật và giáo dục kỷ luật cho quân nhân trong quân đội với những

nội dung, phạm vi khác nhau. Dưới góc độ khoa học chính trị, tác giả Lê
Quang Hòa (1987) đã nghiên cứu công trình “Kỷ luật quân đội và trách
nhiệm của người chỉ huy” [42]. Trong đó, tác giả đã trình bày khá rõ vai trò
của kỷ luật đối với sức mạnh chiến đấu của quân đội, đồng thời chỉ ra một số
vấn đề nâng cao kỷ luật ở các đơn vị cơ sở cũng như trách nhiệm của người
chỉ huy trong quá trình tổ chức thực hiện. Công trình nghiên cứu của tác giả
không chỉ giúp cán bộ chỉ huy các đơn vị làm tốt công tác quản lý giáo dục bộ
đội mà đó còn là tài liệu giá trị về lý luận kỷ luật trong quân đội.
Dưới góc độ triết học, luận án “Phân tích mâu thuẫn trong quá trình củng
cố và tăng cường kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [56], của
tác giả Nguyễn Thanh Long (1991) đã đi sâu nghiên cứu phân tích làm rõ vai
trò, chức năng, sự hình thành phát triển của kỷ luật quân đội. Đồng thời chỉ ra cơ
sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nâng cao kỷ luật quân đội đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới. Công trình nghiên cứu của tác giả không chỉ có ý
nghĩa giá trị thực tiễn giúp cán bộ chỉ huy các đơn vị làm tốt công tác quản lý
giáo dục bộ đội mà còn là nguồn tài liệu tham khảo quý giá về kỷ luật trong quân
đội.
Trong cuốn “Dân chủ kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [84]
do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xuất bản (1992), cũng đề
cập tới vai trò của kỷ luật với việc xây dựng quân đội. Nội dung cuốn sách
còn xác định một số biện pháp củng cố, tăng cường kỷ luật quân đội, trong đó
nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò, tính tiền phong gương mẫu của từng
đảng viên, vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên trong quản lý, rèn luyện
kỷ luật ở đơn vị.


18
Dưới góc độ khoa học chính trị, tác giả Nguyễn Văn Tuấn (1995) đã
nghiên cứu “Nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luật của chiến sĩ Quân đội
nhân dân Việt Nam” [103]. Trong luận án, tác giả đã phân tích rõ bản chất,

vai trò, biểu hiện và đặc điểm quá trình hình thành phát triển tính tự giác chấp
hành kỷ luật của chiến sĩ. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp xây dựng tính
tự giác của chiến sĩ trong chấp hành kỷ luật quân đội, như: Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm và vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ các cấp; tích cực
chủ động giáo dục, rèn luyện tính tự giác chấp hành kỷ luật cho chiến sĩ; xây
dựng môi trường tự giác chấp hành kỷ luật. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa làm
rõ các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ
luật của người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dưới góc độ tâm lý học quân sự, luận án “Cơ sở tâm lý học của củng
cố và nâng cao tính kỷ luật của các tập thể quân sự bộ đội Đặc công ”
[102], của tác giả Đinh Hùng Tuấn (1996) đã xác định kỷ luật là một hiện
tượng xã hội lịch sử, có vai trò hết sức to lớn trong hoạt động quân sự, đây
là nhân tố cơ bản bảo đảm cho mọi thắng lợi của quân đội. Theo tác giả,
tính kỷ luật của quân nhân là một phẩm chất tự điều khiển, điều chỉnh của
nhân cách, nhờ phẩm chất đó mà quân nhân có được hành vi kỷ luật, tức là
quân nhân chấp hành nghiêm kỷ luật quân sự. Tác giả cũng chỉ ra những
thành phần tâm lý tạo thành tính kỷ luật quân sự của tập thể, đồng thời đề
xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội nhằm củng cố và nâng cao kỷ luật
quân sự của các tập thể bộ đội đặc công.
Trong công trình “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ luật quân
sự” [70], tác giả Nguyễn Ngọc Phú (1997) đã trình bày một cách hệ thống các
vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ luật quân sự như: Cơ sở phương pháp luận
của củng cố kỷ luật quân sự, cấu trúc tâm lý của tính kỷ luật, các yếu tố ảnh
hưởng đến tính kỷ luật của tập thể quân sự, các cơ chế tâm lý vi phạm kỷ luật
quân sự và vấn đề phòng ngừa chúng, kiến nghị, giải pháp cho việc củng cố
kỷ luật quân sự trong quân đội. Theo tác giả, cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của


19
nhân cách quân nhân gồm có: Các động cơ hành vi kỷ luật, các kỹ xảo, kỹ

năng và thói quen hành kỷ luật. Nhìn chung, công trình nghiên cứu của tác giả
có giá trị rất lớn, giúp vận dụng nâng cao hiệu quả công tác quản lý rèn luyện
quân nhân cũng như nghiên cứu về kỷ luật trong quân đội.
Để thực hiện tốt kỷ luật ở các đơn vị trong quân đội, Ban Thanh niên
quân đội (1999) đã xuất bản cuốn “Thanh niên với kỷ luật” [2]. Nội dung
cuốn sách đã chỉ ra vai trò, trách nhiệm của tổ chức cơ sở đoàn với nhiệm vụ
giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho đoàn viên thanh niên ở các đơn vị trong toàn
quân. Đây được xem là cuốn cẩm nang hữu ích giúp đội ngũ cán bộ đoàn và
chỉ huy các đơn vị tổ chức thực hiện tốt nội dung giáo dục PCKL cho đoàn
viên thanh niên theo yêu cầu quy định của quân đội. Tổng cục Chính trị
(2007) đã xuất bản cuốn “Phát huy dân chủ, nâng cao tính tự giác chấp
hành kỷ luật của cán bộ chiến sĩ ở đơn vị cơ sở hiện nay” [90]. Trong đó đã
luận giải mối quan hệ sâu sắc giữa tăng cường kỷ luật với thực hiện dân chủ
ở các đơn vị. Cuốn sách cũng nêu ra bốn nhóm giải pháp cơ bản để bảo đảm
thực hiện dân chủ, tăng cường kỷ luật quân đội ở các đơn vị hiện nay, trong
đó đề cao vấn đề phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, chăm lo xây dựng nếp
sống và đề cao vai trò các tổ chức ở đơn vị, nâng cao ý thức tự giác chấp
hành kỷ luật của từng cán bộ chiến sĩ.
Trong luận án “Mối quan hệ giữa phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và
tăng cường kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [77], tác giả
Nguyễn Văn Thanh (2004) đã nghiên cứu làm rõ thực chất, đặc điểm, mối quan
hệ giữa phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và tăng cường kỷ luật trong Quân
đội nhân dân Việt Nam, chỉ ra những nhân tố tác động, đánh giá tình hình nhận
thức, vận dụng giải quyết mối quan hệ này. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ đó
trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Công trình nghiên cứu đã giúp cán bộ chỉ huy
các cấp trong quân đội có thêm luận chứng khoa học để thực hiện tốt vấn đề
quản lý, giáo dục kỷ luật quân nhân ở đơn vị.



×