Tải bản đầy đủ (.doc) (232 trang)

Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics việt nam tại vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

LÂM TUẤN HƯNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CUNG ỨNG
DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
LOGISTICS VIỆT NAM TẠI VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

LÂM TUẤN HƯNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CUNG ỨNG
DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
LOGISTICS VIỆT NAM TẠI VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. LÊ TRỊNH MINH CHÂU
2. TS. LỤC THỊ THU HƯỜNG

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn
trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 04 năm 2020

Tác giả luận án

Lâm Tuấn Hưng


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến
lược, Chính sách - Bộ Công Thương cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã
cung cấp những kiến thức chuyên môn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Lê Trịnh
Minh Châu và TS. Lục Thị Thu Hường, những người thầy hướng dẫn khoa học
đã tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi

cũng xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp đã cung cấp dữ liệu, trả lời phỏng
vấn; cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2020
Tác giả luận án

Lâm Tuấn Hưng


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .. …………………………………………………………………………i

DANH MỤC HÌNH................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... viii
DANH MỤC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận án................................................................................... 16
6. Kết cấu của luận án.............................................................................................. 16
PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………………………..….17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA
DOANH NGHIỆP LOGISTICS………………………………..33
1.1. Tổng quan về dịch vụ logistics và doanh nghiệp logistics............................33

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ logistics..............................33
1.1.2. Khái niệm, vai trò và phân loại doanh nghiệp logistics........................38
1.1.3. Hệ thống và quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics....43
1.2. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ
của doanh nghiệp logistics.................................................................................... 46

1.2.1. Khái niệm về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics...46
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics.......................................................................................................... 53
1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics
64
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics

65
1.3.1. Môi trường vĩ mô................................................................................. 65
1.3.2. Môi trường ngành................................................................................. 69


ii
Tiểu kết chương 1.................................................................................................. 73
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH
VỤ CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ..............................74
2.1. Khái quát về dịch vụ logistics tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.............74
2.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
liên quan đến sự phát triển của dịch vụ logistics............................................ 74
2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ................................................................................................... 78
2.1.3. Nhu cầu về dịch vụ logistics tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ........80
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp

logistics việt nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ........................................ 82

2.2.1. Môi trường vĩ mô................................................................................. 82
2.2.2. Môi trường ngành................................................................................. 90
2.3. Phân tích thực trạng các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ........................................................................... 95
2.4. Phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt
Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ............................................................. 97

2.4.1. Năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng............................. 97
2.4.2. Năng lực tác nghiệp............................................................................ 100
2.4.3. Năng lực quản lý thông tin.................................................................. 105
2.4.4. Năng lực tích hợp và kết nối............................................................... 109
2.5. Phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của một số doanh nghiệp logistics
Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ................................................... 114

2.5.1. Công ty cổ phần tiếp vận Intercargo................................................... 114
2.5.2. Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông..............118
2.5.3. Đánh giá khái quát về năng lực cung ứng dịch vụ của hai doanh nghiệp
trong nghiên cứu tình huống......................................................................... 124
2.6. Đánh giá chung về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam

tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.................................................................... 125
2.6.1. Những điểm mạnh.............................................................................. 125
2.6.2. Những điểm yếu................................................................................. 126
2.6.3. Nguyên nhân của điểm yếu................................................................. 127


iii

Tiểu kết chương 2................................................................................................ 131
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA DOANH
NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM TẠI VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ............................................................. 132
3.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics việt nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ..........................132

3.1.1. Dự báo bối cảnh tác động đến lĩnh vực dịch vụ logistics tại Việt Nam
132
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn 2030............................134

3.1.3. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ....................136
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt
Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ........................................................... 138

3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng
138
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực tác nghiệp............................................. 139
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý thông tin...................................142
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực tích hợp và kết nối................................145
3.2.5. Giải pháp khác.................................................................................... 150
3.3. Kiến nghị vĩ mô............................................................................................. 154
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành TW.................................. 154
3.3.2. Kiến nghị với các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐBB....................156
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam......157
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 158
KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................... 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ........................160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 161
Phụ lục 1: Phiếu xin ý kiến chuyên gia.................................................................... ix
Phụ lục 2: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về yếu tố cấu thành NLCUDV của
doanh nghiệp logistics............................................................................................ xiii
Phụ lục 3: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tiêu chí đánh giá NLCUDV của
doanh nghiệp logistics............................................................................................ xiv
Phụ lục 4: Danh sách các chuyên gia được xin ý kiến...................................................xv


iv
Phụ lục 5: Phiếu khảo sát doanh nghiệp logistics ............................................. xvi xvi
Phụ lục 6: Phiếu khảo sát doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics .......................

xxiv

Phụ lục 7: Đánh giá năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng ..............

xxx

Phụ lục 8: Đánh giá năng lực tác nghiệp ...............................................................

xxxi

Phụ lục 9: Đánh giá năng lực quản lý thông tin ...................................................

xxxii

Phụ lục 10: Đánh giá năng lực tích hợp và kết nối.............................................. xxxiii
Phụ lục 11: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh DV logistics ............... xxxiv
Phụ lục 12: Khối lượng vận chuyển vùng KTTĐBB và cả nước ......................... xxxv

Phụ lục 13: Danh sách các doanh nghiệp logistics tham gia khảo sát................. xxxix
Phụ lục 14: Danh sách các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tham gia khảo sát
.............................................................................................................................. xlviii


v
DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu................................................................................. 4
Hình 0.2: Mô hình khung nghiên cứu của luận án..................................................... 5
Hình 0.3: Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp........................................... 7
Hình 0.4. Kết quả gửi phiếu khảo sát...................................................................... 11
Hình 1.1: Vị trí của DN logistics trong chuỗi cung ứng và trong các giao dịch......39
Hình 1.2: Năng lực cung ứng dịch vụ tích hợp của các loại hình LSP....................42
Hình 1.3: Hệ thống cung ứng dịch vụ..................................................................... 44
Hình 1.4: Quá trình cung ứng dịch vụ logistics....................................................... 45
Hình 1.5: Mối quan hệ giữa nguồn lực, năng lực và lợi thế cạnh tranh...................47
Hình 1.6: Các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp.................................................. 49
Hình 1.7: Các thực thể cơ bản trong quan điểm năng lực........................................ 51
Hình 1.8: Thuyết thống nhất về năng lực cung ứng dịch vụ logistics......................54
Hình 1.9: Các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics
56

Hình 1.10: Dòng thông tin của đơn hàng................................................................ 61
Hình 1.11: Mô hình tích hợp trong chuỗi cung ứng dịch vụ.................................... 63
Hình 2.1: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ............................................................. 74
Hình 2.2: Lý do khách hàng tự thực hiện các hoạt động logistics...........................81
Hình 2.3: GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2019..................................... 86
Hình 2.4: CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019....................................... 86
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ Việt Nam............................................. 87
Hình 2.6: Mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp logistics từ dịch Covid - 19...........88

Hình 2.7: Mức độ hợp tác của khách hàng và doanh nghiệp logistics.....................91
Hình 2.8 Tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của khách hàng.......92
Hình 2.9: Đánh giá các yếu tố nguồn lực của LSPs tại vùng KTTĐBB..................96
Hình 2.10: Đánh giá năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh
nghiệp logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB......................................................... 97
Hình 2.11: Đánh giá của khách hàng về năng lực cung ứng các loại hình dịch vụ .. 98

Hình 2.12: Đánh giá năng lực tác nghiệp của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại
vùng KTTĐBB...................................................................................................... 102
Hình 2.13: Đánh giá năng lực quản lý thông tin của doanh nghiệp logistics Việt Nam
tại vùng KTTĐBB................................................................................................. 105


vi
Hình 2.14: Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp trong hoạt động
cung ứng dịch vụ logistics..................................................................................... 106
Hình 2.15: Các rào cản đối với việc ứng dụng CNTT trong quá trình cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam................................................................ 107
Hình 2.16: Đánh giá năng lực tích hợp và kết nối của doanh nghiệp logistics Việt
Nam tại vùng KTTĐBB........................................................................................ 110
Hình 2.17: Kết quả đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics
Việt Nam tại vùng KTTĐBB................................................................................. 112
Hình 2.18: Kết quả đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của công ty cổ phần Tiếp vận
Intercargo.............................................................................................................. 117

Hình 2.19: Kết quả đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của công ty CP Vận tải biển
và Thương mại Phương Đông............................................................................... 122
Hình 3.1: Quá trình xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin..............143
Hình 3.2. Quy trình xử lý đơn khiếu nại của khách hàng......................................147



vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1: Mô tả mẫu khảo sát doanh nghiệp logistics............................................ 12
Bảng 0.2: Mô tả mẫu khảo sát doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics..................14
Bảng 0.3: Các doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu tình huống........................14
Bảng 1.1: Tổng hợp các khái niệm về năng lực cung ứng dịch vụ..........................52
Bảng 1.2: Tổng hợp nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ
của doanh nghiệp logistics...................................................................................... 54
Bảng 2.1: Số doanh nghiệp logistics đăng ký kinh doanh tại vùng KTTĐBB.........78
Bảng 2.2: Hoạt động logistics tại các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.........79
Bảng 2.3: So sánh các chỉ tiêu đánh giá năng suất hoạt động của các doanh nghiệp
logistics................................................................................................................. 101
Bảng 2.4: Đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics..........111
Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ....................................................... 111
Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các chỉ tiêu tài chính.................112
Bảng 2.6: Khái quát chung về công ty CP tiếp vận Intercargo..............................114
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của công ty CP tiếp
vận Intercargo........................................................................................................ 116
Bảng 2.8: Khái quát chung về công ty CP vận tải biển và TM Phương Đông.......118
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của công ty cổ phần
Vận tải biển và Thương mại Phương Đông........................................................... 121
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty cổ phần Vận tải biển và Thương
mại Phương Đông từ 2016 - 2019......................................................................... 123

Bảng 3.1. Chính sách phục vụ khách hàng của một số doanh nghiệp logistics......146


viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

CNTT

Công nghệ thông tin

CMCN

Cách mạng công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTCT

Đối thủ cạnh tranh

KH


Khách hàng

KN

Khả năng

NLCUDV

Năng lực cung ứng dịch vụ

KTTĐBB

Kinh tế trọng điểm Bắc bộ

KTTĐTB

Kinh tế trọng điểm Trung bộ

KTTĐNB

Kinh tế trọng điểm Nam bộ

TMĐT

Thương mại điện tử

QL

Quốc lộ


2. Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

CBV

Association of Southeast Asian
Nations
Competence Based View

CFS

Container Freight Station

CPI

Consumer Price Index

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Quan điểm quản trị dựa trên
năng lực
Nơi thu giao nhận hàng hóa từ
container rồi dỡ vào kho
Chỉ số giá tiêu dùng


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

GRDP

Gross Regional Domestic Product

Tổng sản phẩm trên địa bàn

ICD

Inland Container Depot

Cảng cạn/ cảng nội địa

LSP

Logistics servie provider

Doanh nghiệp logistics

ASEAN


ix
Chữ viết tắt


Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

RBV

Resource Based view

VLA
WB

Vietnam Logistics Business
Association
World Bank

Quan điểm quản trị dựa trên
nguồn lực
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
logsitics Việt Nam
Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

WMS

Warehouse Management System


Hệ thống quản lý kho bãi


x

DANH MỤC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Thuật ngữ

Khái niệm/ Giải nghĩa

Nguồn trích dẫn

Dịch vụ là sản phẩm của doanh nghiệp,
không tồn tại dưới hình thái vật thể, không
dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm
thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
của khách hàng một cách kịp thời, thuận lợi
và có hiệu quả.

Nguyễn Thị
Nguyên Hồng (2014)

Dịch vụ
logistics

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải

quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác theo thỏa thuận
với khách hàng để hưởng thù lao.

Điều 233, Luật
Thương mại (2005)

Doanh
nghiệp
logistics

Doanh nghiệp logistics là doanh nghiệp cung
cấp một, một số hoặc tất cả các dịch vụ
Coyle và ctg (1996);
logistics giúp thực hiện hiệu quả quá trình
Trịnh Thị Thu Hương
phân phối, lưu chuyển hàng hóa theo yêu cầu
(2018)
của khách hàng.

Dịch vụ

Nguồn lực của doanh nghiệp gồm tất cả các
tài sản, khả năng, quy trình tổ chức, thuộc
Nguồn lực tính, thông tin, tri thức.... mà doanh nghiệp
kiểm soát đuợc để từ đó nhận thức và thực
thi các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả
và hiệu suất của doanh nghiệp.
Năng lực


Daft (1983)

Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
Tổng hợp và phát
logistics là khả năng tạo lập, triển khai và
cung ứng
triển từ Lai & ctg
phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp
dịch vụ
(2010); Mai Thanh
logistics để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ
của doanh
Lan (2012); Nguyễn
logistics của khách hàng, cung ứng giá trị gia
nghiệp
Bách Khoa & cộng sự
tăng tới khách hàng và đạt được mục tiêu
logistics
(2013)
kinh doanh của doanh nghiệp.


xi
Thuật ngữ

Khái niệm/ Giải nghĩa

Năng lực
nhận biết

Nhận biết các yêu cầu của khách hàng về loại
& đáp ứng
hình, chất lượng, giá cả & quá trình cung ứng
đúng nhu
dịch vụ
cầu khách
hàng
Tương ứng với năng lực tác nghiệp, trong đó
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ dưới góc độ
Năng lực cung ứng các giải pháp tổng thể cho các vấn
tác nghiệp đề của khách hàng, trong đó tập trung vào
quản lý chi phí, kết nối các loại hình dịch vụ
& các địa bàn, tạo ra sự khác biệt về dịch vụ
Năng lực
quản lý
thông tin

Năng lực thu thập, lưu trữ, truyền đạt & xử
lý thông tin để cân đối cung cầu trong quá
trình cung ứng dịch vụ, cả ở bậc chiến lược
& chiến thuật

Nguồn trích dẫn
Morash, Droge,
Vickey (1996);
Mentzer & ctg
(2004); Esper & ctg
(2007)
Mentzer & ctg
(2004); Lai (2004);

Esper & ctg (2007)
Mentzer & ctg
(2004); Lai (2004);
Esper & ctg (2007)

MSUGLRT (1995);
Năng lực kết nối các bộ phận chức năng
Bower, Closs &
Stank(1999); Fawcett,
Năng lực trong doanh nghiệp logistics & với các đối
Stanley & Smith
tích hợp & tác bên ngoài để đảm bảo cung ứng dịch vụ
(1997); Mentzer &
kết nối
đồng bộ, nhất quán với chất lượng đúng như
ctg (2004); Shang &
mong đợi của khách hàng
Malrow (2007); Esper
& ctg (2007)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận
lợi để phát triển ngành logistics với trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường
sắt, 42.000 km đường thuỷ, 44 cảng biển với 219 bến cảng, 20 sân bay và hàng trăm
cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước. Với quy mô 2022 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 20,9% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng của
ngành hàng năm đạt trung bình 20-25%. Những năm gần đây, ngành logistics được

đánh gia là xương sống của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong quá trình
hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vùng KTTĐBB bao
gồm 7 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc và Hải Dương. Vùng có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế, cửa ngõ
“vào - ra” của các tỉnh phía Bắc của Việt Nam và cửa ngõ mở ra biển Đông, kết nối
các thị trường rộng lớn với nhau như Đông Bắc Á với khu vực ASEAN và ngược
lại. Bên cạnh đó, vùng KTTĐBB bao chứa vùng Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ của cả nước; có hai hành lang và một
vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc... Với vị trí địa lý đặc biệt
như vậy, vùng có điều kiện thuận lợi riêng có trong phát triển kinh tế, thương mại so
với các vùng khác của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực logistics.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & đầu tư, tại vùng KTTĐBB hiện có khoảng
10.878 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics, chiếm 29,2% số lượng
doanh nghiệp logistics của cả nước và đứng thứ hai sau vùng KTTĐNB. Các doanh
nghiệp logistics tại đây chủ yếu cung ứng dịch vụ vận tải, kho bãi, bốc dỡ…tập trung
phần lớn tại Hà Nội và Hải Phòng. Địa bàn hoạt động vẫn còn bó hẹp tại thị trường nội
địa, Trung Quốc và một số vùng lân cận, không nhiều các doanh nghiệp hoạt động
ở phạm vi quốc tế. Ngoại trừ các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa, hầu
hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB có quy mô vừa và nhỏ, vốn
điều lệ bình quân khoảng 20 tỷ đồng, tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về
logistics còn chiếm ở mức thấp, chỉ từ 5-7%. Họ phần lớn là các doanh nghiệp trẻ và
năng động, hầu hết bước ra từ những doanh nghiệp Nhà nước hoặc các liên doanh, vốn
nước ngoài. Các doanh nghiệp logistics nội địa với số lượng đông đảo chiếm 98% tổng
số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam nhưng chỉ chiếm gần 25% thị phần (Nguyễn
Xuân Minh và cs, 2015), với các công việc chủ yếu là làm đại lý hoặc đảm nhận từng
công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài như APL, NYK, Linfox, Maersk, K&N, Schenker......hiện
đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam.



2
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cũng như các doanh nghiệp
logistics trong cả nước, doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB đã có
bước trưởng thành đáng kể về số lượng các doanh nghiệp tham gia cũng như tính
chuyên nghiệp trong hoạt động cung cấp dịch vụ. Nhưng sự bứt phá này vẫn chưa
bền vững, còn thiếu quy trình và kỹ năng cung ứng dịch vụ trọn gói, mạng lưới dịch
vụ thiếu kết nối và chưa bao phủ rộng, công nghệ kỹ thuật còn yếu kém, chính sách
dịch vụ khách hàng nhìn chung thiếu tính hấp dẫn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics trong nước hiện đang phải đối mặt với
một thách thức không nhỏ là theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới vừa được ký kết, điển hình là EVFTA, ngành logistics Việt Nam phải mở rộng
đáng kể hơn so với mức độ mở rộng trong WTO. Điều này đồng nghĩa với việc các đối
thủ đến từ nước ngoài, đặc biệt là EU sẽ trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ tại Việt
Nam, vai trò trung gian của các doanh nghiệp logistics nội địa sẽ không còn, thị phần
tiếp tục giảm sút, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Nếu không kịp thời thay đổi, càng
hội nhập thì các doanh nghiệp logistics trong nước càng tụt hậu và khoảng cách với các
doanh nghiệp logistics quốc tế sẽ ngày càng xa. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là
động lực để các doanh nghiệp logistics trong nước buộc phải thay đổi tư duy và chuyển
mình mạnh mẽ. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì doanh nghiệp logistics Việt
Nam cần phải thay đổi theo hướng hiện đại, mở rộng phạm vi tiếp cận đối với hoạt
động logistics, tăng cường khả năng liên kết theo chuỗi giữa các doanh nghiệp logistics
với mục tiêu đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ phía khách hàng.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Xuất phát từ các phân tích trên, nghiên
cứu sinh đã lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu là:“Nghiên cứu năng lực cung
ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu nghiên cứu: Luận án làm rõ cơ sở khoa học về cả khía cạnh lý
luận và thực tiễn cho việc đề xuất những giải pháp nâng cao NLCUDV, góp phần
giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB tồn tại và phát triển
trong bối cảnh hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận về NLCUDV
của doanh nghiệp logistics;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng NLCUDV của doanh nghiệp logistics Việt
Nam tại vùng KTTĐBB. Trong đó, luận án thực hiện 2 khảo sát dành cho doanh
nghiệp logistics và khách hàng sử dụng dịch vụ logistics tại vùng KTTĐBB. Bên


3
cạnh đó, luận án cũng phân tích thực trạng NLCUDV tại 2 doanh nghiệp thông qua
phương pháp phân tích tình huống;
+ Đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao NLCUDV của
doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề về lý luận, thực tiễn về NLCUDV của
doanh nghiệp logistics và thực trạng NLCUDV của doanh nghiệp Việt Nam tại vùng
KTTĐBB, tiếp cận theo quan điểm quản trị dựa trên năng lực.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: nghiên cứu các doanh nghiệp logistics Việt Nam có trụ sở
chính tại vùng KTTĐBB. Trong nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu các doanh
nghiệp logistics thuần túy chuyên cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà
không thực hiện chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
+ Về thời gian: các nghiên cứu thực tế giới hạn chủ yếu trong khoảng thời gian
từ năm 2010 - 2019 với dữ liệu thứ cấp; dữ liệu sơ cấp được điều tra trong khoảng thời

gian từ 10/2018 đến 5/2019; đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
+ Về nội dung: luận án tập trung phân tích NLCUDV của doanh nghiệp
logistics dựa trên các yếu tố cấu thành NLCUDV.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được được minh họa tại hình 0.1.
Quy trình này được thực hiện thông qua tổng quan sơ bộ về tình hình nghiên
cứu có liên quan đến luận án nhằm phát phát hiện khoảng trống nghiên cứu.
Từ đó, nghiên cứu sinh xác định vấn đề nghiên cứu của luận án là “năng lực
cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics”. Để giải quyết vấn đề đặt ra, nghiên
cứu sinh đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhiệm vụ sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, là tổng quan chi tiết về tình
hình nghiên cứu, khẳng định lại khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên
cứu, xác định các yếu tố cấu thành NLCUDV của doanh nghiệp logistics.
Tiếp theo, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về NLCUDV đã được thực hiện ở
các công trình nghiên cứu trước đây, từ đó hình thành mô hình khung nghiên cứu và
xây dựng đề cương nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng, trên cơ sở tổng hợp dữ liệu thu thập được; nghiên cứu sinh tiến
hành phân tích, xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận, đề xuất các giải pháp và khuyến
nghị nhằm nâng cao NLCUDV của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng
KTTĐBB.


4

Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Minh họa của NCS)
Quy trình này được thực hiện thông qua tổng quan sơ bộ về tình hình nghiên
cứu có liên quan đến luận án nhằm phát phát hiện khoảng trống nghiên cứu.
Từ đó, nghiên cứu sinh xác định vấn đề nghiên cứu của luận án là “năng lực

cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics”. Để giải quyết vấn đề đặt ra, nghiên
cứu sinh đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhiệm vụ sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, là tổng quan chi tiết về tình
hình nghiên cứu, khẳng định lại khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên
cứu, xác định các yếu tố cấu thành NLCUDV của doanh nghiệp logistics.
Tiếp theo, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về NLCUDV đã được thực hiện ở
các công trình nghiên cứu trước đây, từ đó hình thành mô hình khung nghiên cứu và
xây dựng đề cương nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng, trên cơ sở tổng hợp dữ liệu thu thập được; nghiên cứu sinh tiến hành
phân tích, xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận, đề xuất các giải pháp và khuyến


5
nghị nhằm nâng cao NLCUDV của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng
KTTĐBB.
4.2. Mô hình nghiên cứu
Từ các lý thuyết về nguồn lực, năng lực về dịch vụ logistics và các doanh
nghiệp logistics cũng như các tài liệu về NLCUDV nói chung và dịch vụ logistics
nói riêng. Trong nghiên cứu, này nghiên cứu sinh đề xuất mô hình nghiên cứu của
luận án thể hiện ở hình 0.2.

Hình 0.2: Mô hình khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tổng hợp và phát triển từ Barney, 1991; Sanchez và ctg, 1996; Mentzer,
2004; David, 2014;Thompson và ctg, 2015)
- Các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp logistics: đây là các yếu tố đầu
tiên và cơ bản để xây dựng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp và có thể
được chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố nguồn lực hữu hình và nhóm yếu tố nguồn
lực vô hình (Sanchez và ctg, 1996; Mentzer, 2004;Thompson và ctg, 2015);
- Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics được hiểu là: khả
năng tích hợp, triển khai và phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp logistics để

đáp ứng nhu cầu về dịch vụ logistics của khách hàng, cung ứng giá trị gia tăng tới
khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp”.(Tổng hợp và phát
triển từ Lai, 2004; Mai Thanh Lan, 2012; Nguyễn Bách Khoa & cộng sự, 2013).
Các yếu tố cấu thành NLCUDV bao gồm 4 nhóm năng lực: năng lực nhận biết và
đáp ứng nhu cầu khách hàng; năng lực tác nghiệp; năng lực quản lý thông tin; năng
lực tích hợp và kết nối.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics bao gồm các yếu tố môi trường ngành như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh


6
và đối tác; các yếu tố môi trường vĩ mô như: yếu tố về hạ tầng logistics quốc gia,
yếu tố về kinh tế; chính trị - pháp luật; khoa học - công nghệ.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng đồng thời cả hai hình thức nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu tại
bàn (thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp) và nghiên cứu tại hiện trường (thu thập và
phân tích dữ liệu sơ cấp) với mục đích đảm bảo tính khách quan, chính xác.

4.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu sinh tìm hiểu bao gồm các dữ liệu về:
- Các lý thuyết có liên quan đến dịch vụ logistics, doanh nghiệp logistics
và NLCUDV của doanh nghiệp logistics. Từ đó tổng hợp các thông tin có được và
có sự chọn lọc nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của luận án.
- Tình hình phát triển của ngành logistics Việt Nam nói chung và tại vùng
KTTĐBB nói riêng; lợi thế phát triển của vùng đối với ngành logistics; dữ liệu về
tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics tại vùng KTTĐBB.
Các dữ liệu nêu trên được tìm hiểu từ các báo cáo có liên quan đến địa bàn nghiên
cứu là vùng KTTĐBB đó là: Báo cáo quy hoạch phát triển thương mại vùng
KTTĐBB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, định hướng đến năm 2030; Báo

cáo logistics Việt Nam năm 2017; 2018; 2019. Nguồn dữ liệu này dùng để phân
tích, đánh giá các lợi thế của vùng KTTĐBB có ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành dịch vụ logistics. Đây được coi như là căn cứ quan trọng để đưa ra các giải
pháp, khuyến nghị nâng cao NLCUDV của doanh nghiệp logistics tại vùng
KTTĐBB.
Cơ quan cung cấp thông tin dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu sinh tiến hành thu
thập thông tin và sao chép tài liệu của các cơ quan như: Bộ Công Thương, Hiệp
hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam; ….
Nguồn dữ liệu đại chúng: Các dữ liệu thứ cấp được tiến hành thu thập từ
các công trình khoa học, các bài báo khoa học, các báo cáo đã được công bố trên
các tạp chí khoa học chuyên ngành, hội thảo khoa học, niêm giám thống kê của
các địa phương trong cả nước. Các báo cáo tổng hợp của Bộ Công Thương; Bộ
Giao thông vận tải; Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương;
Trường Đại học Thương mại; Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Tổng cục Thống
kê và Cục Thống kê các địa phương...Báo cáo phân tích về ngành logistics của các
công ty chứng khoán FPTs, Bảo Việt. Các công trình khoa học và báo cáo này
được thu thập trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2019.
Kiểm tra dữ liệu: Dựa trên dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sinh tiến hành
kiểm tra, phân loại dữ liệu nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên
cứu trên cơ sở dữ liệu có tính thời sự với mức độ tin cậy cao.


7
Phân tích dữ liệu: Sau khi tiến hành rà soát và kiểm tra, dữ liệu thứ cấp được
sử dụng để phân tích các nội dung liên quan đến quan điểm và mục tiêu nâng cao
NLCUDV của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB đến năm 2025.
4.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là cần thu thập và phân tích là các dữ liệu phản ánh thực trạng
NLCUDV của doanh nghiệp logistics; các yếu tố cấu thành NLCUDV và các yếu tố
ảnh hưởng đến NLCUDV. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua sự kết hợp từ 3

phương pháp: phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát,
phương pháp nghiên cứu tình huống.

Hình 0.3: Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp
(Nguồn: Minh họa của NCS)
4.3.2.1. Phương pháp chuyên gia
Mục đích của sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia là kiểm chứng lại
các đề xuất của nghiên cứu sinh để làm cơ sở thiết kế bảng câu hỏi. Quy trình xin ý
kiến chuyên gia được tiến hành theo các bước:


8
Bước 1: Xây dựng và thiết kế phiếu xin ý kiến chuyên gia
Trên cơ sở tổng hợp dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành thiết kế nội
dung xin ý kiến. Nội dung xin ý kiến bao gồm:
o Các yếu tố cấu thành NLCUDV của doanh nghiệp logistics đề xuất có
phù hợp với thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hay không ?
o Các tiêu chí đánh giá NLCUDV của doanh nghiệp logistics có đầy đủ,
chính xác hoặc cần bổ sung thêm tiêu chí nào không?
Mẫu phiếu xin ý kiến các chuyên gia (gọi tắt là mẫu phiếu 1) được thiết kế
bao gồm 2 phần:
o Phần 1: Những căn cứ đề xuất các thành tố NLCUDV của doanh nghiệp
logistics. Phần này bao gồm: khái niệm NLCUDV của doanh nghiệp
logistics; tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố cấu
thành NLCUDV của doanh nghiệp logistics.
o Phần 2: Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các yếu tố cấu thành
NLCUDV của doanh nghiệp logistics Việt Nam và các tiêu chí đánh giá
NLCUDV. Để đo lường ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu sinh sử
dụng thang đo Likert 5 mức độ, đánh giá theo mức độ “hoàn toàn không
đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”.

Bước 2: Xác định đối tượng xin ý kiến
Đối tượng các chuyên gia được xin ý kiến bao gồm: các nhà khoa học tại các
Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng; các nhà hoạch định chính sách công
tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước; đại diện Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam; các doanh nghiệp logistics tại vùng KTTĐBB. Số lượng chuyên
gia xin ý kiến: 20 người. Danh sách các chuyên gia được trình bày tại phụ lục 4.
Bước 3: Tiến hành xin ý kiến
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong khoảng thời gian từ 9/2018 10/2018 thông qua hình thức: trực tiếp qua điện thoại và email.
Bước 4: Phân tích và sử dụng kết quả ý kiến của chuyên gia
Từ kết quả xin ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu sinh tổng hợp các ý kiến nhận định của các chuyên
gia, được tổng hợp tại phụ lục 2 và phụ lục 3. Những ý kiến ở mức độ nhất trí cao sẽ được lựa chọn (ý kiến có trị
trung bình đánh giá > 2,5 điểm); những ý kiến không thống nhất (ý kiến có trị trung bình đánh giá ≤ 2,5 điểm) sẽ
được đưa ra thảo luận thêm.

Theo đó, với các yếu tố cấu thành NLCUDV của doanh nghiệp logistics: trong 4
yếu tố cấu thành được đề xuất, tỷ lệ các tiêu chí có trị trung bình trên 2.5 điểm trở lên là
đạt 100% (4/4 yếu tố; không có yếu tố nào có mức điểm đánh giá dưới 2,5 điểm); trị
trung bình của các yếu tố trong khoảng 4.1 đến 4.65 điểm. Kết quả này cho thấy mức
độ nhất trí rất cao của các chuyên gia với các yếu tố cấu thành NLCUDV


9
của doanh nghiệp logistics do nghiên cứu sinh đề xuất. Trong 4 yếu tố được đề xuất,
yếu tố năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng được 13 chuyên gia đồng
ý ở mức độ cao nhất (5/5 điểm đánh giá) tương ứng với tỷ lệ 65%. Kết quả tổng hợp
được trình bày tại phụ lục 2.
Với các tiêu chí đánh giá NLCUDV của doanh nghiệp logistics, trong 23 tiêu
chí được đề xuất, tỷ lệ các tiêu chí có trị trung bình trên 2.5 điểm trở lên là đạt 100%
(23/23 tiêu chí; không có tiêu chí nào có mức điểm đánh giá dưới 2,5 điểm); trị trung
bình của các tiêu chí trong khoảng 3.58 đến 4.79 điểm. Kết quả này cho thấy mức độ

nhất trí rất cao của các chuyên gia với các tiêu chí được nghiên cứu sinh đề xuất. Trong
23 tiêu chí được đề xuất có 12/23 tiêu chí được các chuyên gia đồng ý ở mức độ cao
nhất (5/5 điểm đánh giá). Kết quả tổng hợp được trình bày tại phụ lục 3.

Với kết quả xin ý kiến như trên, 23 tiêu chí sẽ được dùng trong việc điều tra
trên diện rộng với các đối tượng doanh nghiệp logistics và các khách hàng sử dụng
dịch vụ để đánh giá NLCUDV của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng
KTTĐBB.
4.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
Mục đích của phương pháp này là thực hiện một nghiên cứu định lượng về
thực trạng NLCUDV và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCUDV của doanh nghiệp
logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB.
a. Quy trình điều tra bằng phiếu khảo sát
Bước 1: Xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi
Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước. Đề
tài tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu sinh đã xác định nội dung
các câu hỏi để tiến hành xây dựng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa
trên nguyên tắc:
o Các câu hỏi được xây dựng rõ ràng, sử dụng từ ngữ phổ thông, dễ hiểu để các
đáp viên có thể trả lời dễ dàng, chính xác;
o Các câu hỏi được xây dựng ngắn gọn, nhấn mạnh vào những từ khóa, từ quan
trọng.
o Bảng câu hỏi được thiết kế căn cứ vào mô hình khung nghiên cứu, để đo
lường các biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, đánh giá theo mức
độ “yếu” đến “tốt”; “không hề quan trọng” đến “rất quan trọng”.
Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 2 mẫu tương ứng với 2 đối tượng được
khảo sát là các doanh nghiệp logistics và các khách hàng sử dụng dịch vụ. Với hai
đối tượng được khảo sát, dữ liệu thu được là những đánh giá về NLCUDV của
doanh nghiệp logistics thông qua các yếu tố cấu thành NLCUDV.
Mẫu phiếu khảo sát cho các doanh nghiệp logistics (gọi tắt là mẫu phiếu

2A). Ở mẫu phiếu này được thiết kế gồm 3 phần với 21 câu hỏi.


10
o Phần 1, bao gồm 4 câu tập trung khai thác các thông tin chung về doanh nghiệp
như: tên doanh nghiệp, địa chỉ, năm thành lập, quy mô doanh nghiệp (theo vốn
và số lượng lao động), loại hình doanh nghiệp; địa bàn hoạt động;
o Phần 2, bao gồm 14 câu tập trung đánh giá NLCUDV, trong đó đi sâu khai thác
các thông tin như: mức độ tác động của các yếu tố nguồn lực đến NLCUDV; mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến NLCUDV; đánh giá cụ
thể về các năng lực thành phần đã được thiết kế trong mô hình nghiên cứu (năng
lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng, năng lực tác nghiệp, năng lực
quản lý thông tin, năng lực tích hợp và kết nối); những khó khăn gặp phải trong
quá trình cung ứng dịch vụ; mức độ hài lòng với kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tốc độ tăng trưởng).
o Phần 3, bao gồm 3 câu tập trung hỏi các doanh nghiệp về các chính sách hỗ
trợ DN logistics tại vùng KTTĐBB; triển vọng và tương lai phát triển của
ngành logistics trong những năm tới; nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về
NLCUDV của DN logistics Việt Nam tại vùng KTTĐBB.

Mẫu phiếu khảo sát cho các khách hàng sử dụng dịch vụ logistics (gọi tắt
là mẫu phiếu 2B) được thiết kế gồm 2 phần tương ứng với 18 câu hỏi.
o Phần 1, gồm 4 câu hỏi điều tra các thông tin cơ bản của khách hàng (tên, địa
chỉ, website, lĩnh vực kinh doanh);
o Phần 2, gồm 14 câu hỏi để thu thập các thông tin về việc lựa chọn nhà cung ứng
dịch vụ và đánh giá NLCUDV. Cụ thể: tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ;
đánh giá năng lực cung ứng các loại hình dịch vụ cụ thể; đánh giá của khách hàng
về các năng lực thành phần đã được thiết kế trong mô hình nghiên cứu
(năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng, năng lực tác nghiệp,
năng lực quản lý thông tin, năng lực tích hợp và kết nối); đánh giá về mức giá

dịch vụ so với chất lượng dịch vụ nhận được;
Bước 2: Cách thức chọn mẫu và tiến hành khảo sát
Theo dữ liệu từ niên giám thống kê năm 2017 của 7 tỉnh/thành phố thuộc
vùng KTTĐBB và sách trắng doanh nghiệp năm 2019 do Bộ Kế hoạch và đầu tư
phát hành, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics tại vùng KTTĐBB là:
10.878 doanh nghiệp (tính đến thời điểm 31/12/2017).
Do tổng thể mục tiêu nghiên cứu là rất lớn, đa dạng nên nghiên cứu này sử dụng
phương pháp chọn mẫu phi xác suất với cách thức chọn mẫu thuận tiện. Cách thức
chọn mẫu thuận tiện dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng ở những nơi mà điều tra
viên có nhiều khả năng gặp được đối tượng phỏng vấn. Việc thực hiện cách thức chọn
mẫu như trên phù hợp cả về thời gian và kinh phí liên quan đến khảo sát. Ở đây, nghiên
cứu sinh tiếp xúc với các đối tượng phỏng vấn thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội
thảo có liên quan đến lĩnh vực logistics (Diễn đàn logistics Việt Nam tổ chức tại Quảng
Ninh năm 2018; Hội thảo“Logistics và thương mại điện tử đồng hành cùng


×