Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN DI TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.02 KB, 40 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN DI TRUYỀN , SINH HỌC 9-
THCS THEO HƯỚNG SỬ DỤNG TNKQ-MCQ
1. Mục tiêu
-Xây dựng cơ sở lựa chọn bộ câu hỏi cần có để hướng dẫn HS tự học phần….
-Xây dựng quy trình dẫn dắt HS tự học.
-Tổ chức hướng dẫn HS tự học
2. Phân tích nội dung phần “ Di truyền” theo hướng hướng dẫn học sinh tự
học
2.1. Chương 1 “Các thí nghiệm của Men Đen”
2.1.1. Kiến thức lôgic
Ở phần này các quy luật di truyền có tính quy luật, được phát hiện qua thực
nghiệm và được diễn đạt thành một số quy luật cơ bản, có ý nghĩa sinh học đại
cương, chung cho mọi cơ thể sống.
2.1.2. Kiến thức trọng tâm
- Học sinh phải mô tả được các thí nghiệm của MenĐen về lai một cặp tính
trạng và lai 2 cặp tính trạng, nắm vững một số thuật ngữ có liên quan (giống thuần
chủng, kiểu gen, kiểu hình, tính lặn, trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn, lai phân
tích, phân li độc lập, tổ hợp tự do, biến dị tổ hợp).
- Học sinh phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập, giải
thích được các quy luật đó theo quan niệm của MenĐen về sự phân li và tổ hợp của
các cặp nhân tố di truyền (ngày nay được hiểu là sự phân li và tổ hợp của các cặp
gen tương ứng).
- Học sinh trình bày được ý nghĩa của 2 quy luật di truyền MenĐen và có
khả năng vận dụng chúng để giải thích một số hiện tượng di truyền thường gặp
trong thực tế đời sống và sản xuất.
2.1.3. Các kiến thức cần có để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm:
2.1.3.1 Một số khái niệm, thuật ngữ và kí hiệu
2.1.3.2. Các quy luật di truyền
- Quy luật di truyền phân li.
- Lai phân tích.
- Trội không hoàn toàn.


- Quy luật phân li độc lập.
2. 1.3.3. Ý nghĩa của các quy luật di truyền
- Đối với tiến hoá.
- Đối với chọn giống.
2.2. Phân tích nội dung Chương II “Nhiễm sắc thể”, Sinh học 9 -
THCS.
2.2.1. Kiến thức lôgic
Đi từ cơ sở vật chất của NST trong nhân tế bào để giải thích các hiện tượng di
truyền có cơ sở vật chất là NST như: nguyên phân, giảm phân, sự thụ tinh, cơ chế
xác định giới tính và di truyền liên kết.
2.2.2. Kiến thức trọng tâm
- Học sinh có hiểu biết sơ lược về biến đổi hình thái của NST trong chu kỳ tế
bào, về cấu trúc hiển vi, chức năng của NST, giải thích được cơ sở tế bào học của
hiện tượng di truyền, các tính trạng là sự tự nhân đôi của NST, sự phân li của các
cặp NST tương đồng, hiểu được sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân,
thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho các thế hệ ở loài giao
phối.
- Học sinh phân biệt NST giới tính với các NST thường, trình bày được sự
phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính là cơ chế xác định giới tính của mỗi cá thể,
nêu được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể đến
sự phân hoá giới tính, mô tả và giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền
liên kết giới tính.
2. 2.3. Các kiến thức cần có để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm:
2.2.3.1. Nhiễm sắc thể
- Tính đặc trưng của NST.
- Cấu trúc NST.
- Chức năng.
2.2.3.2. Nguyên phân
- Hình thái NST.
- Cơ chế nguyên phân.

- Ý nghĩa của nguyên phân.
2.2.3.3. Giảm phân
- Khái niệm.
- Cơ chế giảm phân.
2.2.3.4. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
- Sự phát sinh giao tử.
- Thụ tinh.
2.3. Phân tích nội dung chương 3:
2.3.1. Kiến thức lôgic
Đi từ cấu trúc ADN, chức năng của ARN đến cơ chế tổng hợp ADN, cơ chế tổng
hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin mối quan hệ giữa gen, ARN, prôtêin và tính
trạng.
2.3.2. Kiến thức trọng tâm
- Học sinh hiểu biết sơ lược về thành phần hoá học và cấu trúc không gian
của phân tử ADN và giải thích được tính đa dạng và tính đặc thù của ADN, hiểu
biết sơ lược về cấu trúc và chức năng của các loại ARN.
- Học sinh trình bày được cơ chế tự sao chép của ADN, cơ chế tổng hợp ARN
(phiên mã), những nét chủ yếu trong cơ chế tổng hợp prôtêin (dịch mã), giải thích
được bản chất hoá học của mối quan hệ giữa gen, ARN và prôtêin, tính trạng; hiểu
được sự sao chép được của các quá trình sao chép – phiên mã - dịch mã là cơ chế
của hiện tượng di truyền cấp độ phân tử.
2.3.3. Các kiến thức cần có để xây dựng câu hỏi TNKQ
2.3.3.1.ADN
- Cấu tạo hoá học
- Cấu trúc không gian
- Cơ chế tự nhân đôi của ADN.
- Chức năng của ADN:
2.3.3.2 ARN
- Cấu trúc hoá học.
- Cấu trúc không gian.

- Cơ chế tổng hợp ARN.
2.3.3.3. Prôtêin
- Cấu trúc:
+ Cấu tạo hoá học.
+ Cấu trúc không gian.
- Chức năng của prôtêin.
2.3.3.4. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
2. Lựa chọn câu hỏi TNKQ-MCQ hớng dẫn HS tự học phần “Di truyền”
2.1. Các căn cứ xây dựng bảng trọng số:
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình Sinh học 9 của Bộ Giáo
Dục và đào tạo quy định.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức, vị trí, tầm quan trọng của từng
thành phần kiến thức....
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh trung
học cơ sở nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng.
2.2.Bảng trọng số
Chương/bài
Nội dung cần có câu có hỏi
TNKQ-MCQ
Các mức độ nhận thức
Nhận
biết
Hiểu
Vận dụng,
sáng tạo
Chương 1
“ADN và gen”
Khái niệm, thuật ngữ, kí hiệu
8 5 0
Quy luật phân li

5 3 2
Lai phân tích
2
2 0
Trội không hoàn toàn
1 1 0
Quy luật phân li độc lập
3 9 8
ý nghĩa của các quy luật 2 2 0
Chương 2
“Nhiễm sắc thể”
Tính đặc trưng của NST 1 2 0
Cấu trúc của NST 3 2 1
Ý nghĩa của NST 0 1 0
Hình thái NST trong các chu kì NP 2 0 0
Diễn biến của quá trình NP 5 1 0
Ý nghĩa của quá trình NP 1 2 0
Diễn biến của GP 5 3 0
Ý nghĩa của GP 0 2 0
Phát sinh giao tử 2 3 2
Thụ tinh 1 0 0
Ý nghĩa của phát sinh giao tử và thụ
tinh
0 1 0
Nhiễm sắc thể giới tính
1 2 0
Cơ chế xác định giới tính 0 2 0
Yếu tố ảnh hưởng đến phân hoá giới
tính
0 2 0

Thí nghiệm của Moocgan 0 6 1
Ý nghĩa của liên kết gen 1 0 0
Chương 3
“ADN và gen”
ADN 2 6 2
ADN và bản chất của gen 4 7 3
Mối quan hệ giữa ADN và ARN 1 6 1
Prôtêin 7 3 0
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng 6 2 0
3. Hướng dẫn HS tự học phần “ Di truyền” – Sinh học 9 – THCS
3.1. Quy trình chung hướng dẫn HS tự học theo từng câu hỏi
Bước 1: Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản. Thông qua bài trên lớp,
SGK và các tài tiệu bổ trợ.
Bước 2: Học sinh tiến hành tự làm bài tập trắc nghiệm một cách độc lập.
Bước 3: Học sinh tự đối chiếu kết quả làm bài với đáp án (để riêng). Học sinh
phát hiện thực trạng kiến thức.
Bước 4: Học sinh đọc lời khuyên để phát hiện ra những sai lệch trong nhận
thức.
Bước 5. Học sinh điều chỉnh lại những sai lệch trong nhận thức sau khi đọc
lời khuyên.
Bước 6: Học sinh hoàn thiện lại kiến thức bằng cách tự làm lại câu hỏi trắc
nghiệm để ghi nhớ kiến, khắc sâu kiến thức.
2. Ví dụ minh hoạ:
Khi trả lời câu hỏi: Yếu tố quyết định tính đa dạng ADN của loài là:
A. số lượng các nuclêôtit;
B. thành phần các nuclêôtit;
C. trật tự sắp xếp các nuclêôtit;
D. dạng cấu trúc xoắn của ADN;
E. cả A,B và C.
Để trả lời câu hỏi này học sinh phải:

Bước 1: Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản về cấu tạo hoá học và cấu
trúc không gian của ADN.
Bước 2: Từ những hiểu biết cơ bản về ADN học sinh suy nghĩ và trả lời câu
TN về yếu tố quy định tính đa dạng của ADN.
Bước 3: Sau khi đã lựa chọn đáp án của câu hỏi. Học sinh kiểm tra lại kết quả
mình làm bằng cách xem đáp án cuối mỗi chương.
Bước 4: Học sinh đọc phần hướng dẫn để khắc sâu kiến thức về tính đa dạng
của ADN và hiểu được tại sao lại có tính đa dạng đó. Bởi vì trong lời hướng dẫn
chúng tôi đã lý giải đúng sai cho từng phương án:
- Nếu học sinh chọn phương án A, tức là học sinh cho rằng tính đa dạng của
ADN là do yếu tố số lượng các nuclêôtit quy định. Nhưng học sinh phải biết rằng:
trong cùng một loài các cá thể sinh vật có số lượng nuclêôtit trong phân tử ADN
bằng nhau nên phương án A bị loại.
- Nếu học sinh chọn phương án B, tức là học sinh cho rằng yếu tố quyết
định tính đa dạng của ADN là do thành phần các nuclêôtit.Nhưng các cá thể trong
cùng một loài có tỉ lệ A + T/ G+X là ổn định và đặc trưng cho loài nên phương án
B bị loại.
- Nếu học sinh chọn phương án C, tức là học sinh cho rằng tính đa dạng của
ADN là do trật tự sắp xếp các nuclêôtit quy định.Học sinh chọn được phương án
này là học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất về ADN. Như các em đã
biết: trình tự sắp xếp sẽ quyết định bản chất của ADN. Ngay cả khi số lượng và
thành phần nuclêôtit giống nhau nhưng trình tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau thì
cũng sẽ tạo ra các ADN khác nhau. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit chính l à nguyên
nhân quan trọng nhất tạo nên các alen khác nhau trong cùng một gen.
- Nếu học sinh chọn phương án D. Học sinh đã cho rằng dạng cấu trúc xoắn
của ADN quyết định tính đa dạng của loài. Nhưng dạng cấu trúc ADN của các cá
thể trong loài thường giống nhau và ổn định. Nên phương án D bị loại.
- Nếu học sinh chọn phương án E. Đây là phương án tổ hợp của 3 phương án
A, B và C. Do 2 phương án A và B đã bị loại nên phương án E cũng bị loại. Học
sinh cần phải đọc lại phần kiến thức cơ bản của chương 3, đặc biệt là bài 15 SGK

Sinh học 9.
Bước 5. Học sinh điều chỉnh lại những sai lệch trong nhận thức sau khi đọc
lời khuyên.
Bước 6: Học sinh hoàn thiện lại kiến thức bằng cách tự làm lại câu hỏi trắc
nghiệm để ghi nhớ kiến, khắc sâu kiến thức.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện nhiệm vụ của đề tài, đối chiếu với các mục tiêu đặt ra trong đề tài,
chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá được lý thuyết làm cơ sở từ đó xây dựng được quy trình lựa
chọn và sử dụng câu hỏi TNKQ trong hướng dẫn cho học sinh lớp 9.
- Phân tích được nội dung phần “Di truyền” theo hướng hướng dẫn học sinh
tự học làm cơ sở lựa chọn đúng và đủ số lượng câu hỏi hướng dẫn học sinh tự học.
- Lựa chọn được bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ gồm 160 câu để tổ chức hoạt
động tự học của học sinh.
- Xây dựng được quy trình tự học và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách
quan dạng MCQ.
2. Kiến nghị
- Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng phương pháp "Sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan dạng MCQ để hướng dẫn học sinh tự học" là phương án khả
thi, đảm bảo hình thành kiến thức vững chắc, rèn luyện năng lực nhận thức và
phương pháp tự học cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi hi vọng phương pháp này sẽ
được nghiên cứu kĩ hơn và được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy sinh học nói
riêng và tất cả các môn học khác nói chung.
- Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng, nắm cắc kiến
thức sách giáo khoa để rèn luyện tư duy và ghi nhớ kiến thức.
- Về phía giáo viên, cần đầu tư thiết bị dạy học bộ môn, đồ dùng thí nghiệm,
dụng cụ trực quan và các tài liệu bồi dưỡng giáo viên để có phương pháp dạy học
tốt nhất, rèn luyện ý thức tự giác học tập cho học sinh.
- Cần khuyến khích những giáo viên giỏi có kinh nghiệm, viết bài để trao đổi

đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng tự học cho học sinh.
- Cung cấp thêm kinh phí cho xây dựng, sử dụng câu hỏi TNKQ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Nguyên Giao, Lê Đình Trung : 1111 câu hỏi trắc nghiệm sinh học
2. Phạm Minh Hạc: Góp phần đổi mới tư duy giáo dục. NXBGD, Hà
Nội 1991.
3. Trần Hồng Hải: Câu hỏi trắc nghiệm về di truyền tiến hoá,
NXBGD 1998.
4. Trần Bá Hoành: Kỹ thuật và dạy học sinh học. NXBGD 1996.
5. Nguyễn Quang Vinh: Sinh học 9. NXBGD 2006.
6. Đỗ Mạnh Hùng: Lý thuyết và bài tập sinh học. NXB Trẻ.
7. Lê Thị Huyền: Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ về nội dung kiến thức vật
chất và cơ chế di truyền biến dị trong chương trình di truyền học ở trường cao đẳng
sư phạm.
8. Trần Đức Lợi: Sinh học di truyền và biến dị. NXB Trẻ 1968.
9. Vũ Đình Luận: Xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ – MCQ để nâng cao
chất lượng dạy học môn Di truyền học ở trường cao đẳng sư phạm. Luận án tiến
sỹ, Hà Nội 2004.
10. Đỗ Mười: Phát triển mạnh Giáo Dục - Đào Tạo phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. NXBGD số 2/ 1996.
11. Nguyễn Viết Nhân: 956 câu hỏi TN sinh học, NXB Đà Nẵng 1999.
12. Hà Thế Ngữ: Giáo dục học tập 1, 2. NXBGD 1998.
13. Tham khảo một số đề tài về TN, quy trình xây dựng TN, tài liệu hướng
dẫn tự học.
14. Nghị quyết TW Đảng lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII.
15. Các tài liệu khác.

PHỤ LỤC
Phụ lục I: Hệ thống câu hỏi cần có theo bảng trọng số
1. Hệ thống câu hỏi chương 1 “ Các thí nghệm của MenĐen”

Câu 1: Kết luận về cuộc đời và nghiên cứu của MenĐen là:
 A. Cuộc đời MenĐen là một tấm gương của một nhà khoa học.
 B. Là người đi trước thời đại trong khoa học
 C. Ông được xem là người đặt nền móng cho di truyền học
 D. A và B  E. Cả A, B, C.
Câu 2: Cây đậu Hà Lan có đặc điểm thuận lợi là:
 A. Vòng đời ngắn
 B. Tự thụ phấn chặt chẽ
 C. Có nhiều cặp tính trạng tương phản và đơn gen
 D. A, B  E. A, B,C.
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu của MenĐen có đặc điểm:
 A. Lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản
 B. Xử lí lý thuyết xác suất và toán thống kê trong việc phân tích kết quả nghiên cứu
 C. Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả nghiên cứu
 D. Làm thí nghiệm lặp lại nhiều lần để xác định tính chính xác của kết quả nghiên cứu
 E. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Điểm nổi bật trong nghiên cứu của MenĐen là:
 A. Lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản
 B.Sử dụng lý thuyết xác suất và toán học thống kê
 C. Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả nghiên cứu
 D. Thí nghiệm lặp lại nhiều lần để có nhiều số liệu
 E. Phân tích sự di truyền riêng rẽ nhiều cặp tính trạng qua các đời lai.
Câu 5: Cặp tính trạng tương phản là:
 A. Hai trạng thái khác nhau của hai tính trạng
 B. nhiều trạng thái khác nhau của hai tính trạng biểu hiện trái ngược nhau
 C. Hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng biểu hiện giống nhau
 D. Hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng biểu hiện trái ngược nhau.
Câu 6: Alen là:
 A. Mỗi trạng thái khác nhau của cùng một gen
 B. Nhiều trạng thái khác nhau của nhiều gen

 C. Các trạng thái giống nhau của cùng một gen
 D. Các trạng thái giống nhau của cùng nhiều gen
Câu 7: Cặp alen là:
 A. Hai alen giống nhau cùng thuộc một gen
 B. Hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng
 C. Hai alen giống nhau hay khác nhau cùng thuộc một gen trên 2 cặp NST tương đồng
 D. Hai alen khác nhau thuộc cùng một gen nằm trên cặp NST tương đồng.
Câu 8: Kiểu gen là:
 A. Toàn bộ các gen nằm trong giao tử của cơ thể sinh vật
 B. Toàn bộ các gen của loài có mặt trong quần thể
 C. Toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật
 D. Toàn bộ các gen nằm trong loài
 E.Tập hợp các gen trên NST giới tính Y
Câu 9: Kiểu hình là:
 A. Tổ hợp các tính trạng và đặc tính của cơ thể
 B. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của loài trong tự nhiên
 C. Tổ hợp toàn bộ các cặp alen chi phối toàn bộ tính trạng của cơ thể
 D. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của mỗi quần thể trong tự nhiên.
Câu 10: Thể đồng hợp là:
 A. Cơ thể lai có cùng KH
 B. Cơ thể lai mang các alen khác nhau cùng thuộc một gen
 C. Cơ thể lai mang các alen giống nhau thupọc cùng một gen
 D. Ít phổ biến trong tự nhiên, kém thích nghi
 E. Không có trường hợp nào.
Câu 11: Thể dị hợp là :
 A. Cơ thể mang các alen giống nhau thuộc cùng một gen
 B. Cơ thể mang các alen khác nhau thuộc cùng một gen
 C. Không được biểu hiện, kém thích nghi
 D. A,C
 E. B,C.

Câu 12: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thể dị hợp:
 A. AABBDd  C. AabbDd
 B. AaBbDd  D. aaBbdd
 E. Tất cả các kiểu gen nói trên.
Câu 13: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thể đồng hợp:
 A. AABBDD  C. aabbdd
 B. AABBdd  D. aabbcc
 E. Tất cả các kiểu gen nói trên.
Câu14: Trong các phép lai sau, phép lai nào là phép lai về một cặp tính trạng:
 A. P
T/C
: Thân cao x Thân thấp  C. P: Thân cao x Thân thấp
 B. P
T/C
: Thân cao x Hoa vàng  D. P: Thân cao x Hoa vàng
Câu15: Lai một cặp tính trạng là phép lai trong đó:
 A. Bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 2 tính trạng
 B. Bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
 C. Bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
 D. Bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.
Câu 16: Khi cho cây cao thuần chủng lai với cây thân thấp thuần chủng. Tính trạng cây cao trội
hoàn toàn so với tính trạng cây thấp. Tỉ lệ kiểu hình ở F
1
là:
 A. 100% cây cao  C. 50% cây cao : 50% cây thấp
 B. 100% cây thấp  D. 75% cây cao : 25% cây thấp
Câu 17: Cho giao phấn hoặc tự thụ phấn các cây F1 ở trên thì thu được F2. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
 A. 50% cây cao : 50% cây thấp  C. 75% cây thấp : 25% cây cao
 B. 75% cây cao : 25% cây thấp  D. 80% cây cao : 20% cây thấp
Câu 18: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được kết quả là:

 A. Toàn bộ quả vàng.
 B. Toàn bộ quả đỏ.
 C. Tỉ lệ một quả đỏ : Một quả vàng.
 D.Tỉ lệ ba quả đỏ : Một quả vàng.
Câu 19: Trong quy luật đồng tính: Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng …
( G: giống nhau, K: Khác nhau)về … (1: 1 cặp, 2: 2 cặp ) tính trạng tương phản thì( F1, F2) đồng
loạt có kiểu hình bố hoặc mẹ. Tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội, tính trạng
không được biểu hiện là tính trạng lặn.
 A. K,1, F2  C. K, 1, F
1

 B, G, 1, F
1
 D. G, 2,F
1
.
Câu 20: Trong quy luật phân tính: Khi cho cá thể lai F1…( G: Giao phấn,T: Tự thụ) thì ở thế hệ…
(P, F2) sẽ có sự phân ly theo tỉ lệ…(H=1:2:1, L=3:1)
 A. G,F
1
, L  C. T, P, H
 B. G, F
1
, L  D. T, F
2
, L
Câu 21: Hiện tượng trội không hoàn toàn là hiện tượng:
 A. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
B. Thể dị hợp Aa biểu hiện tính trạng trung gian giữa tính trội và tính lặn.
 C. Lai một cặp tính trạng với thế hệ P

T/C
mang một cặp tính trạng thì ở F2 có tỉ lệ phân ly
kiểu hình là 1:2:1
 D. Được xem là hiện tượng bổ sung cho hiện tượng trội hoàn toàn.
 E. Tất cả đều đúng.
Câu 22: Trong các phéo lai sau, phép lai nào là phép lai một cặp tính trạng tương phản
 A. P
TC
: Thân xám x Thân đen
 B. P
T/C
: Hạt vàng, da trơn x Hạt xanh , da nhăn
 C. P
T/C
: Cánh dài x Cánh Cụt
 D. A, C
 E. B,C
Câu 23: Trong các phép lai sau, phép lai nào không phải là phép lai một cặp tính trạng tương
phản:
 A. P
T/C
Thân xám x Thân đen  C. P
T/C
Hạt vàng x Da trơn
 B. P
T/C
Hạt vàng x Hạt xanh  D. A, C
 E. A,B
Câu 24: Khi cho P
TC

: AA  aa thì F1 và F2 có kiểu gen như thế nào?
 A. F
1
:AA ; F2 : Aa
 B. F
1
: Aa ; F2: 1AA: 2Aa : 1aa
 C. F
1
: aa; F2: 3AA: 1aa
 D. F
1
: Aa; F2: 1A a : 1aa
Câu 25: Điều kiện nghiệm đúng của dịnh luật phân tính của Menđen là:
 A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
 B. Tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn.
 C. Phải phân tích trên một lượng cá thể lớn.
 D. Tất cả đều đúng.
Câu 26: Điều kiện nào dưới đay không phải là nghiệm đúng cho định luật phân tính của Menđen:
 A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
 B. Tính trạng chỉ do một cặp gen quy định.
 C. Phải phân tích trên một lượng lớn cá thể.
 D. Số cá thể phải có khả năng sống như nhau mặc dù có kiểu gen khác nhau.
Câu 27: Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết theo hiện
tượng này:
 A. Cơ thể F
1
cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ.
 B. Cơ thể F
1

không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền
nguyên vẹn trước đó nhận từ bố hoặc mẹ.
 C. Cơ thể lai F
1
cho ra một loại giao tử.
 D. Cơ thể lai F
2
nhận các nhân tố di truyền giống nhau từ F
1
.
Câu 28 : Lai phân tích là:
 A.Lai giữa cơ thể mang tính trạng đồng hợp trội với cơ thể mang tính trạng đồng hợp lặn để
kiểm tra kiểu gen.
 B. Lai giữa cơ thể mang tính trạng đồng hợp lặn với cơ thể mang tính trạng lặn.
 C. Lai giữa cơ thể mang tính trạng dị hợp với cơ thể mang tính trạng đồng hợp lặn.
 D. Lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
Câu 29: Trong phép lai phân tích. Nếu F
B
:
 A. Đồng tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen mang tính trạng trội là cơ thể đồng hợp.

×