Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

chuyên đề ATLAT địa lý VIỆT NAM và một vài DẠNG bài tập sử DỤNG át lát địa lý VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.44 KB, 24 trang )

GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

Chuyên đề môn Địa Lý:

ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM VÀ MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP
SỬ DỤNG ÁT LÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM

Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
1.Cơ sở lý luận
Át lát địa lí là một hệ thống các bản đồ có sự quan hệ với nhau một cách hữu
cơ, bổ sung cho nhau và được sắp xếp có hệ thống, được thành lập theo những chủ
đề và mục đích sử dụng nhất định. Các bản đồ trong một tập Átlát địa lí được xây
dựng theo một chương trình địa lí nhất định, như một tác phẩm hoàn chỉnh gồm
nhiều bản đồ, bổ sung cho nhau và phản ánh đến mức cần thiết những nội dung
thuộc phạm vi chủ đề theo mục đích của tập Át lát.
Tính thống nhất trong tập Át lát địa lí là rất cao. Các bản đồ trong tập Át lát
bảo đảm được sự bổ sung phù hợp và so sánh. Sử dụng các bản đồ trong đó cho phép
tìm ra mối quan hệ giữa các hiện tượng, lí giải được các đăc trưng, các mối quan hệ
của không gian địa lí. Chẳng hạn, phân tích chế độ mưa sẽ trở nên dễ dàng nếu đối
chiếu với các bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình, bản đồ đất…
2.Cơ sở thực tiễn
Địa lý là một trong các môn thi chọn học sinh giỏi các cấp và cũng là môn thi
trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT trong nhiều năm gần đây. Đây vốn là môn học mà

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

1



GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

thí sinh hay e ngại vì có rất nhiều địa danh, số liệu phải ghi nhớ. Tuy nhiên, nếu biết
sử dụng Atlat địa lý một cách có hiệu quả thì các em sẽ vượt qua được lo lắng trên.
Biết khai thác Atlat địa lý là một yêu cầu bắt buộc đối với cả giáo viên và học
sinh. Để làm được điều này, cần phải sử dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng địa
lý, tư duy phân tích tổng hợp. Trong đề thi thường có câu hỏi được mở đầu là “Dựa
vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học...”.
Hiểu được những khó khăn của các em học sinh trong học tập môn địa lí, để
góp phần giảm bớt những lo lắng cho các em tôi đã xây dựng chuyên đề:
“ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM VÀ MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP SỬ DỤNG
ÁT LÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM”
II.Phạm vi, đối tượng, mục đích của đề tài
1.Phạm vi:
Phạm vi ứng dụng của đề tài này là sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để làm bài
tập địa lí đặc biệt là trong thi HSG môn địa lí.
2.Đối tượng:
Đối tượng áp dụng của đề tài: Học sinh THCS (chủ yếu là đối tượng học sinh
giỏi môn địa lí bậc THCS).
3.Mục đích:
Đề tài này được xây dựng với mục đích giúp các em học sinh, đặc biệt là học
sinh khá, giỏi có thể nắm bắt được các dạng bài tập thường gặp có liên quan đến át
lát địa lí Việt Nam và cách giải đáp. Từ đó có thể giúp các em học sinh và các đồng

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

2



GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

nghiệp có thể xây dựng một hệ thống các bài tập có liên quan đến Átlat và cách giải
đáp các bài tập đó một cách thuận lợi hơn.

Phần 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
A.Nội dung
I.Nội dung nghiên cứu:
1.Giới thiệu về Atlat Địa Lý Việt Nam:
- Là tập bản đồ được sắp xếp theo thứ tự: tự nhiên, dân cư, kinh tế, vùng.
- Kí hiệu được thể hiện thống nhất ở ngay trang đầu (tr.3)
- Nội dung các bản đồ khá chi tiết và có sự kết hợp giữa bản đồ-biểu đồ, giúp HS
nắm được tình hình phát triển, phân bố đối tượng địa lí.
- Giúp HS khối 8, 9 và 12 học tốt phần địa lý tự nhiên và kinh tế-xã hội VN….
2.Hướng dẫn sử dụng:
a. Hướng dẫn chung:
- Tìm hiểu cấu trúc của Atlat: trang, mục, sắp xếp các bản đồ…
- Xem bảng chú giải để biết nội dung và ý nghĩa các kí hiệu thể hiện trên các bản đồ.
- Tùy theo yêu cầu từng bài mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
- Những bài có nội dung liên quan, yêu cầu HS mở SGK và Atlat để tra cứu, tìm
kiếm kiến thức, rèn kĩ năng sử dụng bản đồ.
- GV có thể ra các bài tập có sử dụng Atlat để HS làm bài ở nhà.
b. Hướng dẫn cụ thể:
- Nắm chắc các kí hiệu chung: về tự nhiên, dân cư, kinh tế….
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”


3


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

- Nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành: VD:
+ BĐ khoáng sản: tên từng loại mỏ, trữ lượng.
+ BĐ khí hậu: sử dụng màu sắc để nêu đặc điểm KH.
+ BĐ dân cư: ước hiệu (màu sắc) MĐDS.
+ BĐ Lâm ngư nghiệp: ước hiệu bãi tôm, bãi cá, vùng có diện tích rừng
lớn….
- Khai thác biểu đồ của từng ngành:
+Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành, diện tích các ngành trồng trọt…
+Biết cách sử dụng biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành…
- Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlat (Đại đa số liên quan đến sự phát triển
và phân bố của cấc đối tượng địa lí…)
- Biết sử dụng đủ bản đồ trong Atlat cho 1 câu hỏi:
+ Những câu hỏi chỉ sử dụng 1 BĐ của Atlat.
VD: Trình bày nguồn TNKS: NL, KL, phi KL, VLXD .
+ Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ.
VD: câu hỏi đánh giá tiềm năng của ngành, vùng kinh tế.
+Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi.
VD: Đánh giá tiềm năng cây CN thì sử dụng BĐ đất, đ.hình, k.hậu, d. cư…,
không sử dụng BĐ khoáng sản.
- Mối quan hệ giữa bản đồ treo tường và BĐ SGK, Atlat:
+GV chỉ vị trí ĐL học sinh cần tìm hiểu trên BĐ treo tường.
+HS xác định vị trí đó trên BĐ SGK, Atlat.
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”


4


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

VD: Dựa vào Atlat, trình bày các ngành CN trong TTCN TP.HCM. HS đối chiếu
BĐ treo tường với BĐ SGK, Atlat.
3. Giới thiệu một số dạng bài tập atlat Địa Lý Việt Nam và những lưu ý:
a.Các dạng bài tập sử dụng atlat Địa lý Việt Nam:
Các yêu cầu khai thác Atlat địa lí Việt Nam rất đa dạng, trong khuôn khổ kiến
thức địa lý lớp 8, 9 (đặc biệt ở lớp 12) thường tập trung vào một số vấn đề chính là:
Trình bày và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của đất nước, hoặc của một vùng, miền, tỉnh,
trung tâm công nghiệp hay thành phố quan trọng nào đó; So sánh giữa các trung tâm
công nghiệp, các vùng; Trình bày và giải thích về: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt
Nam: Đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và thiên nhiên phân hóa đa dạng. Đặc điểm, thành phần
tự nhiên, dân cư - xã hội, về một ngành kinh tế của cả nước hay một vùng kinh tế.
Một trung tâm công nghiệp hay một vùng công (nông) nghiệp, vùng kinh tế trọng
điểm (nguồn lực, tình hình phát triển kinh tế và phân bố, các mối liên hệ kinh tế - xã
hội trong nội bộ vùng và giữa vùng với các vùng khác); Vấn đề phát triển kinh tế, an
ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo…
Các vấn đề được nêu trên, trong các bài thi thường được hỏi dưới các dạng
khác nhau, dưới đây tôi mạnh dạn tập hợp và xây dựng 4 dạng thường gặp:
-Dạng 1: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự
phân bố của đối tượng địa lí nào đó…?
-Dạng 2: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự
phát triển và phân bố của đối tượng địa lí nào đó…?

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

5


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

-Dạng 3: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy lập bảng số
liệu thể hiện (hay hoàn thành bảng cho trước) đặc điểm của 1 hay 1 số đối tượng địa
lí nào đó…?
-Dạng 4: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích (so
sánh, trình bày hoặc chứng minh) về một đối tượng, hiện tượng địa lí….?
b. Một số lưu ý khi nhận dạng và làm bài
Các em học sinh cần lưu ý với dạng câu hỏi trên, các em phải biết kết hợp cả
hai nguồn kiến thức để làm bài. Dựa vào kiến thức đã học là các kiến thức học sinh
được trang bị về tình hình, nguyên nhân ra đời và phát triển, đường lối, chính sách,
kinh nghiệm, tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư để lập luận phân tích.
Những kiến thức này không thể hiện được hoặc thể hiện không rõ trên Atlat. Còn
dựa vào Atlat, HS cần khai thác các kiến thức về sự phân bố, các mối quan hệ về
không gian lãnh thổ giữa các sự vật, hiện tượng địa lý để trình bày.
Theo Quy chế thi thì các em được phép sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam đối với
môn thi Địa lý. Tuy nhiên, chỉ được mang vào phòng thi và sử dụng Atlat do Nhà
xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì
trong tài liệu. Để có thể khai thác tốt các kiến thức địa lý theo các vấn đề trên, các
em cần lưu ý:
Thứ nhất, phải nắm chắc nội dung thể hiện trong các trang của Atlat Địa lý
Việt Nam. Trước câu hỏi thi có sử dụng Atlat, cần suy nghĩ phân tích xem với yêu
cầu của câu hỏi cụ thể đó có thể khai thác kiến thức ở đâu, ở một trang hay nhiều

trang Atlat, đó là các trang nào? Thứ hai, trong quá trình học phải luôn gắn với Atlat.
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

6


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

Câu hỏi kiểm tra kiến thức địa lý có gắn với Atlat, một mặt kiểm tra kỹ năng
khai thác kiến thức từ Atlat của HS, mặt khác giúp HS đỡ phải ghi nhớ một cách
máy móc. Bài làm của HS có thể sử dụng các số liệu trong SGK hay trong Atlat mới
tái bản đều được, không ảnh hưởng đến thang điểm chấm bài thi. Vì vậy khi học bài
mới hay ôn tập theo chủ đề, HS cần đối chiếu nội dung kiến thức và Atlat để xem
những địa danh nào, các số liệu nào đã được thể hiện trên Atlat, để phân loại điều gì
cần phải tập trung đầu tư, điều gì có thể rút ra từ Atlat để có thể “làm nhẹ” bộ nhớ
của mình. Và như thế các em sẽ không còn sợ các số liệu, địa danh khi học địa lý
nữa.
Ngoài ra, trong đề thi còn có câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ. Nếu các em băn
khoăn chưa biết chọn vẽ biểu đồ theo cách nào cho phù hợp: biểu đồ đường (đồ thị),
hay biểu đồ cột, nhóm cột, cột chồng, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền..., các em có thể
tìm thấy câu trả lời qua việc tham khảo các biểu đồ được thể hiện trong Atlat và đối
chiếu với yêu cầu cụ thể của đề thi. Như vậy Atlat còn có tác dụng gợi ý cho các em
hoàn thành câu hỏi kiểm tra kỹ năng vẽ biểu đồ - một trong các yêu cầu chắc chắn có
trong cấu trúc đề thi địa lý.
II.Phương pháp nghiên cứu:
Trong sử dụng Át lát, phương pháp so sánh, đối chiếu các bản đồ được xem là
phương pháp đặc thù.
Để thực hiện sự so sánh, đối chiếu các bản đồ, cần chú ý những điểm sau đây:

-Xác định những bản đồ mà nội dung của chúng gần gũi và có mối quan hệ chặt chẽ
với các vấn đề cần tìm hiểu, phân tích. Tốt nhất là chọn các bản đồ có cùng tỉ lệ để
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

7


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

dễ dàng thiết lập các mối quan hệ không gian, có thể chồng xếp lên nhau nếu cần
thiết.
-Khi phân tích các hiện tượng nào đó, trước hết nên khai thác bản đồ chính biểu hiện
hiện tượng đó để thấy được đặc điểm của hiện tượng, sau đó sử dụng các bản đồ
khác có những yếu tố liên quan để mở rộng và lí giải các nguyên nhân dẫn đến
những đặc trưng của hiện tượng như tại sao hiện tượng đó lại phân tích như vậy, lại
phân hóa như vậy hay biến động khác nhau như vậy…?
III.Một số dạng bài và gợi ý giải đáp các dạng bài tập có sử dụng Atlat ĐLVN
1.Dạng 1:
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân
bố của 1 hay 1 số đối tượng địa lí?
-> Đây có thể coi là dạng bài đơn giản nhất, với dạng bài này học sinh chỉ cần
nắm chắc các quy trình đọc bản đồ là có thể làm được một cách dễ dàng. Học sinh
chỉ cần tìm các đối tượng địa lí theo yêu cầu của bài được phân bố ở đâu (cái gì (đối
tượng nào)…? ở đâu…?), có thể nêu tên địa danh các tỉnh hoặc tên các vùng có sự
phân bố của đối tượng cần tìm…
*Ví dụ:
Ví dụ 1:Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố
của các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta?

Cách làm:
-Học sinh phải nhớ được tên các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu (dựa vào kiến
thức đã học) , sau đó căn cứ vào trang 18, 19 Át lát tìm nơi phân bố của chúng.
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

8


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

Cụ thể:
+Cà phê: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…
+Chè: phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên….
+Cao su: phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…
+Hồ tiêu: phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ…
+Dừa: phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, …
Ví dụ 2: (đề thi tỉnh năm 2007-2008)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu những tuyến giao
thông vận tải đường sắt ở nước ta (lấy đầu mối là Hà Nội). Trình bày vai trò của
tuyến đường sắt Thống nhất (Hà Nội – Hồ Chí Minh).
Đáp án:
* Những tuyến giao thông đường sắt (lấy đầu mối là Hà Nội)
- Hà Nội – Hồ Chí Minh.
- Hà Nội – Hải Phòng.
- Hà Nội – Thái Nguyên.
- Hà Nội – Lạng Sơn.
- Hà Nội – Lào Cai.
* Vai trò tuyến đường sắt Thống nhất.

- Tuyến đường sắt Thống nhất cùng với đường số 1A là trục xương sống của giao
thông vận tải ở nước ta, nó vận chuyển khối lượng hàng hoá và hành khách lớn nhất
trong các tuyến đường sắt hiện nay.

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

9


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

- Từ Bắc vào nó vận chuyển nguồn lao động, tư liệu. Từ Nam ra nó vận chuyển chủ
yếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
Ví dụ 3:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm dân
số nước ta. (đề thi tỉnh năm 2008-2009)
Đáp án:
* Đặc điểm dân số:
- Dân số đông: 80,9 triệu người (2003), thứ 14 thế giới
- Dân số tăng nhanh từ 15,5 triệu người (1921) lên 80,9 triệu người (2003), tăng gấp
hơn 5 lần.
- Dân số trẻ: Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi cao (> 20%), tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên thấp
(< 10%).
- Tỉ lệ Nam/nữ gần bằng nhau (> 90%)...
(Lưu ý: học sinh có thể sử dụng số liệu khác, đúng vẫn được điểm tối đa)
Ví dụ khác:
-Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phân bố
các dân tộc ở nước ta theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ chính ở nước ta.

- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân cư
ở nước ta theo các bậc đã cho? (Dựa vào trang 15)
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy kể tên và xác định quy mô
các trung tâm công nghiệp, ở Đông Nam Bộ. (Dựa vào trang 21, 29)

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

10


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy kể tên các nhà máy thủy
điện và nhiệt điện ở ĐNB và giải thích? (Dựa vào trang 22)…
2.Dạng 2:
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phát
triển và phân bố của 1 hay 1 số đối tượng địa lí?
->Đối với dạng bài tập này, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc được các kiến thức
đã học và cách khai thác Át lát địa lí Việt Nam. Cụ thể học sinh phải hiểu và tách
dạng bài nay ra 2 ý lớn: Sự phát triển; sự phân bố.
+Đối với sự phát triển: HS cần hiểu được đối tượng địa lí cần tìm hiểu là gì?
(Là cây trồng, vật nuôi hay sản lượng công nghiệp….); đối tượng đó phát triển ra
sao? (tăng hay giảm và là bao nhiêu trong thời gian nào…)
+Đối với sự phân bố: (giống dạng bài tập1-đã trình bày ở trên)
Ví dụ 1: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phát
triển và phân bố của ngành công nghiệp điện lực, công nghiệp khai thác than.
Cách làm:
+Đối với sự phát triển: Hs dễ dàng nhận thấy sản lượng của cả 2 ngành này đều tăng

nhanh, liên tục (dẫn chứng).
+Về phân bố: Công nghiệp khai thác than tập trung ở Bắc Bộ nhất là Quảng Ninh…;
công nghiệp điện phân bố không đều (nhiệt điện chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc
Bộ và Đông Nam Bộ, còn thủy điện phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Trung du
miền núi Bắc Bộ…).
Ví dụ 2:
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

11


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những thành tựu
trong sản xuất lúa của nước ta.
Gợi ý: Dựa vào trang 18, 19 và kiến thức cần nêu được:
+Diện tích trồng lúa tăng nhanh từ năm 2000-2007 (dc)
+Năng suất lúa cũng tăng (dc)
+Sản lượng lúa tăng (dc)
+Sản lượng bình quân tăng (dc)
+Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi theo hướng tích cực
+Sự phân bố của ngành trồng lúa (dc)
Ví dụ 3:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố
ngành du lịch ở nước ta. (đề thi Tỉnh năm 2009-2010)
Đáp án:
a. Tình hình phát triển du lịch nước ta.
- Du lịch nước ta phát triển rất mạnh. Số lượng khách và doanh thu du lịch tăng

nhanh.
- Khách nội địa và khách quốc tế tăng nhanh (dẫn chứng theo số liệu Atlat.....).
- Trong đó chủ yếu là khách nội địa...
- Doanh thu du lịch tăng (dẫn chứng theo số liệu Atlat...)
- Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta rất đa dạng và có sự thay đổi theo các
năm (dẫn chứng theo số liệu Atlat...).
b. Phân bố du lịch.
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

12


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

- Do tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng và phân bố rộng nên ngành du lịch cũng
được phân bố rộng trên phạm vi cả nước.
- Cả nước có 4 trung tâm du lịch quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,TP.Hồ Chí Minh.
- Có 8 trung tâm du lịch vùng: Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang, Đà
Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ.
- Còn lại là các điểm du lịch phân bố theo tài nguyên du lịch...
Ví dụ khác:
- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành
chăn nuôi ở nước ta.
- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành
thủy sản ở nước ta. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này.
3.Dạng 3:
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy lập bảng số liệu
thể hiện 1 hay 1 số đối tượng địa lí….?

->Với dạng bài tập này học sinh không những cần nắm chắc kiến thức, hiểu và
nắm được cách đọc Át lát mà còn phải có tư duy hình thành bảng biểu sao cho phù
hợp. Trước tiên cần nắm được yêu cầu của bài sau đó ghi tên của bảng cần trình bày
rồi lập bảng phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu.
Ví dụ 1:
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy lập bảng số liệu thể
hiện sản lượng khai thác dầu thô và than sạch cả nước qua các năm 2000, 2005,
2007
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

13


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

Cách làm:
Ta thấy ngay tên bảng số liệu là:
Sản lượng khai thác dầ thô và than sạch cả nước các năm 2000, 2005, 2007.
Đơn vị: Triệu tấn
Năm
Sản lượng
Sản lượng dầu thô
Sản lượng than sạch
Ví dụ 2:

2000

2005


2007

16,3
11,6

18,5
34,1

15,9
42,5

Dựa vào Átlat Địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009) và kiến
thức đã học, hãy:
a.Lập bảng số liệu thể hiện cơ cấu dân thành thị và nông thôn so với tổng số dân
nước ta từ 1960-2007.
b.Từ bảng số liệu trên hãy rút ra nhận xét và giải thích.
Đáp án:
a.Cơ cấu dân thành thị và nông thôn giai đoạn 1960-2007 (đơn vị %)

Năm
Nông thôn
Thành thị

1960
84,32
15,68

1976
75,33

24,67

1979
80,77
19,23

1989
79,94
20,06

1999
76,4
23,6

2000
75,82
24,18

2005
73,12
26,88

2007
72,56
27,44

b.Nhận xét và giải thích:
*Nhận xét: Cơ cấu dân thành thị và nông thôn giai đoạn 1960-2007 của nước ta nhìn
chung có nhiều sự thay đổi
-Tỷ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm (dẫn chứng)

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

14


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

-Tỷ lệ dân nông thôn vẫn cao hơn so với dân thành thị (dẫn chứng)
*Giải thích:
-Có sự thay đổi trên là do kết quả của quá trình đô thị hóa
-Do quá trình đô thị hóa diến ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp…
Ví dụ khác:
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy lập bảng số liệu thể hiện giá
trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá trị sản xuất).
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy lập bảng số liệu thể hiện
diện tích, sản lượng lúa của nước ta trong 3 năm 2000, 2005, 2007.
4.Dạng 4:
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích (so sánh,
trình bày hoặc chứng minh)…..một đối tượng (hiện tượng địa lí)….?
-

>Đây là dạng bài được xem là khó nhất, bởi nó tương đương như một dạng

bài lí thuyết, cách giải quyết sẽ như bài lí thuyết, nhưng khác là các số liệu chứng
minh (dẫn chứng được lấy ở trong Át lát). Điều này sẽ giúp các em học sinh bớt đi
công việc phải nhớ quá nhiếu số liệu khác nhau trong sách giáo khoa.
-Dạng giải thích: HS không những cần nắm chắc kiến thức cơ bản mà còn
phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí, đặc biệt quan tâm đến

mối quan hệ nhân quả.
-Dạng so sánh: Dạng câu này không nên trả lời theo kiểu trình bày lại kiến
thức mà phải tổng hợp kiến thức sau đó tìm ra được những tiêu chí để so sánh
(giống, khác nhau ở những tiêu chí nào?...)
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

15


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

-Dạng chứng minh: Dạng này HS cần nắm chắc kiến thức và dùng lí lẽ thuyết
phục kết hợp với các dẫn chứng đã có trong Át lát và sách giáo khoa để trình bày.
-Dạng trình bày: Là dạng bài dễ nhất, các em chỉ cần tái hiện lại kiến thức đã
được học. Tuy nhiên phải biết cách sắp xếp làm sao cho khoa học, ý nào lên trước, ý
nào trình bày sau…
Ví dụ 1:
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích về sự phân
bố của cây chè và cây dừa?
Cách làm:
-Cây chè ưu khí hậu hơi lạnh, đất feralit (hình thành trên đá vôi và đá babzan) nên
được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng cao của Tây Nguyên
-Cây dừa ưu khí hậu nóng (cận xích đạo), đất chua mặn nên được trồng nhiều ở
Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền trung.
->Ngoài ra, học sinh phải căn cứ vào kiến thức đã học và nêu được các NN khác như
lao động, chính sách, cơ sở vật chất, thị trường…
Ví dụ 2:
. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy, nhận xét và giải thích sự

thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế từ 1995 đến 2007
(đơn vị %).
Đáp án:
*Nhận xét:
-Từ 1995-2007, cơ cấu lao động làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi:
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

16


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

+Tỷ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản giảm xuống (dẫn chứng)
+Tỷ trọng lao động ở khu vưc công nghiệp, xây dựng tăng lên (dẫn chứng)
+Tỷ trọng lao động ở khu vực dịch vụ cũng tăng (dẫn chứng)
-Tuy nhiên, lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao (dẫn
chứng)
*Giải thích:
-Do kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-Quá trình CNH-HDH
-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm….
Ví dụ 3:
Dựa vào átlát Địa lý Việt Nam xuất bản năm 2006 và kiến thức đã học hãy
giải thích ý kiến nhận xét sau: “Về phương diện tự nhiên, vùng Bắc Trung Bộ là
hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam”. (đề thi tỉnh năm 2006-2007)
Đáp án:
Câu nhận xét trên thể hiện những nết giống nhau về tự nhiên giữa Việt Nam
và vùng Bắc Trung Bộ cụ thể:

- Hình dạng lãnh thổ: nhỏ hẹp kéo dài ( dẫn chứng )
- Địa hình : đều có các dạng địa hình chủ yếu là núi, trung du, đồng bằng và
vùng biển; địa hình thấp dần theo hướng TB-ĐN.
- Đất đai: có nhiều nhóm khác nhau trong hai loại chính là đất feralit, và đất
phù sa.
- Khí hậu: nhiệt đới nóng ẩm có phân mùa rõ rệt và diễn biến thất thường.
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

17


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

- Sông ngòi: ngắn dốc, hướng chủ yếu TB-ĐN, chế độ nước theo mùa và thất
thường.
-Tài nguyên khoáng sản: có nhiều loại nhưng đã và đang bị cạn kiệt, khoáng
sản phần lớn là các mỏ có trữ lượng nhỏ
Ví dụ 4:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Trung du
miền núi Bắc Bộ có nhiều khó khăn nhưng vẫn có điều kiện để phát triển nhiều
ngành kinh tế. (đề thi tỉnh năm 2008-2009)
Đáp án:
* Khó khăn:
- Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình (SGK9) nên phát triển giao thông
gặp khó khăn nhất là tiểu vùng Tây Bắc.
- Thời tiết diễn biến thất thường (dẫn chứng)
- Khoáng sản tuy nhiều nhưng qui mô nhỏ điều kiện phức tạp. Rừng bị suy giảm
nhanh do tác động của con người.

- Trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ người biết chữ 73,3% (cả nước 90,3%) (1999). Cơ
sở hạ tầng còn thấp.
*Có điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế.
+ Có điều kiện để phát triển công nghiệp:
- CN thủy điện do tiềm năng lớn của các dòng sông trong vùng, đã xây dựng (thủy
điện Hòa Bình, Thác Bà), đang xây dựng (thủy điện Sơn La, Tuyên Quang).
- CN khai thác khoáng sản: than Quảng Ninh, thiếc Cao Bằng, Tuyên Quang do trữ
lượng tương đối lớn, dễ khai thác.
- CN luyện kim: Thái Nguyên nhờ các mỏ quặng sắt, mỏ than trong vùng.
- CN giấy:Việt Trì, Bãi Bằng và nhiều ngành CN khác do có nhiều N.liệu từ rừng...
+ Có điều kiện phát triển nông nghiệp:
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

18


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

- Cây CN: Chè (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La), cây ăn quả, cây dược liệu ở
các vùng cao do có đất Feralit, khí hậu có tính chất cận nhiệt đới
- Cây lương thực (lúa, ngô) ở một số đồng bằng nhỏ: Mường Thanh, Bình Lư (Lai
Châu), Hòa An (Cao Bằng), Nghĩa Lộ (Yên Bái).
- Chăn nuôi gia súc (trâu bò): đàn trâu chiếm 57,3% so với cả nước (có nhiều đồng
cỏ), lợn 22% (có nhiều hoa màu) - (2002), phát triển thủy sản ven biển Q. Ninh.
- Có điều kiện để phát triển một số ngành khác: Du lịch Hạ Long, Điện Biên, Phú
Thọ (do có nhiều cảnh quan, di tích văn hoá, lịch sử...), kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn,
Lào Cai, Quảng Ninh (do các tuyến giao thông huyết mạch nối VN với T.Quốc...)
Ví dụ khác:

- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến sau
đây của sách giáo khoa Địa lí 9: "Đồng bằng sông Hồng là vùng có vị trí địa lí thuận
lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông
đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao". (đề thi tỉnh năm học 20072008)
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích nguyên nhân của
sự phân bố công nghiệp điện.
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích vì sao Đông Nam
Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm phân bố
dân cư nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ
dân số cao nhất cả nước.
- Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh công nghiệp
nước ta có cơ cấu đa dạng….
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

19


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

B.Ứng dụng vào thực tiễn công tác, giảng dạy
1.Quá trình áp dụng của bản thân:
Trong quá trình công tác, giảng dạy bộ môn địa lí trong trường phổ thông và
đặc biệt là trong quá trình tham gia bồi dưỡng HSG tôi đã mạnh dạn tập hợp một vài
dạng bài tập Át lát địa lí thường gặp trong quá trình học và thi.
Tôi đã thường xuyên sử dụng Átlat trong quá trình giảng dạy, Átlat đã trở
thành công cụ (phương tiện, thiết bị dạy học không thể thiếu) trong quá trình giảng
dạy địa lí đối với cá nhân tôi.

Đến nay tôi có thể đưa ra các dạng thường gặp (4 dạng), cách giải đáp cho
từng dạng bài cụ thể. Học sinh các lớp tôi giảng dạy đều có trang bị đủ Atlat và đều
biết cách sử dụng chúng và coi chúng là nguồn kiến thức quý báu. Qua đó tôi cũng
đã nhận thấy hiệu quả cụ thể trong quá trình nghiên cứu và áp dụng của bản thân
mình.
2.Hiệu quả khi áp dụng đề tài
Qua việc áp dụng vấn đề nghiên cứu trong quá trình giảng dạy tôi thấy chất
lượng bộ môn đã được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng
HSG. Học sinh cảm thấy học địa lí gắn với Át lát là một nhu cầu không thể thiếu và
tách rời, Át lát chính là kênh thông tin “sống” vô cùng bổ ích cho các Thầy, cô giáo
và các em, từ đó đã bước đầu thấy môn địa lí không hề khô khan như cách nói trước
đây của một số người.
Kết quả cụ thể:

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

20


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

Từ năm học 2003-2004 đến nay, khi được đảm nhiện bộ môn địa lí và bồi
dưỡng đội tuyển HSG các em học sinh trong đội tuyển đều có thể giải đáp được
khoảng 95-98% các câu hỏi có liên quan đến Át lát địa lí Việt Nam.
Đặc biệt năm học 2004-2005; 2005-2006 có tổng số 08 em học sinh đạt điểm
thi HSG Huyện và Tỉnh từ 8 điểm đến 8,75 điểm; năm học 2008-2009 và 2009-2010
có em học sinh đạt 8,5 điểm đến 9,0 điểm.
Các năm học 2007-2008; 2008-2009 và năm học 2009-2010 trong các kì thi

HSG Huyện và Tỉnh môn Địa lí, các câu hỏi có sử dụng đến Átlat Địa lí Việt Nam
thì các em học sinh của tôi đều chiếm được điểm cao trong các câu đó.
Kết quả qua các lần khảo sát chất lượng của PGD cũng như chất lượng cuối
năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao.
3.Bài học kinh nghiệm, hướng nghiên cứu mới
Trong quá trình công tác và giảng dạy bộ môn địa lí ở trường phổ thông bản
thân đã nhận thấy mình cần tự trau dồi, không ngừng tự bồi dưỡng, học hỏi để nâng
cao trình độ chuyên môn. Qua nội dung được trình bày ở trên bản thân tôi cảm thấy
giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí cần mạnh dạn hơn trong việc đưa các vấn đề mới
và bổ ích váo các buổi sinh hoạt chuyên đề để được áp dụng rộng rãi.
Trong thời gian tới tôi đang dự kiến xây dựng một vài chuyên đề mới hơn
nữa, nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và giúp các em học sinh và các
đồng nghiệp cảm thầy nhẹ nhàng hơn, có hứng thú hơn khi học môn địa lí.
-Các chuyên đề dự kiến:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phần vẽ các dạng biểu đồ Địa lí.
Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

21


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

+ Phương pháp giúp học sinh học tập với tập bản đồ giáo khoa Địa lí THCS.
4.Kiến nghị, đề xuất
-Đối với các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học với bộ môn
địa lí, như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đặc biệt là cuốn Át lát địa lí (cả Việt Nam và
thế giới).
-Với mỗi cá nhân giáo viên và các em học sinh nhất thiết phải có cuốn Át lát khi học

môn địa lí (luôn cập nhật chỉnh lí)
Phần 3: KẾT LUẬN
Át lát địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình địa lí Việt Nam,
đã diễn giải các vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế-xã hội Việt Nam. Cấu trúc của cuốn
Át lát rất chặt chẽ, vì vậy khi khai thác kiến thức địa lí trong Át lát cần chú ý đến
mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trong các bản đồ của Át lát địa lí Việt
Nam. Nội dung địa lí trong Át lát rất đa dạng, phù hợp với chương trình học tập của
các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh lớp giỏi ở các lớp 8, 9 và lớp 12.
Việc tìm ra những dạng bài tập mẫu trong quá trình giảng dạy và học tập là
điều cực kì quan trọng và cần thiết. Bởi nó sẽ giúp ta giải quyết được một khối lượng
kiến thức khá trừu tượng với những số liệu khô khan, những địa danh khó nhớ, từ đó
các em học sinh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi học địa lí, yêu thích bộ môn địa lí hơn.
Trên đây là một vài dạng bài tập liên quan đến Át lát địa lí Việt Nam và cách
giải. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình xây dựng đề tài nhưng cũng không
thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ ích

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

22


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

của các đồng nghiệp và các bạn để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn và sẽ được áp
dụng rộng rãi trong các nhà trường.

Xin chân thành cảm ơn!
----------***--------TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Át lát địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục năm 2009)
2.Sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 8, 9 và 12.
3.Rèn luyện các kĩ năng địa lí (Mai Xuân San)
4.Hướng dẫn cách làm bài thi địa lí (GS.TS Lê Thông-ĐHSP1)
5.Tuyển tập các đề thi HSG, đề thi đại học, cao đẳng của các năm.
6.Hướng dẫn học và khai thác At lat Địa Lí Việt Nam (GS.TS Lê Thông-ĐHSP1)

TT Hương Canh, ngày 10 tháng 11 năm 2010

Người thực hiện

Phạm Duy Cảnh

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

23


GV: Phạm Duy Cảnh

Trường THCS Lý Tự Trọng

Chuyên đề môn Địa Lý: “Át lát Địa Lý Việt Nam và một vài dạng bài tập sử dụng Át lát Địa Lý Việt Nam”

24



×