Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYÊN đề các DẠNG câu hỏi lý THUYẾT CHỦ yếu TRONG đề THI học SINH GIỎI lớp 9 môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.08 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ: CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHỦ YẾU TRONG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN ĐỊA LÍ.
A) MỞ ĐẦU
- Tác giả chuyên đề: Lê Thị Hải Yến
GV Địa lí Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
- Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 9
- Giới hạn: Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam (chương trình lớp 9)
- Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: Kiến thức cơ bản trong Sách
giáo khoa và kiến thức nâng cao dùng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp
huyện –thị và cấp tỉnh.
- Hệ thống phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên
đề: Phương pháp thuyết trình để giảng phần lý thuyết cơ bản, phương pháp đàm
thoại - vấn đáp, phương pháp hoạt động theo nhóm.
Trong chuyên đề gồm có: lý thuyết cơ bản, hệ thống các ví dụ, bài tập đặc trưng
để giải các dạng bài tập trong chuyên đề; các bài tập HS tự giải.
- Sự cần thiết của chuyên đề: Nhiều học sinh vẫn nghĩ Địa lí là môn khoa học xã
hội chỉ cần học thuộc lòng và nhớ thật nhiều số liệu là đủ. Thực tế, nhiều học
sinh có kiến thức nhưng điểm thi học sinh giỏi lại không cao. Tỉ lệ bài đạt 7-8
điểm môn Địa lí trong các kì thi học sinh giỏi các cấp không nhiều. Một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do thí sinh còn lúng
túng trong việc nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Tác giả thông qua việc
tổng kết các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhất là ở lớp 9 những năm qua để khái
quát hóa thành các dạng câu hỏi lí thuyết chủ yếu với hướng dẫn cách giải cụ
thể hy vọng phần nào khắc phục được thực trạng trên.
- Kết quả triển khai chuyên đề: Tác giả đã sử dụng chuyên đề này trong bồi
dưỡng GV, HS giỏi của phòng GD Vĩnh Yên và Tam Dương, bước đầu nhận
được phản hồi tích cực. Với việc khái quát hóa các dạng câu hỏi, học sinh đã có
kỹ năng phân tích đề tốt hơn, không còn tình trạng làm lạc đề trong bài thi.
B) NỘI DUNG
I) Dạng câu hỏi trình bày
1) Nhận biết



1


- Dựa vào hình thức câu hỏi để xác định. Nếu trong câu hỏi xuất hiện các từ và
cụm từ như „trình bày“, „nêu“, „phân tích“, „ hãy cho biết“, „thế nào“, „gì“,
„như thế nào“…
Ví dụ:
VD1: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
VD2: Phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số
theo độ tuổi ở nước ta
VD3: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp nước ta?
VD4:Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
VD5:Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho ngành thủy sản?
- Lưu ý: có những câu hỏi về hình thức học sinh hay nhầm lẫn là dạng câu hỏi
trình bày nhưng thực chất lại thuộc dạng câu hỏi khác.
VD:Phân tích những điểm khác biệt giữa quần cư nông thôn và thành thị ở nước
ta.
Về hình thức học sinh dễ nhầm lẫn sang dạng trình bày nhưng thực chất đây là
dạng so sánh (so sánh khác biệt)
2) Cách giải
Dạng câu hỏi trình bày là dạng câu hỏi dễ nhất trong số các dạng câu hỏi thường
gặp trong các đề thi HSG môn Địa lí. Qui trình chung để trả lời dạng câu hỏi
này nên theo các bước cơ bản sau:
- Đọc kĩ yêu cầu đề bài và nhận biết đúng dạng câu hỏi
- Tái hiện kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
( Để tái hiện nhanh, đúng và đầy đủ các ý học sinh cần nắm vững kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa Địa lí 9. Học sinh phải nhớ kiến thức một cách hệ
thống từng phần, chương, bài và từng đề mục đến các đơn vị kiến thức rất chi

tiết)
- Căn cứ vào câu hỏi, thí sinh cần phải sắp xếp các kiến thức cơ bản sao cho phù
hợp.
(Gợi ý: sắp xếp các ý từ khái quát đến cụ thể, từ quan trọng đến ít quan trọng;
Các yếu tố tự nhiên trình bày trước sau đó trình bày đến các yếu tố kinh tế - xã
hội, thuận lợi trình bày trước khó khăn…)

2


*Lưu ý: khi trình bày bài làm yêu cầu HS trả lời thẳng vào yêu cầu câu hỏi,
tránh tình trạng trình bày lan man, dài dòng. Yêu cầu HS tách bạch các ý, không
bỏ sót ý.
3)Phân loại câu hỏi
Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung. Khi cần kiểm tra kiến
thức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đặt câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong
sách giáo khoa Địa lí 9. Do đó, không đặt ra việc phân loại các dạng câu hỏi.
4) Luyện tập
Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung nhưng thường yêu cầu
trình bày về các nhân tố ảnh hưởng hoặc mối liên hệ. Các nội dung này chiếm
một tần suất khá lớn.
*Một số câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng.
„Các nhân tố ảnh hưởng“ có thể được dùng bằng các cụm từ khác gần
nghĩa như „điều kiện“, „nguồn lực“, „thế mạnh và hạn chế“, „thuận lợi và khó
khăn“…
VD1:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
nước ta.
VD2: Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp nước ta như thế nào?
VD3: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

nước ta như thế nào?
VD4:Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành
thủy sản nước ta.
VD5: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển
ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.
VD6: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển
ngành khai thác thủy sản nước ta.
VD7:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
nước ta.
Gợi ý:
-Các VD1,VD2,VD3 đều hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp
nhưng phạm vi yêu cầu trả lời khác nhau (VD1 yêu cầu trả lời tất cả các yếu tố,

3


còn VD2 và VD3 chỉ là 1 phần trong VD1). Nếu học sinh làm thừa hoặc thiếu
các yếu tố đều bị trừ điểm.
- Cần thấy được sự khác nhau trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố ngành nông nghiệp và công nghiệp (VD1,VD7). Các nhân tố tự nhiên
tác động đến nông nghiệp là tài nguyên đất, khí hậu, nước và sinh vật còn với
CN quan trọng hàng đầu trong các yếu tố tự nhiên là khoáng sản sau đó mới đến
thủy năng và đất, khí hậu, rừng…Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật trong
nông nghiệp HS phải chỉ ra được cụ thể là giao thông nông thôn, mạng lưới
điện, hệ thống thủy lợi, cơ sở chế biến, dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi. Cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp lại là giao thông vận tải nói
chung, các cơ sở công nghiệp, nhà máy, trung tâm công nghiệp…
Các nhân tố Nông nghiệp
ảnh hưởng
ĐKTN và -Đất(các loại,diện tích, phân bố)

TNTN
 ảnh hưởng cơ cấu cây trồng.

Công nghiệp

- ĐKTN là cơ sở xây dựng
cơ cấu ngành CN đa dạng.
-KH (đặcc điểm nhiệt,ẩm, phân -Khoáng sản (chủng loại, trữ
hóa)→cơ cấu cây trồng, cơ cấu lượng, chất lượng, phân
mùa vụ; biện pháp canh tác, bố)phát triển các ngành
năng suất…
CN nào?
-Nước (mặt+ngầm)phát triển - Thủy năng sông suối  pt
thủy lợi
CN năng lượng.
-SV tự nhiênthuần dưỡng, lai - TN đất, nước, KH, rừng,
tạo giống

Sv biển…PT N-L-NPt

CNCB.
- Sự phân bố tài nguyên trên
lãnh thổ tạo thế mạnh khác
nhau giữa các vùng.
ĐK kinh tế -Dân cư và lao động nông thôn
-Dân cư-LĐ(số dân, khả
-xã hội
(dân số nông thôn, LĐ nông năng tiếp thu KHKT)→ cơ
thôn, kinh nghiệm sx).
cấu ngành CN, khả năng thu

hút đầu tư.
-CSHT,CSVCKT:giao
thông, CSHT,CSVCKT:
mạng lưới điện nông thôn; hệ GTVT,TTLL, điện; các nhà
4


thống thủy lợi, cơ sở CB, dịch vụ
trồng trọt, chăn nuôi…
- Chính sách PT NN:khoán
ruộng đất, pt kinh tế trang trại,
hộ gia đình, XD vùng chuyên
canh…
- Thị trường trong và ngoài nước
-Khác (vốn…)

máy, TTCN…
- Chính sách PTCN: C/s
CNH, thu hút đầu tư, đa
đạng hóa các thành phần
kinh tế…
- Thị trường trong và ngoài
nước
-Khác (l/s khai thác lãnh
thổ…)

*Một số câu hỏi trình bày về mối liên hệ.
VD1: Phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số
theo độ tuổi ở nước ta.
VD2: Giữa dân số với lao động và việc làm có mối quan hệ với nhau như thế

nào?
VD3: Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới vấn đề sử dụng
lao động và vấn đề việc làm ở nước ta.
II)Dạng câu hỏi chứng minh.
1) Yêu cầu
- Nhận dạng câu hỏi dựa vào các từ và cụm từ „Chứng minhh rằng“, „chứng
minh“, „lấy ví dụ“…
- Nắm vững kiến thức cơ bản. Học sinh nhớ số liệu liên quan đến yêu cầu của
câu hỏi.
- Biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để đưa ra bằng
chứng.
2) Phân loại các câu hỏi
- Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng
Bao gồm tất cả các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội đang tồn tại.
- Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng
3) Hướng dẫn cách giải
a)Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng
- Chứng minh hiện trạng về địa lí dân cư và các nội dung liên quan
5


Rất nhiều nội dung có thể được sử dụng để đặt câu hỏi dưới dạng chứng minh
như: đặc điểm chung dân cư cả nước, đặc điểm lao động, vấn đề lao động và
việc làm...
- Chứng minh hiện trạng về địa lí kinh tế
Về phương diện địa lí kinh tế các câu hỏi dạng chứng minh thường có liên quan
đến các ngành, các vùng lãnh thổ hoặc nội dung kinh tế của vùng.
Quy trình giải loại câu hỏi chứng minh hiện trạng nên tiến hành theo các bước
sau đây:
+ Cần đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi

+ Hệ thống hoá kiến thức và số liệu có liên quan
Về số liệu nên lưu ý đến những số liệu cơ bản nhất, đặc biệt tại mốc thời gian
quan trọng có liên quan đến việc chứng minh. Số liệu không cần nhớ quá nhiều
nhưng nhất thiết không được quên các mốc thời gian quan trọng.
+ Dùng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để đưa ra các bằng chứng có
tính thuyết phục cao theo yêu cầu câu hỏi.
b) Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng
Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng nhìn chung là dễ và tương đối đơn giản. Nó
gần như chỉ có một cách hỏi, liên quan đến tiềm năng ( thế mạnh hay hạn chế)
của một ngành hay một vùng lãnh thổ.
Các tiềm năng của một ngành hoặc một vùng lãnh thổ thường được thể hiện ở
các mặt:
+ Vị trí địa lí
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
4) Luyện tập
a)VD1:Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng lớn về lao động, nhưng
chưa được sử dụng hợp lý.
* Tiềm năng lớn về lao động .
- Số lượng: nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh (d/c)
- Chất lượng:
+ Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, ham học hỏi,
có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Chất lượng lao động tăng lên (d/c)
- Phân bố lao động:
+ Ở các vùng kinh tế phát triển tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có
chuyên môn kỹ thuật.
6



+ Ở thành thị, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật
cao.
* Sử dụng lao động chưa hợp lí.
- Trong các ngành kinh tế: Tỉ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn khá cao, chuyển
dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra chậm (d/c)
-Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta còn cao (d/c)
b)VD2:Chứng minh rằng sự phát triển ngành thuỷ sản nước ta đạt được
nhiều thành tựu trong những năm gần đây.
- Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh (dc).
- Trong đó sản lượng thủy sản nuôI trồng và đánh bắt đều tăng nhưng sản lượng
thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn (dc)
- Trong cơ cấu ngành thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản chiếm % ngày càng cao
- Xuất khẩu thuỷ sản phát triển vượt bậc (d/c), đây là đòn bẩy tác động đến toàn
bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
- Hình thành được các vùng trọng điểm sản xuất thuỷ sản (kể)...
c)VD3: Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo điều
kiện để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
* Khoáng sản
- Nhiên liệu: than, dầu khí… phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất
- Kim loại: sắt, mangan, crôm, thiếc, chì, kẽm, đồng, vàng… phát triển công
nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu…
- Phi kim loại: apatit, pirit, photphorit…phát triển công nghiệp hóa chất…
- Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi, cát thủy tinh...phát triển công nghiệp vật liệu
xây dựng...
* Thủy năng của sông suối: Hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai...phát triển
công nghiệp năng lượng (thủy điện).
* Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, thủy sản... Phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm, thủy sản
III) Dạng câu hỏi giải thích
1)Nhận biết

-Trong yêu cầu đề bài xuất hiện các từ và cụm từ “hãy giải thích”, “tại sao”, “vì
sao”, “giải thích vì sao”, “giải thích nguyên nhân”…
7


- Tránh nhầm lẫn với các dạng câu hỏi khác.
+ VD: Tại sao nói ngành thủy sản nước ta trong những năm gần đây phát triển
nhanh vượt bậc.
Về hình thức câu hỏi xuất hiện cụm từ “Tại sao nói” HS dễ nhầm sang dạng
trình bày nhưng thực chất đây là câu hỏi yêu cầu chứng minh. Cụ thể với câu
hỏi này HS phải chứng minh hiện trạng phát triển ngành thủy sản (giá trị sản
xuất, sản lượng TS, sản lượng TS khai thác, sản lượng TS nuôi trồng; khả năng
xuất khẩu…). Nếu trả lời theo dạng giải thích dựa vào các thế mạnh để phát
triển thủy sản bao gồm điều kiện TN và KT-XH là lạc đề.
2)Hướng dẫn cách giải
- Đọc kĩ câu hỏi, xác định đúng vấn đề cần giải thích
- Tái hiện kiến thức cơ bản
Yêu cầu HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản không chỉ của 1 bài mà nhiều khi
là 1 chương, thậm chí là cả chương trình. HS không chỉ thuộc mà đòi hỏi
phảihiểu được bản chất của kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đó để
giải thích 1 hiện tượng. Đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
-Tìm mối liên hệ, đặc biệt mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí.
- Khái quát hoá các kiến thức có liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng
để tìm ra nguyên nhân.
Chú ý: Khả năng khái quát của học sinh để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi là rất
yếu. Chính vì thế, với câu hỏi dạng này, điểm của thí sinh đạt được là rất thấp.
3)Phân loại
Nếu căn cứ vào cách giải thì có thể phân thành hai loại:
- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định.
+ Các dạng câu hỏi yêu cầu cách giải chủ yếu dựa vào nguồn lực.

+Các câu hỏi yêu cầu cách giải dựa trên cơ sở khái niệm đã có trong SGK.
+ Các câu hỏi yêu cầu cách giải dựa vào vai trò.
- Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu nhất định. Đối với câu hỏi này
thí sinh phải vận dụng các kiến thức đã có, tìm mối liên hệ để phát hiện ra
nguyên nhân.
a) Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu dựa vào việc phân tích nguồn lực.
*Cách giải: Về lí thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bao gồm những
nội dung chính sau đây:
8


+ Vị trí địa lí
Chú ý: Vị trí địa lý với nguồn lực tự nhiên là hai nguồn lực khác nhau nên học
sinh không được xếp vị trí địa lý vào nguồn lực tự nhiên
+ Nguồn lực tự nhiên: Địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: Dân cư và nguồn lao động, kết cấu hạ tầng, cơ sở
vật chất - kỹ thuật, thị trường, đường lối chính sách, các nguồn lực khác.
Việc vận dụng các nguồn lực để giải thích theo yêu cầu của câu hỏi cần phải
linh hoạt, tránh sự rập khuân, máy móc. Đối với mỗi đối tượng địa lý cần xác
định các yếu tố nào là cơ bản có liên quan, nếu không ảnh hưởng thì loại bỏ như
khi phân tích nhân tố ảnh hưởng tự nhiên đến nông nghiệp thì tài nguyên
khoáng sản cần loại bỏ.
Ngoài ra, về lí thuyết khi đề cập tới nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh ( thuận
lợi) và hạn chế ( khó khăn).
*Ví dụ:
VD1:Vì sao ĐBCL là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước?
- Diện tích lớn nhất cả nước: 4 triệu ha lớn hơn diện tích ĐBSH và DHMT cộng
lại
- Thế mạnh về tự nhiên đặc biệt thuận lợi.
- Thế mạnh về kinh tế - xã hội (thị trường trong và ngoài nước, dân cư – lao

động. chính sách, csvckt - ht...)
VD2: Vì sao ĐBSH có mật độ dân số lớn nhất cả nước?
- Trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế: trình độ phát triển là vùng
kinh tế năng động t2 cả nước, CN-DV phát triển; tính chất thâm canh lúa nước.
- Thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đất, nước)
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
VD3:Tại sao ngành thủy sản gần đây phát triển nhanh ?
VD4: Giải thích tại sao trong thời gian qua sản xuất lương thực nước ta đạt
nhiều thành tựu to lớn.
VD5:Vì sao chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp của nước ta?
Vì nước ta thiếu những điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi:
+ Cơ sở thức ăn chưa ổn định cững chắc (Diện tích đồng cỏ nhỏ, phân tán, có
nhiều cỏ tạp khó cải tạo, năng suất đồng có thấp, thức ăn CN CB chưa nhiều...)
+ CSHT, csvckt phục vụ chăn nuôi còn thiếu; CNCB thức ăn chăn nuôi và công
tác dịch vụ thú y còn hạn chế
9


+ Môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh cho vật nuôi
+ Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo lối quảng canh, lạc hậu
+ Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu.
*Lưu ý: Giải thích cho các đối tượng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu hoặc qui mô lớn nhất ta phải dựa vào các thế mạnh (không nêu hạn chế).
Cố gắng sắp xếp các nhân tố quan trọng lên trước, điều này tùy thuộc vào từng
đối tượng. Đây chính là trường hợp ví dụ1,ví dụ 2, ví dụ 3 và ví dụ 4.
Giải thích cho các đối tượng phát triển chậm, không ổn định, tỷ trọng thấp hoặc
giảm ta nên dựa chủ yếu vào những hạn chế, khó khăn (Ví dụ 5).
b) Câu hỏi giải thích có cách giải dựa vào mẫu khái niệm.

VD1: Giải thích tại sao CNCB lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp
trọng điểm ở nước ta hiện nay?
VD2: Giải thích tại sao CN sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng
điểm ở nước ta hiện nay?
VD3: Giải thích tại sao CN điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
hiện nay?
Gợi ý:
- Trước hết phải nêu khái niệm về ngành CN trọng điểm.
- Dựa vào khái niệm để triển khai các ý tiếp theo.
+ Là ngành có thế mạnh lâu dài
+ Đem lại hiệu quả cao
+ Tác động đến các ngành kinh tế khác.

CNCB LT_TP
CNSXHTD
THẾ MẠNH LÂU THẾ MẠNH LÂU DÀI
DÀI
- Thị trường (ngoài
- Nguyên liệu tại chỗ nước --> trong nước)
phong phú
- lao động (dồi dào,
+ Từ trồng trọt
khéo tay, rẻ)
+ Từ chăn nuôi
- Khác: nguyên liệu tại

CN điện lực
THẾ MẠNH LÂU DÀI
- Thị trường (đời sống, sx)
- Nguyên, nhiên liệu:

+ Than
+ Dầu khí
+ Thuỷ năng
10


+ Từ thuỷ sản
chỗ, chính sách...
- Thị trường(trong và
ngoài nước)
- Khác:Lao động,
chính sách...
HIỆU QUẢ CAO
- Kinh tế
+ Vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn
nhanh, thu lợi nhuận tương đối dễ...
+ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
+ Đóng góp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
-XH:
+ Giải quyết việc làm cho 1 bộ phận lao động
+ Nâng cao CLCS
+ Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các vùng trong nước.

+ NL khác: gió, MT...
- Khác: chính sách, csvckt...

HIỆU QUẢ CAO


-KT
+ Nâng cao năng suất lao
động
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế
+ Đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu KT.
-XH:
+Nâng cao CLCS
+Giải quyết việc làm cho 1 bộ
phận lao động
+Giảm sự chênh lệch về trình
độ phát triển giữa các vùng
trong nước.
TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN CÁC NGÀNH KT KHÁC
Bản thân các ngành CN
Các ngành cung cấp nguyên liệu
Khác: GTVT, TM, tài chính, ngân hàng...
c) Câu hỏi giải thích có cách giải dựa vào vai trò
VD1: Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở
nước ta?.
VD2: Tại sao yếu tố chính sách được coi là “đòn bẩy” đối với sự phát triển và
phân bố nông nghiệp nước ta?
VD3: Vì sao phải gắn các vùng chuyên canh CCN với các cơ sở CNCB?
d) Câu hỏi giải thích không theo mẫu chung.
* Qui trình:
- Đọc kĩ câu hỏi --> Định hướng trả lời
- Tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
- Tìm nguyên nhân, lí do
*VD :

VD1:Vì sao dân số là 1 trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu
ở nước ta hiện nay?
11


- Định hướng: chủ yếu dựa vào thách thức (bài dân số, phân bố dân cư)
TL:
-Con người là 1 trong những nguồn lực kinh tế- xã hội quan trọng nhất để phát
triển kinh tế (vừa là nguồn lao động, vừa là thị trường tiêu thụ)
- Đặc điểm dân số nước ta
+ Qui mô dân số đông (d/c)
+ Gia tăng dân số nhanh (d/c)
+ Cơ cấu trẻ nhưng đang có nhiều thay đổi (d/c)
+ Phân bố dân cư không đồng đều (d/c)
-Đặc điểm dân số như trên gây nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội và môi trường
(diễn giải)
VD2: Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
VD3: Tại sao nước ta phải quan tâm đến vấn đề đô thị hóa?
VD4: Tại sao lương thực là mối quan tâm thường xuyên của nước ta?
IV) Dạng câu hỏi so sánh
1)Yêu cầu
- Trước hết phải nắm vững kiến thức cơ bản.
- Tiếp theo cần hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức theo từng nhóm
riêng biệt để dễ dàng cho việc so sánh.
- Biết cách khái quát hoá kiến thức đã có để tìm ra các tiêu chí so sánh.
2) Phân loại các câu hỏi
- Loại câu hỏi yêu cầu so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau.
Chỉnh thể được hiểu là một đối tượng hay hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội
tương đối hoàn chỉnh, ví dụ như vùng kinh tế hay ngành kinh tế.
Ví dụ1: So sánh vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm Tây Nguyên với

Trung du miền núi Bắc Bộ.
Ví dụ 2: So sánh vùng trọng điểm sản xuất lúa Đồng bằng Cửu Long với Đồng
bằng sông Hồng.
- Loại câu hỏi yêu cầu phải so sánh chỉ một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều
chỉnh thể.
Ví dụ1: So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm giữa
Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ.
Ví dụ 2: So sánh thế mạnh phát triển sản xuất lúa giữa Đồng bằng Cửu Long
với Đồng bằng sông Hồng.

12


Ví dụ 3: Phân tích sự khác biệt về qui mô và cơ cấu ngành giữa 2 trung tâm
công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
3) Hướng dẫn cách giải.
a)Hướng dẫn chung:
- Tìm ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh.
- Xác định các tiêu chí để so sánh.
(Để xác định được tiêu chí phải khái quát hóa kiến thức, phân loại và sắp xếp
kiến thức theo từng nhóm riêng biệt )
- So sánh theo các tiêu chí bằng kiến thức cơ bản đã được chọn lọc.
b)Hướng dẫn cụ thể:
*Loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau.
Khi so sánh hai hay nhiều ngành với nhau, có thể lựa chọn tiêu chí dựa theo
mẫu dưới đây:
- Vai trò của ngành trong nền kinh tế
- Nguồn lực để phát triển
- Tình hình phát triển
- Cơ cấu ngành

- Tình hình phân bố
- Hướng phát trỉên
Các nội dung theo mẫu về ngành và về vùng có nhiều điểm tương đồng. Khi so
sánh giữa các vùng lãnh thổ, có thể xác định tiêu chí căn cứ vào mẫu sau đây:
- Vị trí địa lí, vai trò và quy mô của vùng
- Các nguồn lực để phát triển
- Hướng chuyên môn hoá
- Tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế trong vùng.
- Hướng phát triển
Chú ý, hai mẫu trên đưa ra các nội dung ở mức tối đa. Trên thực tế, không phải
lúc nào cũng sử dụng toàn bộ các tiêu chí này để so sánh. Phụ thuộc vào câu hỏi
cụ thể, học sinh đưa ra các tiêu chí thích hợp nhất.
*Loại câu hỏi so sánh một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể.
Loại câu hỏi này đỏi hỏi so sánh không phải các đối tượng địa lí kinh tế - xã hội
với tư cách như các chỉnh thể, mà chỉ là một khía cạnh ( một phần) của chúng
mà thôi.
13


Có rất nhiều khía cạnh có thể được đưa ra để thiết kế câu hỏi dạng so sánh. Có
thể ví dụ một vài khía cạnh chủ yếu sau đây:
- So sánh về thế mạnh/ nguồn lực
- So sánh về tình hình phát triển
- So sánh về cơ cấu
- So sánh về phân bố...
Đối với câu hỏi so sánh về tình hình phát triển, các tiêu chí để so sánh có thể là:
- Giai đoạn ( thời kì) phát triển
- Nhịp độ phát triển
- Sản phẩm tiêu biểu
Đối với câu hỏi so sánh về cơ cấu, các tiêu chí để so sánh có thể là:

- Giai đoạn và sự chuyển dịch
- Cơ cấu theo ngành
- Cơ cấu theo lãnh thổ
Đối với những câu hỏi so sánh về phân bố, các tiêu chí có thể so sánh là:
- Đặc điểm phân bố
- Sự phân bố theo giai đoạn
- Mức độ hợp lí ( hay chưa hợp lí)...
4) Luyện tập
a)VD1: So sánh thế mạnh để phát triển sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu
Long và Đồng bằng sông Hồng.
Giống nhau
*Vai trò và quy mô:
- Cả hai đồng bằng đều là châu thổ rộng nhất, nằm ở hạ lưu hai hệ thống sông
lớn nhất của nước ta.
- Đây là hai vùng trọng điểm sản xuất lúa quan trọng nhất của nước ta, là hai
vùng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây lúa (vận chuyển
vật tư và sản phẩm nông nghiệp, canh tác...).
- Đất đai của cả hai đồng bằng nhìn chung là đất phù sa màu mỡ do sông ngòi
bồi đắp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng lắm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa
sinh trưởng và phát triển quanh năm.
- Có các hệ thống sông lớn với lưu lượng nước phong phú, thuận lợi phát triển
thủy lợi.
*Điều kiện kinh tế - xã hội:
14


- Hai vùng có số dân đông, mật độ dân số cao; nguồn lao động dồi dào với kinh

nghiệm trồng lúa nước.
- Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp; hình thành và phát triển
hệ thống đô thị, trong đó có những đô thị vào loại lớn của cả nước (Hà Nội, Hải
Phòng, Cần Thơ...).
- Nhà nước quan tâm đầu tư, thị trường mở rộng…
Khác nhau.
* Vai trò và quy mô:
- ĐBSCL là vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lúa, ĐBSH là vùng trọng điểm
sản xuất lúa đứng thứ 2.
- Xét về một số chỉ tiêu, ĐBSCL có quy mô lớn hơn ĐBSH (diện tích tự nhiên,
diện tích gieo trồng lúa, sản lượng lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người,
khả năng xuất khẩu).
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình và đất đai:
+ ĐBSCL có diện tích lớn hơn, địa hình bàng phẳng, thấp hơn và không có hệ thống
đê nên hằng năm vẫn được bồi đắp phù sa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp;
ĐBSCL còn nhiều diện tích đất hoang hóa nên khả năng mở rộng diện tích đất canh
tác lớn hơn.
+ĐBSH diện tích tự nhiên nhỏ hơn, có đê ngăn lũ, đất không được bồi phù sa hàng
năm…
- Khí hậu:
+ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, lượng mưa lớn, khí hậu ổn
định thuận lợi cho cây lúa phát triển hơn, khả năng tăng vụ lớn 2-3 vụ lúa/năm.
+ĐBSH có khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh có thể trồng tối đa 2
vụ lúa, có vụ đông xuân.
- Các điều kiện khác: nguồn nước và sinh vật tự nhiên ở ĐBCL phong phú
hơn…
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư – lao động
+ĐBSH dân cư đông đúc hơn, lao động có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa

nước cao hơn ĐBSCL. Vì vậy, năng suất lúa ở đây đứng hàng đầu cả nước.
+ĐBCL mật độ dân số thấp hơn nhưng người dân có kinh nghiệm sản xuất lúa
hàng hóa.
- ĐBSH có hệ thống cơ sở hạ tầng –cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện hơn của
ĐBSCl (d/c).
- Các điều kiện khác: lịch sử khai thác lãnh thổ, vốn đầu tư…
b)VD2: Phân biệt quần cư nông thôn và thành thị ở nước ta.

Tiêu chí
Chức
năng

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị
- Nhiều chức năng (Các TP là
những trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật
- Sản xuất nông nghiệp là chính quan trọng)
15


- Sản xuất CN-DV là chính
Phân bố
Phân tán, trải rộng theo không Tập trung, mật độ dân số cao
gian.
Cách thức Các điểm quần cư là làng, ấp, -Thành phố, thị xã, thị trấn
tổ
chức bản…
- Kiểu “nhà ống” san sát nhau,

sinh sống
chung cư cao tầng được xây dựng
nhiều. Ngoài ra có kiểu nhà biệt
thư, nhà vườn…
C) KẾT LUẬN
Trên nền kiến thức cơ bản đã có, muốn làm bài thi học sinh giỏi địa lí nói
chung và bài thi học sinh giỏi địa lí 9 nói riêng đạt kết quả tốt hơn cần chú ý
nhận dạng câu hỏi. Về cơ bản có 4 dạng câu hỏi lí thuyết chủ yếu là trình bày,
chứng minh, giải thích và so sánh. Mỗi dạng câu hỏi có cách giải riêng và
không thể dùng cách giải của dạng này thay thế cho cách giải của dạng khác
được. Với mỗi dạng câu hỏi, ngoài việc đưa ra cách giải tác giả còn nêu rõ
những yêu cầu chung, cách phân loại và các ví dụ cụ thể để minh họa. Tuy
nhiên, chuyên đề chỉ đưa ra được 1 số ví dụ, nhiều ví dụ chưa hướng dẫn trả lời
cụ thể. Để việc giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi có kết quả cao cần sự phát
triển, cụ thể hóa hơn nữa những định hướng, gợi ý đã đề cập trong chuyên đề
này của tất cả các bạn đồng nghiệp.

16



×