Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

chuyên đề rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh yếu kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.14 KB, 17 trang )

TRƯỜNG THCS NGỌC THANH
Chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém:
“RÈN KĨ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH YẾU KÉM”
I. Phần mở đầu:
1. Tên chuyên đề/chủ đề/môn học: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
xã hội cho học sinh yếu kém”
2. Tác giả chuyên đề, chức vụ và đơn vị công tác: Tô Thị Bích Đào - giáo
viên trường THCS Ngọc Thanh.
3. Đối tượng học sinh (lớp mấy), dự kiến số tiết dạy: Học sinh Lớp 9 – thời
lượng 3 tiết.
II. Nội dung chuyên đề:
1. Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị/môn học năm học
2018 -2019.
1.1. Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị năm học 2018-2019:
* Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
kém
Khối TS HS
SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
6
59.8
117
3
2.56 37


31.62 70
5
4.27 2
1.71
3
7
60.9
82
8
9.76 18
21.95 50
6
7.32
8
8
66.6
81
3
3.7
19
23.46 54
5
6.17
7
9
54.0
87
6
6.9
29

33.33 47
5
5.75
2
Cộn
367
20
5.45 103 28.07 221 60.22 21
5.72 2
0.54
g
So năm trước
-3.34
-1.57
+4.85
-0.47
+0.54
%
So kế hoạch
-2.55
-1.93
+3.22
+ 0.72
+0.54
%
* Hạnh kiểm:
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

Khối
TSHS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
117
81
69.23 33
28.21 3
2.56
7
82
56
68.29 17
20.73 9
10.98
8
81
36
44.44 30
37.04 15
18.52
9
87

63
72.41 18
20.69 6
6.9
Cộng
367
236
64.31 98
26.7
33
8.99
1


So năm trước
0
-1.49
-1.96
+3.45
%
So kế hoạch % -2.2
+0.66
+1.54
0
- Tỷ lệ học sinhlên lớp thẳng: 344/367 = 93,7% (năm trước 93,8 %);
- Tỷ lệ học sinhlên lớp sau khi lại: 361/367 = 98,4% (năm trước 97,4%);
- Học lưu ban: 2 em (năm trước 7 em);
- Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 82/87 = 94,3% (năm trước 98,2%);
- Thi vào lớp 10 TPTH đạt điểm TB các môn thi: 4,5 (năn trc 4,05) xếp
thứ 10 trong TP (năm trước xếp thứ 12), thứ 137 trong tỉnh, Trong đó:

Văn: 5,0 % xếp thứ 9/12; Toán 3,6 xếp thứ 12/12; Tiếng Anh 3,7 xếp thứ
9/12; Lý: 6,0 xếp thứ 7; Sử: 4,0 xếp thứ 12.
Chất lượng mũi nhọn:
Thi học sinh giỏi lớp 9
- Cấp thành phố: 3 giải (1 giải ba môn T Anh; 2 KK môn Ngữ văn);
- Cấp tỉnh 01 giải KK
Thi KHTN, KHXH
- Cấp thành phố: 1 giải KK KHTN;
Thi giao lưu học sinh giỏi 6,7,8: 10 giải (3 nhì, 2 ba; 5 KK)
- Thi TDTT đạt 1 giải nhì; 2 giải ba cấp thành phố
- Tổng số giải: 19 giải (trong đó có 3 giải nhì môn Toán cấp tphố)
1.2. Thực trạng chất lượng môn học Ngữ văn năm học 2018-2019 của
trường THCS Ngọc Thanh:
Điểm trung bình môn học cả năm
Giáo
viên
Sĩ Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
STT Lớp
dạy
số SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
1
2

3
17 18 19
20 21
22 23
24 25
26 27
1
6A Đinh Thị Hà 40 0
0
24 60
16 40
0
0
0
0
Tô Thị Bích
24.3
31.7
2
7A Đào
41 10 9
13 1
18 43.9 0
0
0
0
Nguyễn
39.0
3
8A Tuyết Nga

41 4
9.76 16 2
18 43.9 3
7.32 0
0
Nguyễn Thị
68.1
22.7
4
9A Nga
44 4
9.09 30 8
10 3
0
0
0
0
166 18 10.8 83 50
62 37.3 3
1.8
0
0
69.2
25.6
5
6B Đinh Thị Hà 39 0
0
2
5.13 27 3
10 4

0
0
23.6
65.7
5.2
6
6C Lê Vĩnh Hải 38 0
0
9
8
25 9
2
5.26 2
6
Tô Thị Bích
14.6
63.4
21.9
7
7B Đào
41 0
0
6
3
26 1
9
5
0
0
8

8B Nguyễn Thị 40 1
2.5
8
20
23 57.5 8
20
0
0
2

T
S
2
4

4

3

4
1

2

3

3
3



9

9B

Huệ
Nguyễn
Nga

Cộng

Thị
43 0
20
1
1
367 19

0
0.5
5,2

3

6.98
13.9
28 3
111 30,3

35


81.4

136 67.7
198 53,9

5

11.63 0

0

3

34
37

16.9
10,1

1
0,5

1
3

2
2

- Phân tích đánh giá số liệu:
+ Nhìn vào kết quả giáo dục 2 mặt của nhà trường năm 2018-2019, có thể thấy

số học sinh yếu kém về học lực còn chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt ở bộ môn Ngữ
Văn, tỉ lệ là 9,8%.
+ Theo đánh giá của Sở Giáo dục – Đào tạo Vĩnh Phúc năm học 2017 – 2018
Trường THCS Ngọc Thanh là một trong những trường có kết quả thi đầu vào
THPT trong những năm gần đây thấp. Cho đến năm học 2018 – 2019 chất lượng
thi vào THPT có biến chuyển. Để chất lượng đại trà lớp 9 đi lên trường THCS
Ngọc Thanh đã quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ học sinh yếu kém trong học
tập. Năm học 2019 – 2020, nhà trường đặt ra mục tiêu chung là: Tiếp tục nâng
cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện bền vững; nâng cao chất lượng mũi
nhọn; chú trọng giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh; giảm tỷ lệ lưu
ban, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng dạy và học. Từ
mục tiêu trên, Nhà trường đã xác định rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng dạy và học. Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn là
công tác phụ đạo học sinh yếu. Bởi giảm được tỉ lệ học sinh yếu sẽ góp phần
nâng cao chất lượng đại trà.
2. Nguyên nhân của thực trạng học sinh yếu kém bộ môn Ngữ Văn
2.1. Nguyên nhân khách quan:
2.1.1. Chưa có chương trình giảng dạy dành riêng cho học sinh yếu kém ở
các cấp học để học sinh đảm bảo nền kiến thức cơ bản giúp các em có thể theo
kịp chương trình học và không bỏ học giữa chừng, tránh việc giảng dạy chạy
theo thành tích, hiệu quả thiết thực không cao, không mang lại động lực cho
người học.
2.1.2. Nguyên nhân từ phía gia đình
- Hoàn cảnh gia đình của một số em rất đặc biệt: có trẻ mồ côi, bố mẹ li dị,
con ở với bố hoặc mẹ, ông bà hay chú thím nên phụ huynh chưa thật sự quan
tâm, chăm lo học tập của con mà phó thác cho thầy cô, cho nhà trường.
- Phụ huynh thường có suy nghĩ là bài vở của con em mình đã có thầy cô
giáo dạy dỗ nên chủ quan không sát sao tới, thường kệ trẻ học tập ra sao thì học.
Điều này lâu ngày thành một thói quen khiến trẻ xem nhẹ việc học, chỉ học qua
loa, đối phó dẫn tới mất gốc và học kém.

3


- Trong điều kiện xã hội hiện nay, kinh tế của mỗi gia đình khá giả hơn nên
cha mẹ thường nuông chiều con cái cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng học
sinh học yếu kém. Thay vì học trẻ lại có nhiều niềm ham mê như xem tivi, chơi
game, tụ tập vui chơi theo nhóm bạn dần dần sẽ bỏ bê việc học tập.
- Phụ huynh chưa trang bị góc học tập và thời gian biểu học tập cho con
một cách khoa học cũng là một lí do khiến trẻ em học kém. Bởi việc trẻ có một
góc học tập và thời gian biểu khoa học là rất cần thiết, nó giúp trẻ cân bằng giữa
việc học tập và sinh hoạt để trẻ khỏe cả về thể chất và trí tuệ.
2.1.3. Nguyên nhân từ nhà trường và giáo viên
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối
tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức
trọng tâm.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn
hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học (ĐDDH).
- Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động
còn mang tính hình thức chưa phù hợp.
- Phương pháp giảng dạy là một trong những kỹ năng quan trọng của một
người giáo viên, việc học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức hay không phụ
thuộc hoàn toàn vào yếu tố này. Thế nên phương pháp giảng dạy chưa phù hợp
là nguyên nhân chính dẫn tới việc học sinh học yếu kém. Mỗi giáo viên đều có
phương pháp giảng dạy khác nhau, có giáo viên giỏi về chuyên môn nhưng chưa
chắc đã có khả năng truyền đạt tốt và ngược lại. Cùng là một lượng kiến thức
nhưng có giáo viên dạy khiến học sinh hứng thú và hiểu sâu nhưng cũng có giáo
viên thì làm chưa được.
- Bên cạnh đó, giáo viên không phân loại học sinh khi dạy cũng khiến các
em học sinh yếu kém ngày càng mất gốc và chán học. Bởi các kiến thức luôn có
sự tiếp nối và nâng cao, khi các em học sinh đã mất kiến thức cơ bản thì việc

tiếp nhận thêm cái mới sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Học sinh học yếu kém thì bất kể một giáo viên nào cũng nhận ra được
nhưng có người nóng vội, đã giúp đỡ học sinh rồi mà các em không tiến bộ nên
bỏ bê. Không phải ai cũng sẵn sàng dành tâm huyết và kiên trì để giúp các em
thoát ra khỏi tình trạng đó.
2.2. Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ bản thân người học
- Nguyên nhân đầu tiên học sinh học yếu kém là lười học. Các em học sinh
yếu kém thường là những học sinh cá biệt, không thích học, có sức ì rất lớn, lười
ghi chép và làm bài ở nhà. Bản thân trẻ không tìm được hứng thú hay thấy yêu
thích việc học thì dĩ nhiên không thể học tập tốt được.
- Học sinh học yếu kém còn do bị bị hổng kiến thức từ những lớp dưới.
Kiến thức được sắp xếp từ đơn giản tới phức tạp nên nếu bị hổng hay bị mất gốc
4


thì việc học tập sau này trở nên rất khó khăn. Chúng ta thường ví việc học tập
giống như trồng một cái cây, nếu gốc rễ không tốt thì sẽ không thu được quả
ngọt. Học sinh cũng thế, nếu các em không học tập tốt từ những lớp nhỏ thì việc
học tập sau này không nhận được kết quả cao. Học sinh khi bị hổng kiến thức,
học kém kết quả học tập sẽ chỉ yếu kém thậm chí là con số 0.
- Học sinh chưa tìm ra được phương pháp học hiệu quả, chưa biết tự học.
Có những học sinh rất chăm chỉ, kết quả học tập còn hạn chế. Những học sinh
trong trường hợp này thường thường là những học sinh học vẹt, học máy móc
chỉ nắm được kiến thức bề nổi chứ chưa hiểu bản chất.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, giảm thiểu học sinh
yếu kém, ngồi nhầm lớp đối với môn Ngữ văn:
3.1. Định hướng chung
3.1.1. Đối với học sinh
- Học sinh cần xác định được động cơ học tập đúng đắn.
- Biết vượt lên hoàn cảnh gia đình để tập trung vào việc học. Có ý chí vươn lên

trong mọi hoàn cảnh.
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, cần cù bù thông minh.
- Cần phát huy tinh thần tự học bài cũ và làm bài tập ở nhà. Trên lớp cần chú ý
nghe giảng và phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ, có đầy đủ sách giáo
khoa, vở ghi và đồ dùng học tập...
3.1.2. Đối với phụ huynh
- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.
- Giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà, phải có góc học tập và
thời gian biểu cho học sinh.
- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.
- Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.
- Thường xuyên liên hệ với GVCN lớp để nắm được tình hình học tập của
con em, từ đó GVCN cùng trao đổi với phụ huynh để tìm giải pháp tốt nhất cho
con em mình học tập.
3.1.3. Đối với giáo viên
Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay
bại là phần lớn do giáo viên. Bởi giáo viên được ví như một người huấn luyện
viên trưởng, là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu.
- Giáo viên bộ môn phải biết phân tích nguyên nhân từ đâu để từ đó có
biện pháp khắc phục hợp lý và có hiệu quả.
- Đề xuất với Tổ chuyên môn, nhà trường về cách khắc phục để tất cả cùng
tập trung giải quyết có hiệu quả tốt nhất.
- Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của học sinh, cùng với
phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.
5


- Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học tự
chọn, chính khóa có thể ở trường, ở nhà.
- Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế

hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải
phù hợp với trình độ học sinh.
- Đối với môn Ngữ văn, trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em
hoạt động. Dù học sinh yếu hay giỏi, bằng nhiều cách giáo viên cần lôi cuốn các
em tham gia vào nhiệm vụ học tập, tránh tình trạng để học sinh ngoài lề, không
quan tâm sát sao đến từng đối tượng.
Ví dụ trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng
học sinh. Bài tập nhận biết cho nhóm yếu làm, bài tập thông hiểu nhóm trung
bình, bài tập vận dụng nhóm khá, giỏi. Như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình
trạng học sinh yếu.
Nếu giáo viên cứ cho học sinh cùng làm tất cả các bài tập mà không phân
theo từng đối tượng thì học sinh yếu kém sẽ không theo kịp các bạn khá giỏi, dễ
gây cảm giác mặc cảm, chán nản trong học tập.
Hoặc trong lớp học có nhiều học sinh yếu, khi giảng dạy giáo viên lưu ý:
Trong phần khai thác kiến thức mới, người dạy vẫn cho học sinh cả lớp tìm hiểu
đầy đủ kiến thức cơ bản. Đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho
những học sinh yếu kém làm các bài tập vừa sức, có thể giáo viên xây dựng
thêm một số bài tập trắc nghiệm đơn giản để các em nhận biết, từ đó kích thích
tính cố gắng, chăm chỉ học tập của học sinh. Để dần dần đưa các em yếu kém
hòa nhập vào nhịp độ học tập của cả lớp.
- Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra các
nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu.
- Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ.
- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) GVCN báo cáo
tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ chuyên môn và giáo viên bộ
môn, từ đó giáo viên nào còn vướng mắc thì được tập thể giáo viên trong khối
góp ý bổ sung.
3.2. Một số giải pháp cụ thể khi giảng dạy “Rèn kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận xã hội cho học sinh yếu kém”
Vấn đề viết đoạn văn NLXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu

trong cấu trúc đề thi tuyển sinh THPT. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận xã hội là một đòi hỏi thực sự cần thiết đối với học sinh trung học nói
chung, đối với học sinh yếu, kém nói riêng.
Trong cấu trúc của đề thi vào 10 của Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc có
một câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra. Những vấn đề
nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc từ đó đến nay đều rất phong
6


phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống. Vừa có dạng đề
về tư tưởng đạo lí lại vừa có dạng đề về các hiện tượng đời sống. Thế nhưng thời
lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị
luận xã hội trong phân phối chương trình THPT theo qui định của Bộ Giáo dục
là quá ít ỏi. Cụ thể:
- Bảng hệ thống các tiết dạy lí thuyết về đoạn văn và kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7, 8, 9:
Lớp
Tiết
Tên văn bản
7
Tiết 94
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Tiết 10
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Tiết 16
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
8
Tiết 100
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Tiết 102

Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã
hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao. Học sinh THCS
đều ở độ tuổi mới lớn, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế đời sống đa
sắc, đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi. Nhiều em cách nhìn nhận vấn đề
còn ấu trĩ, thậm chí lệch lạc do đó để hiểu đúng, hiểu sâu bản chất và bàn luận
thấu đáo một vấn đề xã hội là điều không đơn giản đối với các em. Đặc biệt là
học sinh yếu kém, các em ít hứng thú học tập, chưa chịu khó tìm hiểu thực tế,
việc viết đoạn văn nghị luận xã hội càng gặp nhiều khó khăn. Với chuyên đề này
tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp biện pháp tháo gỡ những khó khăn trên.
3.1. Về kiến thức:
- Giáo viên cần trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đoạn văn, đoạn
văn nghị luận và đoạn văn nghị luận xã hội.
3.1. 1. Khái niệm đoạn văn:
- Đoạn văn là bộ phận ( phần) của văn bản, phụ thuộc vào văn bản.
+ Về nội dung: Diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
+ Về hình thức: Chữ đầu viết hoa lùi đầu dòng ( khoảng 1 con chữ), sau
chữ cuối có chấm xuống dòng.
+ Về độ dài ( thông thường): ít nhất phải gồm 2 câu.
+ Về cấu tạo đầy đủ ( áp dụng với đoạn nghị luận xã hội ): thường gồm 3
phần: Mở đoạn ( 1- 2 câu), thân đoạn ( khai triển đoạn) gồm 5 -7 câu, kết đoạn
( 1-2 câu)
+ Về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn có
mối quan hệ rất chặt chẽ về nội dung và hình thức, tạo nên một mạng liên kết
của cả đoạn ( câu quan hệ với chủ đề và câu quan hệ với câu). Cụ thể:

7


Sơ đồ liên kết câu và liên kết đoạn văn:

Liên kết câu
Liên kết đoạn
Về nội dung

Liên kết
chủ đề

Liên kết
lô gic

Về hình thức

Phép
lặp

Phép
Thế

Phép
nối

Phép đồng nghĩa, trái
nghĩa, liên tưởng

- Các cách trình bày nội dung đoạn văn:
Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng rất nhiều cách khác
nhau .Với cấp THCS- theo chúng tôi, giáo viên chỉ cần giúp học sinh nắm được
những cách trình bày cơ bản đó là: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích và
tổng- phân - hợp.
Sơ đồ cách trình bày nội dung trong đoạn văn:

Đoạn văn

Đoạn văn có câu chủ đề

Đoạn văn không có câu chủ đề

Diễn dịch Quy nạp
Tổng- phân- hợp Móc xích
Song hành
Đoạn văn có câu chủ đề gồm: Đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn tổng- phân- hợp
+ Đoạn diễn dịch: Diễn dịch là cách trình bày đi từ ý chung khái quát đến các ý
chi tiết, cụ thể, làm sáng tỏ ý chung, khái quát đó. Câu mang ý chung, khái quát
đứng trước đoạn văn và có tư cách là câu chủ đề, các câu còn lại trong đoạn văn
có nhiệm vụ làm rõ cho câu chủ đề.
Sơ đồ:
(1)( Câu chủ đề)

1

2

3

8


+ Đoạn quy nạp: Quy nạp là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể , rút ra ý
chung, khái quát. Theo đó câu mang ý chung đứng sau câu kia và nó có tư cách
là câu chốt của đoạn văn đó.
Sơ đồ:

(1)
(2)
(n-1)

(n) Câu chốt
+ Đoạn tổng- phân- hợp: Đoạn văn tổng - phân - hợp là cách trình bày nội dung
đoạn văn đi từ ý chung, khái quát rồi đến các ý chi tiết, cụ thể, sau đó tổng hợp
thành ý khái quát cao hơn.
Sơ đồ:
(1) Câu chủ đề 1

(2)

(3) ...

(n-1)

(n) Câu chủ đề 2 ( khái quát, nâng cao)
Đoạn văn không có câu chủ đề gồm: đoạn móc xích, đoạn song hành.
+ Đoạn móc xích: Móc xích là cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc
nối vào ý trước ( qua những từ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trứơc.
Sơ đồ:
(1)
(2)
... (n)
+ Đoạn song hành: Song hành là cách trình bày đoạn văn sắp xếp các ý ngang
nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc nối vào ý kia.
Sơ đồ:
(1)
(2)

... (n)
3.1. 2. Khái niệm đoạn văn nghị luận:
a. Văn bản nghị luận:
* Thế nào là văn nghị luận:
- Theo từ điển Tiếng Việt, nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn
đề nào đó.
- Loại văn bản dùng để phát biểu tư tưởng, quan niệm của mình về một vấn
đề nào đó và thuyết phục người nghe đồng tình với mình gọi là văn nghị luận.
9


Như vậy, văn bản nghị luận là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc
( người nghe) một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, bài văn nghị luận phải
có luận điểm rõ ràng, có lĩ lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
b. Đoạn văn nghị luận:
Đoạn văn nghị luận cũng phải đảm bảo các đặc điểm chung của một đoạn
văn thông thường.
- Đoạn văn nghị luận là một phần ( bộ phận) của văn bản nghị luận.
- Yêu cầu của đoạn văn nghị luận:
+ Đoạn văn phải đúng yêu cầu về hình thức và cách thức diễn đạt nội
dung đã chọn ( như quy nạp, diễn dịch, tổng- phân- hợp…)
+ Đoạn văn phải thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong
câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở
vị trí đầu tiên ( đối với đoạn diễn dịch, tổng-phân-hợp) hoặc cuối cùng ( đối với
đoạn quy nạp).
+ Đoạn văn cần có đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật
tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
+ Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội dung
và hình thức. Đoạn văn phải đảm bảo có tính liên kết, quan hệ chặt chẽ với các
đoạn văn khác nhau trong văn bản.

+ Đoạn văn cần có sự diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để việc trình bày luận
điểm có sức thuyết phục.
- Cách trình bày nội dung thường gặp của đoạn văn nghị luận: quy nạp,
diễn dịch, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp.
c. Đoạn văn nghị luận xã hội
Cũng như bài văn nghị luận xã hội, đoạn văn nghị luận xã hội bao gồm 2
dạng: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3.2: Về kĩ năng
- Hướng dẫn học sinh cách xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội
Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng rất nhiều cách khác nhau:
Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích và tổng- phân - hợp. Trong chuyên đề
này, chúng tôi hướng dẫn học sinh kĩ năng trình bày đoạn văn Tổng - phân hợp bởi nó mang đầy đủ những đặc điểm của đoạn văn nói chung.
- Nội dung được trình bày theo trình tự từ khái quát ( Tổng hợp) đến cụ
thể (phân tích) rồi lại về khái quát ( tổng hợp).
- Cấu tạo: gồm 3 phần: Mở đoạn ( thường gồm 1 câu) có nội dung nêu ra
ý chung, khái quát của cả đoạn, thân đoạn ( khai triển đoạn) gồm một số câu có
10


nội dung triển khai cụ thể các ý đã nêu ở câu mở đoạn, kết đoạn (thường gồm 1
câu), có nội dung tóm tắt, tổng hợp nội dung đã được nêu ra ở phần mở đoạn và
triển khai cụ thể ở phần thân đoạn. Như thế đoạn tổng- phân- hợp thực chất là sự
tổng hợp của đoạn diễn dịch và quy nạp.
Để làm tốt được đoạn văn nghị luận xã hội theo kết cấu Tổng - phân - hợp
học sinh cần thực hiện tốt các bước sau:
* Bước 1 : Đọc kỹ đề và phân tích đề:
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, xác định được nội dung cần nghị luận.
- Xác định tính chất của đề: đó là một vấn đề tích cực hay tiêu cực
- Xác định các thao tác lập luận được vận dụng: giải thích, chứng minh,
bình luận, phân tích, tổng hợp...

- Phạm vi nghị luận: Từ thực tế cuộc sống.
* Bước 2 : Xây dựng phần kết cấu đoạn văn
- Đối với đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và
đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống tích cực.

11


- Đối với đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và
đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống tiêu cực

Ví dụ: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về giá trị
của sự sáng tạo trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng
một câu hỏi tu từ (gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó).
- Xây dựng mở đoạn: Giới thiệu thẳng vấn đề mà đề bài yêu cầu. Chẳng
hạn:
Trong cuộc sống, sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.
Sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người.
- Xây dựng thân đoạn
+ Giải thích vấn đề: Sáng tạo là gì? (Say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra
những giá trị mới về vật chất, tinh thần; Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà
không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có).
+ Bàn luận vấn đề:
Biểu hiện của sáng tạo trong cuộc sống: Tích cực chủ động trong mọi hoạt
động cũng như học tập, lao động (tích cực tham gia hoạt động nhóm; luôn tìm
những phương pháp mới trong học tập; tham gia giải toán, tiếng anh trên mạng;
12



tích cực xây dựng bài qua các câu hỏi mở rộng; tham gia các cuộc thi có tính
sáng tạo như: Hội thi KHKT dành cho HS, cuộc thi sáng tạo robot)....
Ý nghĩa của sáng tạo trong cuộc sống:
· Đối với bản thân (Trong học tập và công việc): Giúp con người vượt qua
khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc
sống góp phần xây dựng gia đình và xã hội mang lại niềm vinh dự cho bản thân
(dẫn chứng).
· Trong đóng góp với gia đình, xã hội: Mang lại kỳ tích vẻ vang, niềm vinh
dự cho gia đình và đất nước (dẫn chứng); Tạo ra những giá trị mới tiến bộ góp
phần thay đổi xã hội(dẫn chứng)
+ Phản đề: phê phán những biểu hiện thiếu tính sáng tạo hoặc chưa sáng
tạo: Không tích cực trong các hoạt động học tập (Không tham gia phát biểu ý
kiến trong giờ học, học vẹt, học tủ, luôn né tránh mọi công việc, ỷ lại bạn bè,
thường xem bài của bạn trong giờ kiểm tra…)
- Xây dựng kết đoạn: Bài học nhận thức(Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng,
nếu chúng ta không nỗ lực trau dồi tri thức tức là tự đẩy mình ra ngoài, tự mình đào
thải mình ra khỏi xã hội…); hành động: (Tuổi trẻ cần phải sáng tạo…).
*Bước 3: Viết đoạn văn
- Đoạn văn nghị luận xã hội phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình
thức và nội dung.
- Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng viết tích hợp kiến thức
phần Tiếng Việt vào đoạn để đáp ứng yêu cầu của đề.
Ví dụ: Trong đề thi tuyển sinh vào THPT của tỉnh Vĩnh Phúc, khi viết
đoạn văn cần phải tích hợp với phân môn Tiếng Việt.
Đề năm học 2015 – 2016: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về
nghị lực của con người trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một
phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết câu đó, một câu văn có chứa thành phần
biệt lập phụ chú gạch chân thành phần đó).
Đề năm học 2016 – 2017: Thế nào là một cuộc sống có ý
nghĩa? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em. Trong đoạn văn

có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch
chân dưới thành phần biệt lập tình thái đó).
Đề năm học 2017 – 2018: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của
em về ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân. Trong đoạn văn có sử dụng ít
nhất một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết cấu đó) và một câu văn có chứa
thành phần biệt lập tình thái (gạch chân thành phần đó)
Đề năm học 2019 – 2020: Viết một đoạn văn bày tỏ suy
nghĩ của em về giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống. Trong
đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân dưới câu hỏi
tu từ đó).
- Đề bài yêu cầu đoạn văn sử dụng kiến thức Tiếng Việt nào?
13


- Hướng dẫn học sinh đọc, quan sát đoạn văn xét xem những câu văn nào
có thể dễ làm xuất hiện đơn vị kiến thức Tiếng Việt mà đề bài yêu cầu.
- Khi thêm phần Tiếng Việt có thể sửa câu văn đã viết bằng cách thêm
hoặc bớt một, hai từ cho hợp lí.
- Các yêu cầu của phần tiếng Việt cần được thể hiện rõ bằng gạch chân
hoặc tuỳ theo yêu cầu của đề bài.( tránh tình trạng đáng tiếc là biết sử dụng đúng
trong đoạn văn nhưng không chỉ rõ theo yêu cầu thì vẫn không được chấp nhận.)
- Lưu ý: Trong quá trình viết đoạn với học sinh khá giỏi có thể dễ dàng
sử dụng ngay trong hành văn của mình một số yêu cầu phần Tiếng Việt có liên
quan. Song đối với học sinh trung bình, yếu thì điều đó hơi khó. Vì vậy giáo
viên thường yêu cầu học sinh nên tập trung viết nội dung đoạn văn trước sau
đó mới xem xét để đưa thêm phần kiến thức Tiếng Việt. Tránh tình trạng học
sinh tốn rất nhiều thời gian chỉ nhằm vào việc làm thế nào để tạo câu trong đoạn
văn theo yêu cầu phần Tiếng Việt mà thiếu tập trung vào nội dung đoạn văn sẽ
dẫn đến đoạn văn lủng củng, lan man thiếu trọng tâm.
*Ví dụ : Với đề văn Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em

về giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống. Trong đoạn văn có
sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó).
Để tạo câu hỏi tu từ , chúng ta có thể hướng dẫn hs tạo nội dung câu đó
với mục đích để gợi lên một vấn đề nào đó khiến người đọc suy nghĩ, hay để
khéo léo khẳng định chính kiến của mình. Và nên sử dụng từ liệu rằng, thử
hỏi, phải chăng ở đầu câu, cuối câu có dấu chấm hỏi.
Đoạn văn mẫu tham khảo:
Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người. Vậy
sáng tạo là gì? Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới
về vật chất, tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ
thuộc vào những cái đã có. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn
không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những
phát minh khoa học, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá trị. Trong cuộc
sống sáng tạo được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như: tích cực tham gia hoạt
động nhóm; luôn tìm những phương pháp mới trong học tập; tham gia giải toán,
tiếng anh trên mạng; tích cực xây dựng bài qua các câu hỏi mở rộng; tham gia
các cuộc thi có tính sáng tạo như: Hội thi KHKT dành cho HS, cuộc thi sáng tạo
robot).... Sáng tạo đem lại thành công cho con người. Nhờ sáng tạo, con người
có thể vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao
động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội mang lại niềm
vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội. Tấm gương của học sinh Lê Thái
Hoàng, cậu học trò đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi Toán quốc tế là một
ví dụ tiêu biểu.Tuy nhiên trong thực tế vân còn nhiều bạn học sinh có những
biểu hiện thiếu tính sáng tạo hoặc chưa sáng tạo: Không tích cực trong các hoạt
động học tập, không tham gia phát biểu ý kiến trong giờ học, học vẹt, học tủ,
14


luôn né tránh mọi công việc, ỷ lại bạn bè, thường xem bài của bạn trong giờ
kiểm tra… Thử hỏi, không có sáng tạo, liệu những con người như Lê Thái

Hoàng hay một số học sinh tiêu biểu khác liệu có được thành tích học tập như
vậy không? Bạn ơi hãy nhớ cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, nếu chúng ta
không nỗ lực trau dồi tri thức và sáng tạo tức là tự đẩy mình ra ngoài, tự mình đào
thải mình ra khỏi xã hội. Thế hệ trẻ cần phải sáng tạo, không ngừng sáng tạo để góp
phần khẳng định mình và đáp ứng được sự phát triển của xã hội.
* Bước 4: Đọc, sửa chữa đoạn văn
- Học sinh đọc lại bài, soát lỗi chính tả, dấu câu.
- Sửa chữa lỗi diễn đạt nếu có.
3.3. Về thái độ:
Tạo cho các em hứng thú viết văn, từ đó có ý thức luyện viết văn một cách
chủ động, tích cực.
3.4. Về hình thành và phát triển năng lực:
* Năng lực cần hình thành
- Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh: Các em tập viết
thành câu, thành đoạn, suy nghĩ; đưa những ý kiến nhận xét, đánh giá của mình
để cho người khác đọc và cảm được; hiểu được một cách đầy đủ, đúng đắn vấn
đề đặt ra của đề bài. Các em học sinh có thể viết văn nghị luận, hình thành ở các
em một tư duy nhạy bén, khả năng sử dụng ngôn ngữ và vốn hiểu biết của bản
thân để phản biện, tranh luận một cách tự tin, chủ động, sáng tạo trước những
vấn đề xã hội, về những tư ưởng đạo lí trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh
đó chủ động hợp tác với giáo viên trong quá trình học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giúp học sinh biết vận dụng
kiến thức đã học để viết được đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu, chủ động
khi tiếp nhận đề văn.
- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết cách dẫn dắt vấn đề và biết lập luận
vấn đề theo cấu trúc Tổng – phân – hợp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Bồi dưỡng niềm yêu thích môn Văn học và tự tin
hơn khi tiếp nhận đề nghị luận xã hội. Một số học sinh có sự tiến bộ đã chủ động
sưu tầm các đề văn nghị luận xã hội, viết và nhờ cô giáo sửa chữa. Tức là các
em đã có tinh thần tự học.

* Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Giúp các em nỗ lực hơn trong viết đoạn văn nghị luận xã hội,
không né tránh khi được giao nhiệm vụ.
- Trách nhiệm: Hướng dẫn các em kiểm tra lại đoạn văn của mình và biết
chịu trách nhiệm trước kết quả học tập của bản thân.
4. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường.
* Kết quả qua khảo sát lớp 9 đầu năm 2019 – 2020 của trường:
LỚP
9A
9B

SĨ SỐ
38
42

SỐ HỌC SINH YÊU
8
13

21,5%
31%
15


TỔNG

80

21


26,3%

* Kết quả đạt được sau một thời gian thực hiện chuyên đề:
Về cơ bản:
- Học sinh nắm được kiến thức về đoạn văn, cách trình bày đoạn văn nghị
luận xã hội theo kết cấu Tổng - phân - hợp.
- Học sinh có sự tiến bộ trong kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội theo
kết cấu Tổng - phân - hợp.
- Một số học sinh yếu đã có cố gắng hơn trong viết đoạn văn nghị luận xã
hội không còn né tránh khi được giao nhiệm vụ.
- Sau khi viết đoạn, học sinh biết kiểm tra lại đoạn văn của mình nhờ bạn
bè, cô giáo chỉnh sửa để giúp mình tiến bộ.
III. Kết luận:
      Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao
hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các
học sinh học yếu theo thời khóa biểu của nhà trường. Lý do là vì trong các lớp
đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến đâu đi
nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo
trình độ và nhịp chung của cả lớp.
Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm
tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ
để kịp thời động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt
huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết
mình để giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội.
IV. Đề xuất, kiến nghị:
1. Với tổ/nhóm chuyên môn:
- Tổ chức chuyên đề “Bồi dưỡng học sinh yếu, kém”.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục HS yếu.
- Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà

trường.
- Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn với nhà trường thì Tổ chuyên môn báo
cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu kém.
2. Với nhà trường:
- Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thơi các văn bản chỉ đạo, các
hướng dẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh
yếu kém, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học
sinh và cha mẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo
sát chất lượng học sinh đầu năm học
16


- Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không”
với 4 nội dung do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm
các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra-thi cử.
- Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm trường học Xanh – Sạch –
Đẹp, góp phần củng cố kỷ cương, nền nếp dạy và học, tạo thêm điều kiện để học
sinh cảm nhận mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, không chán học bỏ học.
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém; khảo sát, phân loại, lập
danh sách học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học.
- Phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu: có năng lực tay nghề vững
vàng, có đạo đức, tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu
kém. Dạy phụ đạo, học sinh yếu, kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu,
dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong học
sinh lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ.
- Kết hợp với Đoàn Đội của nhà trường tổ chức, phát động các phong trào
thi đua học tốt: “Học nhiều điểm tốt”, “Giúp bạn vượt khó học tập”, “Đôi bạn học
tập”. “Góc học tập”, “Nhóm bạn học tập ở trường và ở nhà”.v.v. Tổ chức các hoạt

động giáo dục đạo đức, giáo dục tinh thần “tương thân tương ái” tặng tập, vở, sách
giáo khoa cũ, tặng áo cho bạn nghèo, phân công học sinh khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ
học sinh yếu kém, gần gũi động viên và chia sẻ kịp thời với những học sinh có
hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên để giáo viên
thực hiện nhiệm vụ phụ đạo học sinh yếu môt cách có hiệu quả nhất.
3. Với Phòng GD&ĐT:
- Quan tâm, động viên kịp thời đối với các giáo viên trực tiếp giảng học sinh
yếu, kém.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm và
giải pháp giúp học sinh yếu kém tiến bộ.
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ
Giáo viên

Nguyễn Trọng Tuấn

Tô Thị Bích Đào

17



×