Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

chuyên đề rèn kỹ năng đọc atlat địa lí việt nam trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.71 KB, 20 trang )

Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

Mơn: Địa lí
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
TRONG TRƯỜNG THCS
Tác giả: Nguyễn Thị Liên - Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
Dành cho đối tượng: Học sinh giỏi cấp THCS
Thời lượng: 15 tiết
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS và nhiều năm bồi dưỡng
học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng đọc Atlat Địa lí để có thêm kiến thức mới và
vận dụng kiến thức đã học vào bài làm là vấn đề khó nhưng lại có nhiều tác dụng trong việc
rèn trí tuệ cho học sinh. Về kiến thức lý thuyết cũng như vận dụng đọc Atlat được tiềm ẩn trong
từng bài học. Giáo viên hiểu vấn đề này một cách đơn giản chưa thấu đáo và triệt để, chính vì
vậy mà khi giảng dạy mà giáo viên thường coi nhẹ hoặc cho là vấn đề không quan trọng. Mặt
khác chính học sinh khi học tiếp cận với Atlat đơi khi cũng gặp khơng ít khó khăn.
Như chúng ta đã biết khi theo dõi đề học sinh giỏi các cấp nhiều năm gần đây thì thấy
câu hỏi liên quan đến Atlat chiếm tới 25 - 30% số điểm trong bài thi. Mặt khác đối với đề thi
học sinh giỏi cũng như chương trình địa lý 9 THCS địi hỏi kỹ năng quan sát, nhận xét, vận
dụng tri thức… Qua đó tạo cơ sở cho việc rèn kỹ năng và kiến thức sâu đặt trong mơn Địa Lý.
Từ đó rèn năng lực học sinh cách học độc lập biết tự mình khai thác, nắm vững tri thức.
Quan niệm về sử dụng thiết bị dạy học theo tinh thần dạy học tích cực.Trong các bộ mơn
khoa học đang dạy ở nhà trường mơn nào cũng có một vai trị nhất định, giúp học sinh nâng
cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Mơn Địa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang
cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên trên Trái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã
hội kinh tế của con người. Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu
trúc của Trái Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh
tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.…


Riêng ở trường THCS , mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các phương
pháp giảng dạy thích hợp. Mơn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình
và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà
trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học,
nên việc vận dụng nó cịn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với học sinh lớp 9, việc sử dụng
Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các
trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu
nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú
và ham mê học tập mơn Địa lí cho học sinh.
II- NỘI DUNG
II. 1. Tầm quan trọng của atlat địa lí Việt nam trong việc giảng dạy và học tập mơn
địa lí lớp 9.

51


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009
có thể khái quát như sau:
a/ Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khống sản, khí hậu, đất,
thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số.
b/ Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế : Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch.
c/ Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng

- Vùng Bắc Trung Bộ.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vùng Tây Nguyên
- Vùng Đông Nam Bộ.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
* Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP so với cả nước.
* Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
- Yếu tố tự nhiên : Địa hình, đất đai, khống sản, sơng ngịi, khí hậu, sinh vật…
- Yếu tố kinh tế, xã hội : Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
* Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:
- Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau.
- Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu đồ biểu hiện giá
trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, cơng nghiệp…
- Một số hình ảnh quan trọng của những địa phương, sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá…
2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam :
+ Do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc giảng dạy mơn Địa lí đạt
hiệu quả:
- Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học mơn Địa lí thì kỹ năng sử dụng
Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện để phục vụ cho nội dung bài giảng. Mỗi trang
bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phong phú, mang đặc trưng của bộ
mơn.
- Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập mơn Địa lí cho các bài ở nhiều
khối lớp khác nhau như lớp 8, lớp 9. Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng
Atlat không giống nhau. Đối với học sinh lớp 9, đòi hỏi kỹ năng sử dụng Atlát phải thành thạo
và được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng buổi học đặc biệt trong thi học sinh giỏi.
+ Trong chương trình Địa lí lớp 9 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trong Atlat,
nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại có trang Atlat dùng để

52



Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

dạy và học được nhiều bài. Vì vậy khi giảng dạy Địa lí lớp 9 ta nên tích cực rèn luyện cho học
sinh kỹ năng sử dụng Atlat để các em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của
Atlat là rất cần thiết để các em vận dụng lâu dài sau này.
II.2. Các phương pháp rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
1. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để
rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngơn ngữ của
nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất,
chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên
cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc
nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc :
- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ,
biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và kinh tế - xã hội
theo từng nội dung của bài học.
2. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu
kiến thức địa lí về dân cư.
Ví dụ:
a- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 học sinh rút ra nhận
xét:
+ Phân bố các dân tộc nước ta khơng đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13%
dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập trung đông ở

đồng bằng, nhất là ở đơ thị.
+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngơn ngữ của các dân tộc.
b- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy bài 3 SGK) rút ra kết luận về đặc
điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta:
+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số cao
nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây
nguyên).
+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận thức được:
Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay (Năm 1960 có khoảng 30,17
triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có
khoảng 80,9 triệu người, năm 2007 có khoảng 85,97 triệu người).

53


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân số
trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam
và nữ tương đối cân bằng.
+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được : Nước ta có
nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, cơng nghiệp
và dịch vụ cịn thấp.
3. Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển
ngành kinh tế nước ta.


của các

Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nơng nghiệp của
nước ta.
+ Bản đồ trang 11 :Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu:
Đặc điểm tài nguyên đất : Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, miền
Duyên hải MiềnTrung để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đất Feralit tập
trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày
như : chè, cà fê, cao su, hồ tiêu… Đồng thời phản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa
dạng. Bên cạnh đó có thể tìm hiểu tài ngun nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống
sơng ngịi chằng chịt và nhiều đầm hồ.
+ Atlát trang 9 : Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta (Lượng mưa, nhiệt độ)
phân hoá từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổ nước ta.
+ Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18 :Học sinh tìm hiểu được hiện trạng sử
dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp của nước ta.
Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản qua các năm (đơn vị: tỷ đồng).

Năm

Tổng sản lượng Nơng nghiệp

Lâm nghiệp

Thuỷ sản

2000

163315,5


129017,7

6675,7

26620,1

2007

338553,0

236987,1

12187,9

89377,9

Nhìn bảng số liệu học sinh có thể phát hiện được sự tăng trưởng của các ngành qua các năm đó.
+ Bản đồ trang 19 Atlat học sinh tìm hiểu và phát hiện:
- Ngành trồng trọt : Tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng cây lương thực),
diện tích trồng cây cơng nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản đồ.
Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu
hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, không phải ghi nhớ máy móc,
khơng cần học thuộc lịng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ, giúp cho học sinh
hoạt động trí tuệ hợp lý hơn.

54


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS


Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

- Ngành chăn nuôi : Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng biểu đồ trang
19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn ni gia súc và gia cầm tăng trưởng
mạnh qua các năm 2000, 2005,2007.
Ví dụ 2: Dùng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâm nghiệp ( các loại
rừng) và thuỷ sản của nước ta Để trình bày được nội dung trên ta hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức qua các trang bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat. Cụ thể là:
+Tổng diện tích rừng nước ta qua các năm 2000,2005, 2007 và giá trị sản xuất lâm nghiệp
của các tỉnh năm 2007.
+ Sự phát triển của ngành thuỷ sản:
+ Về sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm 2000, 2005, 2007.
Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố tổ chức lãnh
thổ công nghiệp ở nước ta .
+ Atlát trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài ngun khống sản của nước ta để phát
triển công nghiệp.
+ Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn cho học sinh biết sử
dụng bản đồ công nghiệp chung trang 21 Atlat, cách thực hiện như sau:
- Học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm cơng nghiệp trong phần chú
thích.
- Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hoá công nghiệp nước
ta như thế nào?
+ Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thức được:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng liên tục từ 336,1 nghìn tỉ đồng (2000)
lên 1469,3 nghìn tỉ đồng (2007)
- Cơng nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo từng
khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế.
- Cơ cấu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất của các ngành

công nghiệp, những trung tâm cơng nghiệp lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
+ Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành công nghiệp trọng
điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí luyện kim, điện tử - tin học, hố chất,
cơng nghiệp hàng tiêu dùng, cơng nghiệp thực phẩm…
Ví dụ 4: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ nước ta:
+ Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phân bố và phát
triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân:
- Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thơng vận tải chính ở nước ta, mối quan hệ giữa
ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác.
Giao thông đường bộ ngày càng phát triển.

55


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hoá cao.
Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển.
- Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được số người kinh doanh, hàng hoá
bán lẻ qua các năm …), ngoại thương (Cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu giữa công nghiệp
– nông nghiệp – thuỷ sản và tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu so với xuất khẩu).
- Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm năng to lớn
của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia, vùng, các điểm du lịch
trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ
cấu khách du lịch quốc tế với Việt Nam năm 1995, năm 2007.
- Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: Di sản văn hoá thế giới, di sản lịch sử
cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống…

+ Phân tích bản đồ trang 26 học sinh nắm được:
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ. Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểu vùng Đông Bắc & Tây
Bắc.
- Thấy được mối liên hệ: sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành khu cơng nghiệp,
GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự phân bố các trung tâm công
nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao
thơng, sơng ngịi, nguồn tài ngun.
- Đọc được các loại khống sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sơng ngịi, khí
hậu, tài ngun thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sơng Hồng và giải thích được tại sao ở đây
đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc.
* Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu một số kiến thức về kinh tế - xã hội,
việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động so với
cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc
lịng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn.
Như vậy việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức kiến thức địa lí
một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở đã mã hố các thơng tin bằng
ký hiệu, mầu sắc, kích thước... làm cho học sinh say mê học mơn Địa lí hơn.
4. Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của
các Vùng kinh tế nước ta.
Trong chương trình Địa lí lớp 9 nội dung về kinh tế xã hội chia theo các vùng:
Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các vùng Kinh tế. Vấn
đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính
chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng địi hỏi phảỉ
có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh
làm như sau:

56



Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ trong Atlat
xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đơng, phía Tây giáp đâu?
- Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sơng ngịi…
- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của vùng
đó.
Ví dụ 1 : Dựa vào Atlat trang 26 xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sơng Hồng:
+ Xác định quy mơ của vùng phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đơng giáp biển Đơng.
+ Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:
- Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công
nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thuỷ, hải sản có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao thơng đường bộ, đường thuỷ, đường biển,
đường hàng không đều phát triển thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.
- Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xn, hạ, thu , đơng. Mùa
nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều thuận lợi
sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa
Đơng Bắc lạnh và khơ giúp ta trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn
như sương muối.. .
- Tình hình phân bố dân cư của vùng (Sử dụng bản đồ dân số trang 15 Atlat) để nhận thức
được : Đồng bằng sơng Hồng có dân số đơng nhưng phân bố khơng đều, nơi đơng dân nhất là
Thủ đơ Hà Nội .
Tóm lại đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch
vụ đều phát triển mạnh.

Ví dụ 2 : Dựa vào Atlat trang 29 xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long:
+ Sử dụng trang 29 Atlat : Xác định quy mơ, ranh giới của vùng :
- Phía Bắc giáp Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là biển Đơng.
+ Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:
- Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước,
công nghiệp. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát triển mới cho
ngành du lịch nước ta.
- Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công
nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thuỷ, hải sản có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 8 Atlat học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm
và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

57


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

- Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô.Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho vùng trồng được nhiều
cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như : soài, sầu riêng, dừa, măng cụt…
- Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sơng Hồng. Ngồi
người Kinh cịn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa cùng sinh sống và xây dựng inh tế
của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sơng
Hồng, tỷ lệ dân thành thị cịn thấp.
Tóm lại đây cũng là vùng kinh tế phát triển toàn diện, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thế
mạnh của vùng, nơi xuất khẩu gạo cao nhất nước ta…

Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác dựa vào các trang bản đồ
trong Atlat.
* Tóm lại khi phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng chúng ta phải xác định
xem nên sử dụng bản đồ nào, từ đó ta khai thác kiến thức gì theo trình tự : đặc điểm tự nhiên,
xã hội, tình hình phát triển kinh tế của mỗi vùng . Mỗi kiến thức địa lí tự nhiên, xã hội, kinh tế
của từng vùng nói riêng và cả nước nói chung đều chứa đựng trong các trang bản đồ của
Atlat. Mỗi ước hiệu đều nói lên một kiến thức địa lí, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu kỹ
ngơn ngữ của bộ mơn Địa lí mà các em cần ghi nhớ chính là các ký hiệu, ước hiệu này.
5. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài
học.
Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong Atlat để hỗ trợ
cho nội dung của bài.
Ví dụ 1: Dạy về nơng nghiệp, hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh thu hoạch lúa, thu
hoạch chè, chăm sóc cây hồ tiêu. Giáo viên có thể khắc sâu cho học sinh : Trong sản xuất nông
nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện tích, sản lượng, năng suất, sản lượng. Việt Nam là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó cây chè, cây hồ tiêu là những cây
cơng nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh trong nơng
nghiệp của nước ta là gì?…
Ví dụ 2: Dạy về cơng nghiệp Việt Nam có 2 hình ảnh về : Khai thác than ở Quảng Ninh
và dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt .Qua đó giáo viên có thể nhấn mạnh cho học sinh
thấy thế mạnh công nghiệp nặng là khai thác than. Công nghiệp nhẹ là công nghiệp dệt. Các
ngành công nghiệp này đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước.
Ví dụ 3: Về thương mại cho học sinh quan sát hình ảnh, chợ Bến Thành ở TP Hồ Chí
Minh và phiên chợ vùng cao, để nhận biết được các hoạt động dịch vụ ở nơi đơ thị sầm uất và
một nơi vùng cao ít người, nhưng đều phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập mơn Địa lí, thì việc
phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những chi tiết nào, những yếu tố nào và
trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tuỳ theo từng bài cụ thể ta có thể sử dụng một hay nhiều trang
bản đồ để phục vụ cho việc tìm kiếm thơng tin thật khoa học, chính xác.


58


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh lớp 12 là rất quan trọng và hết sức cần
thiết. Đây không những là phương tiện tìm hiểu kiến thức và cịn phát huy được trí lực học sinh
đồng thời kích thích học sinh say mê học tập mơn Địa lí vì nó rất hấp dẫn tính tị mị, ham hiểu
biết của học sinh .
II.3. Sử dụng atlát trong làm bài thi học sinh giỏi.
1. Hướng dẫn cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Vì nội dung của Atlat rất phong phú và có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho nội dung chương trình địa
lí 8 và 9, đặc biệt trong bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường THCS, nên giáo viên cần
cho học sinh sử dụng Atlat thường xuyên trong quá trình học tập. Để tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh trong quá trình sử dụng Atlat, giáo viên nên hướng dẫn học sinh theo trình tự sau:
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về cấu trúc của Atlat( gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao).
- Xem bảng chú giải để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
- Tuỳ theo yêu cầu của từng bài học mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Ví dụ: Dựa vào
Atlat nhận xét về cơ cấu và tình hình phát triển của ngành trồng cây lương thực của nước
ta……
Trong các kì thi học sinh giỏi hiện nay đều có các câu hỏivề kĩ năng sử dụngAtlat
- Thơng thường các câu hỏi gắn với Atlat có dạng “ Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến
thức đã học…”
- Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở trên (hoặc là
riêng Atlát, hoặc là riêng kiến thức) để làm bài. Việc làm đó khơng thể trình bày kiến thức một
cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, thì nhiều kiến thức từ Atlát bị bỏ sót, đặc biệt
các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ về các sự vật, hiện

tượng địa lí…Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên
nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân
cư….không được đề cập đến một cách đầy đủ và hợp lí.
- Làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam, cũng cần chú ý đến việc phân tích các biểu đồ, số
liệu… trong các trang Atlat, hoặc bổ sung cho nội dung tờ bản đồ mà Atlat khơng thể trình bày
rõ được.
Như vậy, nếu người học có đủ những kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học và ơn tập Địa
lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiề; nó giúp người học hình dung được tình hình phát triển và phân bố
của rátt nhiều hiện tượng, sự vật địa lí trên khơng gian lãnh thổ, giảm tính trừu tượng của nội
dung học tập, hạn chế viêcg ghi nhớ máy móc, phát triển khả năng tư duy liên hệ tổng hợp,
hiểu và nắm vững kiến thức, sự thành thạo kĩ năng sử dụng Atlat, người học có nhiều khả năng
đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi.
2. Phần câu hỏi cụ thể và hướng dẫn trả lời.
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích
đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
Hướng dẫn trả lời

59


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ
phổ biến từ 50- 100 người/ km2
Giải thích:
- Do Tây Ngun có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng cịn hạn chế.

- Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư khơng đều.
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km 2 và 501- 1000 người/ km2 như các
thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
+ Cấp từ 50- 100 người/ km 2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các
vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt
và thị xã Bảo Lộc…
+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó
khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận
lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm
chủ yếu của nước ta.
Hướng dẫn trả lời
a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây cơng nghiệp:
- Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây cơng nghiệp (feralit, phù sa cổ).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hố.
- Nguồn lao động dồi dào
- Mạng lưới cơ sở chế biến
b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:
- Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
- Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó
tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc
Hướng dẫn trả lời
Kể tên các tỉnh ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ:
- Tây Bắc: Hồ Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
- Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.


60


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

- Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về qui mơ và cơ cấu
ngành của các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đơng Nam Bộ
Hướng dẫn trả lời
- Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn
tỉ đồng, cơ cấu ngành cơng nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hố chất, sản xuất hàng tiêu
dùng, hóa dầu, tin học….
- Biên Hồ: trung tâm cơng nghiệp lớn, qui mơ từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành:
Cơ khí, điện tử, hố chất, dệt…
- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành:
Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
- Thủ Dầu Một: trung bình, qui mơ từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện
tử, hố chất…
Câu 5. Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sơng
Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng
này.
Hướng dẫn trả lời
Đồng bằng sơng Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:
- Đất phù sa ngọt: chiếm 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo sơng Tiền, sơng
Hậu.
- Đất phèn: chiếm khoảng 41% diện tích đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp

Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau
- Đất mặn: chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, phân bố ven biển Đông và vịnh Thái
Lan
Hạn chế về tự nhiên:
- Mùa khơ kéo dài, đất phèn, mặn nhiều
- Khống sản cịn hạn chế
Câu 6. a. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định hướng di
chuyển của bão vào nước ta Thời gian hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh
hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất.
b. Dựa vào bản đồ hình thể, bản đồ đất Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy
trình bày những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta.
Hướng dẫn trả lời
a. Hoạt động bão ở Việt Nam
- Hướng di chuyển của bão Đông sang Tây:

61


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

- Thời gian hoạt động từ tháng IV kết thúc XI, sớm tháng V chậm tháng XII (hoặc từ 5
đến 12)
- Vùng Bắc Trung Bộ bị bão ảnh hưởng nhiều nhất,
- Đồng bằng sông Cửu Long ít bị ảnh hưởng của bão nhất.
b. Những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta
- Đồng bằng Sông Hồng.
+ Do phù sa sông Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp.

+ Diện tích rộng 15.000 km2
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc thấp dần ra biển
+ Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, do hệ thống đê
- Đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp hang năm rất phì nhiêu.
+ Diện tích rộng 40.000 km2
+ Địa hình thấp và bằng phẳng, khơng có đê, sơng ngồi kênh rạch chằng chịt
+ Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng
là đất mặn, đất phèn …
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
b.Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên
canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Hướng dẫn trả lời
a. Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp.
- Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai
- Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum
- Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai
- Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
b. Những thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chun canh cây cơng
nghiệp lớn
- Đất badan có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những
mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chun canh quy mơ lớn.
- Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khơ kéo dài gây khó khăn cho việc
tưới tiêu nhưng thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Do các cao nguyên xếp tầng
với các độ cao khác nhau vì vậy khí hậu có sự phân hóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể
trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.

62



Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

Câu 8. Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam, xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốc lơ 6, đường Hồ
Chí Minh-quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến.
Hướng dẫn trả lời
- Quốc lộ 1: Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị - Hà Nội - Huế - TP HCM - Năm Căn. Ý
nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài nguyên, các trung
tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế- xã hội, an ninh
quốc phòng của cả nước.
- Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Lai Châu). Ý nghĩa: nối Hà Nội với các tình
Tây Bắc . Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và
phát triển kinh tế- xã hội của vùng Tây Bắc.
- Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường Sơn Bắc,
qua Tây Nguyên – Đông Nam bộ. Ý nghĩa: thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an
ninh quốc phòng vùng núi phía Tây đất nước.
- Quốc lộ 51: Nối TP HCM- Vũng Tàu. Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh
tế Biên Hòa- Vũng Tàu- TP HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch ở Đơng Nam Bộ. Là
tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam.
Câu 9. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân
bố của ngành cơng nghiệp năng lượng điện nước ta? Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và
miền Nam có đặc điểm gì khác nhau.
Hướng dẫn trả lời
Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:
- Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống
sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khống sản: than, dầu, khí.
- Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí,
ở thềm lục địa.
Câu 10. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân
cư của nước ta? Vì sao có sự phân bố đó?
Hướng dẫn trả lời
Dân cư ở nước ta phân bố không đều.
- Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc,…
Nguyên nhân:
- Giữa các vùng có sự khác nhau về:
+ Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sơng ngịi, khống sản, đất,….

63


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

+ Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thơng vận tải,…
+ Lịch sử của q trình định cư.
Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang công nghiệp ) và kiến thức đã học, hãy nhận xét
sự phân hóa lãnh thổ cơng nghiệp của nước ta ?
Hướng dẫn trả lời
- Nước ta có sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp, hoạt động công nghiệp chủ yếu tập
trung ở 1 số khu vực:
+ Các khu vực tập trung công nghiệp cao: Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ

cận:
+ Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp hàng đầu của cả nước như: Thành
phố Hồ Chí Minh,
Biên Hịa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung các trung tâm công nghiệp phân bố thành dải ở phía
Đơng của vùng.
- Các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên mức độ phân bố cơng nghiệp rất thấp chỉ có các
điểm cơng nghiệp.
- Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên
Hịa, Hải Phịng…:
Câu 12. Sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, lập bảng để thấy sự khác biệt về
tiềm năng vùng biển trong phát triển ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ.
Hướng dẫn trả lời
Lập bảng để thấy sự khác biệt về tiềm năng vùng biển để phát triển ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Nam Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Biển nơng, có điều kiện phát triển nghề - Biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang. Có
ni trồng và đánh đánh bắt.
điều kiện phát triển nghề đánh bắt và nghề câu
khơi.
- Chịu ảnh hưởng mạnh của gío mùa
Đơng Bắc, bão. Biển động. Ảnh hưởng :
hạn chế số ngày tàu thuyền ra khơi, phải
chuyển ngư trường.


- Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc yếu
hơn, hay có bão, biển động. Ảnh hưởng: hạn
chế số ngày tàu thuyền ra khơi, phải di chuyển
ngư trường.

- Có các bãi tơm, bãi cá ven bờ. Gần ngư - Có các bãi tơm, bãi cá ven bờ. có ngư trường
trường vịnh Bắc Bộ.
cực Nam Trung Bộ giàu nguồn lợi hải sản. có
2 ngư trường lớn ngoài khơi là Hoàng Sa,
Trường Sa.
Câu 13.

64


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết tên các loại cây công
nghiệp lâu năm trồng ở Trung du Miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Vùng có tỷ lệ
diện tích trồng cây cơng nghiệp cao nhất nước (trên 40%)?
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tên các nhà máy điện có cơng
suất trên 1.000 MW, dưới 1.000 MW.
Hướng dẫn trả lời
a. Tên các loại cây công nghiệp lâu năm trồng ở:
- Trung du Miền núi Bắc Bộ: chè, hồi, quế, sơn, trẩu...
- Tây Nguyên: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè...
- Đông Nam Bộ: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều....

* Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao nhất nước (> 40%): Đông Nam Bộ, Tây
Ngun b.Tên các nhà máy điện có cơng suất trên 1.000 MW.
- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ
- Thủy điện: Hịa Bình
* Tên các nhà máy điện có cơng suất dưới 1.000 MW .
- Nhiệt điện: ng Bí, Ninh Bình, Bà Rịa, Phú Lâm, Na Dương, Trà Nóc.
- Thủy điện: Thác Bà, YaLi, Đa Nhim, Trị An, Hàm Thuận, Thác Mơ, Đrây H’Linh,
Sông Hinh, Nam Mu, Cần Đơn.
Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố
của 6 loại cây công nghiệp lâu năm theo mẫu sau:
Phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta:

Loại cây

Nơi phân bố

Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Điều
Dừa
Chè

Hướng dẫn trả lời

65


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS


Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

Phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. Đúng ba loại cây được

Loại cây

Nơi phân bố chính

Cà phê

Tây Ngun, Đơng Nam Bộ

Cao su

Đông Nam Bộ, Tây Nguyên

Hồ tiêu

Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung
Bộ

Điều

Đông Nam Bộ

Dừa

Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.


Chè

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

Câu 15. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam 12 và kiến thức đã học hãy: Chứng minh nước ta có tài
nguyên du lịch phong phú và đa dạng.
Hướng dẫn trả lời
- Nước ta có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng
- Tài nguyên du lịch chia thành 2 nhóm:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gồm các di sản thiên nhiên thế giới( vịnh Hạ Long ,
Phong Nha Kẽ Bàng), các thắng cảnh đẹp( sơng Hương- Núi Ngự Bình, Nha Trang, Cần
Thơ,..), các vườn quốc gia( Cúc Phương, Cát Tiên,..), các hang động , các bãi biển,..
+ Tài nguyên du lịch nhân văn :các di sản văn hóa thế giới ( cố đơ Huế), các di tích
lịch sử cách mạng ( Điện Biên, Dinh Độc Lập, Hang Pác Bó), các lễ hội ( Đền Hùng, Yên Tử,
Hội Đâm Trâu, Oóc Om Bóc), các làng nghề (Bát Tràng, Vạn Phúc)....
Câu 16. Dựa vào atlat Địa lý việt Nam, xác định phạm vi của ba miền tự nhiên ở nước ta và
nêu đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình ;khí hậu
Hướng dẫn trả lời
a. Miền Bắc và đông bắc Bắc bộ
- Ranh giới phía tây –tây nam của miền nằm dọc theo hữu ngạn sơng Hồng rìa tây, tây
nam đồng bằng Bắc Bộ
- Địa hình: đồi núi thấp chiếm ưu thế,các dãy núi có hướng vịng cung, đồng bằng mở
rộng.
- Khí hậu gió mùa đơng bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh
b. Miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ

66


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam

trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

- Giới hạn: nằm tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch mã
- Địa hình:
+ Núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông
nam
+ Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, trong vùng
núi có nhiều sơn ngun, cao ngun, lịng chảo.
- Khí hậu ảnh hưởng của gió mùa Đơng bắc suy yếu. Vai trị bức chắn của dãy Trường
Sơn với hai mùa gió làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông và hình thành thời tiết gió Tây
khơ nóng ở đồng bằng Bắc Trung Bộ vào mùa hạ.
c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Ranh giới: từ dãy Bạch Mã trở vào nam.
- Địa hình
+ Gồm các khối núi cổ, các sơn ngun bóc mịn, các cao ngun badan, đồng bằng
châu thổ
sông lớn ở Nam Bộ và các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
+ Bờ biển khúc khuỷu
-

Khí hậu: cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt cao, có hai mùa mưa và mùa khơ rõ

Qua việc phân tích mối quan hệ từ kênh hình trong Atlát học sinh sẽ làm bài tốt hơn và phát
triển tư duy của học sinh khi mà các em không phải ghi nhớ máy móc.
III- KẾT LUẬN
Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng trong
việc dạy và học mơn Địa lí. Đối với học sinh lớp 9 kỹ năng này có tác dụng thúc đẩy tính tích
cực, tự giác, tư duy độc lập logic trong học tập của học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo,

độc lập tự mình phân tích, khai thác kiến thức qua các trang bản đồ (hay lược đồ), biểu đồ
trong Atlat. Học sinh nhận thức được các nội dung trong bản đồ không những chỉ là phương
tiện trực quan sinh động mà còn là bản mật mã ẩn chứa trong đó nhiều điều mới lạ, mang tính
hấp dẫn tuổi trẻ mà ngơn ngữ của nó là: các quy ước, ký hiệu, mầu sắc, và cả hình dáng kích
thước của cả nước, một khu vực, một vùng lãnh thổ. Giúp các em nắm bài nhanh, hiểu bài sâu
sắc hơn.
Trong cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học, địi hỏi giáo viên phải luôn luôn cải tiến các
phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây, để tăng tính hấp dẫn với học sinh.
Ngược lại, nếu giáo viên chỉ trình bày theo kiểu thuyết trình, vừa mệt thầy, học sinh khơng
thích nghe, hay mất trật tự, khơng thúc đẩy tính độc lập sáng tạo của trị, hiệu quả bài dạy thấp.
Trong khi học cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý, việc rèn kỹ năng sử dụng Atlat
giúp giáo viên rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác, tích cực, tự nghiên cứu tìm ra tri thức mới
kết hợp với kiến thức trong sách giáo khoa,…cho học sinh, đây là phẩm chất cần thiết để các
em bước vào cuộc sống, đồng thời giúp các em học tốt hơn mơn Địa lí, giáo dục lịng u q
hương đất nước.

67


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

Chuyên đề này đã được thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được
những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn
đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học mơn Địa lí đạt kết quả cao hơn.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập và làm bài thi có hiệu quả hơn.
Khảo sát tình hình thực tế của học sinh, kết quả như sau:

1. Các lớp đại trà: Tổng số 89 học sinh.
Giỏi
Trước khi áp dụng chuyên
SL
đề vào thực tế giảng dạy

Khá

Trung bình

Yếu

%

SL

%

SL

%

SL

%

10

11,2


35

39,3

40

45

4

4,5

Sau khi áp dụng chuyên đề
35
vào thực tế giảng dạy

39,3

40

45

13

14,6

1

1,1


2- Các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Năm học

Tổng số HS tham Trong đó đạt giải
dự bồi dưỡng
Cấp Thị

Cấp Tỉnh

2006 - 2007

15

8

6

2007 - 2008

15

8

6

2008 -2009

15

15


7

2009-2010

20

15

7

2010-2011

20

16

7

Những năm học trước học sinh phải ghi nhớ nhiều học thuộc lòng nhiều nhưng khi làm bài kết
quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lí chắc chắn là phương pháp
tiếp cận kiến thức hợp lý nhất, rèn luyện tư duy nhận thức cho học sinh tốt hơn. Qua thực
nghiệm các tiết học theo kênh hình diễn ra hào hứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học sinh nhiều
hơn, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ ưa tìm tịi khám phá những điều mới lạ .
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua áp dụng đề tài tôi đã rút ra được những bài học thiết thực như sau:
1- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu trong bài .

68



Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

- Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu, mầu sắc, và hình
dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Khi phân tích bản đồ phải tìm tịi các chi tiết, khơng bỏ sót một dữ kiện nào trên bản đồ.
Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèm theo để nắm vưng cả những chi tiết
nhỏ nhất.
- Khi hướng dẫn học sinh phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào cho phù hợp
với nội dung bài học?
-Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ, lược đồ hay
biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài?
2- Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat là:
- Dựa vào bản đồ nào? Trang nào? của Atlat.
- Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích.
- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét.
- Thơng qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế, giữa các yếu
tố kinh tế với nhau, từ đó rút ra kết luận…
3- Giáo viên cần hình thành thói quen cho học sinh khi sử dụng Atlat biết khai thác kiến thức
nào trước, kiến thức nào sau. Hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phân tích giải thích phải ngắn
gọn, rõ ràng, chính xác, tránh rườm rà hoặc vụn vặt, gây tâm lí nhàm chán cho học sinh .
4- Muốn có hiệu quả bài giảng cao, chất lượng tốt, người thầy phải chuẩn bị kỹ bài giảng,
các thiết bị phục vụ cho bài, những tình huống đột xuất có thể xảy ra.
Trên đây là một số việc làm và những suy nghĩ về cách sử dụng Atlat của tơi để giúp học sinh
học tập mơn Địa lí lớp 9 bước đầu đã có hiệu quả, xin trình bày để đồng nghiệp tham khảo, có
thể cịn những khiếm khuyết khơng thể tránh khỏi, rất mong các bạn góp ý để cùng nhau tìm ra

phương pháp giảng dạy sử dụng Atlat mang lại hiệu quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS -THPT.
(Nhà xuất bản Giáo dục)
2. Rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh.
(Tác giả : Mai Xuân San - Nhà xuất bản Giáo dục)
3. Sách giáo khoa Địa lí 9.
(Nhà xuất bản Giáo dục).
4. Sách Giáo viên Địa lí 9
(Nhà xuất bản Giáo dục).
5. Atlat Địa lí Việt nam.
(Nhà xuất bản Giáo dục).

69


Rèn kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
trong trường THCS

Nguyễn Thị Liên- THCS Lê Hồng Phong

6. Tài liệu bồi dưỡng thường xun mơn địa lí ( quyển 2).
(Bộ giáo dục và Đào tạo-Nhà xuất bản Giáo dục).
7. Đề thi tuyển sinh vào Đại học – Cao đẳng toàn quốc mơn địa lí:
Tác giả Phí Cơng Việt – NXB Hà Nội.
8. Hướng dẫn ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn địa lí:
Tác giả Phạm Thị Sen, Đỗ Anh Dũng, Lê Mỹ Phong – NXB Giáo dục.

70




×