Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số giải pháp giúp trẻ 5 6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.67 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số:..........................................

- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng bước vào lớp 1”.
- Tác giả: Trần Thanh Tâm
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Phượng
- Chức vụ: Giáo viên - Tổ trưởng chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Bá Hiến, tháng 1/2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Trần Thanh Tâm.
- Ngày tháng năm sinh: 30/03/1983.

Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng
- Chức danh: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thanh Tâm
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến;


các thông tin cần được bảo mật:
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng bước vào lớp 1”.
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Vận dụng các giải pháp thiết thực để
giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1.
+ Về nội dung của sáng kiến:
Từ lý luận và thực tiễn đúc rút thành các giải pháp thiết thực để giúp trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổiẵn sàng tâm thế để bước vào lớp 1. Cụ thể các giải pháp sau:
1. Giải pháp 1: Khơi gợi ở trẻ tình yêu đối với trường tiểu học.
* Mục đích:
- Tạo cho trẻ có niềm tin rằng trường tiểu học cũng gần gũi và thân
thiện giống như môi trường mầm non mà trẻ đang sống.
* Nội dung và biện pháp thực hiện:


Như chúng ta đã biết trẻ mầm non rất ham học hỏi khám phá những
điều mới lạ. Đặc biệt trẻ 5 tuổi rất tò mò về môi trường mới mà trẻ sắp sửa
bước vào, trẻ luôn hỏi “ Cô ơi bao giờ con lên lớp 1 ạ ? Lên lớp 1 con học ở
đâu cô ? Con học ô giáo nào ạ ?...Tất cả những câu hỏi đều xoay quanh môi
trường mới đó. Trẻ rất hào hứng được bước vào một môi trường mới nhưng
bên cạnh đó trẻ cũng rất sợ, trẻ sợ những giáo viên mới chưa quen biết, trẻ sợ
một môi trường mới không gần gũi, thân thiện như nơi trẻ đang sống. Chính
vì thế là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi tôi luôn ý thức được những nỗi lo
của các con nên tôi thường xuyên khơi gợi ở các con tình yêu đối với trường
tiểu học bằng cách trò chuyện với các con về trường tiểu học thông qua các
hoạt động trong ngày như trong giờ đón, trả trẻ. Khi bố mẹ đưa trẻ và anh
hoặc chị của trẻ đang học ở tiểu học cùng đi học thì tôi sẽ hỏi trẻ “Chị con học
ở đâu?” Khi trẻ nói chị học ở tiểu học tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ và các trẻ
khác về trường tiểu học, rằng các con cũng sắp được lên lớp 1 rồi được đi học

cùng anh chị rồi. Lên lớp 1 các con sẽ được học cô giáo mới này và có nhiều
bạn mới nữa sẽ rất là vui đấy các con ạ. Lên lớp 1 bạn nào ngoan, học giỏi sẽ
được các thầy cô khen ngợi đấy. Đặc biệt lên lớp 1 các con sẽ được học đánh
vần, ghép chữ và được học phép tính cộng, trừ đấy thích lắm con ạ.
Ngoài ra tôi còn khơi gợi ở trẻ tình yêu đối với trường tiểu học thông
qua hoạt động góc. Ví dụ ở góc phân vai tôi gợi ý cho trẻ chơi đóng vai cô
giáo tiểu học. Trẻ sẽ nhập vào vai của cô giáo tiểu học và vai học sinh, trong
quá trình trẻ nhập vai tôi sẽ gợi ý trẻ đóng vai cô giáo thể hiện tình yêu
thương, sự quan tâm đối với học sinh để giúp trẻ cảm nhận được tình yêu và
sự thân thiện của trường tiểu học.
Góc tuyên truyền cũng là một vị trí rất lý tưởng để lồng ghép và khơi
gợi ở trẻ tình yêu đối với trường tiểu học. Trong chủ đề “ Trường tiểu học”
tôi sẽ trang trí những tranh ảnh về trường tiểu học để trẻ được khám phá và
tìm hiểu về các hoạt động cũng như đồ dùng học sinh qua đó tôi sẽ cung cấp
những hiểu biết và khơi gợi ở các con tình yêu và mong muốn được đến
trường tiểu học.


Không chỉ ở góc tuyên truyền mà ở trong các hoạt động học như giờ
âm nhạc, tạo hình, khám phá hay qua các bài thơ câu truyện có liên quan đến
trường tiểu học tôi thường lồng ghép và xây dựng những ấn tượng tốt đẹp về
trường tiểu học để từ đó khơi gợi trong lòng trẻ tình yêu sự thích thú được đến
trường tiểu học.
Có thể nói việc khơi gợi ở trẻ 5 tuổi tình yêu đối với trường tiểu học là
việc làm vô cùng cấn thiết. Bởi ở trẻ 5 tuổi đang là lứa tuổi mà trẻ vẫn đang
rất ham chơi và hoạt động chơi vẫn là chủ đạo nên khi phải bước vào một môi
trường mới với những quy tắc mới, cách sinh hoạt mới sẽ làm cho trẻ rất dễ bị
khủng hoảng do đó cần tạo cho trẻ có một niểm tin, tình yêu với trường tiểu
học ngay từ bây giờ để các con có thể sẵn sàng bước vào lớp 1.
2. Giải pháp 2: Cung cấp những hiểu biết cơ bản về trường tiểu

học.
* Mục đích:
- Trẻ nắm được những quy tắc, hoạt động, phương pháp học ở trường
tiểu học.
- Giúp trẻ sẵn sàng tâm thế để hòa nhập vào môi trường mới.
- Làm quen dần với những quy tắc, hoạt động, cách xưng hô...ở trường
tiểu học.
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
Ngoài việc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ 5 tuổi
sẵn sàng bước vào lớp 1 thì để giúp trẻ làm quen dần với những thay đổi ở
trường tiểu học trước hết tôi giới thiệu cho trẻ biết khi lên lớp 1 cách xưng hô
ở đó không giống ở mầm non. Ở mầm non chỉ có cô giáo nhưng lên tiểu các
con được học cả thầy giáo và ở mầm non trẻ xưng hô cô- con, nhưng ở tiểu
học sẽ là thầy, cô - em. Ở trường mầm non trẻ được ăn, ngủ, vui chơi một
cách tự nhiên, thân thiện như ở chính gia đình trẻ. Còn ở tiểu học cũng có các
hoạt động như vậy nhưng cách tiến hành thì hoàn toàn khác, nó theo một quy


tắc mới nếu trẻ không được làm quen trước trẻ sẽ dễ bị bất ngờ, khó thích
nghi.
Ở mầm non các con các con được các cô mang cơm và đồ ăn lên tận
lớp nhưng ở tiểu học thì các con phải tự đi xuống nhà ăn để lấy cơm ăn. Do
đó thỉnh thoảng tôi lại lồng ghép các buổi xem video, trò chuyện về các hoạt
động ở trường tiểu học cho trẻ được tìm hiểu, khám phá và làm quen dần.
Đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ “
Chơi mà học, học bằng chơi” chính vì thế để giúp các con chuẩn bị tâm thế
vào lớp 1 tôi còn tổ chức một số hoạt động minh họa những tiết học, hoạt
động ở trường tiểu học vào các buổi chiều để trẻ được trải nghiệm. Ví dụ như
trong giờ học cách bố trí ghế ngồi theo hàng theo lối, thời gian học thì kéo dài
hơn và yếu tố chơi giảm đi, yếu tố học mới là chủ đạo. Trong quá trình tổ

chức tôi sẽ giới thiệu cho trẻ biết đây là cách học ở trường tiểu học các con
hãy tập làm quen dần nhé. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú hơn vì mình sắp
được làm “ anh, chị của mầm non” và trẻ sẽ định hướng được sau này mình
phải học như thế nào.
Không chỉ giới thiệu cho trẻ biết những đổi thay đó mà tôi còn tổ chức
các buổi chào cờ, hát quốc ca vào thứ hai đầu tuần cho trẻ để trẻ được tiếp cận
dần với môi trường mới. Qua buổi chào cờ đó rèn luyện cho trẻ tính tự lập, trẻ
sẽ biết cách tự lấy ghế và ngồi vào vị trí của mình, biết khi chào cờ phải
nghiêm trang, quần áo chỉnh tề.
Cung cấp những hiểu biết cơ bản về trường tiểu học cho trẻ là rất cần
thiết để giúp trẻ có thể hòa nhập vào môi trường mới với bao điều mới lạ mà
trẻ chưa từng biết. Đây là một trong những hành trang giúp trẻ sẵn sàng tâm
thế bước vào lớp 1.
3. Giải pháp 3: Tổ chức cuộc thi “ Bé tìm hiểu về trường tiểu học”
trong lớp.
* Mục đích:
- Trẻ có thêm hiểu biết về trường tiểu học.


- Tạo ra tâm thế phấn khởi muốn được đến trường tiểu học cho trẻ.
- Củng cố những kỹ năng đã học và mở rộng hiểu biết cho trẻ.
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
Đối với trẻ mầm non việc được khen ngợi và động viên là rất hữu hiệu
trong việc giáo dục trẻ. Chính vì thế để nâng cao hiểu biết và chuẩn bị tâm thế
cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 tôi đã tổ chức các cuộc thi “ Bé tìm hiểu về
trường tiểu học”. Các cuộc thi này có thể kết hợp tổ chức vào các hoạt động
chiều hay một buổi ngoại khóa.
Trước khi tổ chức cuộc thi tôi sẽ tham mưu với ban giám hiệu nhà
trường tổ chức cho các bé khối 5 tuổi đi tham quan trường tiểu học để các con
nắm được một số phòng ban, hoạt động, đồ dùng cũng như được tiếp xúc với

các cô, bác, các anh chị ở trường tiểu học trên địa bàn để giúp các con có
được những ấn tượng về ngôi trường mà mình sắp sửa được học tập.
Khi tổ chức cuộc thi thì cần phải chuẩn bị phần thưởng cho trẻ. Đây là
một động lực rất lớn thúc đẩy trẻ tham gia thi. Bởi không chỉ trẻ con mà
người lớn cũng rất thích được nhận phần thưởng từ cuộc thi mà mình tham
gia. Vì đó là nguồn động viên khích lệ to lớn để tạo sự hứng thú cho trẻ khi
trẻ tham gia vào các hoạt động.
Trước khi tổ chức cuộc thi tôi sẽ dành ra một số buổi chiều để hướng
dẫn trẻ cách tham gia vào cuộc thi đó là trẻ có thể vẽ, nặn, tô màu, xé,
dán...những hiểu biết về trường tiểu học hay những ước mơ, suy nghĩ của trẻ
về trường tiểu học.
Ngoài ra tôi cũng cho trẻ quan sát và trò truyện về những nội dung liên
quan đến trường tiểu học như: hoạt động, đồ dùng, giáo viên,...
Sau khi đã cung cấp các kỹ năng cần thiết và tạo tâm thế cho trẻ thì tôi
chuẩn bị các nguyên vật liệu và tạo môi trường để tổ chức cuộc thi. Các
nguyên vật liệu ở đây nên chú ý tới các nguyên liệu sẵn có như: các loại lá
cây khô, chai lọ, bìa cát tông…Các nguyên liệu này vừa dễ tìm lại góp phần
bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích về kinh tế.


Khi tổ chức cuộc thi tôi sẽ giới thiệu về các phần thưởng mà cô đã
chuẩn bị cho những người thắng cuộc và những yêu cầu của một sản phẩm,
các nguyên vật liệu và gợi ý một số ý tưởng đơn giản mà trẻ đã được làm
quen để trẻ tự mình sáng tạo. Trong khi trẻ sáng tạo cô sẽ bao quát, động viên
trẻ và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cần thiết. Khi sắp hết giờ tôi sẽ
thông báo cho trẻ để trẻ hoàn thiện nhanh sản phẩm của mình.
Khi hết giờ tôi sẽ cho trẻ dừng tay và trưng bày sản phẩm. Tôi sẽ cho
trẻ nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn để trẻ nói lên được cái ý tưởng
mà trẻ đã thực hiện. Sau khi nghe trẻ nhận xét và trình bày ý tưởng của mình
tôi sẽ nhận xét đánh giá và công bố giải thưởng.

Việc nhận xét đánh giá và phân giải cũng phải rất tế nhị bởi trẻ con
cũng rất dễ bị tổn thương. Ngoài những sản phẩm đẹp được khen ngợi cô
cũng cần biết cách động viên khích lệ các sản phẩm khác với những phong
cách và ý tưởng riêng của nó.
Có thể nói việc tổ chức các cuộc thi “ Bé tìm hiểu về trường tiểu học”
là một giải pháp rất tốt để góp phần nâng cao những hiểu biết của trẻ về
trường tiểu học từ đó góp phần chuẩn bị tâm thế cho trẻ để sẵn sàng bước vào
lớp 1 của trường tiểu học.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm
non.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
+ So sánh lợi ích sau khi áp dụng các giải pháp.
Sau khi thử nghiệm các giải pháp sáng tạo của mình vào trong giảng dạy và tổ
chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ, tôi đã nhận thấy một kết quả rất tuyệt
vời ở trẻ đó là trẻ rất hứng thú và sẵn sàng tâm thế để bước vào lớp 1.
Qua quá trình nghiên cứu ứng dụng “ Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi
chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1” tôi nhận thấy rằng, nhìn chung
trẻ 5-6 tuổi trường tôi đã có những hiểu biết cơ bản, có sự tin yêu và đặc biệt


trẻ rất háo hức được lên lớp 1. Từ những kết quả đó, các giáo viên khác đã sử
dụng “ Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước
vào lớp 1” và thu được nhiều kết quả đáng mừng.
Nhờ ứng dụng các giải pháp trên mà hiểu biết của trẻ về lớp 1 đã được
nâng cao rõ rệt thúc đẩy tình yêu đối với lớp 1 từ đó giúp trẻ sẵn sàng tâm thế
bước vào lớp 1, bên cạnh đó còn góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục
tạo được sự tin tưởng của phụ huynh khi gửi con tới trường. Phụ huynh an
tâm khi trẻ được chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng bước vào lớp 1. Cụ thể kết quả
ứng dụng các giải pháp trên tôi đã thu được kết quả như sau:


BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT

Nội dung

Khảo sát trước

Khảo sát sau khi

So

khi áp dụng sáng

áp dụng sáng

sánh

kiến

kiến

Đạt

Không

Đạt

đạt


Không

Tỉ lệ

đạt

đạt
Tăng

1

Trẻ hứng thú tham

70%

30%

100%

0%

30%

50%

50%

90%


10%

40%

60%

40%

100%

0%

40%

gia các hoạt động
tìm hiểu về lớp 1
và trường tiểu học.
2

Trẻ đạt được các
kiến thức và kỹ
năng khám phá về
lớp 1.

3

Trẻ yêu thích và
sẵn sàng bước vào



lớp 1.
Qua số liệu của bảng trên cho thấy, sau khi áp dụng các giải pháp của
sáng kiến kinh nghiệm đã thu được kết quả rõ rệt trong việc chuẩn bị tâm thế
cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng bước vào lớp 1.
+ Số tiền làm lợi sau khi áp dụng sáng kiến:
Có những sáng kiến khi áp dụng thấy dõ được lợi ích về kinh tế nhưng
với sáng kiến “ Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng
bước vào lớp 1” này của tôi thì lợi ích mang lại là vô giá bởi nó không thể
tính ra bằng tiền nhưng nó mang lại những lợi ích về mặt tinh thần và xã hội.
Từ những giải pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng bước vào
trường tiểu học tôi nhận thấy trẻ rất háo hức và sẵn sàng để bước vào lớp 1.
Tỉ lệ trẻ đạt được các kiến thức và kỹ năng khám phá về lớp 1 tăng lên.
Sự hứng thú tham gia vào các hoạt động khám phá về lớp 1 và trường tiểu học
cũng tăng lên rõ rệt thúc đẩy tình yêu và sự sẵn sàng bước vào lớp 1 của trẻ.
Các bậc phụ huynh thì yên tâm công tác, không phải lo lắng về vấn đề cho
con làm quen với môi trường mới từ đó họ yên tâm gửi con ở trường mầm
non để làm việc tạo ra những thành quả mới.
Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng bước vào lớp 1 có tầm
quan trọng rất lớn đối với yêu cầu và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp 5
tuổi thông qua quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi nhận thấy muốn thực
hiện tốt việc này thì giáo viên cần có lòng quyết tâm, sự bền bỉ, thường xuyên
nỗ lực cố gắng, phải tận tâm, tận lực theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Để thực hiện sáng kiến này thì tôi phải đầu tư mua sắm một số đồ
dùng, nguyên vật liệu để làm đồ dùng, mẫu, đồ chơi: xốp V.A, màu nước, bút


lông, tăm bông... sưu tầm một số nguyên vật liệu mở để trẻ hoạt động : sách

báo cũ, giấy bìa cat tông, lá cây, quả, lõi giấy vệ sinh,...
- Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu, …
- Các đồ dùng, đồ chơi sẵn có và tự tạo...
- Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ: tranh ảnh, giấy, bút, sáp…
- Trường tiểu học trên địa bàn.
+ Điều kiện về giáo viên:
- Giáo viên mầm non, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng
tạo.
- Giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động khám phá, tìm hiểu,
tham quan trường tiểu học...
- Giáo viên có hiểu biết về cách chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi.
+ Điều kiện về trẻ:
- Trẻ 5-6 tuổi.
- Trẻ có khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mà cô cung cấp.
- Trẻ có một số hiểu biết về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm cho các cơ
quan, tổ chức.
- Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đại trà tại
các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường trường Mầm non.

Trên đây là bản báo cáo kết quả sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải
pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1”. Tôi rất
mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu
nhà trường và các đồng nghiệp, bạn bè để bản thân tôi rút ra được nhiều kinh


nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức các hoạt động để chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5
tuổi sẵn sàng bước vào lớp 1 đạt kết quả tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Bá Hiến, ngày 30 tháng 01 năm 2020
Tác giả sáng kiến
( Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Thanh Tâm


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG
Số:……………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bá Hiến, ngày 05 tháng 02 năm 2020

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Đơn vị công tác trường mầm non Hoa Phượng nhận được đơn đề nghị
công nhận sáng kiến của bà: Trần thanh Tâm.
- Ngày tháng năm sinh: 30/03/1983. Nữ
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng.
- Chức danh: Giáo viên- Tổ trưởng chuyên môn.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thanh Tâm

- Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm
thế sẵn sàng bước vào lớp 1”.
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Dương Thị Hà
- Chức vụ: Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Phượng.
Thay mặt trường mầm non Hoa Phượng nhận xét, đánh giá như sau:


1.Đối tượng được công nhận sáng kiến:
- Giải pháp giáo dục: Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng bước vào lớp 1.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: vì
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều
kiện để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế:
Giúp giáo viên dạy lớp 5 tuổi nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm
trong việc dạy trẻ 5 tuổi chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.
- Mang lại lợi ích xã hội:
Nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện kỹ năng làm việc, giúp trẻ tự tin,
chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1.

c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào:
Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho cho giáo viên dạy lớp 5
tuổi ở các trường mầm non.
3. Kiến nghị đề xuất:


- Tôi công nhận sáng kiến.
- Trường mầm non Hoa Phượng. Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công
nhận sáng kiến
Xin trân trọng cảm ơn./.

HIỆU TRƯỞNG
(Ký ghi rõ họ và tên)

Dương Thị Hà



×