Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.76 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số: ...........................................................

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
học tốt môn khám phá khoa học
- Tác giả:

DƯƠNG THỊ THỦY

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng
- Chức vụ:

Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN

Bá Hiến, tháng 01 /2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Dương Thị Thủy
- Ngày tháng năm sinh: 15/7/1991.

Nữ



- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Thủy
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật:
“Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn khám phá
khoa học”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng trong lĩnh vực: Giáo dục phát triển nhận thức
cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.
+ Về nội dung của sáng kiến:


Vận dụng các giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn khám phá
khoa học
* Cụ thể các giải pháp như sau:
* Giải pháp 1: Trẻ được khám phá, trải nghiệm thực tế.
. Mục đích:
- Trẻ lĩnh hội kinh nghiệm, có cơ hội thể hiện tính chủ động, tích cực,
sáng tạo và độc lập trong việc tiếp thu tri thức, hình thành ở trẻ tính kiên trì, bền
bỉ, biết đoàn kết, có trách nhiệm
- Hứng thú tham gia hoạt động một cách tự nguyện, chủ động
- Thỏa mãn được nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh
. Nội dung và biện pháp thực hiện
Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ
mầm non, trẻ“ Chơi mà học và học bằng chơi”. Trẻ được khám phá, trải
nghiệm thực tế thường xuyên, không chỉ được vui chơi, học tập, khám phá, trải

nghiệm trong lớp mà tôi còn tiến hành lồng ghép vào hoạt động ngoài trời trẻ
vừa được hít thở không khí trong lành vừa thỏa mãn nhu cầu tò mò, khám phá
và phát triển vận động cho trẻ. Tôi có thể trò chuyện và hỏi trẻ, khai thác sự
hiểu biết của trẻ về đối tượng trẻ đang quan sát hoặc bổ sung về những gì trẻ
chưa biết, chưa rõ về đối tượng. Vì chỉ khi trẻ hiểu rõ được bản chất của đối
tượng, thì trẻ sẽ dễ tư duy, nhận thức về đặc điểm của đối tượng đó
Ví dụ: Cho trẻ quan sát thí nghiệm trứng nổi trên nước
Cho trẻ quan sát 2 cốc nước, cốc 1 đổ nước nguội vào, cốc 2 đổ nước ấm
vào và hòa thêm 1 ít muối, sau đó thả 2 quả trứng vào 2 cốc nước. Trẻ quan sát
hiện tượng cốc 1 quả trứng chìm xuống, cốc 2 trứng nổi lên. Vì cốc 1 không có
muối, nước nhẹ hơn quả trứng nên quả trứng chìm, còn với cốc 2 thì có thêm
muối, trứng nhẹ hơn nước muối nên quả trứng ở cốc 2 nổi lên


Thông qua các hoạt động thực hành này, trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm chứa
đựng trong các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của nó xung quanh trẻ, Trẻ có
cơ hội thể hiện tính chủ động, tích cực, sáng tạo và độc lập trong việc tiếp thu
tri thức, hình thành ở trẻ tính kiên trì, bền bỉ, biết đoàn kết, có trách nhiệm với
công việc.
Dựa vào hoạt động cơ bản của trẻ có thể sử dụng các phương pháp trò
chơi, thí nghiệm, lao động, … trong quá trình giúp trẻ khám phá môi trường
xung quanh
Trong đó phương pháp trò chơi học tập có tác dụng củng cố, làm chính
xác, mở rộng biểu tượng của trẻ về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xung
quanh, giúp trẻ khái quát hóa, phân loại chúng, phát triển trí nhớ, sự chú ý , học
cách vận dụng trí thức vào hoàn cảnh mới làm phong phú vốn từ, học cách chơi
cùng nhau.
Ví dụ: Các trò chơi học tập: Trò chơi với các vật liệu tự nhiên: Cành, lá,
hoa, quả, hạt (trò chơi: chiếc túi kì diệu, cành và lá, bạn nào cây đó, …) hoặc sử
dụng dưới dạng bài tập nhận thức như: Tìm lá của cây, Tìm lá màu vàng, …

Ngoài ra có thể chơi các trò chơi với tranh ảnh, trò chơi dùng lời
Vì vậy có thể nói hoạt động khám phá trải nghiệm luôn đi cùng với thực
tế là cách giúp trẻ nhận biết, học hỏi thế giới xung quanh với rất nhiều điều thú
vị và bổ ích.
Thông qua hoạt động này trẻ được cung cấp kiến thức một cách rộng hơn,
thật hơn, trẻ được tự do thoải mái, thả mình vào môi trường tự nhiên, được rèn
luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, trẻ
được khám phá trải nghiệm những gì mình quan sát được, thỏa mãn được nhu
cầu chơi, tìm tòi, khám phá và hoạt động theo ý thích của trẻ


* Giải pháp 2: Tích cực làm đồ dùng đồ chơi đẹp và sáng tạo từ những
nguyên vật liệu tự nhiên thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
. Mục đích:
- Thu hút trẻ tham gia hoạt động một cách hứng thú
- Trẻ biết yêu cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp
- Rèn sự khéo léo, phát triển tư duy, óc sáng tạo, ham học hỏi, …

. Nội dung và biện pháp thực hiện
Bản thân tôi luôn cố gắng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, sưu tầm các mẫu đồ
dùng đồ chơi qua đồng nghiệp, qua các phương tiện báo chí, mạng internet, …
để làm phong phú, đa dạng thêm đồ dùng đồ chơi theo các chủ đề của lớp mình.
Để củng cố và giúp trẻ nhớ bài lâu hơn thì ngoài việc cung cấp những đồ
dùng thật thì cũng cần có đồ dùng trực quan về đối tượng trẻ khám phá như: sau
khi tìm hiểu, khám phá về các con vật thật thì cần cho trẻ tham gia vào các trò
chơi nhằm củng cố lại kiến thức của trẻ về đối tượng thì không thể mang các
con vật thật ra để cho trẻ chơi được mà tôi mang những đồ chơi con vật mà tự
tay tôi làm cho trẻ tham gia trò chơi.
Tôi đã nghiên cứu và làm ra những đồ dùng, đồ chơi đẹp và sáng tạo
mang tính thẩm mĩ cao phù hợp với môn học, chủ đề để phục vụ, giúp cho các

con hứng thú, tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động
Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật tôi có thể tự tay làm các con vật
khác nhau bằng các nguyên vật liệu tự nhiên như: con gà, con vịt, con mèo là
những con vật sống trong gia đình, con rùa, cua, cá, … là những con vật sống
dưới nước hoặc những con vật sống trong rừng: gấu, hổ, thỏ và một số con côn
trùng như ong, bướm, …


Ngoài ra tôi có thể hướng dẫn trẻ tự tay làm những đồ chơi con vật đó
vừa có thể củng cố lại kiến thức của trẻ vừa giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, kiên
trì, phát triển tư duy, óc sáng tạo.
Thông qua hoạt động này trẻ không những được tự do khám phá, trải
nghiệm về thế giới xung quanh bên ngoài mà còn được khám phá trải nghiệm
thông qua môi trường lớp học, bằng những đồ dùng đồ chơi mà giáo viên và trẻ
tự tay làm gắn với đời sống thực, gần gũi phù hợp với đối tượng cũng như nhận
thức của trẻ.
* Giải pháp 3: Tuyên truyền, vận động và phối kết hợp với phụ huynh
. Mục đích:
- Tạo được sự tin tưởng, yêu quý từ phía phụ huynh
- Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình, ủng hộ của phụ huynh trong công
tác chăm sóc-nuôi dưỡng- giáo dục trẻ
- Giáo viên và phụ huynh tìm được tiếng nói chung cùng chung tay góp
sức giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
. Nội dung và biện pháp thực hiện
Bên cạnh việc cho trẻ học tập, khám phá, tiếp thu kiến thức ở trường, lớp
thì việc phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo
dục trẻ cũng là một nội dung quan trọng.
Tôi trực tiếp trao đổi tuyên truyền tới phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ
và những buổi họp phụ huynh , vận động phụ huynh cung cấp các nguyên vật
liệu sẵn có trong sinh hoạt hàng ngày mang đến lớp để cô giáo làm đồ dùng đồ

chơi đa dạng và phong phú hơn, tăng sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt
động hoặc phụ huynh có thể mang đến lớp những loại hột hạt để cô cùng trẻ
gieo trồng. Qua đó trẻ vừa biết cách chăm sóc vừa quan sát được quá trình phát
triển của cây, từ hạt đỗ mọc lên thành mầm, ra lá phát triển thành cây, …


Hoặc trong giờ khám phá khoa học tìm hiểu về một số loại quả: tôi vận
động phụ huynh mang một số loại quả đến lớp để phục vụ cho tiết học, trẻ được
quan sát, khám phá các loại quả thật, trẻ được sờ, nếm, ngửi. Như vậy trẻ sẽ tiếp
thu kiến thức về quả tốt hơn. Sau khi kết thúc tiết học tôi cất hết số quả đó đi và
sau giờ ăn trưa tôi mang ra cho các con ăn tráng miệng, các con vừa vui vẻ,
thích thú vừa cung cấp vitamin cho cơ thể.
Ngoài ra giáo viên có thể phối kết hợp cùng phụ huynh tham gia một số
hoạt động cùng trẻ và cùng giáo viên chuẩn bị môi trường cho trẻ vui chơi, học
tập và có thể tham gia trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học.
Ví dụ: phụ huynh tham gia làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp cùng cô
giáo và các con
Ngoài ra để phối kết hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc-nuôi
dưỡng-giáo dục trẻ, tôi có thể xin thông tin số điện thoại của các bậc phụ huynh
và lập zalo nhóm để tiện cho việc tuyên truyền, vận động cũng như thông báo
tới phụ huynh những thông tin liên quan đến trẻ để phụ huynh có thể nắm bắt
kịp thời.
Vì vậy việc phối kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu được
giúp trẻ luôn có sự ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Dần hình thành
và rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, thao tác trí tuệ hay trí nhớ cho trẻ ngay
từ đầu và về sau này
Như vậy với biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của môn học, từ đó tôi động viên khuyến khích phụ huynh có
thể tận dụng những nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có như: các loại chai lọ, hộp
giấy, bìa, … và phụ huynh có thể dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi, làm các con vật,

… hoặc dạy trẻ nhận biết, khám phá những sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.


Nhắc nhở phụ huynh nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố
gắng.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đã được áp dụng tại trường Mầm non Hoa Phượng năm học 2019 – 2020
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau:
+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi thử nghiệm, các giải pháp sáng tạo của mình vào trong giảng dạy
và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn
khám phá khoa học, tôi thấy chất lượng của hoạt động ngày càng được nâng
cao, trẻ có kỹ năng ghi nhớ, quan sát, sáng tạo, biết yêu cái đẹp và tạo ra cái
đẹp.… Cụ thể kết quả ứng dụng các giải pháp trên tôi đã thu kết quả như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH
KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trẻ 4-5 tuổi: số trẻ 30
T
T

Nội dung

Khảo sát trước
Khảo sát sau
khi áp dụng
khi áp dụng

sáng kiến
sáng kiến
Đạt
Không
Đạt
Không
đạt
đạt
S % S % S % S %
L
L
L
L
1 Trẻ hứng thú 18 60 12 40 28 93 2 7
tham gia các hoạt
động khám phá

So sánh
kết quả
Tă Giả
ng m
% %
33

Ghi
chú


khoa học
2 Trẻ tạo ra được 16

sản phẩm sáng
tạo
3 Trẻ có kỹ năng 15
khi tham gia vào
hoạt động khám
phá khoa học
4 Trẻ nói được tên, 16
đặc điểm, lợi ích,
bản chất của đối
tượng và nói
được tên những
sản phẩm của
mình tạo ra
Qua số liệu của bảng

53 14 47 28 93 2

7

40

50 15 50 27 90 3

10

40

7

40


53 14 47 28 93

2

trên cho thấy, sau khi áp dụng các giải pháp của

sáng kiến kinh nghiệm đã thu được kết quả rõ rệt và thu nhận kiến thức tốt hơn.
+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Từ những giải pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học tôi nhận
thấy chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học tăng lên rõ rệt, đây là
điều mà tôi mong muốn nhất.
Trên đây là một số những biện pháp mà cá nhân tôi góp phần giúp trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học” ngay từ khi còn nhỏ, vì khi
trẻ đã có được nền tảng kiến thức vững vàng rồi thì dù làm gì hay đi bất cứ nơi
đâu trẻ cũng có thể nhận thức, tiếp thu, lĩnh hội, … kiến thức một cách dễ dàng
Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy trẻ tích cực, hứng thú, chủ động tham gia
vào hoạt động hơn, trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. Giúp cho hoạt động
khám phá khoa học của tôi đạt được mục tiêu đề ra
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.


d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu, đàn…, đồ dùng, đồ
chơi, tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi sẵn có và tự tạo...
+ Điều kiện về giáo viên:
- Giáo viên mầm non, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng
tạo.

+ Điều kiện về trẻ:
- Trẻ 4-5 tuổi có khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mà cô cung cấp.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm cho các cơ quan,
tổ chức.
- Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đại trà tại
các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi của các trường Mầm non.
- Sáng kiến đã được áp dụng tại trường Mầm non Hoa Phượng năm học
2019- 2020.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và
công nhận sáng kiến “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn
khám phá khoa học ”. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là
trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người
khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bá Hiến, ngày 03 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến


( Ký, ghi rõ họ tên)

Dương Thị Thủy

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNGNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bá Hiến, ngày 03 tháng 2 năm 2020

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
và đề nghị công nhận sáng kiến
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Đơn vị công tác trường Mầm non Hoa Phượng nhận được đơn đề nghị
công nhận sáng kiến của Bà: Dương Thị Thủy
- Ngày tháng năm sinh: 15/07/1991

Nữ

- Đơn vị công tác : Trường Mầm non Hoa Phượng


- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Dương Thị Thủy
- Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn
khám phá khoa học.
- Lĩnh vực áp dụng: Văn hóa giáo dục
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Dương Thị Hà
- Chức vụ: Hiệu Trưởng
Thay mặt trường nhận xét, đánh giá như sau:
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến:
- Giải pháp tác nghiệp: Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học
tốt môn khám phá khoa học.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo:
- Sáng kiến có tính mới, sáng tạo trong các giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học

tốt môn khám phá khoa học.
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;


- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
+ Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa
học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào:
- Sáng kiến có khả năng áp dụng đại trà cho các đơn vị giáo dục
3. Kiến nghị đề xuất:
- Đề nghị công nhận SKKN cấp huyện
- Trường đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến cấp huyện
Xin trân trọng cảm ơn!

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký ghi rõ họ và tên)

Dương Thị Hà





×