Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN GIẢI PHÁP hạn CHẾ TÌNH TRẠNG lạm DỤNG SON môi ở nữ SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA tự lập THẠCH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.55 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
------***------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến :
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG SON MÔI Ở NỮ SINH
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ - LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC

Tác giả sáng kiến: Lê Minh Hạnh
Trường THPT Ngô Gia Tự- Lập Thạch- Vĩnh Phúc

Mã Sáng kiến: 12. 65. 01

Lập Thạch, Tháng 02 năm 2020


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Thời gian gần đây, hình ảnh những nữ sinh môi đỏ chót, da trắng hồng, mi cong
vút, mắt long lanh… không còn chỉ xuất hiện trên mạng xã hội nhờ các phần mềm
chỉnh sửa ảnh, mà đã vô cùng quen thuộc, nhất là ở các trường THPT. Những màu
môi quá đậm khiến chốn học đường vốn hồn nhiên trong sáng nhiều khi bỗng trở
thành ngày hội khoe sắc như của giới showbiz.
Chỉ cần có mặt ở cổng trường giờ tan học hay tham gia một sự kiện nào đó liên
quan đến nữ sinh, chúng ta sẽ giật mình trước những cặp môi đỏ chót, rực rỡ, đa
dạng gam màu tự tin xung quanh.
Không còn lạ khi giờ ra chơi, một số em nữ lôi gương ra soi rồi dặm thêm son lên


môi một cách tự nhiên. Hay trong giờ học, nhân lúc thầy cô không để ý, các em
cũng có thể soi gương và tô son lên môi. Đi trên đường môi đỏ chót, qua cổng
trường, sợ bị giám thị và đội cờ đỏ ghi tên nên lau đi, vào lớp lại tô lên. Son môi
được coi là cây gậy thần thánh phù phép cho vẻ đẹp lung linh của không ít nữ sinh
sành điệu.
Hiện tượng nữ sinh lạm dụng son môi(sử dụng quá mức, quá giới hạn) khá phổ
biến trong nhà trường, nó đã trở thành một vấn đề đáng báo động không chỉ với nữ
sinh các thành phố, thị xã mà lan tới khắp các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu vùng
xa.
Không phủ nhận thực tế, khi sử dụng son môi nữ sinh sẽ đẹp hơn, tự tin, quyến
rũ hơn. Trong một bài luận về son môi, lớp trưởng lớp 12A10 Trường THPT Ngô
Gia Tự (khóa 2017-2019) đã cho rằng: “Tô son sẽ giúp các bạn xóa bỏ rào cản tự ti
về nhan sắc, giúp các bạn tự tin tham gia các các hoạt động trong và ngoài nhà
trường. Ở một khía cạnh nào đó, tô son giúp các bạn yêu thương, trân trọng, nâng
cao giá trị bản thân”. Nhưng chính em đó cũng phải công nhận, sẽ rất nhiều hệ lụy


kéo theo việc sử dụng son môi ở nữ sinh.
Đẹp, các nữ sinh sẽ được nhiều bạn trai để ý, sẽ luôn phải chú tâm đến nhan sắc
của mình, dành thời gian tìm hiểu và cập nhật các xu hướng làm đẹp đang là thời
thượng trong giới trẻ… Hệ lụy là yêu sớm, là xao nhãng học tập, thích sống ảo,
thích nổi tiếng.
Tô son không bị coi là xấu nhưng tô son lòe loẹt quá mức sẽ làm mất đi vẻ hồn
nhiên, trong sáng của lứa tuổi học trò. Để có son môi, nữ sinh cũng phải đầu tư một
khoản không nhỏ về cả thời gian và tài chính, thậm chí phải tìm mọi cách để có tiền
mua son phấn… Đặc biệt, với sự non nớt kinh nghiệm cũng như tài chính, các em
rất dễ mua phải mỹ phẩm giả, hàng nhái, kém chất lượng. Vấn đề này, không phải
mới khi báo chí đã từng nêu: “Phần lớn khách hàng tiêu thụ mỹ phẩm giá rẻ là học
sinh, sinh viên, những người chưa có hoặc thu nhập chưa ổn định”.
Son nhiễm chì, mỹ phẩm nhiễm chất cấm, khi sử dụng ngấm vào da, vào máu

đang ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Đó là chưa kể, việc thiếu kĩ năng làm
đẹp và thẩm mỹ, sau trang điểm, chúng ta có một khuôn mặt phản cảm hơn là đẹp.
Vấn đề son môi với nữ sinh là đáng lưu tâm, thậm chí đáng báo động trong
chốn học đường ngày nay. Nhiều nhà trường có quy định cấm tô son, song điều đó
chưa hoàn toàn được ủng hộ. Đã có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười về chuyện
son môi của nữ sinh. Người đồng tình, người phản đối, chủ nhân của những cặp
môi xinh thì bức xúc trước quy định cấm tô son…
Trường THPT Ngô Gia Tự là trường nằm trong khu vực thị trấn, trung tâm
huyện lỵ, học sinh có điều kiện giao lưu văn hóa, do vậy tình trạng lạm dụng son
môi tương đối phổ biến. Đứng từ góc độ nhà giáo, tôi cũng không ít lần trăn trở về
điều này. Nên hay không nên cấm nữ sinh tô son? Làm thế nào để các em hiểu
được nhà trường là nơi để học tập, rèn luyện nhằm phát triển nhân cách, phấn đấu
vì lý tưởng, mục tiêu phát triển nghề nghiệp tương lai, chứ không phải là môi
trường để khoe sắc? Làm đẹp là nhu cầu của mỗi người, nhưng ở mức nào, ở đâu
vào thời điểm nào cho phù hợp?...

Những trăn trở trên đã thôi thúc tôi viết sáng


kiến: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG SON MÔI Ở NỮ
SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ - LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC. Sáng
kiến là những gì tôi đúc rút được sau một thời gian dài hướng dẫn nhóm học sinh
nghiên cứu khoa học lĩnh vực hành vi về vấn đề Nữ sinh với son môi. Dù đã được
ứng dụng trong hoạt động Đoàn và công tác chủ nhiệm ở trường THPT Ngô Gia Tự
với hiệu quả cao song chắc chắn chưa thể hết những hạn chế. Rất mong nhận được
sự góp ý nhiệt tình từ đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

2. TÊN SÁNG KIẾN:
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG SON MÔI Ở NỮ SINH

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ - LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC
3.TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Lê Minh Hạnh
- Địa chỉ : Trường THPT Ngô Gia Tự, Thị Trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0982. 017. 346. E_mail:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Trường THPT Ngô Gia Tự
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm
giáo dục tư tưởng, lối sống nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh
trong nhà trường phổ thông.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU:
Tháng 01 năm 2018


7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1 NỘI DUNG
7.1.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SON MÔI CỦA NỮ SINH HIỆN NAY
Các nữ sinh hiện nay rất thoải mái trong việc phấn son đi học, ít em nào dám
đến trường với mặt mộc hoàn toàn.
Nếu như 10 năm trước, “các 9x đời đầu” vẫn còn khá lạ lẫm với chuyện trang
điểm khi đi học thì nay, “teen girl 10x” rất thoải mái trong việc mang phấn son đến
học đường. Các cô gái hiện đại không ngại tô điểm cho nhan sắc dù đang khoác lên
mình chiếc áo trắng. Phấn có thể không đánh nhưng son môi nhất quyết không thể
thiếu là tiêu chí của nhiều “teen girl”. Dù trong môi trường học đường nhưng con
gái vẫn muốn mình xinh yêu hơn bằng một đôi môi tươi tắn.
Ngay từ khi mới bước vào độ tuổi cấp 2, nhiều nữ sinh đã quen với việc làm đẹp.
Các nữ sinh cấp 3 cũng rất tự tin khi tô son đậm, thậm chí cả kẻ mắt, lông mày cầu
kỳ lúc đi học.

Nhiều nữ sinh sớm tập tành trang điểm và còn bày tỏ mong muốn trở thành các
“beauty blogger”() trong tương lai. Đôi môi tươi màu, bầu má hồng hồng không còn
lạ lẫm với các nữ sinh lúc đến trường.
Trên một trang báo mạng, tôi có được thông tin: “Chị Mai ở Hà Nội có hai cô
con gái 12 tuổi và 10 tuổi rất thích làm điệu. Mỗi lần đưa các bé đi đám tiệc, mẹ đều
trang điểm cho con thật đẹp để không bị mang tiếng nhà quê. Khổ nỗi son môi dễ
phai, chỉ ăn một lát là trôi hết. Tôi đi chợ mua cho con cây son gần 50.000 đồng để
các cháu tự thoa khi môi phai màu, chị Mai thuật lại.
Cách đây khoảng một tháng, cô con gái lớn liên tục kêu đau rát môi, da bong tróc
và chảy máu, chị Mai đưa bé đến bệnh viện khám mới biết bé bị kích ứng da do son
môi. Sau một tuần bé uống và bôi thuốc theo toa, đồng thời ngưng sử dụng son, các


triệu chứng trên đã giảm đáng kể. Để phòng tái phát, bác sĩ khuyên gia đình không
nên cho trẻ sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là son môi không rõ nguồn gốc.”
Một câu chuyện khác: “ Cũng có con gái đồng lòng đến tuổi ăn diện, cô Hòa vốn
tính cẩn thận nên thường đưa bé đến cửa tiệm gần nhà để trang điểm vì nghĩ như thế
sẽ "an toàn" hơn. Cuối tuần qua, cùng bố mẹ dự tiệc đám cưới về, mặt bé Trang bắt
đầu sưng húp, đỏ rát, khó thở và ho liên tục, xuất huyết trong mắt.
Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tìm hiểu về tiền sử bệnh và làm một số xét
nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị dị ứng mỹ phẩm. Từ giờ trở đi tôi không bao
giờ cho con trang điểm nữa, cô khẳng định.”
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Kim Lộc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho
biết hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm, son môi, kể cả son dưỡng kém chất lượng
là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng, ảnh hưởng
đến sức khỏe người dùng. Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp
bị viêm da, mẩn ngứa, kích ứng liên quan đến thói quen sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt
là son môi.
Các nhà khoa học Đại học California đã thử nghiệm 8 loại son môi và 24 kem làm
bóng môi, kết quả phát hiện thành phần có chứa 9 kim loại độc hại gồm crôm,

cadimi, nhôm, mănggan và chì. Các nhà sản xuất son môi cho rằng hàm lượng chì
trong son rất nhỏ nên không nguy hại, song những người sử dụng son môi thường
xuyên sẽ tích lũy độc chất trong một thời gian dài.
Một nghiên cứu khác công bố trên trang Medic Magic phát hiện nhiều chất bảo
quản độc hại trong các loại mỹ phẩm trang điểm, đặc biệt là hàng nhái kém chất
lượng. Trong đó, methylparaben là chất bảo quản rất độc có thể gây ung thư và phá
vỡ hệ thống nội tiết. Propylparaben gây kích ứng mắt và da, rối loạn nội tiết, ung
thư. Retinyl palmitate là một dạng của vitamin A gây độc cho phụ nữ mang thai.
Tocopheryl acetate được gọi là vitamin E acetate có trong nhiều mỹ phẩm bao gồm
cả son môi gây kích ứng da, bỏng, phát ban và mụn nước. Paraphin (dầu hỏa) có hại


cho men răng và gây sâu răng. Trong mỹ phẩm kém chất lượng, hàm lượng các chất
này thường cao hơn gấp nhiều lần.
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ nhiễm độc hóa chất, nhất là nhiễm độc chì từ son
môi ngày càng gia tăng. Kim loại này rất độc, đã bị cấm sử dụng, song một số nhà
nhà sản xuất vẫn trộn vào son môi để tăng độ bám dính.
Các chuyên gia khuyến cáo, chì là chất độc thần kinh nguy hiểm, chỉ cần liều
lượng rất nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, sử dụng lâu dài sẽ gây rối loạn ngôn ngữ,
hành vi và trí tuệ. Đặc biệt chì có hại cho trẻ em bởi làn da còn non nớt, trẻ nhỏ lại
có thói quen liếm môi thường xuyên càng làm cho hóa chất đi vào cơ thể nhiều hơn.
Hầu hết loại son lâu trôi đều chứa chất propylen glycol, có hại cho não, gan, thận,
thậm chí gây ung thư.
Bác sĩ Lộc cũng cảnh báo tình trạng sâu răng ở những người sử dụng các loại
son dưỡng môi có chứa dầu cứng (một chất làm phế tích men răng) ngày càng gia
tăng. Sử dụng thường xuyên với hàm lượng lớn, chất paraffin có trong son sẽ dính
vào bề mặt răng, gắn kết và tạo điều kiện cho vi khuẩn truyền nhiễm phát triển, tạo
nên các vết nứt nhỏ trong men răng, lâu ngày dẫn đến sâu răng.
Việc sử dụng mỹ phẩm trong đó có son môi là những vấn đề kéo theo nhiều hệ
quả. Tuy nhiên đây là nhu cầu không thể thiếu của phụ nữ nhất là giới trẻ. Sử dụng

hợp lí, khoa học, có hiểu biết sẽ giúp phụ nữ đẹp hơn, quyến rũ hơn song việc lạm
dụng(sử dụng quá mức, quá giới hạn cho phép) đã gây ra nhiều hệ lụy khôn lường,
nhất là với lứa tuổi học đường.
7.1.2 THỰC TRẠNG LẠM DỤNG SON MÔI Ở NỮ SINH TRƯỜNG THPT
NGÔ GIA TỰ
Theo các tiêu chí cơ bản để đánh giá về thực trạng sử dụng son môi của nữ sinh
như:
- Vì sao nữ sinh thích sử dụng son môi ?
- Tỉ lệ nữ sinh sử dụng son môi?


- Cách sử dụng son môi của nữ sinh?
- Đặc điểm tâm lí những nữ sinh thường xuyên sử dụng son môi?
- Những ảnh hưởng từ hành vi sử dụng son môi?
- Nên hay không nên tô son khi đến trường?
Tôi đã cụ thể thành các câu hỏi nhỏ để điều tra(có phiếu điều tra đi kèm).
Ngoài việc khảo sát bằng phiếu, tôi tiến hành phỏng vấn một số đồng nghiệp là
giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn trường, lớp trưởng một số lớp, phụ huynh những
nữ sinh thường xuyên tô son.
Với tổng 200 phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu, sự quan sát kĩ lưỡng của
bản thân trong quá trình nghiên cứu, tôi đã có một cái nhìn cụ thể về thực trạng,
nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng sử dụng son môi ở nữ sinh.
Qua quan sát, đánh giá từ phiếu hỏi và phỏng vấn, tôi nhận thấy số lượng nữ
sinh thường xuyên sử dụng son môi là tương đối nhiều. Số lượng ấy tăng theo độ
tuổi và lớp học. Những lớp có chất lượng học tập cao sử dụng ít hơn những lớp có
chất lượng học tập thấp.
Theo trả lời của bí thư đoàn một lớp 12 thì cách đây 2 năm (khi em ấy học lớp
10), em quan sát thấy rất nhiều nữ sinh tô son, mà còn tô đỏ choe choét. Có những
lớp gần như 100% bạn nữ tô son. Nhưng từ năm ngoái đến nay (năm học 2018 –
2019), số lượng giảm đi đáng kể do quy định của ban quản sinh, cấm trang điểm lòe

loẹt khi đến trường. Nhưng do đã thành thói quen nên nhiều bạn bất chấp lệnh cấm,
vẫn đem theo son đến trường, sau khi đội cờ đỏ hoặc ban quản sinh kiểm tra xong là
lại tô lên. Có điều các bạn không tô đậm như trước nữa, chỉ tô đậm khi đi ngoài
đường.
Trường Ngô Gia Tự, các lớp theo học ban KHXH có số lượng nữ sinh tô son
nhiều, các lớp ban KHTN ít hơn, tuy nhiên100% các lớp được hỏi đều có nữ sinh tô
son.
Như vậy, tỉ lệ sử dụng son môi ở nữ sinh là hết sức phổ biến. Mặc dù chỉ điều tra
ở một số lớp nhưng cho thấy một kết quả đáng báo động. Tỉ lệ nữ sinh sử dụng son


môi đi liền với nhiều hệ lụy về sức khỏe, sự phát triển tâm sinh lí, môi trường văn
hóa…nhất là ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường.
Việc dùng son của nữ sinh đã trở thành một hành vi phổ biến. Không khó khi
bắt gặp các nữ sinh tô son. Qua điều tra, tôi được biết, có nhiều em mặc dù thích
nhưng vì rất xấu hổ nên không dám tô son khi đi ra ngoài. Một điều dễ nhận thấy là
khi đã từng một lần tô son thì sự e ngại sẽ giảm đi. Có trường hợp, ban đầu nữ sinh
đó được bạn tô son cho để chụp ảnh, khi soi gương thấy mình gần như một người
khác, xinh đẹp, tươi tỉnh, thần thái. Lần đầu ấy khiến bạn rất thích thú, nhận ra hiệu
quả của son môi với việc làm đẹp. Từ đó trở đi, em đó luôn luôn tô son. Hôm nào
không có son trên môi sẽ ấy không tự tin ra khỏi nhà. Mẹ em ấy bề ngoài thì cấm
nhưng bên trong lại ngầm đồng tình nên bạn ấy không ngại. Sẵn gia đình có điều
kiện kinh tế, các chị gái đã trưởng thành cũng luôn dùng son nên bạn ấy nhanh
chóng coi việc dùng son là điều bình thường. Nhà trường cấm nữ sinh trang điểm
lòe loẹt khi đến trường, mẹ em ấy cũng đã từng cam kết với giáo viên chủ nhiệm
nhắc nhở con mình nhưng chỉ được một thời gian ngắn là mọi chuyện lại đâu vào
đấy. Nói như một số người là “đã ăn vào máu rồi” sửa sao được.
Nhiều nữ sinh còn trang điểm lòe loẹt vì muốn khẳng định cá tính và để nổi trội
hơn các bạn, có khi a dua theo bạn, thấy bạn trang điểm, mình cũng học theo.
Lớp trưởng 10A1(năm học 2018- 2019) cho biết: “Lớp em cũng có một số bạn gái

hay trang điểm đậm khi đến lớp. Thời gian đầu khi bạn ấy trang điểm, bọn em còn
bàn tán, bình phẩm và thấy khó chịu vì không phù hợp, nhưng giờ thì tụi em quen
mắt rồi, tuy vẫn không thoải mái khi tiếp xúc. Thầy cô từng nhắc nhở mà chẳng
hiểu sao các bạn ấy vẫn vậy.”
Xu hướng tô son của nữ sinh cũng rất đặc biệt. Trong khi người trưởng thành
chỉ thích màu son nhẹ nhàng, tự nhiên, thì các bạn lại thích tô thật đậm. Không quá
lạ khi ra đường thấy quá nhiều nữ sinh với cặp môi đỏ chót. Nếu da trắng, tô son
đậm không có gì đáng nói, nhưng nếu da tối màu mà tô đậm thì thật khó nhìn, chưa
muốn nói đến phản cảm. Nữ sinh đang tuổi dậy thì, vẻ đẹp đang vào độ phát triển,
chưa cần trang điểm đã đẹp rồi, thế nhưng các em ấy vẫn cứ trang điểm. Có những


nữ sinh gần như không bao giờ để môi tự nhiên. Gặp các em ấy, ấn tượng đầu tiên
là màu môi, đỏ đậm, nổi bật. Theo các em ấy thì đó là xu hướng đánh son của giới
trẻ, tô son đỏ đậm ở lòng môi sẽ đẹp như các diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc. Dù bị nhà
trường nhắc nhở nhiều lần nhưng không ngăn được thói quen, vả lại tô son mãi rồi,
bây giờ các em ấy thiếu tự tin khi để môi không. Tô đậm bị phê bình, các em ấy tô
nhạt hơn, khi sắp bị kiểm tra thì lau đi, khiểm tra xong lại tô lên.
Do chưa làm ra tiền, bố mẹ phần đông không đồng tình với việc con mình tô son
nên không cho tiền mua. Hầu hết nữ sinh thường mua son giá rẻ, không nguồn gốc,
bán trôi nổi trên mạng. Đấy là lí do nhiều em mua phải son giả, kém chất lượng mà
không biết. Một người bán hàng online tôi quen cho biết: “Nhiều đứa ngốc lắm, gọi
ý cho son này nhưng lại cứ thích son kia, giá cả luôn đi với chất lượng, tuy nhiên
nhiều đứa mất nhiều tiền vẫn mua phải son kém chất lượng vì bị lừa. Có những thỏi
son mua 20.000đ nhưng chị bán tận 100.000đ đấy.”
Hầu hết các em nữ chỉ dùng son môi, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều em chỉ coi
tô son là khâu cuối cùng. Phấn nền, phấn má, chuốt mi, uốn tóc…tất cả đều rất đậm,
cứ như đi hội hay sắp lên sân khấu biểu diễn. Thời gian đầu khi thấy các em trang
điểm đậm, nhiều bạn trong lớp cũng bàn tán, bình phẩm nhưng lâu dần cũng thành
quen

Có phụ huynh kể rằng, con của cô ra ngoài không dám tô son, cũng không có thỏi
son nào nhưng rất hay lấy son của mẹ đánh thử, soi gương ngắm rồi lại lau đi. Có
hôm thấy vẹt một đầu son, chắc là thử nhiều quá.
Để có một gương mặt trang điểm kỹ càng, nhiều nữ sinh phải dậy từ sớm để
chuẩn bị, tốn rất nhiều thời gian. Vì muốn làm đẹp, nhiều em còn tham gia lớp học
trang điểm hoặc tìm kiếm clip dạy trang điểm trên mạng rồi tự học. Ngoài mất thời
gian, nhiều em còn phải “đầu tư” một khoản tiền khá lớn cho việc mua sắm mỹ
phẩm. Để có tiền mua sắm mỹ phẩm, nhiều em phải nhịn ăn sáng và có khi phải nói
dối bố mẹ xin tiền học để chi cho việc làm đẹp.
Được biết, hiện hầu hết các trường THPT, THCS đều có quy định về trang phục,
tác phong của học sinh khi đến trường là không trang điểm, không nhuộm tóc,


không sơn móng tay, đeo trang sức… Tuy vậy, việc kiểm soát chuyện học sinh làm
đẹp đối với các trường chủ yếu vẫn là nhắc nhở. Bà Lã Thị Bưởi - Trung tâm tư
vấn sức khoẻ cộng đồng trong một bài phóng sự đã nhận xét, việc các em còn nhỏ
tuổi nhưng thích đua đòi, chải chuốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vệc học tập. Vì thế,
các em cần phải biết tiết chế trong cách ăn mặc, trang điểm để giúp mình đẹp hơn
chứ không phải xấu đi trong mắt người khác. Ở độ tuổi học sinh, việc các em cần
đầu tư và tập trung đó là trau dồi và tích luỹ kiến thức, chứ không phải là chăm chút
cho vẻ bề ngoài. Bên cạnh đó, việc mua phải những loại mỹ phẩm trôi nổi, kém chất
lượng có thể gây nguy hiểm cho làn da non nớt của các em.
Có thể nói, hầu hết nữ sinh đều thích làm đẹp, thích tô son, tuy nhiên vì chưa có
kinh nghiệm, cũng lại chưa được hướng dẫn cẩn thận nên nhiều khi làm đẹp mà
thành kệch cỡm, phản cảm, gây ngại ngần cho người đối diện. Hơn thế nữa, hầu hết
các em đều chỉ đánh son vì tò mò, vì adua, vì thích người khác chú ý. Khi tô son
cũng tô theo trào lưu, xu hướng của giới trẻ mà không quan tâm đến có hợp với
màu da, hình thể của mình không. Ngay cả tô son vào khi nào, hoàn cảnh nào cũng
chưa xác định được. Dù bị cấm nhưng thích là làm, các bạn chưa hiểu được bao hệ
lụy từ việc tô son, cũng chẳng quan tâm đến thái độ, cách nhìn của người khác về

mình.
Những nữ sinh thường xuyên tô son luôn có những biểu hiện tâm sinh lí khá
biệt so với bạn bè. Những nữ sinh này đều quan tâm nhiều hơn tới nhan sắc, vẻ
ngoài. Không lạ khi các bạn ấy luôn mang sẵn trong cặp sách gương, lược, son,
phấn. Các em thường xuyên lấy gương ra soi, thậm chí cả trong giờ học cũng lén
soi. Ra chơi, trong giờ thể dục, lúc giáo viên không để ý…là các bạn ấy lại soi
gương, tô thêm tí son. Vì rất quan tâm đến nhan sắc nên các em ấy không chỉ dùng
son mà còn dùng nhiều mỹ phẩm khác nữa. Có những khi cầu kì như lên sân khấu
hay tham gia các sự kiện lớn. Điều này làm mất đi vẻ đẹp trẻ trung hồn nhiên của
tuổi học trò.
Những nữ sinh tô son thường thần tượng một cách thái quá những nhóm nhạc trẻ
(Kpop, Vpop…). Các em lên mạng xã hội để bày tỏ niềm yêu thích, tìm mọi cách


cày view cho những ca khúc mới ra đời, là thành viên của các nhóm fan…Họ bắt
trước cách tô son, ăn mặc, trang điểm của họ…dù không phù hợp. Vào phòng của
những bạn này sẽ thấy ngập tràn ảnh thần tượng, dùng ảnh thần tượng làm ảnh đại
diện…
Những nữ sinh lạm dụng son môi thường chơi thành một nhóm. Điều này thực ra
là dễ hiểu bởi khi con người có những điểm chung thì hay đồng cảm, chia sẻ vơi
nhau. Tô son đỏ chót, nếu chỉ một mình họ dễ lạc lõng, nhưng một nhóm sẽ thấy
bình thường, lâu dần thành quen.
Đây cũng là những nữ sinh cập nhật thông tin về giới trẻ rất nhanh. Mọi thứ họ
đều tiếp cận trước, từ xu hướng chọn màu son, cách tô son, xu hướng trang phục
đến những sự kiện của giới trẻ trong nước, quốc tế. Xuất hiện bất cứ mốt gì các em
đều muốn sở hữu trong khi những nữ sinh khác kể cả một chiếc áo mới được cha
mẹ mua thì cũng hết sức ngại ngần khi diện nó.
Những nữ sinh này thường rất tự tin, năng động, thích giao lưu. Các em hay lên
mạng xã hội khoe ảnh sống ảo, kết bạn rộng, thích tham gia văn nghệ. Họ thường
tham gia những nhóm nhảy hiện đại. Bên cạnh đó có nhiều em luôn tỏ ra mình khác

biệt, sống xa cách với bạn bè cùng trang lứa, tỏ ra đẳng cấp.
Những nữ sinh thường xuyên tô son đậm có sự phát triển sớm về tâm sinh lí lứa
tuổi. Thường quan tâm đến bạn khác giới, nảy sinh những cảm xúc giới tính trước
so các bạn khác. Điều này dẫn đến tình trạng yêu sớm ở rất nhiều nữ sinh.Yêu sớm
có nguyên nhân từ sự hấp dẫn về vẻ ngoài. Những nữ sinh sử dụng son môi bao giờ
cũng quyến rũ hơn, xinh đẹp, thần thái hơn nên thu hút bạn nam. Trong khi yêu sớm
gần như một vấn nạn học đường thì son môi như một chất xúc tác làm bùng nổ hiện
tượng này.
Chưa tập trung cao cho học tập là đánh giá của phần đông người được hỏi. Một
giáo viên Ngữ văn khẳng định: “Lúc nào cũng nghĩ đến son phấn, yêu đương thì
làm sao mà học được. Mỗi buổi mất 30 đến 40 phút cho đánh son, trang điểm, thì
còn đâu thời gian cho hoạt đông khác, nhất là học tập.”


Theo thống kê từ sổ điểm điện tử, kết quả học tập của nhóm nữ sinh lạm dụng son
môi thấp chỉ 20 % có kết quả học lực Khá, học lực giỏi 0 %. Các nữ sinh này ít say
mê học tập, hầu như môn nào cũng cũng lười, học đối phó.
Khi sử dụng son, các em ít quan tâm đến những ảnh hưởng về sức khỏe, những
cảnh báo về chất gây hại. Cũng ít quan tâm đến suy nghĩ, thái độ của người khác
với mình. Những nữ sinh này nằm trong trào lưu thích là làm.
Về xu hướng chọn nghề trong tương lai, hầu hết những nữ sinh này đều thích
những nghề liên quan đến làm đẹp, kinh doanh, xã hội và công chúng. Các em
không thích lĩnh vực nghiên cứu và những nghề liên quan đến khoa học, kĩ thuật.
Nhiều em khi được hỏi đã trả lời rằng: Phụ nữ không cần giỏi, chỉ cần nhan sắc, có
nhan sắc dễ thành công. Vẫn về điều này, một em chia sẻ : “em chỉ cần lực học
trung bình, khá chút thì càng tốt, có tấm bằng tốt nghiệp THPT là được, sau này ra
ngoài tìm cơ hội, kiếm được ông chồng đại gia thế là yên tâm”. Quả thật, quan niệm
của một số em tuy có vẻ thực dụng, thiếu nỗ lực và lí tưởng sống song lại rất phổ
biến, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà vấn đề nghề nghiệp cho sinh viên tốt
nghiệp đã lên đến mức báo động.

Thích trang điểm những nữ sinh này rất bất bình với quy định cấm đánh son khi
tới trường. Các em phản ứng gay gắt, có thái độ chống đối, bao biện, hành vi đối
phó (qua cổng trường, bị kiểm tra thì lau đi, hết kiểm tra lại tô lên, gặp giáo viên
khó tính, hay xử lí việc này không dám tô son, giáo viên dễ tính, đồng tình với viêc
làm đẹp là lại tô đậm. Vì đã là thói quen nên khó bỏ. Các em có thể không sử dụng
trong trường nhưng ra khỏi trường là lại sử dụng. Ngay cả trong lớp, vẫn lén lút tô
son.
Như vậy, tuy chưa nghiên cứu được một cách đầy đủ, công phu nhưng tôi đã có
một cái nhìn tương đối đầy đủ về thực trạng sử dụng son môi một cách thái quá ở
nữ sinh.
Những biểu hiện trong hành vi lạm dụng son môi của nữ sinh ảnh hưởng không
nhỏ tới nhận thức, quan niệm sống, mục đích sống và lí tưởng của tuổi trẻ. Nếu hiện
tượng này lan rộng thành một trào lưu khó kiểm soát sẽ gây những hệ quả khôn


lường. Qua trình trưởng thành về tâm sinh lí lứa tuổi sẽ bị thay đổi so với quy luật,
mục tiêu giáo dục phôt thông khó đạt được. Đây là vấn đề đáng trăn trở của thầy cô,
gia đình và các cấp quản lí trong các nhà trường phổ thông.
7.1.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG NỮ SINH LẠM DỤNG
SON MÔI
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân dẫn đến hành vi tô son của nữ sinh trước hết là do trào lưu làm
đẹp của giới trẻ. Khi việc làm đẹp trở thành nhu cầu thiết yếu của phần đông
các bạn nữ thì khó tránh khỏi sự ảnh hưởng. Khi đâu đâu cũng thấy da trắng, mi
cong, môi hồng…rực rỡ thì các nữ sinh càng thấy mình mình không thể xấu đi
trong mắt người khác.
Sự phát triển của mạng xã hội khiến nữ sinh thích sống ảo, không khó khi
thấy các trang các nhân đầy ắp những bức ảnh đẹp lung linh. Các nữ sinh muốn
mình đẹp hơn để được quan tâm, theo dõi. Không lạ gì với những cặp môi sinh,
hồng tươi trong những bức ảnh. Rất nhiều nữ sinh muốn mình trở thành hiện

tượng mạng, và dĩ nhiên cũng muốn nổi tiếng ngoài đời.
Sự quảng cáo rầm rộ của các hãng mỹ phẩm, hoạt động mạnh của những trang
bán hàng trên mạng, các dịch vụ làm đẹp phổ biến, đơn giản, thuận tiện…Đã
khiến hiện tượng nữ sinh tô son ngày càng tràn lan. Không chỉ ở thành phố, thị
xã mà còn lan xuống các vùng nông thôn. Không chỉ ở các lớp cấp 3 mà nữ sinh
cấp 2 cũng tập tành làm đẹp.
Việc tô son của nữ sinh còn hình thành do sự thiếu quan tâm, nhắc nhở, kiểm
soát của người lớn, thậm chí rất nhiều bà mẹ còn mua son cho con, khuyến khích
con làm đẹp trước tuổi.
Những nguyên nhân này khiến hiện tượng lạm dụng son môi ở nữ sinh ngày
càng phổ biến.
Nguyên nhân chủ quan


Hiện tượng sử dụng son môi của nữ sinh phần nhiều phụ thuộc vào những
nguyên nhân chủ quan.
Trước hết là do sở thích, tính cách cá nhân. Không phải nữ sinh nào cũng thích
làm đẹp. Có những nữ sinh trong những sự kiện lớn, cần lên sân khấu điều hành,
phát biểu hoặc dẫn chương trình …cần trang điểm cho rực rỡ, nổi bật những
nhất quyết không trang điểm. Vừa không thích vừa do sự e ngại nhưng không
thích là phần nhiều. Còn với những nữ sinh thích tô son thì dù cấm, dù đưa ra
bao nhiêu quy định thì họ vẫn lén lút làm. Dù bao nhiêu cảnh báo về tác hại họ
cũng cho qua. Có trường hợp một bạn lớp 9, mẹ bạn ấy cấm nhiều lần, dọa nạt,
thu son…nhưng vẫn thấy môi đỏ chót. Thì ra ở nhà bạn áy không đánh son
những ra khỏi nhà là lại tô lên, mẹ thu son thì bạn ấy lại tìm mọi cách dể mua
mới hoặc lấy lại. Đẫ lầ sở thích rồi thì khó thay đổi.
Nguyên nhân thứ hai là do adua theo bạn bè, rất nhiều nữ sinh bắt chước
nhau, khi thấy bạn tô son mình cũng tô. Ban đầu chỉ là học theo, làm thử, dần
dần thành thói quen khó thay đổi.
Nguyên nhân thứ ba là sống trong môi trường mà người thân có quan niệm

thoáng về làm đẹp. Điều này là phổ biến, khi cha mẹ, anh chị ủng hộ việc tô son
thì dĩ nhiên các bạn ấy sẽ thấy đó là chuyện bình thường, là nhu cầu thiết yếu.
Nhà trường có quy định cấm cũng chỉ được thời gian ở trường, mà rất nhiều thời
gian khác học sinh tham gia các hoạt động bên ngoài.
Thứ tư là do nảy sinh nhu cầu tình cảm khác giới. Khi được để ý hoặc có bạn
trai, nữ sinh rất thích làm đẹp để thể hiện hình ảnh. Son môi sẽ không chỉ tạo
thần thái, sức hấp dẫn mà còn giúp các bạn ấy tự tin hơn.
Một nguyên nhân nữa khiến nữ sinh hay tô son là nhiều em chưa tự tin về
nhan sắc của mình. Nhiều em muốn dấu đi đôi môi thâm, tối màu hoặc nhợt nhạt
nên phải phụ thuộc vào son.
7.1.4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ VIỆC LẠM DỤNG SON MÔI CỦA NỮ
SINH


Không phủ nhận son môi sẽ giúp cho các nữ sinh rực rỡ, xinh đẹp, nổi bật, tự
tin hơn trong giao tiếp, không ngại ngần khi tham gia giao lưu, văn hóa, văn
nghệ, các hoạt động ngoại khóa, khi đứng trước đám đông. … Tuy nhiên, hậu
quả của nó là khôn lường.
Lạm dụng son môi khiến cho làn da non nớt dễ bị tổn thương. Không ít nữ sinh
vì dùng son sớm đã khiến cho đôi môi xỉn màu, chất chì làm môi trở nên thâm đen.
Khi không tô son trông nhợt nhạt, mất thần sắc.
Tô son sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, trong khi nữ sinh đang ở tuổi dậy thì, tự
bản thân tuổi mới lớn đã làm cho các em trở nên xinh đẹp, thần thái.
Tất cả những nữ sinh nếu quá lạm dụng son môi và các phụ kiện trang điểm
khác đều trở nên già trước tuổi. Nhiều nữ sinh cấp ba mà như sinh viên, thậm chí
như ngoài hai mươi. Vẻ hồn nhiên, ngây thơ bị thay bằng một khuân mặt cầu kì,
không phù hợp với tuổi học đường.
Trang điểm sẽ khiến nữ sinh mất rất nhiều thời gian, lại nảy nở nhiều mối quan
tâm khác nên dễ dẫn đến tình trạng lơ là học tập. Kết quả sút kém. Nhiều nữ sinh
khi học Tiểu học, THCS có kết quả học tập rất tốt nhưng từ khi đam mê phấn son,

trang điểm, nảy sinh yêu đương… đã không còn giữ được niềm tin cho bố mẹ, kết
quả học tập ngày một đi xuống.
Vì đẹp hơn nên thường thu hút các bạn khác giới, dễ nảy sinh tình trạng yêu sớm.
Tại trường THPT Ngô Gia Tự mấy năm gần đây, những nữ sinh phải nghỉ học lấy
chồng vì mang thai phần lớn đều là những nữ sinh thường xuyên tô son.
Phần lớn những nữ sinh tô son đều thích sống ảo. Không ngày nào không đăng lên
trang cá nhân của mình vài bức ảnh để câu like, thích được nổi tiếng.
Tô son đậm, không phù hợp do chưa được trang bị kiến thức làm đẹp đã khiến rất
nhiều nữ sinh trông vô cùng phản cảm, gây ái ngại cho người đối diện khi tiếp xúc.
Không có kinh nghiệm còn khiến nữ sinh mua phải son giả, kém chất lượng, gây
tổn hại sức khỏe.


Do chưa kiếm được tiền nên để có son nhiều nữ sinh nảy sinh nững hành vi không
tốt, ví dụ : nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền, làm những việc không phù hợp với lứa
tuổi để kiếm tiền, thậm chí ăn cắp…
7.1.5. NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG SON
MÔI Ở NỮ SINH KHI ĐẾN TRƯỜNG
Trước những hậu quả do lạm dụng son môi gây ra, đã có rất nhiều ý kiến,
nhiều quy định được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng này.
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên Khoa Tâm lý hoc, ĐH Sư phạm
TPHCM) bày tỏ: “Tôi thì thấy, không có son môi thì các bạn nữ sinh cũng chẳng
kém xinh đi, phải không? Nếu bạn gái sợ khô môi thì có thể dùng son không màu
để giữ ẩm. Quan trọng là phải cẩn thận khi dùng mỹ phẩm ở tuổi mới lớn. Đến lớp
không nhất thiết phải cầu kì quá, đẹp tự nhiên vẫn là hồn nhiên nhất, đúng với lứa
tuổi học trò”
Ban giám hiệu trường Lomonoxop(Hà Nội), đưa ra quy định cấm nữ sinh tô
son để "đảm bảo sự an toàn cho HS trước hiện tượng son giả bán tràn lan trên thị
trường, không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng cũng như thời hạn sử dụng".
Văn bản của trường về việc này nêu rõ: "Bảo vệ và bộ phận đức dục trực ngoài

cổng trường không cho HS nữ tô son mỗi khi vào trường. Giáo viên bộ môn dạy
trên lớp không cho HS tô son môi vào lớp học. Nhà trường kiểm tra phát hiện thấy
HS nữ nào tô son môi trong lớp học thì lớp đó sẽ phải chịu sự phê bình nghiêm
khắc của nhà trường, giáo viên bộ môn dạy tiết đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước
ban giám hiệu. Bộ phận đức dục và giám thị kiểm tra hành chính đột xuất các lớp
học, HS nữ nào mang son môi thì giữ lại và mời cha mẹ HS lên nhận lại. Các bộ
phận hành chính như văn phòng, thu ngân, đoàn đội không giải quyết các thủ tục
hành chính cho các HS nữ tô son môi".
Tại trường THPT Ngô Gia Tự, tôi đã thực nghiệm nhiều giải pháp nhằm hạn chế
tình trạng này. Cụ thể
1. Đề đạt với Ban giám hiệu nhà trường, dùng một phần thời gian của cuộc
họp phụ huynh để tuyên truyền về thực trạng sử dụng son môi ở nữ sinh hiện nay,


từ đó mở mang nhận thức của cha mẹ về một hiện tượng đáng báo động mà đôi khi
vì mải mê công việc, thoáng trong suy nghĩ mà chính cha mẹ chưa thấu hiểu.
2. Phối hợp với Ban quản sinh, đoàn thanh niên, để đưa ra những quy định
phù hợp, cách xử lí linh hoạt đối với nữ sinh lạm dụng son môi, tránh gây bức xúc
trong dư luận.
3. Ngay từ đầu năm học đã lồng ghép nội dung tuyên truyền về vấn đề lạm
dụng son môi trong các giờ sinh hoạt lớp, những buổi sinh hoạt tập thể, để các nữ
sinh được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa làm đẹp, từ đó
tạo ra một môi trường học đường lành mạnh, tạo điều kiện để học tập, hoàn thiện
nhân cách.
4. Vận động nữ sinh tham gia những lớp học kĩ năng trang điểm, chia sẻ kinh
nghiệm làm đẹp để vừa đẹp, vừa giữ được nét tự nhiên của tuổi học trò.
5. Để tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ hơn về hậu quả của tình trạng lạm
dụng son môi ở nữ sinh, bản thân tôi đã viết một bài báo với nhan đề: “Lạm dụng
son môi ở nữ sinh: chớ vội xem thường”. Bài viết được đăng trên Cổng thông tin sở
Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, ở thời điểm hiện tại đã có 5406 lượt đọc.

Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện nhằm hạn chế tình
trạng lạm dụng son môi ở nữ sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh
Phúc.
7.2. KẾT LUẬN
Từ quá trình nghiên cứu, tôi cho rằng, nữ sinh có thể tô son, có quyền làm đẹp
nhưng nên đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng, cần phải có kiến thức, kĩ năng
trang điểm. Trang điểm thể hiện văn hóa của mỗi người, làm đẹp cho mình là làm
đẹp cho xã hội, song nên giữ nét đẹp tự nhiên là quý nhất. Tuổi học trò trong trắng
ngây thơ, vẻ đẹp ấy đừng để bị che mờ bởi những lớp son phấn nhiều khi đậm hóa
chất, kém phẩm chất. Nhà trường không nên cấm học sinh tô son, nhưng cần tuyên
truyền để các em nhận thức rõ về vấn đề làm đẹp, nhận thức được vẻ đẹp tự nhiên,
tự thân mới là vẻ đẹp bền vững. Vẻ đẹp của con người không chỉ là lớp vỏ hình


thức mà gắn liền với nhân cách, đạo đức, lối sống, lý tưởng sống và hành động có
trách nhiệm vì mình, vì cộng đồng...
Sẽ yêu lắm những khuôn mặt hồn nhiên, những ánh mắt tròn đen, nụ cười nữ sinh
tỏa nắng trên sân trường mà không cần bất cứ màu son nào tô điểm.
7.3. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong công tác chủ nhiệm
lớp nhằm giáo dục tư tưởng, lối sống nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách cho
học sinh trong nhà trường phổ thông.
8. NHỮNG THÔNG TIN CÂN ĐƯỢC BẢO MẬT:
Không
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
9.1. Về phía giáo viên
- Giáo viên cần nhiệt tình, say mê với công việc, ham học hỏi tìm tòi các tri
thức mới liên, quan không chỉ môn dạy mà cả các kiến thức xã hội, tâm lí lứa tuổi
học sinh, những trào lưu của giói trẻ....
- Thường xuyên đổi mới tư duy, nâng cao năng lực chủ nhiệm.

- Nâng cao trình độ Tin học để hỗ trợ cho tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, lối
sống học sinh nhát là bằng các hoạt động trải nghiệm.
9.2. Về phía học sinh:
- Học sinh cần tự giác tích cực, có ý thức trau dồi đạo đức, lối sống, có mục
tiêu, lí tưởng học tập.
9.3. Về phía nhà trường :
- Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất đầy đủ cho việc thực hiện các giờ
ngoại khóa, sinh hoạt tập thể cho học sinh. Trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ như:
máy tính, máy chiếu, học sinh được thuận tiện trong quá trình học tập trao đổi
nhóm, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả học tập cho các em.
- Trang bị thêm các tranh ảnh, vi deo, tư liệu liên quan đến nội dung học tập.
- Tăng cường hoạt động tự làm thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của GV và HS trong hoạt động giáo
dục ở trường phổ thông.
10. ĐÁNH GIÁ LỜI ÍCH THU ĐƯỢC


10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
Không sử dụng phiếu hỏi, chỉ bằng quan sát, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy sự
thay đổi rõ rệt. Rất nhiều lớp học khi chúng tôi bất ngờ đến quan sát đã không bắt
gặp nữ sinh nào tô son. Khi được hỏi, phần lớn các em khẳng định đã hiểu rất rõ tác
hại, những hệ quả khôn lường từ tô son. Nhiều em nói rằng, em chưa tự tin lắm với
nhan sắc của mình, bỏ son làm em rất ngại giao tiếp trực tiếp nhưng giờ quen rồi,
thấy chẳng có vấn đề gì.
Như vậy các nữ sinh của trường đã ý thức rất rõ về hành vi tô son đến
trường. Một mặt chấp hành quy định, mặt khác các em cũng tỏ ra có những hiểu
biết sâu sắc về ảnh hưởng của việc tô son. Dù đâu đó vẫn còn nữ phản ứng với giải
pháp của chúng tôi nhưng số lượng đó là rất ít. Nhờ hiểu được ý nghĩa của vẻ đẹp tự
nhiên mà nhiều nữ sinh thay đổi quan niệm về làm đẹp, tập trung cho nhiệm vụ
chính của người học sinh là học tập và rèn luyện nhân cách.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức,
cá nhân.
Qua đánh giá của Ban quản sinh, sáng kiến thu được lợi ích cao, hiện tượng
nữ sinh lạm dụng son môi giảm rõ rệt. Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê lỗi
của các lớp theo tháng. Trong hai tháng cuối năm học 2018-2019 chỉ còn 6 nữ sinh
bị phê bình vì tô son lòe loẹt. Học kì I năm học 2019-2020, số lượng là 4 nữ sinh.


11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
LẦN ĐẦU:
Số
TT
1

Phạm vi/Lĩnh vực
Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ
áp dụng sáng kiến

BCH ĐOÀN Trường

Trường THPT Ngô Gia Tự -

Lồng ghép tuyên truyền

THPT Ngô Gia Tự

Lập Thạch – Vĩnh Phúc


trong các giờ Chào cờ đầu
tuần

2

GVCN Khối Lớp 12
năm học 2018-2019

Trường THPT Ngô Gia Tự

Quản lí, giáo dục học sinh
lớp chủ nhiệm

Người viết sáng kiến

Lê Minh Hạnh



×