Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả các giờ dạy thực hành trong chương i a – sinh học 11 cơ bản tại trường THPT hai bà trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.97 MB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG

===***===

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC GIỜ DẠY
THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG I. A –
SINH HỌC 11 CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG
THPT HAI BÀ TRƯNG
Tác giả sáng kiến : NGUYỄN THỊ DUYÊN
Mã sáng kiến

: 38. 56. 01

Vĩnh Phúc, năm 2020


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu........................................................................................................................................ 1
2. Tên sáng kiến........................................................................................................................................ 2
3. Tác giả sáng kiến................................................................................................................................ 2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến........................................................................................................... 2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.......................................................................................................... 2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu.................................................................................... 2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến....................................................................................................... 3
7.1. Về nội dung sáng kiến................................................................................................................. 3
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến................................................................................... 29


8. Những thông tin cần được bảo mật........................................................................................ 29
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến................................................................... 29
10. Đánh giá lợi ích thu được......................................................................................................... 29
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu................................................................................................................................... 31


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
SL: Số lượng
TL: Tỉ lệ
THPT: Trung học phổ thông
NXB: Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...............25
Bảng 2. Thống kê về thái độ của học sinh lớp thực nghiệm với các giờ thực hành
......................................................................................................................................................................... 26
Bảng 3. Thống kê về thái độ của học sinh lớp đối chứng với các giờ thực hành 27


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Thực hành và thí nghiệm là một bộ phận không thể tách rời trong quá
trình dạy học. Dạy học thực hành, thí nghiệm giúp rèn luyện cho HS các kĩ năng

khéo léo trong các thao tác tay chân, kĩ năng bố trí thí nghiệm, thu thập kết quả,
giải thích kết quả thực nghiệm, lý giải, đưa ra các giả thuyết và tự tiến hành các
thí nghiệm ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết của mình. Bên cạnh đó dạy học thực
hành, thí nghiệm còn khơi dậy niềm say mê, hứng thú, niềm tin vào nghiên cứu
khoa học cho HS. Việc kết hợp giữa lý thuyết với thực hành còn giúp cho HS
ghi nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập
của HS tại các trường trung học phổ thông.
Với bộ môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, chuyên nghiên cứu về
sự vật, hiện tượng và các quá trình sinh học, kiến thức gắn với đời sống thực tiễn,
do đó vai trò của thực hành, thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc rèn
luyện năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh ở các trường trung học phổ thông.

Trong chương trình Sinh học THPT nói chung và chương trình Sinh học
11 nói riêng có nhiều nội dung thực hành, đòi hỏi HS được tham gia đầy đủ, tích
cực. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của nhà trường
hiện nay còn gây khó khăn cho việc dạy học các bài thực hành của GV và HS.
Trong thực tế giảng dạy, nhiều GV còn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị, tổ
chức dạy học các bài thực hành theo yêu cầu của chương trình sách giáo khoa
hiện hành.. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn và học hỏi đồng
nghiệp, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong giảng dạy một số
nội dung thực hành, thí nghiệm. Vì vậy, tôi đã chọn, tiến hành nghiên cứu và áp
dụng đề tài: “Nâng cao hiệu quả các giờ dạy thực hành trong chương I. A –
Sinh học 11 cơ bản tại trường THPT Hai Bà Trưng”. Hi vọng đề tài này sẽ
đưa ra một số gợi ý giúp GV giải quyết khó khăn trên, đồng thời nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học thực hành môn sinh học tại các trường THPT trong giai đoạn
hiện nay.
1


2. TÊN SÁNG KIẾN

“Nâng cao hiệu quả các giờ dạy thực hành trong chương I. A – Sinh học 11
cơ bản tại trường THPT Hai Bà Trưng”
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Duyên
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Hai Bà Trưng, Thành phố Phúc
Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0398601415
- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
- Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
- Chức vụ: Giáo viên, trường THPT Hai Bà Trưng
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Các bài thực hành trong chương I. A –
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, Sinh học 11 cơ bản.
- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Nâng cao hiệu quả dạy và học các bài
thực hành của chương I. A, Sinh học 11 cơ bản tại trường THPT Hai Bà Trưng
nhằm:
+ Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, niềm say mê nghiên cứu khoa học
của HS .
+ Rèn luyện cho HS các kĩ năng thao tác chân tay (cẩn thận, tỉ mỉ, linh
hoạt, khéo léo....), kĩ năng bố trí thí nghiệm, thu thập kết quả, giải thích kết quả
thực nghiệm, các đức tính kiên nhẫn, biết chấp nhận thử thách và tự tìm cách
vượt qua các thách thức.
+ Giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng vào công tác giảng dạy
bộ môn Sinh học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
trong các tiết học thực hành.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ: Tháng 9 năm 2019
2



7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lý luận
7.1.1.1. Thí nghiệm, thực hành là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt thì thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự
biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay
chứng minh; hay thí nghiệm là làm thử để rút kinh nghiệm [5].
Theo từ điển Wikipedia thì thí nghiệm là một bước trong phương pháp
khoa học dùng để phân minh giữa mô hình khoa học hay giả thuyết. Thí nghiệm
cũng được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả
thuyết mới để ủng hộ chúng hay bác bỏ chúng [7].
Như vậy, thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong một hay
một số điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Từ
những quan sát, số liệu ghi chép, thống kê được tiến hành phân tích nhằm kiểm
chứng, chứng minh hoặc khám phá sau bài học.
Thực hành là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế hay lí thuyết phải đi đôi
với thực hành [6]
Trong các bài thực hành của môn Sinh học, có thể có một hay một số thí
nghiệm nhằm giải thích, minh họa cho những kiến thức lý thuyết. Các thí
nghiệm có thể được tiến hành trong phòng bộ môn (phòng thí nghiệm), trong
vườn trường hoặc HS tiến hành tại nhà. Trong giảng dạy, thí nghiệm có thể được
sử dụng ở khâu lĩnh hội kiến thức mới, củng cố, hay kiểm tra đánh giá, từ đó rèn
luyện cho HS phẩm chất của một nhà khoa học đồng thời làm cho các em thêm
yêu thích môn học.
7.1.1.2. Vai trò thí nghiệm, thực hành trong dạy học Sinh học
Tục ngữ Việt Nam có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”, đủ để nói
lên vai trò của thí nghiệm thực hành trong dạy học môn Sinh học nói riêng và
dạy học các môn khoa học thực nghiệm nói chung.
- Qua thí nghiệm thực hành, HS vận dụng được kiến thức vào những tình huống

khác nhau.
3


- Thực hành có liên quan đến nhiều giác quan (quan sát, thao tác tiến hành thí
nghiệm, tư duy phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa…) giúp
HS lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, vững chắc, giúp phát triển tư duy. Hơn
nữa, thí nghiệm thực hành còn tạo cho HS một động lực bên trong, thúc đẩy
các em thêm hăng say học tập.
7.1.1.3. Yêu cầu của thí nghiệm thực hành
- Phải hiểu rõ được mục đích của thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm. Đây là
điều kiện quan trọng nhất khi tiến hành các thí nghiệm.
- Việc quan sát diễn biến các hiện tượng trong quá trình thí nghiệm phải thật
chính xác.
- Vạch ra bản chất bên trong của các hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm
thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả giữa các
hiện tượng.
- Đối với các thí nghiệm định tính thì không nên quá tiết kiệm nguyên liệu, sẽ
khó quan sát kết quả. Các thí nghiệm định lượng thì cần chính xác hàm lượng
các chất làm thí nghiệm mới có kết quả.
7.1.1.4. Quy trình một bài thí nghiệm thực hành
Một bài thí nghiệm thực hành có thể gồm các bước sau [4]:
* Bước 1. Xác định mục tiêu (cho GV và cho HS):
GV nêu mục tiêu thí nghiệm (hoặc hướng dẫn HS phát biểu mục tiêu
thực hành), phải đảm bảo mỗi HS nhận thức được và phát biểu rõ mục tiêu
làm thí nghiệm để làm gì?
* Bước 2. Kiểm tra kiến thức cơ sở và kiểm tra sự chuẩn bị thực hành (trả lời
câu hỏi: có làm được không?)
Trước mỗi bài thực hành, GV phải có kế hoạch đảm bảo chuẩn bị đầy
đủ dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm

thành công. GV có thể giao cho HS chuẩn bị nhưng phải hướng dẫn, kiểm tra.
* Bước 3. Xác định nội dung thực hành (trả lời câu hỏi: làm như thế nào?)
- HS có thể tự đọc quy trình thí nghiệm (nếu có sẵn trong bài thực hành) hoặc
GV giới thiệu cho HS quy trình thí nghiệm.
- HS tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã cho để thu thập số liệu.
4


* Bước 4. Tiến hành các hoạt động thực hành (trả lời câu hỏi: quan sát thấy
gì? Thu được kết quả ra sao?)
- HS quan sát, ghi lại các kết quả quan sát được trong quá trình làm thí
nghiệm vào vở.
* Bước 5. Giải thích và trình bày kết quả, rút ra kết luận (trả lời câu hỏi: tại
sao? Mục tiêu đã hoàn thành hay chưa?)
- HS viết ra (hoặc nói ra) các kết quả mà họ quan sát thấy trong quá trình làm
thí nghiệm.
- Giải thích các hiện tượng quan sát được: đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi
để tổ chức HS học theo phương pháp tích cực. GV có thể dùng hệ thống câu
hỏi dẫn dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp HS tự giải thích các kết quả.
- Rút ra kết luận cần thiết: GV yêu cầu HS căn cứ vào mục tiêu ban đầu trước
khi làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm.
* Bước 6. Viết báo cáo thực hành.
7.1.2. Thực trạng dạy học thực hành thí nghiệm tại các trường THPT
Trong chương trình SGK Sinh học THPT hiện nay, hầu hết các bài thực
hành thí nghiệm được bố trí ở cuối mỗi chương (phần) để củng cố, minh họa
cho các kiến thức lý thuyết đã được trình bày trong các bài học của chương
(phần) đó. Giờ thực hành là tiết học mà HS được trực tiếp thực hiện các thao
tác để chứng minh cho các kiến thức đã được học là đúng và một lần nữa tái
hiện và khắc sâu kiến thức.
Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của các trường

THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và trường THPT Hai Bà Trưng nói riêng
chưa đáp ứng được yêu cầu của các tiết dạy thực hành: - Về cơ sở vật chất:
+ Các thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ, còn hạn chế về cả số lượng và
chất lượng, nhiều thiết bị dạy học quá cũ, không có hóa chất hoặc hóa chất đã
hết hạn sử dụng… chưa đáp ứng được yêu cầu của các bài thực hành theo
chương trình hiện hành.
5


+ Nhiều thiết bị được trang bị cho phòng bộ môn nhưng thực tế chúng rất ít
được sử dụng do thời lượng dành cho thực hành ít, lý thuyết dài và khá nặng
nên GV không có đủ thời gian để khai thác các thí nghiệm không có trong
chương trình SGK.
+ Không có khu vườn thực nghiệm cho bộ môn Sinh học: khi tiến hành các
tiết thực hành GV rất khó trong việc bố trí không gian thí nghiệm cho phù
hợp với yêu cầu của bài thực hành (Ví dụ bài thực hành số 7 – Sinh học 11,
HS rất khó tìm nơi để đặt chậu cây và theo dõi kết quả thí nghiệm; bài 46 –
Sinh học 11, HS không có điều kiện để tiến hành giâm, chiết, ghép trên cây và
theo dõi kết quả….)
- Về nguồn nhân lực, ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn tỉnh hiện chưa
có nhân viên chuyên phụ trách phòng thí nghiệm của bộ môn (cùng GV bộ
môn sắp xếp, chuẩn bị cho các bài thực hành). Đa số cán bộ phụ trách phòng
thí nghiệm đóng vai trò “giữ chìa khóa” phòng thực hành đồng thời kiêm
nhiệm nhiều nhiệm vụ khác. Trong khi việc chuẩn bị tiết thực hành tốn nhiều
thời gian, công sức lại đòi hỏi GV tiến hành phải có kĩ năng…
Từ những lý do trên dẫn đến hình thành tâm lý GV “ngại” thực hành.
Thực tế có nhiều GV không thể thường xuyên đưa HS lên phòng làm thực
hành. Thay vì HS trực tiếp thực hành thì nội dung đó được GV “dạy chay”
hoặc GV làm minh họa, trình diễn để HS xem hoặc GV tổ chức cho HS cả lớp
vào phòng thí nghiệm làm cùng lúc với số lượng thiết bị thí nghiệm hạn

chế…. thì HS sẽ không thể hình thành được kĩ năng cũng như rèn luyện được
những đức tính cần thiết của người làm khoa học. Ngay cả những thí nghiệm
trong chương trình SGK có thể tiến hành được khi bổ sung thêm một số thiết
bị “tự chế” phù hợp cũng ít được GV quan tâm thực hiện.
Dù các thao tác thực hành ban đầu của HS còn vụng về và có thể thất
bại, nhưng việc GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (tối đa khoảng 10 em) để
HS phải tự mình làm thí nghiệm cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Từ
thực tế việc dạy học thực hành ở trường THPT chưa được chú trọng đúng
mức, thực hành chưa mang lại hiệu quả mong muốn nên trong phạm vi của đề
tài này, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm dạy học các bài thực hành trong
6


chương I. A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 cơ
bản. Đề tài sẽ đưa ra một số gợi ý để tiết dạy thực hành có thể tiến hành được
trong bối cảnh cơ sở vật chất còn thiếu, giúp HS hứng thú học tập bộ môn từ
đó nâng cao hiệu quả dạy học các bài thực hành. Cụ thể:
- Sử dụng tối ưu những thiết bị còn sử dụng được trong phòng bộ môn.
- Thay thế bằng một số dụng cụ thực hành dễ kiếm, rẻ tiền hoặc tận dụng
những vật dụng xung quanh đời sống.
- Đề xuất các thao tác thực hành dễ tiến hành giúp GV và HS tiến hành thí
nghiệm đạt hiệu quả, đảm bảo mục tiêu bài học.
7.1.3. Thiết kế các bài dạy thực hành trong chương I. A – Chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản
Chương I. A - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (Sinh học 11
cơ bản) gồm 3 bài thực hành:
STT
1

Tên bài

Bài 7. Thực hành: Thí nghiệm
về thoát hơi nước và thí

Thí nghiệm
Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi
nước ở hai mặt lá

nghiệm về vai trò của phân bón Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của
phân bón NPK
2

3

Bài 13. Thực hành: Phát hiện
diệp lục và carôtenôit

Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục
Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit

Bài 14. Thực hành: Phát hiện
hô hấp ở thực vật

Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự
thải CO2
Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự
hút O2

7.1.3.1. Bài 7. Thực hành: Thí nghiệm về thoát hơi nước và thí nghiệm về vai
trò của phân bón
I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức
Sau khi học bài này, HS cần phải:
- Biết sử dụng giấy côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau
ở hai mặt của lá.
- Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
7


2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng:
+ Quan sát, đo đạc, tư duy phân tích, tổng hợp
+ Thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí
nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận.
- Rèn cho HS đức tính kiên nhẫn, tự học, sáng tạo
3. Thái độ
- HS hứng thú với tiết thực hành, từ đó có thái độ yêu thích bộ môn, hăng say
học tập.
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị cho một nhóm HS
1. Thí nghiệm 1
* Dụng cụ và hóa chất:
- Kẹp gỗ: 1 chiếc
- Lam kính: 2 chiếc
- Đồng hồ bấm giây: 1 chiếc
- Giấy lọc tẩm dung dịch côban clorua 5%: 2 chiếc
- Bình hút ẩm (lọ kín có gói chống ẩm lấy từ các hộp bánh kẹo) để giữ giấy tẩm
côban clorua (lưu ý nếu giấy tẩm côban clorua chuyển sang màu hồng do ẩm thì
dùng máy sấy tóc sấy khô và sử dụng để tiến hành thí nghiệm)

* Mẫu vật: Một chậu cây có lá với phiến lá to.


8


2. Thí nghiệm 2
* Dụng cụ và hóa chất:
- Cốc nhựa có đường kính 10 – 20 cm: 2 chiếc.
- Tấm xốp tròn có kích thước nhỏ hơn lòng cốc nhựa để có thể đặt vừa trong
lòng cốc. Trên tấm xốp có đục lỗ, đường kính lỗ vừa đủ để rễ cây xuyên qua,
khoảng cách giữa các lỗ khoảng 10 mm: 2 tấm
- Thước nhựa có chia độ đến mm: 1 chiếc
- Cốc thủy tinh dung tích 500 ml: 1 chiếc
- Cốc đong (có mỏ) dung tích 250 ml: 1 chiếc
- Đũa thủy tinh: 1 chiếc

* Hóa chất: Dung dịch dinh dưỡng (phân NPK): 0,5 g phân bón NPK pha với
0,5 lít nước sạch (có thể nghiền nhỏ phân bón NPK rồi pha với nước vì phân bón
NPK khó tan).
9


* Mẫu vật: Hạt đậu đen đã nảy mầm 2 - 3 ngày

III. Nội dung và cách tiến hành
1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt
lá * Cách tiến hành:
- Trước khi tiến hành thí nghiệm: Lấy giấy lọc tẩm vào dung dịch côban clorua
(giấy lọc có màu hồng), sau đó dùng máy sấy tóc để sấy khô giấy lọc. Khi nước
bay hơi hết, giấy lọc có màu xanh da trời. Bảo quản giấy tẩm côban clorua trong
lọ hút ẩm đã chuẩn bị sẵn.

- Đặt 2 miếng giấy lọc đã tẩm côban clorua (màu xanh da trời) đối xứng nhau
qua 2 mặt của lá. Đặt 2 lam kính trên 2 miếng giấy lọc và dùng kẹp gỗ ép 2 lam
kính vào 2 miếng giấy lọc tạo thành hệ thống kín.
- Dùng đồng hồ bấm giây để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời
sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá trong
cùng thời gian.
2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK
- Mỗi nhóm pha dung dịch dinh dưỡng (NPK) có nồng độ 1g/l: cân 0,5g phân
bón NPK, nghiền nhỏ rồi cho vào bình thủy tinh có chứa 0,5 lít nước sạch và
khuấy đều cho phân hòa tan hết.
- Lấy 2 cốc:
+ Cốc đối chứng: Dùng ống đong rót vào cốc 0,5 lít nước sạch và dán nhãn
+ Cốc thí nghiệm: Rót dung dịch phân bón NPK vào cốc và dán nhãn
- Chọn các hạt đã nảy mầm (kích thước tương đương nhau), chia thành 2 nhóm
hạt rồi gắn các hạt này vào 2 tấm xốp đã đục lỗ sao cho rễ mầm lọt qua tấm xốp
(số lượng hạt nảy mầm trên mỗi tấm xốp tương đương nhau).
- Gắn tấm xốp vào cốc đối chứng và cốc thí nghiệm sao cho tấm xốp nổi trên
mặt nước, rễ mầm hướng xuống đáy cốc.
10


- Đặt các cốc vào nơi có ánh sáng (khoảng 8 giờ/ngày) và theo dõi sự sinh
trưởng của các cây trong 2 cốc.
- Quan sát, đo chiều cao của các cây trong cốc thí nghiệm và cốc đối chứng. Tính
chiều cao trung bình của các nhóm cây rồi ghi kết quả quan sát được vào vở.
IV. Thu hoạch
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp
1. Thí nghiệm 1
- Kết quả:
+ Thời gian giấy lọc chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng ở mặt dưới của

lá nhanh hơn so với mặt trên
+ Diện tích giấy có màu hồng ở mặt dưới lớn hơn mặt trên của lá (trong cùng
thời gian)
- Giải thích: Sự thoát hơi nước ở cây chủ yếu qua khí khổng. Số lượng khí
khổng ở mặt dưới của lá cây nhiều hơn so với mặt trên -> Thoát hơi nước ở mặt
dưới xảy ra nhanh hơn và nhiều hơn so với mặt trên lá.
2. Thí nghiệm 2
- Kết quả: Chiều cao trung bình của các cây ở cốc thí nghiệm cao hơn chiều cao
trung bình của các cây ở cốc đối chứng
- Giải thích:
+ Cây ở chậu đối chứng chỉ được cung cấp nước, thiếu chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây, quá trình chuyển hóa trong cây diễn ra yếu (quang hợp yếu...) →
cây chậm phát triển, có màu vàng, thân mảnh mai thiếu sức sống.
+ Cây ở chậu thí nghiệm được cung cấp đủ NPK cây sinh trưởng và phát triển
bình thường.
7.1.3.2. Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS cần:
- Tiến hành được các thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit trong lá, quả, củ.
- Xác định được diệp lục trong lá xanh; carôtenôit trong lá già, trong quả và

trong củ.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng:

+ Quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp
11


+ Thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí

nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận.
- Rèn cho HS đức tính kiên nhẫn, tự học, sáng tạo
3. Thái độ
- HS hứng thú với tiết thực hành, củng cố niềm tin vào khoa học, từ đó có thái
độ yêu thích bộ môn, hăng say học tập.
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị cho một nhóm HS
1. Dụng cụ
- Cốc nhựa: 6 chiếc
- Cốc đong 250 ml có chia độ: 1 chiếc
- Ống nghiệm bằng thủy tinh trong suốt: 6 chiếc
- Giá để ống nghiệm
- Kéo HS, dao gọt hoa quả

2. Hóa chất
- Cồn 900 (cồn y tế)
- Nước sạch

12


3. Mẫu vật
- Lá xanh tươi.
- Lá già có màu vàng.
- Các loại quả có màu vàng hay đỏ: cà chua
- Các loại củ có màu vàng hay đỏ: củ cà rốt, củ nghệ

III. Nội dung và cách tiến hành
1. Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục
- Chuẩn bị 2 cốc nhựa có dán nhãn:

+ Cốc đối chứng
+ Cốc thí nghiệm
- Lấy lá xanh: loại bỏ cuống lá và gân chính, dùng kéo HS cắt 30 lát cắt mỏng
ngang lá rồi cho vào cốc đối chứng; làm tương tự với cốc thí nghiệm.
- Đong 20 ml cồn rồi rót vào cốc thí nghiệm
- Đong 20 ml nước sạch và rót vào cốc đối chứng
Lưu ý: Lượng cồn (hay nước) phải vừa ngập mẫu vật thí nghiệm.
13


- Để các cốc chứa mẫu trong thời gian 20 phút
- Sau thời gian 20 phút, từ từ nghiêng các cốc và rót dung dịch trong cốc vào các
ống nghiệm đã dán nhãn tương ứng (rót sao cho không có mẫu lá lẫn vào ống
nghiệm).
- Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm ứng với dịch chiết từ cốc đối chứng và
cốc thí nghiệm và điền kết quả quan sát vào vở.
2. Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit
- Tiến hành các thao tác chiết rút carôtenôit từ mẫu lá vàng, quả và củ tương tự
thí nghiệm chiết rút diệp lục
III. Kết quả và giải thích
- Các nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp
Màu sắc dịch chiết
Cơ quan của cây

Xanh tươi

Vàng
Quả
Củ


Cà chua
Cà rốt

Dung môi chiết rút

Xanh lục

Nước (đối chứng)

Xanh lục (nhạt)

Cồn (thí nghiệm)

Xanh lục

Đỏ, da cam, vàng,
vàng lục

Nước (đối chứng)

Vàng lục nhạt

Cồn (thí nghiệm)

Vàng lục

Nước (đối chứng)

Đỏ nhạt


Cồn (thí nghiệm)

Đỏ

Nước (đối chứng)

Da cam nhạt

Cồn (thí nghiệm)

Da cam

- Nhận xét:
+ Về độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi (nước, cồn): Các sắc tố hòa
tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn) và hòa tan kém hơn trong nước.
+ Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì? Mẫu thực vật có màu gì thì sắc tố chiết
ra từ mẫu thực vật đó có màu tương đương.
+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người:
Lá xanh là cơ quan quang hợp chủ yếu ở cây, nó giúp điều hòa khí hậu, làm
xanh, sạch môi trường. Các loại rau, củ là nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin
cần thiết cho cơ thể và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
14


7.1.3.3. Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS phải thực hiện được các thí nghiệm:
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2.
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự hút O2.

2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng:
+ Quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp
+ Thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí
nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận.
- Rèn cho HS đức tính kiên nhẫn, tự học, sáng
tạo 3. Thái độ
- HS hứng thú với tiết thực hành, củng cố niềm tin vào khoa học, từ đó có thái
độ yêu thích bộ môn, hăng say học tập.
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị cho một nhóm HS
1. Thí nghiệm
1 * Dụng cụ
- Chai nhựa (dung tích 350 ml - 500 ml), trên nắp chai có đục 2 lỗ nhỏ vừa khít
với ống nhựa hình chữa U và phễu nhựa: 1 chiếc
- Ống nhựa hình chữ U: 1 chiếc (dùng 2 ống hút nhựa nối lại)
- Phễu nhựa: 1 chiếc
- Cốc có mỏ: 1 chiếc
- Ống nghiệm: 2 chiếc
- Giá để ống nghiệm: 1 chiếc
- Ống hút (nhựa)

15


* Hóa chất
- Nước vôi trong
- Nước sạch
- Nến, diêm (bật lửa)


* Mẫu vật
- Hạt thóc (hạt đậu) mới nhú mầm.

16


2. Thí nghiệm
2 * Dụng cụ
- Chai nhựa có nắp đậy: 2 chiếc
- Đóm
* Hóa chất
- Diêm (bật lửa)
* Mẫu vật
- Hạt thóc (hạt đậu) mới nhú mầm.

III. Nội dung và cách tiến hành
1.

Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2

- Mỗi nhóm HS tiến hành trước giờ lên lớp (khoảng 8 – 10 giờ):
+ Cho hạt đậu mới nhú mầm vào chai nhựa (lượng hạt khoảng 1/3 chai) và đậy
nắp (nắp chai đã đục sẵn 2 lỗ theo yêu cầu). Lưu ý: Để tránh trường hợp chai bị
nghiêng, đổ do vận chuyển thì HS nên dùng băng dính dán tạm thời 2 lỗ trên nắp
chai lại, vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì gỡ miếng băng dính ra.
- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm:
+ Gắn ống nhựa hình chữ U và phễu nhựa vào 2 lỗ trên nắp chai rồi nhỏ sáp nến
xung quanh miệng các lỗ này (tạo cho bình kín tránh khí CO 2 tràn qua khi tiến
hành thí nghiệm).
+ Rót nước vôi trong vào 2 ống nghiệm rồi để trên giá (lượng nước bằng 1/3 ống

nghiệm để tránh trường hợp nước vôi bị tràn ra khi tiến hành thí nghiệm).
+ Cho đầu ngoài ống nhựa hình chữ U của chai đựng hạt vào 1 ống nghiệm chứa
nước vôi trong (dán nhãn ống 1).
+ Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào chai chứa hạt
17


+ Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa nước vôi trong (ống 1)
+ Lấy ống nghiệm chứa nước vôi trong còn lại (dán nhãn ống 2), thở bằng
miệng vào đó qua 1 ống nhựa (lưu ý thở nhẹ, lấy hơi ngắn để bọt khí không trào
ra ngoài) và quan sát hiện tượng xảy ra.
2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút
O2 - HS chuẩn bị trước giờ thực hành (6 – 8 giờ):
+ Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần 50 g).
+ Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt (ngâm hạt trong nước
sôi khoảng 5 – 10 phút).
+ Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi chai nhựa và vặn chặt nắp lại, dán nhãn
cho mỗi chai.
- Đến thời điểm thí nghiệm:
+ Mở nắp chai chứa hạt sống và đưa nhanh que đóm đang cháy vào chai hạt
và quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Mở nắp chai chứa hạt chết và đưa nhanh que đóm đang cháy vào chai và
quan sát hiện tượng xảy ra
- Ghi lại hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm
III. Kết quả và giải thích
1. Thí nghiệm 1
- Kết quả: Cả 2 ống nghiệm chứa nước vôi trong đều bị vẩn đục
- Giải thích:
+ Ống nghiệm 1: Khi tiến hành rót nước vào chai chứa hạt, nước sẽ đẩy không
khí ra khỏi chai qua ống nhựa vào ống nghiệm làm cho nước vôi trong ống

nghiệm đó bị vẩn đục. Chứng tỏ không khí trong chai chứa hạt giàu CO 2. Khí
CO2 này được sinh ra từ quá trình hô hấp của hạt đang nảy mầm.
+ Ống nghiệm 2: Khi ta thở nhẹ vào ống nghiệm chứa nước vôi trong thì nước
vôi trong cũng bị vẩn đục do không khí thở ra giàu CO2.
+ Khí CO2 làm cho nước vôi trong bị vẩn đục. Phản ứng diễn ra theo phương
trình sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Kết tủa trắng
2. Thí nghiệm 2
- Kết quả:
18


+ Chai chứa hạt sống: que đóm đang cháy tắt ngay
+ Chai chứa hạt chết: que đóm vẫn tiếp tục cháy
- Giải thích
+ Ở chai chứa sống, hạt đang nảy mầm hô hấp hút khí O2 nên khi đưa que
đóm đang cháy vào chai thì que đóm tắt ngay (do khí O2 cạn kiệt, không duy
trì sự cháy)
+ Ở chai chứa hạt đã chết, không xảy ra hiện tượng hô hấp do đó lượng O2
trong chai giúp duy trì sự cháy của que đóm trong một khoảng thời gian
7.1.4. Tổ chức thực hiện
Tôi đã tổ chức thực hiện đề tài của mình tại trường THPT Hai Bà Trưng với
hai lớp có học lực tương đương. Các em HS thuộc hai lớp này chủ yếu có học
lực trung bình – khá, đây cũng là 2 lớp theo khối xã hội của nhà trường:
+ Lớp thực nghiệm: 11A7 với 36 HS
+ Lớp đối chứng: 11A6 với 40 HS
Lớp đối chứng GV tổ chức cho HS tiến hành các bài thực hành với thiết bị
hiện có trong phòng bộ môn của nhà trường. Với số lượng thiết bị hạn chế,
không đồng bộ, có thí nghiệm GV biểu diễn cho HS cả lớp cùng quan sát hoặc

GV phải chia HS trong lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 20 HS hoặc tổ chức cho HS
xem thí nghiệm ảo.
Lớp thực nghiệm, với thiết bị sẵn có trong phòng bộ môn GV hướng dẫn HS
tự chế tạo thêm các dụng cụ từ những vật dụng trong đời sống để tiến hành các thí
nghiệm. Mỗi thí nghiệm GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 9 HS.

Thiết bị sử dụng trong các thí nghiệm ở các bài thuộc chương I. A – Sinh
học 11 cơ bản thực hiện ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm như sau:
Thí nghiệm

Dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho thí nghiệm
Lớp đối chứng (11A6)
Lớp thực nghiệm (11A7)
(2 nhóm HS/lớp)
(4 nhóm HS/lớp)

So sánh tốc độ Phòng bộ môn không có
dung dịch côban clorua
thoát hơi
nên GV cho HS quan
nước ở hai
sát thí nghiệm ảo
mặt lá
19

- Lam kính: 8 chiếc
- Kẹp gỗ: 4 chiếc
- Chậu cây: 4 chậu
- Giấy tẩm côban clorua đựng trong lọ
hút ẩm (GV liên hệ xin của trường



- Chậu nhựa: 2 chiếc
- Tấm xốp tròn: 2 tấm
Nghiên cứu
vai trò của
phân bón
NPK

- Thước nhựa: 1 chiếc
- Cốc thủy tinh dung
tích 500 ml: 1 chiếc
- Cốc đong có mỏ dung
tích 250 ml: 1 chiếc
- Đũa thủy tinh: 1 chiếc
- Phân bón NPK

- Cốc thủy tinh (to,
nhỏ): 6 chiếc
- Cốc đong 250 ml có
Chiết rút diệp chia độ: 1 chiếc
lục và
- Ống nghiệm: 6 chiếc
carôtenôit
- Giá để ống nghiệm: 1
chiếc
- Kéo HS, dao
- Cồn 900
- Nước sạch
- Bình thủy tinh có nút

cao su gắn ống thủy tinh
hình chữ U và phễu
nhựa: 1 chiếc
Phát hiện hô
hấp qua sự
thải CO2
- Cốc có mỏ: 1 chiếc
- Ống nghiệm: 2 chiếc
- Giá để ống nghiệm: 1
chiếc
- Ống hút: 1 chiếc
20

ĐHSP)
- Cốc nhựa trong suốt: 8 chiếc
- Tấm xốp tròn (HS tự cắt và đục lỗ):
8 tấm
- Thước nhựa: 4 chiếc
- Cốc thủy tinh dung tích 500 ml: 4
chiếc
- Cốc đong có mỏ dung tích 250 ml:
4 chiếc
- Đũa thủy tinh: 4 chiếc
- Phân bón NPK
- Cốc nhựa trong suốt: 24 chiếc
- Cốc đong 250 ml có chia độ: 1
chiếc
- Ống nghiệm: 24 chiếc
- Giá để ống nghiệm: 4 chiếc
- Kéo HS, dao

- Cồn 900
- Nước sạch
- Chai nhựa (tận dụng chai nước lọc)
dung tích 350 – 500 ml, trên nắp
chai có đục 2 lỗ nhỏ (HS tự đục lỗ
theo hướng dẫn của GV) vừa khít
với ống nhựa hình chữa U và phễu
nhựa: 4 chiếc
- Phễu nhựa: 2 chiếc
- Ống nhựa hình chữ U: 4 chiếc
(dùng 2 ống hút của hộp sữa nối lại)
- Cốc có mỏ: 4 chiếc
- Ống nghiệm: 8 chiếc
- Giá để ống nghiệm: 4 chiếc
- Ống hút: 4 chiếc


- Nến, diêm (bật lửa)
- Nước vôi trong
- Nước sạch

- Nước vôi trong
- Nước sạch
Phát hiện hô
hấp qua sự
hút O2

- Bình có nắp đậy: 2
chiếc
- Diêm (bật lửa)

- Nến

- Chai nhựa có nắp đậy: 8 chiếc
- Diêm (bật lửa)
- Nến

7.1.5. Một số hình ảnh hoạt động trên lớp của các nhóm học sinh lớp thực
nghiệm

Thí nghiệm về thoát hơi nước
Nhóm 1 lớp 11A7 HS trường THPT Hai Bà Trưng

Thí nghiệm về vai trò của phân bón
Nhóm 4 lớp 11A7 HS trường THPT Hai Bà Trưng
21


×