Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN một số HOẠT ĐỘNG WARM – UP TRONG TIẾT SPEAKING TIẾNG ANH lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 21 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Tiếng Anh là một trong những môn học được coi là bắt buộc và cần thiết dành cho thế
hệ học sinh sinh viên hiện nay nói chung và học sinh THPT nói riêng. Việc biết tiếng
Anh mang đến cho các em rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nhiều bạn trẻ không nhận thấy lợi
ích của tiếng Anh mang lại cho người dùng. Chính vì vậy đa phần học sinh đều lơ là và
không hứng thú trong việc học tiếng anh ngay từ khi mình còn ngồi trong ghế nhà
trường, để rồi sau này khi đã đi làm rồi mới cảm thấy hối hận vì tuột mất đi nhiều cơ hội
chỉ vì bản thân không biết tiếng Anh.
Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập cho các em đối với một giờ Tiếng Anh ngay từ
những phút đầu tiên? Đó là câu hỏi luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi mỗi khi soạn
bài, tiến hành các bước lên lớp. Qua hơn 10 năm giảng dạy, đặc biệt từ khi Bộ GD&ĐT
tiến hành đổi mới sách giáo khoa tiếng anh THPT, qua nghiên cứu tài liệu, qua dự giờ,
học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp và ngoài nhà trường tôi nhận thấy rằng việc
gây hứng thú, tích cực học tập cho các em trong giờ học Tiếng anh phần lớn phụ thuộc
vào các thủ thuật, phương pháp dạy học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động lên
lớp của giáo viên. Trong đó hoạt động “Warm up” đóng vai trò vô cùng quan trọng, là
một trong các yếu tố quyết định sự thành công của giờ dạy mặc dù nó chỉ chiếm một
khoảng thời gian rất ngắn so với cả bài học.
Chính do nhận thấy được sự cần thiết của phần “warm-up” trong tiết dạy môn Tiếng
anh, nên ngay từ đầu năm học 2018-2019, khi được phân công giảng dạy môn Tiếng
anh lớp 10 tôi đã tiến hành chọn nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài về “MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG “WARM – UP” TRONG TIẾT “SPEAKING” – TIẾNG ANH LỚP 10”
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
2. Tên sáng kiến: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG “WARM – UP” TRONG TIẾT
“SPEAKING” – TIẾNG ANH LỚP 10
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: CÙ THỊ THANH PHƯƠNG
1



- Địa chỉ tác giả sáng kiến: THPT NGÔ GIA TỰ CƠ SỞ 2 , LẬP THẠCH, VĨNH
PHÚC
- Số điện thoại: 0916279635
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: CÙ THỊ THANH PHƯƠNG
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng anh lớp 10 – tiết Speaking; đổi mới và nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng anh THPT
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 8 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A. Về nội dung của sáng kiến
7.1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết, việc học Tiếng Anh đang là xu hướng của thời đại công nghệ phát
triển như hiện nay. Tuy nhiên, Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không phải là tiếng mẹ đẻ,
do đó việc giảng dạy tiếng Anh là đã một việc khó, để học sinh tiếp thu và vận dụng
tiếng Anh vào thực tiễn của cuộc sống lại là việc làm khó khăn hơn. Học sinh cần phải
lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thông qua các hoạt
động giao tiếp có mục đích. Do đó, giáo viên phải có những kỹ năng, phương pháp
riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu
tiên giáo viên phải làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò
và muốn biết được những điều mình sắp được học. Việc thiết lập, tạo những tình huống
đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của bài học là cả một nghệ thuật của người
giáo viên.
“Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá
trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ.”
Hứng thú là yếu tố dẫn đến tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý bảo đảm
tính tích cực độc lập sáng tạo trong học tập. F.Bruno cho rằng hứng thú nhận thức được
hình thành qua việc tổ chức những hoạt động khám phá.

2



Để tạo hứng thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học
sinh. Hay nhất là tổ chức được những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả
thuyết, tranh luận, các hoạt động có tính thi đua....
Theo TS. Đặng Thị Thu Hương, Học Viện Quản lý Giáo dục, một trong những nội dung
của phương pháp giảng dạy mà giáo viên cần chú trọng tới đó là tổ chức các hoạt động
khởi động trong giờ học. Hoạt động này có vai trò làm “tan băng” (ice-breaking), xóa
đi sự ngại ngùng, e dè của người học và thu hẹp khoảng cách giữa người dạy - người
học, người học - người học. Thay vào đó, nó giúp làm “ấm lên” (warm-up) bầu không
khí trong lớp học.
Hoạt động này thường được sử dụng trước khi bắt đầu buổi học, trước một nội dung học
nhưng cũng có lúc được dùng đan xen trong giờ nếu giáo viên nhận thấy người học
đang chán nản hoặc mệt mỏi.
Hoạt động khởi động là một bước trong tiến trình thực hiện các giờ học. Nếu hoạt động
được sử dụng một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với giờ học ngoại ngữ.
Nó không chỉ giúp cho người học có thêm sự hứng khởi và tự tin khi bước vào giờ học,
phát triển các kỹ năng ngôn ngữ mà còn tăng cường các kỹ năng mềm như làm việc
nhóm, thuyết trình, tư duy sáng tạo và phản biện…cho người học.
7.2. Thực trạng vấn đề:
7.2.1. Thực trạng học sinh
Theo kết quả thi tuyển sinh vào 10 năm học 2018-2019 và kết quả thi khảo sát đầu năm
học, đa phần học sinh ở trường tôi đạt điểm số ở trung bình, thậm chí nhiều học sinh
yếu kém môn tiếng anh.
Trong quá trình học tập, số học sinh khá, giỏi của lớp năng động tích cực học tập, tham
gia các hoạt động khởi động giáo viên tổ chức trong tiết học. Riêng học sinh yếu kém
lại lười học, thụ động, không tham gia các hoạt động khởi động hoặc chưa đủ khả năng
tham gia. Đặc biệt trong các tiết học nói – Speaking, nhiều học sinh cảm thấy khó khăn
để trình bày một vấn đề nào đó bằng Tiếng anh. Học sinh cảm thấy chán nản với tiết
học, sử dụng Tiếng việt để trao đổi thay cho Tiếng anh. Chính vì thế bắt đầu vào tiết học

nói luôn là nỗi sợ của học sinh và là áp lực của giáo viên.
7.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất – đồ dùng dạy học
3


Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học môn tiếng anh:
có phòng tiếng, phòng học không dây, máy chiếu. Điều kiện thuận lợi này giúp giáo
viên dễ dàng tiến hành đổi mới thực hiện nhiều hình thức và thủ thuật khởi động bài
học.

7.3. Nội dung các giải pháp
7.3.1. Mục đích các hoạt động khởi động trong tiết Speaking – Tiếng anh lớp 10
Các hoạt động này thường chiếm thời gian ngắn, khoảng từ 5 đến 7 phút nhằm:
+ Ổn định tổ chức lớp, cho phép học sinh có một thời gian ngắn để thích nghi với bài
học mới.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.
+ Gây hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào bài học mới.
+ Giúp học sinh liên hệ những kiến thức đã học ở các tiết trước với bài học mới.
+ Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
+ Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.
7.3.2. Các yêu cầu cơ bản đối với các hoạt động khởi động trong tiết Speaking –
Tiếng anh lớp 10
Đảm bảo hoạt động phải phù hợp: Tùy thuộc vào trình độ, năng lực
tiếng Anh, lứa tuổi, tâm lý của người học; điều kiện hoàn cảnh, thời
điểm và mục tiêu của bài giảng... giáo viên có thể lựa chọn nội dung
và hình thức tổ chức phù hợp để có hiệu quả tốt nhất.
Thực hiện hoạt động có mục tiêu rõ ràng: Mỗi hoạt động được tổ chức,
giáo viên cần lưu ý đến mục tiêu để hoạt động có ý nghĩa. Ví dụ: Hoạt
động “Chúng mình cùng làm quen” nhằm mục tiêu cho người học làm
quen với nhau trong một bầu không khí thoải mái và “nhúng” trong

môi trường tiếng Anh.

4


Hướng dẫn hoạt động dễ hiểu: Khi đưa ra hướng dẫn hoạt động, giáo
viên cần giải thích và đưa ra hoạt động mẫu hoặc đặt một số câu hỏi
kiểm tra liệu người học đã hiểu và có thể triển khai được hoạt động
một cách hiệu quả hay chưa, sau đó mới tiến hành tổ chức hoạt động.
Tổ chức hoạt động linh hoạt: Hoạt động có thể được tổ chức một cách
linh hoạt, không nên cứng nhắc theo kịch bản đã chuẩn bị sẵn trong
giáo án.
Tạo môi trường sử dụng tiếng Anh: Bên cạnh việc tạo không khí cho
lớp học, giáo viên cần lưu ý việc thúc đẩy người học sử dụng tiếng
Anh càng nhiều càng tốt trong những hoạt động này là vô cùng cần
thiết. Giáo viên đưa người học vào một hoạt động “học mà chơi, chơi
mà học” một cách tự nhiên mà vẫn đạt được ý đồ sư phạm của mình.
Phát huy được tính chủ động của người học: GV chỉ là người hướng
dẫn tổ chức để người học chủ động thực hiện các hoạt động nhằm
phát huy năng lực của mình. Hơn thế nữa, giáo viên có thể phát động
cuộc thi “Thiết kế hoạt động học tiếng Anh” để người học thỏa chí thể
hiện khả năng sáng tạo của mình.
Tạo không khí tích cực: Hoạt động được tổ chức nhằm tạo không khí
tích cực, không khiên cưỡng để người học thực sự thoải mái và có nhu
cầu tham gia. Khi hoạt động không thu hút được người học vì nhiều
nguyên nhân (quá khó, quá dễ, buồn tẻ...), giáo viên ngay lập tức
điều chỉnh hoạt động cho có sức hấp dẫn hơn và phù hợp hơn.
Sắp xếp nhóm đồng đều, tránh thiên vị: Việc sắp xếp và chia nhóm
không đồng đều (về số lượng, trình độ, giới tính...) khi tổ chức hoạt
động cũng sẽ tạo nên một rào cản cho sự thành công của hoạt động.

Do đó, giáo viên nên chú ý sắp xếp nhóm cho phù hợp khi tổ chức các
hoạt động cần sự tư duy và sức mạnh thể chất giữa các đội.
7.3.3. Một số hình thức và thủ thuật khởi động
5


 GỢI Ý 1: GUESSING TOPIC
 Hangman

Giáo viên gạch những đường gạch trắng lên bảng, mỗi gạch tương đương với mỗi mẫu
tự trong từ. Giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh tập trung vào nội dung cần thiết. Vd: nếu
muốn học sinh đoán từ “clothing” thì gạch lên bảng 8 gạch (_ _ _ _ _ _ _ _). Giáo viên
vẽ hình người đàn ông hình que lên bảng, mỗi lần học sinh đoán sai , người đàn ông này
sẽ bị treo 1 bộ phận lên (theo thứ tự trong hình vẽ). Nếu học sinh đoán sai quá 6 lần sẽ
bị thua.
1
2



3

4

5

6

Jumbled words:
Giáo viên đưa ra cho học sinh một số từ đã bị xáo trộn và gợi ý

chủ đề của các từ đó. Học sinh sắp xếp lại từ cho đúng trật tự và có
nghĩa.



Guessing topic:
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một danh sách
từ hoặc cụm từ có liên quan đến chủ đề học sinh cần đoán. Học sinh thảo luận theo
nhóm. Nhóm nào đoán đúng đầu tiên sẽ là nhóm thắng cuộc.



Guessing picture:
Giáo viên chọn một bức tranh chứa nội dung bài học tương đối rõ ràng và nêu gợi
ý cho học sinh bức tranh nói về điều gì. Từ tranh giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài
học.
 GỢI Ý 2: FINDING INFORMATION

Các hình thức hoạt động này nhằm giúp học sinh vừa ổn định lớp, tập trung chú ý,
gây hứng thú nhưng vẫn có thông tin cần thiết để vào bài học mới.
6




Brainstorm:
Đây là hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên có thể dùng thủ thuật này
để giới thiệu tình huống và thiết lập chủ điểm của bài học.
Vd: Nội dung bài học có chủ điểm về môi trường. Giáo viên có thể chia nhóm để học
sinh liệt kê ra các cách bảo vệ môi trường. Sau khoảng thời gian qui định cụ thể, nhóm

nào tìm ra nhiều ý hay nhóm đó chiến thắng.



Networks:
Giáo viên viết mạng từ lên bảng. Học sinh làm việc theo nhóm cặp hoặc cá nhân
để tìm ra các thông tin theo chủ điểm bài học.
Vd: chủ điểm bài học là “Celebrations”
Tet

Christmas

Mother’s Day
Celebrations

Woman’s Day
……..

…….


Lucky number:
Giáo viên viết các con số lên bảng, mỗi số tương ứng một câu hỏi trong đó có từ
hai đến ba số là con số may mắn. Nếu chọn trúng số may mắn học sinh sẽ được điểm
mà không phải trả lời câu hỏi. Những số còn lại mỗi số tương ứng với một câu hỏi. Nếu
trả lời đúng câu hỏi học sinh sẽ được điểm. Nếu trả lời sai nhóm khác có quyền tiếp tục
trả lời câu hỏi. Điểm số cộng lại nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ là nhóm thắng.




Chatting:
Giáo viên đặt nhiều câu hỏi có liên quan đến bài học và bản thân học sinh để các
em chủ động trả lời và đưa ra ý kiến của mình, từ đó giáo viên lấy thông tin từ học sinh
và dẫn các em vào bài học.
Hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu, nói về mình, trao đổi ý kiến trò
chuyện với giáo viên và các bạn.



Kim’s game:
Đây là trò chơi luyện trí nhớ, đồng thời giúp học sinh tìm ra các thông tin cho bài
học mới.
7


Giáo viên chia học sinh ra thành hai nhóm, cho các em xem từ 8 đến 10 tranh
hoặc 8 đến 10 từ theo một chủ điểm trong vòng khoảng 20 giây. Yêu cầu học sinh
không được viết mà chỉ ghi nhớ. Sau đó giáo viên cất tranh hoặc từ đi, học sinh lên bảng
viết lại tên hoặc từ đã xem theo hai nhóm, nhóm nào ghi nhớ nhiều hơn sẽ là nhóm
thắng.
 GỢI Ý 3: REMIND KNOWLEDGE

Các hoạt động ở phần này nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh vừa nhớ lại kiến
thức củ vừa có được tâm lí thoải mái cho bài học mới.


Bingo:
Học sinh nhắc lại khoảng 10 đến 15 từ các em đã học và có liên quan đến bài học
mới. Giáo viên viết các từ này lên bảng. Mỗi học sinh chọn 9 từ bất kì trên bảng viết
vào một bảng có 9 ô. Giáo viên lần lượt đọc các từ nhưng không theo thứ tự. Học sinh

đánh dấu vào từ có trong bảng của mình khi nghe giáo viên đọc từ đó. Học sinh nào có
3 từ liên tục theo hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ hô to “BINGO” và thắng trò chơi.



Noughts and crosses:
Giáo viên giải thích với học sinh rằng trò chơi này cũng giống như trò chơi “carô” ở Việt Nam, nhưng chỉ cần ba ô “ o” hoặc “x” trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo là
thắng. Giáo viên kẻ 9 ô trên bảng mỗi ô chứa 1 từ hoặc 1 tranh vẽ, học sinh mỗi đội nếu
nói được câu chứa từ hoặc tranh ở ô nào thì đội của học sinh đó làm dấu “ o” vào ô đó,
đội kia tiếp tục nói được câu chứa từ của ô khác và đánh dấu “ x” vào ô đó. Đội nào có
được 3 dấu “x” hoặc “o” trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ chiến thắng.



Matching:
Đây là thủ thuật kết nối giữa hai cột A và cột B. Thủ thuật này có thể dùng nhắc
lại nghĩa của một số từ cần thiết hoặc nhắc lại cấu trúc một số câu bằng cách nối một
nữa câu với một nữa còn lại.



Crossword puzzle:
Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm, sử dụng những gợi ý để tìm ra các từ
trong ô chử. Gợi ý có thể là tranh vẽ, từ đồng nghĩa, từ tiếng việt,…
Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác như: What and where,
slap the board, rubout and remember, survey, snakes and ladders, true/ false
statement, picture drill, ordering, pelmanism, mappled dialogue, gap fill, listen and
8



draw, find someone who, dictation, chain game, … để khởi động bài học cho phù hợp
với khả năng và đặc điểm tâm lí của từng khối lớp học.
7.3.4. Áp dụng thực tế : một số hoạt động khởi động trong tiết
“speaking” – Tiếng anh 10
ÁP DỤNG 1:
UNIT 1: FAMILY LIFE
LESSON 4: SPEAKING – Chores I like!
Step/
Activity

Aims and
Mode of
Interaction
1.Warm- - Aim: Make Ss
up (7’)
get involved in
the topic.
Students write
down the
housework
Teacher leads to
the topic.
- Interaction:
the whole class.

T’s Activities

Ss’ Activities

- Ask Ss some questions about the topic: - Listen to the T and

answer
+ Do you often do household chores?
+In your family, who does the most of
housework?
* Play game “ Remembering”
+ After watching the
video, Ss to discuss in
+ Divide class into groups of 4.
their group in 1 minute
+ Show a short video about housework. then 1 member of
each group go to the
+ Ask Ss to watch the video and
board and write down
remember the activities as much as
the answers in 2
possible without writing down anything. minutes.
+ The group writing
- Check the answers and find out the
more right answers will
winner.
be the winner.
- Play game
- Keys:
- Give rules:

+ make the bed
+ take out the
rubbish
+ vacuum the
floor

+ hang up the
clothes
+ sweep the
house
+ do the laundry
* Lead in

+ water the trees
+ wash the dishes
+ feed the dogs
+ mop the floor
+ iron the clothes
+ cook the meals

ÁP DỤNG 2:
9


UNIT 3: MUSIC
LESSON 4: SPEAKING – Talking about TV shows
Warm-up: Matching
Step/
Aims and
T’s Activities
Activity
Mode of
Interaction
1.Warm- - Aim: Make * Matching
up (7’)
Ss get

- Give rules:
involved in
+ Divide class into groups of 4.
the topic.
+ Students look at the pictures and match
Students
them with the suitable names of TV
know some
shows.
English
- Check the answers and find out the
names of TV
winner.
shows
- Keys:
- Interaction:
1F 2G 3E 4B 5A 6C 7D
the whole
* Lead in
class.

10

Ss’ Activities

- Work in group
- Match the
pictures with
the names of TV
shows.



ÁP DỤNG 3:
UNIT 4: FOR A BETTER COMMUNITY
LESSON 4: SPEAKING – Community development

Step/
Activit
y

Warm-up: slap the board
Aims and
T’s Activities
Mode of
Interaction

11

Ss’ Activities


1.Warm - Aim: Students
-up (7’) know some
activities for
community
developments
- Interaction:
the whole
class.


* Slap the board
- Give rules:
Teacher shows pictures about some
clothes and shoes on the board and calls 2
students go to stand at the first table.
Teacher reads one word, students run to
the board and slap the picture of that
words/phrases.
The winner is the student who slaps the
board first.
Then teacher calls other pair. They also
listen to teacher and slap the board at the
picture of the correct word.
* Lead in

Tranh áp dụng:

> Key: Helping the old
Key: Helping the sick/ the ill
Key: Directing the traffic
Key: Cleaning the street

> Key: Helping the sick

12

- Listen to the
teacher and run
to the board
and slap the

picture of that
words/phrases


> Key: Directing the traffic

> Key: Cleaning the street

> Key: Widening the road

13


> Key: Protecting the environment
ÁP DỤNG 4:
UNIT 5: INVENTIONS
LESSON 4: SPEAKING – Unique inventions
Warm-up: networds
Step/
Aims and
Activit
Mode of
y
Interaction
1.Warm - Aim: Students
-up (5’) ư some
inventions
- Interaction:
the whole
class.


T’s Activities

Ss’ Activities

- Give rules:
Work in groups
Teacher divides the
 Networds:
class into 5 teams.
computer
Each team write the
washing machine
names of inventions in
INVENTIONS
2 minute
The winner is the team
which writes more
inventions
radio
air-conditioner
* Lead in
vacuum cleaner
……..

ÁP DỤNG 5:
14


UNIT 8: NEW WAYS TO LEARN

LESSON 4: SPEAKING – Go digital
Warm –up: crossword (review the words/phrases they’ve learned)

Questions:
Question 1: Find a word with the following meaning: Producing a
successful result. (9 letters)
Question 2: Find a word with the following meaning: Easy to carry or
move. (8 letters)
Question 3: Find a word with the following meaning:
A software programme designed to do a particular job.
(11 letters)
Question 4: Find a phrase (two words) with the following meaning:
The ability of a device or programme to understand a human voice.
(16 letters)
Question 5: Fill the gap with a suitable word.
Using ......... devices like smart phones or tablets is a good way to learn
English. (10 letters)
Question 6: Find a word with the following meaning:
Detailed information on how to do or use something. (11 letters)
Question 7: Find a word with the following meaning:
15


This is a language used as a language of international communication
throughout the world. (7 letters)
Question 8: Find a phrase (two words) with the following meaning:
A device that stores and plays sound and pictures. (11 letters)
Key :

1. effective


5. electronic

2. portable

6. instruction

3. application

7. English

4. voice recognition

8. media player

ÁP DỤNG 6:
UNIT 9: PRESERVING THE ENVIRONMENT
LESSON 4: SPEAKING – Environmental impacts of human activities
Warm –up: Jigsaw puzzle

Key

16


ÁP DỤNG 7:
UNIT 10: ECOTOURISM
LESSON 4: SPEAKING – Travel and enjoy
Warm –up: Matching
Students match the names of activities of ecotourism with the corect

pictures

17


Key: 1D 2B 3A 4C 5F 6E
B. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng
Anh nói chung, cụ thể là tiết Speaking – Tiếng anh 10, nhằm gây hứng thú cho học sinh,
xóa bỏ cảm giác nặng nề, nhàm chán, thờ ở của học sinh đối với tiết “speaking” trước
đây, giúp học sinh đạt kết quả cao ở bộ môn Tiếng anh
Bên cạnh đó tôi còn hi vọng sáng kiến này có thể hữu ích đối với bạn bè đồng
nghiệp muốn giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để áp dụng những biện pháp đổi mới này một cách hiệu quả, đòi hỏi một số điều
kiện cần thiết sau:
1. Thời gian: 9 tháng
2. Đối tượng: toàn bộ tập thể học sinh lớp 10A1
3. Yêu cầu:

- Giáo viên chủ nhiệm phải kiên trì, tâm huyết, chủ động, linh hoạt, sáng tạo và
tuân theo 8 yêu cầu cơ bản đối với các hoạt động khởi động trong tiết Speaking –
Tiếng anh lớp 10 (đã đề cập ở trên)
- Học sinh cần tích cực, chủ động, nhiệt tình trong học tập, vượt qua mọi khó khăn
trong quá trình thực hiện .
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, với hội
cha mẹ học sinh và các tổ chức khác trong nhà trường và ngoài xã hội.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng

sáng kiến lần đầu:
- Thời gian đầu áp dụng những hoạt động warm-up trong tiết dạy Speaking, nhiều
học sinh nhất là học sinh yếu bộ môn Tiếng anh còn có thái độ nhút nhát, thụ động, ỷ lại
cho các học sinh khá , giỏi trong nhóm.
18


- Tuy nhiên sau một thời gian kiên trì đổi mới, tôi nhận thấy những thay đổi tích
cực trong các giờ dạy Speaking tại lớp 10A1. Cụ thể:
+ Các tiết học bớt nhàm chán, im lặng, hời hợt mà diễn ra rất sôi nổi. Hầu hết
học sinh tham gia rất nhiệt tình, các em đều chờ đợi đến tiết học để được tham gia các
trò chơi, xem các video,...
+ Chất lượng học tập bộ môn Tiếng anh trong năm học vừa qua được cải thiện rõ
rết rõ rệt, các em phát triển các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết; xây dựng kho từ vựng phong
phú hơn.
+ Tôi đã tiến hành khảo sát mức độ yêu thích giờ học Speaking của các em học
sinh lớp 10A1 trước và sau khi áp dụng sáng kiến và thu được kết quả như sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy:
THÍCH HỌC

BÌNH THƯỜNG

KHÔNG THÍCH/
NGẠI HỌC

SỐ HỌC SINH

10

13


12

PHẦN TRĂM (%)

28,6

37,1

34,3

BÌNH THƯỜNG

KHÔNG THÍCH/

Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy:
THÍCH HỌC

NGẠI HỌC
SỐ HỌC SINH

22

8

5

PHẦN TRĂM (%)

62,9


22,9

14,2

Trong quá trình áp dụng, tôi đã chủ động mời đồng nghiệp dự giờ đánh giá và
nhận được những phản hồi tích cực. Họ đóng góp cho tôi nhiều hoạt động Warm-up thú
vị và hiệu quả khác . Các em học sinh rất hào hứng và thích thú với các tiết học
Speaking thuộc chương trình Tiếng anh lớp 10.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số

Tên tổ

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

TT chức/cá nhân
1

10A1

áp dụng sáng kiến
Trường THPT Triệu Thái

Các tiết “Speaking” – Tiếng
anh 10

19



Lập Thạch, ngày .... tháng ... năm 2020 Lập Thạch, ngày .... tháng ... năm 2020

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cù Thị Thanh Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách học sinh Tiếng Anh lớp 10 tập 1+ 2 (hệ 10 năm) – NXB Giáo Dục
- Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 10 tập 1+ 2 (hệ 10 năm) – NXB Giáo Dục
20


- Một số thông tin trên mạng Internet.
- Success in English teaching – Oxford: OUP – Davis, P.Eric Pearse (2000)
- Urpenny, wright Andrew( 2002), Five minutes activities, Cambridge University

21



×