SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG
TÁC CHỦ NHIỆM GIÚP HỌC SINH
ĐOÀN KẾT GẮN BÓ
Lĩnh vực: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tên tác giả:TRẦN THỊ PHƯƠNG
Giáo viên môn sinh học
Phú Vang, ngày 1 tháng 3 năm 2016
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ông cha ta từ ngàn xưa đã có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu ca dao trên đã từ lúc nào trở thành biểu tượng về tinh thần đoàn kết,
tinh thần bất diệt của con người Việt Nam.
Đúng vậy, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết sẽ đưa đến thắng lợi và thành
công. Đó là một điều hiển nhiên trong cuộc sống mà bấy lâu nay chúng ta đều
tâm đắc và thừa nhận. Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và
hình thành tính cách con người. Nếu chịu khó quan sát và đúc kết chúng ta sẽ
thấy rằng: những người có tinh thần đoàn kết, hòa đồng, trách nhiệm với tập
thể… sau này sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Chính vì thế, ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần được hình thành, duy trì và phát
triển đức tính quan trọng này.
Cũng chính vì lẽ đó, là những người công tác trong ngành sư phạm, làm
giáo viên chủ nhiệm lớp học ai mà không muốn học sinh trong lớp mình chăm
ngoan, học giỏi, thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Một lớp
học có đoàn kết hay không còn quyết định đến sự nhìn nhận đánh giá của nhà
trường với lớp cũng như với giáo viên chủ nhiệm. Thử tưởng tượng một giáo
viên chủ nhiệm phụ trách một một lớp mà trải qua cả năm học mà học sinh
mạnh ai nấy chơi, chia bè chia phái, mâu thuẫn, nhiều học sinh thờ ơ, bị động,
học kém… thì được nhìn nhận như thế nào?. Do vậy, theo đánh giá chủ quan của
tôi thì một khi lớp học chưa thật sự đoàn kết thì giáo viên chủ nhiệm chưa làm
tròn trách nhiệm.
Để xây dựng được một lớp học mà ở đó học sinh thật sự đoàn kết, yêu
thương, tha thiết và gắn bó không phải là công việc một sớm một chiều mà đó
thật sự là một quá trình dài hơi và gian nan đối với người giáo viên chủ nhiệm.
Nó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có được cách nhìn nhận và đánh giá
tình hình thật khoa học, có kế hoạch cụ thể và hợp lý cho cả năm học. Nó cần
phải đầu tư rất nhiều thời gian ngoài giờ, rèn luyện rất nhiều kỹ năng như quan
sát, lắng nghe, thuyết phục, tổ chức… Bên cạnh đó đây cũng phải là vấn đề tâm
huyết trăn trở và day dứt làm sao để biến thành hiện thực của người giáo viên
chủ nhiệm. Một khi đã được như vậy thì những phương pháp, những kinh
nghiệm, những sáng tạo hữu ích sẽ dần xuất hiện… Để thay đổi một tập thể là cả
một quá trình khoa học chứ không thể hời hợt!
Với mong muốn góp một phần nhỏ các giải pháp kinh nghiệm của mình
giúp giáo viên chủ nhiệm xây dựng tình đoàn kết cho học sinh, để xây dựng nên
3
một lớp học mà ở đó các em thực sự gắn bó, hòa đồng, yêu thương có trách
nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, san sẻ với nhau những khó khăn vui
buồn trong cuộc sống để cùng nhau ngày càng tiến bộ. Đó chính là lý do tôi
chọn đề tài: “Một số hoạt động trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh đoàn kết
gắn bó ”
2. Phạm vi nghiên cứu
- Những tâm lý của học sinh trung học.
- Những nguyện vọng, sở thích mà học sinh quan tâm.
- Những hoạt động phù hợp lứa tuổi học sinh.
- Các giải pháp hình thành một tập thể đoàn kết.
- Đối tượng nghiên cứu: Tập thể lớp12B8 trường THPT Vinh Xuân.
3. Khả năng ứng dụng
Đề tài có thể tham khảo và áp dụng chung cho các lớp THCS, THPT. Tuy
nhiên tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp, mỗi khu vực,
vùng miền cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp tình hình thực tế.
4
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những vấn đề lý luận chung
1. Về mặt lý luận
Một trong những mục tiêu của Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã
nêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngàg càng tốt hơn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người việt nam phát triển toàn diện
và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”…
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân… Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống (mục tiêu của Nghị
quyết 29 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI).
2. Về mặt thực tiễn
Hiện nay đất nước ta đang trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu
vào nền kinh tế quốc tế. Chúng ta đang hòa mình để tìm sự phát triển giữa một
thế giới đầy biến động, nhiều cơ hội và cũng lắm thách thức, vì vậy mỗi công
dân Việt Nam cần phải đoàn kết gắn bó, chủ động, sáng tạo để có thêm sức
mạnh nhằm đối mặt với những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe về kinh tế,
văn hóa, khoa học, công nghệ để góp phần đưa đất nước phát triển bền vững.
Đứng trước yêu cầu xã hội đặt ra một vấn đề là làm sao ngành giáo dục và đào
tạo phải ươm mầm được những thế hệ học sinh vừa có trình độ, kiến thức, vừa
có kỹ năng và các đức tính quý báu cần thiết. Đoàn kết là một yếu tố cần thiết và
quan trọng, một khi các em đoàn kết với bạn, với lớp, với trường, các em sẽ
nâng tầm lên thành ý thức và tinh thần đoàn kết dân tộc… Do vậy, điều đầu tiên
cần trang bị cho các em ngay hôm nay là tinh thần đoàn kết trong môi trường
học đường.
Hiện nay một số học sinh còn chưa ngoan, chia thành nhiều phe phái, gây
mất đoàn kết gắn bó, thiếu chí tiến thủ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tính tự
giác còn hạn chế.
Mặc khác, một số học sinh có biểu hiện lệch lạc của sự đoàn kết, đó là
bênh vực, che giấu cho những sai trái của các bạn trong lớp hoặc biểu hiện cục
bộ, phân biệt theo vùng miền, giữa lớp này với lớp khác…
5
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, đoàn trường, các phụ huynh học
sinh, các giáo viên bộ môn, cùng toàn thể quý thầy cô trong hội đồng sư phạm.
- Nhiều em học sinh tích cực, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, có tinh
thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động.
2. Khó khăn
- Học sinh phân bố trên địa bàn rộng nên rất khó khăn trong việc tập trung
sinh hoạt tập thể.
- Một số học sinh ít cởi mở, rụt rè, ngại giao tiếp.
- Một số học sinh không chủ động trong mọi hoạt động của trường lớp.
- Đa số các em là con nông dân nên ngoài giờ đi học chính khóa các em
còn phải phụ giúp gia đình, các em ít có thời gian rãnh rỗi để tập trung cho các
buổi sinh hoạt ngoại khóa.
- Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên việc xây dưng quỹ lớp
để chi cho các hoạt động ngoại khóa là rất hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa thật sự ủng hộ và quan tâm đến những hoạt
động vui chơi bổ ích, lành mạnh nhằm phát triển một cách toàn diện cho các em.
3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh trong lớp mất đoàn kết, gắn bó
a. Phân tích tính đoàn kết, gắn bó trong học sinh
- Đoàn kết, gắn bó là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ
nhau khi gặp khó khăn. Đoàn kết là không thờ ơ, vô cảm khi thấy bạn bè gặp
khó khăn hoạn nạn; đoàn kết là không có những lời nói, việc làm gây ngờ vực,
mâu thuẫn và chia rẽ nội bộ trong lớp và trong trường học. Sống đoàn kết, gắn
bó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ
được mọi người yêu quý. Ai mà chẳng yêu chẳng quý một người có lối sống
chan hòa, cởi mở thân ái, nhiệt tình. Đoàn kết gắn bó sẽ giúp chúng ta tạo nên
sức mạnh để vượt qua được khó khăn. Đoàn kết là một truyền thống quý báu của
dân tộc ta.
- Tránh hiều sai sự đoàn kết. Đoàn kết không phải là bao che những việc
làm sai trái của bạn, hay là trong giờ làm bài kiểm tra thì tất cả làm bài chung,
đó là phi đoàn kết.
b. Các nguyên nhân dẫn đến học sinh mất đoàn kết gắn bó
6
+ Khách quan (về phía học sinh)
- Các em chuyển từ THCS lên THPT nên chưa quen với môi trường học
mới.
- Lứa tuổi các em còn cái tôi lớn, bướng bỉnh, khó hòa nhập, khó thích
nghi.
- Các em ít nói và ít hòa đồng, thường xử lí mọi chuyện một mình, theo
mô tuýp “động vật sống đơn độc”, rồi dẫn đến không khí lớp nhiều lúc buồn
chán.
- Học sinh tự chia rẽ chơi theo nhóm riêng, có cùng sở thích, hoặc ở cùng
làng xã, hoặc điều kiện gia đình tương đương nhau.
- Các em bất đồng quan điểm ở một số chỗ, hoặc sức học chênh lệch
nhau, dẫn đến các em học khá chơi nhóm riêng, các em học yếu chơi nhóm
riêng, mạnh ai nấy chơi.
- Một số em học sinh có thái độ nóng nảy, thiếu kiềm chế, thích thể hiện,
cãi nhau để thắng, dẫn đến trong lớp mất đoàn kết gắn bó.
- Một số em học sinh có tính ích kỷ không muốn chia sẻ với bạn bè, với
tập thể.
- Một số em rụt rè, ngại ngùng trước tập thể.
+ Chủ quan (về phía GVCN và nhà trường)
- GVCN thiếu quan tâm, ít tâm sự, it nói chuyện với các em, không nắm
bắt được tâm tư, nguyện vọng, sức học cũng như hoàn cảnh gia đình của các em.
- Nhà trường chỉ chú trọng đến truyền thụ kiến thức mà không chú ý đến
các vấn đề thực tiễn của học sinh
- Trường thiếu các phong trào, thiếu tổ chức các cuộc thi, thiếu các sân
chơi cho học sinh: thể thao, văn hóa văn nghệ, cắm trại, dã ngoại…
* Kết quả điều tra lấy ý kiến học sinh trong lớp về đánh giá sự đoàn
kết của tập thể đầu năm như sau:
Nội dung
Tổng số ý kiến học sinh (sĩ số 33 hs)
7
Chưa đoàn kết: 23 ý kiến
Tinh thần đoàn kết của lớp
Bình thường: 7 ý kiến
Đoàn kết: 3 ý kiến
Không sôi nổi : 21 ý kiến
Các phong trào hoạt động của
lớp
Bình thường: 10 ý kiến
Sôi nổi: 2 ý kiến
Cụ thể có một số em biểu hiện không đoàn kết như sau:
Họ tên học sinh
Biểu hiện không đoàn kết
Phạm Văn Tuân
Không tham gia vệ sinh lớp
Đỗ Triệu Bạch
Không tham gia các hoạt động
Nguyễn Văn Luân
Thích gây chuyện với các bạn
Trương Công Quân
Thờ ơ, không giúp đỡ bạn bè
Nguyễn Ngọc Gia Bảo
Không nói chuyện với các bạn
III. Một số hoạt động giúp học sinh đoàn kết gắn bó
1. Sự quan tâm từ giáo viên chủ nhiệm
- Xuất phát từ các nguyên nhân của lớp, GVCN cần biết tìm ra phương
pháp thích hợp cho lớp mình.
- GVCN cần quan tâm lớp hơn, thường xuyên nói chuyện, tâm sự để hiểu
tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, cũng như sức học của các em ở tất cả
các môn.
- GVCN cần quan tâm sâu sát lớp học, hiểu được các thành viên, nắm bắt
được nguyên nhân chính gây mất đoàn kết trong lớp mình để tháo gỡ.
- GVCN cần đôí xử công bằng, khách quan, công minh với mọi học sinh.
- GVCN cần phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong tập
thể lớp, để giải quyết một cách khách quan, không nghiêng về bên nào.
2. Tổ chức nhiều hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp
a. Các hoạt động
8
- Chơi trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp: Trò chơi đoàn kết, tất cả vì thượng
đế, gió thổi, cá lớn cá bé, giới thiệu tên,… Trò chơi luôn mang đến cho học sinh
giây phút thư giãn, vui tươi, giúp cho các em gần nhau hơn, thân thiện hơn, cỡi
mở hơn.
* Cách tổ chức một số trò chơi
+Trò chơi đoàn kết
Quản trò hô
Người chơi đáp
Đoàn kết
Thì sống
Chia rẽ
Thì chết
Kết bạn, kết bạn
Kết mấy, kết mấy
Sau đó quản trò hô kết 2 hoặc kết 3….Người chơi phải nhanh chóng tìm
bạn và nắm tay nhau lại. Ai không kết đúng số thì sẽ bị phạt.
+Trò chơi giới thiệu tên
Từng người giới thiệu tên, người sau trước khi giới thiệu mình phải giới
thiệu lại những người đã giới thiệu, nếu giới thiệu sai sẽ bị phạt.
- Đọc báo, điểm tin thời sự: Giáo viên giao nhiệm vụ mỗi em chuẩn bị
một tin tức sưu tầm từ báo chí hoặc thời sự để đọc cho cả lớp nghe.
- Kể chuyện: Kể về tấm gương vượt khó học tốt, các câu chuyện về Bác
Hồ kính yêu, chuyện về tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong chiến
tranh, Kể về sự đoàn kết của người dân Nhật Bản đã đưa đất nước Nhật Bản
nước phát triển như hiện tại…
- Đưa ra các chủ đề thảo luận: Chủ đề về các môn học, đăng ký làm việc
tốt, đăng ký tuần học tốt, kế hoạch học nhóm, kế hoạch ghé thăm nhà học sinh…
- Múa hát: Múa hoặc hát tập thể hoặc một vài em học sinh múa hát tốp ca
hoặc cá nhân.
b. Ý nghĩa các hoạt động
Trong quá trình vui chơi các em có thể cười đùa với nhau làm cho giữa
các em không còn khoản cách, các em cởi mở hơn, từ đó các em đoàn kết, gắn
bó hơn.
9
3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức các hoạt động cho học sinh: dã ngoại, đi chơi, đến nhà GVCN
làm bánh… GVCN hướng dẫn, đôn đúc các em học sinh tham gia các hội thi hội
thao, văn nghệ do đoàn trường tổ chức.
- Ý nghĩa của hoạt động: Trong những buổi hoạt động ngoại khóa các em
có cơ hội xích lại gần nhau hơn, các em có cơ hội tâm sự với nhau để hiểu nhau
hơn, từ đó các em đoàn kết hơn.
4. Thăm nhà học sinh
- GVCN cùng tập thể lớp có kế hoạch ghé thăm nhà của một số bạn học
sinh có hoàn cảnh khó khăn trong các ngày nghỉ chủ nhật hoặc khi nhà các em
có chuyện buồn.
- Ý nghĩa của hoạt động: Trong quá trình thăm nhà các em có cơ hội hiểu
nhau, tâm sự, chia sẽ, thông cảm nhau, từ đó các em gần gủi nhau hơn và các em
đoàn kết gắn bó hơn.
5. Giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp
- Ban cán sự lớp: Lớp trưởng, Lớp phó, Bí thư, Các ủy viên... đều phải là
những người có năng lực và có một thành tích học tập tốt, có như thế mới có thể
là tấm gương cho các thành viên trong lớp noi theo, mới có thể quản lý các bạn
được.
- Hãy làm cho các thành viên trong lớp hiểu rằng: " Chúng tôi cần các
bạn" từ đó họ sẽ hiểu họ cần các bạn thế nào, đó là một điều khó khăn chăng?
Nhưng hãy làm cho các thành viên trong lớp thấy được sự tiến bộ, và những lợi
ích khi một tập thể lớp biết đoàn kết trong học tập và trong các phong trào.
- Hãy làm cho mỗi thành viên đều có trách nhiệm với phong trào lớp, đề
ra các phương pháp kỷ luật các phương pháp khiển trách cần thiết khi 1 số thành
viên cố ý không chấp hành. Cần có biểu quyết và sự đồng thuận, cũng như cứng
rắn nhất định. Đồng thời cũng cần có các hình thức biểu dương, khen thưởng đối
với các thành viên có thành tích học tập tốt cũng như trong phòng trào trường lớp.
6. Phân nhóm trong học tập
- Trong giờ học giáo viên phân lớp thành các nhóm tùy theo nôi dung cần
thảo luận, trong mỗi nhóm có đủ các học sinh có các loại học lực khác nhau.
- Ý nhĩa của hoạt động: Trong quá trình thảo luận nhóm các em có cơ hội
trao đổi, chia sẽ với nhau những suy nghĩ của mình, các em có cơ hội trao đổi,
10
nói chuyện, cười với nhau, từ đó giữa các em sẽ có sự gần gủi, hiểu nhau, ít có
khoản cách. Các em có cơ hội học hỏi nhau về kiến thức nội dung bài học.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài này đã áp dụng để nâng cao sự đoàn kết gắn bó ở tập thể lớp 12B8
năm học 2015- 2016 đạt kết quả như sau:
* kết quả điều tra lấy ý kiến học sinh trong lớp về đánh giá sự đoàn
kết của tập thể gần cuối năm như sau:
Nội dung
Tổng số ý kiến học sinh ( sĩ số 33 hs)
Chưa đoàn kết: 0 ý kiến
Tinh thần đoàn kết của lớp
Bình thường: 2 ý kiến
Đoàn kết: 31 ý kiến
Không sôi nổi : 0 ý kiến
Các phong trào hoạt động của lớp
Bình thường: 6 ý kiến
Sôi nổi: 27 ý kiến
Biểu hiện một số em thay đổi tích cực như sau:
Họ tên học sinh
Biểu hiện tích cực
Phạm Văn Tuân
Tham gia vệ sinh lớp, cởi mở với bạn
bè
Đỗ Triệu Bạch
Tham gia các hoạt động
Nguyễn Văn Luân
Giúp đỡ các bạn khi gặp khó khăn
Trương Công Quân
Giúp đỡ bạn bè, tham gia các hoạt
động
Nguyễn Ngọc Gia Bảo
Vui vẻ với các bạn
11
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
- Trong quá trình nghiên cứu bản thân đã xây dựng kế hoạch cụ thể và
phối hợp sử dụng linh hoạt các hoạt động phù hợp với từng thời gian và địa
điểm .
- Sự thành công của đề tài nhờ sử dụng các phương pháp phù hợp như:
Quan sát, phân tích các biểu hiện mất đoàn kết của tập thể để can thiệp kịp thời,
phương pháp điều tra, trắc nghiệm, vấn đáp trao đổi, nghiên cứu tài liệu.
- Trải qua thời gian áp dụng một số biện pháp giúp học sinh đoàn kết gắn
bó đã góp phần vào việc tạo một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, các em biết yêu
thương có trách nhiệm với lớp, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ lẫn nhau trong học tập
và cuộc sống.
- Trên đây là những hoạt động mà tôi đã và đang thực hiện tại lớp mang
lại hiệu quả tích cực; các đồng nghiệp có thể tham khảo và áp dụng tùy vào điều
kiện cụ thể của lớp, trường mình.
- Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu nhỏ nên có
nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách toàn diện, các hoạt động đưa ra
chưa thể vận dụng hoàn hảo trong các trường .
2. Kiến nghị
- Giáo viên bộ môn tích hợp lồng ghép các kỹ năng sống cho các em trong
các nội dung bài học, để các em hiểu thêm vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa của sự
đoàn kết trong học đường.
- Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi, giải trí cho
học sinh để các em có được sân chơi lành mạnh, bổ ích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
1. Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Điều lệ trường THPT
3. Sách tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – Đỗ Văn Thông
4. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban
chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.
13
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
1.Tình hình đoàn kết của lớp
+ Tinh thần đoàn kết của lớp: □ chưa đoàn kết □ bình thường □ đoàn kết
+ Các phong trào hoạt động của lớp: □không sôi nổi □bình thường □sôi nổi
+ Các tình trạng khác của lớp cần lưu ý (chỉ đích danh những bạn thường hay
mắc lỗi):
- Nói tục chửi thề:........................................................................................................
-Ăn quà vặt trong lớp:.................................................................................................
-Thường xuyên đi học muộn:......................................................................................
- Nói leo, mất trật tự trong lớp:....................................................................................
-Chỉ đích danh những bạn thường hay gây chuyện làm mất đoàn kết trong lớp,
hoặc có biểu hiện không đoàn kết:..............................................................................
2. Nguyên nhân:
- Do GVCN:
+ □ Chưa hết lòng vì HS
+ □ Chưa hiểu được tâm lí, nguyện vọng của HS
+ □ Chưa cứng rắn trong xử lí các vi phạm
- Do bản thân:
+ □ Không muốn giao tiếp, hòa đồng với các bạn khác trong lớp
+ □ Thấy mình không cần có trách nhiệm gì với lớp
+ □ Không tự tin thể hiện mình trước tập thể lớp
+ □ Do mặc cảm về gia đình, bản thân
+ □ Do bị các bạn khác cô lập
- Do lớp:
+ □ Do vị trí chỗ ngồi chưa thỏa đáng
+ □ Còn có sự phân biệt, chia bè phái theo tính cách, điều kiện gia đình...
+ □ Do các hoạt động, phong trào tập thể còn ít, chưa hấp dẫn
+ □ Do hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp chưa hiệu quả
3. Kiến nghị:
+ □ Sắp xếp lại vị trí chỗ ngồi
+ □ Tổ chức nhiều hoạt động tập thể hơn nữa
+ □ Xây dựng nội qui lớp chặt chẽ hơn
14
+ □ Thay đổi đội ngũ cán bộ lớp. Nếu chọn ô này hãy đề xuất nhân sự
mới: Lớp trưởng:................................., bí thư..........................., tổ trưởng
tổ mình
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
15
16
Kể chuyện
Thảo luận nhóm
Văn nghệ chào mừng 20-11
17
18
Các trò chơi chào mừng 26-3
Hội thi rung chuông vàng
19
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT:…………………………………
Phú vang, ngày 01 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
………………………………………………..
………………………………………………..
(Ký và ghi rõ họ tên )
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
20
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
Trần Thị Phương
TỔ TRƯỞNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK CỦA ĐƠN VỊ
NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK CỦA ĐƠN VỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường THPT Vinh Xuân
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK NGÀNH GD&ĐT
NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK NGÀNH GD&ĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Họ và tên tác giả: TRẦN THỊ PHƯƠNG
2. Chức vụ (nhiệm vụ đảm nhiệm) : Giáo viên giảng dạy môn sinh học
3. Đơn vị công tác: Trường THPT Vinh Xuân
4. Tên đề tài (SKKN): Một số hoạt động trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh đoàn kết gắn
bó
5. Lĩnh vực (SKKN): Hoạt động ngoài giờ lên lớp
STT
Nội dung
Điểm tối
Điểm GK
đa
thống nhất
1
Lý do chọn đề tài (đặt vấn đề, thực trạng, tính cấp thiết, tính
10
đổi mới của đề tài…)
21
2
3.
Giải quyết vấn đề, nội dung của đề tài nêu ra
2.1. Tính mới và sáng tạo
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ tốt
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ khá
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ TB
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ thấp
2.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ tốt
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ khá
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ TB
- Ít có khả năng áp dụng và nhân rộng
2.3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi của đề tài
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ tốt
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ khá
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ TB
- Ít có hiệu quả và áp dụng
Hình thức trình bày (cấu trúc, ngôn ngữ, chính tả, văn
phong, thể thức văn bản…….)
TỔNG ĐIỂM:
Xếp loại:
80
25
21-25
16-20
11-15
6-10
1-5
25
21-25
16-20
11-15
1-10
30
26-30
16-25
11-15
1-10
10
Nhận xét
chung: ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Giám khảo 1
(Ký, ghi rõ họ tên)
dấu)
Giám khảo 2
(Ký, ghi rõ họ tên)
………, ngày….tháng….năm….
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng
22