Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.81 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
“Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ
văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi”

Tác giả sáng kiến: Dương Khánh Toàn
32.51....



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu

Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ đánh giá nội dung sang đánh giá năng lực
học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực. Trong thời gian từ năm 2015 đến 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo Cùng với các Sở Giáo dục và
Đào tạo đã phát hành nhiều tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về Kỹ thuật xây dựng
ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên
đa số giáo viên hiện nay chưa nắm chắc kỹ thuật thiết kế đề kiểm ta đánh giá năng lực học sinh, cịn
nhiều lúng túng và sai sót khi biên soạn đề, rất ít giáo viên có khả năng tự mình biên soạn được đề
kiểm tra đảm bảo các yêu cầu của phương pháp kiểm tra đánh giá mới mà đa số tìm kiếm các đề
kiểm tra trên tài nguyên internet, chỉnh sửa rồi sử dụng trong quá trình dạy học; một số khác lại ra
những đề kiểm tra hoàn toàn theo cách cũ chỉ kiểm tra nội dung kiến thức mà khơng thúc đẩy năng


lực của học sinh. Tình trạng đó vơ hình trung đã làm trì trệ q trình đổi mới giáo dục mà chúng ta
đang gắng sức thực hiện.
Bản thân tơi đã có kinh nghiệm thực tiễn trong biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực mơn
Ngữ văn. Trong năm 2018 tơi có tham gia biên soạn hai cuốn sách ôn thi THPT Quốc gia là tuyển
tập “Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” và “Tuyệt kỹ luyện giải đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn”. Chất lượng đề thi trong hai cuốn sách này đã được đông đảo học sinh và
đồng nghiệp đánh giá cao và được tái bản phiên bản mới năm 2019.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng biên
soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu


hỏi” để giúp giáo viên nắm được những nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản nhất trong thiết kế đề kiểm
tra mơn Ngữ văn, có thể biên soạn được đề kiểm tra phục vụ cho hoạt động dạy học từ đó góp phần
nâng cao chất lượng mơn học.
2. Tên sáng kiến:
“Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT
thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Dương Khánh Toàn
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0347881331 Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường THPT Quang Hà
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Khoa học xã hội
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Từ ngày 12/09/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A, VỀ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN


I. Cơ sở của vấn đề
1. Khái niệm năng lực:
Có khá nhiều định nghĩa về năng lực. Có thể hiểu một cách đơn giản “năng lực là khả năng
thực hiện một hoạt động có ý nghĩa. Khi thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức,
kinh nghiệm sẵn có, sử dụng các kĩ năng bản thân một cách chủ động và trách nhiệm”.
2. Đánh giá năng lực:


Đánh giá năng lực là yêu cầu quan trọng của đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn.
Đánh giá năng lực đòi hỏi học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà
trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngồi
nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội).
3. Các năng lực cần phát triển qua môn Ngữ văn, cấp THPT:
Trong định hướng phát triển chương trình sau 2015, mơn Ngữ văn được coi là mơn học cơng
cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các
năng lực mang tính đặc thù của mơn học; ngồi ra, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân (là các năng lực chung)
cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học.
4. Phân loại các cấp độ tư duy:
Để xây dựng ngân hàng câu hỏi trong đề kiểm tra đánh giá năng lực cần dựa trên sự

phân loại các cấp độ tư duy. Cụ thể như sau:
Cấp độ tư duy
Nhận biết

Mô tả
Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi

Thông hiểu


được yêu cầu
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng
được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như

Vận dụng

các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học
Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn thông hiểu, tạo
ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng
chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của

Vận dụng cao

giáo viên hoặc trong sách giáo khoa
Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học – chủ đề để giải quyết
các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày
trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi giải quyết với kỹ năng và kiến thức


được dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình
huống sẽ gặp phải ngoài xã hội.
II. Giải pháp cụ thể

Bước 1: Lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu và phạm vi kiến thức, kỹ năng, năng lực cần đánh giá
Ngữ liệu lựa chọn cần đa dạng về thể loại, có là thơ và đoạn trích văn xi; đa dạng đề tài.
Các đề tài viết theo định hướng phát triển phẩm chất học sinh Phổ thơng trong Chương trình Ngữ
văn mới. Đa dạng về phong cách ngơn ngữ: phong cách nghệ thuật, phong cách chính luận (giáo
dục, bình luận xã hội, chính trị,…), phong cách báo chí, phong cách khoa học (về sức khỏe, giới
tính,…). Ngữ liệu hướng tới những giá trị phổ quát của nhân loại như: Hịa bình, tự do, nhân ái,
khoan dung, hạnh phúc,…

Kỹ năng, năng lực hình thành gồm: Kỹ năng đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết
bài văn nghị luận văn học. Phẩm chất hình thành gồm: Trung thực, dũng cảm, chia sẻ, trách nhiệm,
yêu thương,… Năng hình thành gồm: Tự chủ, tự học, hịa nhập, hợp tác và các năng lực đặc thù của
môn Ngữ văn.
Phạm vi kiến thức: Phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt, làm văn từ THCS đến
THPT. Phần nghị luận xã hội bao gồm kiến thức trong và ngoài chương trình phổ thơng. Phần nghị
luận văn học là các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 10, lớp 11 và lớp 12

Bước 2: Xây dựng ngân hàng câu hỏi
Ngân hàng câu hỏi là một hệ thống các loại, dạng câu hỏi đa dạng và phong phú. Khi có
ngân hàng câu hỏi thì việc biên soạn đề thi (kiểm tra) cũng trở nên dễ dàng, khoa học và hiệu quả
hơn. Mục đích của chúng tơi là làm sao đó có thể chọn lựa khái quát các dạng câu hỏi cũng như
biên soạn, biên tập hệ thống câu hỏi chuẩn xác nhất. Việc còn lại của người biên soạn đề là lựa chọn


câu hỏi phù hợp với mục đích kiểm tra, đánh giá để ra đề theo mục đích cụ thể của đề kiểm tra mà
mình biên soạn.
Sau đây là ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn được thiết
kế theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2018
a. Ngân hàng câu hỏi phần đọc hiểu
Để soạn hệ thống yêu cầu (câu hỏi) để kiểm tra năng lực đọc hiểu của người học (học sinh)
đảm bảo tính hiệu quả quả là một vấn đề khơng dễ dàng chút nào. Nó địi hỏi người soạn đề phải có
kiến thức, kỹ năng và một bộ lọc thật tốt để lựa chọn những ngữ liệu có tính giáo dục, tính nhân
văn, tính thời sự, phù hợp với lứa tuổi mà khơng đi theo lối mịn sáo rỗng. Và đồng thời, hệ thống
yêu cầu (câu hỏi) xây dựng cũng phải đảm bảo tính khoa học nhằm kiểm tra năng lực, kiến thức của
người học hiệu quả nhất. Mà muốn vậy chúng ta phải cần đến ngân hàng câu hỏi khoa học để có thể
biên soạn được một đề đọc hiểu như ý.
Ở phần này, học sinh cần nắm được ở mỗi câu hỏi theo mỗi mức độ khác nhau chúng ta sẽ
thường gặp dạng câu hỏi nào nhất. Để từ đó, biết tự giới hạn cho mình khung kiến thức, kỹ năng để
ơn luyện chính xác để đạt kết quả tốt nhất.


SỐ

MỨC ĐỘ

NỘI DUNG CÂU HỎI

LƯỢNG
CÂU
HỎI
– Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
– Đoạn trích trên thuộc phong cách ngơn ngữ chính nào?
– Tìm/ Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn trích trên?
– Xác định/chỉ ra (cách trình bày đoạn văn/biện pháp tu từ) trong
đoạn trích trên?


– Xác định đề tài của đoạn trích trên.
02

NHẬN BIẾT

– Đoạn trích/Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
– Xác định đề tài/thể thơ/đề tài/chủ đề/câu chủ đề/…trong đoạn
trích trên?

– Đặt nhan đề cho đoạn trích trên?
– Theo tác giả “…” là gì?
– Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh “…” trong đoạn trích trên?
– Vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên là gì?

– Để thể hiện quan điểm, tác giả đã đưa ra luận đề chính nào?
– Để bảo vệ luận đề, tác giả dùng những luận cứ/lí lẽ và bằng

01

THÔNG
HIỂU

chứng nào?
– Anh/ Chị hiểu thế nào về câu/từ ngữ/hình ảnh/khái niệm “…”
trong đoạn trích trên ?
– Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “…”?
– Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ (so sánh/nhân hóa/điệp/
…) trong câu văn/câu thơ/đoạn trích trên.
–…
u cầu rút ra thơng điệp, bài học có ý nghĩa hay quan trọng
với bản thân, như:
– Thơng điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
– Từ đoạn trích trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình?
Hay đưa ra giải pháp, liên hệ thực tiễn:
– Nêu một vài giải pháp/ lời khuyên/… cho vấn đề đề cập trong
đoạn trích.


 Liên hệ thực tiễn.
– Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ xử lí như thế nào với vấn đề đó?
Tình huống lựa chọn:
– Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến “…” khơng? Vì sao?
– Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ chọn “A” hay “B”? Vì sao?
01


VẬN DỤNG

Cảm nhận hoặc bày tỏ suy nghĩ về:
– Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật “A” trong đoạn trích trên.
– Anh/ Chị suy nghĩ gì về câu thơ/câu văn “…” trong đoạn trích
trên.
Hoặc có khi, câu vận dụng u cầu khó hơn, vận dụng kiến thức
Tiếng Việt, dạng như:
– Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến “…” khơng? Bày tỏ và bảo vệ
quan điểm của anh/chị bằng một đoạn văn (diễn dịch/quy nạp/tổng
phân hợp) (khoảng 05 dịng) hoặc có sử dụng phép liên kết
(nối/thế/lặp) hoặc phương thức biểu đạt nghị luận, chẳng hạn.
– Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (diễn dịch/quy nạp/…) kể về…có
sử dụng phương thức biểu đạt (tự sự/biểu cảm/miêu tả/…).

b. Ngân hàng câu hỏi phần viết đoạn văn
Khi thiết kế câu hỏi/yêu cầu đối với việc viết đoạn văn, người ra đề cần lưu ý về cách đặt câu
hỏi, yêu câu để vừa thấy được mối liên hệ giữa phần viết đoạn và và phần Đọc hiểu. Đồng thời yêu
cầu cần tạo cho học sinh có một tâm thế sẵn sàng làm bài chứ khơng phải làm vì nghĩa vụ. Để làm
được điều này, người dạy hết sức chú ý các kiểu đề mở, yêu cầu mở như đưa người viết vào tình
huống lựa chọn, viết theo chủ đề…


NGHỊ

VẬN DỤNG

Kiểm tra năng lực tạo


– Đặt người viết vào tình huống lựa

LUẬN

lập văn bản thơng qua chọn: Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến … được

XÃ HỘI

việc vận dụng kiến nêu ở phần Đọc hiểu không? Viết một đoạn
thức đã học để phân văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ và bảo vệ quan
tích, tổng hợp, đánh điểm của anh/ chị.
giá vấn đề.

– Viết theo chủ đề: Viết một đoạn văn
với chủ đề :…
– Trình bày suy nghĩ: Trình bày suy nghĩ
của anh/ chị về vấn đề/ ý kiến được đề cập
đến ở phần Đọc hiểu… bằng một đoạn văn
(khoảng 200 chữ).

c. Ngân hàng câu hỏi phần nghị luận văn học
Đối với đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, câu Nghị luận văn học, người ra đề cần lưu ý
rằng: Đề thi cần có độ phân hóa để đánh giá năng lực, kiến thức của người học một cách khách
quan nhất, mà muốn có độ phân hóa người ra đề cần phân vế yêu cầu – một là yêu cầu cơ bản cho
học sinh trung bình, khá và một là vế nâng cao cho học sinh giỏi.

NGHỊ

VẬN DỤNG Kiểm tra năng lực tạo


LUẬN

CAO

Đề thi chính thức THPT Quốc gia năm

lập văn bản thông qua 2018 gồm 2 vế rõ ràng:

VĂN

việc vận dụng kiến

HỌC

thức đã học để phân trung bình, khá:
tích, tổng hợp, đánh
PHÂN TÍCH giá vấn đề.

– Vế yêu cầu cơ bản dành cho học sinh

– Cảm nhận/ Phân tích/ Bình luận về (đối
tượng nghị luận trong một tác phẩm Chương
trình Ngữ văn 12).


– Từ đó, liên hệ với (đối tượng liên hệ trong
tác phẩm Chương trình Ngữ văn 11) để làm
rõ…một vấn đề nào đó như phong cách sáng
TỔNG HỢP


tác, trào lưu văn học, tiến trình văn học, quan

ĐÁNH GIÁ

niệm về văn học,…

Bước 3: Sử dụng ngân hàng câu hỏi để thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra đánh
giá năng lực

a. Thiết kế ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực

* Ma trận đề kiểm tra 90 phút, đề thi thử THPT Quốc gia

Nội Dung

Mức độ cần đạt
Nhận biết

Tổng số

Thông

Vận

Vận

hiểu

dụng


dụng
cao

Phần I.
Đọc hiểu

- Ngữ liệu:

Chỉ ra phương thức Tác dụng Rút

Văn bản nghệ

biểu đạt/ đề tài của của biện bài học
đoạn văn.

thuật

pháp
từ.

tu nhận
thức cho

- Tiêu chí lựa

bản

chọn ngữ liệu:

thân.


+

Một

đoạn

ra


trích văn bản.
+ Độ dài khoảng
500 chữ.
Tổng

Số câu

2

1

1

4

Số điểm

1,0

1,0


1,0

3,0

Tỉ lệ

10%

10%

10%

30%

Phần II.

Câu

1:

Nghị

Làm văn

luận xã hội

Viết 01
đoạn


- Khoảng 200

văn

chữ.
- Trình bày suy
nghĩ về đạo lý
được gợi ra từ
văn

bản

đọc

hiểu.
Câu

2:

Nghị

luận văn học

bài văn

- Nghị luận về
một đoạn trích
(hoặc: nhân vật,
chi


tiết,

Viết 01

giá

trị…) trong tác


phẩm văn học
lớp 12 THPT.
- Liên hệ với
một đoạn trích
trong tác phẩm
văn học lớp 10,
11 THPT.
- Đưa ra nhận
xét về một nội
dung có trong cả
hai đoạn trích.
Tổng

Số câu

1

1

7.0


Số điểm

2.0

5.0

70%

Tỉ lệ

20%

50%

Tổng cộng Số câu

2

1

2

1

6

Số điểm

1.0


1.0

3.0

5.0

10,0

Tỉ lệ

10%

10%

30%

50%

100%

* Ma trận đề kiểm tra 45 phút

Nội Dung

Mức độ cần đạt
Nhận biết

Thông
hiểu


Vận dụng

Tổng số
Vận dụng
cao


Phần
I. Đọc
hiểu

- Ngữ liệu:
Văn

bản

Chỉ
nghị

luận/nghệ
thuật/nhật dụng

ra Tác

phương thức dụng
biểu

Rút ra thông
điệp từ đoạn


đạt/ của biện trích.

phong cách pháp tu
ngơn

từ.

- Tiêu chí lựa ngữ/biện
chọn ngữ liệu:
+ Một đoạn trích
văn bản.

pháp
từ/thao

tu
tác

lập luận

+ Độ dài khoảng
300 chữ.
Tổng

Phần
II.

Số câu

2


1

1

4

Số điểm

2,0

1,0

2,0

5,0

Tỉ lệ

20%

10%

20%

50%

Nghị luận xã hội
- Khoảng 200 chữ.


Viết 01 đoạn
văn

Làm
văn

- Trình bày suy
nghĩ về một vấn đề
được gợi ra từ văn
bản đọc hiểu.

Tổng

Số câu

2

7.0

Số điểm

7.0

70%


Tỉ lệ

70%


Tổng

Số câu

2

1

2

5

cộng

Số điểm

2.0

1.0

7.0

10,0

Tỉ lệ

20%

10%


70%

100%

b. Ra đề kiểm tra đánh giá năng lực:
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
CHUYỆN CÂY TUNG Ở ĐỀN TA PROHM
Một ngày xuân, con chim nhả một hạt Tung trên bức tường đá ở đền Ta Prohm. Gặp nước mưa,
hạt Tung nảy mầm thành một cây Tung. Ngay lúc vừa sinh ra, cây Tung đã nhận ngay ra số phận trớ
trêu của mình: nó khơng mọc trên mảnh đất màu mỡ như những cây khác, mà lại mọc một bức tường
đá!
Đối với cây, làm gì có gì khơ cằn hơn đá! Nó nhìn đám cây cối tươi tốt khoe sắc xung quanh mà
thèm. Nhưng nó biết nó khơng thể đua địi với họ. Nó có số phận khác. Nó buộc phải sống theo cách
khác. Nó quyết định... khơng vươn lên!
Nó chỉ ra một ít lá để hít khí trời, để khơng tiêu thụ q nhiều dinh dưỡng.
Nó tằn tiện từng tí dinh dưỡng hiếm hoi mà cái rễ của nó hút được từ bức tường đá và “đầu tư”
số dinh dưỡng đó cho chính... cái rễ. Nó kiên trì vươn cái rễ bé bỏng về phía đất, từng tý, từng tý, ngày
này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.


Nó vẫn khơng chịu vươn lên cao và chỉ duy trì vài ba cái lá nhỏ để hít khí trời. Nó biết đám cây
tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó. Thậm chí có lúc nó cịn nghe
thấy họ gọi nó là “thằng cịi” một cách miệt thị.
Nó mặc kệ. Nó chỉ quan tâm đến một mục đích cụ thể: vươn cái rễ tới đất.
Nhiều ngày trôi qua. Nhiều tháng trôi qua. Nhiều mùa trôi qua. Nhiều năm trôi qua. Đến một
ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất. Nó khơng thể nhầm được. Đó là một cảm giác rất khác. Một
dịng dinh dưỡng nóng hổi chạy ngược lên thân nó, nhiều như nó chưa từng biết. Nó run lên vì sung
sướng. Nhưng nó chỉ cho phép mình tận hưởng một chút, rồi quyết định: “đầu tư” cho cái rễ thứ hai!


Qua hàng chục năm, nó đã có 10 cái rễ cắm được xuống đất… Nó nhanh chóng trở thành cây
cao nhất rừng. Nó tiếp tục vươn lên cao, cao gấp nhiều lần những cây khác. Nó nhìn thấy một khơng
gian rộng lớn mà các cây cối khác khơng nhìn thấy được....
Thật ra, trong khi nó vẫn cịn là “thằng cịi” mang bộ rễ to bự, nhiều cây xung quanh nó đã chết
và được thay thế bằng thế hệ con của chúng, rồi đến thế hệ cháu, thế hệ chắt... của chúng. Những dịng
họ cây đó hưởng dương nhiều hơn hưởng thọ. Chúng có q ít rễ và rễ của chúng cắm vào đất q
nơng. Chúng chỉ chăm chăm đua địi khoe lá, không biết rằng bộ rễ yếu ớt của chúng không thể cung
cấp đủ dinh dưỡng cho cuộc ăn chơi.
(Theo: truyenhaymoingay.com)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Câu 2. Xác định phong cách ngơn ngữ của đoạn trích.
Câu 3. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn trích trên.
Câu 4. Từ câu chuyện trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
Từ câu chuyện về cây Tung trong đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
nghị luận (khoảng 200 chữ) về đề tài: Vượt qua nghịch cảnh.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích ý nghĩa sâu sắc trong phần mở đầu trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí
Minh:
“Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy
có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln ln được tự do và bình đẳng về
quyền lợi.
Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2017)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với đoạn mở đầu trong “Đại cáo bình Ngơ” của Nguyễn Trãi:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu


Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”.
(Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2017)
để nhận xét về nét đặc sắc trong tư tưởng độc lập dân tộc của hai tác giả.
GỢI Ý – HƯỚNG DẪN
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự
Câu 2. Đoạn trích nói về một cây Tung sinh ra không may mắn, thuận lợi nhưng có sức sống vươn
lên để sinh tồn mãnh liệt. “Cây Tung” tiêu biểu cho phẩm chất của những con người biết vượt thắng
nghịch cảnh, vươn lên không ngừng để hoàn thành ước mơ.
Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn trích: Làm cho câu chuyện về cây Tung
trở nên sinh động, gần gũi, đem lại những bài học nhân sinh sâu sắc cho người đọc.
Câu 4. Bài học:

+ Cần sống có ý chí quyết tâm, kiên trì nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu mà mình đề
ra.
+ Nghịch cảnh là điều kiện tốt để rèn luyện ý chí, nghị lực vươn tới thành công.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận về đề tài: Vượt qua nghịch cảnh.


a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích
hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Nghị lực của con người vượt qua hồn cảnh khó khăn, thử thách để đạt được thành công.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách nhưng phải làm rõ nghị lực của con người vượt qua hồn cảnh khó khăn, thử thách để đạt được
thành cơng. Có thể theo hướng sau:
Nghịch cảnh là những rủi ro lớn và lâu dài phải trải qua; nghịch cảnh có thể xảy ra với bất kỳ
ai; với người có ý chí, nghị lực thì nghịch cảnh giúp họ phát huy cao nhất những tiềm năng của bản
thân để đạt được thành công; ngược lại người thiếu bản lĩnh ý chí thì cả cuộc đời sẽ bị nghịch cảnh
chơn vùi. Cách sống tích cực là coi nghịch cảnh như một cơ hội để vươn tới thành cơng.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích ý nghĩa sâu sắc trong phần mở đầu của bản “Tun ngơn độc lập”. Từ đó, liên hệ
với phần mở đầu trong bài “Đại cáo Bình Ngơ” để nhận xét về nét đặc sắc trong tư tưởng độc lập
dân tộc của hai tác giả.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


Phân tích ý nghĩa sâu sắc trong phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn độc lập”; liên hệ với phần
mở đầu trong bài “Đại cáo Bình Ngơ”; nhận xét về nét đặc sắc trong tư tưởng độc lập dân tộc của
hai tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm “Tuyên ngơn độc lập”
− Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. “Tuyên
ngôn độc lập” của Người là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời là một áng văn chính
luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng thuyết phục, ngơn ngữ hùng hồn, đầy
cảm xúc.
− Đoạn văn mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” đã thể hiện nổi bật tư tưởng độc lập dân tộc và
nghệ thuật lập luận của văn chính luận Hồ Chí Minh.
* Phân tích ý nghĩa sâu sắc trong phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn độc lập”
− Phần mở đầu của một bản Tuyên ngôn độc lập bao giờ cũng nêu nguyên lí của độc lập tự
do. Hồ Chí Minh khơng nêu trực tiếp ngun lí ấy mà nêu gián tiếp thơng qua việc trích dẫn hai bản
tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới là Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Dân
quyền và Nhân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 để tạo cơ sở pháp lí vững vàng cho bản
Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.
– Ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Nâng nền văn minh của dân tộc Việt Nam sánh ngang với những nền văn minh lớn trên thế
giới; đặt ba cuộc cách mạng ngang hành nhau, ba nền độc lập thiêng liêng như nhau và ba bản tun
ngơn có giá trị như nhau.



+ Là cuộc đấu tranh bằng lí lẽ chống lại âm mưu xâm lược của hai kẻ thù là Pháp và Mỹ.
Trong đấu tranh bằng lí lẽ thì khơng gì đích đáng và thuyết phục hơn là dùng lí lẽ của kẻ địch để
chống lại kẻ địch. Đó là thủ pháp “lấy gậy ông đập lưng ông” rất cao cường. Bề ngồi tỏ ra tơn
trong những danh ngơn bất hủ của nước Pháp, nước Mỹ nhưng thực chất là răn đe chúng rằng chính
phủ các nước này sẽ phản bội lại q khứ vẻ vang của cha ơng mình, làm vấy bẩn lên ngọn cờ nhân
đạo và chính nghĩa của cha ơng mình nếu nhất định tiến qn xâm lược Việt Nam.
+ Một cách sâu xa hơn, bản Tuyên ngôn độc lập còn gợi tới lòng tự hào dân tộc trong các bản
tuyên ngôn của dân tộc như Nam quốc sơn hà của Lý Thương Kiệt, Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn
Trãi.
– Khơng chỉ trích dẫn, tư duy lí luận sáng tạo của Hồ Chí Minh cịn suy rộng ra từ chân lí ấy:
Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc… Hai bản Tuyên ngôn của Pháp và của Mỹ chỉ
nói về quyền con người, Hồ Chí Minh đã liên hệ một cách cực kì chặt chẽ tới quyền dân tộc. Đây là
một cống hiến vơ cùng lớn lao của Hồ Chí Minh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung cho
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
− Nghệ thuật:
+ Đoạn trích thể hiện đặc điểm văn chính luận của Hồ Chí Minh: Từ những tiên đề có sẵn là
hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới được cả nhân loại thừa nhận như là những chân lí cao đẹp
để tạo cơ sở pháp lí cho bản Tun ngơn độc lập của Việt Nam.
+ Ngơn ngữ trong đoạn trích hùng hồn, tha thiết vừa gần gũi (Hỡi đồng bào cả nước!), vừa
trang trọng đanh thép có sức lay động mạnh mẽ tới lí trí và tình cảm của mọi người.
* Liên hệ với phần mở đầu trong bài “Đại cáo Bình Ngơ”
– Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi được xem là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc, là bản
tuyên ngôn độc lập thứ hai sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt (?). Phần mở đầu của tác
phẩm nêu lên hai tư tưởng lớn tư tưởng nhân nghĩa và tư cách độc lập của dân tộc.


– Tư tưởng độc lập dân tộc:
+ Nguyễn Trãi xác định rõ tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện: là
quốc gia có lãnh thổ riêng, có một nền văn hóa lâu đời, một phong tục tập quán riêng, một chủ
quyền xác lập từ xa xưa với những triều đại tồn tại song song với các triều đại phong kiến phương

Bắc và một lịch sử đầy những chiến công giữ nước của anh hùng hào kiệt.
+ Đặc biệt, Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thấy được vai trò
cực kì quan trọng của văn hóa trong cấu thành dân tộc, khẳng định văn hiến Việt Nam tách khỏi quỹ
đạo của văn hóa phương Bắc.
– Nghệ thuật: Lối văn biền ngẫu, lời lẽ trang trọng, hùng hồn, đanh thép…
* Nhận xét về nét đặc sắc trong tư tưởng độc lập dân tộc của hai tác giả:
– Tương đồng: Cả hai tác giả đều khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc dự trên những
nguyên lí vững chắc là những tư tưởng lớn của thời đại. Ở “Đại cáo bình Ngơ” là tư tưởng nhân
nghĩa của Nho giáo được Trung Hoa thừa nhận, ở “Tuyên ngôn độc lập” là quyền tự do của con
người được nhân loại tiến bộ ủng hộ.
– Khác biệt:
+ “Đại cáo bình Ngơ” của Nguyễn Trãi khẳng định quyền độc lập dân tộc trong quan hệ đối
sánh, ngang bằng với Trung Hoa; khẳng định quyền độc lập trên nhiều phương diện: lãnh thổ cương
vực, triều đại phong kiến, anh hùng hào kiệt và nền văn hiến dài lâu.
+ Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng độc lập dân tộc trong Đại cáo
bình Ngơ của Nguyễn Trãi và phát huy tư tưởng đó trong thời đại mới. Bản Tun ngơn đã đưa ra
những chân lí sáng ngời của thời đại để cả nhân loại phải thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt
Nam. Bản Tuyên ngôn đã sử dụng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, nâng tầm của dân tộc lên sánh
ngang với những nền văn minh lớn trên thế giới, đóng góp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc của các nước thuộc địa.


* Đánh giá chung:
Phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô và Tuyên ngôn độc lập đều là những áng văn chính luận
mẫu mực thể hiện sáng người tư tưởng độc lập của dân tộc Việt Nam. Cả hai tác phẩm đều xứng
đáng là những áng thiên cổ hùng văn, là những mốc son chói lọi trong nền văn hiến của dân tộc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề 2:
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các u cầu:
BỨC TRANH HỒN HẢO
Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một
ngày nọ anh đến nói với thầy của mình.
Anh họa sĩ: Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết
con phải làm sao?
Ông thầy: Này nhé, con hãy về, dùng hết tâm huyết của mình vẽ nên một bức tranh, hơm sau
con mang ra trưng bày ngoài đường, và treo biển: “Nếu ai thấy được khiếm khuyết trên bức tranh này
thì hãy tơ một vịng trịn ở chỗ đó”
Anh họa sĩ về nhà và dành một tuần lễ tập trung vẽ bức tranh tuyệt đẹp, và làm y như lời thầy.
Chỉ sau một ngày trưng bày, bức tranh đầy những dấu tròn. Anh rất buồn và xin thầy lời khuyên.
Lần này thì ông thầy nói: Con hãy về vẽ một bức tranh khác, nhưng lần này con treo tấm biển
“Nếu như ai thấy khuyết điểm của bức tranh này thì hãy đánh dấu vào và sửa chỗ đó”


Anh họa sĩ cũng làm y chang như vậy, nhưng treo sau một tuần, bức tranh mới này chẳng thấy
có ai đánh dấu vào cả, anh ngạc nhiên và về hỏi thầy mình…
Con thấy đó, mọi người trên đời này rất thích phán xét và tìm cái sai của người khác, nhưng
khi bảo họ có trách nhiệm sửa chữa điều đó, thì chính họ cũng khơng biết làm thế nào. Bức tranh đầu
tiên của con vốn đã là một tuyệt tác rồi, chỉ cần con tin vào những gì mình làm là đúng thì đừng để ý
mọi người nói gì.
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngơn ngữ chính nào?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Tác dụng của việc sử
dụng phương thức biểu đạt đó?
Câu 3. Anh/Chị có đồng ý với lời khuyên của người thầy “…chỉ cần con tin vào những gì mình
làm là đúng thì đừng để ý mọi người nói gì” khơng? Vì sao?
Câu 4. Từ câu chuyện trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý kiến: “Thời gian sống của bạn là hữu hạn, hãy dành thời gian đó để tạo ra giá
trị thay vì dùng nó để phán xét và hủy diệt người khác”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2017)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ
lịng” của Phạm Ngũ Lão:
“Múa giáo non sơng trải mấy thu
Ba qn khí mạnh nuốt trơi trâu.
Cơng danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
(Tỏ lòng - Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2017)
để nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ trong mỗi bài thơ.

GỢI Ý – HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Phong cách ngơn ngữ chính: Nghệ thuật

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự. Tác dụng của phương thức
này là giúp người đọc dễ dàng hình dung được các chi tiết trong câu chuyện về hai bức tranh một
cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn; đem đến một bài học nhân sinh sâu sắc.
Câu 3. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể trả lời theo nhiều hướng: đồng ý, không đồng ý, chỉ đồng
ý một phần. Dưới đây là một vài gợi ý:
– Đồng ý. Vì bạn sẽ khơng bao giờ làm được điều mình muốn nếu luôn nghi ngờ vào khả
năng của bản thân. Người chiến thắng là người biết tin vào sức mạnh nội tại của mình, kiểm sốt và


×