Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

SKKN khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn lịch sử ở học sinh phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 103 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: "Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn
Lịch sử ở học sinh - phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)".
Tác giả sáng kiến: Ngô Thị Hòa
Mã sáng kiến:
38.57.01

Vĩnh Phúc, năm 2020


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: "Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn
Lịch sử ở học sinh - phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)".
Tác giả sáng kiến: Ngô Thị Hòa
Mã sáng kiến:
38.57.01

Vĩnh Phúc, năm 2020



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT: Trung học Phổ thông
THPTQG: Trung học Phổ thông Quốc gia
NXB: Nhà xuất bản
GDPT: Giáo dục Phổ thông


MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN........................1
1. Lời giới thiệu..........................................................................................................1
1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................1
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................3
1.3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm..............................................8
2. Tên sáng kiến.........................................................................................................8
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả......................................................................8
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến...................................................................................8
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu...................................................................8
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.................................................................................8
7.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.............................................................................8
7.2. Một số lưu ý khi khai thác kênh hình trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường
phổ thông....................................................................................................................9
7.3. Một số ví dụ về việc khai thác kênh hình trong giảng dạy Lịch sử thế giới
Cận đại, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (Ban Cơ bản).............................................11
7.3.1. Đối với lược đồ, biểu đồ.................................................................................11
7.3.2. Đối với tranh ảnh lịch sử................................................................................19
7.3.2.1 Đối với tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử.......................................19
7.3.2.2. Đối với tranh ảnh các sự kiện:....................................................................49
5.3.3. Đối với phim tư liệu.......................................................................................86

8. Những thông tin cần được bảo mật: (Không)......................................................88
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến......................................................88
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của trường
THPT Hai Bà Trưng mà tôi đang công tác...............................................................88
10.1 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tôi...............88
10.1 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tôi và của
đơn vị trường THPT Hai Bà Trưng mà tôi đang công tác.......................................89


11. Danh sách những tổ chức đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu......................................................................................................................91
PHỤ LỤC.................................................................................................................92
TƯ LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................97


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
1.1. Cơ sở lí luận
Lịch sử là gì?
Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là
những sự kiện liên quan đến con người. Theo giải thích đơn giản, lịch sử là
những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử
bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính
xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa
ra.
Tiến sĩ Sue Peabody (nhà sử học và giáo sư lịch sử Meyer tại Đại học
bang Washington Vancouver) định nghĩa như sau: Lịch sử là một câu chuyện
chúng ta nói chúng ta là ai…
Hứng thú học tập là gì?

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có
vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không
làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M. Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ
tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực
nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch
nguồn của sự sáng tạo.
Vai trò của môn Lịch sử:
"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi
những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau" (Cervantes - tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn
kịch người Tây Ban Nha).
Tôi đã từng đọc câu danh ngôn sau của Cicero người La Mã về môn Lịch
sử như sau: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh
mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân”.
Vậy môn Lịch sử có vai trò rất lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng học
sinh, nó có vai trò rất lớn trong việc nuôi dưỡng tâm hồn của các em nhất là
trong thời kì đất nước Việt Nam ta đang hội nhập với thế giới mỗi công dân, mỗi
chủ nhân tương lai của đất nước cần hiểu rõ về cội nguồn dân tộc, hiểu biết về

1


lịch sử nhân loại, có tinh thần dân tộc để vững bước vào tương lai, để hội nhập
mà không bị “hoà tan”…
Như vậy, việc dạy và học môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng và thường
xuyên phải đổi mới đặc biệt là khi chương trình giáo dục phổ thông mới sắp
được triển khai.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức được Bộ Giáo dục và
Đào tạo công bố ngày 27/12/2018. Theo đó, nội dung giáo dục cấp THPT gồm 7
môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo

dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc
thiểu số, Ngoại ngữ 2); 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn
ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh
tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học);
Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Chương trình GDPT mới đã đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung GDPT theo hướng hiện đại, tinh
gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các
lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo
dục tự chọn".
Thực hiện mục tiêu "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn", đối với mỗi môn học,
việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực
tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó, chương trình giáo dục
phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình
giáo dục hiện hành.
Theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới thì các môn học
đều cần đổi mới, đổi mới trong chương trình, cách dạy, cách học…
Như vậy, đổi mới trong giáo dục hiện nay là vấn đề đang được ngành giáo
dục tiến hành và được coi là nhiệm vụ cấp thiết cho tất cả các môn học, điều này
còn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
Tại kì họp Quốc hội khóa X năm 2000, đã thông qua nghị quyết số
40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông. Tiếp đó, ngày 11/6/2001
2


Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 14/2001/CT- TTg về đổi mới giáo dục phổ
thông nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học

sinh.
Nằm trong quĩ đạo đó, môn Lịch sử cũng không ngoại lệ. Việc dạy và học
Lịch sử hiện nay rất cần phải đổi mới và theo tôi cần thực hiện ở nhiều khâu
như: Nội dung chương trình, sách giáo khoa, cách dạy của giáo viên và cách học
của học sinh…
Vậy thì đổi mới trong cách dạy Lịch sử như thế nào?
Chúng ta đều biết rằng Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ vì vậy
chúng ta hiện nay không thể trực tiếp nhìn thấy lịch sử hay chạm tay vào lịch sử,
không thể làm thí nghiệm lịch sử trong phòng thí nghiệm… Vì vậy việc xây
dựng hình ảnh, tạo biểu tượng lịch sử là rất cần thiết trong quá trình giảng dạy
lịch sử để học sinh có thể tiếp thu bài nhanh, hiểu sâu sắc vấn đề thông qua việc
phân tích, đánh giá một vấn đề lịch sử.
Vậy để tạo được biểu tượng lịch sử cho học sinh, giáo viên cần phải sử
dụng kênh hình (bản đồ, tranh ảnh) và phim tư liệu trong quá trình giảng dạy
Lịch sử kết hợp với việc đặt các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề để học sinh dễ học,
dễ nhớ, hiểu bài sâu sắc từ đó học sinh sẽ có hứng thú học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế đang cho thấy rằng, học sinh phổ thông ngày càng xa dời môn
Lịch sử. Điều này được thể hiện rõ khi trong tháng 3/2014, khi Bộ Giáo dục và
Đào tạo có chủ trương đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông: Sẽ thi 4 môn,
trong đó môn Ngữ văn và môn Toán là bắt buộc, còn 2 môn còn lại là học sinh
tự chọn. Thì đại đa số ở các trường có học sinh thi tốt nghiệp lớp 12 tỉ lệ chọn
môn Lịch sử là rất ít hoặc không có học sinh nào chọn Lịch sử làm môn thi tốt
nghiệp.
Và kết quả thi THPT quốc gia năm 2015 môn Lịch sử cũng đáng báo
động khi mà trong 3 môn thi tự luận khối C, Lịch Sử là môn thi có số lượng
nhiều nhiều điểm 0 nhất (442).
Đặc biệt từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 đã có thay đổi, môn Lịch sử
đã trở thành môn thi bắt buộc trong tổ hợp các môn Khoa học Xã hội (Lịch sử,
Địa lý, Giáo dục công dân) nếu học sinh chọn thi nhóm các môn Khoa học Xã

hội. Thế nhưng từ khi triển khai hình thức thi mới này, kết quả thi THPT Quốc

3


gia môn Lịch sử vẫn đáng “báo động”, chúng ta có thể theo dõi phổ điểm
THPTQG môn Lịch sử của ba kì thi THPTQG gần đây để thấy rõ hơn:

Phổ điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
Năm 2017, số thí sinh có điểm dưới trung bình là 315.957 thí sinh –
chiếm 61,9%. Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 869 thí sinh. Điểm số có
nhiều thí sinh đạt được nhiều nhất là 4 điểm.
Chúng ta hãy theo dõi phổ điểm thi THPTQG môn Lịch sử kì thi năm
2018:

4


Phổ điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
(Link: />Năm 2018, điểm trung bình toàn quốc của môn Lịch sử là 3,79; thấp hơn
hẳn so với mức điểm của năm 2017 là 4,6. Cụ thể, trong năm 2018, số thí sinh
có điểm dưới trung bình là 468.628 thí sinh – chiếm 83,24%. Số thí sinh có điểm
liệt (<=1 điểm) là 1.277 thí sinh. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 3,25
điểm.
Dưới đây là phổ điểm môn Lịch sử kì thi THPTQG 2019:

5


Phổ điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2019

(Nguồn: />Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có gần 570.000 thí sinh dự thi
môn Lịch sử. Theo thông tin VietNamNet có được, điểm trung bình của môn
Lịch sử năm nay là 4,30 điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 399.016 –
chiếm 70,01%. Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 395 thí sinh. Môn Lịch sử
có điểm trung bình là 4,3 với 70% số bài thi dưới 5 điểm, “đội sổ” về kết quả thi
THPT quốc gia, mặc dù đề thi được đánh giá là “dễ thở” so với năm trước.
Tại sao điểm thi Lịch sử lại luôn thấp như vậy? Tại sao học sinh ngày
càng quay lưng với môn Lịch sử? Theo tôi, nguyên nhân của nó xuất phát từ
nhiều phía như:
Tác động của cơ chế thị trường, lối sống có phần thực dụng của xã hội
hiện đại. Do vậy đại đa số các phụ huynh hiện nay cũng không muốn con em
mình đầu tư và chú ý đến học các môn khoa học xã hội mà chú trọng học các
môn khoa học tự nhiên vì suy nghĩ rằng để thi hoặc xét tuyển vào các trường
6


Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp vì học các ngành đó ra sau khi tốt nghiệp ra
trường dễ xin việc làm và thu nhập cao.
Ngoài ra, đa phần thí sinh dự thi môn Lịch sử chỉ dùng để xét tốt nghiệp.
Do vậy, ngoài việc phải học thuộc lòng và ghi nhớ thì đây được xem là nguyên
nhân chính khiến thí sinh không tập trung học để có điểm cao môn Lịch sử.
Nguyên nhân nữa xuất phát từ chương trình sách giáo khoa Lịch sử hiện
hành của chúng ta hiện nay viết theo kiểu biên niên các sự kiện làm cho việc học
Lịch sử trở nên khô khan, nhàm chán, chương trình rất nặng nề, giáo viên không
có nhiều thời gian để minh hoạ cho bài học bằng các câu chuyện lịch sử. Học
sinh thấy “sợ” học Lịch sử vì phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện, ngày, tháng năm,
địa điểm, nhân vật Lịch sử...
Ngoài ra còn xuất phát từ cách dạy của giáo viên như trong quá trình
giảng dạy cũng chỉ chú trọng đến thống kê các sự kiện, mốc thời gian trong bài
giảng nên học sinh không hiểu bài sâu, thấy tiết học Lịch sử quá nặng nề, học

sinh thụ động trong lĩnh hội kiến thức, từ đó học sinh không hứng thú với môn
học. Hoặc có một phần không nhỏ một số giáo viên dạy Lịch sử chưa đủ tâm
huyết với nghề nên chưa chú trọng đến việc đổi mới trong dạy học bộ môn Lịch
sử…
Để làm thay đổi cái nhìn, quan niệm, thái độ của mọi người, để khơi dậy
hứng thú học tập Lịch sử ở học sinh thì việc đổi mới trong cách dạy Lịch sử hiện
nay là rất cần thiết và để đáp ứng với Chương trình giáo dục phổ thông mới thì
việc Đổi mới trong dạy và học Lịch sử càng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả
học tập bộ môn.
Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả học tập bộ môn, cần sự quan tâm của
các ngành, các cấp quản lý, của ngành giáo dục và của toàn xã hội. Đồng thời,
với vị thế là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên
chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy Lịch sử để khơi
dậy hứng thú học tập bộ môn ở học sinh.
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy Lịch sử đã nhận thấy rằng sử dụng
“kênh hình” trong giảng dạy Lịch sử sẽ góp phần đắc lực vào việc đổi mới
phương pháp dạy học Lịch sử.

7


1.3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm
Tôi chọn đề tài này vì thấy rằng việc khai thác kênh hình trong giảng dạy
Lịch sử sẽ có vai trò rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo
hướng lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tìm tòi suy nghĩ để đưa ra nhận
định về một vấn đề lịch sử. Và khi tăng “kênh hình” thì tất nhiên sẽ giảm bớt
“kênh chữ”, học sinh sẽ thấy học Lịch sử không chỉ là ghi chép, “nhồi nhét” các
sự kiện như ý kiến của một số người từ đó học sinh sẽ có hứng thú học tập và sẽ
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Tên sáng kiến

"Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)".
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Ngô Thị Hòa
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng - thành
phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0984453412
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 10
“Phần ba. Lịch sử thế giới Cận đại” (Ban Cơ bản) ở trường Trung học Phổ
thông.
Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Đổi mới cách khai thác “kênh hình” để
nâng cao hiệu quả việc dạy và học Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học Phổ
thông, tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử ở học sinh. Đồng thời thông qua
khai thác “kênh hình” học sinh còn được rèn luyện một số kỹ năng học tập bộ
môn như: quan sát, miêu tả, phân tích, tổng hợp… từ đó học sinh đạt kết quả học
tập tốt với bộ môn Lịch sử và có kiến thức tốt chuẩn bị tốt cho kì thi THPT
Quốc gia.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Sáng kiến của tôi đã được áp dụng thử nghiệm từ ngày 28/2/2019, tại
trường THPT Hai Bà Trưng - thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

8


Tôi đã từng đọc câu nói sau của Earle Lytton Bulwer - Nam tước Lytton
đời thứ nhất là tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà soạn kịch, và nhà chính

trị người Anh như sau: “mong muốn tự dạy bản thân”.
Bản thân tôi rất tâm đắc với câu nói trên, vì yêu cầu về phương pháp giáo
dục hiệu quả của người thầy. Liên hệ đến đề tài này của tôi, tôi thấy rằng việc
giáo viên “khơi gợi” kiến thức khi sử dụng “kênh hình” trong giảng dạy Lịch sử
là rất cần thiết, vì việc làm này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, góp
phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung
tâm”.
Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng hiện nay việc sử dụng “kênh hình” trong
quá trình giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông còn rất hạn chế như: khai thác
chưa có phương pháp, khai thác còn phiến diện, chưa lột tả hết được ý nghĩa của
“kênh hình”… do vậy chưa phát huy được hết tác dụng của “kênh hình”.
Với bản thân tôi, tôi đã và đang tìm hiểu cách khai thác kênh hình trong
quá trình giảng dạy môn Lịch sử nhưng cũng nhận thấy rằng việc làm này của
mình chưa được bài bản, hệ thống. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để tìm hiểu và
phần nào làm sâu sắc hơn hiểu biết của mình về “kênh hình” cũng như ứng dụng
nó trong quá trình giảng dạy thực tế của mình.
Những thuận lợi và khó khăn của bản thân tôi khi nghiên cứu vấn đề này
tại nhà trường THPT Hai Bà Trưng:
Thuận lợi: Bản thân có sức khỏe tốt, có thời gian nhất định trong giảng
dạy và công tác; Được Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong
đơn vị giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.
Khó khăn:
Về đối tượng học sinh: Trường trung học phổ thông Hai Bà Trưng là nhà
trường mới sáp nhập từ từ hai đơn vị nhà trường THPT Hai Bà Trưng và THPT
Phúc Yên từ năm học 2017-2018, nên nhận thức của học sinh các lớp có sự phân
hóa rõ nét.
Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Năng lực chuyên
môn chưa sâu, phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy và ứng xử sư phạm còn
hạn chế… Do vậy cũng có ảnh hưởng đến việc Đổi mới phương pháp giảng dạy.
7.2. Một số lưu ý khi khai thác kênh hình trong giảng dạy môn Lịch sử ở

trường phổ thông

9


Kênh hình thường được ví như một “hình chiếu” có đầy đủ về nội dung
kiến thức trong sách giáo khoa. Vì thế, nếu người dạy và người học biết khai
thác triệt để lợi thế này thì hệ thống tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, phim tư liệu…
có ý nghĩa rất quan trọng trong trong quá trình truyền thụ tri thức.
Trước hết để khai thác kênh hình có hiệu quả, giáo viên cần nắm được các
loại kênh hình bao gồm:
Loại một: Lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị.
Loại hai: Tranh ảnh (tranh ảnh, hình vẽ về một sự kiện hoặc chân dung nhân
vật lịch sử).
Loại ba: Phim tư liệu lịch sử. Phim tư liệu lịch sử có thể là những thước phim
tài liệu thực tế quí giá còn được lưu giữ lại hoặc là những thước phim tài liệu
khoa học được xây dựng trên những hình ảnh có thật hoặc những biến cố của sự
kiện, nhân vật lịch sử xảy ra tại thời điểm nhất định trong quá khứ. Nhưng phim
tư liệu lịch sử hiện nay còn hạn chế nên không phải bài học nào cũng có phim tư
liệu tương ứng. Do đó trong quá trình khai thác phim tư liệu trong giảng dạy
chúng ta sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm những đoạn phim khoa
học và phù hợp.
Tiếp theo, giáo viên cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo về “kênh
hình” trước khi tiến hành giảng dạy trên lớp như: Nắm được kiến thức cơ bản
của “kênh hình” thông qua việc tìm đọc tài liệu tham khảo hoặc tìm hiểu trên
mạng Internet; Xác định được mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình
từ đó có sự định hướng trong quá trình học sinh học tập và tiếp thu tri thức để
việc giảng dạy đạt hiệu quả.; Thiết kế các câu hỏi gợi mở hợp lý, trọng tâm.
Ngoài những yêu cầu trên khi sử dụng kênh hình hoặc phim tư liệu trong
giảng dạy, giáo viên cần lưu ý chúng phải được đưa ra đúng thời điểm và không

đưa ra một lúc quá nhiều hình ảnh, dữ liệu để tránh sự phân tán của học sinh. Và
trích dẫn các đoạn phim tư liệu cũng cần chọn lọc, phù hợp về kiến thức và thời
gian của tiết học.
Thứ hai là tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình trong dạy học. Giáo
viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng: Quan sát, nhận xét, mô
tả, phân tích, nhận định, đánh giá… để hiểu bài sâu sắc.
Các bước khai thác kênh hình:
Thứ nhất là đối với tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị Lịch sử:

10


Giáo viên nên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc giảng dạy, đó là
trình chiếu các loại “kênh hình” này trên máy chiếu. Nhưng nếu điều kiện không
cho phép thì giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, lược đồ biểu đồ, sơ đồ, đồ thị
Lịch sử có sẵn trong thiết bị dạy học của nhà trường hoặc nếu không có sẵn thì
giáo viên cần sưu tầm chúng với kích thước đảm bảo để học sinh cả lớp có thể
quan sát được.
Đối với lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị: Trước hết, giáo viên giới thiệu sơ
lược các kí hiệu trên lược đồ, biểu đồ sau đó đặt các câu hỏi gợi mở liên quan
đến kenh hình đó để học sinh suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.
Đối với tranh ảnh trong bài học, giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề.
Học sinh sẽ quan sát kênh hình, suy nghĩ và phát biểu ý kiến, học sinh khác
nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giáo viên nhận xét, chốt ý.
Thứ hai là đối với phim tư liệu: Có hai cách khai thác
Cách một: Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi phim tư liệu trước; Sau đó
đặt câu hỏi nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, trả lời; Giáo viên nhận xét, kết luận.
Với cách thức này sẽ biến đoạn phim tư liệu thành một đơn vị kiến thức mà học
sinh phải khai thác, lĩnh hội.
Cách hai: Sau khi đã giảng dạy, diễn giải một vấn đề, giáo viên cho học

sinh theo dõi đoạn phim tư liệu để học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn, khắc sâu
hơn vấn đề đó. Tức là đoạn phim được chiếu đó sẽ mang tính chất minh hoạ cho
bài giảng là chính.
Với nhận thức như vậy và kinh nghiệm của bản thân - mặc dù còn chưa
nhiều và chưa sâu - nhưng ở đây tôi xin mạnh dạn trình bày một số ví dụ tiêu
biểu mà bản thân đã thực hiện và đúc kết được trong quá trình giảng dạy như
sau.
7.3. Một số ví dụ về việc khai thác kênh hình trong giảng dạy Lịch sử thế giới
Cận đại, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (Ban Cơ bản)
7.3.1. Đối với lược đồ, biểu đồ
* Khi giảng dạy bài 29 - “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản
Anh”, mục 2. “Cách mạng tư sản Anh”, sách giáo khoa có lược đồ:

11


Hình 51. Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh
Mục đích khai thác:
Học sinh thấy được so sánh lực lượng giữa quân đội nhà vua và Quốc hội.
Hướng khai thác:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu trên lược đồ và đặt câu hỏi
gợi mở:
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc nội chiến?
- Em đánh giá như thế nào về cuộc nội chiến? Phe nào chính nghĩa,
phe nào phi nghĩa? Vì sao?
Học sinh theo dõi lược đồ, sách giáo khoa, trả lời; Giáo viên nhận xét và chốt ý:
Ở Anh, từ thế kỉ XII đã có Quốc hội. Song, từ đẩu thế kỉ XVII, các vua Anh
không muốn thừa nhận sự tồn tại của quốc hội vì đã hạn chế phần nào sự chuyên
quyền của vua. Năm 1640, vì cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người
Xcốt- len nên Sác-lơ I buộc phải triệu tập Quốc hội. Mâu thuẫn giữa vua và

quốc hội không thể điều hoà đã dẫn tới cuộc nội chiến ngày 22- 8-1642.
Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến (1642 -1645): quân đội của quốc hội bị thất
bại vì quân đội của nhà vua được trang bị tốt và thiện chiến hơn.
Giai đoạn 2 của cuộc nội chiến (1645 - 1648): sau khi củng cố và tổ chức lại
quân đội, lực lượng của quốc hội đứng đầu là Crôm- oen đã giành thắng lợi ở
trận quyết định Nê-dơ-bi (miền Trung nước Anh). Vua Sác-lơ I bị thất bại phải
chạy lên phía bắc nước Anh và bị người Xcốt-len, đồng minh của quốc hội bắt
giữ trao cho Quốc hội. Năm 1648, nội chiến kết thúc. Ngày 30 -1-1649 vua Sáclơ I bị xử tử.
* Hay khi giảng dạy bài 30 - “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ”:
12


Khi dạy mục 1.“Sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản ở Bắc Mỹ. Nguyên
nhân bùng bổ chiến tranh” sẽ có lược đồ sau:

Hình 53. Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Mục đích khai thác: Học sinh thấy được hình ảnh 13 thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ lúc đó và có thể so sánh với diện tích nước Mĩ hiện tại.
Hướng khai thác:
Trước hết, giáo viên treo lược đồ lớn bằng giấy lên bảng hoặc chiếu lên máy
chiếu, hướng dẫn học sinh quan sát lược đổ, giới hạn phạm vi 13 thuộc địa trên
lược đồ (màu đen), yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
- Châu Mĩ được phát hiện khi nào? Do ai phát hiện ra?
- Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được thành lập khi nào?
- Đây là vùng đất có đặc điểm gì?
- Nền kinh tế Bắc Mĩ phát triển như thế nào?
- Tại sao nhân dân Bắc Mĩ lại đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh? Các
em hãy lấy một vài ví dụ để lí giải nguyên nhân dẫn tới chiến tranh
Học sinh quan sát lược đồ, theo dõi nội dung sách giáo khoa, trao đổi và trả

lời; Giáo viên nhận xét, kết luận - kết hợp trình bày trên lược đồ:
Lược đồ trong sách giáo khoa minh hoạ cho sự hình thành các thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ vào thế kỉ XVIII. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ lần lượt được hình thành
từ năm 1603 đến năm 1732. Sự thực thì những kẻ đầu tiên nuôi tham vọng biến
vùng đất bao la này thành thuộc địa không phải là thực dân Anh mà là thực dân
Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan. Song ưu thế cơ bản của Anh trong quá trình thực

13


dân hoá Bắc Mĩ là dựa trên một cơ sở vững chắc về công nghiệp và nông nghiệp
hơn hẳn Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha, nhất là ở thế kỉ XVIII.
Năm 1607, người Anh chính thức đặt chân đến Viếc-gi-ni-a (ở Giêm-xtao)
và bắt đầu khẩn thực vùng đất này. Từ bấy giờ đến hết thế kỉ XVII, họ đã thành
lập được 12 thuộc địa. Thuộc địa thứ 13-Gioóc-gi-a ra đời năm 1732 dưới triều
vua Gioc-giơ II.
Về mặt địa lí, chính trị, cương giới của 13 thuộc địa: Bắc giáp Ca-na-đa,
Nam giáp Phlo-ri-đa (thuộc Tây Ban Nha); Đông là Đại Tây Dương, Tây là Ạlê-ga-nít. Căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo, thành phần dân người
ta chia 13 thuộc địa của Anh thành ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Những thuộc địa miền Bắc là: Ma-xa-chu-xét (thủ phủ là cảng Bô-xtơn) ;
Niu Hăm-sai; Rốt Ai-len; Cô-nếch-ti-cớt. Bốn thuộc địa này một tên chung là
Niu In-gi-lân (nước Anh mới). Cần lưu ý rằng, danh từ Niu In-gi-lân không phải
dùng để chỉ cho cả 13 thuộc địa của Anh. Đây là một bộ phận quan trọng của
Hợp chủng quốc Mĩ sau này về kinh tế, chính trị và văn hoá. Bấy giờ, ở đây đã
thành lập những trường trung học Ha-vớt, I-ê-lơ, sau trở thành những trường đại
học có tiếng ở Mĩ.
Những thuộc địa miền Trung là: Niu Oóc, NiuGiơ-xi, Đơ-la-oa (ba thuộc địa
này, thực dân Anh đã cướp của Hà Lan), và Pen-xin-va-ni-a (thủ phủ là thành
phố Phi-la-đen-phi-a gồm 25000 dân). Những thuộc địa miền Trung giàu khoáng
sản rất cần cho sự phát triển công nghiệp (sắt, than đá) và nhiều gỗ phục vụ cho

công nghiệp đóng tàu.
Những thuộc địa miền Nam là: Viếc-gi-ni-a, Mê-ri-len, Ca-rô-lin-na Bắc,
Ca-rô-lin-na Nam và Gioóc-gi-a. Miền này rất thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, từ sản xuất lưong thực (lúa mì, lúa gạo) đến cây công nghiệp (thuốc lá,
bông, chàm).
Cư dân ở 13 thuộc địa, phần lớn là người Anh và con cháu của họ di cư
sang. Họ đã tiêu diệt, dồn đuổi đến cùng người In-đi-an (da đỏ) về phía tây bằng
những cuộc chiến tranh chinh phạt thực sự để chiếm lấy đất đai và đem nô lệ da
đen châu Phi đến khai khẩn đồn điền ở đây… Hiện nay diện tích nước Mĩ đã mở
rộng hơn rất nhiều và gồm 50 bang.
Khi giảng dạy bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp”, ở mục 1. “Cách mạng
bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến” thuộc phần II. “Tiến trình cách mạng”, sẽ có
lược đồ sau:
14


Mục đích khai thác: Học sinh nắm được diễn biến cách mạng tư sản Pháp
năm 1789.
Hướng khai thác lược đồ:
Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các kí hiệu trên lược đồ, sau
đó nêu câu hỏi: Nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp
năm 1789?
Học sinh theo dõi lược đồ, kết hợp với sách giáo khoa phát biểu.
Giáo viên nhận xét, kết luận - kết hợp trình bày trên lược đồ:
Nhân dân nước Pháp khắp nơi nổi dậy, hình thành các trung tâm chống
phong kiến ở thành thị (những nơi có lá cờ). Sau đó phong trào còn lan ra khắp
các vùng nông thôn trong cả nước (vùng kẻ sọc). Từ lược đồ chúng ta có thể
thấy nhân dân Pháp nổi dậy khắp nơi từ thành thị đến nông thôn. Không khí
cách mạng sục sôi trong khắp cả nước, báo hiệu ngày tàn của chế độ phong kiến
ở nước Pháp…

Ở mục 2. “ Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành
lập” thuộc phần II. “Tiến trình cách mạng” của bài 31, giáo viên có thể sưu tầm
lược đồ sau:

15


Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793
Mục đích khai thác: Học sinh thấy được những khó khăn, thử thách mà
cách mạng Pháp phải đương đầu năm 1793.
Hướng khai thác lược đồ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lược đồ thông qua các kí hiệu, nêu nhận
xét về tình hình nước Pháp đầu năm 1793.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở như:
- Vì sao các nước phong kiến châu Âu lại liên minh với nhau chống lại
Cách mạng tư sản Pháp?
- Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi?
Học sinh quan sát lược đồ, theo dõi nội dung sách giáo khoa, thảo luận và
phát biểu.
Giáo viên nhận xét, kết luận kết hợp với hướng dẫn HS quan sát trên lược
đồ và giáo viên nêu những nét lớn về cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài:
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp đã làm cho châu Âu phong kiến và cả nước
Anh lo sợ. Nền thống trị phong kiến chuyên chế ở các nước châu Âu bị rung
chuyển, rạn nứt. Chính vì vậy, năm 1793 các nước Anh, Áo, Phổ, Hà Lan, Tây
Ban Nha, Vương quốc Na-pô-li, các quốc gia Đức nhỏ liên minh lại chống nước
16


Pháp cách mạng. Như vậy, nước Cộng hoà Pháp non trẻ cùng một lúc phải
đương đầu với âm mưu phiến loạn bên trong và liên minh phong kiến bên ngoài.

Kí hiệu trên lược đồ (mũi tên màu đen) thể hiện những khó khăn thử thách
đó của cuộc cách mạng Pháp. Quan sát trên lược đồ, nước Pháp cách mạng nhỏ
nhoi bị đe doạ bóp chết không phải chỉ vì cuộc nổi loạn của bọn phản động
trong nước mà toàn bộ châu Âu phong kiến, kể cả nước Anh tấn công.
Trước tình hình đó, nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh đã thi hành
những chính sách cách mạng triệt để, huy động quần chúng nhân dân đập tan lực
lượng phản động trong nước, thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc. Cả
nước Pháp sôi sục tinh thần ái quốc. Chỉ trong đợt động viên đầu tiên đã có 42
vạn người tình nguyện tòng quân đến đầu năm 1794 đã có tới 60 vạn người. Các
đội quân dự bị, nửa vũ trang được thành lập ở các địa phương. Nhờ động viên
được quần chúng nhân dân, cách mạng Pháp đã đánh bại được giặc ngoại xâm,
hai chiến thắng lớn vào tháng 9 và tháng 10 năm 1792 ở miền Đông Bắc nước
Pháp đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Quân Áo bị tan rã, quân Anh và các
nước tiểu quốc Đức phải rút lui. Đông xuân 1794 quân Pháp chuyển sang thế
chủ động. Tu-lông được giải phóng khỏi Anh. An-dát thoát khỏi tay Phổ và Áo.
Miền Đông được khôi phục. Quân thù bị quyét sạch khỏi lãnh thổ Pháp.
Ở bài 33. “Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ
XIX”, mục 1. “Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức” sách giáo khoa có lược
đồ sau:

Mục đích khai thác lược đồ: Học sinh thấy được diễn biến quá trình nước
Đức thống nhất.
Hướng khai thác: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở.
17


- Em có nhận xét gì về quá trình thống nhất nước Đức?
- Việc nước Đức thống nhất thông qua những cuộc chiến tranh nói lên điều gì ?
Sau cuộc cách mạng 1848, nền công nghiệp Đức phát triển nhanh chóng,
làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển một cách mạnh mẽ chưa

từng thấy. Từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp, việc phát triển
kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức gặp khó khăn bởi đất nước bị chia cắt.
Việc thống nhất nước Đức trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải được
giải quyết ngay. Cuộc đấu tranh thống nhất Đức đã diễn ra trong những năm 60
của thế kỉ XIX bằng một loạt cuộc chiến tranh chinh phục do quý tộc quân phiệt
Phổ lãnh đạo. Lịch sử gọi đây là con đường thống nhất "bằng sắt và máu". Công
cuộc thống nhất Đức đã được hoàn thành với sự kết thúc của cuộc chiến tranh
Pháp - Phổ (1870 -1871) mà chiến thắng thuộc về Phổ.
Ngày 18-1-1871, lễ thành lập đế quốc Đức đã được tổ chức tại Cung điện
Véc- xai ở Pháp (đang bị Phổ chiếm đóng). Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên
ngôi hoàng đế. Đế quốc Đức là một liên bang gồm 22 nước và 3 thành phố tự
do. Hiến pháp đế quốc được ban hành ngày 1 6 - 4 -1871 nhằm củng cố sự thống
nhất đế quốc, bảo vệ chế độ quân chủ và tàn dư phong kiến ở nông thôn, bảo
đảm địa vị thống trị của nhà nước quân chủ quý tộc Phổ. Nước Đức thống nhất
tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
Khi dạy mục “3. Nội chiến ở Mĩ” có lược đồ sau:

Hình 66. Lược đồ nước Mĩ giữa thế kỉ XIX
Mục đích khai thác lược đồ: HS thấy được sự mở rộng đất đai nước Mỹ
giữa thế kỷ XIX.
Hướng khai thác: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở
18


- Lãnh thổ nước Mĩ được mở rộng như thế nào từ 13 thuộc địa ban đầu?
Học sinh quan sát lược đồ, theo dõi sách giáo khoa, thảo luận, trả lời.
Giáo viên nhận xét, kết luận kết hợp trình bày trên lược đồ:
Từ 13 thuộc địa Anh ban đầu ở ven bờ Đại Tây Dương, sau khi giành độc
lập, lãnh thổ nước Mĩ đã dần mở rộng về phía Tây, cụ thể: Vùng Phlo-ri-đa mua
của Tây Ban Nha năm 1818, vùng Lu-di-a-na mua của Pháp năm 1803, vùng

phía bắc Lu-di-a-na mua của Anh năm 1848, vùng Tếch-dát thôn tính 18451848, vùng Ô-ri-gơn thuộc Mĩ từ 1846, vùng Niu-mê-hi-cô chiếm cứ của Mê-hicô từ 1853, Ca-li-phóoc-ni-a chiếm cứ của Mê-hi-cô năm 1848… Như vậy nước
Mĩ ngày càng mở rộng và lập thêm nhiều bang mới. Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh
thổ Mĩ kéo dài tới bờ biển Thái Bình Dương, gồm 30 bang.
Lúc đó, kinh tế Mĩ phát triển theo hai con đường: Miền Bắc phát triển nền
công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên
bóc lột sức lao động của nô lệ.
7.3.2. Đối với tranh ảnh lịch sử
7.3.2.1 Đối với tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử
* Khi giảng dạy bài 29. “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh” ở
mục 2. “Cách mạng tư sản Anh”. Khi giảng dạy tình hình nước Anh trước cách
mạng giáo viên sưu tầm ảnh chân dung vua Sác-lơ I của nước Anh:

Vua Sác lơ I
Mục đích khai thác: Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về con
người, tính cách, cách trị nước của vị vua Anh. Người đã là một trong những
nguyên nhân dẫn đến nội chiến ở Anh.
Hướng khai thác: Giáo viên đặt câu hỏi
19


“Em có hiểu biết gì về vua Sác-lơ I ?”
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét, kết luận:
Sác-lơ-I (1600-1649) là vua của ba vương quốc Anh, Scotland,
và Ireland từ 27 tháng 3 năm 1625 đến khi bị hành quyết vào năm 1649.
Sau khi kế vị, Sác-lơ tranh chấp với Nghị viện, trong nỗ lực của ông nhằm
củng cố đặc quyền hoàng gia. Sác-lơ tin tưởng vào quyền lực thiêng liêng của
các vị vua và cho rằng ông có thể cai quản đất nước theo ý muốn của mình.
Nhiều chính sách của ông bị quần chúng phản đối, đặc biệt là việc tăng thuế mà
không thông qua sự đồng ý của Quốc hội, khiến ông bị mang tiếng là một quân

vương chuyên chế, một bạo chúa. Chính sách tôn giáo của ông, cùng với cuộc
hôn nhân với một người Công giáo, đã gây ra sự bất bình và ác cảm của những
nhóm cải cách tôn giáo như Thanh giáo và thần học Can-vanh, những người cho
rằng ông nghiêng về phía Công giáo. Ông cố gắng buộc Giáo hội Scotland làm
theo mô hình tôn giáo của Anh dẫn đến Chiến tranh giữa các giám mục, tăng
thêm vị thế cho Nghị viện Anh và Scotland đồng thời khiến vị thế của ông tuột
dốc không phanh.
Từ 1642, Sác-lơ chiến đấu với quân đội Nghị viện trong Nội chiến Anh.
Sau thất bại năm 1645, ông đầu hàng lực lượng Scotland và bị rơi vào tay Nghị
viện. Sác-lơ từ chối công nhận yêu sách của những kẻ bắt được mình khi bác bỏ
ý tưởng về nền quân chủ lập hiến, và trốn thoát khỏi nơi giam cầm vào tháng
11- 1647. Lại bị cầm tù một lần nữa tại Đảo Wight, Sác-lơ cố gắng liên minh với
người Scotland, nhưng cuối năm 1648 Oliver Cromwell cùng quân đội kiểu mới
của ông ta đã nắm được quyền kiểm soát Anh quốc. Sác-lơ bị đưa ra xét xử, bị
kết án tử hình vì tội phản quốc vào ngày 30 tháng 1 năm 1649.
* Khi giảng dạy bài 29. “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh”
ở mục 2.“Cách mạng tư sản Anh”. Khi giảng dạy diễn biến cách mạng tư sản và
sau khi nội chiến kết thúc trong sách giáo khoa có bức hình:

20


×