Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Ứng dụng phần mềm microsoft powerpoint để tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH sử
===£OC3G8===

PHẠM KIỀU TRANG

ỨNG DỤNG PHÀN MÈM MICROSOFT
POWERPOINT ĐỂ TẠO BIÊU TƯỢNG VỀ
NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH sử
THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 THPT
(CHƯONG TRÌNH CHUẨN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học lịch sử
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN YĂN NINH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thảnh và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn
Văn Ninh, thày đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đế tất cả các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn phương pháp dạy học lịch sử, phòng tư liệu khoa, thư viện trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, bạn bè, và đặc biệt là những người thân,... đã giúp đỡ,
động viên, khích lệ tình thần em hoàn thành tốt công việc.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu, số liệu được trình bày
trong khóa luận: “Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để tạo biểu
tương về nhân vât trong day hoc Lích sử thế giới cân đai lớp 10 Trung hoc
phổ thông chương trình chuẩn” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Ninh
là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả của tác giả khác.

Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Phạm Kiều Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 4
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: ............................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................ 8
5. Nguồn tư liệu................................................................................................ 8
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 9
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài........................................................ 10
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 10
Chương 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC sử DỤNG PHẦN
MỀM MICROSOFT POWERPOINT ĐỂ TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN
VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH sử Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG... 11
1.1. Cơ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................... 11
1.1.1. Phần mềm Microsoft PowerPoint......................................................... 11
1.1.1.1....................................................................................................

Một vài nét về phần mềm Microsoft PowerPoint ............................................ 11
1.1.1.2. Vai trò của việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint vào tạo
biểu tượng nhân vật lịch sử .............................................................................. 12
1.1.1.3. Quy trình thiết kế phần mềm Microsoft PowerPoint để tạo biểu tượng
về nhân vật lịch sử ........................................................................................... 16
1.1.1.4. Nguyên tắc khai thác và sử dụng Microsoft PowerPoint trong tạo biểu
tượng về nhân vật lịch sử ................................................................................. 18
1.1.2. Biểu tượng về nhân vật lịch sử............................................................. 18
1.1.2.1....................................................................................................


9

Quan niệm về biểu tượng nhân vật lịch sử ...................................................... 18
1.1.2.1.1. ................................................................................................
Quan niệm biểu tượng...................................................................................... 19
1.1.2.1.2. ................................................................................................
Quan niệm biểu tượng nhân vật lịch sử ........................................................... 20
1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biêu tượng nhân vật lịch sử trong dạy
học .................................................................................................................... 21
1.1.2.2.1. Vai trò............................................................................................. 21
1.1.2.2.2. Ý nghĩa ........................................................................................... 22
1.1.2.3...................................................................................................
Các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ............................................... 40
1.1.2.4...................................................................................................
Một số yêu càu khi tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ....................................... 45
1.2.

Cơ SỞ THỰC TIỄN....................................................................... 47


1.2.1. Kết quả điều tra .................................................................................... 47
1.2.2. Những điểm tích cực ............................................................................ 50
1.2.3. Những điểm hạn chế............................................................................. 51
1.2.4. Một số nguyên nhân của sự hạn chế.................................................... 52
Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP sử DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT
POWERPOINT NHẰM TẠO BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 THPT CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN ........................................................................................................... 55
2.1. Vị trí, nội dung cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT (chương
trình chuẩn) ...................................................................................................... 55
2.1.1. Vị trí ..................................................................................................... 55
2.1.2. Nội dung............................................................................................... 56


2.2.

Các nhân vật càn phải tạo biểu tượng khi dạy phần Lịch sử thế giới Cận

đại lớp 10THPT............................................................................................... 59
2.2.1. Phân loại các nhân vật lịch sử ............................................................. 59
2.2.2. Bảng thống kê các nhân vật lịch sử cần tạo biểu tượng khi dạy lịch sử
thế giới cận đại lóp 10 THPT.......................................................................... 60
2.2.3. Thông tin về các nhân vật lịch sử cần tạo cho học sinh khi dạy học về
lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT chương trình chuẩn.............................. 62


2.3.

Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử bằng phần mềm Microsoft
9


PowerPoint trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT. 77
2.3.1. Kết họp trình chiếu chân dung với miêu tả để tạo biểu tượng về nhân
vật lịch sử ......................................................................................................... 77
2.3.2. Kết họp phưomg pháp trình chiếu những câu nói nổi tiếng để tạo biểu
tượng về nhân vật lịch sử ................................................................................. 81
2.3.3. Kết họp chình chiếu với sử dụng phưomg pháp thảo luận, trao đổi, tranh
luận để tạo biểu tượng về nhân vật ..................................................................84
2.3.4. Kết họp trình chiếu những công lao đóng góp của nhân vật với hình ảnh
để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ...................................................................86
2.3.5. Kết họp sử dụng powerpoint với dạy học dự án để tạo biểu tượng về
nhân vật lịch sử ................................................................................................ 87
2.4. Thực nghiệm sư phạm............................................................................... 91
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ môn lịch sử với tư cách là bộ môn khoa học xã hội, có ưu thế trong việc
góp phàn thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. Với việc cung cấp
cho học sinh những tri thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử dân tộc và lịch sử thế
giới nhằm đóng góp phần xây dựng vốn văn hoá phổ thông không thể thiếu được
của mỗi người. Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, việc giảng dạy
lịch sử ở trương phổ thông cần phải tạo ra được sự chuyển biến căn bản về chất
lượng dạy học, quán triệt nguyên lý “ học đi đôi với hành”. Muốn có được sự
chuyển biến đó, ngoài cải cách nội dung chương trình còn phải cải tiến phương
pháp dạy học và phương tiện day học làm sao để thu hút được sự chú ý và phát
huy được năng lực tự học của học sinh. Từ đó làm cho học sinh hiểu sâu sắc, nhớ

lâu những nội dung cơ bản và biết vận dụng sự hiểu biết sâu sắc đó trong thực
tiễn.
Nhiều năm qua, chất lượng dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông do
nhiều nguyên nhân, chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục. Ở nhiều
trường phổ thông bộ môn lịch sử được coi là môn “phụ”. Tư tưởng coi môn lịch sử
là môn học “không quan trọng”, không chỉ tồn tại ở quan niệm của học sinh mà ở
một số trường, một số giáo viên mà thậm chí là giáo viên dạy lịch sử. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: về đào tại giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ dạy học còn thiếu thốn,... Trong đó nổi bật lên là vấn đề nội dung và
phương pháp dạy học. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử - không trực tiếp quan
sát các sự kiện nên phương pháp trực quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Con
đường hình thành nhận thức Lịch sử cho học sinh tuân thủ theo quy luật nhận thức
“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng về thực
tiễn”, nghĩa là phải trên cơ sở tư liệu sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái
niệm, rút ra quy luật, bài học
Lịch sử phục vụ cho thực tiễn cuộc sống.. Vậy tạo biểu tượng là một khâu không

1


thể thiếu được trong quá trình nhận thức nói chung và nhận thức lịch sử nói riêng
trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Trong các loại biểu tượng , biểu tượng
về nhân vật lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng , có sức thuyết phục đặc biệt đối
với học sinh, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những cảm xúc lịch sử đúng đắn, góp
phần hình thành nhân cách học sinh. Mặc khác biểu tượng về các nhân vật lịch sử
giúp học sinh hiểu sâu sắc các vấn đề, sự kiện lịch sử,...
Việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử chỉ có thể phát huy vai ừò của nó
nếu được đặt trong sự phối họp hài hoà với hệ thống phương pháp dạy học bộ
môn. Từ đó tạo cơ sở vững chắc để các em nắm vững sự kiến lịch sử mới gây
đuọc hứng thú học tập lịch sử. Chỉ khi nào các em hiểu sâu sắc nội dung mới thấy

bài học sinh động, phong phú, hấp dẫn và kích thích được sự tìm tòi khoa học,
hứng thú học tập của học sinh.
Để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử , người giáo viên cần phải lựa chọn
sử dụng các phương tiện trực quan - là phươngt tiện tư liệu dạy học có ứu thế hơn
cả để tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử những phương tiện đó được phát huy
hiệu quả nếu có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin mà phần mềm được sử dụng
thông dụng nhất để dạy học hiện nay là phần mềm Microsoft PowerPoint.
Công nghệ thông tin là phương tiện dạy học hiện đại có khả năng tích họp
các chức năng của những phương tiện dạy học truyền thống như tranh ảnh , bản
đồ, lược đồ, sơ đồ, niên biểu, biểu đồ, bản đồ, bản so sánh,... và các phương tiện kĩ
thuật như radio, video, tivi, đèn chiếu overhead, projector và các loại băng đĩa,...
Đặc biệt với khả năng đa phương tiện đa truyền thông (Multimedia) và khả năng
tương tác (Interactive), việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử sẽ
giúp giáo viên nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các đồ dùng trực quan khi dựng
lại bức tranh Lịch sử một cách chân thực, giàu hình ảnh và sinh động. Đồng thời
nói có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, kích thích và huy động được nhiều
giác quan của các emkhi nhận thức, điều đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc

2


ghi nhớ kiến thức. Nhờ thế, học sinh dễ dàng hiểu đúng bản chất của sự kiện, hiện
tượng Lịch sử.
Việc khai thác sử dụng một số chức năng của phần mềm Proshow Produce,
Movie Maker, Photoshop, Flash, Adobe Audition,...sẽ giúp giáo viên xử lý tư liệu
hình ảnh, xử lý, cắt ghép, các đoạn phim, âm thanh,... phù họp với nội dung, yêu
cầu bài học. Việc sử dụng các chức năng cơ bản, các hiệu ứng phong phú, đa
dạng,... của phần mềm Microsoft PowerPoint sẽ giúp giáo viên thiết kế sử dụng có
hiệu quả các loại đồ dừng trực quan theo yêu càu bài giảng và ý đồ sư phạm của
mình. Và với khả năng siêu liên kết thông tin (hyperlink) của phần mềm này, giáo

viên có thể đưa vào bài giảng của mình hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu đã qua xử
lya, chọn lọc và biên tập theo ý tưởng giáo viên, nhờ đó có thể phát huy đuọc tính
sáng tạo của giáo viên và học sinh trong những tình huống sư phạm cụ thể khi sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học, tiết liệm được nhiều thời gian trong việc
xây dựng, sử dụng đồ dừng trực quan, giáo viên có điều kiện tổ chức cho học sinh
nhận thức Lịch sử thông qua đồ dùng trực quan từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến
thức ừọng tâm và có hệ thống, khái quát tốt nội dung bài học.
Với thực trạng và trong xu thế phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay thì
việc dạy hoc Lịch sử rất cần và cũng có nhiều khả năng để đổi mới phương pháp.
Trong đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin thực sự là một hướng đi mới, có
tính khả thi- đặc biệt đối với sự đảm bảo tính trực quan trong quá trianh nhận thức.
Xuất phát từ thực tế này và với mong muốn xây dựng một giờ học hấp dẫn, đạt
hiệu quả nhận thức cao, tôi đã thực hiện đề tài “Sử dụng phần mềm Microsoft
PowerPoint để tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại
lớp 10 Trung học phổ thông chương trình chuẩn”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề cơ bản mà nhà trường phổ thông hiện đang quan tâm và cần giải
quyết là nâng cao chất lượng đào tạo học sinh về mặt giáo dục phổ thông, ừong

3


học tập thì phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh.
Trong những năm gần đây, nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu
đã đề cập đến những vấn đề phức tạp của lý luận và thực tiễn dạy học bao gồm
nhiều vấn đề chung và những vấn đề quan ừọng của dạy học bộ môn tập trung
phát huy tính tích cực và hoạt động nhận thức độc lập của học sinh. Nhiều bài viết
của tác giả đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giáo dục,... Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu và các bài viết đã đóng góp một cách tích cực
vào việc đề ra những hệ thống lý luận và thực tiễn, những biện pháp cụ thể góp

phần nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả bài học lịch sử.
Việc tạo biểu tượng nói chung hay tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nói
riêng là một trong những đề tài được khá nhiều người quan tâm, tuy nhiên ở những
khía cạnh và mức độ khác nhau. Nhận thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng của công nghệ
thông tin (trong đó có máy vi tính) đối với mọi mặt của đời sống xã hội cũng như
thấy được khả năng sư phạm tiềm tàng của máy vi tính, các nhà giáo dục Việt
Nam thời gian gần đây cũng đã quan tâm đến việc ứng dụng vi tính vào việc quản
lí giáo dục cũng như khai thác nó như một phương tiện kĩ thuật dạy học hiệu quả.
Liên quan đến đề tài có thể kể ra một số tác giả và tác phẩm chủ yếu sau:
2.1. Tài liệu nước ngoài
* Lý luận giáo dục
- P.A Ruđích: “Tâm lỉ học”, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội, 1980. Tác
phẩm trình bày những hoạt động về các mặt tâm lí của con người trong đó đề cập
đến một số vấn đề cơ bản giúp ích cho quá trình phân tích tâm lí để từ đó giúp
người đọc hiểu sâu hơn và cung cấp một số khái niệm quan trọng liên quan đến
tạo biểu tượng như : khái niệm chung về biểu tượng, cấu trúc và chức năng của
biểu tượng, vai trò của các quá trình cảm xúc trong sự hình thành biểu tượng.
- Trong các tác phẩm lý luận dạy học của M. N. Sácđacôp “7ư duy của học
sinh” Nxb Giáo dục Hà Nội 1970, đã đề cập đến việc tạo biểu tợng lịch sử như là

4


một trong các khâu không thể thiếu của quá trình nhận thức lịch sử. Tác giả M. N.
Sácđacôp đã nêu lên vai trò của việc tạo biểu tượng thông qua việc khẳng định quá
trình tri giác để tạo biểu tượng “sẽ trở thành chỗ dựa khi lĩnh hội tri thức”. Tuy
nhiên, vói việc đa ra các lý luận quan trọng trong dạy học nói chung, tác phẩm trên
cha đề cập đến các biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử cũng như tạo biểu
tượng các nhân vật lịch sử.
* Giảo dục lịch sử

- N.G Đaừi với nhiều công trình tiêu biểu như: “Chuẩn bị giờ học lịch sử
như thế nào”, “Những vấn đề cần nắm vững của giờ học” tác phẩm đề cập nhiều
phương pháp dạy học để áp dụng vào giờ học lịch sử hiệu quả giúp ích cho quá
trình tư duy của học sinh trong đó tác phẩm đã nhấn mạnh tính hình ảnh cụ thể
trong dạy học lịch sử: thiếu hình ảnh không thể hình dung được quá khứ lịch sử.
2.2. Tài liệu trong nước
* Lý luận giáo dục
- Trần Doãn Quới: “về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”,
Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 4 - 2000. Bài viết đã phân tích những vấn đề về
chung việc sử dụng những thiết bị trong công nghệ thông tin vào giờ học cùng với
đó là ưu nhược điểm của việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học
để từ đó cân nhắc phát triển, mở rộng thêm khả năng ứng dụng những công nghệ
đó vào dạy học. Các công nghệ thông tin trong bài viết tác giả đã đề cập và phân
tích sâu việc ứng dụng máy tính vào trong dạy học để từ đó cung cấp nhiều thông
tin học sinh, tăng hiệu quả bài dạy.
- Phạm Minh Hạc: “Tin học và giáo dục phổ thông”, Tạp chí nghiên cứu
giáo dục số 4 - 1987. Bài viết đã tìm hiểu về việc sử dụng tin học vào một đối
tượng cụ thể là những học sinh ở cấp trung học phổ thông, việc ứng dụng tin học
vào ừong giảng dạy đã tác động như thế nào vào ừong quá trình nhận thức, tiếp
thu bài học của học sinh, có ích gì cho quá trình giảng dạy giáo viên cùng với đó

5


là một vài phương pháp sử dụng tin học vào trong giảng dạy ở cấp này.
- Nguyễn Thanh Lương: “ Mảy tỉnh điện tử - một loại hình phương tiện dạy
học”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11-1988. Bài viết cả tác giả Nguyễn Thành
Lương đã đi sâu vào việc sử dụng máy tính điện thử vào trong dạy học và coi đó
như một loại hình phương tiện dạy học. Tác phẩn đã nêu mục đích, vai trò, chức
năng của máy tính trong việc giảng dạy từ đó giúp người đọc có thêm thông tin và

phương pháp cho việc áp dụng máy tính vào những bài giảng của mình để nâng
cao chất lượng dạy học .
*Giáo dục lịch sử
- Vấn đề tạo biểu tượng lịch sử nói chung được đề cập rõ nét nhất ừong
cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập I của tác giả: Phan Ngọc Liên (chủ
biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi. Trong đó các tác giả đã đề cập một cách
cụ thể về những nội dung cơ bản của tạo biểu tượng lịch sử: đưa ra định nghĩa về
tạo biểu tượng lịch sử, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng ừong học tập lịch sử ở
trường phổ thông, phân loại biểu tượng (với 4 loại cơ bản: biểu tượng về hoàn
cảnh địa lý; biểu tượng về văn hóa vật chất; biểu tượng về nhân vật lịch sử và biểu
tượng về không gian, thời gian), con đường biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng
lịch sử cho học sinh.
- Trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS
phần lịch sử Việt Nam” và cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường
THPT’’ tập 1 phần lịch sử Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thị Côi chủ biên cho
chúng ta nắm được những nội dung lịch sử và phương pháp sử dụng hệ thống kênh
hình trong dạy học phàn lịch sử. Giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp phù
hợp tạo biểu tượng cho học sinh.
- về việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử đã được đề cập khá rõ trong
cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử''' do Phan Ngọc Liên Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi - Trần VTnh Tường đồng chủ biên. Bài viết

6


của TS Đặng Văn Hồ - Khoa lịch sử - Đại học sphạm - Đại học Huế với nhan đề
“tạo biểu tợng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” đã
nêu lên những lí luận cơ bản về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, vai trò, ý nghĩa
của việc tạo biểu tợng các nhân vật lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ
thể.
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu chỉ dừng lại khai thác máy vi tính

để hỗ trợ một số thao tác sư phạm đơn lẻ, chưa có tài liệu nào trình bày về việc
khai thác và sử dụng các phương tiện lã thuật cũng như ứng dụng Công nghệ
thông tin vào dạy học một các có hệ thống, vấn đề sử dụng phần mền Microsoft
PowerPoint để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ;
hiện nay cũng chưa có công trình ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint nào
trình bày cụ thể, bám sát vào chương trình dạy học lịch sử phổ thông (nói chung)
và tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử (nói riêng).
3. Giới hạn và phạm vỉ nghiên cứu:
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mang lại cho người sử
dụng rất nhiều phần mềm tiện ích để khai thác, xử lí và truyền đạt thông tin phục
vụ cho việc dạy học. Trong đó, Microsoft PowerPoint là chương trình chuyên
dụng về trình chiếu nên có tính năng ưu việt trong việc biểu diễn hình ảnh, âm
thanh, chữ viết, màu sắc, phông nền,... Bởi vậy, mặc dù Microsoft PowerPoint
không phải là phàn mềm thiết kế dành cho dạy học song ta có thể khai thác hiệu
quả những tiềm năng sư phạm của phần mềm này. Bên cạnh đó đây là chương
trình phổ biến, dễ sử dụng, dễ thao tác, tạo điều kiện cho người dùng có thể phát
huy tính sáng tạo của mình. Cho nên trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi lựa
chọn việc khai thác phần mềm Microsoft PowerPoint để ứng dụng vào tạo biểu
tượng về các nhân vật ừong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT chương
trình chuẩn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

7


4.1. Mue đích
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về phương pháp dạy học môn lịch sử nói chung,
tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh nói riêng, khóa luận đi sâu vào tìm hiểu
thực té hoạt động dạy học về việc sử dụng phàn mềm Microsoft PowerPoint vào
việc xây dựng biểu tượng về nhân vật lịch sử khi dạy học về phần lịch sử thế giới

cận đại trong chương trình lớp 10 THPT.
4.2. Nhiêm vu
••

- Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm
Microsoft PowerPoint tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử cho học sinh.
- Tiến hành sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint tạo biểu tượng về
các nhân vật trong lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT chương trình chuẩn.
5. Nguồn tư liệu
Các tài liệu nghiên cứu và đề cập ừong bài viết được khai thác từ các nguồn
tư liệu như:
- Sách giáo khoa
- Internet
- Báo chí, tạp chí
- Tranh ảnh
- Những mẩu truyện lịch sử
- Những bản tiểu sử
- Tiểu luận
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận là những quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng của
chủ nghĩa Mac Lenin về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói nói riêng, chủ
yếu là vai trò của cá nhân và quần chúng nhân dân trong lịch sử, những nguyên tắc
của lí luận dạy học hiện đại trong việc xây dựng những biện pháp sư phạm để tạo

8


biểu tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh.
Để tiến hành đề tài, trước hết tôi tìm hiểu các công trinh nghiên cứu về lí

luận dạy học hiện đại, trong đó có cả nước ngoài và Việt Nam. Bên cạnh đó còn
tham khảo một số quan điểm trong các công trình tâm lý học và giáo dục có liên
quan. Ngoài ra để nghiên cứu đề tài tôi còn nghiên cứu những tài liệu về phương
pháp dạy học lịch sử, các loại tài liệu viết về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, tạp
chí, các loại báo, tạp chí, luận văn, tài liệu tham khảo,...
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu và vận dụng lý luận dạy học nói chung, lý luận dạy học môn lịch
sử nói riêng; nghiên cứu về lý luận tạo biểu tượng nói chung và biểu tượng nhân
vật lịch sử nói riêng, khai thác nội dung sách giáo khoa, cụ thể về các nhân vật
trong lịch sử cận đại lớp 10 THPT.
Sử dụng phương pháp quan sát, điều rìa tình hình học tập của học sinh phổ
thông. Phân tích thực trạng dạy học lịch sử ở lóp 10 nói chung và thực tiễn giảng
dạy trong việc xây dựng biểu tượng nhân vật lịch sử thế giới cận đại lớp 10 nói
riêng trong bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. Cuối cùng là tiến hành thực
nghiệm sư phạm nhằm khẳng định các kết quả đã nghiên cứu.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ỷ nghĩa lí luận
Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta nâng cao trình độ lí luận dạy học nói
chung, lí luận dạy học bộ môn lịch sử nói riêng, về biện pháp xây dựng biểu tượng
nhân vật trong dạy học bộ môn và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy. Kết quả của đề tài góp phần xác định vai trò và ý nghĩa to lớn của việc
cần thiết tạo biểu tượng về nhân vật nói chung và tạo biểu tượng nhân vật nói
riêng trong dạy và học lịch sử ở trường phổ thông.
7.2. Ỷ nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở hiểu biết về lí luận, đề tài đi sâu vào nghiên cứu và đề xuất về

9


một số biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật trong lich sử thế giới cận đại lớp 10

THPT bằng việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint. Từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả bài học và chất lượng dạy- học môn lịch sử ở trường THPT theo
hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
8. Cấu trúc khóa luân
Ngoài phàn mở đầu, kết luận, thực nghiệm sư phạm, phụ lục và tài liệu
tham khảo, khóa luận bảo gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm Mcrosoft
PowerPoint để tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông.
Chương 2: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để tạo
biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT chương
trình chuẩn.
Chương 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC sử DỤNG PHẦN MỀM
MICROSOFT POWERPOINT ĐẺ TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT
TRONG DẠY HỌC LỊCH sử Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Cơ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Phần mềm Microsoft PowerPoint
1.1.1.1. Một vài nét về phần mềm Microsoft PowerPoint
Microsoft PowerPoint là một phần mềm trong bộ Microsoft Office có chức
năng như một công cụ hỗ trợ giảng dạy rất tốt trong trường học, hỗ ượ thuyết trình
trong các hội thảo, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm trong việc quảng cáo,...
Microsoft powerpoint gồm các chức năng: diễn đạt các ý tưởng càn trình
bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng với
âm thanh, các đoạn phim một cách sống động; thực hiện các hiệu ứng hoạt hình

10


nhanh chóng, sinh động một cách đơn giản không cần tới kiến thức lập trình; Kích

thước tập tin nhỏ, thuận lợi cho lưu trữ và di chuyển; có thể kết hợp được với
nhiều định dạng tập tin.
Microsoft PowerPoint gồm các chức năng đặc điểm cơ bản như:
- Presentation: (bài trình diễn) đây là một file PowerPoint
- Slide: một trang trình chiếu. Tập họp nhiều slide sẽ thành một
presentation.
- Blank Presentation: Bài trình diễn được tạo ra từ những slide trắng không
chứa sẵn các hướng dẫn hoặc định dạng nào.
- Blank Slide: slide trắng, không chứa sẵn bất kỳ hướng dẫn hoặc định
dạng nào.
- Slide Show: lệnh trình chiếu bài trình diễn.
- Layout: cách bố trí các văn bản, hình ảnh và các thành phần khác trên
slide.
- Design Témplate: các mẫu thiết kế sẵn của chương trình PowerPoint,
(được thiết kế sẵn về sự phối màu, hình nền, font chữ, màu sắc của văn bản, vị trí
của vãn bản)
- Animation: Hiệu ứng. Các hiệu ứng này sẽ giúp đối tượng trên slide xuất
hiện, biến mất, tạo các chuyển động.
- Slide Transition: cách thức chuyển từ slide này sang slide khác.
1.1.1.2. Vai trò của việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint vào tạo biểu
tượng nhân vật lịch sử
Microsoft PowerPoint không phải là phàn mềm chuyên dụng dành cho trình
chiếu, minh họa, có thể đáp ứng yêu cầu về tính sinh động, trực quan trong dạy
học, đặc biệt là dạy học lịch sử. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để trình
bày về các sự kiện, hiện tượng, tiến trinh lịch sử thông qua các tranh ảnh, sơ đồ,
bản đồ, băng ghi âm, phim tài liệu. Vì vậy có thể thấy rằng việc sử dụng Microsoft

11



PowerPoint có thể thay thế tối ưu các chức năng nghe, nhìn của các phương tiện kĩ
thuật truyền thống trong dạy học lịch sử. Với các phần mềm này giáo viên có thể
chủ động điều khiển việc hiển thị các nội dung của bài học một cách tuần tự theo
chủ định. Nếu máy vi tính được nối với máy chiếu đa chức năng (multimedia
projector) thì hiệu quả của việc sử dụng Microsoft PowerPoint sẽ đem lạ hiệu quả
cao trong quá trình tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử:
- Thứ nhất: đảm bảo tính trực quan trong dạy học lịch sử (đây là hiệu quả
lớn nhất mà Microsoft PowerPoint màn lại cho quá trình dạy học lịch sử).
Con đường biện chứng của sự nhận thức là “từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Các nhà khoa học đã tổng
kết rằng: trong tổng số thông tin mà con người thu thập được thì có tới 90% thông
tin dược thu nhận qua thị giác và chỉ có 10% thông tin đươc thu nhận qua thính
giác. Như vậy yếu tố trực quan là rất quan ừọng đối với quá trình nhận thức con
người và càng có ý nghĩa đặc biệt đối với việc nhận thức lịch sử. Lịch sử là những
sự kiện xảy ra trong quá khứ nên không thể quan sát trực tiếp hay làm thí nghiệm
như các môn khoa học tự nhiên. Cũng như nhân vật lịch sử, họ là những con người
người có thật, từng tồn tại ừong quá khứ nên học sinh không thể tiếp xúc, trò
chuyện một cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì vậy mà người giáo viên phải dẫn dắt
học sinh đi từ những hình ảnh, sự kiện liên quan đến nhân vật cụ thể để tái hiện
phần nào con người, nhân cách và vai trò của nhân vật lịch sử đó.
Trong dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong việc
góp phàn tái tạo, khôi phục lại một phần bức ừanh quá khứ. Vì vậy để đảm bảo
cho một giờ học lịch sử diễn ra thành công thì không thể thiếu vắng đồ dùng trực
quan. Trong giờ học lịch sử, đồ dùng trực quan được phân thành 3 nhóm chính:
Đồ dùng trực quan hiện vật (gồm di tích lịch sử, di tích cách mạng, di vật
khảo cổvà các di vật thuộc các thời đại lịch sử).
Đồ dùng trực quan tạo hình (gồm các hiện vật phục chế, sa bàn, tranh ảnh

12



lịch sử).
Đồ dùng trực quan quy ước (gồm các loại bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên
biểu).
Việc sử dụng các đồ dùng này trong dạy học lịch sử cũng như tạo biểu
tượng về nhân vật lịch sử sẽ đem lại hiệu quả dạy học cao nhưng thực tế dạy học ở
trường phổ thông cho thấy để thực hiện được điều đó thì không hề đơn giản.
Ví dụ: Đối với đồ dừng trực quan hiện vật: giáo viên rất hiếm khi có thể cho
học sinh đi tham quan các di tích lịch sử hay quan sát trực tiếp các hiện vật ở bảo
tàng liên quan đến nhân vật. Đối với đồ dùng trực quan tạo hình: việc giáo viên có
thể sử dụng tranh ảnh đã cũ, đã mờ, khích thước nhỏ nên khi đưa ra cho học sinh
cũng khó quan sát và ghi nhớ do vậy hiệu trực quan quả đạt được không cao.
Những hạn chế này sẽ được khắc phục khi chúng ta thực hiện trình chiếu
bài giảng ừên chương trình Microsoft PowerPoint. Chương trình này có thể giúp
học sinh quan sát cả 3 loại đồ dùng trực quan trên màn hình với hiệu quả sư phạm
và tính thẩm mĩ cao. Cụ thể là:
Đối với đồ dùng trực quan hiện vật: nếu như giáo viên không thể đưa học
sinh đến quan sát trực tiếp thì có thể sử dụng một đoan băng ghi hình về những di
tích, những hiện vật lịch sử cần minh họa. Khi giáo viên trình chiếu đoạn băng,
học sinh có thể quan sát hình ảnh ừên màn hình lớn, kết hợp giữa việc nghe lời
giảng của giáo viên và như vậy chúng ta sẽ giúp học sinh hình thành được biểu
tượng lịch sử.
Đối với đồ dừng trực quan tạo hình: Microsoft PowerPoint có thể khắc phục
những hạn chế về khích thước, thẩm mĩ của tranh ảnh lịch sử. Vì khi đã được sean
vào máy, được đặt trên phông nền đẹp và được trình chiếu trên màn hình có kích
thước lớn hàng trăm inch thì một tấm ảnh cũ với kích thước nhỏ cũng có thể ừở
thành một hình ảnh đẹp và đủ dộ lớn để toàn bộ học sinh trong lớp có thể quan sát.
Hơn thế, Microsoft PowerPoint còn cho phép giáo viên có thể trình chiếu 1 lúc rất

13



nhiều bức ảnh, thuận lợi cho việc so sánh và phân tích những chi tiết quan trọng
trên bức ảnh.
Đối với đồ dừng trực quan quy ước: giáo viên có thể vẽ bản đồ, biểu đồ, đồ
thị một cách dễ dàng hơn nhưng tính khoa học và chính xác lại cao hơn vẽ tay.
Khi sử dụng Microsoft PowerPoint thì không chỉ ừanh ảnh, bản đồ... mà các
từ ngữ trên màn hình cũng được coi là kênh hình quan trọng. Những câu nói nổi
tiếng, những dữ liệu lịch sử, từ ngữ quan trọng của nhân vật sẽ được trình bày với
những phông chữ, màu sắc, hiệu ứng trình chiếu khác nhau kiến cho học sinh dễ
hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu.
- Thứ hai: đảm bảo tính chính xác, thẩm mĩ, tiết kiệm thời gian.
Khi sử dụng thao tác trên Microsoft PowerPoint thì lượng kiến thức về
nhân vật sẽ được bổ dung nhiều hơn với câu chữ chính xác, đẹp mắt, sinh động, bố
cục trình bày bài giảng cũng sinh động hơn rất nhiều. Ngoài ra khi sử dụng
Microsoft PowerPoint thì chỉ với một thao tác nhấp chuột, các câu chữ, hình ảnh
sẽ được hiển thị một cách tuần tự. Điều đó cho thấy tính tiện ích của việc sử dụng
chương trình này để dạy học vì nó giúp giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời
gian và công sức (vốn trước kia phải dùng để viết bảng, treo ừanh ảnh,...). Do đó
họ có thêm thời gian cho việc đi sâu vào phân tích về nhân vật lịch sử.
- Thứ ba: tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sư phạm của giáo
viên.
Việc soạn giáo án trên máy tính, sắp xếp tuần tự nội dung bài giảng sẽ giúp
giáo viên có thể cân đối thời gian giảng dạy và chủ động điều khiển giờ học.
Ngoài ra, khi đã soạn sẵn chương trình bài giảng trên máy vi tính, giáo viên sẽ có
điều kiện luyện tập nhiều lần bài giảng của mình ở nhà. Do đó việc giảng dạy trên
lớp của họ sẽ diễn ra thuần thục, suôn sẻ hơn.
- Thứ tư: phát triển năng lực tư duy, tạo niềm say mê học tập cho học
sinh.


14


Đối với học sinh, các hình ảnh trực quan trong bài học “ ...là chỗ dựa để
hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình
thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, làm cho học sinh nắm vững các quy
luật của sự phát triển xã hội”. Được biết thêm về nhân vật lịch sử ừên chương trình
Microsoft PowerPoint học sinh sẽ kết họp được hai hệ thống tín

15


hiệu là thị giác và thính giác, từ dó phát triển năng lực nhận thức và cảm thấy
hứng thú với giờ học. Từ việc quan sát hình ảnh trực quan, học sinh sẽ khắc sâu ấn
tượng về nhân vật và nảy sinh liên kết giữa sự kỉện lịch sử quan ừọng vởi nhân vật
được giáo viên đề cập đến. Do đó năng lục tư duy của các em được hình thành và
phát triển.
1.1.13. Quy trình thiết kế phàn mềm Microsoft PowerPoint để tạo biểu tượng về nhân
vật lịch sử
Khởi động Microsoft Power Point: ta có thể thực hiện một trong các cách
sau:
- Kích đôi chuột lên biểu tượng MS PowerPoint ữên Desktop
- Start I Programs I Microsoft PowerPoint.
- Start I Run...I Ở mục Open gõ: PowerPoint.
- Kích chuột phải| New I Microsoft PowerPoint Presentation
Sau khi khởi động, ta được tiếp xúc vởi giao diện làm việc cơ bản của

Ocí Bt B Ỉ A? «S q

i


ft—1 fsuntf Lnr* Ate
ï

L* ỉơmm

?

Microsoft PowerPoint:
* as r U 'CJ'n-J r. irifc - m ■ ■ ■ A * ' *■ te-’* - -

Hệ thống thực don
lénh

Slide, noi chứa các thủng tin cán trình
diẻn
Hệ thông chanh
cỏn g CM

Click to add title
Danh sácli các SI
ide dtí tạo

!

đưạc

Click to add subtitle

Hộp gh.ỉ chú

cho lirng Slide

16


Xây dựng các Slide
- Bước 1. Nhấn Insert I New Slide, hoặc Qrl + M.
- Bước 2. Bạn có thể chọn lại bố cục của Slide bằng cách Format I Slide
Layout
Đưa thông tin lên Slide'.
- Chèn văn bản, hình vẽ: thực hiện tưong tự word
- Chèn hình ảnh: Insert I Picture, chọn from file để đưa ảnh của người sử
dụng vào, hoặc clip art để đưa hình ảnh ừong thư viện của phần mềm.
- Chèn bảng: Insert I Table.
Nhìn chung các chức năng này tương tự như phần mềm MS Word.
Định dạng các trang trình diễn
- Hình nền cho slide. Format I Backgroup. Kích chọn ô chọn màu nền như
phần trên. Chọn Fill Effects.
- Trong hộp thoại Fill Effects, kích chọn thẻ Picture. Nhấn nút Select
Picture, chọn hình ảnh thích họp
- Nhấn OK.
Tạo hiệu ứng chữ: chọn menu Slide Show I Custom Animation
Tạo hiệu ứng Slide: Chọn Slide Show I Transition. Cửa sổ Slide Transition
xuất hiện ở bên phải, bạn nhấn chọn hiệu ứng.
Trình chiếu
- Trình chiếu từ đầu: Slide Show/View Show (hay nhấn phím F5).
- Trình chiếu từ slide đang hiện hành, bạn bấm vào nút trong thanh
Normal View (hay nhấn Shift + F5).
- Khi đang trình chiếu, nếu muốn quay về chế độ chỉnh sửa, nhấn Esc trên
bàn phím.

- Khi đang trình chiếu, nếu muốn quay lại slide đầu tiên: nhấn phím

17


×