Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỘT vài PHƯƠNG PHÁP có HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIẢNG dạy “NHẬT ký TRONG tù” của hồ CHÍ MINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.73 KB, 24 trang )

“MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP CÓ HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY
“NHẬT KÝ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH”.

Người thực hiện: Trần Thị Bích Thủy
Trường THCS Lập Thạch
1. Lời giới thiệu

Hồ Chí Minh (1890 – 1969 ) là vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam,
người anh hùng giải phóng dân tộc, người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, một
danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng sáng chói
của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có một sự nghiệp văn học vĩ đại gồm bộ phận
chủ yếu: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Nổi bật trong lĩnh vực thơ ca là tác
phẩm Nhật kí trong tù. Hiện nay trong các nhà trường phổ thông các tác phẩm văn học
của Hồ Chí Minh đặc biệt là tập Nhật ký trong tù đã trở thành nguồn cảm hứng giảng dạy
- học tập của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Có biết bao nhà giáo và các em học sinh
từng rung động trước những áng thơ tứ tuyệt đặc sắc của Người .

Tuy nhiên , Nhật ký trong tù là một tập thơ cổ với niêm luật chặt chẽ, lời ít
ý nhiều, ngôn từ uyên bác nhưng đối tượng của chúng ta chủ yếu là học sinh THCS
với vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng cảm thụ văn học còn yếu, chưa biết cách phân
tích các giá trị nội dung và nghệ thuật để hiểu các tác phẩm văn- thơ, nhất là cái
đẹp cái hay trong thơ tứ tuyệt nói chung và trong thơ tứ tuyệt của Bác nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở bậc
Trung học Cơ sở (THCS), tôi cũng mạnh dạn đưa ra “Một vài phương pháp có hiệu
quả trong việc giảng dạy “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh”.
2. Tên sáng kiến:
“ Một vài phương pháp có hiệu quả trong việc giảng dạy “Nhật ký trong tù” của
Hồ Chí Minh”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Bích Thủy


1


- Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường THCS Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại: 0346295759
- Gmail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Giáo viên: Trần Thị Bích Thủy
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8
6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử:
Từ ngày 6 tháng 9 năm 2018 đến ngày 6 tháng 5 năm
2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Trong di sản văn hoá của Người, tác phẩm văn
học giữ một vai trò quan trọng. Hơn nửa thế kỷ nay, có biết bao nhà khoa học đã
dày công tìm tòi, nghiên cứu và viết nên những công trình khoa học, tôn vinh giá trị
thẩm mỹ được thể hiện từ các hình tượng nghệ thuật mà cây bút xuất sắc Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tạo nên. Ở nhà trường phổ thông các tác phẩm văn học
của Hồ Chí Minh đặc biệt là tập Nhật ký trong tù đã trở thành nguồn cảm hứng
giảng dạy - học tập của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Có biết bao nhà giáo và
các em học sinh từng rung động trước những áng thơ tứ tuyệt đặc sắc của Người .
Mặt khác, Nhật ký trong tù là một tập thơ cổ với niêm luật chặt chẽ, lời ít ý
nhiều, ngôn từ uyên bác nhưng đối tượng của chúng ta chủ yếu là học sinh THCS
với vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng cảm thụ văn học còn yếu, chưa biết cách phân

tích các giá trị nội dung và nghệ thuật để hiểu các tác phẩm văn- thơ, nhất là cái
đẹp cái hay trong thơ tứ tuyệt nói chung và trong thơ tứ tuyệt của Bác nói riêng.
Với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở
(THCS), tôi cũng muốn đưa ra “Một vài phương pháp có hiệu quả trong việc
giảng dạy “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh”. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2


- Giúp cho học sinh biết cách phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật để
từ đó hiểu được cái đẹp, cái hay trong thơ của Bác
- Vận dụng các kiến thức đã được học để làm tăng sự hiểu biết, tăng vốn từ
Hán Việt. Cảm thụ được vẻ đẹp trong các bài thơ của Bác, từ đó kích thích hứng
thú học tập bộ môn Ngữ văn cho học sinh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhật ký trong tù có nội dung rất phong phú, khối lượng thông tin rất nhiều,
mà thực tế nhận thức của học sinh bậc THCS còn hạn chế. Bởi vậy, muốn các em
tiếp thu được nội dung của các bài thơ tứ tuyệt mà Bác viết trong những hoàn cảnh
khác nhau, những thời kỳ khác nhau, người giáo viên phải vận dụng, kết hợp tốt các
phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp theo tinh thần đổi mới của sách
giáo khoa. Đó là:
- Đổi mới tư duy nhận thức.
- Phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo.
- Đề cao kỹ năng thực hành, tổng hợp.
Để từ đó các em học tốt hơn các bài thơ trong Nhật ký trong tù rung cảm sâu
sắc nội dung và nghệ thuật của thơ Bác Hồ.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên đối tượng là học sinh khối 8 trường THCS Lập Thạch,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Các bài thơ của Hồ Chí Minh trong tập “Nhật ký trong tù” được giảng dạy
trong chương trình lớp 8 bậc THCS
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Áp dụng đối với học sinh khối 8 trường THCS Lập Thạch, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp huyện, cấp tỉnh lớp 8
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu : Luật giáo dục về đổi mới chương trình,
phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ văn
2. Nghiên cứu thực trạng dạy học “ Nhật ký trong tù” và thơ văn Hồ Chí
Minh ở trường THCS Lập Thạch
VII. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
3


Đề tài này gồm 03 phần chính
Phần một: Mở đầu
Phần hai: Nội dung
Phần ba: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, việc cảm thụ các tác
phẩm văn học nói chung, thơ nói riêng và nhất là các bài thơ trong “ Nhật ký trong
tù” của Bác, học sinh phải tổng hợp cả ba phân môn: Văn; Tiếng Việt; Tập làm văn.
Vì vậy, người giáo viên giảng dạy phải vận dụng, kết hợp nhịp nhàng các phương
pháp: Diễn dịch; quy nạp; thực hành luyện tập. Các em học tốt các bài thơ của Bác
là điều kiện cũng cố kiến thức phân môn Tiếng Việt về vốn từ Hán và các yếu tố
Hán việt, về câu, từ, nhịp, cách gieo vần và cấu trúc các bài thơ . Vì thơ của Bác,

nhất là các bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù”, Bác viết bằng chữ Hán.
Qua việc học các bài thơ Bác, các em hiểu sâu sắc thêm về một tâm hồn lớn,
về nhân cách vĩ đại của Người.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong thực tế, qua việc học tập của các em tôi thấy: các bài thơ trong Nhật
ký trong tù đều ngắn, nên các em dễ thuộc, song không phải các em nào cũng đọc
tốt, đọc hay và đọc đúng. Nhiều em đọc chưa tốt. Các em vẫn chưa thấy hết cái hay,
cái đẹp trong nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng bài. Bởi vì các em:
- Chưa tìm hiểu kỹ về tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời đặc biệt của tập thơ.
- Chưa nắm chắc xuất xứ tập thơ, giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ
“Nhật ký trong tù”
- Các bài thơ chỉ học riêng lẻ chưa có cái nhìn toàn diện khái quát về giá trị
nội dung và nghệ thuật về cả tập thơ
Đó là những vấn đề trong suốt quá trình giảng dạy. Tôi đã tổng hợp đưa ra và
vận dụng các biện pháp giảng dạy nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt hơn.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy - học Nhật ký trong tù theo
tinh thần thay sách giáo khoa mới ở trường THCS và theo tài liệu chuẩn kiến thức
kĩ năng, có một số vấn đề cần xem xét như sau:
4


- Giới thiệu cho học sinh biết về tiểu sử của Hồ Chí Minh
- Giới thiệu về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của “Nhật Ký
trong tù”
Trước hết giáo viên kết hợp với sự hiểu biết của học sinh giới thiệu cho học
sinh biết về cuộc đời và sự nghiệp của Người, cũng như hoàn cảnh xuất xứ của tập
nhật ký đặc biệt này.
A. Giới thiệu tác giả
1. Tiểu sử:

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890, mất ngày 02 tháng 09 năm
1969. Người tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành, quê ở làng Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống
ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến.
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông
dân. Thân phụ Người là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng.
Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Dòng họ Nguyễn có nhiều người học giỏi, đỗ đạt
cao, ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu.
a. Cuộc đời:
Thuở nhỏ Nguyễn Tất Thành nổi tiếng là học giỏi, thông minh và ham học,
ham đọc sách. Lớn lên với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính
trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào
yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu
nước. Năm 1911, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Người đến nước
Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tập hội
nghị thứ tám của ban chấp hành trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp,
đuổi Nhật, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng
minh(Việt Minh).
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng
căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8 năm 1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi
nghĩa, Người cùng trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử
Người làm chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng
9 năm 1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân
dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
5



Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm
mưu xóa bỏ thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8.
Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và
cùng ban chấp hành trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Cuộc đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi
lạc đã đấu tranh không mệt mỏi và dâng hiến cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân,
vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên
thế giới.
b. Sự nghiệp:
Hồ Chí Minh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm với nhiều thể loại:
Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, tuyên ngôn độc lập, Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến …
Truyện ký: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Vi hành …
Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh …
Với những cống hiến to lớn như vậy cho nên cuộc họp lần thứ 24 năm 1987 tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO ra nghị quyết về
kỉ niệm 100 năm ngày sinh cuả Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân
tộc Việt Nam và danh nhân văn hóa thế giới”.
2.Tác phẩm :
a.Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 8 năm 1942 lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bắt đầu lấy tên mới là Hồ Chí
Minh . Từ địa điểm cơ quan bí mật đóng ở vùng núi Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng,
Bác đã lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế và liên lạc với
các lực lượng chống Nhật của người Việt Nam ở Trung Quốc . Nhưng khi đến gần
thị trấn Túc Vinh (Tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc) thì Người bị chính quyền địa
phương ở đây bắt giữ . Chúng giam cầm và đọa đầy người trong 14 tháng (từ mùa

thu 1942 đến mùa thu 1943). Trải qua gần 30 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng
Tây. Trong thời gian bị giam cầm Người đã sáng tác tập “Nhật ký trong tù”.
b. Thể loại:
“ Nhật ký trong tù” là một tập nhật ký bằng thơ gồm 133 bài. Nhật ký thể hiện
tính chân thật. Những ghi chép hàng ngày gắn với mọi ăn ở, sinh hoạt, đi lại. Đồng
thời nó lại được viết bằng thể loại thơ chữ Hán (phần đa các bài thơ được viết bằng
chữ Hán và chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt). Bởi thế tác phẩm trở thành một tập
6


nhật ký trữ tình độc đáo. Bởi đằng sau đó chúng ta thấy bức chân dung tinh thần tự
họa của Hồ Chí Minh.
Sau khi giới thiệu về tiểu sử của tác giả, cần cho học sinh đi tìm hiểu giá trị
nội dung và giá tri nghệ thuật của tập : Nhật ký trong tù.
II.Giá trị của tập nhật ký trong tù:
1.Giá trị nội dung tư tưởng:
1.1. Nhật ký trong tù phản ánh hiện thực đen tối về nhà tù và xã hội Trung
Quốc thời Tưởng Giới Thạch:
a,NKTT lên án chế độ nhà tù cực kỳ vô nhân đạo:
Ở đó, người tù bị bóc lột tàn nhẫn, vào tù phải nộp đủ mọi khoản tiền: tiền
vào nhà giam, tiền đèn:
“ Sơ lai yếu nạp nhập lung tiền,
Chí thiểu nhưng tu ngũ thập nguyên;”

Mới đến nhà giam phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên

(Tiền vào nhà giam )
Và còn phải chịu đựng cái “luật rừng” mà người xưa cho rằng chỉ có ma quỷ
mới đối xử với nhau như thế:

Lệ thường tù mới đến
“ Chiếu lệ sơ khai chư nạn hữu,
Phải nằm cạnh cầu tiêu
Tất tu thụy tại xí khanh biên;
Giả như nhĩ tưởng hảo hảo thụy,
Muốn ngủ cho ngon giấc
Nhĩ yếu đa hoa kỷ khối tiền.”
Anh phải trả tiền nhiều
(Quán trọ)
Không những người tù phải nộp đủ mọi khoản tiền mà còn bị bòn rút từng
hào một:
“ Chử nhất oa phạn lục mao tiền
Nhất bồn khai thủy ngân nhất nguyên;
Nhất nguyên mãi vật đắc lục giác
Ngục trung giá cách định chiêu nhiên.”

Thổi một nồi cơm, trả sáu hào
Nước sôi mỗi chậu, một đồng trao
Một đồng của đáng sáu hào chỉ
Giá cả trong tù định rõ sao

(Tiền công)
Người tù bị đày đọa đến mức tàn khốc nhất. Họ phải chịu cảnh ăn đói:
“ Mỗi xan nhất uyển hồng mễ phạn
Vô diêm, vô thái, hựu vô thang;”

Lót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ
Không muối, không canh cũng chẳng cà

(Cơm tù)

Phải ngủ rét:
7


“ Thu thâm vô nhục diệc vô chiên
Súc hĩnh cung yêu bất khả miên”

Đêm thu không đệm cũng không chăn
Gối quắp lưng còng ngủ chẳng an

(Đêm lạnh)
Bị giải đi suốt ngày, suốt đêm lại không ngủ được:
“ Nhật hành ngũ thập tam công lý,
Thấp tận y quan, phá tận hài; Triệt
dạ hựu vô an thụy xứ,
Xí khanh thượng tọa đãi triêu lai.”

Năm ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa rách hết giày
Lại khổ thâu đêm không chỗ
ngủ Ngồi trên hố xí đợi ban mai.

(Mới đến nhà lao Thiên Bảo)
Ngày Hồ Chí Minh bị giải tới nhà lao Thiên Bảo là ngày Người phải đi bộ 53
cây số,quần áo ướt đẫm, đôi giày dưới chân rách nát. Đến nhà lao trời đã tối, các
chỗ ngủ đã bị tù nhân chiếm hết, người tù cao niên ấy chỉ còn một chỗ duy nhất có
thể đặt chân: cái hố xí.
Đặc biệt người tù bị hạn chế cả những chuyện nhỏ nhất:
“ Một hữu tự do chân thống khổ
Xuất cung dã bị nhân chế tài;

Khai lung chi thì đỗ bất thống,
Đỗ thống chi thì lung bất khai.”

Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi… cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù.

(Bị hạn chế)
Thậm chí người tù phải chịu cảnh:
Bốn tháng không thay áo
“ Tứ nguyệt ngật bất lão
Bốn tháng không giặt giũ
Tứ nguyệt thụy bất hảo
Tứ nguyệt bất hoán y,
Bốn tháng cơm không no
Tứ nguyệt bất tẩy tảo”
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
(Bốn tháng rồi)
Chính vì bốn tháng bị đày đọa: cơm không no, đêm thiếu ngủ,áo không thay,
không giặt giũ là đủ biến một con người khỏe mạnh, bình thường thành một con
người khác hẳn:
“ Hắc sấu tượng ngã
quỷ Toàn thân thị lại sa”

Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân

(Bốn tháng rồi)
Bị ghẻ lở khắp người:

8


“ Mãn thân hồng lục như xuyên cẩm,
Thành nhật lao tao tự cổ cầm;
Xuyên cẩm, tù trung đô quý khách,
Cổ cầm, nạn hữu tận tri âm.”

Đầy mình đỏ tím như hoa gấm
Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn
Mặc gấm bạn tù đều khách quý
Gẩy đàn trong ngục thẩy tri âm

(Ghẻ lở)
Vì thế mà người tù bị bệnh tật hành hạ và cái chết lúc nào cũng có thể xẩy ra:
“ Tha thân chỉ hữu cốt bao bì
Thống khổ cơ hàn bất khả chi
Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc,
Kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy.”

Thân anh ra bọc lấy xương
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi
Đêm qua còn ngủ bên tôi
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng

(Một người tù cờ bạc vừa chết cứng)
Hình ảnh nhà tù cực kì vô nhân đạo cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội
Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
b, Nhật ký trong tù lên án một chế độ xã hội đầy rẫy sự bất công:
Đó là xã hội mà quyền sống của con người không được đảm bảo, người lương

thiện vô tội bị bắt giam bừa bãi:
“ Oa…! Oa…! Oa…!
Gia phạ đương binh cứu quốc gia;
Sở dĩ ngã niên tài bán tuế,
Yếu đáo ngục trung căn trước ma.”

Oa…! Oa…! Oa…!
Cha sợ sung quân cứu nước nhà;
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha

(Cháu bé trong ngục Tân Dương)
Nhân vật trong bài thơ là một em bé sáu tháng. Tiếng nói ở đây là tiếng khóc,
tiếng khóc tố cáo xã hội Trung Quốc. Đó là xã hội mà pháp luật trừng trị, hành hạ
cả những nạn nhân đáng thương vô tội đáng lẽ phải được trân trọng, chăm sóc, yêu
thương. Chế độ xã hội ấy, nền tảng pháp luật ấy mất đi bản chất nhân đạo và sự
công bằng của nó.
Cũng vẫn là âm hưởng trữ tình, pha châm biếm, ở một bài thơ khác, tiếng nói
của người phụ nữ vừa gây sự thương cảm xót xa, vừa mang tính chất mỉa mai, chua
chát:
(Gia quyến người bị bắt lính)
Bài thơ là tiếng nói nhỏ nhẹ, mềm mại của người phụ nữ về cảnh ngộ trớ trêu
của mình. Nạn nhân là một người phụ nữ vô tội và kẻ trắng trợn gây tội lỗi lại
nghiễm nhiên là những người đại diện cho pháp luật. Điều đó càng làm bật lên tính
chất vô nhân đạo của chế độ Tưởng Giới Thạch.
9


Đến đại biểu của một nước láng giềng đến công cán cũng bị bắt giam vô tội
vạ, bị giải tới giải lui qua hơn ba mươi nhà lao mà không hề được giải quyết:

“ Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân
Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân;
Vô nại phong ba bình địa khởi,
Tống dư nhập ngục tác gia tân.”

Ta là đại biểu dân Việt Nam
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió
Phải làm khách quý tại nhà giam

(Đường đời khó khăn)
Nhật ký trong tù là bản án đanh thép chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.
1.2. Nhật ký trong tù- chân dung tự họa Hồ Chí Minh:
“Ai mở cuốn sách này sẽ gặp một con người”. Câu nói ấy hoàn toàn đúng với
tập Nhật ký trong tù. Những lời đẹp đẽ ấy dường như nghĩ ra và viết riêng cho cuốn
Nhật ký trong tù .
1.2.1. Một con người bình thường:
Đọc nhật ký trong tù ta bắt gặp một người tù như bao nhiêu người tù bình
thường khác. Người cũng phải chịu cảnh ăn đói:
“Cháo tù lưng bát thấm vào đâu
Bụng đói luôn cứ réo gào”
(Cháo tù)
1.2.2 Nhật ký trong tù khắc họa chân dung một con người vĩ đại:
a.Một con người giàu lòng yêu thương (một bậc đại nhân):
a.1.Một tấm lòng yêu nước nồng nhiệt sắt son:
Trong hoàn cảnh sống trong lao tù tăm tối nơi đát khách quê người, tình cảm
yêu nước, thương dân của Người thường có những biểu hiện sâu sắc khác
thường.Có khi là nỗi xót xa nhớ nước, thương đồng bào trong cảnh lầm than:
“ Tâm hoài cố quốc thiên đường lộ“ Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ
Mộng nhiễu tân sầu, vạn lũ ti;

Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay
Vô tội nhi tù dĩ nhất tải,
ở tù năm trọn thân vô tội
Lão phu hòa lệ tả tù thi.”
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này”
(Đêm Thu)
Ngay cả khi ốm nặng Người vẫn canh cánh nỗi lo lắng cho nước cho dân:
“ Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt
Nội thương Việt địa cựu sơn hà

“ Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh,
Nội thương đất Việt cảnh lầm than;”

(Ốm nặng)
10


Lòng yêu nước thương dân tha thiết đã biến thành nỗi nhớ cách mạng, khao khát
được trở về hoạt động, đấu tranh:
“ Ninh tử, bất cam nô lệ khổ,
Nghĩa kỳ đáo xứ hựu phiêu dương;”

Xót mình giam hãm trong tù ngục
Chưa được xông pha giữa trận tiền.

(Ở Việt Nam có bạo động)
Biết rõ thời cơ cứu nước đang đến gần mà người lại bị giam hãm trong tù
ngục nên Người càng nóng lòng sốt ruột và không lúc nào nguôi nỗi nhớ về Tổ
quốc “ Tin tức bên nhà bữa bữa trông”, “ Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ”.
Nỗi niềm ấy khiến nhiều đêm dài người không ngủ được nó luôn canh cánh thường

trực trong lòng Người và vào cả trong giấc mộng:
“ Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.”

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)
Lòng yêu nước có khi được thể hiện thành nỗi nhớ bạn, nhớ đồng chí da diết
bâng khuâng:
“ Tích quân tống ngã chí giang tân
Vấn ngã quy kỳ, chỉ cốc tân
Hiện tại tân điền dĩ lê hảo,
Tha hương ngã tác ngục trung nhân.”

Ngày đi, tiễn bạn đến bến sông
Hẹn ngày về khi lúa đỏ đồng
Nay gặt đã xong, cày đã khắp
Quê người tôi vẫn chốn lao lung.

(Nhớ bạn)
a.2.Niềm khao khát tự do cháy bỏng:
ở tù nỗi đau khổ lớn nhất của người là mất tự do là không được trực tiếp đấu
tranh giải phóng dân tộc. Người yêu tự do như một lẽ sống cao cả nhất. Người thốt
lên đầy xót xa cay đắng:
“ Thế thượng thiên tân hòa vạn khổ,
Mạc như thất khước tự do quyền !”

(Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do )


(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi)
Nỗi khao khát cháy bỏng ở Người lúc này là được tự do:
“ Xích bích thốn âm chân khả tích,
Bất tri hà nhật xuất lao lung ?”

Tấc bóng nghìn vàng đau xót thật
Ngày nào thoát khỏi chốn lao lung

(Tiếc ngày giờ)

11


Nhưng mặt khác, nhà tù và xiềng xích chỉ có thể giam hãm thân thể người
cách mạng mà không thể giam cầm được tinh thần, trí tuệ, tình cảm của họ. Vì vậy,
Hồ Chí Minh là người tự do về mặt tinh thần:
“ Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại;”

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.

(Bài thơ đề từ)
Lời đề từ đã gói trọn cả tâm tình sâu kín của cả tập thơ nhìn rộng ra nó trở
thành một phương châm sống quán xuyến toàn bộ cuộc đời Nguyễn ái Quốc.
Chính niềm khao khát tự do cháy bỏng đã làm nên nguồn cảm hứng cho tập
thơ.Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù, Người có tự do nội tại mạnh
mẽ:
“ Tĩnh, vũ, phù vân phi khứ liễu,

Ngục trung lưu trú tự do nhân.”

Mây mưa, mây tạnh bay đi hết
Còn lại trong tù khách tự do

(Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây)
Đúng như Hoàng Trung Thôngđã khẳng định:
“ Ngục tối trái tim càng cháy lửa
Xiềng xích không khóa nổi lời ca”
a.3.Tình thương yêu với con người và vạn vật:
Tình yêu thương con người: Một nét đẹp nổi bật tỏa sáng trong tâm hồn
Người là tình thương yêu bao la với con người và vạn vật.
* Tình cảm với phụ nữ và trẻ em:
Thấm thía và xúc động lòng người là sự chia sẻ tình thương yêu của Bác với
những con người yếu đuối đó là phụ nữ và trẻ em, những con người ít có khả năng
tự vệ nhất, những con người mà ngọn đèn công lí trong xã hội ít soi tỏ đến họ thì
trái tim Người lại nghiêng nhịp đập về họ:“Oa..! Oa..! Oa...!
(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương)
Tình yêu không biên giới đã nâng cảm xúc và giúp Người viết lên những vần
thơ chứa chan xúc động về cảnh ngộ đáng thương của cháu bé mới lọt lòng. Hơn
nửa thế kỷ qua tiếng khóc của cháu bé trong nhà lao Tân Dương vẫn làm thổn thức
bao trái tim người đọc hôm nay.
Không chỉ bộc lộ tình thương yêu với em nhỏ ở Trung Quốc mà Người còn
chia sẻ, cảm thông với cảnh ngộ trớ trêu của vợ người bạn tù đến thăm chồng:
(Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng)
Bài thơ gợi sự ngăn cách tình cảm giống như trong câu thơ cổ:
“ Anh ở đầu sông Tương
12



Em ở cuối sông Tương”
Dòng sông Tương thăm thẳm giữa hai đầu gợi lên sự chia ly xót xa và tình thương
yêu tha thiết của cặp tình nhân. Còn ở đây, giữa bên trong và bên ngoài song sắt là
sự cay đắng nghẹn ngào của hai vợ chồng. Họ cùng nhìn nhau mà chẳng nói nên
lời.Tình cảnh đáng thương thật.
*Tình cảm với người lao động:
Trên đường chuyển lao, người tù không quên chia sẻ với người lao động
Trung Quốc, có khi là chia sẻ niềm vui với người nông dân trong mùa lúa chín:
“ Xứ xứ nông dân nhan đới tiếu
Điền gian sung mãn xướng ca thanh.”

Khắp chốn nông dân cười hớn hở
Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.

(Cảnh đồng nội )
Cũng có khi người ái ngại buồn lo với những cảnh hạn hán, mất mùa:
“ Thính tuyết kim xuân phùng đại hạn,
Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân.”

Nghe nói xuân nay trời đại hạn,
Mười phần thu hoạch chỉ đôi phân.

(Long An - Đồng Chính)
Người tù chứng kiến bao cảnh ngang trái, bao cảnh bất công. Trái tim của
người rung lên khi thấy cảnh những người phu làm đường vất vả dầm mưa, dãi
nắng:
“ Xan phong dục vũ vị tằng hưu
Thảm đạm kinh doanh trúc lộ phu;
Xa mã hành nhân lai vãng giả,
Kỷ nhân cảm tạ nhĩ công lao ?”


Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi !
Ngựa xe, hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người ?

(Phu làm đường)
Trên con đường giải tù đầy gian khổ, ở chặng cuối mỗi ngày giải tù xung
quanh là rừng núi hoang vu, đằng sau là cả một ngày đường mệt mỏi, phía trước là
một xà lim lạnh lùng, bẩn thỉu khiến người ta tủi thân và chỉ nghĩ đến mình. Nhưng
với Hồ Chí Minh thì khác, Người luôn quan tâm tới mọi người xung quanh và
hướng ánh mắt tới người lao động bình thường:
“ Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng

(Chiều tối)
Cô gái xay ngô là hình ảnh người lao động bình dị khỏe mạnh, đầy sức sống.
Hình ảnh đó là tâm điểm của một bức tranh ấm áp hạnh phúc. Nó thể hiện cái nhìn
trân trọng yêu thương của Hồ Chí Minh với người lao động.
13


*Tình cảm với ngươì bạn tù:
Những người bạn tù là thế giới của những người “cùng hội cùng thuyền” mà
Bác thường gọi một cách thân thiết là “ bạn hữu”. Nhiều nguyên nhân, nhiều cảnh
đời đẩy họ đến bước đường cùng. Trong bốn bức tường lạnh giá của nhà lao qua
tiếng sáo của người bạn tù, Người đồng cảm sâu sắc với nỗi nhớ quê, nhớ nhà da

diết của người bạn tù:
(Người bạn tù thổi sáo)
Tiếng sáo cất lên từ nhà lao chứa đựng nỗi nhớ quê vời vợi. Tiếng sáo bay đi
“muôn dặm quan hà” và ở phương xa có người vợ bước lên tầng lầu để đón khúc “
tư hương” ấy. Người nghe tiếng sáo bằng cả trái tim, bằng cả tấm long nhớ mong,
không phải là nỗi nhớ mong của mình mà là nỗi nhớ mong của bạn. Phải là người
có tấm lòng cảm thông và yêu thương sâu sắc mới có cái nhìn đáng trân trọng như
vậy.
Người đã khóc thương người tù cờ bạc vừa chết mà nghe rưng rưng như
khóc thương một người ruột thịt:
(Một người tù cờ bạc “ chết cứng” )
Tình yêu thương với vạn vật:
Tình yêu thương bao la của người thấm đượm vào cả những vật vô tri vô
giác. Người thương một chiếc răng bị gẫy như thương một người bạn thân thiết gắn
bó:
(Rụng mất một chiếc răng)
Người xót xa khi cây gậy bị lính ngục đánh cắp và tặng cho chúng bài thơ
chan chứa ân tình:
(Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta)
Người xót thương trước sự vô tình của tạo hóa, của người đời, tiếc thương
cho cái đẹp bị vùi dập:
“ Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình”.
Có thể khẳng định tình thương yêu của Hồ Chí Minh thật mênh mông, bao
la, Người không phân biệt màu da, sắc tộc, tình yêu không biên giới. Trái tim của
Người như muốn bao trùm tất cả, ôm trọn tất cả. Đúng như lời của nhà thơ Tố Hữu
Viết:
“ Bác ơi tim Bác mênh mônh thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
(Bác Ơi )

b.Một con người trí tuệ sáng suốt và sắc sảo (đại trí)
14


Người nhận thức chính xác và đầy đủ những bản chất xã hội và con người.
Trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự phi lí trái tự nhiên
nằm trong bản chất của sự việc. Nhà tù đế quốc là nơi mà tù nhân phải nộp đủ các
khoản tiền: Tiền vào nhà giam, tiền nước, tiền củi, tiền đèn thậm chí cả tiền chỗ
nằm. Người phát hiện ra nhà tù có hai loại:
“ Ngạch phạm hào soạn thiên thiên hữu
Cùng phạm cơ diên cộng lệ thùy.”

Tù cứng ngày ngày no rượu thịt
Tù nghèo rãi với lệ cùng tuôn.

(Tù cờ bạc)
Thậm chí nhà tù là nơi giam giữ cải tạo người đánh bạc nhưng ở đấy lại được
tự do đánh bạc:
“ Dân gian đổ bác bị quan lạp,
Ngục lý đổ bác khả công khai
Bị lạp đổ phạm thường ta hối:
Hà bất tiên đáo giá lý lai !?”

Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai;
Bị tù, con bạc ăn năn mãi:
Sao trước không vô quách chốn này !?

(Đánh bạc)
Hồ Chí Minh đặc biệt suy nghĩ sâu sắc về thân phận con người. Nhà tù nói

riêng và xã hội của chế độ Tưởng Giới Thạch nói chung không đảm bảo được
quyền sống của con người. Nhiều bài thơ đã phản ánh một chế độ bắt giam người
bừa bãi, mạng sống của con người luôn bị đe dọa kể cả phụ nữ và trẻ em :
“ Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng,
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.”

Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao.

(Đường đời hiểm trở)
Tữ những chuyện sinh hoạt, những việc rất tầm thường bé nhỏ có khi vụn vặt
vậy mà con người trong tập thơ luôn hiện ra với tư tưởng tượng trưng cho những gì
lớn lao trong cuộc sống. Bài thơ “ Học đánh cờ” thể hiện tư tưởng cách mạng, lẽ
sống của người chiến sỹ cách mạng:
“ Nhãn quang ưng đại tâm ưng tế,
Kiên quyết thì thì yếu tấn công;”

Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tiến công;

(Học đánh cờ)
Bài thơ vượt ra khỏi mẹo đánh cờ mà thể hiện tư tưởng tiến công cách mạng,
nắm chắc thời cơ chiến đấu.
Ở trong tù, khi nghe tiếng giã gạo Hồ Chí Minh nghĩ đến sự tôi luyện ý chí
và khẳng định quy luật vận động của đấu tranh:
(Nghe tiếng giã gạo)
15


Những ngày bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh lúc đó

đã 52 tuổi, Người đã dày dặn kinh nghiệm sống cùng với ý chí nghị lực phi thường.
Đặc biệt Người có tài nhìn xa trông rộng. Bởi vậy tập thơ “ Nhật ký trong tù” còn
thể hiện nhận thức về quy luật phát triển của thế giới, của xã hội con người, thể
hiện tầm triết lí sâu sắc:
(Đi đường)
c.Một con người dũng khí lớn (đại dũng):
Nhật ký trong tù là tiếng thơ của một người tù bị giam cầm trong nhà tù tàn
bạo, khắc nghiệt. Đói rét, đau ốm, xiềng xích, gông cùm … ở nơi đất khách quê
người một mình một bóng, hoàn cảnh sống ấy dễ làm cho nghị lực sống của con
người bị hủy diệt. Nhưng ở Hồ Chí Minh có ý chí và nghị lực phi thường: Đó chính
là tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng. Chất thép trong thơ là tinh thần kiên
cường bất khuất, bản lĩnh cách mạng vững vàng tự chủ trong mọi tình huống và
luôn lạc quan yêu đời.
*Biểu hiện cụ thể của chất “ thép” trong thơ Bác:
Chất thép thể hiện ở phong thái ung dung, tự chủ, tinh thần kiên cường bất
khuất..Người cười cợt với đau khổ,Ngạo nghễ với lao lung, Khi chân bị xiềng, tay
bị trói bị giải đi từ sáng sớm đến chiều tối trên con đường khúc khuỷu, gồ ghề. ấy
vậy nhìn dây trói Người ví: Uy vũ và cực hình không khuất phục được Người; Gian
lao không làm Người nao núng; Đề cao tinh thần kiên cường bất khuất của người
chiến sĩ với nghị lực lớn lao, lấy tai ương để rèn luyện tinh thần:
Chất thép được thể hiện ở sự tự chủ cao độ trong mọi hoàn cảnh, ở sự vượt
lên những thiếu thốn, gian khổ về mặt vật chất mà giữ được sự tự do về mặt tinh
thần để rung cảm với những cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Mặc dù trong tù
phải chịu cảnh cùm trói, muỗi, rệp, đói rét, Người vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh
trăng chiếu qua cưả ngục, Người vẫn làm thơ và khao khát:
“ Tâm tùy thu nguyệt cộng du du”

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

(Trung thu )

Trên con đường chuyển lao đầy gian khổ dãi gió, dầm mưa, xiềng xích…Vậy
mà sáng lên trong từng câu thơ là một phong thái ung dung đĩnh đạc:
“ Hĩnh tý tuy nhiên bị khẩn bang,
Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương;
Tự do lãm thưởng vô nhân cấm,
Lại thử chinh đồ giảm tịch lương.”

Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.

(Trên Đường )
16


Chất thép còn thể hiện ở tinh thần lạc quan: Người luôn hướng về niền vui,
ánh sáng ngày mai.Tinh thần lạc quan ấy dựa trên sự hiểu biết sâu sắc quy luật vận
động của đời sống, của vũ trụ, của xu thế tất yếu của lịch sử. Trong cảnh đêm tối
hiện tại Người vẫn nhìn thấy rõ tương lai.
Tóm lại: Chất thép thể hiện trong nhiều bài thơ của tập Nhật ký trong tù.
Thép là phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ. Nó tạo cho Người phong thái ung
dung, làm chủ hoàn cảnh với tâm hồn lạc quan và tư thế chiến thắng.
d.Một cốt cách nghệ sĩ lớn
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong thơ ca. Trong
bài cảm tưởng đọc “ Thiên gia thi” Hồ Chí Minh viết:
“Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ”

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp.


Có nghĩa là thơ cổ lệch phía ca ngợi thiên nhiên mà ít chú ý tới các yếu tố khác.
Thơ Hồ Chí Minh phát huy truyền thống của thơ ca Phương đông và rất chú ý đến
yếu tố thiên nhiên. Đúng như Đặng Thai Mai đã nhận xét: “ ở Nhật ký trong tù,
thiên nhiên chiếm một vị trí danh dự”.
*Thiên nhiên đẹp và giàu sức sống:
Nhà tù tăm tối là nơi cách ly con người với thế giới bên ngoài, hạn chế con
người tiếp xúc với thiên nhiên, vậy mà thiên nhiên cứ ùa vào thơ Người. Từ sau
cánh cửa nặng trịch của buồng giam qua một cánh cửa thông hơi nhỏ xíu, tù nhân
đều cảm nhận được: một tia nắng lúc ban mai, một luồng gió mát, một chút hương
hoa, một vì sao, một ánh trăng. Tất cả đã đi vào thơ Người một cách trong sáng và
kỳ diệu. Đọc Nhật ký trong tù Hoài Thanh đã nhận xét: “ Thơ Bác đầy trăng”.
Trăng đã đi vào thơ Bác không phải là trăng khuyết, trăng mờ mà là vầng trăng
trong sáng dịu hiền:
“ Trung thu thu nguyệt viên như kính,
Chiếu diệu nhân gian bạch tự ngân;”

Trung thu vành vạnh mảnh gương thu
Sáng khắp nhân gian bạc một màu

(Trung thu I)
Vầng trăng trong thơ Bác là biểu hiện của mơ ước, niềm vui của khát vọng tự
do, hạnh phúc. Có lẽ vì vậy mà ngay khi không được trực tiếp ngắm trăng lòng Bác
vẫn theo Trăng:
“ Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt,
Tâm tùy thu nguyệt cộng du du”

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

(Trung thu II)

Trong nhật ký trong tù cùng với vầng trăng bát ngát là ánh bình minh rực rỡ.
Những tia nắng ban mai bao giờ cũng đem lại sức sống cho người tù:
17


“ Thái dương mỗi tảo tòng sơn thượng,
Chiếu đắc toàn sơn xứ xứ hồng;”

Đầu non sớm sớm vầng dương mọc
Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng.

(Cánh buổi sớm)
Mặt trời trong thơ Bác không chỉ đơn thuần là nguồn phát sáng để xua đi
không khí lạnh lẽo, tăm tối của ngục tù mà hình ảnh mặt trời còn là biểu tượng cho
tương lai tươi sáng của cách mạng. Nó thắp sáng tâm hồn của người tù một niềm tin
mãnh liệt:
“ Lung lý hiện thời hoàn hắc ám
Quang minh khước dĩ diện tiền lai.”

Trong ngục giờ đây còn tối mịt
ánh hồng trước mặt đã bừng soi.

(Buổi sớm I)
Ở Tù, Người trân trọng đón vầng dương mọc mỗi buổi sớm. Chiều chiều,
Người say ngắm cảnh: “ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”. Đêm đêm, Người vẫn
lắng nghe tiếng: “ Dế kêu khoan nhặt đón mừng thu”, lắng nghe tiếng: “ Oanh hót
xóm gần”.
*Thiên nhiên giàu tình người:
Hồ Chí Minh đến với thiên nhiên với tâm hồn của một người tù và cũng là
tâm hồn của một nghệ sĩ. Người tìm thấy ở thiên nhiên một sự đồng điệu và tri kỷ:

“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng)
Con người và thiên nhiên đã vượt qua tất cả, đã không cần bất cứ điều kiện
nào để đến với nhau kể cả những điều kiện tối thiểu nhất. Có ý kiến cho rằng: “
Vầng trăng và người tù đã thể hiện một cuộc đối diện đàm tâm trong sáng nhất”.
*Thiên nhiên gắn với thử thách gian khổ của nhà tù:
Nhật ký trong tù là tập thơ viết trong ngục nên thiên nhiên không phải lúc nào
cũng chiều theo con người. Trên con đường giải tù đầy gian khổ qua gần ba mươi
nhà giam, Người đã phải trải qua bao chặng đường núi non hiểm trở:
“ Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham,
Na tri bình lộ cánh nan kham;”

Đi khắp đèo cao, khắp núi cao
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao;

(Đường đời hiểm trở)
Thiên nhiên nhiều khi khó tính, chớ trêu hiện lên trong những câu thơ sắc
lạnh:
“ Phong như lợi kiếm ma sơn thạch,
Hàn tự tiêm phong thích thụ chi;”

Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích cành cây.
18


(Hoàng hôn)
Và đặc biệt những cơn mưa nó không chỉ làm tê cóng thịt da của con người

mà còn làm tê tái tâm hồn con người:
“ Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lung lý tù nhân dục đoạn hồn;”

Thanh minh lất phất mưa phùn
Tù nhân nghe thấm nỗi buồn xót xa;

(Tiết thanh minh)
Tóm lại, “Nhật ký trong tù” là một tập thơ dồi vào cảm hứng với thiên nhiên
mặc dù ở mỗi bài chỉ là một hai nét vẽ đơn sơ mộc mạc nhưng đã khắc họa được
cái “hồn”, cái “thần” của cảnh vật những bức tranh ấy không chỉ là sản phẩm của
một tâm hồn nghệ sĩ cao đẹp, trong sáng mà còn bộc lộ tầm nhìn của một quan
niệm nhân sinh, triết lí tiến bộ .
Thơ của Bác bao giờ cũng là nhịp tâm hồn tình cảm của người. Đúng như lời
của nhà thơ Tố Hữu viết:
“ Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”.
2.Giá trị nghệ thuật của nhật ký trong tù:
2.1.Những bài thơ của tập nhật ký trong tù đẹp một vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng,
giản dị:
Thơ Bác rất giản dị, hồn nhiên, sự giản dị của thơ Bác thể hiện ở đề tài, ý
thơ, lời thơ. Bất cứ đề tài gì với Bác cũng có thể thành thơ. Từ chuyện sinh hoạt lặt
vặt trong tù đến cảnh và việc gặp trên đường, chuyện ốm đau, ghẻ lở, bệnh tật, việc
cách mạng đều viết thành thơ.
Sự mộc mạc dung dị ấy còn được thể hiện ở ngôn ngữ giản dị như lời ăn
tiếng nói đời thường được đưa vào thơ rất đỗi tự nhiên.
2.2. Thơ Bác hàm súc và có ý nghĩa sâu xa:
Thơ Bác hàm súc và có ý nghĩa sâu xa. Bác chọn thể thơ tứ tuyệt cổ điển vì
thể thơ này có sức dồn nén, lời ít, ý nhiều.
Đằng sau câu chữ của mỗi bài thơ là ý tứ sâu xa. Bác nói về chuyện “ học đánh cờ”

nhưng
2.3. Nhật ký trong tù kết hợp hài hòa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại:
Một trong những giá trị nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của tập nhật ký trong tù
là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và sự mới mẻ hiện đại. Màu sắc cổ điển
thể hiện ở thể thơ (thơ tứ tuyệt), ở chất liệu cổ thi. Giàu tình cảm với thiên nhiên,
bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật. Hình tượng nhân vật trữ
tình ung dung, nhàn nhã, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên vũ trụ. Đằng sau những
hình ảnh, từ ngữ, bút pháp giàu màu sắc cổ điển ấy là tình cảm, tư tưởng của một
19


nhà cách mạng, một chiến sĩ cộng sản trong thời đại mới. Đó chính là bút pháp hiện
đại.Mặc dù bị giam cầm trong ngục tù nhưng ở Bác vẫn bộc lộ rõ nét bản chất kiên
cường của người chiến sĩ cách mạng (Chất thép và lẽ sống nhân sinh quan cách
mạng). Đặc biệt là thế giới quan cách mạng (hình tượng thơ luôn vận động hướng
về sự sống, ánh sáng và tương lai) với tinh thần lạc quan chiến thắng và cải tạo
hoàn cảnh, cải tạo thế giới.
Màu sắc cổ điển: thể hiện ở nhiều khía cạnh:
-Viết bằng chữ Hán:Trong 133 bài Bác viết chủ yếu bằng thể thơ tứ tuyệt hết sức
hàm súc và có hàm ý sâu xa. Bác chọn thể thơ tứ tuyệt cổ điển vì thể thơ này có sức
dồn nén lớn “lời ít, ý nhiều” tạo ra “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Đây là thể thơ
có kết cấu chặt chẽ dùng bút pháp gợi hơn tả, hình tuợng thơ đa diện, đa nghĩa
trong đó có chữ gọi là “Nhãn tự”, mang linh hồn của cả tác phẩm. Tiêu biểu là bài
thơ tứ tuyệt “Mới ra tù tập leo núi” :
-“Nhật kí trong tù” phảng phất ý vị Đường thi (phảng phất ý vị của thơ Đường
thơ Tống). Đọc “Nhật kí trong tù” ta có thể tìm thấy vô vàn những từ ngữ, những
cách nói, những tứ thơ, những ước lệ của thơ Đường thơ Tống như “Trùng san chi
ngoại hựu trùng san” (trập trùng sau núi vẫn còn núi), những hoa biết nói, trăng
theo gót người, núi dồn núi, dòng sông chắp nỗi nhớ thương. Cũng có thể tìm thấy
trong “Nhật ký trong tù” những điển cố Trung Quốc thường được vận dụng như

những ước lệ thẩm mỹ trong thơ Đường.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
So với việc dạy - học các bài thơ riêng lẻ nói chung thì việc dạy học thông
thường không đạt hiệu quả như mong muốn. Qua việc vận dụng các phương pháp
trên tôi nhận thấy các tiết học đã có hiệu quả cao hơn nhiều. Thực tế qua các tiết
dạy các bài thơ tứ tuyệt của Bác ở chương trình lớp 8 “Ngắm trăng”; “Đi đường”
Tôi đã khảo sát bằng các bài kiểm tra 15 phút cuối mỗi tiết học ở 3 lớp 8A, 8B,8C
với kết quả tiếp thu đạt được như sau:
Điểm

Số lượng

%

Giỏi

30

27,5%

Khá

37

33,9%

Trung bình

32


29,4%

Yếu, kém

10

9,2%

20


Qua chất lượng các bài kiểm tra chúng ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên
rõ rệt, tỉ lệ yếu kém được giảm xuống. Các em ham học và hứng thú học nên giờ
học sôi nổi hơn, qua đó cũng củng cố thêm vốn từ Hán - Việt và năng lực viết các
kiểu bài Nghị luận cho các em.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Dạy - học thơ Bác, ai cũng cảm thấy rất dễ dàng mà lại rất khó. Dễ vì thơ
Bác nói về những điều rất gần gũi, dễ hiểu với mọi người, chẳng có gì xa lạ, càng
không rắc rối, cầu kỳ, không có cả đến sự uyên bác. Nhưng khó, vì rất khó đạt đến
sự thấu hiểu những ý tứ sâu xa và cảm nhận được những giá trị nhiều mặt, nhiều
đặc tính tưởng như khác biệt, thậm chí đối lập: Thép và tình, cổ điển và hiện đại,
nhà cách mạng và bậc hiền triết, chiến sĩ và thi sĩ ...
Bởi vậy khi giảng dạy, muốn đạt kết quả cao, người giáo viên phải động viên
các em biết phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo và tư duy bằng việc ra các bài
tập, câu hỏi gợi tìm để các em về nhà tự nghiên cứu, tìm tòi, tự tra cứu. Cho các em
thực hành luyện tập viết những bài phát biểu cảm nghĩ ngắn sau khi học xong mỗi
bài thơ. Ngoài ra còn hướng dẫn các em tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác, sự nghiệp văn, thơ của Bác qua sách, báo để các em hiểu sâu sắc thêm về
con người Cách mạng và con người nghệ sĩ trong thơ Bác, đã thống nhất, gắn bó

đến mức khó có thể tách bạch ra từng phương diện được và sự thống nhất này thấm
sâu vào các yếu tố của tác phẩm, từ cái nhìn về thế giới đến thế giới hình tượng thơ,
câu, từ, hình ảnh, từ giọng điệu đến ngôn từ. Từ đó củng cố tình cảm kính yêu Bác
Hồ của các em. Qua thơ Bác mà các em yêu thích bộ môn Văn hơn.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trên đây là những ý chính của các phương pháp khi dạy “Nhật ký trong tù”
của Hồ Chí Minh ở khối 8. Song để dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất chúng ta cần
thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất: Ở mỗi tiết học, một tác phẩm thơ cụ thể, người giáo viên phải giới
thiệu, dẫn dắt vào bài và giới thiệu như thế nào còn phụ thuộc vào thực trạng học
sinh và tài năng sư phạm của từng giáo viên cũng như đặc điểm, nội dung nghệ
thuật cuả từng tác phẩm.
Thứ hai: Khi dạy mỗi tác phẩm thơ giáo viên cần hướng dẫn cách đọc vì đọc
đúng, đọc hay sẽ giúp học sinh hứng thú khám phá tác phẩm.
21


Thứ ba: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, so sánh tác phẩm đang học với tác
phẩm khác nhằm rút ra cái hay, cái đẹp của văn bản từ đó học sinh hiểu sâu sắc hơn
về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Thứ tư: Giáo viên giúp học sinh đi sâu phân tích để làm sáng tỏ tư tưởng tình
cảm mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm văn học.
Nói chung việc dạy và học “ Nhật ký trong tù” của Bác, cụ thể bằng nhiều
con đường, người giáo viên cần dựa vào đối tượng mà sử dụng các phương pháp
cho hợp lý để đạt kết quả tốt hơn. Học sinh yêu thích, ham học và làm được thơ của
Người.
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đối với giáo viên

Cần phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo và tư duy của các em bằng việc ra
các bài tập phát biểu cảm nghĩ, câu hỏi gợi tìm để các em nghiên cứu, tìm tòi.
Chú trọng vào việc giải thích kĩ các yếu tố Hán- Việt trong để học sinh có thể
hiểu sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài tập của học sinh để tạo cho
học sinh tâm thế chủ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà.
2. Đối với học sinh
Cần chuẩn bị bài kĩ bài học trước khi lên lớp.
Tự xây dựng sổ tay văn học để ghi chép, sưu tầm những bài thơ yêu thích
cũng như ghi chép những yếu tố Hán- Việt khó nhớ, khó thuộc để tích lũy thêm nội
dung kiến thức và vốn từ từ ngữ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy “ Nhật ký trong
tù” ở khối 8. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi của các đồng chí, đồng
nghiệp để việc dạy môn Ngữ văn không còn là nỗi trăn trở của riêng giáo viên bộ
môn chúng ta.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Lập Thạch ngày 12/ 5/ 2019
Người viết

Trần Thị Bích Thủy

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - Cuốn: Sách giáo viên ngữ văn 8.
2 – Cuốn : Sách thiết kế bài giảng 8 (Nguyễn Văn Đường chủ biên)
3 - Cuốn: Nhật ký trong tù.

4- Cuốn: Vẻ đẹp thơ văn Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC
Tiêu đề Nội dung
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I-Lí do chọn đề tài
II- Mục đích, nhiệm vụ,đối tượng , phạm vi nghiên cứu của đề
tài
III. Chất lượng khảo sát đầu năm
Phần IINỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
A. Giới thiệu tác giả
1.Tiểu sử
2. Tác phẩm
B. Giá trị của tập “Nhật ký trong tù”
1.Giá trị nội dung tư tưởng:
1.1. Nhật ký trong tù phản ánh hiện thực đen tối về nhà tù và xã
hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch:

Trang
2
2
3

4

5
6


7

1.2. Nhật ký trong tù- chân dung tự họa Hồ Chí Minh:

10

2.Giá trị nghệ thuật của nhật ký trong tù:

20

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

21
22
23


KẾT LUẬN
I- Kết luận
II. Kiến nghị

23

24




×