Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến một số kinh nghiệm để phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học môn hóa học đạt hiệu quả cao tại trường THPT liễn sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.38 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA
HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG THPT LIỄN
SƠN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: CAO PHƯƠNG HỒNG
MÃ SÁNG KIẾN: 13.55.01

Vĩnh phúc, 02/2020

1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Số TT
1


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

3

Chữ viết tắt
HS
GV
GD&ĐT
THPT
ĐHSP
PTPƯ
PTHH
PPDH
SKKN
NQ/TW
KHTN
VD
CNTT


Diễn giải
Học sinh
Giáo viên
Giáo dục và đào tạo
Trung học phổ thông
Đại học sư phạm
Phương trình phản ứng
Phương trình hóa học
Phương pháp dạy học
Sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết/ Trung ương
Khoa học tự nhiên
Ví dụ
Công nghệ thông tin

Ghi chú


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Trong các năm học gần đây, Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã tổ chức các
buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên cốt cán và toàn bộ giáo viên hóa học trên địa bàn
tỉnh nhằm bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật và khắc phục các vấn đề cần
thay đổi để bổ sung một cách kịp thời. Các buổi tập huấn đã mang lại ý nghĩa rất cao
cho giáo viên đặc biệt là các buổi Sở đã mời được các giảng viên giàu kinh nghiệm từ
các trường ĐHSP về trao đổi, thảo luận trực tiếp với giáo viên trong tỉnh.
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản
chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng này.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực được thể hiện qua nhiều đặc trưng, trong đó có hai đặc
trưng mà tôi muốn đề cập đến là:
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi
trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của
từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

4


- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình
dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ
năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời
giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm
được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Với các phương pháp mà chúng ta đã được biết đến thì có một phương pháp mà
tôi đã suy nghĩ và muốn đi sâu hơn nữa để phương pháp này thực hiện đạt hiệu quả
cao nhất đó là phương pháp hợp tác theo nhóm. Phương pháp này có thể áp dụng đối

với tất cả các môn học, phù hợp với mọi đối tượng, cấp học, loại bài học. Vậy để
phương pháp này phát huy và đạt hiệu quả cao nhất đặc biệt đối với môn hóa học áp
dụng cụ thể tại trường THPT Liễn Sơn thì tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề tài: “Một số
kinh nghiệm để phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học môn Hóa
học đạt hiệu quả cao tại trường THPT Liễn Sơn.”
2. Tên sáng kiến:
“Một số kinh nghiệm để phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học môn
Hóa học đạt hiệu quả cao tại trường THPT Liễn Sơn.”
3. Tác giả:
- Tác giả sáng kiến: Cao Phương Hồng
- Địa chỉ: Trường THPT Liễn Sơn – Lập Thạch – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0982507956
E- mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :
- Tác giả sáng kiến: Cao Phương Hồng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Giáo dục – Đào tạo
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
6/09/2018

5


7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung của chuyên đề:
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Cơ sở lý luận:
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là
mục đích hướng tới của từng người giáo viên nhưng đây không phải là điều đạt được
dễ dàng. Nếu sử dụng tốt phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy và học

hóa học ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng
tích cực hóa hoạt động học ở HS, giúp HS nâng cao khả năng tự học, phát triển năng
lực tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề, góp phần rèn luyện cho HS những kỹ năng
cần thiết của con người trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Hoạt động nhóm là một hình thức dạy học đang được ngành giáo dục quan tâm
vì tác dụng đặt biệt của nó trong việc hình thành nhân cách con người mới năng động
sáng tạo, có khả năng giao tiếp và hợp tác. Hoạt động nhóm có thể được tiến hành
dưới những hình thức khác nhau. Người giáo viên nếu biết cách chia nhóm, tổ chức và
điều khiển hoạt động thì sẽ phát huy được các mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của hoạt
động nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.
Dạy học hợp tác theo nhóm rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau,
được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn
thiện bản thân trong quá trình học tập.
1.3. Phương pháp thực hiện:
1. Thực trạng vấn đề.
2. Các phương pháp giải quyết vấn đề.
2.1.Phạm vi sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm.
2.2.Quy trình hoạt động nhóm.
2.3. Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm.
2.4. Đánh giá kết quả hoạt động nhóm.

6


PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Thực trạng vấn đề:
Từ trước tới nay chúng ta đều nhận thấy phương pháp hợp tác theo nhóm được áp
dụng rộng rãi cho tất cả các môn học, trong đa dạng các thể loại bài học. Tuy nhiên,

vấn đề áp dụng phương pháp khi nào, áp dụng như thế nào và cách đánh giá kết quả
hợp tác nhóm để thu được kết quả tốt nhất thì không phải ai cũng làm được.
Tôi đã được dự giờ rất nhiều với các môn học khác nhau và tôi nhận thấy thực trạng
khó khăn hiện nay mà khi áp dụng phương pháp này còn gặp phải như sau:
+ Sĩ số học sinh của 1 lớp quá đông (trên 40hs) dẫn tới khó khăn trong việc chia nhóm.
Nếu chia nhiều nhóm thì mất rất nhiều thời gian trong việc kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ của các nhóm. Nếu chia ít nhóm thì số lượng học sinh trong một nhóm quá
đông dẫn đến học sinh có khi vừa tiếp cận vấn đề trong thời gian ngắn đã phải trình
bày và hs thường ỉ nại, dựa dẫm vào nhau (chỉ để bạn học tốt làm) dẫn đến hs dốt lại
càng dốt.
+ Giáo viên áp dụng phương pháp một cách tràn lan như: một tiết học áp dụng hoạt
động nhóm quá nhiều dẫn đến nhàm chán, không hiệu quả, lãng phí thời gian, hs thì
cảm thấy mệt mỏi hay tiết nào cũng hoạt động nhóm.
+ Do hợp tác nhóm đánh giá kết quả không thường xuyên nên hs chỉ hăng hái trong
một vài lần đầu về sau chán nản, làm chống đối dẫn đến tiết học không đạt hiệu quả,
hs không có ý thức nên bị mất nhiều thời gian, hs không hiểu bài.
+ Nhiều gv chuẩn bị giờ dạy rất công phu nên kinh phí để tổ chức 1 giờ học còn tốn
kém.
+ Một số hs do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động
chung của nhóm, nên nếu GV không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có
một vài hs khá tham gia còn đa số hs khác không hoạt động.
+ Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau.
+ Thời gian có thể bị kéo dài.
+ Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ
chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp
khác.
Mặt khác, đặc điểm học sinh của trường THPT Liễn Sơn:
7



Ưu điểm: Đa số học sinh ngoan, thực hiện tương đối tốt nền nếp, quy định của trường
lớp đề ra .
Hạn chế:
- Số lượng hs trên 1 lớp đông (đều trên 40hs)
- Hs có điểm đầu vào thấp, hs có hoàn cảnh khó khăn nhiều nên tiếp cận CNTT, mua
và nghiên cứu tài liệu là rất hạn chế.
- Số lượng hs theo môn KHTN ít, (chỉ khoảng 2 lớp trên 1 khối), hs có tố chất nổi trội
là rất ít.
- Nhiều hs kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm là rất kém.
Chính vì vậy đây là 1 khó khăn rất lớn đối với gv trường THPT Liễn Sơn khi
thực hiện phương pháp này. Về nội dung phương pháp, các loại hợp tác nhóm tôi thấy
đã có rất nhiều tác giả đã đề cập đến nên trong đề tài này tôi xin được đề cập một số
kinh nghiệm mà bản thân đúc rút được trong quá trình giảng dạy để phương pháp này
mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
2.2. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
2.2.1. Phạm vi sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm:
- Áp dụng đối với những nội dung đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành
nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn hoạt động động cá nhân. Thông thường được áp dụng
để đi sâu một nội dung nào đó, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể
tìm hiểu một chủ đề mới.
- Để quyết định một nội dung có nên hoạt động nhóm hay không thì người giáo viên
cần lưu ý:
+ Nội dung của chủ đề.
+ Nhiệm vụ giao cho các nhóm nên giống hay khác nhau?
+ Năng lực của HS đã có đủ kiến thức điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ không?
+ Cách thức trình bày nhiệm vụ.
+ Chia nhóm, phân công nhóm trưởng phù hợp.
2.2.2. Quy trình hoạt động nhóm:
Các bước của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết,
một buổi) có thể là như sau:

8


Thứ nhất. Làm việc chung cả lớp
- GV giới thiệu nội dung thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ cần thực hiện.
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và quy định vị
trí làm việc cho các nhóm.
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).
Thứ hai. Làm việc theo nhóm
- Lên kế hoạch làm việc.
- Phân công nhiệm vụ trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
- Nhóm trưởng trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Thứ ba. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Nhóm trưởng từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
- GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
1. Chia nhóm:
- Chia nhóm dựa vào các đặc điểm sau: Sĩ số hs trong 1 lớp, nội dung bài học, đặc
điểm năng lực hs. Đối với các lớp trường THPT Liễn Sơn theo tôi nên chia 6 nhóm
(trung bình mỗi nhóm là 7-8 hs).
- Chia đều các đối tượng năng lực hs theo nhóm.
2. Thiết kế nội dung hoạt động nhóm:
- Nhiệm vụ phải đảm bảo đủ độ khó, cần đến sự hợp tác của hs để giải quyết vấn đề.
Nhiệm vụ có thể giống nhau, tương tự nhau hoặc khác nhau tùy theo loại bài học.
- Nhiệm vụ phải phù hợp với đặc điểm đối tượng hs.
2.2.3. Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm:
- Chuẩn bị nội dung học tập cho mỗi nhóm.
- Chỉ định nhóm trưởng cho mỗi nhóm, nên chỉ định bất ngờ và có sự luân phiên.
(Nhóm trưởng là người quan trọng nhất: là người khởi động buổi thảo luận, phân công

nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, theo dõi và nhắc nhở các thành viên trong
nhóm, tổng hợp ý kiến, trình bày. Là người trực tiếp nhận các nhiệm vụ yêu cầu từ
giáo viên.)
- Giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm.
- Chia nhóm (nên ổn định theo nửa kì hoặc một kì).
9


- Quản lí bao quát chung các nhóm hoạt động và hỗ trợ hướng dẫn khi cần thiết.
2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động nhóm:
- Yêu cầu: Sau khi kết thúc thời gian hoạt động nhóm, mọi thành viên trong nhóm đều
phải hiểu và nắm được nội dung của nhóm mình thông qua quá trình thảo luận của
nhóm. Tất cả thành viên trong nhóm đều phải hoàn thiện nội dung trong vở ghi.
- Đánh giá kết quả:
+ Nhóm trưởng lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ Gv yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, phát biểu ý kiến bổ sung hoặc yêu cầu giải
thích một nội dung nào đó.
+ Gv đặt ra câu hỏi cho nhóm trưởng hoặc yêu cầu một thành viên bất kì trong nhóm
trả lời (chú ý hơn tới hs yếu kếm).
+ Căn cứ vào kết quả và sự hoạt động của các thành viên trong nhóm gv nhận xét và
cho điểm.
Gv có thể ghi lại kết quả hs trong một kì thông quả sổ theo dõi kết quả hoạt động
nhóm của hs.
Đề xuất mẫu sổ theo dõi kết quả hoạt động nhóm của học sinh:
Ví dụ: Lớp 11A1 (lớp học tự nhiên tốt nhất khối) – Trường THPT Liễn Sơn: Sĩ số lớp
là 42hs
- Trước tiên tôi sẽ phân loại hs theo các nhóm năng lực:
+Năng lực giỏi: 6hs

+Năng lực Khá: 18hs


+Năng lực trung bình: 12hs +Năng lực yếu: 6hs
- Chia đều các hs của các nhóm năng lực trên ra theo 6 nhóm (từ nhóm I đến nhóm
VI). Vậy mỗi nhóm sẽ có: 1 giỏi, 3 khá, 2 trung bình, 1 yếu. Số lượng hs mỗi nhóm là
7hs.
- Lập sổ theo dõi kết quả hoạt động nhóm của hs:
+Kì I: 35 tiết + 18 tiết tự chọn, thời lượng dạy 3 tiết/1 tuần/ 1 lớp.
Nhóm chuyên môn đã thống nhất quy định số làn điểm như sau:
Kiểm tra miệng: ít nhất 1 làn điểm.
Kiểm tra 15 phút+thực hành: 3 làn điểm.
Kiểm tra 1 tiết: 2 làn điểm.
Kiểm tra học kì: 1 làn điểm.
10


- Số làn điểm quy định hoạt động nhóm của hs tùy theo mỗi lớp (lớp học tốt hơn thì số
làn điểm hoạt động nhóm nhiều hơn).
- Thay cho 2 bài 15 phút thì tôi sử dụng kết quả đánh giá này.
- Điểm của hs trong nhóm có thể như nhau hoặc khác nhau dựa vào kết quả hoạt động,
ý thức và nhận thức của từng hs.

11


SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM LỚP 12A1
MÔN HÓA HỌC - NĂM HỌC 2018-2019 - HỌC KÌ I
Nhóm

STT Họ


ĐL1 ĐL2 … ĐL11

tên

Điểm
TB lần

ĐL1 ĐL2 … ĐL11

Điểm
TB lần 2

1
I

1
2
….
7
1
2
….
7
1
2
….
7
1
2
….

7
1
2

7
1
2

7

II

III

IV

V

VI

A

2.2.5.Ví dụ:
1. Nội dung hoạt động nhóm của các nhóm giống nhau (đi sâu 1 nội dung kiến thức
nào đó có hướng mở).
VD1: Khi học bài: ”Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua”- lớp 10, sau khi học
xong phần tính chất vật lí hoặc đến phần củng cố bài thì giáo viên có thể cho hoạt
động nhóm với cùng một nội dung câu hỏi như sau:
Nội dung câu hỏi và đáp án
Câu hỏi: Vào ngày 04/11/2014, tại khu vực vòng xoay đoạn giao nhau giữa đường Võ

Nguyên Giáp và đường Bùi Văn Hòa (thuộc khu phố 3, phường Long Bình Tân, Thành
phố Biên Hòa) đã xảy ra một vụ lật xe làm đổ gần 5.000 lít hóa chất HCl ra mặt đường
12


nơi có nhiều dân cư sinh sống. Nếu không xử lí kịp thời sẽ gây ra thiệt hại nhiều về người
và tài sản. Em hãy liệt kê cho biết các nguyên tắc để có thể xử lí được sự cố trên?
Đáp án:Axit clohiđric và axit nitric đặc, khi bị tràn, chúng lập tức phá hủy mặt đường và
bề mặt các vật tiếp xúc,mặt khác trong không khí chúng nhanh chóng bốc khói – tạo các
mù axit, khi tiếp xúc gây phá hủy mô, tổn thương mắt và cơ quan hô hấp. Còn axit
sunfuric đặc, khi bị tràn, chúng xâm lấn xung quanh mặt đường chậm hơn do có độ nhớt
cao tương tự dầu vừng, dầu oliu nhưng mức độ phá hủy còn mạnh hơn nhiều.
Khi có sự cố xảy ra, trinh sát mục tiêu sử dụng nghiệp vụ, nhanh chóng xác định tính chất
của axit chảy tràn để có hướng xử lí thích hợp nhất.
Nguyên tắc chung:
+ Lập tức cách li người, vật nuôi và phương tiện
+ Sử dụng cát (SiO2) hạn chế dòng chảy lan
+ Dùng vôi bột (CaO, CaCO3), natrihiđrocacbonat (NaHCO3),…các hóa chất có kiềm
tính phun đều – chuyển axit về dạng muối
+ Phun nước rửa ít nhất với tỉ lệ thể tích 1:5
Khi không thực hiện; lượng axit bị rửa trôi xuống cống sẽ tiếp tục phá hủy trên đường đi
của chúng, gây tác hại lớn cho các hệ thủy sinh, công trình ngầm (điện ngầm, cáp quang,
mố, trụ cầu…) và gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Với H2SO4 chảy tràn, tuyệt đối không phun nước rửa trực tiếp, do khi gặp nước tỏa nhiệt
cực mạnh, gây nổ.
VD2: Khi học bài “Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ”- lớp 12, sau khi dạy xong phần
tinh bột thì giáo viên có thể cho hoạt động nhóm với cùng một nội dung câu hỏi như
sau:
Nội dung câu hỏi và đáp án
Bài tập: Phản ứng tổng hợp glucozơ của cây xanh có phương trình hóa học:

6CO2 + 6H2O + 673 kcal

C6H12O6 + 6O2

Giả sử, trong 1 phút, mỗi cm 2 lá xanh hấp thụ 0,5 cal của năng lượng mặt trời và chỉ có
10% được dùng vào việc tổng hợp glucozơ.
Một cây có 1000 lá xanh, có diện tích trung bình mỗi lá là 10 cm 2. Tính thời gian cần
thiết để cây tổng hợp được 18 gam glucozơ.
Đáp án: 2 giờ 14 phút 36 giây

13


VD3: Khi học bài “Axit cacboxylic”- lớp 11, sau khi dạy xong phần điều chế hoặc đến
phần luyện tập thì giáo viên có thể cho hoạt động nhóm với cùng một nội dung câu hỏi
như sau:
Nội dung câu hỏi và đáp án
Câu hỏi: Hãy giải thích tại sao trong quá trình sản xuất giấm ăn người ta thường dùng
những thúng có miệng rộng, đáy nông và phải mở nắp?
Trả lời: Trong quá trình sản xuất giấm ăn người ta thường dùng những thúng có miệng
rộng, đáy nông và phải mở nắp là do rượu loãng sẽ tiếp xúc nhiều với oxi hơn, thúc đẩy
quá trình tạo thành giấm nhanh hơn (quá trình này có oxi tham gia phản ứng).
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
2. Nội dung hoạt động nhóm là tương tự nhau (chủ yếu áp dụng cho phần luyện tập
hoặc củng cố bài).
VD1. Khi học bài: “Hệ thống hóa về hiđrocacbon”- lớp 11, thì giáo viên có thể cho
hoạt động nhóm ngay trong quá trình tìm hiểu bài với nội dung câu hỏi của các nhóm
như sau:
Nội dung câu hỏi và đáp án
Nhóm 1: Cho biết CTPT, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học và

ứng dụng của ankan?
Nhóm 2: Cho biết CTPT, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học và
ứng dụng của anken?
Nhóm 3: Cho biết CTPT, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học và
ứng dụng của ankin?
Nhóm 4: Cho biết CTPT, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học và
ứng dụng của ankylbenzen?
Nhóm 5: Viết PTHH khi cho 2-metyl-butan phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1 có
chiếu sáng.
Viết PTHH khi cho 2-metyl-propen phản ứng cộng với H2, Br2, HBr.
Nhóm 6: Viết PTHH khi cho propin phản ứng cộng với H 2, Br2, HBr, H2O theo tỉ lệ mol
1:1 và 1:2, phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
VD2: Khi học bài:”Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng”
thì giáo viên có thể cho hoạt động nhóm sau khi ôn tập xong phần lí thuyết của
chương.
Nội dung câu hỏi và đáp án
Nhóm 1:
Câu hỏi: Người nông dân thường dùng vôi để bón ruộng nhưng tại sao không nên trộn

14


chung vôi với phân ure để bón?
Trả lời: Khi trộn vôi với urê bón cho ruộng, có phản ứng:
CO(NH2)2 +2H2O → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 +Ca(OH)2 → CaCO3↓+2NH3↑+ 2H2O
Vậy: Phản ứng làm mất tác dụng của phân urê do tạo khí NH3 thoát ra ngoài và làm cho
đất bị rắn lại do tạo CaCO3. Vì vậy không nên trộn chung vôi với phân urê để bón ruộng.
Nhóm 2:
Câu hỏi: Em hãy cho biết hiện tượng “ma trơi” là gì? Hiện tượng “ma trơi” có thật hay

không?
Trả lời: Trong cơ thể (xương động vật), có chứa một hàm lượng photpho. Khi chết, các
vi khuẩn phân hủy xác tạo thành khí PH3 (photphin) và P2H4 (điphotphin). Khí P2H4 tự
bốc cháy ngay trong điều kiện thường cung cấp nhiệt cho khí PH3 bốc cháy tạo thành
khối cầu khí lửa (ma trơi) bay trong không khí. Bất kể ngày hay đêm đều có PH3 bay ra ở
các nghĩa trang. Tuy nhiên ban ngày, ánh sáng quá mạnh nên ta không nhìn thấy hiện
tượng ma trơi.
2PH3 +4O2
P2O5 +3H2O
Giải thích hiện tượng bị “ma trơi” đuổi: Khi sợ hãi, ta chạy sẽ sinh ra một luồng khí
chuyển động, nó làm cho ngọn lửa bay theo.
Nhóm 3:
Câu hỏi: Vì sao khi chuột ăn phải thuốc này thường đi tìm nước uống? Hóa chất nào làm
cho chuột chết?
Trả lời: Thành phần thuốc chuột là Zn3P2. Sau khi chuột ăn phải, Zn3P2 bị thủy phân rất
mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước uống:Zn 3P2 +
6H2O → 3Zn(OH)2↓+ 2PH3↑Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh
chết. Nếu không có nước, chuột sẽ lâu chết hơn.
Nhóm 4:
Câu hỏi: Vì sao không dùng muối (NH4)2CO3 để làm bột nở trong khi muối này cũng có
khả năng bị nhiệt phân cho ra sản phẩm khí?
Trả lời: Không dùng muối (NH4)2CO3 để làm bột nở vì khi nhiệt phân cho ra sản phẩm
là:
(1)
(2)
15


Vậy: Từ phương trình 1 và 2 cho thấy, nếu dùng (NH4)2CO3 thì lượng khí NH3

sinh ra nhiều hơn so với NH4HCO3, gây độc cho người sử dụng và tạo mùi khai do
lượng NH3 còn tồn lại trong bánh.
Nhóm 5:
Câu hỏi: Vì sao bón nhiều phân đạm amoni thì đất dễ bị chua?
Trả lời: Khi hòa tan trong nước, muối amoni phân li ra ion NH 4+ có tính axit, chính ion
này làm cho đất bị chua. Phương trình phân li:

Nhóm 6:
Câu hỏi: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối NH4HCO3 được dùng làm bột nở?
Trả lời: Muối NH4HCO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn với bột và hấp bánh thì
NH4HCO3 bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt

Như vậy, khí CO2, NH3 thoát ra làm cho bánh to hơn và xốp.
3. Nội dung hoạt động nhóm là khác nhau (chủ yếu áp dụng đối với bài mới).
VD1. Khi học bài: “Flo-Brom-Iot”- lớp 10, thì giáo viên có thể cho hoạt động nhóm
ngay trong quá trình tìm hiểu bài mới với nội dung câu hỏi của các nhóm như sau:
Nội dung câu hỏi và đáp án
Nhóm 1: Trình bày các đặc điểm sau của Flo:
- Trạng thái, màu sắc.
- Tính chất hóa học: thể hiện tính chất gì? Viết PTPƯ của F 2 với (ghi rõ điều kiện nếu
có): H2, H2O, kim loại.
- Điều chế.
- Ứng dụng.
Nhóm 2: Trình bày các đặc điểm sau của Clo:
- Trạng thái, màu sắc.
- Tính chất hóa học: thể hiện tính chất gì? Viết PTPƯ của F 2 với (ghi rõ điều kiện nếu
có): H2, H2O, kim loại.
- Điều chế.
- Ứng dụng.
Nhóm 3: Trình bày các đặc điểm sau của Iot:

16


- Trạng thái, màu sắc.
- Tính chất hóa học: thể hiện tính chất gì? Viết PTPƯ của F 2 với (ghi rõ điều kiện nếu
có): H2, H2O, kim loại.
- Điều chế.
- Ứng dụng.
Nhóm 4: Trình bày các đặc điểm sau của Flo:
- Trạng thái, màu sắc.
- Tính chất hóa học: thể hiện tính chất gì? Viết PTPƯ của F 2 với (ghi rõ điều kiện nếu
có): H2, H2O, kim loại.
- Điều chế.
- Ứng dụng.
Nhóm 5: Trình bày các đặc điểm sau của Clo:
- Trạng thái, màu sắc.
- Tính chất hóa học: thể hiện tính chất gì? Viết PTPƯ của F 2 với (ghi rõ điều kiện nếu
có): H2, H2O, kim loại.
- Điều chế.
- Ứng dụng.
Nhóm 6: Trình bày các đặc điểm sau của Iot:
- Trạng thái, màu sắc.
- Tính chất hóa học: thể hiện tính chất gì? Viết PTPƯ của F 2 với (ghi rõ điều kiện nếu
có): H2, H2O, kim loại.
- Điều chế.
- Ứng dụng.
7.2.Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến có thể sử dụng trong khi giảng dạy các tiết học ở trường THPT.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

* Về con người:
- Cần có thầy giỏi, giàu kinh nghiệm, yêu nghề dạy học, nhiệt tình và trách
nhiệm cao với công việc; lấy sự tiến bộ của học sinh trong học tập làm niềm vui, làm
mục đích cố gắng trong nghề trồng người cao quý.
- Trò yêu thích môn học, có tinh thần tự giác cao trong học tập; không ngại khó,
không dấu dốt, học mọi lúc, mọi nơi, học ở thầy cô, học ở bạn bè và đặc biệt biết tự
17


đọc sách nghiên cứu kiến thức mới, say mê tìm ra phương pháp học và tổng hợp được
kiến thức.
- Phụ huynh cần khuyến khích con em học tập, sát sao với việc học của con em
mình, khích lệ và động viên kịp thời khi con có tiến bộ dù còn chậm để tạo động lực
thúc đẩy các em ngày càng tiến bộ hơn.
- Toàn xã hội cần quan tâm tạo điều kiện để con em được học tập trong môi
trường tốt nhất.
* Cơ sở vật chất: Đầy đủ, đảm bảo yêu cầu giảng dạy và thực hành.
* Tài liệu: Có đầy đủ tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng.
* Khuyến học, khuyến tài: Cần có động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá
nhân đạt thành tích trong học tập.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có).
Qua sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhómtrong dạy học môn Hóa
học đạt hiệu quả cao tại trường THPT tôi nhận thấy có những lợi ích sau:
- Đối với nhà trường:
+ Nâng cao được chất lượng giáo dục của trường, đào tạo những con người có
các kĩ năng tư duy cao cấp,kỹ năng cộng tác, giao tiếp, tạo cho HS lòng tin vào kiến
thức hàn lâm.
+ Tạo môi trường học tập thân thiện, HS tích cực.

- Giáo viên:
+ Đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng bài giảng và hình thành, phát triển các
kĩ năng sống nhân cách cho HS.
+ Tạo mối quan hệ thầy trò gần gũi, giúp cho nhiều GV trong quá trình giáo dục
HS, nhất là HS
+ GV có cơ hội thể hiện nhiều vai trò khác nhau, không chỉ là người truyền thụ
kiến thức, mà còn là người tổ chức, quản lí, giám sát, động viên cũng như nhắc nhở
khi HS hoạt động hợp tác nhóm.
+ GV cũng có cơ hội phát hiện những tiềm năng của HS, từ đó lên kế hoạch bồi
dưỡng để phát huy năng lực đó.
- Học sinh:
18


+ HS nắm được kiến thức bài học nhưng vẫn đảm bảo có tính thực tế, từ đó
thành tích học tập của HS sẽ được nâng cao nhờ sự hiểu biết sâu sắc.
+ Mỗi cá nhân sẽ dễ hòa nhập cuộc sống, bởi HS lĩnh hội các kiến thức xã hội,
học được các hành vi ứng xử qua các buổi thảo luận nhóm.
+ Sau mỗi buổi thảo luận, HS sẽ tự nhận xét về ưu và nhược điểm của bản thân,
từ đó có định hướng nghề nhiệp sau này.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến.

- Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp 11A1 và 12A1 trường THPT Liễn Sơn
(có lực học tương đương nhau).
+ Lớp 11A1: thực hiện phương pháp dạy học hợp tác nhóm như thông thường.
+ Lớp 12A1: thực hiện phương pháp dạy học hợp tác nhóm theo các kinh
nghiệm như trên.
- Kết quả thấy rằng:
Kết quả năm học 2017-2018:

Số lượng (hs)
Hs giỏi
Hs khá
Hs trung bình
Lớp 11A1(42hs)
7
15
12
Lớp 12a1 (36hs)
6
12
12
Thống kê kết quả học kì I năm học 2018-2019 như sau:
Số lượng (hs)
Lớp 11A1(42hs)
Lớp 12a1(36hs)

Hs giỏi
7
12

Hs khá
18
18

Hs trung bình
10
4

Hs yếu, kém

8
6
Hs yếu, kém
7
2

Hs lớp 12A1 ngày càng tiến bộ và học đồng đều hơn (đặc biệt hs học lực
trung bình và yếu tiến bộ rõ rệt cả về nhận thức và ý thức).
Kết quả hoạt động nhóm ngày càng tiến bộ, hs luôn có ý thức cố gắng
trong các lần hoạt động nhóm tiếp theo, không bị nhàm chán, không ỉ nại vào
bạn khác.
Nếu hs ko hiểu bài khi phải trình bày sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả
nhóm nên hs luôn phải cố gắng tích cực không ngừng.
Đây là đánh giá theo quá trình nên hs phải cố gắng theo quá trình (tránh
tình trạng hs hoạt động 1 lần có điểm sau đó là không chú ý học tập nữa).
19


10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Dạy học hợp tác theo nhóm được đánh giá là phương pháp dạy học
tích cực vì có những ưu điểm sau:
- Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động, trao đổi, khám phá, thu
nhận tri thức.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo, độc lập, tự chủ và khả năng ghi
nhớ của học sinh.
- Thúc đẩy quá trình học tập và nâng cao hiệu quả học tập. Nếu tổ
chức tốt cho mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp vào công việc
chung của nhóm, không ai được dựa dẫm vào ai thì các thành viên
sẽ làm việc có hiệu quả hơn.

- Phát triển kỹ năng hợp tác, giao tiếp, kỹ năng xã hội cho học sinh.
Tạo môi trường cho học sinh nhút nhát có điều kiện tham gia xây
dựng bài học, cải thiện quan hệ giữa các học sinh với nhau.
- Tạo không khí học tập sôi nổi, bình đẳng và gắn bó, trạng thái tâm
lí học tập tốt. Khi trao đổi, mỗi học sinh nhận rõ trình độ hiểu biết
của mình về vấn đề nêu ra, xác định được những điều cần học hỏi
thêm. Giờ học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải
sự tiếp thu thụ động từ giáo viên.
- Tạo môi trường học tập thuận lợi để học sinh giúp đỡ chia sẻ, giải
thích và động viên lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự hợp
tác và ý thức tập thể.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT
1
2

Tên tổ chức/cá
Địa chỉ
nhân
Cao Phương Hồng Giáo viên trường THPT Liễn Sơn
Lớp 11A1, 12A1
Trường THPT Liễn Sơn

Lập Thạch, ngày 17 tháng2 năm
........,
2020
ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký tên, đóng dấu)

20

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Giáo dục
Giáo dục
Lập Thạch, ngày 10 tháng 02 năm
2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)


SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Vũ Đức Thịnh

Cao Phương Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền,
Lê Xuân Trọng: “Sách giáo khoa hóa học 10” (Nhà xuất bản giáo dục
VN–Năm 2012).
2. Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê
Chí Kiên: “Sách giáo khoa hóa học 11” (Nhà xuất bản giáo dục VN–
Năm 2007).
3. Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi,...:
“Sách giáo khoa hóa học 12” (Nhà xuất bản giáo dục VN–Năm 2010).

4.

Tác

giả:

GS.TSKH

Nguyễn

Cương



TS.

Nguyễn

Mạnh

Dung:”Phương pháp dạy học hóa học” (Nhà xuất bản đại học sư
phạm – năm 2006).
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
6. Tác giả: Đặng Thị Oanh, Tài liệu:”Đổi mới PPDH theo định hướng
phát triển năng lực Hs”.

21




×