Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Môn Công nghệ trung học phổ thông (THPT) được Bộ giáo dục và Đào tạo
biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù
hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ
thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát
triển toàn diện “ Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh hoàn thiện học vấn phổ thông
có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa
chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao
đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [1].
Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan như: giáo viên
vẫn giảng dạy theo phương pháp mang tính chất thông báo, tái hiện nặng về lí
thuyết mà chưa có liên hệ với thực tiễn, ít tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp
thu kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng. Đồ dùng dạy học, trang thiết bị
giảng dạy còn thiếu thốn rất nhiều.Việc dạy và học môn Công nghệ ở trưởng phổ
thông hiện nay mới chỉ đảm bảo đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết ở
mức độ nhớ, còn việc hình thành kỹ năng cũng như việc vận dụng vào thực tiễn giải
quyết một số tình huống thông thường hàng ngày còn nhiều hạn chế. Với những
nguyên nhân như trên thì cũng có một số đề tài đã nghiên cứu để nâng cao hiệu quả
của việc dạy và học môn Công nghệ ở trường phổ thông.
Dưới đây là một số đề tài đã nghiên cứu về môn Công nghệ phổ thông.
1. Tên sáng kiến: Tích hợp lý thuyết và thực hành môn Công nghệ 12 ở
trường THPT, nguồn SKKN 2014 của Phan Duy Kiên – Trường THPT Lê Xoay
2. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất
lượng dạy học thực hành môn công nghệ 12, nguồn:
3. Tên sáng kiến: Đổi mới cấu trúc đề kiểm tra trong kiểm tra đánh giá học
sinh giúp đánh giá, phân loại chính xác kết quả học tập môn Công nghệ của học
sinh, nguồn:
4. Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ thông qua
việc sử dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, nguồn:
Về khía cạnh giáo dục, STEM (viết tắt của các từ Science-Khoa học,
Technology-Công nghệ, Engineering-Kỹ thuật và Mathematics-Toán học), trang bị
cho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng
ThS Phan Duy Kiên
Page 1
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng mục tiêu; kỹ năng
quản lý thời gian.
Một trong những hình thức học STEM mới đang được áp dụng hiện nay là
việc học tập dựa trên cách thực hiện các bài thực hành. Theo đó, học sinh được
tham gia bài học và bài thuyết trình có chất lượng cao theo từng chủ đề cụ thể.
Việc triển khai giáo dục STEM ở trường THPT là nhằm chuẩn bị cho học
sinh (HS) những tri thức thiết yếu nhất, những kỹ năng có thể giúp HS thích nghi
tốt với từng môi trường làm việc khác nhau.
Với tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người
học, hình thành kỹ năng, năng lực cho người học đòi hỏi giáo viên dạy môn Công
nghệ phải không ngừng phải trau dồi kiến thức, tìm ra những phương pháp phù hợp
nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ được giao.Với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn Công
nghệ ở trường phổ thông tác giả lựa chọn đề tài “Vận dụng mô hình STEM trong
dạy học môn Công nghệ phổ thông” nhằm đóng góp giải pháp cho việc dạy và
học môn Công nghệ ở trường phổ thông ngày càng hiệu quả hơn.
2. TÊN SÁNG KIẾN:
VẬN DỤNG MÔ HÌNH STEM TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Phan Duy Kiên
- Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường THPT Lê Xoay -Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0979778789
- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN.
Giáo viên : Phan Duy Kiên
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Dạy và học môn Công nghê ở các trường THPT
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ:
- Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2017
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
ThS Phan Duy Kiên
Page 2
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
VẬN DỤNG MÔ HÌNH STEM TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG
7.1.Đặt vấn đề
Môn Công nghệ trung học phổ thông (THPT) được Bộ giáo dục và Đào tạo
biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù
hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ
thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát
triển toàn diện “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh hoàn thiện học vấn phổ thông
có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa
chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao
đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ chưa
mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học
chủ đạo của nhiều giáo viên.
Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các
phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng nề
về truyền thụ kiến thức lý thuyết.
Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho
học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan
tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện
dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường phổ thông.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh phổ thông còn thụ động
trong việc học tập môn Công nghệ; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức
đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế như:
Thứ nhất: Thiếu động cơ học tập
Chương trình bộ môn Công nghệ phổ thông còn nặng tính hàn lâm, chưa phù
hợp với mọi đối tượng, chưa đảm bảo được tính vùng miền. Tư tưởng nhiều HS coi
môn Công nghệ là môn phụ nên học sinh không lo sợ kết quả, không có hứng thú
học tập. Chủ yếu học sinh tập trung vào ôn thi tốt nghiệp nên đa số các em không
đầu tư nhiều thời gian cho bộ môn này. Mặt khác, một số trường phân công giáo
viên dạy không đúng chuyên môn…
ThS Phan Duy Kiên
Page 3
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
Công tác quản lý, theo dõi, đánh giá chưa kích thích được tinh thần, khí thế
của người dạy và người học, chưa thúc đẩy được chất lượng, hiệu quả dạy học và
cũng chưa kịp thời uốn nắn được những lệch lạc xảy ra.
Kết quả học tập (thể hiện chất lượng dạy học) ở từng trường, từng lớp chủ
yếu phụ thuộc vào sự đánh giá của cá nhân giáo viên dạy ở lớp đó, trường đó. Bởi
vì thường là người dạy, người ra đề, người chấm thi là một.
Ngoài các đặc điểm chung của môn Công nghệ phổ thông, môn Công nghệ
lớp 12 còn có một đặc điểm riêng là nó nghiên cứu về kỹ thuật điện tử và kỹ thuật
điện, được ứng dụng rộng rãi và rất gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh.
Nó được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý kỹ thuật khá phức tạp nên nội
dung môn học vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng cao. Mặt khác môn
học này lại có khối lượng kiến thức khá lớn, phức tạp và khó. Phần “Kỹ thuật điện
tử” là phần tương đối khó với nhiều kiến thức lý thuyết mới mẻ, trừu tượng rất khó
nhớ như cấu tạo, công dụng, ký hiệu, phân loại các loại linh liện điện tử; nguyên lý
làm việc của các mạch điện tử.
Những kiến thức đó mang tính chuyên ngành điện tử cao nên đối với học
sinh, nhiều giáo viên cũng gặp khó khăn khi giảng dạy nội dung này.
Thứ hai: Hạn chế về giáo viên
Hiện nay, mặc dù khoa học và công nghệ đang từng ngày, từng giờ thay đổi,
các hiện tượng thực tế học sinh phải tiếp xúc rất phong phú, thế nhưng việc cập
nhật thông tin, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên chưa được chú ý đúng mức.
Vì vậy, trong giảng dạy bộ môn, không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng. Mặt
khác, quan niệm và nhận thức nói chung của các bậc cha mẹ học sinh và ngay cả
các cấp quản lý giáo dục về vị trí, vai trò của giáo dục công nghệ phổ thông vẫn
chưa đúng mức và thống nhất.
Những vấn đề về chế độ chính sách nhằm khuyến khích dạy và học công
nghệ, cơ chế sử dụng đội ngũ giáo viên công nghệ phổ thông vẫn còn lúng túng,
chưa thỏa mãn, chưa phù hợp.
Do vậy, một số giáo viên chưa đầu tư đúng mức hoặc chưa có điều kiện học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn
học sinh chưa hứng thú với môn học, học tập còn mang tính đối phó, hời hợt, tâm
lý đó gây nên cản trở trong việc học tập môn này.
Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là phương pháp
truyền thống: thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò ghi, phương pháp này mang tính
chất thông báo, tái hiện. Hiện nay các phương pháp dạy học tích cực đã và đang
được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học, thuật ngữ này dần dần trở nên
ThS Phan Duy Kiên
Page 4
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi lý luận,
hoặc còn là chủ trương, chỉ thị,… chứ chưa thực sự đi vào nhà trường, chưa trở
thành nhu cầu bức thiết với từng giáo viên, học sinh, từng môn học, bài học.
Đại đa số giáo viên đều thấy đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết,
nhưng đổi mới như thế nào, triển khai thực hiện ra sao đối với môn học, bài học cụ
thể…thì vẫn còn lúng túng.
Thứ ba: Thiếu sự hỗ trợ từ thiết bị
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học còn hạn chế. Nội dung kiến thức
môn học đòi hỏi nhiều phương tiện trực quan như tranh vẽ, mô hình, vật thật,…
nhưng thực tế hiện nay dạy “chay” vẫn phổ biến.
Đối tượng của môn Công nghệ lớp 12 có nhiều kiến thức trừu tượng, nếu
không có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học thì giáo viên khó có thể chuyển tải đầy đủ
kiến thức tới học sinh được.
Để khắc phục các khó khăn và tồn tại nói trên nhằm từng bước nâng cao chất
lượng dạy học, cần phải có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời.
Một trong những biện pháp có tính khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao là đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực nhằm phát triển
năng lực của người học, có nghĩa là hình thành và phát triển tính tích cực chủ động,
độc lập và sáng tạo đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
tình huống trong cuộc sống của người học.
Về khía cạnh giáo dục, STEM trang bị cho người học những kỹ năng về tư
duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy
chiến lược và định hướng mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian.
Một trong những hình thức học STEM mới đang được áp dụng hiện nay là
việc học tập dựa trên cách thực hiện các bài thực hành. Theo đó, học sinh được
tham gia bài học và bài thuyết trình có chất lượng cao theo từng chủ đề cụ thể.
Việc triển khai giáo dục STEM ở trường THPT là nhằm chuẩn bị cho học
sinh (HS) những tri thức thiết yếu nhất, những kỹ năng có thể giúp HS thích nghi
tốt với từng môi trường làm việc khác nhau.
7.2. Khái niệm về mô hình STEM
Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa
học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó giúp HS hình thành kiến thức tổng hợp
về các bộ môn này và hình thành kỹ năng sống.
ThS Phan Duy Kiên
Page 5
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
Mục tiêu của STEM là xây dựng cho HS các kỹ năng được kết hợp hài hòa
từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công
nghệ ngày nay.
Những kỹ năng STEM là tích hợp của 4 kỹ năng:
- Kỹ năng khoa học: Học sinh được trang bị những kiến thức về các khái
niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học.
Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên
kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn
để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
- Kỹ năng công nghệ: Học sinh có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và
truy cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến
những hệ thống phức tạp như các loại máy móc.
- Kỹ năng kỹ thuật: Học sinh được trang bị kỹ năng và hiểu được quy trình
để làm ra nó. Vấn đề này đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp và
kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học,
nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và
xây dựng quy trình. Ngoài ra HS còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản
ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
- Kỹ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán
học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. HS có kỹ năng toán học sẽ có khả
năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm
và kĩ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra mô hình giáo dục STEM cũng trang bị cho học sinh những kỹ năng phù
hợp để phát triển gồm những kỹ năng chính:
- Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng trao đổi và cộng tác
- Tính sáng tạo và kỹ năng phát kiến
- Văn hóa công nghệ và thông tin truyền thông
- Kỹ năng làm việc theo dự án
- Kỹ năng thuyết trình
Khi học sinh học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi
bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng
sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát
ThS Phan Duy Kiên
Page 6
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá
tải đối với học sinh.
Với HS phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích
cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến
thức trong một thể tích hợp, HS sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái
độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích các em có định
hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho
cả sự nghiệp về sau.
Mô hình giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên
thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến
bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án – chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt phương
pháp “học qua hành” luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.
7.3. Đề xuất vận dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ bậc
THPT.
Với mục tiêu môn công nghệ là [2]:
- Kiến thức: Hiểu được những kiến thức ban đầu và thông thường về kỹ thuật
và công nghệ của một số lĩnh vực sản xuất phổ biến, về kinh tế gia đình và kinh
doanh.
- Kỹ năng: Hình thành được một số kỹ năng lao động nghề nghiệp đơn giản,
cơ bản, cần thiết, hình thành được kỹ năng học tập môn Công nghệ.
- Thái độ: Có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy trình, thực hiện
an toàn lao động và bảo vệ môi trường, bước đầu hình thành được tác phong công
nghiệp, có thái độ quý trọng lao động, say mê, hứng thú học tập và tìm hiểu về
nghề nghiệp.
7.3.1. Lựa chọn nội dung bài dạy.
Để áp dụng thành công mô hình STEM vào giảng dạy môn Công nghệ phổ
thông thì việc lựa chọn những nội dung thích hợp là rất quan trọng vì vừa phải đảm
bảo mục tiêu của bộ môn, vừa phải đảm bảo thời gian, tạo hứng thú và trải nghiệm
cho HS.
Dưới đây tác giả lựa chọn những nội dung Công nghệ 12 – phần kỹ thuật
điện tử để thực hiện.
Phân phối chương trình chuẩn
ThS Phan Duy Kiên
Ý kiến tác giả
Page 7
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
Tiết 1: Bài 2: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm
Tiết 2: Bài 3: Thực hành: Điện trở - Tụ điện –
Cuộn cảm
Chủ đề: Điện trở - Tụ điện –
Cuộn cảm
Tiết 3: Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC
Chủ đề: Linh kiện bán dẫn (
Tiết 4: Bài 5: Thực hành: Điốt – Tirixto - Triac
Điốt, Tranzito, Tirixto, Triac,
Điac) và IC
Tiết 5: Bài 6: Thực hành: Tranzito
Tiết 6: Bài 7: Khái niệm mạch điện tử - Chỉnh
Chủ đề: Mạch điện tử - Chỉnh
lưu – Nguồn một chiều
Tiết 9: Bài 10: Thực hành : Nguồn một chiều
lưu – Nguồn một chiều
Tiết 7: Bài 8: Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung Chủ đề: Mạch khuếch đại –
Mạch tạo xung – Điều chỉnh
Tiết 10: Bài 12: Thực hành điều chỉnh các thông thông số mạch tạo xung đa hài
số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito.
dùng Tranzito
Tiết 15: Bài 15: Mạch điều khiển tốc độ động cơ Chủ đề: Mạch điều khiển tốc độ
điện xoay chiều một pha
động cơ điện xoay chiều một
Tiết 16,17: Bài 16: Thực hành: Mạch điều khiển pha
tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
Tiết 20: Bài 18: Máy tăng âm
Chủ đề: Máy tăng âm - Mạch
Tiết 23: Bài 21: Thực hành mạch khuếch đại âm
tần
khuếch đại âm tần
Ví dụ:
Theo chương trình hiện hành Bài: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm được chia
thành 2 tiết riêng biệt, một tiết học lý thuyết và một tiết thực hành do đó chưa đảm
bảo về tính logic nên tác giả gộp 2 tiết đó thành nội dung của một chủ đề và cũng
giảng dạy 2 tiết. Với tiết 1 theo tác giả là tìm hiểu về Điện trở trong đó tìm hiểu
xong về khái niệm phân loại và công dụng rồi cho HS tiến hành thực hành từ đó HS
ThS Phan Duy Kiên
Page 8
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
hiểu được bản chất cũng như cách thực hành/thí nghiệm, tương tự như vậy ở tiết 2
tác giả giảng dạy về Tụ điện và Cuộn cảm, do đó vẫn đảm bảo về thời lượng
chương trình và tạo được hứng thú học tập cho học sinh đồng thời HS cũng hình
thành kỹ năng/năng lực trong quá trình thực hành.
7.3.2. Thiết kế giáo án/bài giảng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành dựa trên
mô hình STEM.
Trong khi thiết kế bài giảng theo tinh thần tích hợp cần đảm bảo:
- Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản của chương trình.
- Tạo ra hứng thú học tập của HS.
- Lồng ghép nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài giảng.
- Có tính định hướng nghề nghiệp.
- Có tính ứng dụng thực tiễn và HS được trải nghiệm
- ....
Tác giả xin giới thiệu cấu trúc bài giảng theo mô hình giáo dục STEM (Cấu trúc chi
tiết ở Phụ lục 1)
ThS Phan Duy Kiên
Page 9
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
Ví dụ: Bài: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm (Tiết 1: Điện trở)
- Cần chỉ rõ mục tiêu bài học: bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực
cần đạt được trong giáo án:
1. Mục tiêu Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của linh kiện điện
trở.
2. Mục tiêu Kỹ năng, năng lực.
- Đọc được trị số điện trở qua các vạch màu.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo được trị số điện trở.
3. Mục tiêu Thái độ.
- Có ý thức tìm hiểu về linh kiện điện trở.
- Chỉ ra được sự chuẩn bị của giáo viên và HS trước khi tổ chức giảng dạy
- Sách giáo khoa, giáo án, các tài liệu có liên quan.
- Tranh vẽ các hình trong sách giáo khoa.
- Các loại linh kiện điện tử và đồng hồ vạn năng.
- Tuân thủ tiến trình dạy học đã soạn.
+ Đặt vấn đề bài học: Cách thức đề cập đến bài học phải tạo được hứng thú
học tập và sự tò mò về vấn đề học sinh sẽ tìm hiểu
+ Câu hỏi/ bài tập đưa ra phải phù hợp với nhận thức HS và giúp HS hình
thành và phát triển kỹ năng/năng lực như những câu hỏi Làm như thế nào?/ Tại
sao?
+ Phần củng cố bài học: Giáo viên đưa ra những dạng câu hỏi/bài tập để HS
có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp để giải quyết.
7.3.3. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp
Có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, khi giáo viên lựa chọn hình
thức dạy học phải phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của trường mình nhằm: Đảm bảo
cho HS chủ động, tích cực trong quá trình dạy học, từ đó kích thích hứng thú học
tập và năng lực giải quyết vấn đề của HS. Do đó giáo viên cần lựa chọn hình thức
tổ chức dạy học:
- Dựa vào nội dung và mục tiêu dạy học để hướng tới tạo hứng thú học tập và
năng lực giải quyết vấn đề.
ThS Phan Duy Kiên
Page 10
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
- Đảm bảo cho HS được chủ động, hoạt động trong điều kiện thuận lợi nhất,
trên cơ sở đó kích thích hứng thú học tập thông qua các hoạt động hấp dẫn.
- Khuyến khích sự tham gia tối đa của HS vào các hoạt động chiếm lĩnh tri
thức, kỹ năng/năng lực mới.
- Phải khai thác tối đa nội dung tạo hứng thú học tập, đưa ra những câu hỏi/bài
tập để học sinh giải quyết thông qua thực hành, tạo điều kiện cho HS học tập có
hiệu quả.
- Hình thành và phát triển những kỹ năng/năng lực chung và phù hợp với học
sinh.
Mục tiêu cơ bản của việc sử dụng mô hình STEM vào quá trình dạy học là đa
dạng hoá hoạt động của HS trong quá trình học tập. Mục tiêu này chỉ đạt được khi
giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như: đàm thoại, thảo luận,
giải quyết vấn đề, ... hoặc phối kết hợp các phương pháp dạy học trong một bài học.
Vì vậy, trong quá trình dạy học cần: Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực
của học sinh: trong thảo luận nhóm, HS phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi
sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách
nhiệm về kết quả làm việc của mình. Do đó, khi giáo viên áp dụng mô hình giáo
dục STEM trong quá trình giảng dạy sẽ:
- Phát triển năng lực hợp tác làm việc của HS: HS được luyện tập kỹ năng
hợp tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan
dung trong cách sống, cách ứng xử…
- Giúp cho học sinh có điều kiện trao đổi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông
qua hợp tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp
nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, HS biết đưa ra những ý kiến và
bảo vệ những ý kiến của mình.
- Giúp cho HS có sự tự tin trong học tập, vì HS học tập theo hình thức hợp tác
và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ mắc
phải những sai lầm.
- Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho HS: thông qua thảo luận nhóm,
nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp HS hình thành dần
phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong
mọi vấn đề cuộc sống.
ThS Phan Duy Kiên
Page 11
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
- Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: HS có thể nắm bài ngay trên
lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi thành viên.
Áp dụng mô hình này sẽ kích thích HS tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan
đến vấn đề thảo luận và có thể tư duy độc lập. Trên cơ sở đó, HS sẽ thu lượm
những kiến thức, kỹ năng và năng lực cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri
thức.
7.4. Đề xuất hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Công nghệ bậc
THPT theo quan điểm giáo dục STEM.
Qua nghiên cứu tác giả đề xuất các bước trong quá trình soạn bài kiểm
tra/đánh giá theo quan điểm giáo dục STEM.
Bước 1. Xác định thời lượng kiểm tra: Tùy theo từng nội dung chủ đề dài hay ngắn
mà ta thiết kế bài kiểm tra dài hay ngắn.
Bước 2. Xác định mục tiêu, mức độ các loại kỹ năng/năng lực cần đánh giá trong
chủ đề. Tùy theo từng đối tượng kiểm tra mà mục tiêu, mức độ năng lực trong bài
kiểm tra là khác nhau
Bước 3. Xây dựng ma trận đề bài kiểm tra theo năng lực: Căn cứ vào các năng lực
cần kiểm tra, nội dung chủ đề, bài dạy ta xác định số lượng câu hỏi/bài tập trong bài
kiểm tra là bao nhiêu câu, đo loại năng lực gì, mức độ năng lực cần đo. Xây dựng
các câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra năng lực ở bước ba: Tiến hành xây dựng các
câu hỏi theo quy trình xây dựng câu hỏi ở dưới đây.
Xây dựng các câu hỏi
- Xác định năng lực cần đánh giá ở chủ đề: Trên cơ sở mục đích đánh giá, nội
dung học tập để xác định xem năng lực nào cần đánh giá
- Xác định nội dung cần đánh giá, cấu trúc/thành tố nào cần đánh giá: Ở đây là
đánh giá sự tiến bộ, kiến thức, kỹ năng theo hướng phát triển năng lực. Năng lực
chung, năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển ở người học.
- Xác định phương pháp đánh giá và mức độ năng lực cần đánh giá
+ Phương pháp đánh giá ta lựa chọn tùy theo từng chủ đề học tập.
+ Mức độ năng lực cần đánh giá: Dựa vào ma trận đề kiểm tra; Dựa vào tình
hình thực tế của lớp học mà lựa chọn mức độ năng lực đánh giá cho phù hợp với
mục tiêu môn học, bài học...
- Thiết kế câu hỏi/bài tập đánh giá theo năng lực: Dựa vào các bước trên ta tiến
hành thiết kế câu hỏi/bài tập đánh giá theo năng lực phù hợp với nội dung học tập
ThS Phan Duy Kiên
Page 12
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
và chú trọng đến việc vận dụng vào các tình huống, vấn đề thực tiễn. Lựa chọn loại
năng lực trong số những năng lực(chung, chuyên biệt) đã nêu ở mục đích để thiết
kế câu hỏi/bài tập đo loại năng lực ấy. Căn cứ vào nội dung bài học và thực tiễn để
thiết kế câu hỏi cho phù hợp. Khi thiết kế xong câu hỏi/bài tập phải kiểm tra lại
xem có đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra đánh giá theo năng lực không. Đánh giá
xếp loại các câu hỏi theo mức độ năng lực và có đảm bảo mục đích bài kiểm tra
không.
Bước 4.Thẩm định và thử nghiệm các câu hỏi: Sau khi thiết kế xong các câu
hỏi/bài tập cần xem xét kỹ lưỡng xem mức độ phù hợp với ma trận đề kiểm tra
không, xin ý kiến của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy và đưa ra thử
nghiệm ở một vài lớp học. Đây là cơ sở để xem xét có lựa chọn câu hỏi đó hay
không và sắp xếp trình bày các câu hỏi trong bài kiểm tra theo mức độ năng lực từ
thấp đến cao. Nếu chưa đạt yêu cầu để ra thì quay lại Bước 3 để điều chỉnh/chỉnh
sửa lại câu hỏi/bài tập. Nếu đã đạt yêu cầu thì đem đi kiểm tra đánh giá.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá: nhằm đánh giá lại mục tiêu bài học/chủ đề.
Từ đó tác giả có thể đưa ra Quy trình xây dựng bài kiểm tra đánh giá theo mô hình
STEM
Xác định thời lượng kiểm tra
Xác định loại câu hỏi/bài tập
Xác định mục tiêu, mức độ kỹ
năng, năng lực
Xây dựng câu hỏi theo ma trận
Chưa đạt
yêu cầu
Thử nghiệm kiểm tra, đánh giá
Xác định các kỹ năng/năng lực
cần kiểm tra, đánh giá
Xác định nội dung và phương
pháp cần kiểm tra, đánh giá
Thiết kế câu hỏi/bài tập để
kiểm tra, đánh giá phù hợp
Đạt yêu
cầu
Kiểm tra, đánh giá
ThS Phan Duy Kiên
Page 13
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
*Công nghệ 12:
Ví dụ 1: Câu hỏi/ Bài tập phát huy được năng lực sáng tạo của người học trong bài:
Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm như sau:
Câu hỏi: Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện
một chiều đi qua?
Trả lời: (Học sinh phải suy nghĩ mới trả lời được)
Cảm kháng của cuộn cảm được tính theo công thức
XL=ωL = 2лfL
- Khi dòng điện xoay chiều đi qua, f càng lớn thì XL càng lớn => cuộn cảm
cản trở dòng điện cao tần.
- Khi dòng điện một chiều đi qua, f =0 do đó XL =0 =>dòng điện một chiều dễ
dàng đi qua cuộn cảm.
Ví dụ 2: Câu hỏi/ Bài tập phát huy được năng lực sáng tạo của người học trong bài:
Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung như sau:
Câu 1: Làm thế nào để xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối
xứng?
ThS Phan Duy Kiên
Page 14
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
Trả lời: Thay đổi trị số điện dung của một trong hai tụ C1 hoặc C2.
Câu 2: Khi cần thay đổi chu kỳ xung đa hài thì làm như thế nào?
Trả lời: Khi cần thay đổi chu kỳ xung đa hài thì ta cần thay đổi độ rộng của xung.
Vì: Tx = 2τ (trong đó τ là độ rộng xung). Nếu xung đa hài đối xứng thì τ ≈ 0,7RC và
chu kỳ xung Tx = 2τ ≈ 1,4 RC (khi đó ta chỉ cần thay đổi giá trị R hoặc C)
* Công nghệ 11:
Những câu hỏi/bài tập phát huy được năng lực sáng tạo của người học.
Ví dụ 1: Trong bài 15: Vật liệu cơ khí
Câu hỏi: Vì sao phải tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu?
Ví dụ 2: trong bài 21: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Câu hỏi: Tại sao áp suất nhiên liệu phun vào xilanh động cơ phải cao?
Ví dụ 3: Trong bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Câu hỏi 1: Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền lại phải lắp bạc lót hoặc ổ bi?
Câu hỏi 2: Tại sao không làm píttông vừa khít với xilanh để không phải sử dụng
xécmăng?
7.5. Giới thiệu đề kiểm tra đánh giá theo mục tiêu STEM
ThS Phan Duy Kiên
Page 15
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
* Câu hỏi/ Bài tập: chủ đề: Linh kiện điện tử (dành cho 45 phút)
Câu hỏi 1: Trên điện trở có đánh dấu các vạch màu như sau: Cam, vàng, nâu, đỏ
Vậy trị số điện trở tương ứng là:
A.43101 2 %
B.34101 5 %
C.34102 2 %
D. 34101 2 %
Câu hỏi 2:Một điện trở có trị số điện trở như sau: 65 10 3 10 %
Số màu điện trở tương ứng là:
A. Xanh lục, xanh lam, cam, nhũ bạc
B. Xanh lam, xanh lục, cam, nhũ bạc
C. Xanh lam, xanh lục, cam, đỏ
D. Xanh lục, xanh lam, vàng, nhũ bạc.
Câu hỏi 3: Hãy ghép Cột A và Cột B sao cho đúng nhất.
Cột A
Cột B
A.
1. Điốt
B.
2. Tranzito PNP
C.
3. Tranzito NPN
D.
4. Điac
E.
5. Triac
ThS Phan Duy Kiên
Page 16
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
6. Tirixto
F.
123456Câu hỏi 4: Linh kiện điện tử nào cho dòng ngược chiều đi qua?
A. Tirixto
B. Điốt Zener
C. Điốt tiếp điểm
D.Triac
Câu hỏi 5: Khi cho vào trong lòng cuộn cảm một lõi sắt từ thì:
A. Điện áp hai đầu cuộn cảm giảm
C. Trị số điện cảm không thay đổi
B. Trị số điện cảm tăng lên
D. Trị số điện cảm giảm xuống
Câu hỏi 6: Trên một cuộn cảm có ghi 150mH, điều đó có nghĩa là:
A. Trị số điện cảm là 0,15H
C. Điện áp định mức là 15V
B. Điện áp định mức là 150V
D. Trị số điện cảm là 1,5H
Câu hỏi 7: Trên tụ hóa có ghi các trị số: DKCcom, 10V, 2200µF, 1050C
Hãy giải thích các số liệu kỹ thuật trên?
Câu hỏi 8:Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một
chiều đi qua?
Câu hỏi 9: Nêu quy trình kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng (vạn năng kế)?
* Hướng dẫn trả lời.
- Đáp án Câu 1: D (Dựa vào bảng vạch màu )
ThS Phan Duy Kiên
Page 17
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
- Đáp án Câu 2: B (Dựa vào bảng vạch màu )
- Đáp án Câu 3: 1-F; 2-A; 3-E; 4-C; 5-B; 6-D
- Đáp án Câu 4: B (Điốt Zener có khả năng phân cực ngược)
- Đáp án Câu 5: B
- Đáp án câu 6: A
- Đáp án Câu 7:
+ DKCcom: Tên công ty sản xuất Tụ điện
+ 10V: Điện áp định mức đặt vào hai cực của tụ điện
+ 2200 µF: Trị số điện dung của tụ điện
+ 1050C: Nhiệt độ tối đa của tụ điện
- Đáp án Câu 8:
+ Nếu là dòng điện một chiểu (f=0Hz), lúc này XL =0Ω. Cuộn cảm lý tưởng
(có r =0) không cản trở dòng điện một chiều.
+ Nếu là dòng điện xoay chiều, tần số f càng cao thì XL càng lớn. Như vậy
cuộn cảm đã cản trở dòng điện xoay chiều (người ta gọi là cuộn cảm cao tần).
ThS Phan Duy Kiên
Page 18
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
- Đáp án Câu 9:
Trước tiên là hiệu chỉnh đồng hồ vạn năng cho chính xác, tiếp đến sử dụng
hai que đo của đồng hồ vạn năng đặt vào hai đầu của điện trở cần đo, tiếp theo là
đọc trị số điện trở trên đồng hồ đo.
- Phiếu đánh giá trong quá trình dạy học ở Phụ lục 5
7.6. Một số kết quả kiểm nghiệm
* Bài giảng về chủ đề Điện trở:
Phụ lục 3 và Phụ lục 4
** Phiếu đánh giá của các nhóm trong giờ học.
ThS Phan Duy Kiên
Page 19
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
***Sản phẩm về kiến thức STEM
ThS Phan Duy Kiên
Page 20
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
**** Bài kiểm tra
ThS Phan Duy Kiên
Page 21
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
ThS Phan Duy Kiên
Page 22
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
****Video về hoạt động dạy và học chủ đề Điện trở
Theo đường link sau: />7.7. Kết luận
- Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn có thể cho thấy việc áp dụng
mô hình STEM và tích hợp các nội dung bài học trong môn Công nghệ phổ thông
có ý nghĩa lớn, giúp các em phát triển kỹ năng, năng lực toàn diện hơn. Ngoài ra
còn cho thấy thực trạng của việc dạy học môn Công nghệ bên cạnh những mặt tích
cực còn có những hạn chế nhất định.
- Với kết quả bước đầu và qua quá trình nghiên cứu mô hình STEM đã chứng tỏ
rằng: Nếu giáo viên biết khai thác tốt kiến thức các bài giảng để giúp học sinh phát
triển kỹ năng, năng lực thông qua các trải nghiệm của bài học/chủ đề, khi đó chất
lượng và hiệu quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
ThS Phan Duy Kiên
Page 23
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
- Phòng học bộ môn được sắp xếp bàn theo cách học nhóm.
- Có trang thiết bị phục vụ quá trình học lý thuyết và thực hành
- Có sự đầu tư công phu về bài giảng của giáo viên
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật kỹ
- Có các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ quá trình ứng dụng CNTT trong giảng
dạy.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
- Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn có thể cho thấy việc áp
dụng mô hình STEM và tích hợp các nội dung bài học trong môn Công nghệ phổ
thông có ý nghĩa lớn, giúp các em phát triển kỹ năng, năng lực toàn diện hơn.
Ngoài ra còn cho thấy thực trạng của việc dạy học môn Công nghệ bên cạnh những
mặt tích cực còn có những hạn chế nhất định.
-Với kết quả bước đầu và qua quá trình nghiên cứu mô hình STEM đã chứng
tỏ rằng: Nếu giáo viên biết khai thác tốt kiến thức các bài giảng để giúp học sinh
phát triển kỹ năng, năng lực thông qua các trải nghiệm của bài học/chủ đề, khi đó
chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Phan Duy Kiên
Trường THPT Lê Xoay
Giảng dạy
2
Lớp 12A8
Trường THPT Lê Xoay
3
Lớp 12A6
Trường THPT Lê Xoay
Hoạt động học tập và kiểm tra
đánh giá
Kiểm tra đánh giá
4
Lớp 12A1
Trường THPT Lê Xoay
Kiểm tra đánh giá
......., ngày tháng năm 2017...........
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
ThS Phan Duy Kiên
........, ngày.....tháng......năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
........ , ngày.....tháng......năm 2017
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Page 24
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc
Phan Duy Kiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật giáo dục,(2005).
[2] Nguyễn Hải Châu (chủ biên), (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng, môn Công nghệ THPT, NXB Giáo dục.
[3] Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Công nghệ
[4] Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi (1999), Phương pháp
dạy học kỹ thuật công nghiệp, NXB Giáo dục.
[5] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, (2006),Chương trình giáo dục phổ thông môn Công
nghệ, NXB Giáo dục.
[6] Bộ Giáo dục và đào tạo,(2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB
ĐH Sư phạm.
ThS Phan Duy Kiên
Page 25