Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN một số giải pháp giảng dạy thơ đường luật trung đại việt nam trong chương trình ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.86 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Giải pháp giảng dạy thơ Đường luật Trung đại
Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7
- Tác giả

: Nguyễn Thị Thu Nam

- Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến
- Chức vụ

: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn

Bá Hiến, năm 2019
0


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có):
Nguyễn Thị Thu Nam
- Ngày tháng năm sinh: 07/11/1979

Nam, nữ: Nữ



- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Bá Hiến
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng
tác giả, nếu có): 100 %
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Nam
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Giải pháp giải dạy thơ Đường luật Trung đại
Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7
- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến
* Giải pháp mới.
Giải pháp 1: Tạo không khí giờ học ngay ở bước khởi động từ những tình
huống thực tế, qua đoạn phim hoạt hình, qua câu chuyện lịch sử...
Theo phương pháp dạy học tích cực, dạy học cần hình thành kỹ năng, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực của học sinh. Vì vậy trong
mỗi giờ học giáoviên phải giúp học sinh nhận thức được nhiêm vụ cần giải
quyết của bài học, có sự tập trung cao, phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, tự chiếm lĩnh tri thức đồng thời phát huy được những năng lực. Để có
1


thể thực hiện được nhiệm vụ đó trước hết giáo viên phải tạo được bầu không
khí thoải mái nhẹ nhàng, không gò bó để cuốn hút, giúp các em tiếp nhận tốt
nội dung cơ bản của bài học, đặc biệt là đối với giờ dạy văn bản thơ Đường luật
Trung Đại có khoảng cách khá xa về mặt thời gian. Giáo viên có thể tạo bầu

không khí thỏa mái ngay ở phần khởi động bài học để kích thích hứng thú học
tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như từ tình huống thực tế, qua
đoạn phim hoạt hình, qua câu chuyện lịch sử, qua việc giới thiệu các địa danh...
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải giáo viên có
thể cho học sinh xem đoạn phim hoạt hình “Cuộc kháng chiến chống quân
Mông Nguyên lần 2 năm 1285” với thời gian 2 phút, giới thiệu về Trần Quang
Khải và trận đánh Hàm Tử ,Chương Dương để thu hút sự chú ý, sau đó dẫn vào
bài, tạo sự hứng thú và bước đầu giúp các em có hiểu biết sơ giản về tác phẩm để
các em thích thú tìm hiểu bài học.
Giáo viên để học sinh bộc lộ và dẫn vào bài.Như vậy với tình huống hết
sức gần gũi đã gây được hứng thú với học sinh ,các em không còn thấy bài thơ
xa lạ và có tâm thế sẵng sàng khám phá tác phẩm.
Giải pháp 2: Dạy học tích hợp các với các phân môn và các môn học khác.
Để giờ dạy thơ Đường luật đạt kết quả cao, giáo viên cần chú ý tới việc
tích hợp với các phân môn khác như môn Lịch sử, môn Địa lý, môn Giáo dục
công dân ... Có hiểu biết về các lĩnh vực khác sẽ giúp các em chủ động hơn khi
khám phá tác phẩm.
Khi dạy thơ Đường luật giáo viên có thể tích hợp với các phân môn Tiếng
Việt và Tập làm văn để củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh. Trong mỗi
bài thơ Đường luật giáo viên có thể dễ dàng tích hợp với phân môn tiếng Việt
về: từ Hán Việt, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụ: Từ “Nam đế”: Hoàng đế nước Nam, hiểu là “vua nước Nam”. Tại
sao tác giả không dùng chữ “Nam vương” cũng có nghĩa là “vua nước Nam”?
Dùng chữ “Nam đế” tác giả bài “Sông núi nước Nam” muốn biển hiện niềm tự
hào, tự tôn dân tộc. Đằng sau câu thơ ta nghe được một tiếng nói mạnh mẽ,
kiêu hãnh: Phương Nam ta cũng có đế, bình đẳng, ngang hàng với phương Bắc
không kẻ thù nào được phép coi thường.
Thực tế khi giảng dạy giáo viên có thể tích hợp với các nội dung khác một
cách linh hoạt tùy thuộc vào bài học cụ thể. Có thể tích hợp thông qua việc
2



kiểm tra bài cũ, trong hoạt động khởi động, trong câu hỏi tìm hiêu bài, qua viêc
sử dụng bảng phụ, tranh ảnh...
Nhìn chung nếu giáo viên tích hợp một cách hợp lý, nhuần nhuyễn thì hiệu
quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt, nhất là phát huy dược vai trò chủ thể sáng tạo
của học sinh.
Giải pháp 3: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Như chúng ta đã biết Ngữ Văn là một trong những môn học công cụ,
mang tính nhân văn, giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất tổng
quát. Vì vậy, dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực giúp học sinh có
khả năng kết hợp một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm,
động cơ cá nhân... nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt
động trong một số hoàn cảnh nhất định. Thông qua việc học các tác phẩm thơ
Đường luật trung đại Việt Nam, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt để các em thực sự hiểu được giá
tri của tác phẩm. Ở mỗi hoạt đông giáo viên cần có những định hướng phất
triển năng lực phù hợp.
Ví du: Khi dạy bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn khuyến giáo viên có
thể giúp học sinh hình thành các năng lực như: năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm
mỹ. Cụ thể, thông qua việc đọc văn bản giáo viên giúp học sinh hình thành
năng lực tiếp nhận văn bản. Từ đó học sinh bước đầu có khả năng thu thập các
thông tin,cảm thụ được tình bạn trân thành, sâu sắc trong bài thơ.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thông tin về tác giả, tác
phẩm và dẫn dắt học sinh vào thế giới quan của nhà thơ.
*Về tác giả:
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thông tin mà phần chú
thích SGK cung cấp, giáo viên cần tìm hiểu những thông tin ngoài văn bản về
hoàn cảnh ra đời bài thơ, những mẩu giai thoại, những điển tích, điển cố liên

quan đến tác giả và tác phẩm. Bằng những kiến thức ấy giáo viên làm cho học
sinh nhập cuộc và tìm hiểu tác phẩm tốt hơn, cặn kẽ hơn, hay trí ít cũng giúp
các em vững tâm hơn khi đứng trước những bài thơ Đường luật.
Ngoài ra giáo viên có thể đưa học sinh vào thế giới quan của các nhà thơ,
bởi tác phẩm văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan qua sự nhào nặn của
người nghệ sĩ. Tác phẩm là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng tình cảm nên khi dạy
3


giáo viên cần giới thiệu cho học sinh những nét tiêu biểu về thân thế và hoàn
cảnh sáng tác của tác phẩm, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định ý
nghĩa giá trị của tác phẩm.
Ví dụ: khi dạy bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ngoài
những thông tin mà SGK cung cấp, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học
sinh về tác giả như: thơ Bà Huyện Thanh Quan thường viết về thiên nhiên,
phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng, buồn bã. Cách bà
miêu tả trong những bài thơ giống như những bước tranh thủy mặc chấm phá.
Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh
mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ
vàng son một đi không trở lại. Do vậy người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ.
* Về tác pẩm:
+ Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời.
Khi tìm hiểu tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra
đời, vì hoàn cảnh ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tư tưởng của bài thơ.
Nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm là một điều rất đáng tiếc.
Ví dụ: Khi giảng về hoàn cảnh ra đời của bài “Phò giá về kinh” của Trần
Quang Khải, ngoài thông tin trong sách giáo khoa, giáo viên có thể cung cấp
thêm: thời đại Lí - Trần là thời đại hùng mạnh của hào khí Đông A (Đông A là
chiết tự tên họ Trần gồm hai chữ: chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự). Hào

khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, là quyết tâm lớn
lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất
nước thanh bình. Hào khí Đông A không chỉ là tư tưởng, tâm hồn của con
người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác
phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần thế kỉ XII, XIII. Vì thế bài thơ mang âm
hưởng của chiến thắng.
Qua phân tích ví dụ ta thấy: việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh
ra đời của văn bản là điều hết sức cần thiết, bởi nhiều giáo viên thường ít quan
tâm đến và cho rằng đây là yếu tố không quan trọng. Vì vậy khi phân tích bài
thơ rất dễ hời hợt, nông cạn.

4


+ Đọc văn bản.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc văn bản một cách tỉ mỉ về giọng đọc
và cách đọc để học sinh bước đầu cảm thụ được vẻ đẹp của âm thanh khi nghe
giáo viên đọc, bạn trong lớp đọc hoặc chính mình đọc các bài thơ Đường luật.
Giáo viên nên tận dụng triệt để lợi thế này,chuyển hóa thành công có
phương tiện dạy học phục vụ cho việc truyền đạt, đồng thời tạo nên sự chú ý và
hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: khi đọc bài “Phò giá về kinh”của Trần Quang Khải giáo viên cần
hướng dẫn học sinh đọc:
- Nhịp: 2/3
- Giọng: Sảng khoái, hân hoan, phấn chấn để thể hiện được tinh thần chiến
thắng oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân MôngNguyên.
+ Tìm hiểu phần giải thích nghĩa của từ.
Như chúng ta đã biết, Ngôn ngữ thơ Đường luật khái quát tinh luyện và
chính xác, cô đọng và hàm xúc. Đa số các bài thơ Đường luật sử dụng nhiều
yếu tố Hán Việt nên việc tiếp cận văn bản của học sinh rất bỡ ngỡ, nhiều khi do

không hiểu nên không nắm bắt được nội dung và nghệ thuật của bài thơ vì thế
không có hứng thú và sợ học. Một lí do rất dễ hiểu là vốn từ vựng Hán Việt của
học sinh rất nghèo nàn nên giáo viên cần giúp học sinh chủ động tìm hiểu nghĩa
của các từ đồng thời bồi dưỡng vốn từ Hán Việt cho học sinh, giúp các em
bước đầu hiểu văn bản, có năng lực vận dụng từ Hán Việt trong giao tiếp và tạo
lập văn bản. Đây cũng chính là cách tích hợp với phân môn Tiếng Việt.
Học sinh có thể tham khảo trong phần chú thích ở mỗi bài trong SGK.
Như vậy sau khi đã có những hiểu biết về tác giả tác phẩm học sinh sẽ
vững vàng để tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng bài thơ.
Giải pháp 5: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của bài thơ
gắn với Thi pháp thơ Đường luật.
* Tìm hiểu thể thơ.
Thể thơ có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu một tác phẩm thơ Đường
luật, bỏ qua công đoạn này là giáo viên đó bỏ qua nét tinh hoa độc đáo nhất của

5


thơ Đường luật và hiệu quả cảm nhận tác phẩm của học sinh sẽ giảm đi, vì vậy
giáo viên cần hướng học sinh đến việc tìm hiểu thể thơ của từng bài thơ.
Ví dụ: khi dạy bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài
“Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến giáo viên cần giúp học sinh nhận biết
thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, từ đó nhận dạng được thể thơ của tác
phẩm. Để làm tốt hơn việc này, ngoài những điều đã được cung cấp ở SGK, giáo
viên cần giúp học sinh hiểu biết thêm và chỉ rõ cụ thể trong bài: đây là thể thơ
được định hình từ thời nhà Đường (Trung Quốc) và được coi là tiêu biểu nhất
của thơ Đường luật.
+ Về số chữ trong câu, số câu trong bài: Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Về vần: Độc vận, vần chân ở cuối câu 1 và các câu chẵn và là vần bằng.
+ Về đối: Hai câu thực và hai câu luận thường đối nhau. Có khi đối ngay ở

hai câu đề và trốn đối ở hai câu thực và hai câu luận.
+ Về niêm: Niêm nghĩa là dính. Câu 1 niêm với câu 8, câu hai niêm với
câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7.
+Về luật: Theo hệ thống thanh ngang. Cho phép “Nhất tam ngũ bất luận”
và buộc phải “Nhị tứ lục phân minh”. Có luật bằng vần bằng và luật trắc vần
bằng.
Tuy có luật thơ chặt chẽ, cũng có thể nói là gò bó nhất trong lịch sử thơ ca
nhân loại. Nhưng điều kì lạ là với luật thơ nghiêm ngặt như thế mà thành tựu của
thơ lại bề thế, phi thường ít thấy. Một trong những đặc sắc của thể thơ Thất ngôn
bát cú Đường luật chính là tính cô đúc, súc tích được sản sinh từ một kiểu tư duy
nghệ thuật độc đáo. Ở nước ta, trong thời trung đại, thơ Đường luật mà chủ yếu
là Thất ngôn bát cú (vừa bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm) đã ngự trị nền thơ.
Trong thi nghiệp của các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Khuyến,... thơ Thất ngôn bát cú Đường luật vẫn chiếm phần
chính.
* Xác định bố cục của bài thơ:
Việc nắm được bố cục góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu và phân tích
bài thơ... Nắm được bố cục chính là nắm được mạch cảm xúc của bài thơ.Từ đó
giáo viên có hướng đi đúng trong quá trình tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội
dung của bài thơ .Thông thường bố cục của bài thơ Đường luật tùy thuộc vào
thể thơ.
6


- Với thể Thất ngôn bát cú gồm 4 phần (Đề, thực, luận, kết), mỗi phần có
một nhiệm vụ khác nhau.
- Với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Gồm 4 phần (Khai đề, thừa đề, chuyển
đề, hợp đề). Mỗi phần ứng với một câu thơ và mang nhiệm vụ riêng.
- Với thể Ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 phần (đề, thực, luận, kết).
Tuy nhiên bố cục của bài thơ có thể thay đổi linh hoạt.

Trên thực tế sáng tác, không phải bài thơ nào cũng có kết cấu 4 phần một
cách cứng nhắc như vậy. Do đó, khi phân tích kết cấu một bài thơ Đường luật
phải bám sát vào thực tế của văn bản, không nên áp đặt khuôn mẫu vào việc
phân tích mà cần phải linh hoạt để làm nổi bật nội dung của bài thơ.
* So sánh phiêm âm với bản dịch thơ.
Với những bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán gồm 3 phần: phiên âm,
dịch nghĩa và dịch thơ,không phải ngẫu nhiên mà SGK đưa vào như vậy mà đó
là dụng ý có tác dụng.Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh đọc thật kĩ để so sánh
và tìm ra sự khác biệt giữa bản phiên âm với bản dịch thơ.khi đó học sinh
không chỉ hiểu mà còn thấy được sự sáng tạo tài tình việc sử dụng từ ngữ điêu
luyện và hiểu được tinh thần, tư tưởng, tâm hồn của nhà thơ.
- Ví dụ: Khi dạy bài “Sông núi nước Nam” cuả Lý Thường Kiệt giáoviên
cần giúp học sinh phát hiện câu 1, 2, 4 vần với nhau ở tiếng cuối. Ba tiếng bắt
vần với nhau đều là vần bằng, thanh không. Ở bản dịch thơ, ba tiếng cuối câu 1,
2, 4 cũng vần với nhau: “ở”, “sở”, “vỡ”. Khác với bản nguyên tác là người dịch
dùng vần trắc, hai thanh hỏi, ngã nhưng vẫn đúng luật thơ, đọc lên ta vẫn thấy
xuôi tai, hài hòa, cân đối; vẫn thể hiện được tinh thần của bài thơ.
* Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ qua phép đối và các biện pháp nghệ
thuật khác.
- Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với
nhau. Đây là yếu tố bắt buộc trong thơ Đường luật (Đối: đối xứng, đăng đối,
đối ứng để tạo nên sự hài hoà chứ không phải đối lập). Thơ Đường luật có tới
11 loại đối như đối câu, đối từ, đối ý, đối nhip... Một cặp đối, một cặp thơ được
coi là một cặp đốì hoàn chỉnh khi nó đối nhau về: từ loại, nhịp, ý.
Để giúp học sinh hiểu và cảm được hết giá trị nội dung của bài thơ, giáo
viên cần phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ qua sự kết hợp phép đối với
các biện pháp nghệ thuật khác như: ẩn dụ, so sánh, điệp từ, đảo ngữ... Đây là
7



phương pháp đặc trưng khi tìm hiểu thể loại thơ nói chung, thơ Đường luật nói
riêng là đi từ tín hiệu nghệ thuật để khám phá nội dung.
Ví dụ: Khi hướng đẫn học sinh tìm hiểu hai câu luận trong bài thơ bài thơ
“Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miêng, cái gia gia”.
Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện ra nghệ thuật đối được sử dụng
trong cặp thơ là cặp đối hoàn chỉnh về cả thanh và ý. Kết hợp với biện pháp
nghệ thuật đảo ngữ khi đưa hai cum từ “nhớ nước” và “thương nhà” lên đầu
câu, cùng cách chơi chữ “quốc”- nước; “gia”- nhà đã nhấn mạnh, làm nổi bật
nỗi niềm tâm trạng khắc khoải, nhớ thương của nhân vật trữ tình. Từ đó thấy
được và đồng cảm với tâm trạng hoài cổ: nhớ nước thương nhà da diết, tiếc một
thời đại vàng son huy hoàng của đất nước trong lòng nhà thơ.
Qua việc phân tích các biện pháp nghệ thuật và từ ngữ được sử dụng đã
hình thành và khơi dậy ở học sinh năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm
mĩ. Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, rung động trước
hình tượng, tình cảm được khơi gợi trong tác phẩm, nhận ra giá trị thẩm mĩ. Từ
đó cảm nhận được giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ. Để rồi
nâng cao nhận thức sống và hành động vì cái đẹp, cái thiện, thêm yêu Tổ quốc
và sống có lí tưởng.
* Kết hợp giữa phân tích với những lời bình hay.
Trong quá trình giúp học sinh khám phá và tìm hiểu văn bản một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo giáo viên cũng có thể kết hợp đưa vào đó những lời
bình hay, những ý kiến đánh giá xác đáng để giúp học sinh tham khảo và có
cách cảm, cách nhìn sâu hơn, khái quát hơn.
Ví dụ: sau khi phân tích câu thơ cuối của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của
Nguyễn Khuyến giáo viên có thể bình: Câu kết của bài thơ với âm điệu và ngôn
từ thân mật ngọt ngào. Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiên lúng túng, ngượng
ngùng bỗng tan đi hết để tình bạn, tình người được thăng hoa. Câu thơ ẩn ngụ
cả một niềm tự hào về một tình bạn đẹp đẽ, vượt lên mọi thứ vật chất. Đặt trong

hoàn cảnh xã hội đương thời với rất nhiều sự đảo điên của các giá trị và quan
hệ, khi thực dân Pháp xâm lược và xã hội Việt Nam đang chuyển dần sang một
nước thuộc địa nửa phong kiến thì càng thấy rõ hơn giá trị của sự khẳng định
tình bạn, tình người trong bài thơ.
8


+ Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến trên vào giảng dạy thơ Đường Luật trung đại
Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 7 tôi đã thu được hiệu quả nhất định:
Học sinh không còn ngại và sợ mà rất hứng thú học tập,hiểu bài hơn và yêu
thích thơ Đường luật trung đại Việt Nam.
Với các phương pháp tiếp cận trên, có thể áp dụng đại trà cho tất cả các
đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình ...và ở tất cả các trường THCS trong
toàn huyện.
Sáng kiến có tính khả thi cao và được áp dụng vào các tiết dạy thơ Đường
luật trong chương trình Ngữ văn 7.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả.
+ Về lợi ích kinh tế:
Áp dung sáng kiến này, giáo viên tiết kiệm được thời gian,công sức vào
việc soạn bài,sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp giảng dạy phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường THCS trong huyện.
+ Về lợi ích xã hội:
Sau một thời gian vận dụng sáng kiến tôi bước đầu thu được kết quả khả
quan. Học sinh hứng thú trong việc tìm hiểu các văn bản thơ Đường luật. Từ đó
có hứng thú và yêu thích môn học, nâng cao kết quả học tập.
Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với giáo viên: cần phối hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp

để đạt kết quả tốt nhất, cần tìm hiểu kỹ văn bản và các tài liệu tham khảo để có
nhũng hiểu biết và kiến thức nhất định.
- Đối với học sinh: Cần đọc trước văn bản, soạn bài trước khi đến lớp thì
hiệu quả tiếp nhận văn bản sẽ cao hơn.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy cần đầy đủ như:máy chiếu ,máy
tính.

9


đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Với các giải pháp trên, có thể áp dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ Văn ở
các trường THCS trong toàn huyện.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.

Bá Hiến, ngày 24 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị Thu Nam

10



×