Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN dạy âm nhạc để phát huy tính sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.89 KB, 15 trang )

Dạy âm nhạc để phát huy tính sáng tạo của học
sinh
I. Lời giới thiệu:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hi ện thực
khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh.
Với học sinh THCS môn Âm nhạc là một trong những phương ti ện
hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho
HS nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo m ục tiêu đào t ạo,
tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên
âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn h ọc có m ức
độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và
học môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm
nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các kỹ
năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện
nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo
trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, v ề
niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng
khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp ph ần cùng các


môn học khác phát triển năng lực trí tu ệ cho HS, b ồi dưỡng nh ững
năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn ngh ệ qu ần chúng
làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ m ục
tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản
thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là m ột ph ương pháp giáo
dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đ ẹp,
giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan tr ọng vào vi ệc
hình thành nhân cách toàn diện của con người m ới: Đức - Trí - Th ể Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, s ự sáng t ạo c ủa m ỗi cá nhân
đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhi ều mức đ ộ, có th ể phát
triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đ ổi h ệ th ống nguyên t ắc.


Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh v ề th ể ch ất, tâm
sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ v ề cu ộc s ống.
Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp đ ể phát
huy tính sáng tạo của học sinh.
Ba mức độ biểu hiện của học tập tích cực là bắt chước - tìm tòi sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thu ật âm nh ạc, n ếu giáo
viên không tạo điều kiện để HS học tập, rèn luy ện và th ể hi ện s ự
sáng tạo của mình. Dạy âm nhạc để phát huy tính sáng t ạo có nhi ều
mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức độ thấp đến cao. Môn Âm


nhạc ở THCS gồm 4 nội dung là: Học hát, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm
nhạc thường thức. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được tính
sáng tạo của học sinh.
II. Nội dung
1. Thực trạng của vấn đề lựa chọn nghiên cứu.
1.1. Mục đích, yêu cầu môn học.
* Học sinh:
- Hát đúng, chính xác giai điệu của các bài hát trong chương trình.
- Hát đúng tính chất bài ca.
- Biết hát có vận động phụ hoạ.
- Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Biết biểu diễn trên sân khấu.
- Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát.
* Giáo viên:
- Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo.
- Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhi ều hình th ức bi ểu
diễn bài hát khác nhau.


- Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu qu ả cho vi ệc

dạy hát.
Trên cơ sở những đặc điểm, yêu cầu chung của bộ môn và qua th ực
tế giảng dạy ở nhà truờng tôi đã nhận thấy có những thu ận lợi khó
khăn nhất định.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn.
a. Về phía nhà trường.
* Thuận lợi:
- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. D ạy và
học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cu ối năm và k ết qu ả là m ột
trong những tiêu chuẩn để
xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên.
- Có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.
- Có nhạc cụ (Đàn Oocgan)
- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên c ứu
những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
* Khó khăn:


- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS còn thi ếu th ốn,
nhà trường chưa có phòng học chức năng. Băng, đĩa nh ạc, tranh ảnh
để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc có nhưng
không đầy đủ.
- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên
phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu
của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đĩa,…)
để phục vụ cho việc dạy và học.
b. Về phía học sinh.
* Thuận lợi:
Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nh ạc. Đặc biệt là

phân môn hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Th ực
hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt.
* Khó khăn:
Đối với HS trường THCS Vĩnh Thịnh đa phần các em là con em nông
dân, đời sống còn nhiều khó khăn nên các em ít quan tâm đến việc học
tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, HS ít quan tâm,
vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không
kích thích các em học tập. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các


môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn
âm nhạc.
2. Những biện pháp và giải pháp đã thực hiện.
Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nh ằm trang b ị cho l ớp
trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc trong một tổng th ể của chương
trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một
số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề v ề lí thuy ết âm nh ạc s ơ
giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao
năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này.
Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau,
từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau
trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nh ạc ở tr ường THCS,
GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc ngh ệ
thuật, những sáng tạo trong học tập. Muốn làm được điều đó HS cần
có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo giúp HS
phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng
cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các
em.



Học hát thực chất là quá trình bắt chước của HS đ ể hát đúng giai
điệu, lời ca của bài hát. Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo
viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại. Với sự bắt ch ước đó thì
chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo GV cần phải làm
như thế nào?
Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại đơn vị, để phát huy tính
sáng tạo của học sinh, ngoài phương pháp dạy hát theo các b ước c ơ
bản, tôi thiết nghĩ giáo viên cần vận dụng những giải pháp sau:
2.1. Học sinh hát và tự kiểm tra lẫn nhau.
Trong quá trình học hát, các em hát đúng về lời ca, giai đi ệu, đ ể các
em thuộc bài nhanh và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có th ể chia
nhóm để các em tự ôn tập và kiểm tra lẫn nhau.
*Ví dụ: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
Lần lượt từng nhóm trình bày, sau đó GV gọi từng nhóm nh ận xét các
bạn hát.
Hoặc GV chia nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp:
Nhóm 1 hát câu 1 đoạn 1, câu 1 đoạn 2.
Nhóm 2 hát câu 2 đoạn 1 và câu 2 đoạn 2.


GV có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và l ựa ch ọn hình
thức trình bày bài hát phù hợp như: 1 HS nam hát lĩnh x ướng câu 1
đoạn 1, 1 HS nữ hát câu 2 đoạn 1, đoạn 2 HS hát tập thể.
Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và ch ủ
động trong cách trình bày bài hát.
2.2. Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh.
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn ti ết tấu cho
bài hát, GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá c ủa h ọc sinh b ằng
cách như sau: GV thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bản nhạc đ ể
học sinh nhận biết và thực hành.

*Ví dụ 1: Bài hát Chúng em cần hoà bình.
- GV đàn cho HS hát với nhịp Disco. Rồi lần lượt chuyển nh ịp Rumba,
Chacha..., yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.
- Đặt câu hỏi: Các em hãy cho thầy giáo biết sự thay đ ổi tiết t ấu như
thầy và các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?
- HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.
*Ví dụ 2: Bài hát Tiếng ve gọi hè.
- GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống 90.


- Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì nếu thầy giáo thay đổi tốc độ bài hát
như thầy giáo vừa trình bày?
- HS trả lời: BH Tiếng ve gọi hè nếu hát ở tốc độ chậm sẽ không phù
hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính chất vui tươi, r ộn ràng,
trong sáng.
*Ví dụ 3: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca.
- GV dịch giọng bài hát xuống một quãng 2, GV bắt nhịp HS trình bày
bài hát.
- Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì khi thầy giáo d ịch gi ọng b ản nh ạc
xuống một quãng 2?
- HS trả lời: Khi dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2 sẽ không
phù hợp vì với bài hát Khúc hát chim Sơn ca c ần th ể hi ện đ ược gi ọng
hát cao, hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.
2.3. Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Trong học tập, so với bắt trước và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao
nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuy ến khích
các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn h ọc, v ề
bài hát. HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có th ể



trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ s ở để có kĩ năng
sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nh ận xét, t ự đánh
giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực.
*Ví dụ:
Cách 1:
- Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:
- Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Chúng em cần hoà
bình?
- HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV về n ội dung bài hát nói lên
điều gì? Giai điệu bài hát như th ế nào? Qua bài hát này b ản thân em
học tập được gì? (Quyền và nghĩa vụ của em ở trong đó) bởi cái hay
cái đẹp của bài hát gắn liền với chính nội dung và hình th ức c ủa tác
phẩm đó.
Cách 2:
- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2 nhóm. L ần l ượt từng nhóm
viết lời giới thiệu cho bài hát. GV nhận xét, chấm điểm.
+ Lời giới thiệu nhóm 1:
Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác
hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hoà bình năm 1985


để nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy
tình thân ái. Hôm nay chúng em xin được gửi đ ến cô giáo và các b ạn
một thông điệp như thế qua một bài hát với giai điệu vui tươi, trong
sáng và cũng được rất nhiều các bạn thiếu nhi yêu mến. Đó là ca
khúc Chúng em cần hoà bình của nhạc sỹ Hoàng Long - Hoàng Lân.
+ Lời giới thiệu nhóm 2:
Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong
tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cu ộc s ống yên

vui, đầy tình thân ái. Chúng em mong sao trên trái đ ất sẽ không còn
chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa. Hành tinh
của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnh phúc.
Hôm nay tổ 2 chúng em xin được gửi đến cô giáo và các b ạn ca khúc
Chúng em cần hoà bình (Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân) đ ể nói
lên ước vọng của trẻ thơ trên hành tinh chúng em đang s ống và h ọc
tập.
2.4. Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát k ết
hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở m ột s ố


bài GV có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đ ơn gi ản, phù
hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.
*Ví dụ 1:
- Với bài hát Đi cắt lúa, GV hướng dẫn một số động tác múa Tây
Nguyên sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh đ ộng
mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa của dân tộc Tây
Nguyên nơi mình đang sinh sống, rất cuốn hút và đặc sắc.
*Ví dụ 2:
- Khi học bài Mái trường mến yêu GV đưa ra yêu cầu:
? Tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ.
- HS tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài
hát: GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ
làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về
sở thích, về âm vực, chất giọng…
- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài Mái
trường mến yêu một hoặc hai lần, mỗi câu hát sẽ do em nào đ ảm
nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm hai đoạn, GV cũng có th ể
gợi ý, các em hát đoạn 2 trước, đoạn một sau cũng đ ược. Ngoài ra, HS

có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà gi ọng, đ ối


đáp… Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ r ất đa
dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có th ể nghĩ ra đ ộng tác
phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đ ều, đ ẹp (hát k ết
hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều ki ện v ề
thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo tr ước m ột
tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát.
- Với những bài hát khác, GV vẫn có thể vận dụng các kĩ năng dạy học
trên. HS càng quen cách làm, khả năng kết h ợp theo nhóm và t ư duy
sáng tạo của các em càng phát triển.
2.5. Chơi trò chơi.
- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh
chơi trò chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa
tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với 3 chữ cái theo đúng kí hiệu
GV hướng dẫn trước lớp.
*Ví dụ 1:
Bài hát Khúc ca bốn mùa.


Câu 1 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của
câu 1.
Câu 2 đoạn 1, Gv đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát "I" theo giai điệu của câu
2.
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đ ồng th ời đ ể
kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS .

- Trò chơi "Ai nhanh tai, nhanh mắt".
*Ví dụ 2:
Bài hát Ca chiu sa.
4 HS đứng ở 4 góc lớp mang số báo danh từ 1, 2, 3, 4.
GV hô 1 - 1, HS có SBD 1 sẽ hát câu 1, ho ặc GV hô 2 - 4, HS có SBD 2 sẽ
hát câu 4. Tương tự, GV hô đảo lộn SBD và thứ tự các câu của bài hát.
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh
nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí
sôi nổi cho HS, tạo hứng thú cho HS học môn Âm nh ạc cũng nh ư h ọc
các môn học khác.
2.6. Sáng tác lời ca mới.


Đây là một hoạt động sáng tạo và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng c ủa h ọc
sinh. Phần lớn nội dung này là bài tập nâng cao giành cho nh ững h ọc
sinh khá giỏi và có năng khiếu Âm nhạc.Tuy nhiên, các em cũng r ất có
hứng thú và yêu thích hoạt động này.
Ngoài ra để giờ học thêm phong phú và sinh đ ộng thì giáo viên c ần
phải sử dụng nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học đơn giản như: song
loan, thanh phách, sử dụng các loại nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh
minh hoạ, máy nghe nhạc và băng đĩa nhạc có lời và không lời.
Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra chưa phải là tối ưu,
nhưng tôi hài lòng với các biện pháp này, có th ể áp d ụng vào th ực t ế
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình trực ti ếp ph ụ trách
để đạt kết quả tốt trong công tác giảng dạy âm nhạc ở trường THCS.



×