Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học chương cacbon hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.94 KB, 24 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông là tập trung vào
đổi mới phương pháp dạy học. Tiến trình dạy học cần được thực hiện dựa trên hoạt
động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và định hướng đúng đắn của
giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương
pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong
học tập cho học sinh. Định hướng đổi mới này cũng gắn liền với việc đa dạng hóa
các hình thức học tập: dạy học trong nhà trường và ngoài môi trường thực tế, học
tập trong giờ học chính khóa và học qua các hoạt động ngoại khóa…
Cùng với xu thế chung của đổi mới giáo dục, dạy học hóa học cũng cần có
những đổi mới nhất định về hình thức và phương pháp. Mục tiêu của đổi mới trong
dạy học hóa học phổ thông không chỉ dừng lại trang bị cho học sinh hệ thống kiến
thức hóa học cơ bản, mang tính sách vở mà còn trang bị cho học sinh những kiến
thức hóa học hiện đại, mang tính thực tiễn cao; hình thành và phát triển cho học
sinh kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn cuộc sống. Để đạt được các mục tiêu trên có lẽ không thế thiếu được vai
trò của dạy học theo dự án.
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó
giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang
tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong
quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy
học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng
ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học
thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn
được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của họ. Thông thường
học sinh làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải
quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn.
Mô hình dạy học này đã mang đến một phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, cải thiện trí nhớ, kĩ năng học tập, sức sáng tạo và tạo hứng thú học tập cho


học sinh.

1


Trong những năm gần đây, ở Vĩnh Phúc số lượng học sinh bậc trung học phổ
thông có xu hướng tăng, nên số lượng trường phổ thông cũng tăng. Khối lượng
kiến thức cơ bản của HS phổ thông lớn hơn và rộng hơn so với trước đây. Bên cạnh
đó, sự phát triển của xã hội đặt ra yêu cầu cho HS phải có kiến thức xã hội sâu,
rộng, có kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức. HS cần có năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, làm việc nhóm, và có tính linh hoạt, độc lập… Tuy nhiên trong
thực tế, số HS đáp ứng được các yêu cầu này chưa nhiều, bởi đa số các GV cũng
như HS vẫn dạy và học theo hướng “học để thi”, đó là các em vẫn chú trọng nhiều
vào việc ôn luyện để thi tốt nghiệp và đại học. Cơ sở vật chất đã được lãnh đạo Sở
Giáo dục và Ban giám hiệu các trường quan tâm cải thiện, đầu tư nhiều so với
trước, nhiều trường có hệ thống các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm đáp ứng
được phần nào việc dạy học theo phương pháp mới. Qua các đợt tập huấn đổi mới
PPDH của Bộ, của Sở thì đến nay nhiều trường, nhiều GV đã quan tâm hơn đến
vấn đề đổi mới PPDH và bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhất định. Chẳng
hạn: Sở Giáo dục đã tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning với GV các
trường phổ thông, hoặc Sở Giáo dục tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi với yêu cầu
cao về đổi mới PPDH, các trường phổ thông cũng yêu cầu GV dạy học theo PPDH
và kĩ thuật dạy học tích cực trong các tiết thao giảng, dự giờ… Tuy nhiên việc sử
dụng PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực trong các tiết dạy hàng ngày thì còn nhiều
hạn chế.
Qua điều tra chúng tôi cũng thấy GV đều đánh giá việc vận dụng PPDH theo
dự án trong dạy học Hóa học mang đến hiệu quả cao, HS nắm vững kiến thức
không chỉ trong bài học mà cả các kiến thức bên ngoài. Học sinh có hứng thú trong
học tập bộ môn, phát triển được năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác làm
việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

Việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cũng như là dạy học theo các
kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT Trần Phú còn
nhiều hạn chế do còn một số khó khăn nhất định. Có lẽ đây cũng là vấn đề mà các
cấp quản lí giáo dục cũng rất quan tâm và cần đưa ra các giải pháp cũng như là
chính sách phù hợp để GV và HS có điều kiện thực hiện tốt công cuộc đổi mới
PPDH.
Vì vậy trong một vài năm gần đầy, tôi đã và đang tiến hành nghiên cứu việc
sử dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học môn Hóa học tại trường THPT
Trần Phú. Năm học 2019-2020, tôi tiếp tục nghiên cứu dạy học dự án với đối tượng
học sinh lớp 11.
2


2. Tên sáng kiến
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học chương Cacbon Hóa học 11
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: THPT TRẦN PHÚ
- Số điện thoại: 0983.158.009 E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: tác giả là chủ đầu tư sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: dạy học phần Cacbon – Hóa học 11
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 12 năm 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Dạy học theo dự án- Một phương pháp dạy học tích cực
Ngày nay, DHDA được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đại
học trên thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển.
7.1.1. Khái niệm dạy học theo dự án
DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ
học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm
có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong

toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực
hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
7.1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án
DHDA có những đặc điểm sau:
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự
án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong
nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực
hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.

3


- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung
học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra hứng thú của HS cần
được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Tính phức hợp: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc
môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.
Thông qua đó kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ
năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực cao của người học: trong DHDA, người học cần tham gia tích
cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và
khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò
tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm,
khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: các dự án hoc tập thường được thực hiện theo nhóm,
trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên

trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc
giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội
khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
- Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được
tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà
trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt
động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới
thiệu.
Như vậy DHDA đã tạo cơ hội để HS được tham gia tích cực vào hoạt động
nghiên cứu, sáng tạo. Với những đặc điểm này, DHDA là PPDH độc đáo, đa dạng
và mang lại hiệu quả cao.
7.1.3. Quy trình dạy học theo dự án
Việc thực hiện dự án được thực hiện gồm 6 bước: Lựa chọn chủ đề, Lập kế
hoạch, Thu thập thông tin, Xử lí thông tin, Báo cáo kết quả, Đánh giá.
Để thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, 6 bước trên được gói
lại thành 3 bước chính:
4


7.1.3.1. Bước 1: Lập kế hoạch
Đây là bước đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong DHDA, GV cần tổ chức
cho HS cùng tham gia vào các hoạt động:
- Lựa chọn chủ đề dự án: được khởi đầu bằng một ý tưởng, liên quan với nội
dung học tập, gắn với thực tiễn. GV và HS cùng đề xuất xác định đề tài, chú ý đến
những chủ đề liên hệ với thực tiễn gây được hứng thú và sự quan tâm của HS. Ví
dụ: các chủ đề có liên quan đến đời sống hàng ngày (trường học, gia đình, chăm
sóc vật nuôi…), văn hóa xã hội, các vấn đề thời sự cập nhật (an toàn giao thông, vệ
sinh an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường…), điạ lí và sinh thái…
- Xây dựng tiểu chủ đề: từ các chủ đề lớn, GV hướng dẫn HS phát triển tìm
các chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề). Đây là các vấn đề nghiên cứu cụ thể. GV có thể sử

dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ câu hỏi 5W1H để hướng dẫn HS xác định lựa chọn ý
tưởng cũng như những vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án. HS lựa chọn tiểu
chủ đề theo sở thích và thành lập nhóm nghiên cứu theo chủ đề.
- Lập kế hoạch: Từ các chủ đề, tiểu chủ đề đã chọn HS thảo luận nhóm để
lập kế hoạch dự án (DA). HS sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch:
+ Xác định các vấn đề nghiên cứu liên quan đến chủ đề nhằm tìm câu trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu (câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học).
+ Xác định quy mô và mục tiêu của chủ đề, các nhiệm vụ cần thực hiện để
đạt được mục tiêu đề ra.
+ Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và thời hạn hoàn thành.
+ Xác định phương tiện và dự kiến sản phẩm của DA, sau đó các nhóm nộp
kế hoạch thực hiện DA.
Sau khi lập kế hoạch thực hiện DA, các nhóm cử đại diện trình bày, các
nhóm khác và GV bổ sung, HS chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch thực hiện DA.
GV theo dõi và hướng dẫn HS thực hiện DA, tổng hợp kết quả, trình bày báo
cáo, đánh giá rút kinh nghiệm.
7.1.3.2. Bước 2: Thực hiện dự án
Các nhóm HS tiến hành các hoạt động theo kế hoạch:

5


- Thu thập thông tin và thực hiện điều tra: HS thu thập thông tin qua phỏng vấn,
chụp ảnh, báo chí, mạng internet và thường xuyên trao đổi với nhau để cùng phối hợp,
hỗ trợ nhau khi cần để trả lời cho các câu hỏi trong DA.
- Xử lí thông tin: HS xử lí các dữ liệu thu thập được, có thể dùng biểu đồ, đồ
thị để mô tả, giải thích các dữ liệu, đưa ra những nhận xét. Các nhóm cần thường
xuyên trao đổi, xin ý kiến tham vấn của giáo viên.
7.1.3.3. Bước 3: Tổng hợp kết quả
Các nhóm tổng hợp các kết quả thu thập từ các thành viên trong nhóm để có

cái nhìn toàn cảnh về những gì khám phá được.
- Từ kết quả thu được các nhóm thảo luận xây dựng sản phẩm. Sản phẩm
cuối cùng được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn
(đóng kịch, hát, thơ…), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, báo tường, mô hình…),
powerpoint…
- Trình bày báo cáo kết quả: các nhóm phân công các thành viên tham gia
trình bày báo cáo theo hình thức đã chọn. Sản phẩm của DA có thể được trình bày
trong lớp, có thể giới thiệu trước toàn trường, hoặc ngoài xã hội…
- Đánh giá rút kinh nghiệm: sau khi trình bày sản phẩm DA, các nhóm sẽ
đánh giá kết quả của nhau và nhìn lại quá trình thực hiện DA. Việc đánh giá DA tập
trung vào các vấn đề:
+ Mục tiêu học tập đặt ra của DA đã đạt được hay chưa?
+ Sản phẩm của DA có dùng được hay không? Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của sản phẩm đó?
+ Thời gian thực hiện DA? Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực
hiện DA.
+ Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên, sự phối hợp của các thành
viên trong nhóm.
+ Những kinh nghiệm cho việc phát triển DA hoặc thực hiện DA tiếp theo.
Các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá cuối cùng về kết
quả của DA và quá trình thực hiện DA của các nhóm, các thành viên.
Như vậy trong quá trình thực hiện DA, GV cần theo dõi, hướng dẫn HS
cụ thể về các kĩ năng xã hội (giao tiếp, hợp tác), kĩ năng lập phiếu phỏng vấn,
6


thống kê, làm thực nghiệm, thu thập xử lí thông tin, tổng hợp và trình bày báo
cáo.
7.2. Một số lưu ý khi hướng dẫn HS học theo dự án
GV cần dành 1 tiết đầu để giới thiệu phương pháp dạy học theo dự án, hướng

dẫn HS chọn chủ đề, phát triển tiểu chủ đề.
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch và trình bày kế hoạch dự án thông qua các
hoạt động:
+ Trên cơ sở nội dung cần tìm hiểu gợi ý HS tìm chủ đề liên quan (sử dụng
LĐTD, kĩ thuật khăn trải bàn…), chọn tiểu chủ đề để hình thành các nhóm nghiên
cứu.
+ Hướng dẫn HS lập kế hoạch nghiên cứu: dùng sơ đồ tư duy để xác định
các vấn đề liên quan trong chủ đề dự án, tức là xác định phạm vi nghiên cứu, lập kế
hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
+ Trình bày kế hoạch của nhóm, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kế
hoạch dự án.
- Hướng dẫn HS thực hiện dự án: GV cần hướng dẫn các nhóm phân công và
làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi: thu thập thông tin như thế nào? ở đâu? Bằng
cách nào? Dùng phương tiện gì? Thời gian bao lâu? Ai làm? Phối hợp với ai? Cách
xử lí thông tin như thế nào?
- Hướng dẫn HS tổng hợp và báo cáo kết quả: cần hướng dẫn HS lựa chọn
cách trình bày sản phẩm dự án một cách đa dạng, không áp đặt. Từ cách trình bày
sản phẩm HS chọn mà GV hướng dẫn HS tổng hợp báo cáo, cố gắng động viên
phát huy tính sáng tạo của HS trong trình bày.
Sau khi các nhóm hoàn thành dự án, GV nên dành 1 tiết để HS trưng bày sản
phẩm, báo cáo kết quả của mình và đánh giá DA của các nhóm. GV nên để HS tự
đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình và đánh giá lẫn nhau, sau đó GV đưa ra
nhận xét của mình. GV cùng HS nhìn lại quá trình thực hiện DA để rút kinh nghiệm
cho các DA sau.

7


Trong quá trình hướng dẫn HS, GV cần có thái độ thân thiện, cởi mở, động
viên HS chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ một cách sáng tạo. GV cần theo dõi

sát quá trình thực hiện DA của các nhóm, động viên kịp thời những hoạt động sáng
tạo của HS, khuyến khích các ý tưởng phát triển DA của HS và nghiêm khắc nhắc
nhở những cá nhân ỷ lại có biểu hiện dựa dẫm, ăn theo.
7.3. Hướng dẫn sử dụng phương pháp DHDA vào dạy học chương
Cacbon – hóa học 11
7.3.1. Dự án nhỏ
Các dự án nhỏ có thời gian thực hiện ngắn (1 đến vài giờ) nên thường được
thực hiện trong giờ lên lớp. Các dự án này có nhiệm vụ đơn giản, dễ thực hiện,
không mất quá nhiều thời gian. Để thực hiện các dự án này, HS chỉ cần sử dụng
kiến thức trong sách giáo khoa, những hiểu biết sẵn có, quá trình thực hiện dự án
không phức tạp và không cần sử dụng quá nhiều kĩ năng. Khi dạy học phần ứng
dụng các đơn chất và hợp chất của phi kim, có thể xây dựng dự án nhỏ theo hướng
sau: Vai trò, tác hại (nếu có) của chất X trong cuộc sống
(Chất X có thể là: C, CO, CO2, muối cacbonat, Si, SiO2, muối silicat...)
 Mục tiêu chính: Tìm hiểu các ứng dụng của chất X ở mức độ liệt kê, hiểu
sơ lược cơ sở lí thuyết và nội dung của các ứng dụng đơn giản.
 Các câu hỏi định hướng:
+ Từ tính chất vật lí và hóa học của chất X, hãy dự đoán các xu thế ứng dụng
của X?
+ Những ứng dụng gì đã được trình bày trong sách giáo khoa?
+ Ngoài những ứng dụng trong sách giáo khoa, em còn biết thêm ứng dụng
nào khác?
+ Các ứng dụng mà em nêu ra do tính chất nào của X quyết định?
+ Các ứng dụng có thể được diễn tả bằng hình ảnh, sơ đồ hay mô hình như
thế nào?
 Đề xuất thực hiện các dự án nhỏ: GV có thể tổ chức cho HS thực hiện các
dự án nhỏ theo các phương án sau:

8



+ Phương án 1: Trong giờ lên lớp, khi học tới phần ứng dụng thì chia lớp
thành các nhóm. GV yêu cầu HS dựa vào sách giáo khoa và sự hiểu biết của bản
thân, trong vòng 510 phút hãy thảo luận để tạo ra một sản phẩm giới thiệu các ứng
dụng của chất X. Sản phẩm cần tạo ra dưới dạng sơ đồ, hình ảnh kèm lời thuyết
minh.
+ Phương án 2: từ bài học đầu tiên của mỗi chương, GV hệ thống các nội
dung ứng dụng có trong các bài của chương nêu các đề tài dự án, rồi phân công các
nhóm HS nghiên cứu các dự án đó, hoặc tổ chức cho HS tự chọn. Trong quá trình
nghiên cứu các bài học cụ thể, đến phần ứng dụng của chất nào thì nhóm HS phân
công lên trình bày sản phẩm dự án của nhóm mình.
HS tạo ra sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể chỉ đơn giản là
liệt kê bằng các gạch đầu dòng, cũng có thể diễn tả bằng sơ đồ, hình vẽ, hay cử chỉ,
hành động…Các nhóm trình bày sản phẩm của mình dưới dạng một bài thuyết
trình, hay dưới dạng làm thơ, kể chuyện… tuỳ vào khả năng sáng tạo của các em.
7.3.2. Dự án trung bình
Việc tiến hành các dự án nhỏ như trên vẫn gặp những khó khăn về mặt thời
gian vì thời gian thực hiện mỗi dự án là quá nhiều so với một tiết học, nhưng lại
quá ít so với một buổi hoạt động ngoại khoá. Một biện pháp có thể thực hiện là xây
dựng những dự án dạy học lớn hơn (dự án trung bình) để HS thực hiện ngoài giờ
lên lớp như một bài tập về nhà. HS có thể nhận đề tài dự án trước mỗi chương. Sau
mỗi chương sẽ có một buổi hoạt động ngoại khoá để HS công bố sản phẩm trước
lớp hoặc khối lớp. GV có thể tổ chức và thực hiện dạy học dự án như sau:
 Trước khi học mỗi chương, GV giới thiệu kế hoạch dạy học theo dự án của
chương (bao gồm nội dung, phương pháp dạy học, thời gian dạy học cụ thể cho
từng nội dung) tới tất cả HS. GV tổng hợp tất cả nội dung của chương và liệt kê
những nội dung có thể dùng để xây dựng các dự án. GV trao đổi, thảo luận với HS
để chia HS thành các nhóm và tổ chức cho các nhóm HS chọn nội dung để xây
dựng dự án. Dựa vào nội dung đã chọn, các nhóm suy nghĩ đặt tên cho dự án và
báo cáo với GV. Từ nội dung và tên dự án, GV và HS thống nhất về bộ câu hỏi định

hướng, và xác định mục tiêu của dự án. GV đưa ra những yêu cầu về:
+ Quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án.
+ Những chỉ dẫn về cách thức tổ chức, thực hiện, chỉ dẫn về tài liệu tham
khảo và những đối tượng cần phải tiếp cận.
9


+ Kế hoạch đánh giá và cách thức đánh giá dự án một cách rõ ràng, cụ thể.
+ Sản phẩm và thống nhất với HS về thời gian nộp sản phẩm của dự án.
 Từ những định hướng và chỉ dẫn của GV, HS thảo luận nhóm để lập kế
hoạch thực hiện dự án, phân công công việc phù hợp cho mỗi thành viên, nộp kế
hoạch và bản phân công công việc cho GV để GV góp ý điều chỉnh nếu thấy cần
thiết, đồng thời giúp GV dễ dàng theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của các
nhóm HS.
- Các nhóm tích cực, tự lực thực hiện kế hoạch đã đặt ra, báo cáo lại cho GV
kết quả thực hiện của từng giai đoạn dự án và trao đổi về những khó khăn, cách
khắc phục nếu cần. GV giám sát, theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện dự án của
các nhóm, đưa ra ý kiến giúp đỡ kịp thời.
 Sau khi học xong mỗi chương và xem xét kết quả thực hiện dự án của các
nhóm HS, GV tổ chức một buổi ngoại khoá để các cá nhân hoặc nhóm công bố, giới
thiệu sản phẩm, trao đổi, nghe nhận xét, góp ý và trả lời các chất vấn của GV, bạn bè.
GV cùng với HS tổng hợp, đánh giá và cho điểm các dự án.
Tuỳ điều kiện thời gian, GV cũng có thể bố trí cho các nhóm trình bày sản phẩm
của nhóm trong thời gian nghiên cứu các bài học cụ thể có liên quan.
Khi dạy học phần Cacbon, có thể tiến hành các dự án dạy học trung bình sau:
7.3.2.1. Dự án 1: Tác hại của CO với sức khỏe con người và cách phòng tránh ngộ
độc khí CO

Mục tiêu chính: Nghiên cứu tác hại của CO lên sức khỏe con người, các
nguồn tạo ra CO, cách phòng tránh hiện tượng ngạt khí CO, cách xử lí khi bị ngộ

độc khí CO.
Các câu hỏi định hướng:
+ Hệ tuần hoàn máu của con người hoạt động như thế nào?
+ Vai trò của khí O2 với sự sống của con người? Nếu thiếu hoặc không có O 2
thì cơ thể con người bị ảnh hưởng như thế nào?
+ Trong cuộc sống xung quanh em, khí CO có thể được tạo ra qua các hoạt
động gì?
+ Khi con người hít phải khí CO thì có vấn đề gì xảy ra?
10


+ Nếu chẳng may hít phải khí CO thì cần làm gì để chống độc?
+ Nếu gặp người bị ngộ độc khí CO thì cần làm ngay những việc gì?
+ Em đưa ra những lời khuyên gì để mọi người không bị nhiễm độc khí CO?
*) Hướng dẫn:
+ Thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, HS tìm hiểu các nguồn sinh
ra khí CO; HS phân tích và tổng hợp tác hại của CO với sức khỏe con người. HS
vận dụng kiến thức liên môn sinh – hoá để giải thích rõ hơn tác hại của CO đối với
cơ thể con người và đưa ra những lời khuyên trong việc sử dụng than. HS tổng hợp
kiến thức thực tiễn và lí thuyết để tạo thành sản phẩm. Sản phẩm có thể được thể
hiện ở dạng bài trình diễn đa phương tiện powerpoint, báo tường, mô hình... HS lựa
chọn hình thức thể hiện sao cho hợp lí, độc đáo, toát lên được mục tiêu chính của
đề tài.
*) Gợi ý nguồn tham khảo:
- Tài liệu, báo, tạp chí về CO: báo Hóa học và ứng dụng, video cảnh báo về
sử dụng than....
-
- Một số trang web Hóa học: www.hoahocngaynay.com, www.h2vn.com,
www.hoahoc.org, ....
7.3.1.2. Dự án 2: Tìm hiểu về nước đá khô


Mục tiêu chính: Tìm hiểu nước đá khô là gì? Tính chất, ứng dụng của
nước đá khô.
Các câu hỏi định hướng:
+ Nước đá khô là gì? Tại sao lại gọi là nước đá khô? Tìm hiểu cấu trúc của
nước đá khô?
+ Nước đá khô có tính chất vật lí và hóa học gì?
+ Từ tính chất vật lí dự đoán ứng dụng của nước đá khô?
+ Tìm hiểu về cách làm mưa nhân tạo từ nước đá khô.
+ Tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm tạo “khói giả” từ nước đá khô.
11


+ Tìm hiểu về tình hình sử dụng nước đá khô trong đời sống và sản xuất hiện
nay, ưu điểm khi sử dụng nước đá khô để bảo quản thực phẩm so với các cách bảo
quản khác.

Hướng dẫn:
+ Qua các phương tiện thông tin, HS tìm hiểu và xây dựng sản phẩm dự án là
một bộ sưu tập hình ảnh và các thông tin về thành phần hoá học, cách chế tạo và sử
dụng nước đá khô. Đồng thời sản phẩm phải nêu và giải thích được ứng dụng của
nước đá khô. Học sinh có thể chuẩn bị sẵn nước đá khô để làm thí nghiệm điều chế
“khói giả” để trình diễn.
+ Sản phẩm có thể được thể hiện ở dạng bài trình diễn đa phương tiện power
point, mô hình, tranh vẽ, hình ảnh... HS lựa chọn hình thức thể hiện sao cho hợp lí,
độc đáo, toát lên được mục tiêu chính của đề tài.
*) Gợi ý nguồn tham khảo:
- Tài liệu, báo, tạp chí về hóa học: báo Hóa học và ứng dụng, bài báo về
nước đá khô....
-

- Một số trang web Hóa học: www.hoahocngaynay.com, www.h2vn.com,
www.hoahoc.org, ....
7.3.1.3. Dự án 3: Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính
*) Mục tiêu chính: Tìm hiểu về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính: nguyên nhân,
hậu quả, và các giải pháp giảm hiện tượng Hiệu ứng nhà kính.
*) Các câu hỏi định hướng:
+ Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao lại có tên gọi là “Hiệu ứng
nhà kính”?
+ Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng Hiệu ứng nhà kính?
+ Khí hiệu ứng nhà kính là gì? Những nguồn nào phát thải ra khí hiệu ứng
nhà kính?
+ Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính gây ra những tác hại như thế nào đối với
cuộc sống con người: tác hại gần, tác hại trong tương lai xa...
+ Hậu quả của sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính lên trái đất?
12


+ Thực trạng vấn đề gia tăng Hiệu ứng nhà kính trên thế giới hiện nay? Các
nước góp phần làm gia tăng hiện tượng này như thế nào?
+ Các giải pháp để giảm hiệu ứng nhà kính?
+ Với vai trò là học sinh, các em cần làm những việc gì để góp phần giảm
hiện tượng Hiệu ứng nhà kính, làm giảm ô nhiễm môi trường?
*) Hướng dẫn:
+ HS tìm hiểu và viết báo cáo về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính. HS có thể
xây dựng một trang web, một bài trình diễn đa phương tiện hay một ấn phẩm, một
bộ sưu tập về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính, các hình ảnh, video chân thực về tác
hại của Hiệu ứng nhà kính lên môi trường, và những vấn đề mà con người đanh
phải gánh chịu...
+ Sản phẩm có thể được thể hiện ở dạng bài trình diễn đa phương tiện power
point, báo tường, mô hình, sơ đồ tư duy... HS lựa chọn hình thức thể hiện sao cho

hợp lí, độc đáo, toát lên được mục tiêu chính của đề tài.
+ Ví dụ hình ảnh gợi ý học sinh:

13


*) Gợi ý nguồn tham khảo:
- Tài liệu, báo, tạp chí về hóa học: báo Hóa học và ứng dụng, bài áo, hình
ảnh về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính....
-
- Một số trang web Hóa học: www.hoahocngaynay.com, www.h2vn.com,
www.hoahoc.org, ...
7.3.1.4. Dự án 4: CO2 và hỏa hoạn
*) Mục tiêu chính: Tìm hiểu về vai trò của CO2 với việc dập tắt các đám cháy, cách
thoát hiểm khi gặp đám cháy, các nguyên tắc phòng chống cháy nổ.
*) Các câu hỏi định hướng:
+ Tính chất vật lí của CO2?
+ Vai trò của CO2 trong việc dập tắt các đám cháy.
+ Cách sử dụng CO2 (bình chữa cháy) để dập tắt đám cháy.

14


+ Không sử dụng CO2 để dập tắt đám cháy gì? Tại sao? Xuất phát từ tính
chất nào của CO2?
+ Nguyên nhân, hậu quả phổ biến của các đám cháy?
+ Tìm hiểu thực trạng vấn đề xảy ra cháy trong thời gian gần đây?
+ Tìm hiểu thực trạng vấn đề phòng chống cháy nổ trong các cơ quan, trường
học, chung cư...
+ Tìm hiểu các kĩ năng cần thiết để thoát hiểm khi chẳng may gặp phải đám

cháy để cứu mình, cứu người...
*) Hướng dẫn:
+ HS tìm hiểu và viết báo cáo về CO 2, cháy nổ. HS có thể xây dựng một
trang web, một bài trình diễn đa phương tiện hay một ấn phẩm về vấn đề cháy nổ
và phòng chống cháy nổ.
+ Sản phẩm có thể được thể hiện ở dạng bài trình diễn đa phương tiện power
point, báo tường, mô hình... HS lựa chọn hình thức thể hiện sao cho hợp lí, độc
đáo, toát lên được mục tiêu chính của đề tài.
*) Gợi ý nguồn tham khảo:
- Tài liệu, báo, tạp chí về hóa học: báo Hóa học và ứng dụng, bài báo, tin tức
về các vụ hỏa hoạn, cách thoát hiểm...
-
- Một số trang web Hóa học: www.hoahocngaynay.com, www.h2vn.com,
www.hoahoc.org, ...
7.3.1.5. Dự án 5: Silic và pin mặt trời
*) Mục tiêu chính: Tìm hiểu về ứng dụng của Silic
*) Các câu hỏi định hướng:
+ Tính chất vật lí của Silic?
+ Người ta thường dùng silic để sản xuất gì?
+ Lịch sử sản xuất pin mặt trời?
+ Vai trò của silic trong việc sản xuất pin mặt trời?
15


+ Thực trạng sử dụng pin mặt trời trong thế giới hiện đại ngày nay?
+ Sự phát minh ra pin mặt trời có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống, môi
trường, sản xuất... của con người trên trái đất?
*) Hướng dẫn:
+ HS tìm hiểu và viết báo cáo về Silic, chất bán dẫn, các vi mạch... HS có thể
xây dựng một trang web, một bài trình diễn đa phương tiện hay một ấn phẩm về

vấn đề sản xuất, ứng dụng, tác dụng của pin mặt trời.
+ Sản phẩm có thể được thể hiện ở dạng bài trình diễn đa phương tiện power
point, báo tường, mô hình... HS lựa chọn hình thức thể hiện sao cho hợp lí, độc
đáo, toát lên được mục tiêu chính của đề tài.
*) Gợi ý nguồn tham khảo:
- Tài liệu, báo, tạp chí về hóa học: báo Hóa học và ứng dụng, bài báo, tin tức
về pin mặt trời, thung lũng silicon...
-
- Một số trang web Hóa học: www.hoahocngaynay.com, www.h2vn.com,
www.hoahoc.org, ...

16


7.4. Phạm vi áp dụng
(1) Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu Chương trình SGK chương Cacbon – Hóa học 11.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 11A là lớp thực nghiệm, 11D là lớp đối
chứng tại trường THPT Trần Phú, Tỉnh Vĩnh Phúc (năm học 2019– 2020).
- Tiến hành dạy thực nghiệm vào tháng 12 năm 2019.
(2) Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: PP phân tích, tổng hợp, PP tìm kiếm các
nguồn tài liệu, phương pháp mô hình hoá...
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy học chương cacbon – Hóa học 11.
+ Thực nghiệm sư phạm.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Lớp học có trang bị máy tính, máy chiếu

10. Đánh giá lợi ích thu được
Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước đây
(ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh): Vấn đề mới trong SKKN của tôi là áp dụng
phương pháp dạy học dự án vào môn hóa học ở trường THPT – chương cacbon.
Với việc áp dụng phương pháp dạy học mới này vào đã góp phần nâng cao hứng
thú và chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 của học sinh.
10.1. Đánh giá theo ý kiến tác giả
- Tiến hành thực nghiệm:
+Lớp 11A: dạy bằng phương pháp dạy học dự án các bài nghiên cứu về
chất.
+ Lớp 11D: dạy phương pháp thông thường.
- Tiến hành đánh giá bằng bài kiểm tra 15 phút để đánh giá kiến thức nắm bắt
được của học sinh:
17


+ Điểm số trung bình của lớp thực nghiệm tăng nhiều hơn lớp đối chứng
+ Tại lớp thực nghiệm 11A: nhiều học sinh yếu, kém có điểm số tăng
trưởng, thêm nhiều điểm 9,10.
Lớp
11A

HS
44

TN
11D
ĐC

36


Điểm
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

KTTTĐ 0

0

0


0

0

6

14

8

11

4

1

KTSTĐ

0

0

0

0

0

0


6

12

14

8

4

KTTTĐ 0

0

0

0

0

9

11

6

7

2


1

KTSTĐ

0

0

0

0

4

9

7

10

5

1

0

(KTTTĐ: kiểm tra trước tác động
KTSTĐ: kiểm tra sau tác động)
Điểm trung bình trước tác động:
+ Lớp 11A: 6,9.

+ Lớp 11D: 6,6.
Điểm trung bình sau tác động:
+ Lớp 11A: 7,8.
+ Lớp 11D: 7,2.
10.2. Đánh giá theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
- Tiến hành lấy ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học dự án:
Đa số các em HS đều cho rằng phương pháp này rất hay, bổ ích, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp cho các em có thêm kĩ năng
tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm.
- Các giáo viên trong nhóm Hóa - trường THPT Trần Phú đã tham quan dự giờ các
tiết thực nghiệm đều có đánh giá tốt về phương pháp dạy học tích cực này.

18


11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu
Số
TT
1

Tên tổ chức/cá
Địa chỉ
nhân
Lớp 11A
Trường THPT Trần Phú
Khóa 2019-2020

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Môn Hóa học

2

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo- Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.
2. Nguyễn Cương- Nguyễn Mạnh Dung- Nguyễn Thị Sửu(2000), phương pháp dạy
học học tập 1,NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Prof. Bernd Meier, Nguyễn Cường biên dịch (2009), Lý luận dạy học hiện đạimột số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, dự án phát triển giáo dục trung học
phổ thông.
4. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy (2011), “Một số vấn đề cơ bản về dạy
học dự án”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kỉ niệm 60 năm thành lập khoa Hóa học
(1951-2011), tr 149-157.
5. Nguyễn Cương (1995), “Một số biện pháp phát triển ở HS năng lực giải quyết
vấn đề trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi
mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1995,
tr 24-36.
6. Nguyễn Cương, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Văn Năm, Hoàng Văn
Côi, Trịnh Văn Biều, Đào Vân Hạnh (1995), “Thực trạng về PPDH Hóa học ở các
trường THPT”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới PPDH các môn khoa học tự
nhiên ở trường THPT theo hướng hoạt động hóa người học, ĐHSP – ĐHQG, Hà
Nội, tr 37-51.

20



……......., ngày.....tháng......năm......

........, ngày.....tháng......năm......

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

Vĩnh Yên, ngày 05 tháng 02 năm
2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thanh

21


PHỤ LỤC
ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG CACBON
Câu 1: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu,
không mùi, độc). X là khí nào sau đây?
A. CO2.
B. CO.
C. SO2.
D. NO2.
Câu 2: Loại than nào dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi

đánh giày?
A. Than chì.
B. Than cốc.
C. Than gỗ.
D. Than muội.
Câu 3: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Than chì.
B. Than antraxit. C. Than nâu.
D. Than cốc.
Câu 4: Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa
chất nào?
A. CuO và MnO2. B. CuO và MgO. C. CuO và CaO. D. Than hoạt tính.
Câu 5: Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa
để khử mùi hôi này. Đó là vì:
A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi.
B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi.
D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi.
Câu 6: Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào dưới đây?
A. Fe2O3, CaO, CO2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.
B. CO2, Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.
C. Fe2O3, MgO, CO, HNO3, H2SO4 đặc.
D. CO2, H2O lạnh, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(1) Cacbon nằm ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là 1s2 2s2 2p2.
(3) Cacbon là nguyên tử kim loại.
(4) Nguyên tử cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các
nguyên tử khác. Ngoài ra, trong một số hợp chất nguyên tử cacbon còn có cộng hoá
trị hai.

(5) Các số oxi hoá của cacbon là -4, 0, +2 và +4.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
22


Câu 8: Cho các chất: (1) O2; (2) CO2; (3) H2; (4) Fe2O3; (5) SiO2; (6) HCl; (7) CaO;
(8) H2SO4 đặc; (9) HNO3; (10) H2O; (11) KMnO4. Cacbon có thể phản ứng trực tiếp
được với bao nhiêu chất?
A. 12.
B. 9.
C. 11.
D. 10.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thuỷ
tinh, làm bột mài.
(2) Than chì được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu
nhiệt, chế chất bôi trơn, làm bút chì đen.
(3) Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim, để luyện kim loại từ
quặng.
(4) Than gỗ được dùng để chế thuốc súng đen, thuốc pháo, ... Loại than có khả
năng hấp phụ mạnh được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng trong mặt
nạ phòng độc và trong công nghiệp hoá chất.
(5) Than muội được dùng làm chất độn trong cao su, để sản xuất mực in,
xi đánh giầy, ...
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Kim cương nhân tạo được điều chế từ than chì, bằng cách nung than chì ở
3000 oC, dưới áp suất 70 đến 100 nghìn atmotphe.
(2) Than chì nhân tạo được điều chế bằng cách nung than cốc ở 2500 - 3000 oC
trong lò điện, không có mặt không khí.
(3) Than cốc được điều chế bằng cách nung than mỡ ở 1000 - 1250 oC trong lò
điện, không có mặt không khí.
(4) Than mỏ được khai thác trực tiếp từ các vỉa than nằm ở các độ sâu khác
nhau dưới mặt đất.
(5) Than gỗ được tạo nên khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu không khí.
(6) Than muội được tạo nên khi nhiệt phân metan có chất xúc tác: CH 4   C
+ 2H2.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 11: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để
dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO 2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới
đây?
A. Đám cháy do xăng, dầu.
B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.
D. Đám cháy do khí gas.
23



Câu 12: Chọn câu phát biểu đúng:
A. CO là oxit axit.
B. CO là oxit trung tính.
C. CO là oxit bazơ.
D. CO là oxit lưỡng tính.
Câu 13: Khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe 3O4, Al2O3 và MgO, sau
phản ứng chất rắn thu được gồm:
A. Al và Cu.
B. Cu, Al và Mg.
C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO.
D. Cu, Fe, Al và MgO.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Cacbon monooxit là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn
không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt.
(2) Khí CO rất độc. Khi thở phải khí CO, nó kết hợp với chất hêmôglôbin (hồng
cầu) trong máu thành một hợp chất bền, làm cho hêmôglôbin mất tác dụng vận
chuyển oxi từ phổi đến các tế bào.
(3) Cacbon monooxit là oxit trung tính và có tính khử mạnh.
(4) Khí than ướt chứa trung bình khoảng 44% CO, khí than khô chứa trung bình
khoảng 30% CO.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 15: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất
thuốc giảm đau dạ dày?
A. N2.
B. CO.
C. CH4.

D. CO2.

24



×