Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.85 MB, 28 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Lời giới thiệu :
Trong xu thế hiện nay, vấn đề cập nhật thông tin và đổi mới luôn đặt lên
hàng đầu. trong tình hình đó việc giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới, cần
phải có định hướng chung để học sinh tiếp xúc với nhiều tri thức, nhiều thông tin
và rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng thực hành.
Như chúng ta biết lịch sử là một trong những nội dung vô cùng quan trọng
thuộc kiến thức xã hội. Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận thức
nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “ Học sinh không thể trực tiếp
nhận thức(tri giác) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không lặp lại nguyên
xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên.Thông tin
về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú( Sinh động và vừa sức thì
nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững lời nói hình ảnh cũng như
các loại đồ dùng trực quan( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu…. )
là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng
và phong phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm
tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh.
Chính vì điều đó trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, tôi xin trao
đổi một vài kinh nghiệm về vấn đề: Sử dụng và khai thác hiệu quả đồ dùng trực
quan trong dạy học lịch sử lớp 12, nhằm tạo ra môi trường tương tác đa dạng hấp
dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau đồng thời gây hứng thú,
phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo ở học sinh.
2. Tên sáng kiến:
Sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực trong dạy
học lịch sử lớp 12.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Loan
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Liễn Sơn
- Số điện thoại:
- Email:



0977.284.839 .



4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Loan
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Liễn Sơn
- Số điện thoại:

0977.284.839 .

1
1


- Email:



5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng cho học sinh THPT lớp 12.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày 6/9/2019 tới tháng 5/2020 áp dụng cho học sinh lớp 12 năm học 20192020. Và đang tiếp tục triển khai để áp dụng cho học sinh lớp 12 các năm học sau.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Phần I: Đặt vấn đề
Trong xu thế hiện nay,vấn đề cập nhật thông tin và đổi mới luôn đặt lên hàng
đầu. Trong tình hình đó việc giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới, cần phải
có định hướng chung để học sinh tiếp xúc với nhiều tri thức, nhiều thông tin và rèn
luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng thực hành.

Như chúng ta biết lịch sử là một trong những nội dung vô cùng quan trọng
thuộc kiến thức xã hội. Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận thức
nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “Học sinh không thể trực tiếp
nhận thức (tri giác) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không lặp lại
nguyên xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên. Vì
lẽ đó dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lý
thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học. Thông tin về sự
kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú (Sinh động và vừa sức thì nhận
thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững lời nói hình ảnh cũng như các loại
đồ dùng trực quan (hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu….) là những
phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phong
phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực
quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh.
Chính vì điều đó trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, tôi xin trao
đổi một vài kinh nghiệm về vấn đề “Sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan
nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử lớp 12” nhằm tạo ra môi
trường tương tác đa dạng hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với
nhau đồng thời gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo ở học
sinh.

2
2


Phần II: Nội dung
II.1. Cơ sở lí luận:
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy
học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ
sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu

tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch
sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là
phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất,
giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững
chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích
nhận xét, phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thế
nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ
ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Ý nghĩa giáo dục tư tưởng,cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất
lớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng như “Khởi nghĩa
Nam Kỳ 1940” xem một cuốn phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ” hay “
vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh” xem xét một di vật lịch sử
… học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách
mạng. Lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược
và chiến tranh.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực
quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập
cho học sinh, nó là chiếc“cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ , khách quan với đời
sống hiện tại.
II.2. Cơ sở thực tiễn:
Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong
dạy học lịch sử coi đó là nguyên tắc trong dạy học,một phương pháp không thể
thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên sử dụng
như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung,phát huy tính tích cực hoạt động độc

3
3


lập của học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì không đơn giản chưa có sự
thống nhất mỗi người sử dụng một cách.Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy
học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng
trực quan trong dạy học lịch sử. Trong bài viết này tôi không trình bày lại phương
pháp sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đề
xuất một số biện pháp sử dụng nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của
học sinh.
Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan
trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực
quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng
lực sư phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Đồ dùng
trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan sẽ
kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: “Tai nghe – Mắt
thấy.” Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinh
tạm thời khá phong phú, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú đặc
biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại nếu không sử dụng đúng mức mà
bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu
hiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của
học sinh.
Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: Không ít giáo viên đã coi
nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan.Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là minh
hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ không
dùng trong khi giảng dạy. Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăng
cường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập.Để đáp ứng yêu cầu
này cũng như khắc phục tình trạng trước đây chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà
giữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan. Tuy nhiên đối với mỗi loại

chúng ta có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung từng loại bài.
II. 3. Nội dung nghiên cứu:
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có cách sử
dụng riêng. Sau đây tôi xin giới thiệu một số cách sử dụng cơ bản đồ dùng trực
quan trong chương trình lịch sử lớp 12.
II. 3.1. Phương pháp sử dụng và khai thác tranh ảnh trong SGK:
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có
tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá
khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực.
Ví dụ: Bức ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp
ở Tua (hình 27), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( hình 39),Biểu
tượng chiến thắng Điện Biên Phủ SGK lịch sử lớp 12, hay bức ảnh về “quân dân
miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ”, Quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế, Xe tăng
quân ta tiến vào dinh độc lập(30/4/2975) v.v….Những tranh ảnh lịch sử này có
4
4


giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện
lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ. Ví
như: Khi các em ngắm nhìn bức tranh cảnh làng quê đang vào mùa gặt hái với
những chiếc máy cày đang thay thế sức trâu hay những hình ảnh như: Thanh niên
xung phong tham gia khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan (1957)
(hình 60 ), toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên (hình 64), thanh niên miền Bắc
nô nức tham gia phong trào “ ba sẵng sàng ” ( hình 65 ). Qua các hình ảnh này
khắc họa cho học sinh sự phát triển của cách mạng miền Bắc trong thời kì chiến
tranh, miền Bắc đảm nhiệm vai trò, vị trí của cách mạng cả nước.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các
tranh ảnh in trong sách giáo khoa.Học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít biết
khai thác nội dung của tranh để phục vụ bài học.Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo

viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung bức tranh. Sau đó giáo
viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức tranh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc
hơn.
Ví như: Khi sử dụng bức tranh “Đội Việt Nam tuyên tryền giải phóng quân”
(hình 39 ) trong bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1939-1945 ” SGK lịch sử 12.

Giáo viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Lá cờ biểu hiện điều gì?Ai là
người chỉ huy trực tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành
5
5


lập?Trang bị lúc đầu như thế nào?Tất cả những điều này cuối cùng giúp học sinh
nắm được Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra và lãnh đạo lực
lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng. Họ là những người du kích trong đội quân
“Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và “Cứu quốc quân” (5/1945).Tuy số
lượng còn ít ỏi (chỉ có 34 người) vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng đã tích cực hoạt
động góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của các mạng.Đồng thời đây là mầm
mống đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam sau này.
Tranh ảnh trong SGK, là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình
dạy học.Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng
giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện
trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong
quá trình nhận thức. Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới công việc tư duy trừu
tượng.Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu
như nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan
sát, miêu tả tranh ảnh học sinh rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em
ngày càng phong phú trong sáng. Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải
khai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong

SGK.Đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật
kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan. Sau khi quan sát học sinh cần
nêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai nông cạn hay sâu sắc
đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn
nhận thức của các em. Trong những điều kiện có thể cần gợi ý cần tạo ra các cuộc
thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào
đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 15 “ Phong trào dân chủ 1936 – 1939” SGK Lịch sử 12
trang 98, phần 2 nhỏ những phong trào đấu tranh tiêu biểu, mục a nhỏ: Đấu tranh
đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ giáo viên cho học sinh xem hình 34 “ Cuộc mít
ting kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại khu Đấu Xảo”.
Giáo viên giới thiệu và phát vấn học sinh “Các em hãy quan sát bức tranh và
rút ra nhận xét?”. Sau khi đã có một đến hai học sinh trả lời, giáo viên mới giải
thích bức tranh với học sinh.

6
6


SGK hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử
dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất.
II. 3.2. Sử dụng các ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử:

7
7


Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v…giáo viên sử dụng để

giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách tài
đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng giáo viên không nên miêu tả quá nhiều về
hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tài
đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vật
một cách trọn vẹn, sâu sắc.Chẳng hạn như khi dạy về “Luận cương chính trị năm
1930”. Học sinh không thể không biết đến Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của
Đảng- người cộng sản trung kiên đã khởi thảo ra bản luận cương của Đảng. Để học
sinh hiểu rỏ về Trần Phú, giáo viên không thể không cho các em xem hình ảnh qua
bức chân dung (hình 5) mà còn phải tiềm đọc tiểu sử của Trần Phú để nêu thêm
những nét tiêu biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻ
tuổi này.

Giáo viên có thể dựa vào bản tư liệu sau: “Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại
Quãng Ngãi (nguyên quán ở huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ An).Ngay từ thuở thơ ấu
Trần Phú đã sống trong cảnh côi cút tha phương cầu thực vô cùng cực khổ, vì cha
mẹ mất sớm.Đến bước đường cùng anh em Trần Phú phải về Quảng Trị tìm nơi họ
hàng nương tựa.nhờ bà con giúp đở, Trần Phú vào học ở trường Quốc học Huế.Anh
học rất giỏi và nuôi trong lòng một hoài bảo lớn. Rồi sau đó Trần Phú đi theo cách
8
8


mạng, trở thành người chiến sĩ trung kiên chiến đấu vì độc lập tự do.Thánh 10/1930
anh tham gia trong Ban chấp hành trung ương Đảng và được cử làm Tổng bí
thư.Trần Phú được cử thảo ra Luận cương chính trị. Để viết luận cương anh đã dựa
vào Chính cương, điều lệ vắn tắt của Bác viết; đi vào tìm hiểu thực tế phong trào
công nhân ở Hải Phòng, lên Hà Nội dựa vào anh em bồi bếp làm cho tên công chức
cao cấp thực dân Pháp ở số nhà 90, phố Hàng Bông, hàng Nhuộm.Tại đây Trần Phú
đã bí mật thảo Luận cương chính trị của Đảng ngay dưới hầm của tên thực dân Pháp
đó.

Sau một thời gian hoạt động vì sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19/4/1931
Trần Phú bị bắt tại số nhà 66, đường Săm bơ nhơ (sài gòn). Những tên mật thám
khét tiếng đã điên cuồng tra tấn Trần Phú (bắt ngồi ở nước bẩn rồi cho dòng điện
chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, cắt gân bàn chân rồi cho xăng đốt
).Cuối cùng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép của người chiến sĩ trẻ tuổi. Trước
khi chết Trần Phú đã nhắc lại các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến
đấu ”.Câu nói của anh đã trở thành vũ khí chiến đấu của mỗi người Việt Nam đi vào
trận đánh.Trần phú chết đi giữa lúc 27 tuổi đời, tuổi thanh niên rất tươi đẹp”.
Cách giới thiệu bức chân dung kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sử
nhân vật sẽ khắc vào trái tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cách
mạng đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ Quốc.
Nói tóm lại, sử dụng tốt kênh hình đã in sẵn trong sách giáo khoa có tác dụng
rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Bởi vì hình ảnh rỏ ràng, cụ thể
của kênh hình không thể giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh
những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em.Đặc biệt các ảnh chân dung còn tạo
điều kiện giáo dục thẩm mĩ cho các em.Và điều chủ yếu nhất là với tính hình ảnh,
cụ thể đó sẽ nâng cao hứng thú đối với bộ môn lịch sử, làm cho kiến thức thêm
phong phú, sinh động và sâu sắc và giúp các em có khả năng liên hệ thực tế tốt hơn.
II.3.3 Phương pháp sử dụng bản đồ, bảng niên biểu.
Bản đồ, sơ đồ, niên biểu, là những đồ dung trực quan quy ước không thể
thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượng
đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều biết rằng
mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất
định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian chúng ta sẽ không hiểu được nội
dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không
phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa
danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự
nhiên của địa điểm đó.
Trong khi sử dụng bản đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh,
giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản

đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. ví như: Khi giảng về “
9
9


Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp ” trong bài 12 “ Phong trào dân
tộc dân chủ ở Việt Nam tư 1919 đến 1925 ”. Giáo viên sử dụng bản đồ của trường,
nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho học sinh vẽ. Tác dụng của việc sử dụng
bản đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh thấy rõ mục đích quy mô
của cuộc khai thác cũng như hậu quả của cuôc khai thác đối với Việt Nam, qua đó
các em hiểu sâu hơn bản chất và những thủ đoạn tàn bạo trắng trợn của thực dân
Pháp. Sau khi đã chuẩn bị bản đồ trong tiến trình giảng dạy giáo viên thực hiện các
bước sau.
Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân mục đích của cuộc khai thác thuộc địa
lần hai của thực dân Pháp. Giáo viên treo bản đồ lên tường (Nơi mà học sinh có thể
nhìn rõ).Để lần lược trình bày quá trình khai thác của thực dân Pháp về mục đích,
quy mô, hậu quả v.v…

10
10


Lược đồ các nguồn lợi của Pháp ở Việt Nam
Kết hợp với lời giảng giáo viên chỉ rõ cho các em những vị trí, địa điểm của
thực dân Pháp khai thác, khai thác những nguồn lợi gì, ở đâu?Tại sao lại khai thác
những nguồn lợi này?Nó có tác dụng gì? v.v... Sau đó yêu cầu các em nhận xét
vàrút ra kết luận khái quát, mục đích của Pháp.
Hay khi dạy bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)”, mục III, tiết 2, GV cho học sinh quan sát
và trình bày diễn biến các chiến dịch bằng lược đồ sẽ giúp HS nhớ sự kiện nhanh

hơn và lâu hơn, nắm chắc được địa điểm diễn ra trong các chiến dịch.
11
11


12
12


Lược đồ hướng tấn công của quân giải phóng trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng bản đồ, niên biểu thực tế đã cho những kết
quả tốt hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dể hiểu và nắm được bài ngay trên
lớp. Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các em. Đó là
thái độ căm phẫn trước những hành động vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp, là lòng
xót xa sự uất ức đối với người dân Việt Nam sống trong cảnh nước mất nhà tan.
Ví dụ trong bài 20 “ Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp kết thúc 1953 –
1954 ” SGK Lịch Sử 12 giáo viên kết hợp sử dụng bản đồ, niên biểu trình bày diễn
biến chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, sau đó lập niên biểu cho học sinh xem:
Thời gian

Sự kiện lịch sử

12/1953

Bộ đội chủ lực của ta tấn công Thị xã Lai Châu

Đầu tháng 12/1953

Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Trung Lào


Tháng 1/1954

Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào

Tháng 2/1954

Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên

Hay khi dạy về bài “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,” giáo viên có thể xây dựng
và sử dụng bảng niên biểu so sánh: Cương lĩnh chính trị ( tháng 2 năm 1930 ) của
Nguyễn Ái Quốc với luận cương chính trị của Trần Phú tháng 10/1930 như sau:
13
13


Nội dung so
sánh

Chính cương vắn tắt
( 2/1930 )

Luận cương chính trị
( 10/1930 )

Đánh đổ đế quốc, phong kiến,
Tư sản phản Cách mạng

Đánh đổ phong kiến, cách bóc
lột tiền TB, thực hiện CM thổ địa

triệt để

Giai cấp lãnh
đạo

GC Vô sản ( Nhân tố quyết đinh
thắng lợi CM là sự lãnh đạo của
ĐCSVN )

Giai cấp vô sản ( Nhân tố quyết
đinh thắng lợi CM là sự lãnh đạo
của ĐCSĐD )

Nhiệm vụ

Tịch thu tài sản ruộng đất của đế
quốc và bọn phản cách mạng
chia cho dân cày

Đánh đổ đế quốc Pháp, lật đổ
phong kiến
Liên minh công nông chặt chẽ

Lực lượng
cách mạng

Liên minh công nông chặt chẽ
bên cạnh đó phải biết đoàn kết
với TSDT, TTS trí thức, thành
phần trung nông


Vị trí

CM Việt Nam là một bộ phận
của CM Thế giới

CM Việt Nam là một bộ phận
của CM Thế giới

Mục tiêu

Như vậy với việc sử dụng bản đồ, sơ đồ, niên biểu, trong quá trình giảng dạy
làm cho tiết học trở nên sôi nổi gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát huy
khả năng độc lập tư duy.Cũng như việc khái quát tổng kết kiến thức lịch sử của học
sinh.Với giờ dạy sử dụng các loại đồ dùng trực quan này chất lượng cao hơn nhiều
so với giờ dạy không sử dụng các loại đồ dùng trực quan nêu trên.
Chính vì lẽ đó, trong các giờ dạy lịch sử nếu có điều kiện cho phép giáo viên
nên tích cực sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan này.
II. 3.4. Đồ dùng trực quan do giáo viên học sinh tự làm, hoặc tự sưu tầm:
Hiện nay kênh hình trong SGK đã phong phú hoặc các loại đồ dùng dạy học
đã có ở nhà trường, phần nào đã có sức hấp dẫn đối với học sinh. Song do hạn chế
về số trang nên các bản đồ, sơ đồ, niên biểu, tranh minh họa thì lại thiếu hẳn đôi lúc
không có. Chính vì lẽ đó để khắc phục tồn tại này trong quá trình giảng dạy giáo
viên và học sinh cần phải sưu tầm, bổ sung nhằm tăng tính hình ảnh, tính cụ thể cho
các sự kiện trong SGK. Giúp cho việc tiếp thu kiến thức của các em có hiệu quả.
Ví dụ: trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp kết
thúc 1953- 1954”, khi dạy phần 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên và
học sinh có thể tự tổ chức đắp mô hình sa bàn Điện Biên Phủ (Tất nhiên có sự hỗ
trợ kinh phí của nhà trường). Trước hết cần làm nổi bật cho học sinh thấy: “Đây là
một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài không thể công phá

(như lời nhận xét của bọn Mỹ ). Có 3 phân khu: phân khu Bắc gồm (độc lập, bản
kéo, him lam) – phân khu Trung Tâm ( có sân bay chính Mường Thanh ) – phân
14
14


khu Nam ( có sân bay phụ Hồng Cúm ), có 49 cứ điểm, Các cứ điểm qua trọng đó
là các đồi A1, C1, E1, D1... Đặc biệt cần kết hợp với khâu thiết bị để xây dựng một
mô hình ĐBP thật sống động ( Có các hệ thống đèn điện thì thật là tốt ). Thêm vào
đó cần đắp các chiến hào mà trong lịch sử quân và dân ta đã “ Khoét núi, vạch
rừng” xây dựng nên. Với việc xây dựng mô hình ĐBP như thế thì thật bổ ích cho
học sinh trong quá trình quan sát, trình bày diễn biến chiến dịch ĐBP. Bằng mô
hình sa bàn như thế dễ khắc sâu kiến thức, có thể hình dung qua mô hình một thời
kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta, một chiến thắng hiển hách vang dội núi sông
khắp năm châu bốn bể. Đây là chiến thắng vĩ đại nhất của Thế kỷ XX của dân tộc
ta...
Bên cạnh đó giáo viên có thể tìm hay cho học sinh sưu tầm tranh ảnh của các
anh hùng như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Điện để học sinh được biết các nhân vật
lịch sử đã có công lao rất lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đối với những bài học nào cần có bản đồ mà sách giáo khoa không có, giáo
viên tự sưu tầm hoăc tự vẽ trên cơ sở nội dung của bài nhằm bổ sung cho sách giáo
khoa. Ví dụ: Khi dạy về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc để truyền bá chủ
nghĩa Mác- Lê Nin về nước( 1919-1925). Để giới thiệu cho học sinh một cách ngắn
gọn và sinh động những hoạt động cứu nước của Người từ 1911 đến khi trở lại
Pháp hoat động, cũng như trong những năm tiếp theo. Giáo viên cần sưu tầm bản
đồ thế giới về “hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1941” nhằm giúp
học sinh nắm kiến thức một cách có hình ảnh, có hệ thống và tiết kiệm được thời
gian.
Những bài nào cần tranh ảnh, chân dung lịch sử minh họa, giáo viên và học
sinh có thể tự sưu tầm để đưa vào nội dung của bài nhằm tăng tính hình ảnh sự hấp

dẫn đối với bài học. Ví dụ: Khi dạy về “ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ” ở
bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn Quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954”
Giáo viên và học sinh có thể sưu tâm bức tranh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo;
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.....trong điều kiện những bức ảnh
như vậy khó tìm, giáo viên, học sinh có thể sưu tầm chân dung của họ đưa vào bài
giảng. Những bức ảnh minh họa này có giá trị lịch sử to lớn giúp học sinh hiểu sự
kiện một cách cụ thể, sinh động và gợi lên cảm xúc lịch sử của các em.
Trong sách giáo khoa chúng ta mới thấy có các nhân vật chính diện tiêu biểu
cho cái đẹp (chủ yếu là các nhà cách mạng) mà chưa có các nhân vật phản diện, đại
diện cho cái xấu, cái thấp hèn phản động. Trong giảng dạy nếu có điều kiện thuận
lợi giáo viên có thể sưu tầm và sử dụng chân dung của các nhân vật phản diện.
Song ở đây phải chú ý tới sự phù hợp của tranh ảnh lịch sử với nội dung sự kiện
lịch sử.
Đặc biệt trong giảng dạy lịch sử 12 rất cần có niên biểu, sơ đồ song cả cuốn
SGK hầu như không có bảng niên biểu, sơ đồ nào cả chính vì điều đó để nâng cao
15
15


hiệu quả giờ dạy giáo viên, học sinh cần lập một số sơ đồ, niên biểu trong một số
bài học lịch sử cụ thể. Điển hình có Sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo một khuôn mẫu hay tỷ lệ
nhất định mà là cách hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động, đầy màu sắc
và thực sự hiệu quả. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất
trong các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong
mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập.
Để giảng dạy theo sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trên bảng
rồi cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thành từng
nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên định hướng lại
từng nội dung cho học sinh.

Việc phối hợp linh động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết
hợp với việc thiết lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm
được bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949).
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số nội dung sau: Nói về Liên
hợp quốc cần nêu được ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động, bộ máy, ý nghĩa
thông qua sơ đồ tư duy sau:

Hay khi dạy bài 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
16
16


Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu các nội dung : Sự thành lập, Sự phát
triển, tổ chức ASEAN( sự ra đời, mục tiêu, hoạt động, thành tựu)...

Hay khi dạy bài 6. NƯỚC MĨ. Giáo viên sử dụng sơ đồ sau:

17
17


Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả giờ dạy giáo viên, học sinh cần lập một số sơ đồ
niên biểu trong một số bài học lịch sử cụ thể để hệ thống kiến thức đã giúp cho học
sinh nắm được bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Ví dụ: khi dạy bài 22 Lịch sử 12 trang 173 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến
đấu chống Đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản
xuất” ở phần III giáo viên có thể lập niên biểu về việc chiến đấu chống chiến lược
Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - Ngụy như sau:

Mặt trận
Sự kiện chính
Kết quả

Chính trị Ngoại giao

Quân sự

- 06/6/1969: Chính phủ CM
LTCHMNVN ra đời
- 24-25/4/1970: Hội nghị cấp cao 3
nước Đông Dương

- Tăng thêm sức mạnh cho
CM MN
- Biểu hiện tinh thần đoàn
kết chống kẻ thù chung của
nhân dân 3 nước Đông
Dương

- 03/3/1970: Bộ đội chủ lực của ta đã
kết hợp với quân dân CPC đánh bại
cuộc hành quân xâm lược CPC của Mỹ
- Ngụy
- Từ 4-23/2/1971: Bộ đội chủ lực của ta
đã kết hợp với quân dân Lào đánh bại

- Loại khỏi vòng chiến đấu
17.000 tên địch giải phóng
được 4,5 vạn dân

- Loại khỏi vòng chiến đầu
2 vạn quân địch

18
18


cuộc hành quân đánh vào khu vực
thượng Lào của Mỹ - Ngụy
Hay khi dạy xong bài 14 và 15, Lịch Sử lớp 12 giáo viên có thể lập niên biểu
cho học sinh so sánh :
NỘI DUNG

Phong trào cách mạng
1930-1931

Phong trào dân chủ
1936-1939

Nhiệm vụ
Lực lượng tham gia
Phương pháp cách mạng
Hình thức đấu tranh
Nhận xét
Hoặc khi học xong bài 21 và bài 22 Lịch Sử lớp 12 giáo viên có thể lập niên biểu
so sánh chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cụ bộ như sau:
Nội dung so sánh

Chiến tranh đặc biệt


Chiến tranh cục bộ

Thời gian
Tổng thống
Âm mưu
Thủ đoạn
Phạm vi – Quy mô
Lực lượng quân
Khi kẻ bảng so sánh giáo viên phải tuân thủ các yêu cầu về mặt sư phạm,
chọn lựa kiến thức chính xác, nội dung ngắn gọn dễ hiểu, không rườm rà, có tính
trực quan. Khi sử dụng sau khi giới thiệu và phân tích rõ nội dung các sự kiện nói
trên giáo viên yêu cầu học sinh so sánh rút ra những điểm giống và khác nhau của
hai chiến lược đó. Việc lập bảng này giúp các em nắm kiến thức cơ bản một cách
vững chắc. Hiểu rõ bản chất của sự kiện đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực
tư duy so sánh đánh giá sự kiện.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 27 “ Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 19192000”, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà xây dựng bản niên biểu tổng hợp
những sự kiện lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1930-1991 như sau:
Thời gian

Sự kiện chính

1930

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

1930-1931

Cao trào cách mạng 1930-1931 và sự thành lập Xô Viết Nghệ Tĩnh

19

19


1936

Thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương

1941

Bác Hồ về nước và chủ trì Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8

1945

Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
dời

1946

Tổng tuyển cử bầu quốc hội; Toàn quốc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược

1951

Đại hội lần thứ II của Đảng- Đại hội kháng chiến thắng lợi

1954

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; Hội nghị Giơnevơ và việc lập lại
hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam tiếp
tục cách mạng DTDCND


1959

Miền Nam đồng khởi

1960

Đại hội lần thứ III của đảng

1968

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dông loạt tết Mậu Thân 1968

1973

Hiệp định Pari

1975

Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ở miền Nam, cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Việt Nam hoàn toàn độc lập

1976

Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng

1991

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng


20
20


Khi dạy phần I. Hội nghị Ianta(2/1945) và những thỏa thuận của ba cường
VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA THẾ GIỚI

TIÊU DIỆT PHÁT XÍT NHANH

THIẾT LẬP TRẬT TỰ THẾ GIỚI PHÂN CHIA THÀNH QUẢ CHIẾN TRANH

HỘI NGHỊ IANTA
(04-11/2/1945)

MỤC TIÊU TIÊU DIỆT PHÁT XÍT

THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC

GIẢI GIÁP PHÁT XÍT
PHẠM VI ẢNH HƯỞNG

TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA

quốc - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai
(1945 - 1949), SGK Lịch sử 12 Cơ bản, giáo viên sử dụng sơ đồ hóa kiến thức H.1.
kết hợp với những câu hỏi phù hợp học sinh dễ dàng nắm được kiến thức về Hội
nghị Ianta.
H.1. Sơ đồ kiến thức Hội nghị Ianta
Khi dạy mục II. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 - Bài
17 SGK Lịch sử 12 Cơ bản, giáo có thể sử dụng sơ đồ hóa kiến thức . Ở hai mục II.

Bưc đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn
về tài chính. Và mục III. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính
21
21


quyền cách mạng. Giáo viên sẽ sử dụng sơ đồ giải quyết khó khăn ở nước ta sau
Cách mạng tháng Tám H.2.
H.2. Sơ đồ Biện pháp giải quyết những khó khăn nước ta
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ

KINH TẾ

TÀI CHÍNH

VĂN HÓA

TRƯỚC6/3
ĐÁNH
TƯỞNG
VẠCHPHÁP,
TRẦNHÒA
ÂM MƯU
TRỪNG TRỊ THEO PHÁP LUẬT
QUYÊN GÓP, ĐIỀU HÒA; QUYÊN GÓP, CỦA DÂN;
SAU 6/3
TĂNG
GIA

SẢN
XUẤT
PHÁT HÀNHBÌNH
TIỀN DÂN HỌC VỤ, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI, THÀNH LẬP CHÍNH
PHỦ
HỢP
PHÁP
HÒA PHÁP, ĐUỔI TƯỞNG

sau cách mạng tháng Tám
Tóm lại: Sử dụng hình vẽ , tranh ảnh trong sách giáo khoa, cũng như sử
dụng các đồ dùng trực quan do giáo viên và học sinh tự sưu tầm, tự làm, bổ sung
cho sách giáo khoa là một điều hết sức cần thiết có tác dụng lớn lao trong dạy học
lịch sử. Đây là phương tiện quan trọng tạo nên hình ảnh lịch sử. Song khi sử dụng
giáo viên cần chú ý đến các yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử.
II. 3.5. Sử dụng phim tư liệu lịch sử:
Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có
tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn lịch sử. Các nhà làm phim tái hiện lại
hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Những nhân vật lịch sử, những sự vật hiện
tượng, những sự kiện đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính
xác dễ nhận biết, dễ nhớ làm tăng hiệu quả học tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích
cực vào bài giảng.
Cần coi trong việc sử dụng phim tài liệu vào quá trình dạy học nhằm tận
dụng mọi cơ hội lịch sử một cách cụ thể giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các
sự vật hiện tượng được tiếp xúc các nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh
dường như đang “ Trực quan sinh động ”, quá khứ có thật mà hiện tại không có.
Với việc sử dụng phim tài liệu vào dạy học lịch sử giúp học sinh dễ nhận biết
dễ nhớ các sự vật hiện tượng, các sự kiện làm tăng thêm hiệu quả học tập( Trăm

nghe không bằng một thấy ) tập trung được sự chú ý của học sinh vào đối tượng lôi
cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài học làm cho lớp học năng động không
22
22


buồn tẻ tăng hiệu quả dạy học. Giúp học sinh dễ dàng hiểu được vấn đề, nắm bắt
chính xác các sự vật hiện tượng người thật,việc thật, định hướng tốt nội dung bài
học dễ tiếp nhận thông tin, rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên.
Trong giai đoạn lịch sử 1930-1945: Giáo viên sau khi hoàn thành xong
chương trình giai đoạn lịch sử này có thể cho học sinh xem bộ phim tư liệu “Xô
Viết Nghệ Tĩnh”. Qua các thước phim này học sinh có thể hình dung một giai đoạn
lịch sử với các phong trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt, với sự thành lập
một chính quyền tự quản của nhân dân với hình thức “Xô Viết Nghệ Tĩnh”. Và đặc
biệt sẽ khắc họa một thời kì lịch sử mới, khác hẳn giai đoạn trước, một thời kì lịch
sử với sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tiếp theo ở giai đoạn lịch sử 1945-1954: Giáo viên cho học sinh xem bộ
phim tư liệu “ Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ” . Các em sẽ được chứng kiến những hình ảnh chân thực
của một thời kì lịch sử hào hùng với các hình ảnh của các anh hùng như Phan Đình
Giót lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn Pháo. Hình ảnh
quân và dân ta đào hầm khoét núi, nếm mật, nắm gai, chịu bao khổ cực vận chuyển
lương thực, thực phẩm, phương tiện vũ khí để đến với chiến dịch lịch sử này. Qua
việc chiếu các thước phim về thời kỳ lịch sử như thế thì giờ học lịch sử không thể
nào còn nhàm chán và nhạt nhẽo nữa.
Hoặc ở giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 giáo viên cho học sinh
xem phim tư liệu “ Cuộc chiến 10.000 ngày của đạo diễn Michael Maclean – Ca
Na Đa” vì thời gian dành cho học sinh có giới hạn 45 phút nên giáo viên cần phải
sử dụng các thao tác cắt nối phim sao cho phù hợp với thời lượng và nội dung cần
đạt theo quy định của phân phối chương trình. Qua bộ phim tài liệu này khắc họa

một cách sống động nhất các chiến lược của Mỹ từ chiến tranh đơn phương ( 1954
– 1960 ) dưới thời AiXenHao, chiến tranh đặc biệt ( 1961 – 1965 ) dưới thời
Kennơdy – GiônXơn, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ( 1969 – 1973 ) dưới
thời kỳ của NichXơn.
Qua các thước phim tư liệu giúp cho các em học sinh là những người sống
trong thời kỳ hòa bình, phải biết sống như thế nào cho xứng đáng với cha ông, với
các anh hùng đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ
Quốc.Các em có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức ý thức
về vị trí và vai trò của bộ môn lịch sử.
II.4. Kết quả thực hiện:
II. 4.1. Tổ chức thực nghiệm:
Trong thời gian qua tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử,
đây không phải là phương pháp mới, có thể cũng đã được thầy cô ở nhiều trường
áp dụng. Tuy vậy với bản thân phần nào cũng đạt được một số kết quả. Năm học
2019 – 2020 tôi dạy 2 lớp sử 12, thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường
THPT Liễn Sơn.
23
23


+ Lớp thực nghiệm: 12 A6
+ Lớp đối chứng: 12 A1
II. 4.2. Kết quả:
Qua kết quả trên cho chúng ta thấy được tính khả thi của việc áp dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học
sinh ( có thể với khối 10, 11 cũng thế ), phần nào có hiệu quả.Chất lượng học sinh
có điểm khá giỏi cao hơn, đặc biệt không có học sinh có điểm dưới TB.
- Ở lớp thực nghiệm 12 A6: Tỉ lệ học sinh có điểm TB và dưới TB thấp hơn ở lớp
đối chứng (12a1), tỉ lệ điểm khá và giỏi lại cao hơn.
- Ở lớp đối chứng 12A1: Tỉ lệ học sinh có điểm TB và dưới TB cao hơn ở lớp thực

nghiệm, tỉ lệ khá và giỏi thấp hơn.
Điều đó cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng
kiến thức tốt hơn.Khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề tốt hơn so với đối
chứng. Chứng tỏ,việc áp dụng phương pháp sử dụng và khai thác đồ dùng trực
quan trong dạy học lịch sử là có hiệu quả.

Phần III: Kết luận và kiến nghị
III. 1.Kết luận:
Ngoài những nội dung kiến thức trên SGK, đồ dùng trực quan sẽ minh họa
thêm cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu sắc của một bài
học lịch sử.
Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác các đồ dùng trực quan có
liên quan đến bài dạy, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên
cạnh đó học sinh thấy hứng thú, yêu thích học môn lịch sử và giờ dạy lịch sử thêm
sinh động và hấp dẫn.
Trong quá trình giảng dạy tôi đúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn như đã trình
bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế rất mong sự
đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như sự
chỉ đạo về chuyên môn của trường để bản thân được học hỏi thêm, mỗi ngày phát
huy tốt hơn giờ dạy lịch sử ở lớp 12 nói riêng và ở trường phổ thông nói chung.
III. 2. Kiến nghị:
III.2.1. Đối với tổ chuyên môn:
Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề lịch sử để học
sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy tốt
hơn bộ môn lịch sử. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những sáng
kiến hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh của mình
24
24



III.2.2. Đối với trường:
Cần tạo điều kiện về phòng học bộ môn, đèn chiếu, bảng thông minh để phục
vụ giảng dạy. Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy
lịch sử.
Cần có nơi để đồ dùng dạy học một cách ngăn nắp khoa học hơn.
Cần mua các tư liệu lịch sử có liên quan trong chương trình học để giáo viên
và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả của bộ
môn.
III.2.3.Đối với Sở Giáo dục:
Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như bản đồ ,tranh ảnh, tư
liệu, các băng đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên,
học sinh ở trường phổ thông .
Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải
pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn.
Tổ chức các buổi tham quan thực tế các di sản văn hóa, di tích lịch sử, bảo
tàng lịch sử cho học sinh và giáo viên.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
.....................................................................................................................................
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, phòng học bộ môn, đèn chiếu,
bảng thông minh, trang thiết bị đồ dùng dạy học, các đồ dùng trực quan : như bản
đồ ,tranh ảnh, tư liệu, các băng đĩa, phim tài liệu.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử :
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực
hoạt động độc lập của học sinh ( có thể với khối 10, 11 cũng thế).

Chất lượng học sinh có điểm khá giỏi cao hơn, đặc biệt không có học sinh có điểm
dưới TB.
TT

Lớp

Số bài

Điểm dưới TB Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

SL

%

SL

%

SL

6

15,3

25


64,2

8

20,5

20

45.5

16

36,4

2

4,5

%

SL

1

12ª6

39

0


0

2

12ª1

44

6

13,6

%

25
25


×