Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN xây dựng dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai nhằm rèn tư duy cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.5 KB, 15 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP HÒA B

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Xây dựng dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai nhằm rèn
tư duy cho học sinh lớp 4.
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hường

Tam Dương, năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển giáo dục toàn
diện, có thể nói, toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho
các em không phải đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy.
Bởi chính nhờ tư duy sắc bén mà các em mới có thể nhạy bén hơn nhiều trong
các môn học khác, rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các
em trở thành những nhà toán học mà chính là rèn luyện tư duy để các em trở nên
linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Dạy học toán cho trẻ không chỉ nhằm cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần
thiết, mà một điều quan trọng có ý nghĩa trong suốt cuộc đời các em sau này đó
là dạy các em “ biết học toán”. Nói cách khác có nghĩa là bồi dưỡng cho các em
năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc
sống.
Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, góp phần bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư
duy cho học sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành xây dựng dạng bài tập trắc
nghiệm đúng sai xoay quanh mảng kiến thức số học và hình học góp phần nâng


cao hiệu quả của việc học tập, trong qúa trình giảng dạy chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Xây dựng dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai nhằm rèn luyện
tư duy cho học sinh lớp 4 ”.
Năm học 2018 - 2019, tôi đã được phân công giảng dạy học sinh lớp 4B.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành dạy kiến thức cơ bản cho học sinh, bên
cạnh đó tôi bồi dưỡng kiến thức nâng cao song song cho các em, qua một vài
tuần kiểm tra kiến thức của lớp tôi thấy rằng đa phần năng lực tư duy của các em
còn hạn chế , làm bài tập còn dựa trên mẫu có sẵn khi làm bài tập nâng cao,
chưa tự mình khám phá những điều mới lạ trong kiến thức. Do đó kết quả chưa
cao, vì vậy tôi thấy rằng cần phải rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh là rất
cấp thiết.
Bản thân là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy lớp 4, có kinh nghiệm
trong công tác dạy lớp 4 nhiều năm. Xác định đúng các yêu cầu về kiến thức kĩ
năng cho trình độ chung của lớp, cho học sinh khá giỏi. Nắm được tâm lí và khả
năng nhận thức của trẻ theo từng giai đoạn có quy luật riêng.Vì vậy, hơn ai hết
người giáo viên tiểu học phải hiểu trẻ em với đầy đủ ý nghĩa của nó mới có thể
tiến hành dạy toán thành công.
Trong quá trình dạy học cần phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học. Khi
xác định các yêu cầu về kiến thức kĩ năng cho trình độ chung của lớp, giáo viên
cần luôn chú ý đến các câu hỏi nâng cao, vừa tạo ra sức hứng thú, kích thích sự
tìm tòi, đòi hỏi một sự cố gắng phấn đấu cao hơn cho mỗi học sinh. Hơn thế khả
năng nhận thức của trẻ đang được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn
có quy luật riêng. Vì vậy, hơn ai hết người giáo viên tiểu học phải hiểu trẻ em
với đầy đủ ý nghĩa của nó mới có thể tiến hành dạy toán thành công.


Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là:
- Tìm hiểu một số vấn đề về tư duy của học sinh tiểu học nói chung và tư duy
của học sinh khá giỏi nói riêng
- Xác định căn cứ để xây dựng hệ thống các bài tập.

- Xây dựng dạng bài tập trắc nghiệm dúng sai nhằm rèn luyện tư duy cho học
sinh lớp 4 trình độ khá giỏi .
- Phát triển óc tư duy cho học sinh
- Nâng cao chất lượng dạy học môn toán.
Do điều kiện thời gian có hạn nên việc tiến hành nghiên cứu chỉ bó hẹp trong
phạm vi lớp 4B trường Tiểu học Hợp Hòa B - Tam Dương.
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm dạy học
2. Tên sáng kiến: Xây dựng dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai nhằm rèn tư duy
cho học sinh lớp 4.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hường
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hợp Hòa B
- Số điện thoại: 0375 427 273
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Thị Hường
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vận dụng trong công tác giảng dạy môn toán
cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Hợp Hòa B
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/10/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:
Môn toán ở tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh :
+ Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng trong
đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân, bao gồm: cách đọc, cách
viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thập phân: một số đặc điểm của tập hợp
số tự nhiên, số thập phân; các phép tính trong tập hợp số tự nhiên, số thập phân
+ Có những hiểu biết ban đầu, thiết thực nhất về các đại lượng cơ bản như: độ

dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích, đơn vị tiền Việt Nam, đơn vị đo
thông dụng nhất của chúng. Biết sử dụng cụ để thực hành đo lường. Biết ước
lượng các số đo đơn giản.
+ Rèn luyện để nắm chắc các kĩ năng thực hành tính, nhẩm, tính viết về bốn
phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, số đo các đại lượng.


+ Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt 1 số các hình hình học thường gặp.
Biết tính chu vi, thể tích, diện tích của một số hình. Biết sử dụng các dụng cụ
đơn giản để đo và vẽ hình.
+ Có những hiểu biết ban đầu sơ giản về dùng chữ thay số, về biểu thức toán
học và giá trị cuả biểu thức toán học, về phương trình và bất phương trình đơn
giản. Biết tính giá trị biểu thức số, giải 1 số phương trình và bất phương trình
đơn giản nhất bằng phương pháp phù hợp với tiểu học
+ Biết cách giải và trình bày cách giải 1 bài toán có lời văn. Nắm chắc, thực hiện
đúng quy trình bài toán. Bước đầu biết giải một số bài toán bằng các cách khác
nhau
+ Thông qua các hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng
trí tuệ và thao tác tư duy đơn giản và thao tác tư duy quan trọng như: so sánh,
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, lập luận có căn
cứ, bước đầu làm quen với các chứng minh dơn giản
+ Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm
tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó, cẩn thận , kiên
trì, tự tin.
*Một số vấn đề về tư duy của học sinh tiêu học
+ Tư duy của học sinh tiểu học
Ở tiểu học, trong quá trình học tập môn toán chủ yếu các em tiến hành các
thao tác tư duy cơ bản là phân tích tổng hợp so sánh trừu tượng hóa và khái quát
hóa trong đó phân tích và tổng hợp được xem là 2 thao tác tư duy nền tảng để
thực hiện các thao tác tư duy khác.

+ Tư duy của HS các lớp cuối bậc tiểu học
- Lên lớp 4, giai đoạn cuối của bậc tiểu học những năng lực học tập của học
sinh đã được hình thành. Năng lực đó được thể hiện qua quá trình tâm lí có chủ
định,các kĩ năng công cụ như kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết ), kĩ năng tính toán trở nên thành thạo hơn.
+ Tư duy của học sinh khá, giỏi
Năng lực tư duy ở các em học sinh khá giỏi đã trở nên nhuần nhuyễn, thuần
thục hơn. Các em luôn có ý thức chủ động, tự giác và luôn thích tự khám phá ra
những điều mới lạ nhất là trong học tập. Các em muốn tự mình tìm ra cách giải
khác, các cách giải hay, ngắn gọn, suy luận rất tốt để đi đến khẳng định, phủ
định,một điều gì đó. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để rèn các kĩ năng tư duy.
* Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Học sinh phải được trang bị đủ kiến thức để dành cơ hội trong học tập, việc
làm và được thừa nhận trong thế giới ngày nay. Nói đúng hơn để thành công.
Chính câu trả lời có tính thực dụng này đòi hỏi việc dạy tư duy phải được cải
thiện tốt hơn.
Tư duy tốt là điều kiện tiên quyết giúp học sinh trở thành công dân tốt. Khả
năng tư duy có phê phán của công dân giúp tạo nên những quyết định thông
minh đối với vấn đề của xã hội.


- Nếu có khả năng tư duy tốt, người ta luôn điều chỉnh để có trạng thái tâm lý
tốt. Trạng thái tâm lý giúp người ta có được thái độ tích cực đối với cuộc sống ,
sống nhiệt tình, thiện cảm với người khác ...
- Chúng ta luôn mong muốn trở thành người có đầu óc tư duy bởi cuộc sống của
chúng ta có quá nhiều vấn đề phức tạp thách thức khả năng của chúng ta.
Vì những lí do trên, chúng ta cần phải có trách nhiệm dạy các kĩ năng tư duy để
nâng cao năng lực tư duy cho học sinh .
Như vậy các kĩ năng tư duy đóng vai trò quan trọng đối với mỗi học nói riêng và
đối với mỗi người nói chung. Việc rèn các kĩ năng tư duy được thể hiện qua

nhiều hoạt động khác nhau. trong các hoạt động đó thì việc giải quyết các bài
tập trắc nghiệm khách quan cũng chiếm một vị trí không nhỏ trong việc rèn kĩ
năng tư duy cho học sinh.
I. CẤU TRÚC CỦA DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
1. Cấu trúc của hệ thống bài tập.
Nội dung các bài tập tập trung vào mảng kiến thức số học và hình học với
dạng bài tập trắc nghiệm “Đúng – Sai”
2. Bài tập trắc nghiệm đúng – sai
2.1 Các đặc trưng của một bài trắc nghiệm tốt
- Tính giá trị: Đo lường và đánh giá điều cần đo và đánh giá
- Tính tin cậy: Kết quả lặp lại trong từng điều kiện
- Tính khả thi: Thực thi được trong điều kiện đã cho
- Tính định lượng: Kết quả biểu diễn được bằng số đo
- Tính lí giải: Kết quả phải giải thích được
- Tính kinh tế: Tốn kém ít
2.2 Một số tiêu chuẩn cho việc viết các câu hỏi trắc nghiệm
- Xét về đại thể các câu hỏi cần được đảm bảo 1 số đặc tính sau:
+ Sự phù hợp của điều được trắc nghiệm( Tầm quan trọng, tính thiết thực)
+ Tính chính xác hoặc tính đúng đắn của hiện thực được trắc nghiệm, tính
đúng đắn của vấn đề hoặc câu hỏi cũng như tính chính xác của câu hỏi.
- Tính công bằng đối với học sinh được trắc nghiệm. Toàn bộ học sinh có cơ
hội như nhau để tiếp cận với các kiến thức được trắc nghiệm.
- Tính nhạy cảm đối với các vấn đề dân tộc thiểu số( phản ánh các khía cạnh
tích cực của kinh nghiệm người thiểu số) cũng như tránh các thuật ngữ có thể
tỏ ra xúc phạm tới bất cứ nhóm người nào.
- Tính dễ hiểu cho những người đọc câu hỏi trắc nghiệm ( tính rõ ràng, đơn
giản của các từ vựng được sử dụng).
2.3 Những đặc tính quan trọng của phần dẫn của câu hỏi trắc nghiệm
- Tính rõ ràng và hoàn chỉnh của vấn đề hoặc nhiệm vụ được trình bày ( bao
gồm tất cả các thông tin cần thiết)

- Tính ngắn gọn, xúc tích của câu hỏi( bao hàm chỉ các thông tin cần thiết để
trả lời câu hỏi)
- Tính tập trung đối với các khẳng định dương tính ( tránh các từ “ ít nhất”,
“ không”, ‘ngoại trừ”)


II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
1. Cách thiết kế các bài tập trắc nghiệm đúng sai.
Để thiết kế dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai, chúng ta cần thực hiện theo các
bước sau đây
Bước 1: Đưa ra tình huống
Bước 2: Đưa ra 2 hướng suy nghĩ (1 đúng 1 sai) mà học sinh có thể gặp phải.
Bước 3: Từ 2 hướng suy nghĩ dẫn đến kết quả
Bước 4: Đặt đề toán
1.1. Ví dụ
Ví dụ 1 .
- Bước 1: Đưa ra tình huống
Đưa ra 1 biểu thức có chứa X
372 : 3 x X =4
Bước 2: đưa ra 2 hướng suy nghĩ là ( 1đúng , 1 sai) mà học sinh có thể gặp phải
+ Đúng
372 : 3 x X = 4
124 x X = 4
4
X = 124

X=

1
31


+ Sai
372 : 3 x X = 4
3 x X = 372:4
3 x X = 93
X = 93 : 3
X = 31
Bước 3 : Từ hai hướng suy nghĩ trên dẫn đến 2 kết quả là X=

1
và X=31
31

Bước 4 : Đặt đề toán
Cho biểu thức 372 : 3 x X = 4
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ trống
Giá trị của X trong biểu thức trên là X = 31
Ví dụ 2
Bước 1: Đưa ra tình huống.
Tìm tổng lớn nhất của a,b,c biết a,b,c là số có một chữ số.
Bước 2: Đưa ra hai hướng suy nghĩ( 1 đúng, 1 sai ) mà học sinh có thể gặp phải.
Học sinh cho rằng a, b, c là số lớn nhất nên đều bằng 9, như vậy tổng lớn nhất
của a, b, c là:
a + b + c = 9 + 9 + 9 = 27
Học sinh suy luận a, b, c phải khác nhau, nên a = 7, b= 8, c = 9. Vậy tổng của a ,
b, c là: a + b + c = 7 + 8 + 9 = 24
Bước 3: Từ hai hướng suy nghĩ dẫn đến hai kết quả
Tổng bằng 27 và tổng bằng 24



Bước 4: Đặt đề toán.
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Cho biết a, b, c là số có một chữ số, giá trị lớn nhất của biểu thức a + b + c là
24
Ví dụ 3
Bước 1: Đưa ra tình huống
Tính tổng của các số lẻ liếp từ 11 đến 89.
Bước 2 : Đưa ra 2 hướng suy nghĩ ( 1 đúng, 1 sai ) mà học sinh có thể gặp phải
Học sinh sẽ tính được số các số từ 11 đến 89 có 40 số
( vì ( 89 - 11) : 2 + 1 = 40 số )
Suy luận
- Tổng của các số lẻ là 1 số lẻ
- 40 là số chẵn mà tổng của số chẵn các số lẻ là 1 số chẵn. Vậy tổng của 40
số lẻ là 1 số chẵn
Bước 3 : Từ 2 hướng suy nghĩ trên dẫn đến 2 kết quả
- Kết quả là số chẵn
- Kết quả là số lẻ
Bước 4: Đặt đề toán
Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào chỗ trống
Tổng các số lẻ liên tiếp từ 11 đến 89 là 1 số lẻ
Ví dụ 4:
Bước 1: Đưa ra tình huống
Xác định dấu hiệu của số chia hết cho cả 3 và 5
Bước 2 : Đưa ra 2 hướng suy nghĩ ( 1 đúng, 1 sai) mà học sinh có thể gặp phải )
+ Để chia hết cho 2 và 5 thì đó là số chẵn, để chia hết cho 5 thì số đó có cả số lẻ
Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số chẵn
+ Để chia hết cho 5 thì số đó có thể là số chẵn ( số có tận cùng là 0), có thể là số
lẻ( số có tận cùng là 5), để chia hết cho 2 thì đó là số chẵn. Vậy để chia hết cho
cả 2 và 5 thì số phải là số chẵn chục
Bước 3 : Từ 2 hướng suy nghĩ đưa ra 2 kết quả

Số chia hết cho cả 2 và 5 là số chẵn chục
Số chia hết cho cả 2 và 5 là số lẻ
Bước 4: Đặt đề toán
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ trống
Số chia hết cho cả 2 và 5 là số chẵn chục
2. Thiết kế hệ thông bài tập tự luyện
Bài 1
Cho biểu thức 372 : 3 x X = 4
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Giá trị của X trong biểu thức trên bằng 31
Bài 2
Cho biểu thức aaa : 37 x X= a
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Giá trị của X trong biểu thức trên là X = 3


Bài 3
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Tổng của 40 số lẻ bằng 1059
Bài 4
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Tổng các số lẻ liên tiếp trong phạm vi từ 11 đến 89 là số lẻ
Bài 5
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Tổng các số chẵn liên tiếp trong phạm vi từ 20 đến 98 là số chẵn
Bài 6
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Tổng : 27 + 29 + 65 + 43 là 1 số lẻ
Bài 7. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Thương của phép tính (2 + 4 + 5+....+ 100 + 102) : 3 là số lẻ

Bài 8. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Phép tính ( 2 + 4 + 6 + 8 +..........+ 100 ) – ( 13 + 15 + 17 +....+ 91 + 93 ) có kết
quả là số lẻ
Bài 9 :
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Kết của của phép tính 136 x 136 – 42 có chữ số tận cùng là 0
Bài 10:
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Phép chia 1935 : 9 có thương là số chẵn
Bài 11 :
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Số chia hết cho cả 2 và 5 là số chẵn
Bài 12.
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Số nhỏ nhất chia hết cho cả 3 và 6 là 18
Bài 13: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
3+2x5=3+5x2
3+2x5=2+3x5
2x6+5=2x5+6
5x6+2=6x5+2
Bài 14: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
60 : 5 x 2 = 60 : 10 = 6
60 – 5 + 3 = 60 – 7 = 53


20 x 2 + 3 = 40 + 3 = 43
20 x 2 + 3 =20 x 5= 100
Bài 15: Cho biết a, b, c là các số có 1 chữ số
Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống
Giá trị lớn nhất của biểu thức a + b + c là 24

Bài 16: Cho biết a, b, c là các số có 1 chữ số
Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống
Giá trị nhỏ nhất của biểu thức a + b + c là 0
Bài 17.
Trong cùng một hình vuông số đo chu vi bằng số đo diện tích
Bài 18
Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống
Trong 2 hình chữ nhật có cùng chiều rộng, còn chiều dài hình này bằng

1
hình
2

kia thì:
1
chu vi hình kia
2
1
Diện tích hình này bằng diện tích hình kia
2

Chu vi hình này bằng

Bài 19. Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống
Hình vuông và hình chữ nhật có số đo chu vi bằng nhau thì hình vuông có số
đo diện tích lớn hơn
Hình vuông và hình chữ nhật có diện tích bằng nhau thì hình vuông có số đo
chu vi lớn hơn
Hình vuông và hình chữ nhật có số đo chu vi bằng nhau thì số đo diện tích
cũng bằng nhau

3. Phân tích một số kĩ năng tư duy rèn được thông qua các bài tập trắc
nghiệm đúng – sai
Trong mỗi hoạt động nhận thức của học sinh khi học tập môn toán, các thao tác
tư duy và các loại hình tư duy được tiến hành 1 cách đan xen nhau, thông qua
dod mà thúc đẩy sự phát triển của chúng, giúp học sinh đạt được kết quả học tập
một cách chắc chắn. Nhưng khó có thể phân biệt rạch ròi các thao tác tư duy cụ
thể của thời điểm của quá trình nhận thức. Tuy nhiên với một nội dung học tập
cụ thể, có một tư duy thao tác nào đó nổi lên, có tính chất chủ đạo. Điều đó được
thể hiện qua các ví dụ cụ thể sau đây:
Ví dụ 1: Bài 14
Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống
60 : 5 x 2 = 60 : 10 = 6


60 – 5 + 3 = 60 – 7 = 53
20 x 2 + 3 = 40 + 3 = 43
20 x 2 + 3 = 20 x 5= 100
Trước tiên, học sinh phải huy động các kiến thức sẵn có. Các em cần nhớ lại thứ
tự thực hiện các phép tính trong một dãy tính ( thực hiện nhân - chia trước, cộng
- trừ sau ). Sau đó học sinh phân tích cụ thể hóa từng phép tính để tiến hành thực
hiện đối với mỗi phép tính cụ thể.
Phép tính thứ nhất: 60 : 5 x 2
Trong phép tính này có nhân và chia, học sinh sẽ thực hiện lần lượt theo thứ tự
từ trái sang phải, tức là
60 : 5 x 2
12 x 2 = 24
Từ kết quả vừa tìm được, học sinh sẽ so sánh với kết quả đã cho và thực hiện tư
duy phê phán để khẳng định phép tính trên có kết quả sai
Ở phép tính thứ hai:
60 – 5 + 2

Cũng tương tự như trên, phép tính có phép cộng và phép trừ bình đẳng nhau,
học sinh sẽ phải thực hiện lần lượt từ trái qua phải
Cụ thể:
60 – 5 + 2
55 + 2 = 57
Ở phép tính thứ ba :
20 x 2 + 3
Trong phép tính này có nhân và cộng, học sính sẽ phải thực hiện nhân chia
trước, cộng trừ sau:
Cụ thể: 20 x 2 + 3
40 + 3 = 43
Kết quả này đúng với kết quả ban đầu nên học sinh chọn là đúng.
Ở phép tính cuối cùng:
20 x 2 + 3
Học sinh sẽ thực hiện giống như phép tính thứ 3 và ra kết quả là 47. Đối chiếu
với kết qủa cho học sinh đi đến kết luận điền S vào ô trống.
Như vậy trong khi thực hành bài tập này học sinh thực hiện các thao tác tư duy :
khái quát hóa, tổng hợp hóa, phân tích, so sánh và tư duy phân tích nhưng thao
tác phân tích đóng vai trò chủ đạo.
Ví dụ 2: Bài 9
Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống
Kết quả của phép tính : 136 x 136 – 42 có chữ số tận cùng là 0
Để đi đến kết luận đúng và sai, học sinh phải thực hiện thao tác phân tích:
Coi tích 136 x 136 là số bị trừ, 42 là số trừ.


Vì tích 136 x 136 có chữ số tận cùng là 6 trừ đi số trừ có chữ số tận cùng là 2
nên kết quả phải có chữ số tận cùng là 4.
Tiếp đó học sinh sẽ so sánh với kết quả đã cho để đi đến phủ định kết quả đã
cho và điền sai vào ô trống( tư duy phê phán).

Như vậy trong khi thực hiện bài tập này, thao tác phân tích đóng vai trò chủ
đạo.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
Trong mục này tôi chỉ xin phép được trình bày một trong rất nhiều cách giải
hoặc đáp án (có bài chúng tôi trình bày cả phần giải thích cụ thể để đi đến đáp số
, nhưng khi các em làm không nhất thiết bắt các em giải thích)
Bài 1
S
Giải thích: Kết quả phải bằng

1
vì lẽ ra ở bước 372 : 3 x X = 4 phải thực hiện
31

chia 372 cho 3 trước
Bài 2
S
Giải thích: sai vì đã coi 37 x X là số chia
Thực ra phải tính như sau:
aaa : 37 x X = a
a x 111 : 37 x X = a
ax3xX=a
3xX=1
X=

1
3

Vậy X = 3 là sai
Bài 3

S
Giải thích: Vì tổng một số chẵn các số hạng lẻ là 1 số chẵn
Bài 4
S
Giải thích:
Học sinh sẽ tính được số các số lẻ từ 11 đến 89 có 40 số số lẻ
( vì ( 89 - 11) : 2 + 1 = 40 ( số )
40 là số chẵn mà tổng của số chẵn các số lẻ là 1 số chẵn. Vậy tổng của 40 số lẻ
là 1 số chẵn
Bài 5
Đ
Giải thích: Tổng các số chẵn phải là số chẵn


Bài 6
S
Giải thích:
Tổng trên có 4 số hạng đều là lẻ, mà tổng của số chẵn các số lẻ là 1 số chẵn
Bài 7
S
Giải thích: Kết quả bằng số lẻ là sai vì:
( 2 + 4 + 6+................+ 100 + 102 ) = số lẻ x 3
Số chẵn
số lẻ( vô lí)
Bài 8
Đ
Giải thích:
Vì ta thấy: Tổng các số ( ở ngoặc đơn thứ nhất) ở số bị trừ là các số chẵn liên
tiếp từ 2 đến 100 nên là số chẵn:
Tổng các số ở số trừ đều là số lẻ liên tiếp từ 13 đến 93

Mà số cuối hơn số đầu là:
93 – 13 = 80
Hai số lẻ liên tiếp hơn ( kém ) nhau 2 đơn vị nên số lượng số lẻ là trong số trừ là:
80 : 2 + 1 = 41 ( số)
Mà tổng các số lẻ là 1 số lẻ
Vậy : hiệu = số chẵn – số lẻ = số lẻ
Vậy kết quả bằng số lẻ là đúng
Bài 9
S
Giải thích:
Coi tích 136 x 136 là số bị trừ, 42 là số trừ.
Vì tích 136 x 136 có chữ số tận cùng là 6 trừ đi số bị trừ có chữ số tận cùng là 2
nên kết quả phải có chữ số tận cùng là 4.
Tiếp đó học sinh sẽ so sánh với kết quả đã cho để đi đến phủ định kết quả đã
cho và điền sai vào ô trống
Bài 10:
S
Giải thích: Vì 1935 và 9 đều là số lẻ mà thương của 2 số lẻ là số lẻ. Vậy 1935 : 9
sẽ cho thương là số lẻ
Bài 11:
S
Giải thích:
Để chia hết cho 5 thì số đó có thể là số chẵn ( số có tận cùng là 0), có thể là số
lẻ( số có tận cùng là 5), để chia hết cho 2 thì đó là số chẵn. Vậy để chia hết cho
cả 2 và 5 thì số phải là số chẵn chục


Bài 12
S
Số chia hết cho cả 3 và 6 là 18 nhưng đó không phải số nhỏ nhất

Mà số nhỏ nhất chia hết cho cả 2 số trên là 6 vì
6 chia hết cho 6: 6 : 6 = 1
6 chia hết cho 3 : 6 : 3 = 2
Bài 13
3+2x5=3+5x2

Đ

3+2x5=2+3x5

S

2x6+5=2x5+6

S

5x6+2=6x5+2

Đ

Bài 14
60 : 5 x 2 = 60 : 10 = 6

S

60 – 5 + 2 = 60 – 7 = 53

S

20 x 2 + 3 = 40 + 3 = 43


Đ

20 x 2 + 3 = 20 x 5= 100

S

Bài 15
S
Giải thích : Khi gọi 3 số là a, b, c mà không có điều kiện 3 số khác nhau thì 3 số
đó có thể giống nhau và đều bằng 9
Thế thì giá trị lớn nhất của 3 số là 27
Bài 16
Đ
Giải thích: Tương tự bài trên, ba số có thể giống nhau và có thể bằng 0
vậy tổng 3 số đó bằng 0
Bài 17
S
Giải thích : ví dụ 1 hình vuông có cạnh bằng 6 cm thì
Chu vi hình vuông là : 6 x 4 = 24 cm
Diện tích hình vuông là: 6 x 6 = 36 cm2
Vậy số đo chu vi và diện tích của hình vuông không bằng nhau


Bài 18:
Trong 2 hình chữ nhật có cùng chiều rộng, còn chiều dài này bằng

1
hình kia
2


thì:
1
chu vi hình kia S
2
1
Diện tích hình này bằng diện tích hình kia
2

Chu vi hình này bằng

Đ

Bài 19:
Hình vuông và hình chữ nhật có số đo chu vi bằng nhau thì hình vuông có số
đo diện tích lớn hơn
Đ
Hình vuông và hình chữ nhật có diện tích bằng nhau thì hình vuông có số đo
chu vi lớn hơn

S

Hình vuông và hình chữ nhật có số đo chu vi bằng nhau thì số đo diện tích
cũng bằng nhau S
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến áp dụng cho công tác dạy học và bồi dưỡng học sinh phát triển
năng lực học toán.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên chuẩn bị bài và
nghiên cứu bài chu đáo, học sinh học tập tích cực, ham học hỏi tìm tòi nghiên

cứu bài học trong các buổi học trên lớp.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau:
- Chúng tôi tiến hành chọn lớp 4B của trường Tiểu học Hợp Hòa B làm lớp dạy
thực nghiệm và lớp 4C của trường làm lớp đối chứng.
* Về thời gian thực nghiệm
- Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, chúng tôi tiến hành quá trình thực
nghiệm theo đúng nội dung và phân phối chương trình toán 4
* Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm mà chúng tôi lựa chọn học sinh lớp 4B, trường Tiểu
học Hợp Hòa B – lớp do tôi phụ trách và trực tiếp dạy môn toán.
*Nội dung thực nghiệm
Sau khi đã hoàn thành xong công việc chọn lớp thực nghiệm. Sau một thời gian
nghiên cứu chúng tôi quyết định cho học sinh luyện các dạng bài tập này vào
buổi học thứ 2 trong ngày


10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
* Kết quả dạy học thực nghiệm
1. Các bình diện được đánh giá
+ Đánh giá về kĩ năng tư duy toán
Sau khi áp dụng qui trình xây dựng các bài tập trắc nghiệm khách quan diển
hình nhằm rèn luyện tư duy học sinh, chúng tôi thấy tư duy toán của học sinh có
phần khác biệt, đạt kết quả cao điều này chứng tỏ các em nắm chắc kiến thức
toán 4 và có khả năng tư duy toán.
+ Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh
Qua thăm dò và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, nhu cầu và hứng thú toán học

sinh lớp TN hơn hẳn so với học sinh lớp ĐC. Như vậy, qua dạy học thực nghiệm
có thể khẳng định, các biện pháp dạy học của chúng tôi đưa ra trong bài giảng
dạy là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tạo được
sự hứng thú và nhu cầu trong học tập ở người học.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Qua quá trình dạy học TN, chúng tôi nhận thấy các dạng bài tập trắc nghiệm
khách quan điển hình nhằm rèn luyện tư duy cho HS lớp 4 mà chúng tôi đưa ra
là khả thi và mang giá trị sử dụng cao. Ngoài ra, khi thực hiện các biện pháp này
chúng tôi nhận ra ưu điểm nổi trội là đã tạo ra được hứng thú học ở phía học
sinh, phát triển được tối đa khả năng tư duy của hoc sinh, tạo được tâm lí tự tin
hứng thú học toán.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số
TT

Tên cá nhân

1

Nguyễn Thị Hường

2

Trần Thị Duyên

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

Trường TH Hợp Vận dụng trong công tác
Hòa B
giảng dạy môn toán cho học
sinh lớp 4 Trường Tiểu học
Hợp Hòa B

Hợp Hòa, ngày..... tháng.... năm 2019 Hợp Hòa, ngày 15 tháng 2 năm2019
Thủ trưởng đơn vị
Tác giả sáng kiến
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Thị Thanh Nhàn

Nguyễn Thị Hường



×