Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

SKKN xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo hoàng sa và trường sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học địa lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 108 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Lời giới thiệu .................................................................................................. 1
II. Tên sáng kiến ................................................................................................. 2
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến .......................................................................... 3
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ............................. 3
V. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..................................................... 4
1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5
III. PHƯƠNG PHÁP .......................................................................................... 5
IV. KHÔNG GIAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................... 6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TẬP
SAN GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................ 7
I.1. Giáo dục chủ quyền biển, đảo ...................................................................... 7
I.2. Xây dựng tập san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa .......................................................................................................... 19
I.3. Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 ..................... 25
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 26
II.1. Vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo ở nước ta ........................................ 26
II.2. Thực trạng giáo dục chủ quyền biển, đảo trường THPT A ....................... 27
II.3. Giải pháp khắc phục .................................................................................. 28
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TẬP SAN GIÁO DỤC CHỦ
QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 ........................ 31
I. Địa bàn thực nghiệm ..................................................................................... 33
II. Quy trình thực nghiệm ................................................................................. 33


III. Bài kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh ................................................ 96
IV. Kết quả đạt được ....................................................................................... 101
PHẦN KẾT LUẬN
1. Khả năng áp dụng của sáng kiến ................................................................. 102
2. Kết quả và hạn chế của đề tài ...................................................................... 103
3. Một số khuyến nghị ..................................................................................... 103
4. Hướng phát triển của đề tài ......................................................................... 103
VI. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT ................................................ 104
VII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .............. 104
VIII. LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ........................... 104
IX. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN LẦN ĐẦU ............................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 107
1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng
liêng, trọng đại và phức tạp. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông
cha ta đã đấu tranh kiên cường không mệt mỏi để giữ vững chủ quyền quốc gia.
Cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên vùng biển, thềm lục
địa và hải đảo là cuộc đấu tranh phức tạp về nhiều mặt đòi hỏi không chỉ các nhân
tố nội lực truyền thống mà đòi hỏi người tham gia đấu tranh phải có tri thức toàn
diện, có hiểu biết về lịch sử và ngoại giao, vận dụng luật pháp, công luận trong và
ngoài nước. Để giữ vững chủ quyền biển, đảo thì trước hết phải giáo dục chủ
quyền.Qua đó, chúng ta thêm tự hào hơn về dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước,
có mục tiêu sống, lí tưởng sống tốt đẹp, có định hướng đúng trong tương lai góp
phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hơn bao giờ hết,

giáo dục chủ quyền biển, đảo đặc biệt giáo dục chủ quyền của nước ta tại hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Thời gian gần đây, Trung Quốc có những hành động và quan điểm sai trái về
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa diễn
ra sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển vào tháng 6/2012. Việc thành lập trái
phép cái gọi là “Thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là một bước tiến mới nằm
trong âm mưu lâu dài nhằm kiểm soát, khống chế tiến tới độc chiếm biển Đông của
giới cầm quyền Trung Quốc – một ý đồ nhất quán, xuyên suốt trong nội bộ chính
quyền và xã hội Trung Quốc. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm
sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam từ tháng 5
đến tháng 7 năm 2014, đã trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của thế giới, làm
dấy lên những làn sóng dư luận phản đối mạnh mẽ cả ở trong và ngoài nước.
Không dừng lại ở đó, Trung Quốc tiến hành xây dựng một cách trái phép các đảo
nhân tạo bằng cách hủy hoại các rạn san hô tại bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam. Các đảo nhân tạo có diện tích bề nổi lớn gấp từ hàng chục, thậm chí
hàng trăm lần so với trạng thái trước kia. Đồng thời với hoạt động đó trên thực địa,
2


là việc một số quan chức Trung Quốc liên tiếp đưa ra những tuyên bố và phát biểu
bát chấp những yêu cầu sơ đẳng của công pháp và những thỏa ước quốc tế cũng
như khu vực mà Trung Quốc vốn là một thành viên tham gia.
Đứng trước những hành động, những khó khăn này có rất nhiều nghiên cứu
của các nhà khoa học, nhà sử học,… cho ra đời những cuốn sách giúp người đọc
hiểu hơn về chủ quyền biển đảo của nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Ở lứa tuổi học sinh, không phải ai cũng nghiên cứu và tìm hiểu vì học sinh
không biết, không đủ kiên nhẫn và không có nhiều thời gian đọc do kiến thức phải
học nhiều hơn nữa nguồn thông tin rất đa dạng, học sinh không biết chọn lọc thông
tin . Trên thực tế, học sinh chỉ được nghe mà không hiểu được bản chất của vấn đề,
của những hành động sai trái đó. Thậm chí nhiều học sinh còn không biết vị trí của

hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong dạy học Địa lí, giáo dục chủ quyền
biển đảo giữ vai trò rất quan trọng song song với đó là cần nâng cao chất lượng
dạy học. Rõ ràng, điều này đáng báo động trong việc giáo dục chủ quyền biển đảo
của nước ta không chỉ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, tôi chọn
sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa
lí 12”. Với đề tài này, tôi đưa ra thực trạng sự hiểu biết của học sinh về hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề. Sáng
kiến mà tôi đưa ra là tôi xây dựng cuốn tập san chủ quyền biển đảo nước ta tại hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đó sử dụng trong một số bài học chương trình
Địa lí 12 để học sinh dễ dàng nhận thức được những đặc điểm, chủ quyền của
nước ta tại hai quần đảo này, phạm vi các bộ phận vùng biển nước ta thông qua
Luật biển quốc tế, năm 1982 đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.
II. TÊN SÁNG KIẾN
“ Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12”
III. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
3


- Vấn đề xây dựng tạp san khẳng định chủ quyền nước ta tại hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
- Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng dạy học
- Dạy bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu
sắc của biển; bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và
các đảo, quần đảo.(Địa lí 12 – Ban cơ bản)
2. Vấn đề sáng kiến giải quyết
- Giúp học sinh biết đầy đủ các cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta ở hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tích hợp kiến thức môn Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân
- Giúp học sinh thêm yêu biển đảo nước ta.
- Gây hứng thú học tập, kích thích tính tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, làm
cho giờ học thêm sinh động, hạn chế việc ghi nhớ cho học sinh.
IV. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ
- Ngày 20/9/2017
V. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN

4


PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài sẽ tạo ra phong trào đọc, phong trào nghiên cứu trải nghiệm…cho các lớp
học sinh.
- Học sinh biết xem tranh ảnh, đọc lược đồ, sơ đồ, biết sắp xếp nội dung kiến thức
một cách hợp lí, khoa học.
- Thông qua tập san học sinh hiểu hơn về vị trí, địa chất địa hình đáy biển, những
chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền về hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
- Học sinh nhận thấy vai trò của mình trong việc giữ vững chủ quyền biển đảo
bằng các hành động như: ủng hộ phong trào “Góp đá xây Trường Sa”, tích cực học
tập, nhiệt tình tham gia vào các phong trào, nâng cao hiểu biết xã hội,…
- Phần lớn người dân Việt Nam chỉ biết chung chung rằng hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa là của Việt Nam mà không biết cụ thể những chứng cứ pháp lí chứng
minh Hoàng Sa và Trường Sa. Qua cuốn tập san này giúp tuyên truyền để đại bộ
phận người dân hiểu được chủ quyền nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường

Sa.
- Giúp học sinh sống có mục đích, lí tưởng và không ngừng vận động, sáng tạo, tạo
dựng ước mơ trở thành người có ích cho xã hội.
- Giúp học sinh thêm tự hào về dân tộc, thêm yêu biển đảo, yêu quê hương đất
nước, bảo vệ môi trường vùng biển nước ta.
- Truyền đạt hiểu biết về biển, đảo nước ta có kĩ năng bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển, kĩ năng ứng phó với thiên tai.
- Giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm với biển cũng như tài nguyên, môi trường
biển và có những hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu biết
thêm về biển, có ý thức bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển, phát triển kinh tế tổng hợp vùng biển theo hướng bền
vững.
5


- Nâng cao chất lượng trong dạy học địa lí 12, một nội dung trong chương trình thi
trung học phổ thông Quốc gia.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng tạp san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tham khảo các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Trao đổi, thảo luận với giáo viên môn Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân để
đưa nội dung chọn lọc vào mỗi phần của tạp san và bài học.
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Góp phần giáo dục chủ quyền biển đảo thông qua 3 bài học trong chương trình Địa
lí 12 – Ban cơ bản:
1. Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
2. Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
3. Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo,
quần đảo.

III. PHƯƠNG PHÁP
1. Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan là cơbản
- Bảnđồ
- Atlat Địa lí Việt Nam
- Sơ đồ (giáo viên tựlàm)
- Tranh ảnh mà GV sưu tầmđược
- Đối với phương pháp này GV chuẩn bị đầy đủ và thực hiện theo phân phối
chương trình.
2. Sử dụng máy chiếu Powerpoint
- GV không cần cần nhiều đồ dùng dạy học lên lớp nữa mà thay vào đó giáo viên
chuẩn bị sẵn bài soạn máy chiếu Powerpoint
- Trong quá trình sử dụng hai cách trên, GV kết hợp sử dụng các phương pháp:
thuyết trình, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,…

6


IV. KHÔNG GIAN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 12, cụ thể hai lớp: 12A4và 12A5 trường THPT Phạm
Công Bình – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc. Hai lớp đều chọn môn Địa
để thi Trung học phổ thông Quốc gia, nhận thức của HS hai lớp tương
đương.
Trong đó lớp 12A2, ít được lồng ghép giáo dục chủ quyền biển đảo hơn lớp
12A3.
- Lớp 12A4: 31 họcsinh.
- Lớp 12A5: 32 họcsinh

7



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TẬP
SAN GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA LÍ LỚP 12
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.1. Giáo dục chủ quyền biển đảo
I.1.1. Quan điểm giáo dục chủ quyền biển đảo
- Khái niệm về “giáo dục”: Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông giáo dục là hoạt
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của
một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và
năng lực như yêu cầu đề ra.
- Khái niệm “chủ quyền” theo từ điển Tiếng Việt phổ thông “chủ quyền” là quyền
làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại
- Khái niệm về “chủ quyền biển, đảo” nằm trong khái niệm “chủ quyền lãnh thổ
quốc gia”. Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông “chủ quyền quốc gia” là
“quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình quyết định vận
mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước
trong văn bản pháp lí quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo. Vì vậy, chủ
quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của
quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.Quyền tối cao của quốc gia đối
với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là
quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lý
đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ quyền sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan Nhà
nước như các hoạt động luật pháp, hành pháp và tư pháp.
- Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời.”
8



- Theo công ước của Liên hợp Quốc về luật biển năm 1982 (United Nations
Convention on Law of The Sea – UNCLOS), quy định các quốc gia ven biển có
các vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển được tính từ đường cơ sở.
I.1.2. Sự cần thiết giáo dục chủ quyền biển, đảo.
I.1.2.1. Khái quát vị trí địa lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phmj vi từ
khoảng khin tuyến 1110 Đông đến 1130 Đông; từ vĩ tuyến 15045’ Bắc đến 17015’
Bắc, ngang với Huế và Đà Nẵng, phía ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, ở phía Bắc Biển
Đông. Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm
phía đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai đảo
đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1.5 km 2; nhóm phía Tây
gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm.
Quần đảo Trường Sanằm về phía Đông Nam của Biển Đông, cách Hoàng Sa
200 hải lý về phía nam, bao gồm hơn 100 đảo nổi, đảo chìm, bãi ngầm, bãi san hô
trong khoảng từ 60 30’ đến 120 00’ Bắc và kinh độ 1110 30’ đến 1170 20’ nằm trải
rộng trong một vùng biển khoảng 180 ngàn km 2 với 325 hải lý Đông – Tây và 274
hải lý Bắc – Nam. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách Cam Ranh 250 hải
lý, Vũng Tàu 305 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 600 hải lý. Quần đảo
Trường Sa được chia thành 8 cụm đảo (Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh
Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên). Diện tích toàn bộ phần nổi của tất
cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng 3 km 2 nhỏ hơn diện tích của
quần đảo Hoàng Sa (10km2 ) nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn
nhiều lần quần đảo Hoàng Sa. Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất (0,735 km 2 ), đảo Song
Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4-6 m so với mực nước biển).
Các đảo trong quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo ở quần đảo Hoàng Sa.
Độ cao trung bình trên mặt nước khoảng 3 – 5 m. Quần đảo Trường Sa chia thành
8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm,
Bình Nguyên.

9


Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển phụ cận là nơi chứa
đựng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về chủng loại, có thể khai thác với trữ
lượng lớn, đặc biệt là dầu khí. Đó là nguồn nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng cho
sự phát triển ổn định, lâu dài đối với nền nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công
nghiệp nặng và du lịch sinh thái của đất nước.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ trên tuyến hàng hải quốc
tế nhộn nhịp vào bậc nhất, nhì thế giới, là một trong hai khu vực có tuyến đường
giao thông, vận tải biển sau eo biển Malaccca.
Các tuyến đường biển chiến lược đi qua hai quần đảo nói trên là yết hầu cho
giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á (xuất khẩu hàng hóa của Nhật phải đi
qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp
mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22%).
Vị trí của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể khống chế, kiểm soát các
tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và phục vụ cho mục đích quân sự như đặt trạm
ra – đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu
bè…
Với diện tích và độ sâu lí tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài
nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự. Do nằm án
ngữ giữa biển Đông nên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị
trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng. Từ hai quần đảo này có thể
kiểm soát việc đi lại nhiều loại tàu của các nước bởi tàu bè đi lại giữa nhiều nước
châu Á hoặc đi từ châu Âu sang châu Á đều đi ngang qua hai quần đảo này. Từ
Xingapo đi Hồng Kông (Trung Quốc), nếu không đi theo bờ biển Borneo thì nhất
thiết phải đi qua quần đảo Trường Sa ở phía Nam và quần đảo Hoàng Sa ở phía
Bắc Biển Đông. Từ đây có thể khống chế, phong tỏa các tàu biển ra vào vịnh Bắc
Bộ và các cảng lớn như Đà Nẵng, Cam Ranh,…
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là nơi dừng chân, trú bão của

nhiều tàu bè trên thế giới thông thương theo đường hàng hải mỗi khi gặp bão tố.
Từ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát vùng biển, vùng trời;
cung cấp thông tin về tình hình gió, bão, thủy văn cho Việt Nam và các nước thuộc
10


vùng Đông Nam Á thông qua đài khí tượng vô tuyến điện báo; kiểm tra và hỗ trợ
các hoạt động của tàu thuyền, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nhận thức được tầm quan trọng về vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên
phong phú cho phát triển kinh tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ xa xưa
các thế hệ người Việt Nam đến đây khai phá, sinh sống và xem hai quần đảo này là
một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát
triển đất nước. Bằng chứng là việc dựng bia xác lập chủ quyền, đưa các loại thảo
mộc từ đất liền ra trồng trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đo đạc vẽ bản đồ
xác định vị trí địa lí, thành lập những đội quân ra khai thác trên các quần đảo
này…. của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần
đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.
Là một trong những điểm trọng yếu về chiến lược của khu vực và quốc tế
nên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã trở thành
đối tượng của những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với một số nước trong quá
khứ và hiện tại đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc – một đất nước luôn ôm
tham vọng bành trướng lãnh thổ ra biển và phát triển thành cường quốc biển.
Như vậy, với vị trí, vai trò quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa về kinh tế, giao thông và quốc phòng thì vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo
cho thế hệ học sinh Việt Nam càng trở nên quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết1
I.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ở biển – hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa
Tài nguyên thiên nhiên ở biển - quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khá phong
phú và đa dạng, bao gồm: tài nguyên địa chất khoáng sản (gồm: di sản địa chất,

dầu khí, băng cháy, phân chim), tài nguyên sinh vật, tài nguyên khí tượng - thuỷ
văn và tài nguyên vị thế:
a. Tài nguyên địa chất khoáng sản
1Xin

xem thêm “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa qua tư
liệu Việt Nam và nước ngoài”, của tác giả Trương Minh Dục, NXB Thông tin và Truyền thông,
2013

11


- Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là những thực thể di sản địa chất. Nếu
có những lỗ khoan địa tầng xuyên qua đảo, đến nền đá cứng mà san hô bám vào đó
để phát triển, chúng ta sẽ xác lập được lịch sử tiến hoá của quần đảo Trường Sa
hay các quá trình địa chất đã từng xảy ra ở đây.
- Phân chim: theo kết quả khảo sát của các nhà địa chất, tổng tài nguyên dự
báo quặng phốt phát từ phân chim có thể lên tới 2.780.000 tấn. Quặng này đã được
dùng làm phân bón trực tiếp cho cây xanh trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa
và có thể đáp ứng nhu cầu trồng trọt của các tỉnh phía Nam trong nhiều thập kỷ.
Điều đáng nói ở đây là theo kết quả phân tích mẫu phân phốt phát lấy được từ khu
vực quần đảo Hoàng Sa của Phòng thí nghiệm Viện Khảo cứu Bộ Nông nghiệp Sài
Gòn và các chuyên gia phân bón, thành phần phốt phát trong mẫu phân lấy từ khu
vực quần đảo Hoàng Sa chứa đến 20,51% (trong khi đó chỉ càn chứa 16% trong
trọng lượng phân thì phân đã có hiệu quả và chất lượng tốt) và có chứa thêm một
lượng pootat nên phân sản xuất tại Hoàng Sa rất tốt. Đã vậy giá thành của phân
Hoàng Sa chỉ bằng phân từ các nước ngoài vào thời gian trên2
- Tài nguyên dầu khí: Trong những năm gần đây, các công ty dầu khí củ các
nước phương Tây đã nhiều lần thăm dò và phát hiện xung quanh hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là Trường Sa có một trữ lượng dầu khí khá lớn3

Theo từ điển Bách khoa mở Wikipedia, vùng biển Đông đã được xác định
có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1,2 km 3 (7,7 tỉ thùng), với ước tính khối lượng là 4,5
km3 (28 tỉ thùng). Trữ lượng khí tự nhiên được ước tính khoảng 7500 km3
Số liệu công bố của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tiềm
năng dầu khí ở Biển Đông 11 tỉ thùng dầu và 190.000 tỷ m 3 khí đố tự nhiên. Riêng
vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam có trữ lượng khoảng 800 – 5,4 tỉ thùng
dầu. Báo cáo cũng cho biết khó có thể xác định được trữ lượng chính xác của dầu
và khí đốt ở Biển Đông vì lý do điều kiện thăm dò và những vấn đề tranh cháp chủ
quyền.
23Thông tin này được tác giả tham khảo từ bài “Tài nguyên thiên nhiên ở quần đảo Trường Sa” trên trang

quydisan.org và cuốn Chủ quyền quốc gia Việt nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả
Trương Minh Dục, NXB Thông tin và truyền thông, 2013

3

12


Tuy số liệu công bố có khác nhau, nhưng theo cơ quan Thông tin năng lượng
Mỹ (EIA), trữ lượng dầu khí ở Biển Đông nói chung và vùng biển hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng vượt xa so với dự báo trước đây và có thể nhiều
hơn cả nguồn tài nguyên của Châu Âu cộng lại.
Ngoài dầu khí, trong các bể trầm tích ở thềm lục địa Việt Nam còn có trữ
lượng than đáng kể. Bao quanh vùng quần đảo Trường Sa, trên sườn lục địa – chân
lục địa, ở độ sâu 2000 m đến 4000 m và đáy biển sâu có tiềm năng về kết hạch sắt
– mangan, bùn đa kim.
- Tài nguyên “băng cháy”: theo các chuyên gia Nga thì khu vực biển Việt
Nam nói chung và vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng chứa đựng tiềm
năng rất lớn về tài nguyên băng cháy. Đây là nhiên liệu mới, không gây ô nhiễm

môi trường, là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Băng cháy
là một khí hydrate tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc
cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng.
Băng cháy bao gồm khí hydrocarbon và nước, được hình thành trong điều kiện áp
suất cao và nhiệt độ thấp nên có khả năng bay hơi trong điều kiện bình thường như
băng phiến.
Khi nguồn năng lượng truyền thống như than đá, than bùn, dầu khí,..ngày
càng cạn kiệt thì băng cháy với trữ lượng lớn gấp hơn hai lần trữ lượng năng lượng
hó thạch đã biết được xem là nguồn năng lượng có hiệu suất cao, sạch và là năng
lượng thay thế tiềm tàng trong tương lai. Chính vì thế, băng cháy đã thu hút sự chú
ý của nhiều quốc gia biển, quốc đảo trên thế giới.
Ở Việt Nam, gần đây mới có một số công trình nghiên cứu tổng quan về
băng cháy trên cơ sở hồi cố các tài liệu đã có. Thông qua các tài liệu địa chất – địa
vật lý, địa hóa khí các trầm tích và các tiền đề khác ở thềm lục địa và vùng biển
sâu củ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác nhiều năm với nước ngoài (chủ yếu với
Nga, Mỹ), các nhà địa chất đã nhận định biển biển nước ta cũng có triển vọng lớn
về băng cháy. Vì thế các, Chính phủ rất quan tâm và năm 2010 Thủ tướng đã ban
hành Quyết định số 796/QĐ – TTg phê duyệt “Chương trình nghiên cứu, điều tra
cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Tổng
13


cục biển và hải đảo Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
thực hiện chương trình thông qua hợp tác với các nước có kinh nghiệm và công
nghệ tiên tiến.
Trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn có các tài nguyên
khác như: cát, vỏ sò, ốc,… các loại này có thể xay thành bột rồi nung lên (hoặc
ngược lại) dùng để trị phèn rất hữu hiệu cho các vùng đất phèn hoặc trộn theo một
tỉ lệ nhất định làm thức ăn cho gia súc.
b. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa rất phong
phú và đa dạng, mang tính đặc trưng của quần thể sinh vật đảo - rạn san hô nhiệt
đới, gồm: sinh vật phù du, động vật đáy, rong biển, cá, san hô… . Ngoài tôm, cá
mực có trữ lượng lớn, vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều
loại hải sản dùng làm thực phẩm quý như: hải sâm, vích, đồi mồi, rau câu, yến,...
Tài nguyên sinh vật biển ở Hoàng Sa rất phong phú và đa dạng. Nơi đây là
ngư trường với nhiều loại hải sản, một trong những địa điểm quen thuộc cho hoạt
động đánh bắt của ngư dân các tỉnh miền Trung.
Sinh vật biển ở quần đảo Trường Sa rất đa dạng. Do sở hữu hàng trăm rạn san hô
rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên nơi đây là nơi có đa dạng sinh học cao.
Tại vùng biển Trường Sa có khoảng 10 nghìn loài sinh vật. Riêng các rạn san hô là
tập hợp của 329 loài san hô thuộc 69 chi và 15 họ.Các rạn san hô là nơi trú ngụ lí
tưởng cho các lòi sinh vật biển, là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi hải sản cho toàn vùng
biển Đông. Sinh vật biển ở đây rất phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm với
giá trị kinh tế cao như cá ngừ vây vàng, cá thu ngàng, tôm hùm rùa biển,… Các họ
cá đa dạng với các họ: cá thìa, bàng chài, cá mó, cá hồng, cá mú, cá đuôi gai,…
Trên đảo có nhiều loài chim biển. Ở đảo Ba Đình có gần 60 loài chim khác nhau4
c. Tài nguyên khí tượng - thuỷ văn

4Thông tin về sinh vật biển ở quần đảo Trường Sa, người đọc có thể xem thêm trong cuốn: Kể chuyện

biển đảo Việt Nam tập 3 – các huyện đảo miền Trung – của nhóm tác giả Lê Thông , Lưu Hoa Sơn , Đỗ
Văn Thanh, Lê Mỹ Dung , Nguyễn Thanh Long: Kể chuyện biển đảo Việt Nam tập 3 – các huyện đảo
miền Trung –NXB giáo dục Việt Nam, 2014

14


Tài nguyên khí tượng - thuỷ văn gồm có: nắng, gió, sóng, thủy triều (nguồn
năng lượng sạch) và nước. Ở quần đảo Trường Sa, năng lượng mặt trời, năng

lượng gió, nước ngầm và nước mưa đang được khai thác rất hiệu quả.
d. Tài nguyên vị thế
Tài nguyên vị thế của biển đảo Trường Sa là vị trí các đảo, quần đảo, các
cảnh quan địa mạo, vũng vịnh biển, các mũi nhô của địa hình bờ đảo, mặt bằng và
độ cao của đảo, đá ngầm, các rạn san hô đang sống hay ám tiêu san hô, các thềm
san hô, các hang hốc trong các rạn san hô ngập nước, các luồng lạch sâu và rãnh
ngầm ven đảo… đều là những tài nguyên vị thế.
I.2.3. Di sản văn hóa
Ngày 13/6/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng các bia chủ
quyền tại đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây và đảo Nam Yết, xã đảo Sinh Tồn,
thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là "Di tích lịch sử cấp quốc gia".
Cụm bia chủ quyền này được hoàn thành tháng 8/1956 nhằm khẳng định chủ
quyền của Việt Nam tại biển Đông.
Ngoài ra, trên đảo Trường Sa Lớn còn có chùa, Nhà tưởng niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh và đài tưởng niệm liệt sĩ tạo nên một quần thể các công trình văn hóa
và đã trở thành chốn linh thiêng trên đảo giữa biển khơi của Việt Nam. Trong chùa
ở đảo Trường Sa Lớn có bức tượng Phật ngọc màu xanh ngự trên Tam Bảo là do
Liên đoàn Phật giáo Thế giới tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đã được Thủ
tướng tặng lại chùa Trường Sa Lớn với lời cầu chúc: “nước Việt Nam hòa bình,
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Bên cạnh đảo Trường Sa Lớn, trên đảo Đá Tây có bài thơ thần của Lý
Thường Kiệt được khắc trong một Ban thờ tuy đơn sơ nhưng rất trang trọng, một
lần nữa khẳng định chủ quyền lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của đất nước ở khu
vực quần đảo Trường Sa này với lòng tự hào dân tộc sâu sắc5
I.1.3. Những tranh chấp ở biển Đông hiện nay
I.1.3.1. Những tranh chấp đang tồn tại ở biển Đông hiện nay.
5Toàn bộ phần di sản văn hóa ở Trường Sa, tác giả tham khảo từ bài viết “Tài nguyên thiên nhiên ở Trường Sa”
đăng trên trang quydisan.org.

15



Hiện tại, trong Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu:
- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng
lấn giữa các nước có bờ biển liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông.
Như vậy, vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là vẫn đề còn tồn tại và là vấn đề nóng hiện nay.
I.1.3.2. Thực trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vị trí chiếm đóng của các
bên tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam.
a, Đối với quần đảo Hoàng Sa:
Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ
thứ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra
khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút
lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được
Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản
lý quần đảo này.
Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền
Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo
Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số
quân đang chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo
quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa
kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm
phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân
đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc lại huy
động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội

Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
16


Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của Trung Quốc đều gặp phải
sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt
Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà
nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ miền Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp
định Giơ-ne-ve năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh
ngoại giao và dư luận.
Trung Quốc hiện đang chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa kể từ sau trận Hải chiến
Hoàng Sa 1974 ngày 19 tháng 1 năm 1974, và chiếm đóng một phần của Trường
Sa từ sau ngày 14 tháng 3 năm 1988 sau khi bắn chìm 3 tàu, làm chết 74 chiến sĩ
của Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa 1988. Tháng 4 năm 1988,
Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết để thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao
gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền. Tháng 11
năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc lại phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa,
nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và
Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Năm 2007, đã có vài cuộc biểu tình diễn ra ở Việt Nam để phản đối việc
Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa cũng như thành lập Tam Sa.
b ,Đối với quần đảo Trường Sa:
* Trung Quốc:
Đã tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 30 của
thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi cho
Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung
Quốc”.
Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình.Năm
1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình.
Năm 1988, CHND Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là

những bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa, ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các
bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.
Năm 1995, CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành
Khăn, nằm về phía Đông Nam quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng
17


sức mạnh để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía Đông, gần với đá
Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, tổng số đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc đã dùng sức mạnh để đánh
chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến nay là 7 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba
Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san
hô là bãi Bàn Than.
* Phi-líp-pin
Bắt đầu tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện
Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Phi-líp-pin
vì nó ở gần Phi-líp-pin.
Từ năm 1971 đến năm 1973, Phi-líp-pin đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm
1977-1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố Sắc lệnh của Tổng thống
Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo
Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philíp-pin. Năm 1980, Phi-líp-pin chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam
Trường Sa, đó là đảo Công Đo... Đến nay, Phi-lip-pin chiếm đóng 9 đảo, đá trong
quần đảo Trường Sa.
* Mai-lai-xia
Mở đầu bằng sự việc Sứ quán Mai-lai-xia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02 năm
1971, gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng quần đảo
Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh
thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Cộng hòa có yêu sách đối với quần đảo đó
không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trả lời rằng
quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam

ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Ma-lai-xia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ
Ma-lai-xia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài
đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Năm 1983-1984 Ma-lai-xia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam
Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Năm 1988, họ đóng thêm 2 bãi ngầm
18


nữa là Én Đất và Thám Hiểm. Hiện nay, Ma-lai-xia đang chiếm giữ 5 đảo, đá, bãi
cạn trong quần đảo Trường Sa.
* Bru-nây
Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường
Sa, nhưng trong thực tế Bru-nây chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Yêu sách
của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần
chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.
I.1.3.3 Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Yêu sách “đường lưỡi bò” bao phủ trên 80% diện tích biển Đông “nuốt” trọn
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và nhiều đảo đá, bãi cạn, bãi
ngầm khác, không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ
quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam (bao trùm 2/3 thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam ở miền
Trung và phía Nam). Bằng yêu sách phi lý này, Trung Quốc đã trắng trợn coi phần
lớn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là “vùng biển của Trung
Quốc”, là “vùng chồng lấn”, “vùng có tranh chấp” và đòi “cùng khai thác” ở trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mối nguy hại nghiêm trọng
củ yêu sách “đường lưỡi bò” là phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền của Việt Nam đối
với phần lớn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã được UNCLOS của Liên

Hợp quốc ghi nhận.
Từ tháng 1 năm 2013, Philipines đã chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa
trọng tài quốc tế và tháng 3 năm 2014 đã nộp hồ sơ chi tiết, tuy rằng Trung Quốc
đã từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này. Sáng kiến này của Philippines đã được
sự ủng hộ của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng các quốc gia ASEAN lại
không đồng nhất ủng hộ. Ngày 12/7/2016, Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ
lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 tuyên bố Trung
Quốc thua kiện với lý do "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu
quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn" .
19


I.1.4. Giải quyết tranh chấp
Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp trên Biển Đông đã dựa
vào ASEAN như là một trung gian để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và
các thành viên của ASEAN. Các thỏa thuận giữa các quốc gia ASEAN và Trung
Quốc bao gồm các cam kết thông báo cho nhau về bất kỳ động thái quân sự tại
khu vực tranh chấp, và tránh xây dựng thêm công trình mới trên các hòn đảo
Trong đầu thế kỷ 21, là một phần của chính sách đối ngoại của chính phủ Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa trỗi dậy hòa bình (Hán Việt: Hòa bình quật khởi), Trung
Quốc đã hạn chế sử dụng vũ lực ở quy mô lớn trong khu vực Biển Đông, chuyển
sang hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền của mình qua các vụ bắt ngư dân tịch thu
ngư cụ, bắn vào tàu đánh cá, húc chìm tàu đánh cá, ngăn cản các công ty thăm dò
khai thác dầu khí ký hợp đồng với các quốc gia khác trong khu vực. Trung Quốc
và ASEAN cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm tạo ra một quy tắc ứng xử
nhằm giảm bớt căng thẳng đối với quần đảo tranh chấp, đã thống nhất Tuyên bố
về cách ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC). Tháng 7 năm 2011, Trung Quốc,
Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đã đồng ý với một bộ chỉ
dẫn sơ bộ nhằm giải quyết tranh chấp. Ông Lưu Chấn Dân, trợ lí Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, đã mô tả tài liệu này là "một cột mốc quan trọng thể hiện

cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN". Một số nội dung của tài
liệu đã được tiết lộ, ví dụ "bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, an toàn
hàng hải và thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn và đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia". Tuy vậy, vấn đề khai thác dầu khí và khí thiên nhiên vẫn chưa
được giải quyết.
Một điểm cần chú ý là Trung Quốc luôn luôn chủ trương chỉ đối thoại song
phương và tìm thỏa thuận với từng quốc gia tranh chấp trong khi một số quốc gia
Đông Nam Á lại chủ trương đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề tranh chấp.
I.2. Xây dựng tập san về chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa
I.2.1. Những hiểu biết cơ bản về xây dựng tập san chủ quyền nước ta ở hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
20


- Xây dựng tập san:
Tập: từ Hán Việt, nghĩa là tập hợp, thu thập tập trung lại.
San: từ Hán Việt, nghĩa là in ấn, ấn phẩm.
Tập san: có nghĩa là ấn phẩm được thu thập tập hợp lại.
- Tập san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xây
dựng trên cơ sở các em học sinh sưu tầm, tập hợp tài liệu trên mạng, sách báo, ảnh
của người thân trên đảo Trường Sa, sau đó sàng lọc theo các tiêu chí,chủ đề, nội
dung, chỉnh sửa đẹp rồi đem đi in ấn.
- Tập san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tập hợp các
hình bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ,… những minh chứng khẳng định chủ quyền nước ta
tại hai quần đảo này. Cuốn tập san này là kênh hình được lựa chọn phù hợp theo
nội dung và cấu trúc.
I.2.2. Lí do xây dựng tập san
Vấn đề giáo dục chủ quyền cho học sinh hiệu quả hơn cả thông qua các môn
học nhưng trong sách giáo khoa, hệ giáo dục phổ thông của Việt Nam không có

những vấn đề liên quan chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa nói riêng, chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông nói chung. Các môn
học có thể giáo dục chủ quyền biển, đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Sách giáo khoa có nhiều hạn
chế, không môn học nào giảng dạy nội dung cụ thể về hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa chỉ duy nhất môn Địa lí 12 – Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ có nội
dung giải thích phạm vi vùng biển nước ta với 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Cụ thể, tôi thống kê ở các
môn học: Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân những bài có liên quan đến giáo
dục biển, đảo ở nước ta.
- Đối với môn Lịch sử: Chỉ duy nhất trong sách giáo khoa Lịch sử 10 (nâng
cao) có một câu: “Kỹ thuật vẽ bản đồ cũng đạt được những thành tựu mới, trong đó
đặc biệt là “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được vẽ vào cuối thời Minh Mạng đã thể
hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông”. Đấy dường như cũng là câu duy
21


nhất nói đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong toàn bộ bộ
sách giáo khoa lịch sử phổ thông, cả chương trình chung và chương trình nâng cao
tính cho đến thời điểm này.
Trên thực tế từ năm 2012 đến nay, sách giáo khoa Lịch sử phổ thông vẫn giữ
nguyên như cũ và chưa có thêm một dòng chữ nào về lịch sử chủ quyền Việt Nam
ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Ở sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (14281527), trang 95, hình 44- Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ, hoàn toàn
không vẽ và không giải thích về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Ở bài 25: Phong trào Tây Sơn, trang 123, hình 57: Lược đồ Tây Sơn khởi
nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài, tuy có
đánh đấu vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa như các bản đồ Việt Nam khác nhưng
không có thông tin nào nói đến chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo này dưới

thời Tây Sơn.
Ở bài 27: Chế độ phhong kiến nhà Nguyễn, trang 135, hình 61- Lược đồ các
đơn vị hành chính thời Nguyễn (từ năm 1832) tuy có đánh dấu Hoàng Sa, Trường
Sa như bản đồ Việt Nam khác nhưng không giới thiệu một thông tin nào về chủ
quyền của Việt Nam ở các quần đảo này dưới thời Nguyễn.
Ở sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), trang 122, hình 53- Hình thái chiến
trường trên mặt trận Đông Xuân 1953-1954.
Tuy có đánh dấu vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa như bản đồ Việt Nam khác
nhưng không giới thiệu một thông tin nào về hoạt động của quân dân ta ở Hoàng
Sa, Trường Sa trong những năm 1953-1954.
Ở bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước( 19731975), trang 163, hình 77- Lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, có
đánh dấu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và có vẽ đường mũi tên từ khu vực Cam
Ranh ra Trường Sa nhưng không có lấy một lời giải thích.Nên người đọc không thể
hiểu được vấn đề lịch sử chủ quyền ở đây là như thế nào.
22


Ở sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, ở Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn
hóa dưới triều Nguyễn, trang 126, hình 49 - Lược đồ các đơn vị hành chính Việt
Nam thời Minh Mạng, tuy có đánh dấu vị trí Hoàng Sa, Trường Sa như các bản đồ
Việt Nam khác nhưng không có một lời giải thích nào về chủ quyền của Việt Nam.
Ở sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, ở Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), trang 193, hình
79- Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giống như lược
đồ của sách giáo khoa Lịch Sử lớp 9.Học sinh cũng không thể nào nhận ra lược đồ
này “thể hiện rõ quân ta giải phóng đảo Trường Sa từ tay quân đội Sài Gòn”- như
lời người giải trình.
Như vậy, hầu hết các lược đồ chỉ xác định vị trí của các quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa trong khung chung của một bản đồ nền chính thức Việt Nam hiện nay
mà không minh chứng cho một vấn đề nào của chủ quyền biển đảo Việt Nam trong

lịch sử.
Ngoài ra, sách giáo khoa Lịch sử phổ thông đều không nhắc đến 2 sự kiện
quan trọng liên quan đến cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ chủ quyền 2
quần đảo này sau năm 1975 là sự kiện đầu năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực
chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ quân đội Việt Nam Cộng hòa và sự kiện Gạc
Ma năm 1988.
- Đối với môn Địa lí: Ở chương trình sách giáo khoa Địa lí 12, bài 2: Vị trí
địa lí và phạm vi lãnh thổ có nhắc đến luật biển quốc tế năm 1982 qua phần 2.b.
Vùng biển nước ta. Phần này trình bày vị trí và ý nghĩa khái quát về 5 bộ phận
vùng biển nước ta: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa. Tuy nhiên, đây là phần nhỏ của nội dung bài học nên thời
gian giảng cho học sinh hiểu không có nhiều.
- Đối với môn Ngữ văn: có nhiều tác phẩm giáo dục tình yêu biển đảo
nhưng không có tác phẩm nào khẳng đinh chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là
của Việt Nam.
Ngữ Văn lớp 6, có văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân giúp học sinh thêm
yêu biển đảo, bảo vệ môi trường biển.
23


Ngữ văn lớp 7, có văn bản “Sông núi nước Nam” khẳng định chủ quyền
nước ta nhưng không nói đến chủ quyền nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Ngữ văn lớp 8, có tác phẩm “Quê hương” của Tế Hanh giúp học sinh thêm
yêu biển, đảo quê hương bằng vẻ đẹp của biển.
Ngữ văn lớp 9, có tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận giúp học
sinh có ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo; tình yêu biển, đảo, quê hương, đất
nước.
Ngữ văn 10, có tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, khẳng định
chủ quyền nước ta mà không hề nhắc đến chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường

Sa.
- Môn Giáo dục công dân lớp 12 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc có nói đến lòng yêu nước, trách nhiệm xây dựng Tổ quốc, trách
nhiệm bảo vệ Tổ quốc mà không nói đến vấn đề chủ quyền nước ta ở hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
- Hiện nay, có nhiều sách, tư liệu cung cấp thông tin về hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa tuy nhiên có một hạn chế là học sinh không biết lựa chọn sách
nào để đọc mặt khác đọc mất rất nhiều thời gian trong khi kiến thức học sinh học ở
trường và lớp rất nhiều. Tâm lí chung của học sinh, khi thấy sách dày, nhiều chữ
thường e ngại, không muốn đọc chưa kể đến một bộ phận học sinh không xác định
được sự cần thiết nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo tại hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
- Hoạt động ngoại khóa trong một năm học được tổ chức mỗi tháng một lần,
mỗi tháng là một chủ đề, trong năm học chỉ có thể tổ chức một lần về chủ quyền
tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do vậy không thể truyền tải hết những hiểu
biết về chủ quyền nước ta về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
I.2.3. Phương pháp sử dụng tập san trong việc góp phần giáo dục chủ quyền
biển đảo.
Tập san sử dụng chủ yếu kênh hình nên rất trực quan, dễ hiểu, không khiến
học sinh nhàm chán. Trong quá trình tiếp thu kiến thức, phương tiện trực quan và
24


những đồ dùng trực quan nói chung là một trong những nguồn thông tin cung cấp
kiến thức quan trọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp cho chúng ta nhận thức
kiến thức dễ dàng và bền vững.
Kênh hình có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn. Kênh hình
có tác dụng minh họa cho các khái niệm, quá trình, kiến thức,….Nó hỗ trợ và phát
huy mọi giác quan của người học, tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức.
Kênh hình còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo ra

động cơ học tập, rèn luyện cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học tập mới.
Bên cạnh đó, nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp
phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sau các hình thức biểu hiện bên
ngoài, kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của người học.
Các kênh hình sử dụng trong tập san
- Các loại hình bản đồ, lược đồ: các hình bản đồ cổ Việt Nam, bản đồ
Phương Tây, bản đồ cổ Trung Quốc,…
+ Việc sử dụng những kí hiệu tượng hình có màu sắc tươi đẹp, gần gũi với
đối tượng đã làm cho bản đồ không những có tính trực quan cao mà còn gây được
hứng thú trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của người học.
+ Các hình bản đồ dùng để minh họa cho nội dung kiến thức mà người viết
muốn truyền đạt cho người học.
- Các loại tranh ảnh, sơ đồ.
+ Tranh ảnh, hình vẽ: là một phương tiện trực quan. Nhờ các tranh ảnh,
người học có thể làm quen với hình dạng bên ngoài như: vị trí địa lí, phạm vi, giới
hạn,… hình thành cho người học những biểu tượng cụ thể.
+ Sơ đồ: thông qua sơ đồ giúp người học thấy được vị trí, những quy định
tại các bộ phận vùng biển nước ta.
+ Ảnh của người lính ngoài đảoTrường Sa lớn: phản ánh thực tế cuộc sống
của người Việt Nam trên đảo. Phong cảnh đẹp, những địa điểm nổi tiếng và quan
trọng giúp người học thêm yêu biển đảo từ đó thấy được trách nhiệm của mình
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Giáo viên cần nắm được các nguyên tắc bắt buộc sau:
25


×