Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí 12 theo hướng tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 31 trang )






SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Hướng dẫn xây dựng và làm việc
với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí
12 theo hướng tích cực












Người thực hiện: Trần Văn Bằng







Ninh Hải, tháng 4 năm 2010













Lời mở đầu
Trong hệ thống kênh hình của sách giáo khoa
địa lí THPT “Bảng kiến thức” trong dạy học địa lí
chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Mỗi một Bảng kiến thức đều
chứa đựng những kiến thức, các mối liên hệ nhân quả
được thể hiện rõ ràng. Do vậy, trong quá trình dạy - học
tích cực người giáo viên cần phải khai thác triệt để
các Bảng kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa để
hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung kiến thức
địa lí mà nó thể hiện, đồng thời cũng cần tự xây dựng
được các Bảng kiến thức trong quá trình thiết kế bài học

địa lí và giảng dạy trên lớp, coi nó như là một phương
pháp dạy học, nhằm kích thích học sinh tích cực học tập.
Ninh Hải, tháng 4 năm 2010
Tác giả






Tran
g
I ĐẶT VẤN
ĐỀ
1
1
Tình hình thực
tế
1
2
Cơ cở lý luận và pháp

1
2.1
Định hướng đổi mới PPDH và chương tình giáo dục phổ
thông
1
2.2
Bảng kiến
thức(BKT)

.
2
2.2.1
Quan niệm về Bảng kiến
thức:
2
2.2.2
Các loại Bảng kiến
thức
2
3
Phạm vi yêu cầu và giải pháp các vấn
đề
2
II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP
3
1
Lập
bảng

3
1.1
Cách xây dựng
BKT
3
1.2
Một số lưu ý khi xây dựng
BKT
3

2
Cách sử dụng Bảng kiến thức trong quá trình dạy học địa

3
III ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ
9
1
Đánh giá
chung

9
1.1
Ưu
điểm

9
1.2
Nhược
điểm


10





HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG KIẾN THỨC
TRONG DẠY, HỌC ĐỊA LÍ 12 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC.

Họ và tên: Trần Văn Bằng
Chức vụ: Giáo viên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tình hình thực tế:
Để hoà nhập với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế giới
nói chung, bộ môn Địa lý có một vị trí quan trọng trong việc phát triển toàn diện
cho mỗi học sinh. Nhằm giúp các em có điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế
và khu vực, tiếp cận với những thông tin về KHKT, giúp các em có thể áp dụng
những kiến thức đã học ở nhà trường một cách có hiệu quả. Vì vậy cho nên các
cấp giáo dục đang xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Địa lý.
Hiện nay trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu chính là
hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Địa lý và
những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Mỗi môn học, mỗi 1 bài học nếu chúng ta biết lựa chọn phương pháp giảng
dạy phù hợp thì hiệu quả bài giảng sẽ cao hơn. Riêng môn Địa lý chương trình rất
phong phú, chương trình lớp 12 có thể sử dụng phương pháp khác với chương
trình lớp 11 và 10. Cụ thể trong từng bài, chúng ta cũng có thể thay đổi phương
pháp cho phù hợp.
Hơn nữa, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội
dung, từng hoàn cảnh cụ thể, góp phần rất lớn cho sự thành công của bài giảng, là
khâu quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Lựa chọn phương
pháp như thế nào để phát huy tư duy, tính tích cực độc lập suy nghĩ của học sinh
đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên.
2
Bài học kinh
nghiệm
10
IV KẾT
LUẬN


11
V PHỤ
LỤC

12

Tài liệu tham khảo

Một số bài soạn mẫu




Thực tế, việc xây dựng Bảng kiến thức và kết hợp với các phương pháp dạy
học ở trường phổ thông đã được nhiều giáo viên(GV) sử dụng. Thế nhưng, sử
dụng như thế nào cho có hiệu quả, nhuần nhuyễn là vấn đề bức thiết cho GV nói
chung và GV Địa lý nói riêng.
Mặt khác, chương trình SGK lớp 12 là một chương trình mới, rất phù hợp
cho phương pháp xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức. Đồng thời, nội dung
phong phú và hấp dẫn chắc chắn sẽ mang đến cho học sinh nhiều hứng thú trong
các giờ học.
Bản thân là một giáo viên, tôi muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp giáo
dục, điển hình là trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh.
Với thực tế trên, trong quá trình giảng dạy tôi rút ra được một số kinh
nghiệm về: “Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy,
học Địa Lí 12 theo hướng tích cực.” xin trình bày ra đây để các đồng nghiệp
xem xét, nếu được thì cũng có thể ứng dụng trong công tác giảng dạy của bản
thân.
2. Cơ cở lý luận và pháp lý:

2.1. Định hướng đổi mới PPDH và chương trình giáo dục phổ thông.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương
4 khóa VII(1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII(12-1996), được thể chế
hóa trong Luật Giáo dục(2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo
Dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14(4-1999).
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “ phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo cũng
đã nêu: “ phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc trưng của môn học, đặc điểm của từng đối tượng học sinh, điều
kiện của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nghiệm học tập cho học sinh”
Bảng kiến thức là cách tốt nhất trong qúa trình hệ thống hóa và khái quát
hóa kiến thức. Bảng kiến thức còn là một trong những phương pháp phát huy tính
tích cực độc lập, suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh nắm chắc
kiến thức và ghi nhớ bền vững.
Đây là phương pháp học sinh làm việc là chủ yếu, thầy giáo chỉ là người
hướng dẫn. Nếu thầy biết áp dụng phương pháp, kết hợp với các phương pháp


khác và các phương tiện khác ở từng bài cụ thể thì hiệu quả giờ học sẽ cao hơn,
học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
2.2. Bảng kiến thức(BKT):
2.2.1. Quan niệm về Bảng kiến thức:
Theo PGS. Tiến sĩ Nguyễn Đức Vũ (Tài liệu tập huấn môn Địa lí-Trung

tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên- 2008). Bảng kiến thức là một
dạng kênh hình độc đáo của sách giáo khoa Địa lí phổ thông, trong đó có các cột
và hàng như bảng thống kê, nhưng nội dung của bảng không phải số liệu, mà đó
là các kiến thức đã được chọn lọc và trình bày một cách ngắn gọn.
Bảng kiến thức là các kiến thức được trình bày cô đọng, ngắn gọn và có
tính hệ thống (kiến thức được sắp xếp vào các hàng, cột).
2.2.2. Các loại Bảng kiến thức:
Có thể phân loại theo các dấu hiệu như sau:
- Theo mục đích sử dụng:
+ Bảng dùng để giảng bài mới.
+ Bảng dùng ôn tập.
+ Bảng kiểm tra bài cũ
- Theo mức độ đầy đủ của nội dung:
+ Bảng chưa có nội dung.
+ Bảng có nội dung chưa đầy đủ.
+ Bảng có nội dung đầy đủ.
- Theo mức độ khó:
+ Bảng liên hệ kiến thức.
+ Bảng chọn lọc, hệ thống hoá.
+ Bảng bài tập nhận thức.
- Theo nội dung
+ Bảng so sánh kiến thức.
+ Bảng thống kê kiến thức.
+ Bảng nhận thức
3. Phạm vi các yêu cầu và giải pháp các vấn đề:
Trong phạm vi của SKKN này, với tư cách là một giáo viên Địa lí tôi chỉ
nêu ra một số giải pháp mà bản thân đã thực hiện trong quá trình dạy học tại
trường THPT Tôn Đức Thắng:
- Cách xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy học địa lí kết hợp với
các phương pháp khác.

- Một số nguyên tắc khi sử dụng Bảng kiến thức, sử dụng kết hợp với các phương
pháp khác .
- Thông qua việc tiến hành đề tài này ở các lớp 12 chương trình chuẩn tại trường
THPT Tôn Đức Thắng, để thấy được xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức
trong dạy học Địa Lí có ưu - nhược điểm gì? Hướng dẫn xây dựng và làm việc với
Bảng kiến thức có đạt hiệu quả hay không? Kinh nghiệm bản thân.



II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Sau đây là việc hướng dẫn lập và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy
học Địa lí 12, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
1. Lập bảng.
1.1.Cách xây dựng BKT.
Việc xây dựng Bảng kiến thức trong dạy học địa lý được tiến hành theo các
bước sau :
· Bước 1: Chọn kiến thức cơ bản tối thiểu và vừa đủ, mã hoá các kiến thức đó
một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, nhưng phải phản ánh được nội dung cần
thiết.
· Bước 2: Thiết lập Bảng kiến thức phù hợp với những nội dung đã lựa chọn ở
bước 1(tương ứng với cột, hàng ).
· Bước 3: Hoàn thiện. Kiểm tra lại tất cả công việc đã thực hiện. Điều chỉnh
Bảng kiến thức phù hợp với nội dung dạy học logic nội dung, đảm bảo tính thẩm
mỹ và dễ hiểu.
Ngoài ra, hiện nay chúng ta có thể sử dụng nhiều chương trình phần mềm
máy tính như: Sử dụng bộ phần mềm Microsoft Office chúng ta có thể xây dựng
và thiết kế các Bảng kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng, cấu trúc thích
hợp và có thể tạo cho Bảng kiến thức có rất nhiều hiệu ứng tùy vào phương pháp
giảng dạy của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy bằng bài giảng điện tử để
từ đó nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức của học sinh.

Tuy nhiên cũng cần chú ý. Tùy vào các loại bảng và mục đích sử dụng để
làm gì, trong khâu nào của hoạt động dạy học mà ta có thể có các cách xây dựng
tương ứng.(ví dụ: bảng trống để kiểm tra bài cũ, học bài mới, bảng đầy đủ nội
dung để tổng hợp sử dụng khi ôn tập chương )
1.2. Một số lưu ý khi xây dựng BKT.
Để xây dựng Bảng kiến thức trong dạy học địa lý cần chú ý bảo đảm :
· Tính khoa học : nội dung Bảng kiến thức phải bám sát nội dung chuẩn chương
trình, các mối liên hệ phải là bản chất, khách quan chứ không áp đặt, cưỡng ép.
· Tính sư phạm, tư tưởng: có tính khái quát cao, lược bỏ các kiến thức phụ, dễ
đọc, dễ nhớ. Qua Bảng kiến thức, học sinh thấy được các mối liên hệ khách quan,
biện chứng.
· Tính mỹ thuật: bố cục hợp lý, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức,
có thể dùng màu sắc làm rõ
2. Cách sử dụng Bảng kiến thức trong quá trình dạy học Địa lý:
2.1.Trong tiết học trên lớp
- Kiểm tra bài cũ:
Sử dụng Bảng kiến thức trong việc kiểm tra kiến thức cũ của HS đầu tiết
học. Giáo viên dùng bảng kiến thức trống (vẽ sẵn trên giấy hoặc thiết kế trong
phiếu học tập) để học sinh điền nội dung, để hoàn thiện Bảng kiến thức. Hoặc sử
dụng bảng đã hoàn thành yêu cầu HS rút ra nhận xét


Vd: Trước khi tìm hiểu bài mới “ Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên” GV
yêu cầu:
? Hãy hoàn thành BKT về thế mạnh và hạn chế của vùng DHNTB?
Nội dung tìm hiểu Thuận lợi Khó khăn
Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên

Kinh tế - xã hội

? Hãy làm nổi bật thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng DHNTB và
hoàn thành BKT sau:

Nghề cá Du lịch biển
Dịch vụ hàng
hải
Khai thác
khoáng sản biển
Thế mạnh
Tình hình phát
triển

- Trong khâu định hướng:
Sử dụng Bảng kiến thức trong việc định hướng nhận thức của học sinh vào
lúc mở đầu bài dạy học. Để giới thiệu cho học sinh biết các nội dung sẽ nghiên
cứu trong bài học. Sau đó kết hợp với tài liệu sách giáo khoa hoặc bản đồ để tìm
hiểu nội dung bài học.
- Giảng bài mới:
Sử dụng BKT trong khâu giảng bài mới. Có nhiều cách khác nhau:
· Bảng kiến thức có sẵn, có thể được tiến hành theo một số cách như sau:
+ Hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh các nội dung theo cột hoặc theo hàng
của bảng, rút ra những kiến thức cần nắm.( đối với Bảng kiến thức có nội dung
được trình bày tương ứng theo cột hoặc hàng, GV nên hướng dẫn học sinh so sánh
chúng với nhau để nắm vững kiến thức.)
Vd: Bảng 25.1 Tóm tắt một số đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp.
Vùng
Điều kiện sinh
thái nông
nghiệp
Điều kiện kinh

tế - xã hội
Trình độ thâm
canh
Chuyên môn
hóa sản xuất
Trung
du và
miền
núi Bắc
Bộ
- Núi, cao
nguyên, đồi
thấp.
- Đất feralit đỏ
vàng, đất phù sa
cổ bạc màu.
- Khí hậu cận
nhiệt đới, ôn đới
trên núi, có mùa
đông lạnh
- Mật độ dân số
tương đối thấp.
Dân có kinh
nghiệm sản xuất
lâm nghiệp,
trồng cây công
nghiệp.
- ở vùng trung
du có các cơ sở
công nghiệp chế

biến. Giao
thông tương đối
- Nhìn chung
trình độ thâm
canh thấp, sản
xuất theo kiểu
quảng canh, đầu
tư ít lao động và
vật tư nông
nghiệp. ở vùng
Trung du trình
độ thâm canh
đang được nâng
cao.
- Cây công
nghiệp có
nguồn gốc cận
nhiệt và ôn đới
(chè, trẩu, hồi )

- Đậu tương,
lạc, thuốc lá.
- Cây ăn quả,
cây dược liệu.
- Trâu, bò lấy
thịt và sữa, lợn
(Trung du)


thuận lợi.

- ở vùng núi còn
nhiều khó khăn.
Đồng
bằng
sông
Hồng
- Đồng bằng
châu thổ có
nhiều ô trũng.
- Đất phù sa
sông Hồng và
sông Thái Bình.
- Có mùa đông
lạnh
- Mật độ dân số
cao nhất cả
nước.
- Dân có kinh
nghiệm thâm
canh lúa nước.
- Mạng lưới đô
thị dày đặc: Các
thành phố lớn
tập trung công
nghiệp chế biến.

- Quá trình đô
thị hóa và công
nghiệp hóa
đang được đẩy

mạnh.
- Trình độ thâm
canh khá cao,
đầu tư nhiều lao
động.
- áp dụng các
giống mới, cao
sản, công nghệ
tiến bộ
- Lúa cao sản ,
lúa có chất
lượng cao.
- Cây thực
phẩm, đặc biệt
là các loại rau
cao cấp. Cây ăn
quả.
- Đay, cói.
- Lợn, bò sữa
(ven thành phố
lớn), gia cầm,
nuôi thủy sản
nước ngọt (ở
các ô trũng),
thủy sản nước
mặn, nước lợ)


Bắc
Trung

Bộ
- Đồng bằng
hẹp, vùng đồi
trước núi.
- Đất phù sa, đất
feralit (có cả đất
badan).
- Thường xảy ra
thiên tai (bão,
lụt), nạn cát
bay, gió Lào.
- Dân có kinh
nghiệm đấu
tranh chinh
phục tự nhiên.
- Có một số đô
thị vừa và nhỏ,
chủ yếu ở dải
ven biển. Có
một số cơ sở
công nghiệp chế
biến.
- Trình độ thâm
canh tương đối
thấp: Nông
nghiệp sử dụng
nhiều lao động
- Cây công
nghiệp hàng
năm (lạc, mía,

thuốc lá )
- Cây công
nghiệp lâu năm
(cà phê, cao
su ).
- Trâu, bò lấy
thịt; nuôi thủy
sản nước mặn,
nước lợ.
Duyên
hải
Nam
Trung
Bộ
- Đồng bằng
hẹp khá màu
mỡ.
- Có nhiều vụng
biển thuận lợi
cho nuôi trồng
thủy sản.
- Dễ bị hạn hán
về mùa khô.
- - Có nhiều
thành phó, thi
xã dọc dải ven
biển.
- Điều kiện giao
thông vận tải
thuận lợi.

- Trình độ thâm
canh khá cao.
Sử dụng nhiều
lao động và vật
tư nông nghiệp.
- Cây công
nghiệp hàng
năm (mía, thuốc
lá)
- Cây công
nghiệp lâu năm
(dừa)
- Lúa.
- Bò thịt, lợn.
- Đánh bắt và


nuôi trồng thủy
sản.
Tây
Nguyên

- Các cao
nguyên badan
rộng lớn, ở các
độ cao khác
nhau.
- Khí hậu phân
ra hai mùa:
mưa, khô rõ rệt.

Thiếu nước về
mùa khô
- Có nhiều dân
tộc ít người còn
tiến hành kiểu
nông nghiệp cổ
truyền.
- Có các nông
trường.
- Công nghiệp
chế biến còn
yếu.
- Điều kiện giao
thông khá thuận
lợi.
- ở vùng nông
nghiệp cổ
truyền, quảng
canh là chính
- ở các nông
trường các nông
hộ, trình độ
thâm canh đang
được nâng lên
- Cà phê, cao
su, chè, dâu
tằm, hồ tiêu.
- Bò thịt và bò
sữa.
Đông

Nam
Bộ
- Các vùng đất
badan và đất
xám phù sa cổ
rộng lớn, khá
bằng phẳng.
- Các vùng
trũng có khả
năng nuôi trồng
thủy sản.
- Thiếu nước về
mùa khô.
- Có các thành
phố lớn, nằm
trong vùng kinh
tế trọng điểm
phía Nam.
- Tập trung
nhiều cơ sở
công nghiệp chế
biến.
- Điều kiện giao
thông vận tải
thuận lợi.
- Trình độ thâm
canh cao. Sản
xuất hàng hóa,
sử dụng nhiều
máy móc, vật tư

nông nghiệp.
- Các cây công
nghiệp lâu năm
( cao su, cà
phê, điều)
- Cây công
nghiệp ngắn
ngày (đậu
tương, mía)
- Nuôi trồng
thủy sản.
- Bò sữa (ven
thành phố lớn),
gia cầm.
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
- Các dải phù sa
ngọt, các vùng
đát phèn, đất
mặn.
- Vịnh biển
nông, ngư
trường rộng.
- Các vùng rừng
ngập mặn có
tiềm năng để
nuôi trồng thủy

sản.
-Có thị trường
rộng lớn là
vùng Đông
Nam Bộ.
- Điều kiện giao
thông vận tải
thuận lợi.
- Có mạng lưới
đô thị vừa và
nhỏ, có các cơ
sở công nghiệp
chế biến.
- Trình độ thâm
canh cao. Sản
xuất hàng hóa,
sử dụng nhiều
máy móc, vật tư
nông nghiệp.
- Lúa, lúa có
chất lượng cao.
- Cây công
nghiệp ngắn
ngày (mía, đay,
cói)
- Cây ăn quả
nhiệt đới.
- Thủy sản (đặc
biệt là tôm).
- Gia cầm (đặc

biệt là vịt đàn)
Đối với bảng trên GV nên hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh các nội
dung theo cột hoặc theo hàng của bảng, rút ra những kiến thức cần nắm.



+ Kết hợp BKT với hình (tranh ảnh, bản đồ…) yêu cầu học sinh kết hợp với
tranh ảnh, bản đồ… và phương tiện khác phân tích, so sánh, phát hiện rút ra các
kết luận.
Vd: HS quan sát bản đồ giao thông vận tải, kết hợp với bản đồ hành chính Việt
Nam, hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, xác định một số tuyến đường chính theo yêu
cầu và điền vào bảng: Tên tuyến đường và tên các tỉnh, thành phố mà tuyến đường
đó chạy qua, ý nghĩa.
Tuyến đường
Chạy qua các tỉnh, thành phố
Ý nghĩa



Vd: HS quan sát bản đồ giao thông vận tải, kết hợp với bản đồ hành chính Việt
Nam, hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy Xác định các đầu mối giao thông chính :
Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Nêu ý nghĩa của từng đầu mối. Ghi kết quả
làm việc vào bảng:
Đầu mối giao thông
Tập trung
các tuyến đường chính
Ý nghĩa




+ Hướng dẫn HS làm việc nhóm theo phiếu học tập: Có thể dựa vào BKT soạn
thảo phiếu học tập có hình thức tương tự, tổ chức cho HS hoạt động với kênh hình
khác để hoàn thành phiếu, sau đó so sánh nội dụng phiếu với BKT, hoàn thiện
phiếu học tập hoàn thiện bảng và nắm kiến thức.
Vd: Phiếu học tập : Ở bài: Đất nước nhiều đồi núi(tt)
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục b, quan sát hình 6, hãy điền vào bảng sau đặc
điểm của địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tiểu mục Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng
sông Cửu Long
Nguyên nhân hình thành
Diện tích
Hệ thống đê/ kênh rạch
Sự bồi đắp phù sa
Tác động của thủy triều
Thông tin phản hồi:
Tiểu mục Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng
sông Cửu Long
Nguyên nhân hình thành Do phù sa sông Hồng
và sông Thái bình bồi
Do phù sa sông Tiền và
sông Hậu bồi tụ.


tụ.
Diện tích 15.000 km
2
40.000 km
2

.
Hệ thống đê/ kênh rạch Có hệ thống đê ngăn lũ. Có hệ thống kênh rạch
chằng chịt.
Sự bồi đắp phù sa Vùng trong đê không
được bồi phù sa hàng
năm.
Được bồi phù sa hàng
năm.
Tác động của thủy triều ít chịu tác động của
thủy triều.
Chịu tác động mạnh của
thủy triều.
· Vừa dạy vừa lập bảng:
Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các kiến thức, song song với
việc hoàn thành BKT. Vừa dạy vừa lập và điền nội dung vào bảng. Đây là hình
thức dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng phương pháp dạy học
giảng giải, kết hợp với đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ…, sử dụng phiếu
học tập, máy tính điện tử với các phần mềm trình chiếu các kiến thức cần thiết
sẽ được hình thành dần trên Bảng kiến thức, tương ứng với tiến trình dạy học. Kết
quả của nội dung dạy học sẽ thể hiện, kết tinh ở BKT.
Ví dụ: Khi tìm hiểu các đai địa hình ở nước ta
Đai- độ cao
Đặc điểm
khí hậu
Lớp phủ thổ
nhưỡng
Lớp phủ sinh
vật
Đai nhiệt đới gió mùa.
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên

núi.

Đai ôn đới gió mùa trên núi.
Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở, hoặc cho các nhóm thảo luận
Kết quả sau quá trình làm việc:
Đai - độ
cao
Đặc điểm
khí hậu
Lớp phủ thổ
nhưỡng
Lớp phủ sinh vật
Đai nhiệt
đới gió
mùa có độ
cao trung
bình dưới
600 -
700m ở
miền Bắc,
độ cao
900 -
1000m ở
miền
Nam.
- Khí hậu nhiệt
đới biểu hiện rõ
rệt, mùa hạ nóng
(nhiệt độ trung
bình tháng trên

25
0
C). Độ ẩm
thay đổi tùy nơi:
từ khô, hơi khô,
hơi ẩm đến ẩm.
Thổ nhưỡng có 2
nhóm đất:
+ Nhóm đất
feralit vùng đồi
núi thấp chiếm
hơn 50% diện
tích đất tự nhiên
(đất feralit đỏ
vàng đất feralit đỏ
vàng; đất feralit
nâu đỏ phát triển
trên đá badan và
đá vôi).
+ Nhóm đất phù
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt
đới ẩm là rừng thường xanh.

+ Các hệ sinh thái rừng
nhiệt đới gió mùa: rừng
thường xanh rừng nửa rụng
lá và rừng thưa nhiệt đới
thưa.
+ Các hệ sinh thái phát triển
trên các loại thổ nhưỡng đặc

biệt như hệ sinh thái rừng
nhiệt đới thường xanh trên
đá vôi, rừng ngập mặn trên
đất mặn, ven biển, rừng
tràm trên đất phèn; hệ sinh


sa (đất phù sa
ngọt, đất phèn,
đất mặn đất cát).
thái xa van, cây bụi gai
nhiệt đới khô trên đất cát,
đất xám vùng khô hạn.
Đai cận
nhiệt đới
gió mùa
trên núi có
độ cao từ
600 -
700m đến
2600m.
+ Độ cao 600 -
700m đến 1600 m
- 1700 m: Khí
hậu mát mẻ, mưa
nhiều.
+ Trên 1600 -
1700 m: Khí hậu
lạnh do sự phân
hóa theo độ cao.

+ Độ cao 600 -
700m đến 1600 -
1700m: Đất
feralit có mùn với
đặc tính chua,
tầng đất mỏng.
+ Trên 1600 -
1700m có đất
mùn.
+ Độ cao 600 - 700m đến
1600 - 1700m: hệ sinh thái
rừng cạn nhiệt đới lá rộng
và lá kim. Trong rừng xuất
hiện các loài chim, thú cận
nhiệt đới phương Bắc; các
loài thú có lông dày như
gấu, sóc, cầy, cáo
+ Trên 1600 - 1700m: Thực
vật thấp nhỏ, đơn giản về
thành phần loài, động vật có
các loài chim di cư
Đai ôn đới
gió mùa
trên núi có
độ cao từ
2600m trở
lên
Khí hậu có nét
giống khí hậu ôn
đới, quanh năm

nhiệt độ dưới
18
0
C, mùa đông
xuống dưới 5
0
C.
Đất chủ yếu là đất
mùn thô.
Có các loài thực vật ôn đới
như đỗ quyên, lãnh sam,
thiết sam.
Ví dụ: Khi so sánh hai vùng nông nghiệp TDMNBB và Tây Nguyên. GV yêu cầu:

Trung Du miền núi Bắc
Bộ
Tây Nguyên
a) Về vị trí và vai trò của từng
vùng

b) Về hướng chuyên môn hóa.
c) Về điều kiện phát triển

Địa hình
Khí hậu
Đất đai
Kinh tế - xã hội.
Kết quả làm việc:

Trung Du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

a) Về vị trí và
vai trò của
từng vùng
Là vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn thứ 3 cả nước.
Là vùng chuyên canh cây
công nghiệp lớn thứ 2 cả
nước
b) Về hướng
chuyên môn
hóa.
+ Quan trọng nhất là chè, sau đó là
quế, sơn, hồi.
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày
có thuốc lá, đậu tương.
+ Quan trọng nhất là cà
phê, sau đó là chè, cao su.
+ Một số cây công nghiệp
ngắn ngày: dâu tằm,,
bông vải.


c) Về điều kiện phát triển

Địa hình Miền núi bị chia cắt Cao nguyên xếp tầng với
những mặt bằng tương
đối bằng phẳng.
Khí hậu Khí hậu có một mùa đông lạnh,
cộng với độ cao địa hình nên có
điều kiện phát triển cây cận nhiệt

đới (chè).
Cận xích đạo với mùa
khô sâu sắc.
Đất đai Đất ferlit trên đá phiến, đá gơnai và
các loại đá mẹ khác.
Đất badan màu mỡ, tầng
phong hóa sâu, phân bố
tập trung.
Kinh tế - xã
hội.
- Dân số 12 triệu người (2006) là
địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít
người có kinh nghiệm trồng cây
công nghiệp.
- Cơ sở chế biến còn hạn chế.
- Vùng nhập cư lớn nhất
nước ta.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu
nhiều.

· Dùng để thể hiện toàn bộ trí thức cần cho học sinh lĩnh hội (sau khi dạy xong
mới lập).
Vd: sau khi học xong phần đặc điểm các vùng địa hình của nước ta GV lập Bảng
hệ thống lại kiến thức của bài:
Các vùng địa hình
Giới
hạn
Hướng
núi
Độ cao

Các dãy núi
chính
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vùng núi Bắc Trường
Sơn

Vùng núi Nam Trường
Sơn

Vd: Các nhóm Đọc SGK, quan sát Atlat Địa lí Việt Nam hãy điền vào bảng đặc
điểm các vùng kinh tế trọng điểm:
Quy mô
Thế mạnh và
hạn chế
Cơ cấu GDP/
Trung tâm
Định hướng phát
triển
- Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc
- Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung.
- Vùng kinh tế trọng
điểm Phía Nam

- Khâu cũng cố đánh giá:


Dùng Bảng kiến thức trong khâu củng cố và đánh giá cuối bài học. Giáo

viên đưa ra một Bảng kiến thức chưa hoàn chỉnh hoặc trống, yêu cầu học sinh tìm
các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh Bảng kiến thức.
Vd: Sau khi học xong bài: Đất nước nhiều đồi núi. Ở phần cũng cố GV có thể sử
dụng một BKT đã kẻ sẳn trên giấy A
0
, yêu cầu một số học sinh điền kiến thức vào
bảng.
Các vùng địa hình Giới
hạn
Hướng
núi
Độ cao Các dãy núi
chính
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vùng núi Bắc Trường Sơn
Vùng núi Nam Trường Sơn


- Bài tập về nhà:
Dùng bảng kiến thức trong việc ra bài tập về nhà cho học sinh. Ví dụ, sau
khi dạy bài trên lớp, có thể yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập điền kiến thức vào
các ô của Bảng kiến thức một cách hợp lí thể hiện đặc điểm của một đối tượng địa
lý.
Vd: sau khi học xong bài: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ. Yêu cầu học
sinh về nhà lập bảng kiến thức với nội dung như sau:
Giai đoạn
Thời gian bắt
đầu và kết
thúc cách đây

Hoạt
động địa
chất
Đặc điểm
lãnh thổ
Các
khoáng
sản được
hình thành

Đặc điểm
lớp vỏ
cảnh quan

Tiền Cambri
Cổ Kiến Tạo
Tân Kiến Tạo


Học sinh trong quá trình lập bảng sẽ nắm được đặc điểm của các giai đoạn
trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta, so sánh được đặc điểm các
giai đoạn
Từ đó, học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức một cách tổng quát và khắc sâu hơn
kiến thức.
2.2. Dùng Bảng để ôn tập:
Sử dụng Bảng kiến thức trong ôn tập cuối chương, cuối phần. Nhờ Bảng
kiến thức, các kiến thức địa lý hệ thống hoá một cách trực quan, giúp cho học sinh
có cái nhìn tổng thể các kiến thức đã học trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Vd: Sau khi học xong các chương, phần GV có thể hướng dẫn học sinh lập
bảng khái quát hóa các kiến thức đã học xong.

STT Tên bài Nội dung trọng tâm Ghi chú
1 Bài 1:


? ?
2.3. Dùng bảng để kiểm tra đánh giá:


Sử dụng Bảng kiến thức trong kiểm tra kiến thức của học sinh. Để kiểm tra
kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên có thể soạn đề kiểm tra, yêu cầu học
sinh điền vào ô trống Bảng kiến thức các kiến thức cần thiết. Hoặc yêu cầu học
sinh lập một Bảng kiến thức.
Vd: Trong soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. GV có thể lập các bảng
trống và yêu cầu học sinh hoàn thành.
Hãy hoàn thiện bảng sau:
Sông
Nhà máy thủy điện vùng Tây Nguyên
Ý nghĩa
Đã xây dựng Đang xây dựng
Xê Xan
Xrê pôk
Đồng Nai
Ngoài ra, tùy thuộc vào đối tượng học sinh Bảng kiến thức còn được sử
dụng trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp như: trò chơi, đố vui, Hình
thức sử dụng cũng tương tự như bài học trên lớp.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
1. Đánh giá chung:
1.1. Ưu điểm:
Sử dụng phương pháp lập bảng đã giúp học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi,
huy động được các tư duy sáng tạo, tạo thói quen tốt trong học tập của học sinh.

Từ đó góp phần nhỏ vào việc hình thành nhân cách học sinh.
- HS tự trình bày và đưa ra các quan điểm của bản thân, từ đó giúp các em mạnh
dạn hơn trong học tập và trong cuộc sống.
- Kết hợp tốt giữa BKT và phương pháp thảo luận, kết hợp với xây dựng phiếu
học tập với lược đồ, atlat, phương tiện thiết bị hiện đại thì kết quả sẻ cao hơn rất
nhiều lần.
- Tạo rất nhiều thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp thảo luận trong dạy học.
- Đặc biệt khả năng tư duy của HS tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em không còn thói
quen chép lại toàn bộ những nội dung trong SGK có liên quan đến nội dung bài
giảng.
Những hiệu quả nói trên đã được minh chứng khi tôi áp dụng đề tài vào
trong giảng dạy ở lớp 12A1 và so sánh với lớp 12B2A ( không áp dụng). Tuy
nhiên do có sự phân hoá về trình độ nên khả năng tư duy, sáng tạo của HS cũng
có sự khác nhau khi thể hiện qua kết quả học tập.
Lớp thực nghiệm:
Lớp


Sỉ số

Bài
dạy
< 5
điểm
5-6
điểm
> 6-7
điểm
>7-8
điểm

> 8-9
điểm
> 9
điểm
12A
1
43 37
0
(0%)
10
(23,2%)
18
(41,9%)

9
(21%)
4
(9,3%)

2
(4,6%)




Lớp đối chứng:
Lớp


Sỉ số


Bài
dạy
< 5
điểm
5-6
điểm
> 6-7
điểm
>7-8
điểm
> 8-9
điểm
> 9
điểm
12B
2
40 37
5
(12,5%
)
11
(27,5%)
14
(35%)
6
(15%)
3
(7,5%)


1
(2,5%)


Với kết quả kiểm tra thực nghiệm ở 2 lớp trên, tôi thấy rằng:
- Số học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm 12A1 chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn so với
lớp không thực nghiệm 12B2A.
- Số học sinh đạt điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là không có, trong khi ở lớp
không thực nghiệm số này là khá cao.
Như vậy rõ ràng việc hướng dẫn học sinh xây dựng và làm việc với BKT đã
giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh. Ngoài ra học sinh còn hình thành
được kỹ năng so sánh và làm việc theo nhóm để tìm hiểu kiến thức và như vậy
vai trò tự học, tự nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức ở học sinh được khẳng định.
1.2. Nhược điểm:
- Quá trình thực hiện đề tài này tôi nhận thấy rằng việc xây dựng và làm việc với
bảng kiến thức còn hạn chế đối với những HS yếu kém, do Bảng kiến thức mang
tính khái quát hóa cao nên một phần nào đó gây sự chán nản cho các em trong quá
trình GV truyền thụ kiến thức.
- Dễ tạo ra sự suy diễn máy móc ở giáo viên cũng như học sinh.
- Các Bảng kiến thức, không thể hiện được tính phân bố không gian của đối tượng
địa lý.
- Đề tài chỉ mới thực hiện được trong phạm vi hẹp của môn Địa lý chương trình
lớp 12.
- Trong quá trình sử dụng đề tài này vẫn còn nhiều hạn chế trong tiến trình dạy
học do cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn (mới có một phòng máy dùng
chung cho nên việc ứng dụng thiết bị hiện đại trong xây dựng và làm việc với
bảng còn hạn chế). Nên cần phải chuẩn bị nhiều bảng kẻ trên giấy A
0
tốn rất nhiều
thời gian, việc tái sử dụng các bảng đã kẻ cũng rất hạn chế.

2. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn quá trình giảng dạy và kết quả cũng như tồn tại nêu trên, bản
thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
Khi giáo viên sử dụng, xây dựng Bảng kiến thức để dạy học địa lý như vậy
sẽ làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn, kết hợp cùng với các phương pháp
khác làm cho tiết học trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, góp phần tích cực hoá
học sinh học tập môn địa lý. Đặc biệt, nếu chúng ta sử dụng kết hợp với các


phương tiện hiện đại như: máy chiếu qua đầu hay procerter, máy chiếu đa vật thể,
các phần mềm soạn giảng
Bảng kiến thức tuy có nhiều ưu điểm đối với việc dạy và học địa lý nhưng
các Bảng kiến thức có một số hạn chế, nên giáo viên cần có biện pháp khắc phục:
- Lựa chọn kiến thức phải căn cứ vào chuẩn chương trình và đảm bảo học sinh yếu
kém nếu có cố gắng thì cũng đạt được.
- Dễ tạo ra sự suy diễn máy móc ở giáo viên cũng như học sinh. Nên trong quá
trình dạy học, GV cần lưu ý phân tích một cách cụ thể sự vật, hiện tượng, quá
trình địa lý cụ thể trong các hoàn cảnh, trường hợp cụ thể.
- Các Bảng kiến thức, không thể hiện được tính phân bố không gian của đối tượng
địa lý. Cách khắc phục là cần kết hợp tốt việc sử dụng Bảng kiến thức với lược
đồ, bản đồ, tập Atlat để học sinh thấy rõ sự phân bố và đặc điểm cụ thể của sự
vật hiện tượng địa lý trên các lãnh thổ nhất định.



IV. KẾT LUẬN.
Có thể nói rằng, đổi mới phương pháp là yêu cầu cấp thiết của một GV
đứng trên bục giảng, nhằm khẳng định vị trí chủ động nhận thức của HS. Từ lý
luận vận dụng vào thực tiễn cho thấy tổ chức hướng dẫn học sinh xây dựng và làm
việc với Bảng kiến thức sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho một tiết dạy. Với đề tài

này, trong quá trình giảng dạy, khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS đã tăng lên.
Tuy nhiên khả năng sáng tạo của HS vẫn chưa cao lắm. Song đây cũng là một
hiệu quả, thành công của đề tài.
Nhìn chung, với xu thế đi lên không ngừng của thời đại phát triển kinh tế
nói chung và của giáo dục nói riêng, thì đổi mới phương pháp kết hợp với phương
tiện dạy học trực quan là điều tất yếu, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS.
Để đề tài trên tiến hành có kết quả như mong muốn là một việc làm tương
đối khó, lý do khách quan cũng có, chủ quan cũng có, nhưng theo tôi nghĩ là GV
ai ai cũng làm được điều đó với điều kiện phải có nhận thức đúng đắn, phải dành
nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ về giáo án giảng dạy, phải dốc hết tâm huyết và sự
nhiệt tình của nghề giáo
Hoạt động xây dựng và sử dụng Bảng kiến thức, kết hợp Bảng kiến thức
với phiếu học tập và phương pháp thảo luận nhóm, kết hợp với các phương tiện
hiện đại là một trong những phương pháp mới được sử dụng trong mấy năm gần
đây. Do đó với đề tài này, tôi mong muốn trình bày những hiểu biết của mình, để
nâng cao hiệu quả học tập và giáo dục HS. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài còn
nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm rất mong sự đóng góp chân tình của các đồng
nghiệp.

Ninh Hải, ngày 30 tháng 04 năm 2010


Nhận xét của HĐKH đơn vị Người
viết




Trần Văn

Bằng








Chủ tịch HĐKH





















PHỤ LỤC
1. Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 12- Bộ Giáo Dục-
NXB Giáo Dục. 2009.
- Sách giáo khoa Địa Lí Lớp 12 chuẩn- NXB Giáo Dục- Lê Thông (Tổng chủ
biên). 2007.
- Sách giáo viên Địa Lí Lớp 12 chuẩn- NXB Giáo Dục- Lê Thông (Tổng chủ
biên). 2007.
- Lí luận dạy học Địa lí- NXB Giáo Dục- Nguyễn Dược- 2006.
- Tài liệu nâng cao năng lực giáo viên- Nguyễn Đức Vũ- 2008
- Rèn luyện kĩ năng Địa lí-NXB Giáo Dục- Mai Xuân San-2001.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Địa lí 12- NXB Giáo Dục – Bộ Giáo Dục- 2008.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học- Lê Công Triêm-Nguyễn Đức Vũ.
- Phương tiện dạy học địa lí ở trường THPT- PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ.
2. Một số bài soạn mẫu( Trang sau)

























MỘT SỐ BÀI SOẠN MẪU:
Bài soạn 1: Bài 5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
LÃNH THỔ VIỆT NAM.
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học,học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của hai giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo
trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ Việt Nam những nơi đã diễn ra các hoạt động
chính trong giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta.
- So sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế tại các khu vực địa hình ở
nước ta.
3. Thái độ: Nhìn nhận, xem xét lịch sử phát triển của lãnh thổ tự nhiên Việt Nam
trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa chất khoáng sản Việt Nam.
- Bảng niên biểu địa chất.
- Các tranh ảnh minh họa
- Atlat địa lí Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra miệng:
Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu
của lãnh thổ Việt Nam?
3.Bài mới:
Khởi động: Giai đoạn Tiền Cambri có ý nghĩa gì đặc biệt đối với sự hình
thành lãnh thổ nước ta?
GV: Những địa khối được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri được đánh
giá là nền móng ban đầu hình thành nền lãnh thổ nước ta. Từ đó đến nay, trải qua
hàng trăm triệu năm biến đổi phức tạp ở giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo,
hình dáng đất nước Việt Nam dần dần được hiện ra.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1:
Tìm hiểu đặc điểm giai đoạn Cổ
kiến tạo và Tân kiến tạo.
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: GV chia HS ra thành các
2) Giai đoạn Cổ kiến tạo:

(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục)



nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
nhóm.
GV kẻ BKT lên Bảng.
(Xem phiếu học tập phần phụ lục)
* Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm giai đoạn
Cổ kiến tạo.

* Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm Tân kiến
tạo.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi,
đại diện các nhóm trình bày- ghi kiến
thức vào bảng trống, các nhóm khác bổ
sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày
của HS và kết luận các ý đúng của mỗi
nhóm- GV treo BKT đã kẻ sẵn.
(Xem thông tin phản hồi phần phụ
lục)
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm.
? Quan sát lược đồ hình 5, cho biết nếu
vẽ bản đồ địa hình Việt Nam sau giai
đoạn Cổ kiến tạo thì nước biển lấn vào
đất liền ở những khu vực nào? Biển vẫn
còn lấn vào vùng đất liền của Móng Cái
(Quảng Ninh), đồng bằng sông Hồng,
các đồng bằng Duyên hải miền Trung
và đồng bằng sông Cửu Long.
- Tại sao địa hình nước ta hiện nay đa
dạng và phân thành nhiều bậc?
- Thời kì đầu của giai đoạn Tân kiến tạo
ngoại lực (mưa, nắng, gió, nhiệt độ )
tác động chủ yếu tới bề mặt địa hình
nước ta. Hãy cho biết một năm tác động
ngoại lực bào mòn 0,1 mm thì 41,5 triệu
năm bào mòn bao nhiêu? (Sau 41,5
triệu năm ngoại lực bào mòn thì đỉnh
núi cao 4100m).

- Tại sao địa hình nước ta hiện nay đa
dạng và phân thành nhiều bậc? ( Do
giai đoạn Tân kiến tạo vận động nâng
lên không đều trên lãnh thổ và chia
thành nhiều chu kì).
HĐ 2: Xác định các bộ phận lãnh thổ









3) Giai đoạn Tân kiến tạo:
(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).


được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến
tạo và Tân kiến tạo.
Hình thức: Cả lớp.
? Quan sát hình 5, SGK vị trí các loại
đá được hình thành trong giai đoạn Cổ
kiến tạo và Tân kiến tạo
Xác định các vùng lãnh thổ nước ta sau
giai đoạn Cổ kiến tạo, các HS khác
nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: So sánh đặc điểm giai đoạn Cổ
kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo

Hình thức: Cá nhân/ cặp.
GV yêu cầu một nửa lớp so sánh Cổ
kiến tạo với Tân kiến tạo, nửa còn lại so
sánh Tân kiến tạo- Cổ kiến tạo, từng
cặp HS trao đổi để trả lời câu hỏi:
So sánh đặc điểm 2 giai đoạn theo nội
dung sau:
- Thời gian kiến tạo.
- Bộ phận lãnh thổ được hình thành.
- Đặc điểm khí hậu, sinh vật.
- Các khoáng sản chính.
GV kẻ bảng thành 2 ô và gọi 2 HS
làm thư kí ghi kết quả so sánh lên
bảng. Lần lượt các đại diện Cổ kiến tạo
nói trước, nhóm Tân kiến tạo nói tiếp
theo, (Cổ kiến tạo thời gian dài hơn,
lãnh thổ được hình thành rộng hơn, chủ
yếu là đồi núi Tân kiến tạo: thời gian
ngắn hơn, hình thành lên các vùng đồng
bằng )
GV nhận xét phần trình bày của HS và
bổ sung kiến thức.
IV. ĐÁNH GIÁ:
Lịch sử phát triển của tự nhiên của lãnh thổ Việt Nam trải qua một giai
đoạn rất dài và có nhiều diễn biến phức tạp là do đâu?

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Làm các câu hỏi 2,3, 4 SGK.
VI. PHỤ LỤC:
Phiếu học tập



Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2 và quan sát hình 5, hãy nêu đặc điểm các giai đoạn
kiến tạo của nước ta theo mẫu sau đây:
Giai đoạn
Thời gian
bắt đầu và
kết thúc
cách đây
Hoạt
động địa
chất
Đặc điểm
lãnh thổ
Các khoáng
sản được
hình thành
Đặc điểm
lớp vỏ cảnh
quan
Cổ kiến tạo
Tân kiến tạo
Thông tin phản hồi:
Giai đoạn
Thời gian
bắt đầu và
kết thúc
cách đây
Hoạt động
địa chất

Đặc điểm
lãnh thổ
Các
khoáng sản
được hình
thành
Đặc điểm
lớp vỏ
cảnh quan
Cổ kiến tạo Bắt đầu
cách đây
540 triệu
năm, kết
thúc cách
đây 65 triệu
năm
Vận động
uốn nếp và
nâng lên ở
Tây Bắc,
Đông Bắc,
Bắc Trung
Bộ; hoạt
động mác
ma mạnh ở
Trường sơn
nam.
Phần lớn
lãnh thổ
nước ta trở

thành đất
liền ( trừ
các khu vực
đồng bằng).
Đồng, sắt,
thiếc, vàng,
bạc, đá
quý

Tân kiến tạo Bắt đầu
cách đây 65
triệu năm,
kéo dài đến
ngày nay
Vận động
uốn nếp,
đứt gãy
phun trào
macma,
Vận động
nâng lên
không đều
theo nhiều
chu kì. Bồi
lấp các
vùng trũng
lục địa.
- Địa hình
đồi núi
được chiếm

phần lớn
diện tích.
Địa hình
phân bậc.
- Các cao
nguyên ba
dan, các
đồng bằng
châu thổ
được hình
thành
Dầu mỏ,
khí tự
nhiên, than
nâu,
Bôxit
Lớp vỏ
cảnh quan
nhiệt đới
tiếp tục
được hoàn
thiện,
thiên
nhiên ngày
càng đa
dạng,
phong phú
như ngày
nay.










Bài soạn 2: Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA.
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Biết được những thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
- Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta đang chuyển dịch từ
nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
- Biết dược xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ hình 21.1 SGK Địa lí 12.
- Phân tích các bảng số liệu có trong bài học.
3. Thái độ:
Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu biểu (có tính chất để
minh họa cho nội dung của bài)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Tgian: 1'
2. Kiểm tra miệng: Tgian: 4'
Hãy nêu chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta.
3. Bài mới: Tgian: 36'


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1
: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên nước ta đến sự phát triển nền
nông nghiệp nhiệt đới.
Hình thức: Cá nhân hoặc cặp.
Bước 1: HS dựa vào kiến thức đã học
và kiến thức trong SGK cho biết điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
nước ta có những thuận lợi và khó khăn
1) Nền nông nghiệp nhiệt đới:
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên cho phép nước ta phát triển
một nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự
phân hóa rõ rệt, cho phép:
Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp
và áp dụng các biện pháp thâm canh,

×