Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.87 KB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tác giả sáng kiến: Ngô Quang Huy
Môn: Lịch Sử
Trường: THCS Liên Châu

Vĩnh Phúc năm 2017

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Vĩnh Phúc năm 2017

2


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN


KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Lời giới thiệu
Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp
giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục.
Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi
mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ
thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy
học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm
cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng
trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh
nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động
trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua.
Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử
cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong
dạy học.
Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự
kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều
có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp lập niên biểu trong sách giáo
khoa Lịch Sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay.
Lập niên biểu không những khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung
cấp kiến thức cho học sinh. Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một không
gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh
sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát
triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ

cho học sinh...
Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai
trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng lập niên biểu của
giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để lập
niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên
nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch
sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề về việc: kĩ năng lập
3


niên biểu môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở để phát huy tính tích cực của
học sinh.
2. Tên sáng kiến:
KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 7,8,9 của trường THCS
Liên Châu trong những năm học vừa qua.
Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch
sử ở trường THCS Liên Châu với tất cả các khối lớp.
Biện pháp tuy có thể nói không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn
của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn
trong quá trình học.
Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên
phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học
sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu
cầu học sinh phải hệ thống tất cả các kiến thức trong các tiết ôn tập, làm bài tập,
tổng kết. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa tổng hợp được sự kiện sẽ làm mất thời
gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy học lịch

sử. Biết hệ thống, biết khái quát, biết phân tích nội dung của sự kiện và phải biết
hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua lập niên biểu
trong các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết chương. Từ đó biết khái quát, tổng hợp,
nội dung bài học.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 29-8-2016
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
a. Thực trạng:
Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to
lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không
thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em cho rằng
đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu
hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt
Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới.
Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có
nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và
học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra
tình trạng quá tải cho học sinh.
Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện,
nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học
bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ
được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất.
4


Việc lập niên biểu môn lịch sử, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
Nhiều giáo viên còn ngại lập niên biểu do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử
dụng thì chỉ mạng tính chất tổng hợp cho bài giảng nên chưa phát huy được hết
hiệu quả của nó.
Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử,

bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự
nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc lập niên
biểu môn Lịch sử .
b. Thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
Phòng Giao Dục đã có các cụm chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên
có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong
công tác chuyên môn giữa các giáo viên cùng bộ môn trong toàn cụm.
Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên
quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch
sử...Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp
trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp
thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật,
miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử...
Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho việc dạy và học có đầy đủ máy
tính nối mạng Intenet, máy chiếu, bảng tương tác giúp giáo viên thuận tiện trong
công việc dạy học.
Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao
phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.
Bản thân cũng quen dần với công nghệ thông tin nên tạo thuận lợi cho công
tác giảng dạy .
Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, dành nhiều thời gian và
điều kiện để tiếp cận tri thức mới, có tinh thần ham hỏi, tự tìm tòi trong công tác
chuyên môn và các hoạt động khác.
Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà
giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để
nắm chắc bài hơn. Và đặc biệt nhiều em thích được lên bảng trình tổng hợp, khái
quát sự kiện để hiểu được nội dung bài học.

Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội
dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc tổng hợp nội dung nên đã
đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua củng cố bài và các
tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết.
5


Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ
bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa.
Các em đã mạnh dạn hăng hái xung phong lên bảng và sẵn sàng ghi nhớ các sự
kiện, nhân vật, trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
* Khó khăn:
Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to
lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không
thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em cho rằng
đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu
hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt
Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Vậy tại sao
học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có nhiều nguyên
nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử
của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá
tải cho học sinh. Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan
sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng
trong dạy học
bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ
được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc
phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử , là một biện pháp quan trọng
để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy
đủ. Nhiều giáo viên còn ngại lập niên biểu do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng
thì chỉ mạng tính chất tổng hợp cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả

của nó.
Ở trường THCS Liên Châu một số học sinh còn lười học và chưa có sự say
mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử...còn yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc
nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải
được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy, bản thân
các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng
của giáo viên.
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp
dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh
tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Do đó nhiều
học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả
lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn ...
Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày kĩ
năng lập niên biểu mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối
tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này
làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn
học.
6


Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó
chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ
môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất
lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh
yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy
được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là:
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những
phương lập niên biểu một cách hiệu quả nhất.
Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa để con em ở nhà với ông bà nên việc tự học ở

nhà của học sinh chưa được tự giác.
Suy nghĩ của nhiều phụ huynh và học sinh coi môn lịch sử là môn phụ nên
chưa để tâm vào việc học tập, tìm tòi kiến thức của môn Lịch Sử.
c. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành thực hiện chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”
+ Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp7, 8,9 sách
chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác.
+ Phương pháp tổng hợp, khái quát, đối chiếu…
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng
dạy.
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh.
d. Giải pháp.
Để đạt hiệu quả cao khi lập niên biểu Lịch sử nhằm phục vụ cho việc giảng
dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu thông tin liên quan đến
thời gian, sự kiện của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công
việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp.
Trước hết để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng
những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng và nguyên tác cơ bản sau:
* Kĩ năng:
- Nắm được phương pháp cơ bản lập niên biểu lịch sử.
- Phải nắm được kiến thức cơ bản, thời gian và sự kiện lịch sử.
- Xác định mục đích cần hướng đến của lập niên biểu, là nhằm tránh sự
chệch hướng trong quá thực hiện và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác.
- Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát
huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh, mà còn giúp học
sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu...

* Nguyên tắc:
Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ
trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích,
7


dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên
nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp.
Ngoài ra các giờ sử dụng niên biểu trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai
trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo
viên phải khắc phục khó khăn, trao đổi chuyên môn tổ, chuyên môn cụm để có
cách lập niên biểu một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu thời gian và sự kiện lịch
sử dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ
động.
Sử dụng niên biểu đúng mục đích, đúng lúc, đúng mức độ. Cường độ kết hợp
lập niên biểu với các đồ dùng được trang bị tốt. Nội dung lập niên biểu phải rõ
ràng, sinh động, hấp dẫn với phương pháp thường hay sử dụng.
* Một số loại công cụ bảng biểu trong lập niên biểu
Kiến thức môn Lịch sử mang những đặc điểm riêng, trong đó đặc điểm cơ bản là
tính không lặp lại. Trong từng bài học, học sinh (HS) lại biết đến những sự kiện,
nhân vật lịch sử mới. Vì vậy HS thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự
kiện, nhân vật, khái niệm lịch sử đã học nhiều HS đã nhầm lẫn các sự kiện lịch sử
cơ bản, nhầm lẫn tên các nhân vật lịch sử cũng như đóng góp của họ. Hướng dẫn
HS lập niên biếu nhằm đạt mục tiêu ghi nhớ kiến thức cơ bản của môn học, rèn
luyện các kỹ năng và hình thành thái độ học tập bộ môn đúng đắn.
Công cụ bảng biểu là gì?: Một cách hiểu chung nhất công cụ bảng biểu là
những công cụ dùng để trực quan hóa thông tin giúp chúng ta không chỉ dễ dàng
nhận biết mà còn tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin ấy. Vận dụng vào quá trình
dạy học, công cụ bảng biểu được sử dụng nhằm hướng dẫn HS suy nghĩ, sắp xếp và

trình bày những kiến thức đã học theo chủ đề nhất định dưới dạng hình ảnh trực
quan (bảng, biểu, sơ đồ…).
Các loại công cụ bảng biểu và cách thức thiết kế, sử dụng Trong dạy học
Lịch sử: giáo viên (GV) có thể sử dụng nhiều loại công cụ bảng biểu hướng dẫn
HS ôn tập, tổng kết những kiến thức đã học. Có thể chia thành 3 loại công cụ cơ
bản là bảng, biểu đồ và sơ đồ.
Loại bảng biểu: gồm bảng niên biểu, bảng so sánh, phân loại Bảng niên biểu
là loại bảng liệt kê các sự kiện cơ bản sau khi học xong một giai đoạn lịch sử. Niên
biểu gồm hai loại cơ bản: niên biểu tổng hợp và niên biểu chuyên đề. Cấu trúc bảng
niên biểu thường chia làm 2 hoặc 3 cột dọc gồm: niên đại, sự kiện, ý nghĩa lịch sử.
Ví dụ: Bảng niên biểu về diễn biến Cách mạng tháng Tám 1945 (Lịch sử lớp 9)
Niên đại Sự kiện Ý nghĩa lịch sử 13-8-1945 Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn
quốc, ra Quân lệnh số 1 Đảng chớp đúng thời cơ, chính thức phát lệnh Tổng khởi
nghĩa 14 đến 15-8-1945 … … 16 đến 17-8-1945 18-8-1945 19-8-1945
Bảng so sánh là loại bảng tổng kết nhằm rút ra những điểm tương đồng hay
khác biệt giữa những sự kiện lịch sử cơ bản theo tiến trình lịch sử (lịch đại) hoặc
cùng thời kì (đồng đại). Cấu trúc bảng so sánh thường gồm các cột dọc thể hiện đối
tượng cần so sánh còn hàng ngang thể hiện các tiêu chí để so sánh.
8


Ví dụ: Bảng so sánh giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tiêu chí
Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại
1. Thời gian hình thành …. ...
2. Hoạt động kinh tế
3. Dân cư
4. Chính trị
Bảng phân loại là loại bảng dùng để xác định các sự kiện lịch sử theo tính chất,
đặc điểm hoặc chủ đề nội dung; xác định những đặc trưng nội hàm của một khái
niệm lịch sử hoặc phân loại thông tin đúng sai:

Bảng phân loại các sự kiện lịch sử được cấu trúc linh hoạt, trong đó cột dọc
định hướng cho HS sắp xếp sự kiện cùng tính chất, đặc điểm hoặc theo chủ đề nội
dung. Ví dụ: Sắp xếp các sự kiện vào bảng dưới đây theo các chủ đề nội dung:
a. Tuần lễ đẫm máu diễn ra ở Pari
b. Cuộc tổng bãi công bắt đầu ở Mat-xcơ-va rồi chuyển thành khởi nghĩa vũ trang
c. Phong trào Hiến chương ở Anh…. Phong trào công nhân quốc tế thế kỉ XIX
Cách mạng Nga 1905-1907 Công xã Pa-ri …
Bảng xác định đặc trưng nội hàm của khái niệm: cột dọc định danh khái niệm,
hàng ngang là các đặc trưng nổi bật của khái niệm. HS sẽ đánh dấu + vào ô tương
ứng với đặc trưng liên quan đến khái niệm, điền dấu - vào ô tương ứng đặc trưng
không liên quan đến khái niệm 1 . Loại bảng này còn có thể được thiết kế gồm 3
cột dọc (định danh tên khái niệm, hoàn cảnh lịch sử và giải thích khái niệm) nhằm
hướng dẫn HS ôn tập các khái niệm đã học.
Ví dụ: Khái niệm Hoàn cảnh lịch sử Công cuộc cải tổ do M.Goóc-ba-chốp
tiến hành ở Liên Xô từ 1985 – 1991. Hậu quả là chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ,
Liên bang CHXHCN Xô Viết tan rã. Tổ chức lại nền kinh tế, chính trị, xã hội theo
những yêu cầu mới, nguyên tắc mới.
Bảng phân loại thông tin đúng sai: gồm 3 cột dọc và các hàng ngang (tương
ứng với các nội dung cần xác định), học sinh sẽ đọc và đánh dấu (X) vào cột ghi
đúng hoặc sai cho các nội dung kiến thức đã học.
Ví dụ: Trật tự hai cực I-an-ta chi phối toàn bộ nền chính trị thế giới và các
quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu tan rã là do sự chống phá điên cuồng của các thế lực đế quốc phản
động
Loại biểu đồ: gồm biểu đồ K-W-L, biểu đồ cốt truyện, biểu đồ Venn và biểu
đồ khái niệm Biểu đồ Biết – Thắc mắc – Hiểu (Biểu đồ K-W-L) liên tưởng, tổ chức
những nội dung HS đã biết, muốn biết và học được sau bài học. Phần “Biết” kích
hoạt kiến thức tiềm tàng của học sinh về một chủ đề nào đó, Sau đó, học sinh làm
việc một mình hoặc cùng với nhóm bạn để đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội
dung sắp học và ghi vào phần Thắc I mắc . Sau bài học HS sẽ ghi lại những nội

dung bài học vào phần Hiểu . Biểu đồ này được dùng khi bắt đầu một bài học mới,
tham khảo trong suốt bài học và dùng để tổng kết vào cuối bài học.
9


Ví dụ: Biểu đồ cho bài “Trung Quốc thời phong kiến” (Lịch sử lớp 7): Ghi
lại những gì em biết về “Trung Quốc thời cổ đại” (trong bài Các quốc gia cổ đại
phương Đông). Sau đó viết ra những câu hỏi cho những điều em muốn biết về
“Trung Quốc thời phong kiến”. Khi hoàn thành bài học, hãy ghi lại những gì em đã
học được. Những điều em Biết Những điều em Thắc mắc Những điều em Hiểu
được sau bài học … ... ...
Biểu đồ cốt truyện định hướng cho HS trong việc xây dựng các ý tưởng hoặc
trình bày thông tin về các nhân vật, sự kiện lịch sử theo lôgic “cốt truyện”.
Ví dụ: 4 Biểu đồ cốt truyện trên được thiết kế nhằm hướng dẫn học sinh ôn tập
một nội dung quan trọng của phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
(chương I - Lịch sử lớp 8). Số chủ đề sẽ được phát triển thêm cho phù hợp với tên
các nhân vật lịch sử và công lao của họ. Khi bắt đầu học chương này, GV cung cấp
cho HS biểu đồ cốt truyện với phần giới thiệu chủ đề, sau từng bài HS sẽ từng bước
hoàn thiện biểu đồ này bằng cách điền chủ đề và thông tin về từng nhân vật lịch sử
tiêu biểu nhất. Kết thúc chương HS hoàn thiện biểu đồ và dựa vào đó để kể về các
nhân vật lịch sử. Biểu đồ Venn được tạo thành bởi 2 hay nhiều vòng tròn đan vào
nhau. Loại biểu đồ này phù hợp cho phân loại hoặc so sánh các sự kiện, khái niệm
lịch sử. Các điểm tương đồng giữa các chủ đề được liệt kê ở phần giao nhau giữa
hai đường tròn. Các điểm khác biệt được liệt kê riêng ở từng đường tròn. Ví dụ
dưới đây là Biểu đồ so sánh điểm giống và khác nhau giữa xã hội cổ đại phương
Đông và phương Tây (Lịch sử lớp 7): Chủ đề: Cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX Giới thiệu Chủ đề 1: Phạm Văn Nghị
và đội quân nghĩa dũng Kể về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX Chủ đề 2: Trương Định – Bình
Tây Đại nguyên soái Chủ đề 3: Nguyễn Hữu Huân - vị thủ khoa yêu nước Nội

dung: … Chủ đề 4: Nguyễn Trung Trực và câu nói nổi tiếng Chủ đề 5: Nguyễn Tri
Phương bảo vệ thành Hà Nội Nội dung: … Nội dung: … 5 Những thông tin gợi ý
trong biểu đồ trên định hướng cho HS điền những từ khóa ngắn gọn thể hiện đặc
điểm của mô hình xã hội thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây. Biểu đồ khái
niệm được mô hình hóa theo nhiều kiểu, có thể theo kiểu mạng (nên còn được gọi
là sơ đồ mạng, sơ đồ tư duy2 ), hoặc là sự gắn kết giữa một hình ảnh đặc trưng cho
khái niệm và những từ khóa ngắn gọn giải thích nội hàm khái niệm. Có 2 cách học
qua biểu đồ khái niệm: thứ nhất, HS lựa chọn 1 hình ảnh (tư liệu do GV cung cấp
hoặc HS tự vẽ dưới dạng biểu tượng) đặc trưng cho khái niệm và ghi những từ
khóa giải thích các đặc trưng cơ bản của khái niệm (kết hợp trình bày bằng lời); thứ
hai, GV chọn một khái niệm quan trọng có liên quan đến nhiều khái niệm khác, HS
tự lập biểu đồ (hình bánh xe, mặt trời…) và các từ khóa ghi các khái niệm liên quan
hoặc giải thích đặc trưng của khái niệm ấy.
Loại sơ đồ : gồm nhiều loại như: đường trục thời gian, sơ đồ chuỗi sự kiện, sơ
đồ mạng và sơ đồ hình cây . Cấu trúc của Graph bao gồm các đỉnh được mô hình
hóa bằng những vòng tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật để thể hiện những kiến
thức cơ bản và cung là những đường định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp
10


khúc để thể hiện mối quan hệ lôgic giữa các đỉnh (kiến thức cơ bản). Các bước lập
Graph được tiến hành theo ba bước cơ bản: xác định kiến thức cơ bản, tóm tắt theo
các hình quy ước và xếp đỉnh, lập cung. Đường trục thời gian có cung được thiết
kế bằng một mũi tên định hướng còn đỉnh là các hình quy ước thể hiện các sự kiện
và các mốc thời gian tương ứng . Điểm chung … Điểm riêng (Phương Đông cổ đại)
Điểm riêng (Phương Tây cổ đại) phù hợp cho việc tổng kết các sự kiện quan trọng
của một giai đoạn lịch sử theo tiến trình thời gian. Sơ đồ chuỗi có các đỉnh mô
hình hóa bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật và các cung mô hình hóa bằng những
mũi tên thẳng định hướng. Loại sơ đồ này dùng để ôn tập một chuỗi các sự kiện
quan trọng của một giai đoạn lịch sử hoặc các sự kiện lịch sử có mối liên hệ nhân

quả với nhau. Sơ đồ mạng có một đỉnh trung tâm và các mũi tên định hướng nối
với các đỉnh khác (mô hình hóa đỉnh bằng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ
nhật). Với cấu trúc như vậy đỉnh trung tâm sẽ thể hiện một nội dung khái quát còn
các đỉnh kết nối sẽ diễn tả các nội dung chi tiết. GV có thể đưa ra chủ đề ôn tập rồi
hướng dẫn HS vẽ sơ đồ mạng thiết lập mối liên hệ giữa các sự kiện LS hoặc hướng
dẫn HS thiết kế sơ đồ mạng giải thích khái niệm. Sơ đồ cây có một đỉnh gốc và các
mũi tên định hướng kết nối với các đỉnh nhánh (tất cả các đỉnh cũng được mô hình
hóa). Do vậy đỉnh gốc sẽ diễn tả nội dung kiến thức mang tính khái quát và các
đỉnh nhánh sẽ diễn tả nội dung chi tiết. Sơ đồ này phù hợp với việc giải thích
nguyên nhân, hệ quả của các cuộc cách mạng, cơ cấu xã hội, tổ chức nhà nước…
Các công cụ bảng biểu được thiết kế và trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint sẽ
tiết kiệm được thời gian, đồng thời hiệu ứng hình ảnh và màu sắc sẽ tạo hứng thú
học tập cho HS. Đặc biệt các phần mềm khác như: Concept Draw MindMap, Mind
Mapping… dễ sử dụng và đặc biệt phù hợp trong việc thiết kế sơ đồ mạng. Việc ôn
tập kiến thức trong môn Lịch sử không chỉ nhằm ghi nhớ các sự kiện, khái niệm
lịch sử mà còn biết vận dụng chúng trong những hoàn cảnh mới. Căn cứ vào mục
tiêu bài học GV lựa chọn kiến thức cơ bản và ngay khi bắt đầu bài học hay một
chương GV cần xây dựng nhiệm vụ của HS (lập bảng, biểu hay vẽ sơ đồ…), cung
cấp công cụ hỗ trợ (phiếu học tập, phiếu đánh giá) định hướng cho HS thường
xuyên ôn tập kiến thức đã học. Các công cụ bảng biểu đa dạng trong cách thiết kế,
mềm dẻo trong cách sử dụng, trợ giúp HS rất hữu ích trong học tập môn Lịch sử.
Sử dụng công cụ bảng biểu hướng dẫn HS ôn tập ghi nhớ các sự kiện, khái niệm
lịch sử trong một hệ thống, từ đó có thể phân tích, giải thích được mối liên hệ lôgic
giữa các sự kiện, khái niệm ấy. Theo cách này khắc phục được cách học “thuộc
lòng”, học “vẹt” mà không hiểu bản chất các sự kiện, khái niệm lịch sử của HS;
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THCS
Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứng
dụng cụ thể về loại bảng biểu được sử dụng nhiều nhất trong đề tài của tôi.
e. Một số ví dụ cụ thể ở các khối lớp
Ví dụ 1:


11


Khi dạy bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
(lịch sử 8)Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về phong trào
công nhân nửa đầu thế kỉ XIX theo bảng
Thời gian
Phong trào
Nội dung chủ yếu
Kết quả
Đầu thế kỉ XIX - Đập phá máy
móc.
- Bãi công.
1831
- Đòi tăng lương,
giảm giờ làm.
- Đòi thiết lập chế
độ cộng hòa.
Khởi nghĩa công Chống sụ hà khắc
nhân dệt Sơ-lê- của chủ xưởng và
din(Đức).
điều kiện lao động
tồi tệ
1836-1847
Phong trào bị dập
tắt nhưng đã mang
rõ tính chất quần
chúng rộng lớn, có
tính tổ chức và

mục tiêu chính trị
rõ nét.
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo
bảng sau:
Thời gian
Phong trào
Nội dung chủ yếu
Kết quả
Đầu thế kỉ XIX - Đập phá máy - Phá máy móc đốt Thành lập các công
móc.
công xưởng.
đoàn.
- Bãi công.
- Đòi tăng lương
giảm giờ làm.
1831
Khởi nghĩa công - Đòi tăng lương, Cuộc khởi nghĩa bị
nhân dệt tơ ở Li- giảm giờ làm.
đàn áp.
ông (Pháp).
- Đòi thiết lập chế
độ cộng hòa.
1844
Khởi nghĩa công Chống sụ hà khắc Khởi nghĩa bị đàn
nhân dệt Sơ-lê- của chủ xưởng và áp đẫm máu.
din(Đức).
điều kiện lao động
tồi tệ
1836-1847
Phong trào hiến - Mít tinh, biểu Phong trào bị dập

chương ở Anh.
tình, đưa kiến nghị. tắt nhưng đã mang
- Đòi quyền bầu rõ tính chất quần
cử, tăng lương, chúng rộng lớn, có
12


giảm giờ làm.

tính tổ chức và
mục tiêu chính trị
rõ nét.

Ví dụ 2:
Khi dạy bài 5: công xã Pari 1871(lịch sử 8)
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về công xã Pari 1871
theo mẫu sau
Thời gian
Diễn biến
Kết quả
Nhân dân Pa-ri (công Lật đổ chính quyền Nanhân và tiểu tư) sản khởi pô-lê-ông III, lập chế độ
nghĩa.
cộng hòa.
18-3-1871
86 đại biểu chúng cử,
công xã được thành lập.
Đầu tháng 4 đến đầu
Quân Véc-xai bắt đầu tấn
tháng 5-1871
công Pari.

20-5-1871
Quân Véc-xai tổng tấn Tuần lễ đẫm máu.
công Pa-ri.
Trận chiến đấu ở ngĩa địa Trận chiến cuối cùng,
Cha La-se-dơ.
công xã sụp đổ.
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung
theo bảng sau:
Thời gian
Diễn biến
Kết quả
4-9-1870
Nhân dân Pa-ri (công Lật đổ chính quyền Nanhân và tiểu tư) sản khởi pô-lê-ông III, lập chế độ
nghĩa.
cộng hòa.
18-3-1871
Khởi nghĩa ở Pa-ri.
Nhân dân làm chủ Pa-ri.
26-3-1871
Bầu củ Hội đồng công xã. 86 đại biểu chúng cử,
công xã được thành lập.
Đầu tháng 4 đến đầu
Quân Véc-xai bắt đầu tấn Quân Véc-xai chiếm phía
tháng 5-1871
công Pari.
Tây và phía Nam Pa-ri.
20-5-1871
Quân Véc-xai tổng tấn Tuần lễ đẫm máu.
công Pa-ri.
27-5-1871

Trận chiến đấu ở ngĩa địa Trận chiến cuối cùng,
Cha La-se-dơ.
công xã sụp đổ.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 30: Tổng kết (Lịch Sử 7)
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập bảng thống kê về những sự
kiện lịch sử đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX theo
(Niên đại,sự kiện, nhân vật chính, kết quả)
Niên đại
Sự kiện
Nhân vật
kết quả
939
Ngô Quyền xưng vương
Ngô Quyền
Nhà Ngô thành lập
13


Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12
sứ quân
980-1009

Nhà Tiền Lê thành
lập
Lý Công Uẩn lên ngôi vua
Trần Cảnh lên ngôi vua

Trần Thủ Độ-Trần Nhà Trần thành lập
Cảnh


Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần
Chiến thắng quân Minh Lê
Lợi lên ngôi vua
1771

Nhà Tây Sơn thành
lập

Nguyễn Ánh lên ngôi
Nguyễn Anh
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung
theo bảng sau
Niên đại
Sự kiện
Nhân vật
kết quả
939
Ngô Quyền xưng vương
Ngô Quyền
Nhà Ngô thành lập
968-980
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 Đinh Bộ Lĩnh
Nhà Đinh thành lập
sứ quân
980-1009
Lê Hoàn lên ngôi vua
Lê Hoàn
Nhà Tiền Lê thành
lập
1009

Lý Công Uẩn lên ngôi vua Lý Công Uẩn
Nhà Lý thành lập
1026
Trần Cảnh lên ngôi vua
Trần Thủ Độ-Trần Nhà Trần thành lập
Cảnh
1400
Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần Hồ Quý Ly
Nhà Hồ thành lập
1428
Chiến thắng quân Minh Lê Nguyễn Trãi- Lê Nhà hậu Lê thành
Lợi lên ngôi vua
Lợi
lập
1771
Khởi nghĩa nông dân Tây Nguyễn huệ
Nhà Tây Sơn thành
Sơn
lập
1802
Nguyễn Ánh lên ngôi
Nguyễn Anh
Triều nguyễn thành
lập
Ví dụ 4:
Khi dạy bài 11: các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các cuộc đấu tranh
tiêu biểu của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
theo: (Tên nước, thời gian, các cuộc đấu tranh tiêu biểu, kết quả)
Tên nước

Thời gian
Các cuộc đấu
Kết quả
tranh tiêu biểu
Cam-pu-chia
1863-1868
Gây cho Pháp
nhiều tổn thất,
bước đầu thành lập
14


liên minh chống
Pháp.
Việt Nam

Phong trào Cần
Vương, khởi nghĩa
Yên Thế.
Kháng chiến chống
Anh.

Miến Điện
Phi-líp-pin

1896-1898

Lào

In-đô-nê-xi-a


Nước cộng hòa
Phi-líp-pin ra đời.
Gây cho Pháp
nhiều tổn thất,
bước đầu thành lập
liên minh chống
Pháp.

1905-1908

Thành pập công
đoàn xe lửa.
Thành lập Hội liên
hiệp công nhân.
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo
bảng sau:
Tên nước
Thời gian
Các cuộc đấu
Kết quả
tranh tiêu biểu
Cam-pu-chia
1863-1868
Khởi nghĩa ở Ta Gây cho Pháp
Keo, khởi ngĩa ở nhiều tổn thất,
Cra-chê
bước đầu thành lập
liên minh chống
Pháp.

Việt Nam
1885-1896
Phong trào Cần Bước đầu thành lập
1884-1913
Vương, khởi nghĩa liên minh chống
Yên Thế.
Pháp.
Miến Điện
1885
Kháng chiến chống Chưa có kết quả
Anh.
Phi-líp-pin
1896-1898
Cách mạng bùng Nước cộng hòa
nổ.
Phi-líp-pin ra đời.
Lào
1901-1907
Đấu tranh vũ trang Gây cho Pháp
ở Xa-van-na-khét
nhiều tổn thất,
Khởi nghĩa ở cao bước đầu thành lập
nguyên Bô-lô-ven liên minh chống
Pháp.
In-đô-nê-xi-a
1905-1908
Thành pập công Đảng Cộng sản Inđoàn xe lửa.
đô-nê-xi-a thành
15



Thành lập Hội liên lập.
hiệp công nhân.
Ví dụ 5:
Khi dạy bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến
năm 1917).
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các sự kiện chính
của lịch sử thế giới cận đại theo: (Thời gian, sự kiện, kết quả)
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
8-1566
Lật đổ ách thống trị của
vương quốc Tây Ban Nha.
1640-1688
Cách mạng tư sản Anh.
Mở đường cho chủ nghĩa
tư bản phát triển, đem lại
quyền lợi cho quí tộc mới
và tư sản.
1775-1783
Chiến tranh giành độc lập
cùa các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ.
1789-1794
Lật đổ chế độ phong kiến,
đưa giai cấp tư sản lên
cầm quyền, mở đường cho
chủ nghĩa tư bản phát
triển.

Những năm 60 thế kỉ
XVIII
2-1848
Là văn kiện quan trọng
của chủ nghĩa xã hội khoa
học.
Quốc tế thứ nhất thành
lập.
Nhà nước vô sản đầu tiên
trên thế giới.
Cuối thế kỉ XVIII đầu
- Sự hình thành các công
thế kỉ XIX
ty độc quyền.
- Các tổ chức chính trị độc
lập của công nhân các
nước ra đời. Quốc tế thứ
hai.
Cách mạng Tân Hợi
(Trung Quốc)
1- 1868
.
Nhật Bản phát triển lên
chủ nghĩa tư bản.
16


Chiến tranh thế giới thứ Thuộc địa thế giới được
nhất.
chia lại.

Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung
theo bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
8-1566
Cách mạng Hà Lan.
Lật đổ ách thống trị của
vương quốc Tây Ban Nha.
1640-1688
Cách mạng tư sản Anh.
Mở đường cho chủ nghĩa
tư bản phát triển, đem lại
quyền lợi cho quí tộc mới
và tư sản.
1775-1783
Chiến tranh giành độc lập Giành độc lập, Hợp chủng
cùa các thuộc địa Anh ở quốc Hoa Kì ra đời.
Bắc Mĩ.
1789-1794
Cách mạng tư sản Pháp.
Lật đổ chế độ phong kiến,
đưa giai cấp tư sản lên
cầm quyền, mở đường cho
chủ nghĩa tư bản phát
triển.
Những năm 60 thế kỉ
Cách mạng công nghiệp.
Máy móc ra đời.
XVIII

2-1848
Tuyên ngôn Đảng Cộng Là văn kiện quan trọng
sản.
của chủ nghĩa xã hội khoa
học.
28-9-1864
Quốc tế thứ nhất thành Truyền bá học thuyết
lập.
Mác.
1871
Công xã Pa-ri.
Nhà nước vô sản đầu tiên
trên thế giới.
Cuối thế kỉ XVIII đầu Chủ nghĩa tư bản chuyển - Sự hình thành các công
thế kỉ XIX
sang chủ nghĩa đế quốc.
ty độc quyền.
Phong trào công nhân - Các tổ chức chính trị độc
quốc tế.
lập của công nhân các
nước ra đời. Quốc tế thứ
hai.
1911
Cách mạng Tân Hợi Thành lập Trung Hoa dân
(Trung Quốc)
quốc.
1- 1868
1914-1918

Cuộc Duy tân Minh Trị.


Nhật Bản phát triển lên
chủ nghĩa tư bản.
Chiến tranh thế giới thứ Thuộc địa thế giới được
nhất.
chia lại.
17


Ví dụ 6:
Khi dạy bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các sự kiện chính trong
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873 theo: (Thời
gian, sự kiện)
Thời gian
Sự kiện
Pháp tấn công Đà Nẵng.
17-2-1859
Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.
10-12-1861
Triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
20-8-1864
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
1867\1875
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung
theo bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
1-9-1858

Pháp tấn công Đà Nẵng.
17-2-1859
Pháp tấn công Gia Định.
24-2-1861
Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.
10-12-1861
Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm
Cỏ.
5-6-1862
Triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
2-1863
Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
20-8-1864
Trương Định hy sinh.
24-6-1867
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
1867\1875
Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra ở Nam Kì.
Ví dụ 7:
Khi dạy bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về quá trình xâm lược Việt
Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858
đến 1884 theo: (Thời gian, quá trình xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đấu tranh
cụa nhân dân ta)
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực Cuộc đấu tranh của nhân
dân Pháp
dân ta
1-9-1858
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn

Trà. Mở màng cuộc xâm lược
Việt Nam.
2-1859
Quân ta chặn địch ở đây.
Pháp chiếm Gia Định, Định
18


Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
6-1862
Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp
chiếm ba tỉnh miền Đông Nam
Kì.
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa.
20-11-1873
Nhân dân tiếp tục chống
Pháp.
18-8-1883
Triều đình đầu hàng nhưng
phong trào kháng chiến của
nhân dân không chấm dứt.
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung
theo bảng sau:
Thời gian
1-9-1858
2-1859
2-1862
6-1862
6-1867
20-11-1873

18-8-1883

Quá trình xâm lược của thực
dân Pháp
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn
Trà. Mở màng cuộc xâm lược
Việt Nam.
Pháp kéo vào Gia Định
Pháp chiếm Gia Định, Định
Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp
chiếm ba tỉnh miền Đông Nam
Kì.
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
Pháp đánh thành Hà Nội.

Cuộc đấu tranh của nhân
dân ta
Quân dân ta đánh trả quyết
liệt.
Quân ta chặn địch ở đây.
Nhân dân độc lập kháng
chiến.

Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa.
Nhân dân tiếp tục chống
Pháp.
Pháp đánh Huế.
Triều đình đầu hàng nhưng
Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt phong trào kháng chiến của

công nhận sự bảo hộ của Pháp. nhân dân không chấm dứt.

Ví dụ 8
Khi dạy bài 3(Lịch sử 9): Qúa trình phất triển của phong trào giải phóng dân
tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
Trong phần I giáo viên yêu cầu học sinh lập niên biểu về tên nước, năm giành độc
lập theo mẫu
STT
Tên nước
Năm giành độc lập
1
In-đô nê xi a
2
2-9-1945
3
Lào
4
1946-1950
5
1952
19


6
An-giê- ri
7
17 nước châu Phi tuyên bố độc lập
8
1-1-1959
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành bảng

STT
Tên nước
Năm giành độc lập
1
In-đô nê xi a
17-8-1945
2
Việt Nam
2-9-1945
3
Lào
12-10-1945
4
Ân Độ
1946-1950
5
Ai Cập
1952
6
An-giê- ri
1954-1962
7
17 nước châu Phi tuyên bố độc lập 1960
8
Cách mạng Cu-ba thành công
1-1-1959
Ví dụ 9: Sau khi dạy xong bài 4 lớp 7 Trung Quốc thời phong kiến để học sinh
dễ nhớ các triều đại, nhà nước Trung Quốc giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên
biểu theo mẫu sau
STT

Thời gian
Tên các triều đại
1
Xã hội nguyên thủy
2
Nhà Hạ
3
Nhà Thương
4
Thời Tây Chu
5
770-475 TCN
6
745-221 TCN
7
Nhà Tần
8
206 TCN-220
9
Thời Tam Quốc
10
Thời Tây Tấn
11
317-420
12
420-589
13
589-618
14
Nhà Đường

15
Thời Ngũ Đại
16
Nhà Tống
17
Nhà Nguyên
18
1368-1644
19
1644-1911
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành bảng
STT
Thời gian
Tên các triều đại
1
Trước thế kỉ XXI TCN
Xã hội nguyên thủy
2
Khoảng thế kỉ XXI-XVII TCN
Nhà Hạ
20


3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Khoảng thế kỉ XVII-XI TCN
Khoảng thế kỉ XI-771 TCN
770-475 TCN
745-221 TCN
221-206 TCN
206 TCN-220
220-280
265-316
317-420
420-589
589-618
618-907
907-960
960-1279
1281-1368
1368-1644
1644-1911

Nhà Thương

Thời Tây Chu
Thời Xuân Thu
Thời Chiến Quốc
Nhà Tần
Nhà Hán
Thời Tam Quốc
Thời Tây Tấn
Thời Đông Tấn
Thời Nam-Bắc Triều
Nhà Tùy
Nhà Đường
Thời Ngũ Đại
Nhà Tống
Nhà Nguyên
Nhà Minh
Nhà Thanh

Ví dụ 10: Sau khi học xong chương II và III trong bài 17 ôn tập: yêu cầu lập
bảng thống kê các sự kiện lớn thời Lí-Trần theo trình tự thời gian và nội dung (niên
đại và sự kiện). Giao viên hướng dẫn học sinh lập bảng theo mẫu sau:
STT

Thời Gian

Sự kiện

1

Lý Công Uẩn lên ngôi


2

Lí Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La sau
đổi tên là Thăng Long

3

1042

4

1054

5

1075

6

Nhà Lí ban hành bộ Hình Thư ( bộ luật thành văn
đầu tiên của nước ta
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần
thứ nhất
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần
thứ hai

7

1070


8

1075

9

Quốc Tử Giam ( trường đại học đầu tiên của nước
ta được mở)

10

Nhà Trần thành lập
21


11

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm
lược Mông Cổ

12

Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm
lược Nguyên

13

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược
Nguyên


14

1400

Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành bảng
STT

Thời Gian

Sự kiện

1

1009

Lý Công Uẩn lên ngôi

2

1010

Lí Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La sau
đổi tên là Thăng Long

3

1042

Nhà Lí ban hành bộ Hình Thư ( bộ luật thành văn
đầu tiên của nước ta


4

1054

Nhà Lí đổi tên nước là Đại Việt

5

1075

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần
thứ nhất

6

1076-1077

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần
thứ hai

7

1070

Văn Miếu được xây dựng

8

1075


Khoa thi đầu tiên được mở

9

1076

Quốc Tử Giam ( trường đại học đầu tiên của nước
ta được mở)

10

1226

Nhà Trần thành lập

11

1258

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm
lược Mông Cổ

12

1285

Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm
lược Nguyên


13

1287-1288

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược
Nguyên

14

1400

Nhà Hồ thành lập

Ví dụ 11: Khi dạy bài 16 Lịch Sử 7: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Giao viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa nông dân theo mẫu
22


Thời gian

Tên cuộc
nghĩa

khởi Địa bàn hoạt động

Kết quả

1344
1379
1379

1379
1390
1399
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và hoàn thành bảng
Thời gian

Tên cuộc
nghĩa

khởi Địa bàn hoạt động

Kết quả

1344

Khởi nghĩa Ngô Bệ Hải Dương

1379

Nguyễn Thanh

Sông Chu ( Thanh Thất bại
Hóa)

1379

Nguyễn kị

Nông Cống
Thanh Hóa


1379

Nguyễn Bổ

Bắc Giang

Thất bại

1390

Phạm sư ôn

Quốc Oai-Sơn Tây

Thất bại

1399

Nguyễn Nhữ Cái

Sơn Tây

Thất bại

Thất bại

– Thất bại

Vĩnh Phúc

Tuyên Quang
Ví dụ 12: Sau khi dạy xong bài 24,25 lịch sử Việt Nam lớp 8: Để cho học sinh
dễ nhớ các sự kiện Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và sự đầu hàng của triều
đình nhà Nguyễn giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu theo mẫu sau:
THỜI GIAN
31/8/1858

SỰ KIỆN

KẾT QUẢ

Liên quân Pháp-Tây ban nha
dàn quân trước cửa biển Đà
Nẵng

1/9/1858

Sau 5 tháng Thực dân Pháp chỉ
chiếm được Bán đảo Sơn Trà

17/2/1859 đến Thực dân Pháp đánh chiếm
23


24/2/1861

thành Gia định

5/6/1862


Ta mất 3 tỉnh miền Đông nam kì
(Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa)

1873

Triều đình nhà Nguyễn kí với
Pháp hiệp ước Giap tuất
15/3/1874 cắt cho Pháp 6 tỉnh
Nam Bộ
Thực dân Pháp đánh chiếm
Bắc Kì lần thứ hai
Thực dân Pháp bắn phá cửa
Thuận An

6/6/1884

Nhà Nguyễn hoàn toàn làm mất
nước

Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và đưa ra bảng cụ thể sau
THỜI GIAN

SỰ KIỆN

KẾT QUẢ

31/8/1858

Liên quân Pháp-Tây ban nha Chuẩn bị đánh Đà Nẵng

dàn quân trước cửa biển Đà
Nẵng

1/9/1858

Quân Pháp nổ súng xâm lược Sau 5 tháng Thực dân Pháp chỉ
Việt nam
chiếm được Bán đảo Sơn Trà

17/2/1859 đến Thực dân Pháp đánh chiếm Thành Gia Định thất thủ Pháp
24/2/1861
thành Gia định
chiếm 3 tỉnh miền Đông
5/6/1862

Triều đình kí với Pháp hiệp Ta mất 3 tỉnh miền Đông nam kì
ước Nhâm Tuất
(Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa)

1873

Thực dân Pháp đánh chiếm Triều đình nhà Nguyễn kí với
Bắc Kì lần thứ nhất
Pháp hiệp ước Giap tuất
15/3/1874 cắt cho Pháp 6 tỉnh
Nam Bộ

1883


Thực dân Pháp đánh chiếm Triều đình chủ động thương
Bắc Kì lần thứ hai
lượng với Pháp

18/8/1883

Thực dân Pháp bắn phá cửa Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng
Thuận An
và kí với Pháp hiệp ước Qúi Mùi
25/8/1883
24


6/6/1884

Triều đình Nhà Nguyễn kí với Nhà Nguyễn hoàn toàn làm mất
Thực dân Pháp hiệp ước Pa-tơ- nước
nốt

Ví dụ 13: Sau khi học xong tiết 1 bài Cách mạng tháng Mười Nga... Giao viên
có thể yêu cầu học sinh so sánh cách mạng tháng Hai năm 1917 với các cuộc cách
mạng tư sản theo mẫu
Cách mạng tháng Hai

Cách mạng Tư Sản

Nhiệm vụ
Lực lượng
Lãnh đạo
Tính chất

Sau khi học sinh trình bày giáo viên nhận xét và đưa ra bảng sau:
Cách mạng tháng Hai

Cách mạng Tư Sản

Nhiệm vụ

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên - Lật đổ chế độ phong kiến.
chế Nga Hoàng.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm
- Thành lập chính phủ TS lâm thời quyền.
và chính quyền Xô Viết ở địa - Mở đường cho CNTB phát
phương.
triển.

Lực lượng

Công nhân, nông dân, binh lính

Tư sản, nông dân,bình dân

Lãnh đạo

Giai cấp vô sản

Giai cấp tư sản

(Đảng Bôn-sê-vích)
Tính chất


CM dân chủ tư sản kiểu mới

Cách mạng tư sản

Trên đây chỉ là một vài ví minh họa dụ cụ thể. Trong quá trình dạy học bản thân tôi
đã áp dụng nhiều bài tập về lập niên biểu cho học sinh tôi nhận thấy rằng trong dạy
học bộ môn Lịch Sử việc hướng dẫn học sinh lập niên biểu là rất cần thiết, sau mỗi
tiết, chương, phần nếu cho học sinh rèn cách lập niên biểu thì học sinh rất hứng thú
và có thể nhớ các sự kiện lịch sử một cách dê dàng và khoa học
6. Những thông tin cần được bảo mật (không):
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sự quan tâm của BGH nhà trường, tổ chuyên môn trong việc chỉ đạo và thực hiện
kế hoạch năm học.
Sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp
Sự nỗ lực của bản thân trong việc giảng dạy trên lớp, tự bồi dưỡng chuyên môn.
25


×