Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng tự quản cho học sinh lớp 10a8 trường THPT nguyễn thị giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.5 KB, 18 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Tại bất kì nước nào, những đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải
cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với
những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Đổi
mới phương pháp giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp chủ nhiệm nói
riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có
nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như
mong đợi và giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và giáo
dục học sinh. Bản thân là giáo viên giảng dạy kiêm vai trò chủ nhiệm lớp, tôi
luôn trăn trở với công tác quản lý và giáo dục học sinh trong tập thể lớp chủ
nhiệm.
Xây dựng lớp học tự quản được xem là nội dung quan trọng trong việc đổi
mới công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng hợp tác cho
học sinh. Việc giáo dục ý thức tự quản cho HS ở trường THPT là vô cùng quan
trọng và cần thiết, bởi đó là nấc thang đầu tiên để các em bước dần tới thành quả
của ba năm vất vả đèn sách. Công việc cao cả ấy không phải chỉ thực hiện
trong ngày một ngày hai, mà nó là cả quá trình nỗ lực bền bỉ trong công tác giáo
dục dành cho học sinh.
Học sinh có ý thức tự quản tốt sẽ giúp đưa tập thể lớp vào nề nếp ngay từ
đầu, đồng thời cũng giúp học sinh nhanh chóng quen với môi trường học tập
mới. Tổ chức lớp có khả năng tự quản là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm
xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỉ cương, xứng đáng là nơi đào tạo
những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh. Thêm vào đó, tập thể các
lớp có tinh thần tự quản cao sẽ góp phần xây dựng nền nếp tự quản tốt trong nhà
trường.
“Xây dựng lớp tự quản” là một đề tài được rất nhiều giáo viên nghiên cứu
và áp dụng thành công, tuy nhiên chủ yếu là ở cấp tiểu học. Đối với học sinh
THPT nói chung và học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang nói riêng việc


nâng cao ý thức tự quản cho học sinh còn chưa thực sự được phát huy. Do đó,
việc đưa ra thử nghiệm và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao ý thức tự quản
cho học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang nói chung và lớp 10A8 nói riêng
có giá trị thực tiễn quan trọng.
Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra
những biện pháp có thể xây dựng được một lớp có tinh thần tự quản tốt những
lúc không có giáo viên chủ nhiệm. Hơn thế nữa, nhằm bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tự quản bằng cách tổ chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh
được tham gia.
1


Đồng thời tôi cũng muốn qua việc thử nghiệm, nghiên cứu của bản thân
có thể giúp việc xây dựng lớp tự quản được tiến hành nhân rộng tại trường
THPT Nguyễn Thị Giang nói riêng và các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói
chung
Vì những ý nghĩa của biện pháp trên đối với việc xây dựng nhân cách học
sinh, ý nghĩa thiết thực với lớp chủ nhiệm và với nhà trường, đồng thời để góp
phần vào việc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp chủ
nhiệm nói riêng, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự quản cho học
sinh lớp 10A8 trường THPT Nguyễn Thị Giang” làm sáng kiến kinh nghiệm của
bản thân.

Việc tổ chức, xây dựng lớp tự quản vừa là một hoạt động vừa là
quá trình giáo dục, đồng thời là một vấn đề yêu cầu sự phối hợp của nhiều

biện pháp và phải có thời gian lâu dài. Đề tài chỉ tập trung trình bày việc nghiên
cứu và áp dụng thử nghiệm tại lớp chủ nhiệm là lớp 10A8 trường THPT Vĩnh
Tường (tên cũ của THPT Nguyễn Thị Giang (cơ sở 1) bây giờ), với thời gian
nghiên cứu là năm học 2017 – 2018, đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10A8

– trường THPT Nguyễn Thị Giang (cơ sở 1), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc trong việc xây dựng lớp tự quản.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi chỉ xin nêu ra một số biện pháp để
xây dựng được một lớp có tinh thần tự quản tốt. Bài viết hi vọng sẽ giúp các
đồng nghiệp có thêm một số biện pháp phát huy tinh thần tự quản của học sinh
THPT hiện nay. Tuy nhiên, bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong sự đóng góp ý
kiến của các đồng chí.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng tự quản cho học sinh lớp 10A8 trường
THPT Nguyễn Thị Giang”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Thị Hạnh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thị Giang (cơ sở 1) – Huyện
Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 098.516.4348
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tác giả: Cá nhân
- Chức vụ: Giáo viên bộ môn Lịch sử trường THPT Vĩnh Tường
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Công tác chủ nhiệm lớp
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 9/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2


7.1. Thực trạng ý thức tổ chức của học sinh lớp 10A8 trường THPT Vĩnh

Tường (tên trường Nguyễn Thị Giang – cơ sở 1 trước đây) đầu năm học
2017 - 2018
Lớp 10A8 trường THPT Vĩnh Tường năm học 2017 - 2018 có 30 học
sinh, trong đó 19 học sinh nam và 11 học sinh nữ, đầu vào lớp 10 của các em là
17 đến 21 điểm, như vậy trung bình mỗi môn chỉ khoảng 3,4 – 4,2 điểm. Học
sinh thuộc nhiều xã khác nhau trên địa bàn huyện.
Từ một thực tế của lớp chủ nhiệm có những thuận lợi cơ bản là: Lớp số
lượng học sinh ít, một số học sinh có tinh thần tự quản khá tốt, nhiều học sinh có
năng lực quản lí lớp, có tinh thần học hỏi cầu tiến, quan tâm đến tình hình thi
đua của lớp, lớp có tinh thần đoàn kết tốt. Tuy nhiên, một thực trạng dễ nhận
thấy của học sinh lớp đầu cuối nói chung và lớp 10A8 nói riêng là bên cạnh số ít
các em tự ý thức học tập tốt vẫn còn một số phần tử thiếu ý thức học tập: lười
học, bỏ tiết, gây mất trật tự. Số học sinh nam nhiều, trong đó, một số học sinh
vẫn chưa tự quản tốt mặc dù giáo viên chủ nhiệm có quan tâm. Các trường hợp
lớp chưa tự quản tốt:
- Sinh hoạt 10 phút đầu giờ: các em học sinh thường không biết tự ý thức
truy bài lẫn nhau thậm chí còn gây ồn ào hoặc trốn ra ngoài ăn quà vặt trong thời
gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ,…
- Tiết trống: ban cán sự lớp chưa tổ chức tốt công tác tự quản, ban cán sự
bộ môn chưa làm tốt việc hướng dẫn các thành viên của lớp soạn giải bài tập…
- Lao động: Phó lao động chưa biết cách tổ chức, phân công mang dụng
cụ, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong lớp. Vì vậy dẫn đến tình
trạng có nhiều học sinh phải làm nhiều việc, có nhiều học sinh trốn việc đi chơi,

- Sinh hoạt lớp: ban cán sự lớp, cán sự bộ môn chưa biết tổ chức tốt một
tiết sinh hoạt lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm.
Song bản thân là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) nhiều năm, tôi nhận thấy
học sinh lớp 10A8 nói riêng và HS THPT nói chung đang trong lứa tuổi rất ưa
hoạt động, ham hiểu biết. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế
giới xung quanh, mà còn rất muốn khám phá ra chính mình. Trong mọi hoạt

động hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình
và tìm cách hòa mình với tập thể. Các em rất cần tự biết mình là ai. Xây dựng
mô hình lớp tự quản không những thỏa mãn được nét tâm lý phổ biến ấy của các
em, mà còn giúp các em có cơ hội để nó được nuôi dưỡng, rèn luyện và phát
triển theo hướng tích cực.
Với mong muốn nhằm nâng cao tính tự giác trong học tập của học sinh,
phát huy tính tích cực, chủ động của tất cả học sinh trong lớp ở từng mảng công
việc để làm tốt từ những công việc nhỏ quen thuộc như dọn dẹp vệ sinh đến việc
xây dựng nề nếp, học tập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... Đồng thời giúp
học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động, phong trào của lớp. Tính tự
giác của học sinh được thực hiện vào những tiết truy bài đầu giờ, sinh hoạt cuối
tuần, múa hát tập thể, tập thể dục giữa giờ,...tôi đã dồn tâm sức áp dụng một số
biện pháp để xây dựng thành công một lớp 10A8 tự quản tốt.
3


7.2. Cách thức xây dựng lớp tự quản
7.2.1. Các bước tiến hành xây dựng lớp tự quản
Việc tổ chức, xây dựng lớp tự quản vừa là một hoạt động vừa là quá trình
giáo dục. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm cần triển khai theo hai giai đoạn:
a, Giai đoạn đầu
Đầu tiên là tổ chức và huấn luyện cơ bản. Ở giai đoạn này, giáo viên chủ
nhiệm nêu mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc tổ chức, xây dựng lớp tự quản
có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi của học sinh; Giới thiệu cho
học sinh cơ cấu tổ chức lớp, các mối quan hệ và cơ chế hoạt động tự quản của
tập thể lớp.
Đối với lớp đầu cấp, giáo viên chủ nhiệm có thể căn cứ vào kết quả thăm
dò, tìm hiểu bước đầu, hoặc động viên tinh thần xung phong, hoặc tạm thời chỉ
định đội ngũ cán sự tự quản của lớp. Đây là những hạt nhân giúp giáo viên chủ
nhiệm điều hành lớp trong phạm vi quyền hạn của lớp. Do vậy, cần tập trung,

chú ý để lựa chọn đúng những học sinh có năng lực, có tinh thần trách nhiệm
cao, gương mẫu, trung thực.
Sau khi lựa chọn đội ngũ cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ,
chức năng cụ thể cho từng đối tượng. Tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp
cho các em.
Tổ chức cho lớp thảo luận, xây dựng kế hoạch năm học để các em xác
định được mục tiêu phấn đấu.
b, Giai đoạn hai
Giai đoạn tiếp theo là thể nghiệm trong hoạt động thực tế. Giáo viên chủ
nhiệm phải xác định và giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực của từng em
để các em nắm được và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, từ đó nhắc nhở,
đôn đốc các bạn cùng thực hiện.
Ngoài đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt tình, có ý thức trách
nhiệm cao, có tinh thần tự giác trong mọi hoạt động thì thành viên còn lại cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lớp tự quản tốt.
Do đó đối với học sinh, nhất là những học sinh chưa có ý thức tự giác
thực hiện tốt nội quy trường lớp, còn vi phạm nhiều thì ban cán sự lớp kết hợp
với giáo viên chủ nhiệm đôn đốc nhắc nhở kịp thời, giáo viên chủ nhiệm kết hợp
cùng gia đình để giáo dục học sinh.

4


Giáo viên chủ nhiệm luôn giữ vai trò cố vấn, giúp học sinh định hướng
vào nền nếp kỉ luật tự giác, nền nếp tự quản, tạo bầu không khí thực sự dân chủ
cho lớp, tránh sự áp đặt.
Mặt khác, GVCN luôn gần gũi yêu thương trao đổi với học sinh nhằm
nắm bắt tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sở thích của học sinh, giúp các em nêu
ra “điều muốn nói”, tạo ra môi trường thân thiện, khơi gợi từng bước và phát
huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh.

7.2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng tự quản cho học sinh lớp 10A8
Biện pháp thứ nhất: Thu thập thông tin cá nhân của từng HS và phân
tổ, nhóm trong lớp.
Ngay từ đầu năm học, mới nhận lớp, tôi đã tiến hành thu thập thông tin và
nghiên cứu sơ yếu lí lịch trích ngang của tất cả học sinh. Cụ thể tôi đã tìm hiểu:
- Kết quả xếp loại học tập, hạnh kiểm, những sở trường, năng khiếu, tính
cách của các em từ học bạ ở các lớp dưới.
- Trên cơ sở đó, tôi tiến hành phân học sinh theo tổ . Giữa các tổ có sự
đồng đều về số lượng, tương đương về giới tính, về xếp loại học tập và hạnh
kiểm cũng như nơi ở. Sau đó các thành viên trong tổ họp lại bầu một bạn có uy
tín làm tổ trưởng.
- Cho học sinh tự giới thiệu trích ngang về bản thân bằng cách trình bày
trước lớp và viết ra giấy. Như vậy sẽ có thể đánh giá được bước đầu sự mạnh
dạn, khả năng thể hiện mình giữa đám đông của học sinh. Qua đó, có thể nhìn
nhận học sinh nào có khả năng lãnh đạo.
Biện pháp thứ hai: Thành lập ban cán sự lớp:
Đây là một việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc
giáo dục ý thức tự quản nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung. Để làm công
việc này không thể không nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, thăm dò ý kiến HS
trong lớp, tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên khác. NHững cán bộ lớp là các
em có thể đạt các yêu cầu cơ bản: Sức học vững, đạo đức tốt; có uy tín lớn đối
với các bạn; mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm tốt trong công việc được giao.
Trên cơ sở đó, chọn ra 05 hạt nhân tích cực nhất hội tụ đầy đủ cả đức và tài cho
5 chức danh làm nên bộ khung Ban cán sự lớp, gồm 01 lớp trưởng, 01 bí thư và
3 lớp phó phụ trách các mảng hoạt động của lớp suốt cả năm học. Thầy cô giáo
giao công việc cụ thể gắn với trách nhiệm từng học sinh .
Ban cán sự lớp chịu trách nhiệm trước Thầy cô giáo về công việc được
giao. Cụ thể:
+ Lớp phó học tập đảm nhiệm công việc liên quan đến mặt học tập như:
chữa bài tập, theo dõi tình hình học tập của lớp;

+ Lớp Phó lao động phụ trách mảng lao động có nhiệm vụ phân công
công việc,đôn đốc, nhắc nhở các tổ trực nhật làm vệ sinh hàng ngày trong lớp
học, trong khuôn viên trường theo qui định. Đồng thời theo dõi, nhắc nhở các
thành viên trong lớp thực hiện nội qui của trường, của lớp
5


+ Lớp Phó văn thể phụ trách hoạt động văn nghệ, thể thao, trang trí lớp.
+ Bí thư lớp: Phụ trách những công việc bên đoàn thanh niên của lớp,
triển khai các nghị quyết của đoàn trường và đoàn cấp trên đến các đoàn viên
của lớp.
+ Lớp trưởng là linh hồn của lớp, là người điều hành Ban cán sự lớp lớp,
quản lí mọi mặt của lớp khi không có Thầy cô giáo. Thành viên nào không chấp
hành mệnh lệnh của lớp trưởng được xem như không chấp hành mệnh lệnh của
Thầy cô giáo và đương nhiên phải được xem xét đánh giá về mặt đạo đức.
+ Ngoài ra để mỗi thành viên trong đội ngũ cán bộ giảm nhẹ công việc,
GVCN có thể cử thêm các “bàn trưởng” kiểm tra và đôn đốc bàn mình.
Tất cả tới 30 thành viên (1 lớp trưởng, 1 bí thư, 3 lớp phó, 4 tổ trưởng, 12
bàn trưởng). Với đội ngũ cán bộ đông đảo như vậy, lại có tinh thần trách nhiệm
cộng đồng rất cao, nên đã tạo ra một khí thế, một động lực đẩy mọi hoạt động
của lớp diễn ra khá đều đặn, mạnh mẽ và toàn diện, khiến GVCN chẳng mấy khi
phải vào cuộc, mà mọi việc của lớp cứ đâu vào đó…
Một vấn đề GVCN cũng hết sức quan tâm là xây dựng uy tín cho cán bộ
lớp. Để làm được điều này, GVCN phải thực hiện công khai hóa chức năng,
nhiệm vụ và vùng quản lý riêng biệt cho từng cán bộ lớp. Đồng thời cũng tiến
hành thường xuyên việc xử phạt nghiêm minh những học sinh có thái độ coi
thường quyết định của cán bộ lớp. Đối với những cán bộ chưa gương mẫu, thiếu
trách nhiệm, cách xử phạt phải rất khéo léo tế nhị; tránh thô bạo cứng nhắc,
đánh đồng làm tổn thương uy tín danh dự của các em khiến các em có thể nảy
sinh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực khó lường rất có hại cho phong trào tự

quản của lớp. Song cũng không vì thế mà nuông chiều, luôn dành đặc ân cho
cán bộ lớp dễ làm các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm
vào nhân cách mình tính ham quyền chức, luôn ra oai hách dịch, cửa quyền coi
thường người khác, đứng trên cả tập thể, cả những quy định, nội quy của lớp,
của trường.
Biện pháp thứ ba: Xây dựng nội qui lớp học
Để có thể xây dựng được lớp học tự quản có hiệu quả không thể không
nói tới việc xây dựng nội qui lớp. Nội qui này được xây dựng trên cơ sở của
nội qui Bộ GD-ĐT và nội qui nhà trường và được tập thể lớp nhất trí thông
qua. Trên cơ sở đó, Thầy cô giáo và Ban cán sự lớp lớp thành lập bảng điểm thi
đua của từng cá nhân. Sau đây là mẫu một số nội quy tôi xây dựng tại lớp chủ
nhiệm - 10A8 trường THPT Vĩnh Tường:
* Khung điểm căn cứ xếp loại hạnh kiểm học sinh theo tháng
Mẫu:
KHUNG ĐIỂM CĂN CỨ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH THEO THÁNG

Tổng điểm tối đa: 100 điểm
Xếp loại: - Loại tốt: từ 80 – 100 điểm
- Loại khá: từ 65 – 79 điểm
- Loại TB: Từ 50 đến 64 điểm
- Loại yếu: từ 0 – 49 điểm
Nội quy và những vi phạm bị trừ điểm như sau:
TT

Vi phạm

Số điểm bị trừ/1

Ghi chú
6



lần (hay 1 tiết
học)
1
2

Vô lễ với giáo viên
Dùng điện thoại trong giờ

51
51

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Bỏ giờ, trốn tiết
Đi học muộn
Nghỉ học không xin phép
Đổi chỗ tự do
Cho người ngoài vào lớp gây rối
Mât trật tự, đùa nghịch trong giờ
Trực nhật không đạt yêu cầu

Trực tuần không đạt yêu cầu
Đóng góp các khoản phí không
đúng thời hạn

40
10
20
30
51
20
5 điểm/1 HS
45 điểm/1HS
30

12
13

21
51

19

Không mặc đồng phục
Không thực hiện sự phân công
cảu GVCN và lớp
Không thực hiện đúng quy định
về đầu tóc, trang phục, gửi xe
ngoài…
Không chép bài đầy đủ (cả chính
khoá và chuyên đề)

Không học bài cũ
Phá hoại của công, đốt pháo…
Vi phạm an toàn giao thông
( không đội mũ bảo hiểm, đi xe
máy …)
Nhảy tường vào trường

20

Không mang sách vở

5 điểm/môn

14
15
16
17
18

HK yếu
HK yếu + thu ĐT không
hoàn trả

HK yếu
Trực nhật lại hai lần
Trực tuần lại hai lần
Nếu gia đình hoàn cảnh
khó khăn phải có phụ
huynh xin khất
HK yếu


40
5 điểm/1 bài/lần

Chép lại bài 2 lần

10
51
21

chính khoá và chuyên đề
HK yếu

51

HK yếu + xây tường cao
thêm 1m

Lưu ý: Ngoài những quy định trên, nếu học sinh vi phạm nhiều lần, tuỳ mức độ
sẽ kết hợp các hình thức phạt khác: lao động, trực nhật, trực tuần, đình chỉ học
tập, viết cam kết và triệu tập phụ huynh…
- Nếu không mang sách vở cả buổi, hs không được ngồi trên lớp học,
phạt đi làm vệ sinh.
- Tổng số buổi nghỉ quá 45 buổi buộc thôi học
- Các khoản phí sẽ báo trước để HS chuẩn bị
- các vi phạm được cán bộ lớp theo dõi vào sổ và đánh giá theo từng
tháng
- Các thành viên trong lớp, đặc biệt cán bộ lớp phải có trách nhiệm theo
dõi, nhắc nhở vi phạm, không bao che…
GVCN: Lê Thị Hạnh

* Biên bản xử lý học sinh vi phạm trong giờ (dành cho GV bộ môn)
Mẫu:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
7


BIÊN BẢN
XỬ LÝ HỌC SINH VI PHẠM NỘI QUY TRONG GIỜ HỌC

Hồi......giờ......ngày .... tháng.…năm 20.., trong giờ………………….tại
phòng học lớp……Trường THPT Vĩnh Tường, Số học sinh có mặt :……..; số
học sinh vắng mặt:……...
Học sinh…………………………………………………………….
đã vi phạm nội quy của nhà trường, lớp học, cụ thể như sau:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
..
……………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………………
Căn cứ mức độ vi phạm, GVBM lập biên bản này để GVCN, ban giám hiệu nhà
trường làm căn cứ xử lý đối với học sinh……………………..
Biên bản này (kèm theo bản tự kiểm điểm sai phạm của học sinh)
Biên bản kết thúc hồi ………. giờ…….. ngày…… tháng…….năm
20…
HS vi phạm

Đại diện lớp


GVBM

* Biên bản họp lớp xử lý học sinh vi phạm ( Dành cho GVCN và lớp)
Mẫu:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP LỚP
ĐỂ XỬ LÝ HỌC SINH VI PHẠM NỘI QUY CỦA LỚP 10A8
TRƯỜNG THPT VĨNH TƯỜNG

Hồi......giờ......ngày .... tháng.…năm 20..., tại phòng học lớp……Trường
THPT Vĩnh Tường, GVCN lớp……..đã tổ chức họp lớp để xử lý học sinh vi
phạm nội quy của nhà trường.
Số học sinh có mặt :……..; số học sinh vắng mặt:……...
Học sinh vi phạm nội quy đề nghị nhà trường lập Hội đồng kỷ luật để xử lý
gồm:
……………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………
Trong thời gian qua, các học sinh này đã vi phạm nội quy của nhà trường đề ra
cụ thể như sau (Ghi lần lượt lỗi vi phạm của từng HS)
……………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………

8


………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
………

………………………………………………………………………………
Đề nghị hình thức kỷ luật:………………………………..................
……………………………………………………………………………………
……..……
Tập thể lớp đã nhất trí chuyển hồ sơ vi phạm kỷ luật lên Hội đồng Kỷ luật
nhà trường để xử lý theo quy định. Số học sinh nhất trí là……..HS đạt…….. %
Biên bản này (kèm theo bản tự kiểm điểm sai phạm của học sinh, các giấy tờ
khác) là căn cứ để đề nghị Hội đồng Kỷ luật nhà trường xét kỷ luật học sinh có
tên trên.
Biên bản kết thúc hồi ………. giờ…….. ngày…… tháng…….năm
20…
GVCN
Lớp trưởng
Thư ký
Biện pháp thứ tư: khen thưởng bằng Vé số học tập
Ngoài các hình thức xử phạt, tôi có đưa ra hình thức khen thưởng đối với
học sinh khi đạt điểm 8 – 9 – 10.
Khi học sinh đạt điểm giỏi đề nghị giáo viên bộ môn ghi vào sổ đầu bài,
đồng thời lớp trưởng sẽ đưa cho học sinh đạt điểm giỏi một vé số, học sinh đó sẽ
ghi thông tin trên vé số và ghi số vé (là ba hoặc bốn chữ số do lớp trưởng ghi và
lưu vào sổ tay của lớp trưởng để quản lý và để đảm bảo các vé số trong lớp
không trùng lặp nhau), rồi xin chữ kí của giáo viên bộ môn.
Tháng nào phát động vé số, sẽ tiến hành quay vé số một lần vào tiết sinh
hoạt tuần cuối cùng trong tháng đó. Cách thức quay có thể thay đổi để học sinh
không thấy nhàm chán. Nếu vào đợt thi đua thì không cần theo tháng mà tiến
hành quay cho cả đợt thi đua đó.
Giải thưởng có 4 giải: giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích. Giá
trị phần thưởng tùy quỹ lớp của mỗi lớp để trao giải. Ở lớp 10A8, tôi đặt giá trị
giải nhất là 30 nghìn, giải nhì là 25 nghìn và giải ba là 15 nghìn và giải khuyến
khích là 10 nghìn đồng. Tuy nhiên phần thưởng cũng thay đổi theo tháng, có thể

bằng tiền, hoặc có thể thay bằng các đồ dùng học tập mà học sinh thích, những
cuốn vở, truyện, sách, đồ dùng học tập học sinh đang cần…để học sinh không
quá đề cao vấn để tiền thưởng và sử dụng tiền vào mục đích khác.
THPT
TƯỜNG
Đây làVĨNH
mẫu vé
số đã được áp dụng tại lớp 10A8 – trường THPT Vĩnh
Tường:
VÉ SỐ HỌC TẬP LỚP 10A8
ĐIỂM: 8- 9 - 10

Số:…………..
Họ và tên:………….
Môn:……………………….
Xác nhận của GVBM:………………..

9


7.2.3. Các hoạt động thực tế có thể tạo điều kiện cho học sinh tự quản
- Giờ sinh hoạt lớp
- 15 phút truy bài đầu giờ
- Các tiết trống, các giờ học trên lớp
- Tự quản trong hoạt động lao động, vui chơi, thể thao và các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
- Tự quản trong công tác trực tuần
- Trang trí, vệ sinh lớp học, xây dựng tủ sách học đường
7.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện
Việc đánh giá kết quả và trình độ tự quản lý của lớp, uy tín và năng lực

của đội ngũ cán sự.
Giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng các phương pháp như: Thăm dò ý
kiến học sinh bằng phiếu, hỏi ý kiến của các giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn
trường; quan sát các hoạt động của các em; tổng hợp các số liệu thi đua của lớp,
kết quả xếp loại mỗi học sinh ...

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Đây là một sáng kiến có khả năng áp dụng cao không chỉ đối với học sinh
tiểu học mà còn đối với học sinh THCS, THPT. Đồng thời đây cũng là một biện
pháp có khả năng áp dụng cao từ phía học sinh và giáo viên:
+ Về phía học sinh: Xây dựng lớp học tự quản nhằm:
- Phát huy tính tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể.
- Xây dựng và hình thành cho HS kỷ năng sống, kỷ năng giao tiếp.
- Hình thành ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói
quen ỷ lại vào người khác.
- Giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật phê và tự phê, để mỗi ngày tiến bộ,
biết vươn lên trong cuộc sống.
- Phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục
tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
+ Về phía giáo viên:
10


GVCN lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động
và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình, kế
hoạch nhà trường. GVCN là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho học
sinh trong tập thể lớp. Tuy nhiên, GVCN không thể ôm đồm làm thay mọi việc
của học sinh và không thể lúc nào cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo công việc
thường ngày của lớp. Mặt khác sự quá nhiệt tình của GVCN lúc nào cũng hiện
diện khiến cho HS nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ ở GVCN, thiếu trách nhiệm

với bản thân và tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại ngôi
nhà mà chính các em là chủ nhân và đang sống gắn bó. Cần phải làm cho học
sinh nhận thức được rằng tập thể lớp chính là ngôi nhà nhỏ của các em. Chính
các em chứ không phải ai khác là người có trách nhiệm gắn bó, xây dựng, tô
điểm ngôi nhà thân thương của mình, làm cho nó ngày càng đàng hoàng hơn,
đẹp lên trong mắt mọi người. Trong quá trình ấy GVCN chỉ đóng vai trò cố vấn,
điều khiển từ xa. Vì vậy, không còn con đường nào khác là GVCN phải hướng
tới “xây dựng lớp tự quản”.
Một thực tế không thể phủ nhận: hiện nay bản thân tôi cũng như nhiều
giáo viên khác đã phải đầu tư cho công tác chủ nhiệm một quĩ thời gian lớn gấp
nhiều lần con số 4 tiết/ tuần mà Nhà nước dành cho. Ấy vậy mà kết quả chẳng
mấy khi được như ý. Giáo viên băn khoăn, lo ngại không biết lấy thời gian đâu.
Trong khi đó thời gian đối với giáo viên bây giờ là vàng ngọc: nào là phải dành
cho soạn bài cải tiến phương pháp giảng dạy, làm đồ dùng dạy học; nào là dạy
thêm, làm thêm để tự cứu mình trước đồng lương còn khiêm tốn. Để giải quyết
mâu thuẫn này, người GVCN chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng thành
công mô hình lớp tự quản.
Như vậy việc xây dựng lớp tự quản là tiết kiệm về mặt thời gian cho
GVCN nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao.
Bên cạnh đó, từ phạm vi thử nghiệm tại trường THPT Vĩnh Tường, tôi hi
vọng với tính khả thi của đề tài, sáng kiến có thể được áp dụng rộng hơn cho học
sinh THPT trên toàn tỉnh, giúp GVCN nói chung có thêm biện pháp mới nâng
cao tinh thần tự quản của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trước hết GVCN cần phải tâm huyết với lớp, xem tập thể lớp như là một
“gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên là đóng vai trò như một người huynh
trưởng, người cha, người mẹ.
- GVCN phải xây dựng được đội ngũ ban cán sự lớp cốt cán và phải đẩy
mạnh được vai trò, hoạt động của cán bộ lớp, vì đây là cánh tay phải đắc lực của

GVCN.
- GVCN cần phải xây dựng được tập thể lớp có tinh thần đoàn kết cao.
- GVCN cần tăng cường phối hợp với giáo viên bộ môn và với phụ
huynh học sinh để kịp thời khen thưởng học sinh tiến bộ, tập thể tiến bộ và xử
lý những vi phạm của học sinh, nhất là học sinh cá biệt.
11


- Cần sự áp dụng một cách đồng bộ để có kết quả tốt nhất.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
* Quá trình thực nghiệm và kết quả thu được tại lớp 10A8 như sau:
a, Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp
Trên cơ sở có được đội ngũ cán bộ lớp đã biết làm việc, tổ chức giờ sinh
hoạt lớp là điều kiện để các em thể hiện tính chủ động, tự quản, vai trò của mình
đối với lớp.
- Cán bộ: Được đánh giá một cách vô tư về ưu khuyết điểm của bạn.
- Học sinh: được phát biểu tự do, thoải mái, thể hiện hết tâm tư nguyện
vọng của mình.
- Tự quản tiết sinh hoạt tập thể: Đây là tiết sinh hoạt hoàn toàn do lớp tự
quản. giáo viên chủ nhiệm chỉ giữ vai trò cố vấn và chỉ xuất hiện khi thật cần
thiết để học sinh giải quyết tình huống phức tạp mà các em lúng túng.
- Trong giờ sinh hoạt các em được nói, được hát, được tổ chức sinh nhật,
được quay vé số trao thưởng cho các học sinh đạt điểm 8 -9 -10, được thể hiện
hết mình, nên giờ sinh hoạt đã trở thành thực sự háo hức, sự chờ đợi đối với các
em. Nó thực sự lôi cuốn cả tập thể lớp nên tính tập thể, tự quản được phát huy.
Tiết sinh hoạt

theo tinh thần tự quản tại lớp 10A8
b, Tự quản 15

giờ

phút

đầu

Tổ

trưởng, nhóm trưởng tập trung các tổ viên,
kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, xem các bài tập, bài làm được thầy cô giáo yêu
cầu, đủ hay thiếu, lí do... Tổ trưởng yêu cầu các tổ viên tự kiểm tra lẫn nhau. Kết
quả sẽ được ghi vào sổ theo dõi của tổ.
12


c, Tự quản các giờ học trên lớp
- Giữ trật tự và tham gia phát biểu xây dựng bài. Lớp trưởng, tổ trưởng
kịp thời nhắc nhở các bạn vi phạm, thông qua đó chấm điểm thi đua các tổ và cá
nhân...
- Tự quản giờ trống giáo viên: Vì một lý do nào đó mà giáo viên bộ môn
vắng mặt, lớp vẫn phải giữ gìn kỉ luật trật tự để không làm ảnh hưởng đến các
lớp khác và không được ra khỏi lớp. Lớp trưởng hội ý với cán sự lớp sử dụng
giờ trống để chữa bài tập khó cho lớp.
d, Tự quản trong hoạt động lao động, vui chơi, thể thao và các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Trong các loại hình hoạt động này đều có thể khai thác được những tiềm
năng, khả năng tự quản và hình thành các kĩ năng thuần thục cho các em. Học
sinh lớp 10A8 đã có thể tự xây dựng các tiết sinh hoạt theo chủ đề, thực hiện
một cách có hiệu quả các tiết sinh hoạt tập thể.
Học sinh


tiết sinh hoạt
theo chủ
đề “Lời
ân”

10A8 chủ động trong

tri

nhân ngày 20/11

13


Học sinh
lớp 10A8 trường
THPT Vĩnh
Tường
với tiết
sinh hoạt theo chủ đề
“vẻ đẹp
người phụ
nữa”
nhân ngày
8/3

e, Tự quản trong
công
tác trực

tuần
Học sinh
lớp thay
nhau
trực
đầu

giờ các buổi cùng Ban chấp hành đoàn. Cán sự lớp sẽ thay giáo viên chủ nhiệm
đi tổng kết thống kê sổ đầu bài, xếp thứ tự thi đua các lớp theo sổ đầu bài và sổ
14


trực tuần và đến tiết chào cờ đầu tuần, lớp trưởng hoặc bí thư sẽ đại diện lớp
trực tuần xếp thi đua tuần của các lớp trước cơ. Như vậy, các em sẽ được rèn
luyện sự mạnh dạn, trình bày trước đám đông một cách tự tin. Ngoài ra các lớp
trực tuần thực hiện sinh hoạt tập thể và chương trình ngoại khoá khi được giao
nhiệm vụ. Đây là những cơ hội rất có ý nghĩa để thử thách và rèn luyện ý thức
và khả năng tự quản của các em, các em dược sáng tạo, được thể hiện bản
thân…và học sinh thực sự hứng thú với hoạt động này.
Ngoại khoá chủ đề Bảo vệ môi trường của lớp 10A8
trường THPT Vĩnh Tường
f, Tự
quản trong trang trí,
vệ sinh lớp
học và xây

dựng tủ sách

học đường
Với

tinh thần tập

thể, học sinh lớp 10A8 đã cùng nhau trang trí lớp học với khẩu hiệu đoàn kết –
tự tin- kỉ luật – học tốt và hai câu đối “Đoàn kết là sức mạnh – Tri thức là hành
trang”. Các công việc trong tuần đều được ghi trên bản tin để các thành viên
trong lớp nhớ lịch và chú ý thực hiện, ngoài ra những văn bản của lớp, trường,
kết quả các kì thi được đính vào bảng ghim trên tường. Các em cũng tự giác đem
sách đóng góp vào tủ sách của lớp học. Đồng thời các em nhắc nhở nhau trực
nhật, vệ sinh lớp học, bỏ rác đúng nới quy định. Lớp học luôn sạch sẽ, ấm cúng,
các em đã coi nó thực sự là ngôi nhà thứ hai của mình.

15


Ảnh: Trang trí
Vĩnh

các

lớp học 10A8
Tường
* Kết quả khảo
trước
áp
dụng
biện
pháp
xây
dựng
lớp

tự
quản

Các
tiêu chí so sánh: - Dựa vào sổ
đầu bài
- Kết quả
thi khảo sát
Kết quả xếp loại chất lượng hai mặt của học sinh
Tiêu chí so sánh
Trước khi áp dụng
(HK I)
Số giờ tốt
190/528 giờ 36%
Kết quả xếp loại thi đua TB 19/24 lớp
của lớp theo tuần trong toàn
trường
Số điểm giỏi kiểm tra bài
19
cũ TB trong một tháng
Số lượt HS đạt điểm giỏi
10 lượt/39HS
Số lượt HS không học bài
69 lượt/39HS

Kết quả xếp Giỏi
0/39
0%
loại TBC
Khá

03/39
7,7%
học tập
TB
28/39
71,8%
Yếu
8/39
20,5%
Kém
0
Kết quả xếp Tốt
19/39
48,7%
loại hạnh
Khá
11/39
28,2%
kiểm
TB
8/39
20,5%
Yếu
1/39
2,6%
Kết quả TB
6.78 điểm/3
thi khảo sát
môn
của lớp


trường THPT
sát

tác động
và sau khi

Sau khi áp dụng
(HK II)
320/570
56%
10/24
45
30 lượt/39HS
35 lượt/39HS
0/39
10/39
29/39
0/39
0
27/39
9/39
3/39
0
10.08 điểm/3
môn

0%
25,6%
74,4%

69,2%
23,1%
7,7%
0%

16


Như vậy, qua một thời gian áp dụng phương pháp trên, bản thân tôi nhận
thấy công tác tự quản trong lớp mang lại những lợi ích cụ thể sau: Nề nếp lớp
học ngày một tốt hơn, học sinh luôn tự giác trong công tác vệ sinh trường lớp
sạch sẽ, học tập cũng tốt hơn. Học sinh có ý thức được tinh thần trách nhiệm
trong các hoạt động, phong trào thi đua của lớp, tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp
tác khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả hơn.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức,
cá nhân
Nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để dạy người,
thì ngược lại GVCN lại thông qua việc dạy các em làm người tốt để học chữ tốt.
Chúng ta thừa biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ XXI trong sự hòa
nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản
đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con
người biết làm chủ mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhanh
nhạy, chủ động, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai
như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để nó
được tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Như vậy, việc xây dựng lớp tự quản
là đáp ứng mục tiêu đào tạo thời mở cửa.
Trong chuyên môn giáo viên chúng ta đang sôi nổi thực hiện phong trào
này, không lẽ trong công tác chủ nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục
thụ động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả, còn học trò cứ mãi mãi thụ

động. Phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, không chỉ trong
chuyên môn, mà cả trong công tác chủ nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục
thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ mình, lớp mình. Chỉ có
như thế nhân cách học sinh mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục
con người của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới thỏa mãn được những đòi hỏi
ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Như vậy, xây dựng lớp tự quản là thỏa
mãn việc thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực, lấy học trò làm
trung tâm .
Thực tế, Đoàn thanh niên trường THPT Vĩnh Tường cũng như ban thi đua
đều nhìn nhận thấy sự tiến bộ nhanh chóng của học sinh lớp 10A8 trong rèn
luyện ý thức đạo đức, tác phong: Số lượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường
giảm mạnh, công tác vệ sinh lớp học, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, tinh thần
đoàn kết, hiệu quả công việc do học sinh lớp 10A8 đảm nhiệm đều đạt kết quả
tốt. Trong học tập lớp 10A8 luôn có học sinh xếp thứ hạng trong danh sách học
sinh đạt điểm khảo sát cao nhất khối.
Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả
các trường THPT, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm.
11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu
Số
TT

Họ và tên

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
17



1

Lê Văn Hùng

2

Kim Thị Loan

3

Nguyễn Thị Trang

Thủ trưởng đơn vị

Giáo viên bộ môn Hóa Lớp chủ nhiệm 10A1
học trường THPT
Vĩnh Tường
Giáo viên Lịch sử Lớp chủ nhiệm 10A5
trường THPT Vĩnh
Tường
Giáo viên Lịch sử Lớp chủ nhiệm 11A2
trường THPT Vĩnh
Tường
Vĩnh Tường, ngày 20 tháng 1 năm 2019
Tác giả sáng kiến

Lê Thị Hạnh

18




×