Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 17 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn nghệ thuật thể hiện cảm xúc của
con người thông qua giai điệu và nhạc điệu. Âm nhạc là một loại hình nghệ
thuật kích thích sự nảy sinh cảm xúc cho trẻ. Giáo dục âm nhạc cho trẻ trong
trường Mầm non là giáo dục cho trẻ thuộc, cảm nhận đúng về âm nhạc, yêu âm
nhạc, hiểu về thế giới xung quanh thông qua âm nhạc. Âm nhạc là một nội dung
mà mỗi chúng ta đều thấy nó mang tính giải trí rất cao và mang lại hứng thú
trong mọi hồn cảnh. Đặc biệt đối với trẻ thơ những nốt nhạc trầm bổng, những
giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như những
dòng sữa ngọt ngào ni dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển
tồn diện nhân cách của mình.
Khi trẻ có hứng thú, trẻ sẽ tham gia hoạt động tích cực và mang lại hiệu
quả tiếp thu cao hơn. Một bài học hấp dẫn, trẻ hứng thú nghe thì trẻ sẽ tiếp thu
và nhớ bài học đó nhanh và chắc chắn sẽ lưu giữ lâu những nội dung đó trong trí
nhớ của trẻ. Khi trẻ hứng thú tham gia vào một hoạt động nào đó, dù khó khăn
trẻ cũng tham gia tới cùng, trẻ sẽ có động cơ học tập và học tập một cách tích
cực. Dựa trên những lợi ích nhìn thấy của hứng thú cùng với mục tiêu giáo dục
trẻ mầm non một cách hiệu quả thì chúng ta cần điều gì? Chúng ta cần trẻ thực
sự “hứng thú” với những nội dung giáo dục mà chúng ta mong trẻ học, mong trẻ
tiếp cận.
Nhưng nội dung “Giáo dục âm nhạc” cho trẻ mầm non có thực sự hứng thú
theo đúng nghĩa của nó? Với thực tế tơi cảm thấy chúng ta còn xem nhẹ điều
này, chủ quan với tính giải trí sẵn có trong âm nhạc mà chúng ta quên mất nhiệm
vụ đổi mới phương pháp thực hiện, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục âm
nhạc cho trẻ và thực tế cho ta thấy hoạt động giáo dục âm nhạc đã từng mang lại
sự nhàm chán cho trẻ mầm non.
Trước tình hình thực tế về hứng thú của trẻ mầm non đối với hoạt động
giáo dục âm nhạc còn chưa được chú trọng, chưa được quan tâm nhiều. Tơi
muốn đưa ra những biện pháp góp phần thay đổi những điều này, mang lại hiệu


quả cho giáo dục âm nhạc nói riêng và giáo dục mầm non nói chung. Đặc biệt
hơn nữa, trẻ mầm non thật sự rất cần âm nhạc, mong muốn được hoạt động,
được tiếp xúc với âm nhạc. Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ chúng ta chưa bao giờ có thể phủ nhận được. Từ khi giáo dục mầm non


được hình thành ta đã khơng qn đưa giáo dục âm nhạc đến với trẻ. Và ngày
càng làm cho vai trị đó được nâng cao bằng cách tăng cường sự hứng thú sẽ
càng làm lợi ích của âm nhạc đối với trẻ mầm non được cải thiện nhiều hơn nữa.
Chính vì vậy tơi đã lựa chon đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6
tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm non”. Hy vọng rằng
những nghiên cứu này của tơi sẽ góp phần vào việc nâng cao kết quả học tập
trong công tác giáo dục trẻ hiện nay.
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia
hoạt động âm nhạc trong trường mầm non”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đỗ Thị Hương.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc.
- Điện thoại: 0972836336 Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hương.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ; phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng từ ngày
20 tháng 9 năm 2017 đến 31 tháng 03 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7. 1. Về nội dung của sáng kiến
Giáo dục âm nhạc là một hoạt động giúp trẻ phát triển góp phần phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ. Vậy trong thực tế, cách thức cho trẻ 5 - 6 tuổi tiếp cận
với âm nhạc như thế nào và đã đạt được hiệu quả chưa, các con đã thực sự hứng

thú trong cách tổ chức các hoạt động âm nhạc thường ngày chưa? Tạo húng thú
cho trẻ trong việc tổ chức các hoạt động như thế nào? Đó là một trong những
vấn đề chúng ta thật sự cần quan tâm. Hiểu được như vậy, tôi đã nghiên cứu
những vấn đề cơ sở lý luận về tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động
âm nhạc trong trường. Để tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm
nhạc trong trường mầm non tôi đã nghiên cứu: Hứng thú là gì; Hứng thú đối với
trẻ mẫu giáo; Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo; Phương pháp giáo dục âm
nhạc tạo hứng thú cho trẻ. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho phép
rút ra một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm
nhạc trong trường mầm non.
2


7.1.1. Biện pháp thứ nhất: Giáo viên thường xuyên học hỏi, đổi mới,
hình thức giáo dục âm nhạc để tạo hứng thú cho trẻ:
Tơi ln tự học tập để có hiểu biết đúng đắn về âm nhạc, hiểu biết về đặc
điểm tâm sinh lý, khả năng âm nhạc của trẻ mầm non nói chung và của trẻ 5-6
tuổi. Tơi ln học tập rèn luyện kỹ năng đổi mới phương pháp để có thể giáo
dục âm nhạc cho trẻ một cách tốt nhất. Đặc biệt, tôi luôn say mê, sáng tạo để trẻ
thực sự hứng thú khi tham gia bất kể hoạt động âm nhạc nào.
Quan sát sự phát triển, sự hứng thú của trẻ sau mỗi hoạt động âm nhạc trên
cơ sở đó xây dựng kế hoạch, nội dung cho những hoạt động tiếp theo. Ví dụ:
Với hoạt động dạy hát nếu như tổ chức cho trẻ học hát tôi quan sát trẻ thấy trẻ
khơng hứng thú, sơi nổi thì có thể tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động này bằng
các hình thức khác khiến trẻ hứng thú hơn như: Cho trẻ đóng vai các nhân vật có
trong bài hát và thể hiện câu hát về những nhân vật đó.
Tơi nhận thấy tính mới lạ ln là sức hấp dẫn lớn nhất đối với bất kể ai, đặc
biệt là trẻ mầm non. Mỗi một hoạt động trẻ đều chờ đợi sự thay đổi, sự mới mẻ
từ tất cả mọi điều, hơn thế nữa âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật rất
lớn càng rất cần sự mới mẻ sáng tạo trong mọi yếu tố. Và dựa trên những quan

sát về nguyện vọng của trẻ, để trẻ có thể đạt được hứng thú cao nhất khi tham
gia hoạt động giáo dục âm nhạc tôi đã không ngừng tư duy đổi mới các hình
thức giáo dục âm nhạc như sau:
Ví dụ: Nội dung dạy hát “Đố bạn”, nghe hát “Chú mèo con”, trị chơi âm
nhạc “Về đúng chuồng”. Tơi đã thiết kế lớp học thành một sân khấu thu nhỏ để
tổ chức một chương trình văn nghệ với chủ đề “Giai điệu rừng xanh”. Kết hợp
với những chi tiết trang trí lấp lánh, đèn ánh sáng, trẻ được mặc trang phục màu
sắc hấp dẫn, những dụng cụ âm nhạc đầy mới mẻ, những trang phục biểu diễn
đẹp mắt đặc trưng. Thực sự, mỗi trẻ nhỏ là một nghệ sĩ, trẻ được tự tin biểu diễn
trên sân khấu đó, được hịa mình với âm nhạc được tự tin trước bạn bè, trước tập
thể. Trên mỗi gương mặt tôi nhận thấy sự hân hoan của trẻ. Đó chính là tác động
của sự đổi mới, của sự mới lạ mang lại hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Với bài dạy: Dạy vận đơng: “Trời nắng trời mưa”, nghe hát “Giọt
mưa và em bé”. Trẻ sẽ đóng làm những chú thỏ sống trong rừng cịn cơ đóng
làm một giọt nước bị lạc vào khu rừng đó gặp thỏ và trị chuyện với thỏ, ca hát
cùng thỏ. Hay với bài dạy: Dạy hát: “Đố bạn” Cô có thể làm cơ sơn ca cịn trẻ sẽ
đóng làm các con vật sống trong rừng và sẽ cùng cô Sơn ca thi tài ca hát. Với
bài dạy: Dạy hát “Cây bắp cải”, nghe hát “Lý cây bông” trẻ sẽ đóng vai làm cây
3


bắp cải cịn cơ sẽ đóng vai làm cơ cơng chúa hoa, công chúa hoa đến giao lưu
văn nghệ cùng những nàng bắp cải và kết quả là trẻ rất hứng thú.
Để giúp trẻ hứng thú với những bài hát đi cùng năm tháng tơi đã lồng ghép
những hình ảnh, những trang phục phù hợp với bài hát vàì trẻ thật sự rất hứng
thú: Ví dụ: Với bài hát “Hạt gạo làng ta” kết hợp với hình ảnh người mẹ tần tảo
cùng với đồng lúa chín vàng kết hợp với nét đẹp của người nông dân trẻ rất xúc
động và hứng thú
Ngoài ra với các trang phục truyền thống của dân tộc như trang phục liền
chị liền anh của miền đất quan họ, tôi đã mặc và cho trẻ mặc trang phục để biểu

diễn và trẻ rất thích thú, từ đó góp phần giáo dục trẻ về truyền thống, giá trị văn
hóa của dân tộc
Với cách tổ chức và xây dựng tiết dạy như vậy tơi thấy thật sự có hiệu quả
cao, bởi vì trẻ rất hứng thú.
Bên cạnh đó, tơi thiết kế, tổ chức các trị chơi âm nhạc mang tính mới lạ,
hấp dẫn trẻ. Tổ chức trị chơi âm nhạc với mục đích củng cố lại nội dung âm
nhạc đã được học và mang lại khơng khí sơi nổi, mang lại tính động cho hoạt
động giáo dục âm nhạc. Tơi đã đổi mới các trị chơi âm nhạc với các yếu tố khác
nhau:
- Đổi mới về đồ dùng phục vụ trị chơi: Tơi thiết kế các đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho hoạt động này một cách thẩm mĩ, hấp dẫn, mới lạ để trị chơi đó thu
hút được sự tham gia của trẻ, trẻ thực sự tích cực khi tham gia trò chơi, hứng thú
với các nội dung chơi.
- Tơi học hỏi để xây dựng các trị chơi mới, đặc biệt dựa theo các trị chơi
có cách chơi luật chơi tương tự các trò chơi trên truyền hình để trẻ hứng thú ví
dụ: Trị chơi “Đuổi hình bắt nhạc” dựa trên trị chơi “Đuổi hình bắt chữ”, trị
chơi “Đĩa nhạc diệu kì” sáng tạo dựa trên trị chơi “Chiếc nón kì diệu”, trị chơi
“Nghe giai điệu đốn tên bài hát”, trị chơi “Nốt nhạc diệu kì”...
Với nhiều những thay đổi như vậy, cịn rất nhiều những ví dụ nữa về hình
thức giáo dục âm nhạc để mang lại hứng thú tốt nhất cho trẻ.
Qua biện pháp này tơi thấy rằng, việc đưa những hình thức mới lạ vào
trong các hoạt động âm nhạc trẻ hứng thú hơn rất nhiều. Vì vậy khi đưa vào các
hình thức giáo dục âm nhạc mới lạ trẻ ngày càng hứng thú hơn và khi tổ chức
các hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
7.1.2. Biện pháp thứ hai: Thiết kế môi trường lớp học đảm bảo khoa
học, thẩm mĩ, hấp dẫn với trẻ.
4


Đối với hoạt động âm nhạc rất cần đến không gian lớp học đảm bảo rộng,

trẻ được thoải mái không gị bó khi thể hiện bản thân khi tham gia các nội dung
giáo dục âm nhạc: Hát, múa, vận động theo nhạc, nhảy erobic, chơi trò chơi âm
nhạc, … Tất cả những nội dung đó, hoạt động đó cần thiết trẻ phải có hứng thú
tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân. Vì vậy tơi thiết kế bố trí không gian lớp
học đáp ứng những mong muốn nhu cầu của hoạt động giáo dục âm nhạc, bày trí
đồ dùng đồ chơi đảm bảo thẩm mĩ, khoa học, tận dụng diện tích phịng học để tổ
chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Ví dụ, những đồ dùng, kệ giá, bàn ghế… có thể bày trí ra ngồi hiên lớp
học hoặc kê sát tường để tạo không gian tiết kiệm diện tích tối đa cho trẻ hoạt
động.
Ngồi ra, tơi đã chuẩn bị những dụng cụ âm nhạc quen thuộc: Đàn, xắc xô,
phách tre, trống con, trống cơm, … tôi luôn sắp xếp tại lớp học một cách khoa
học hợp lý để đảm bảo trẻ có thể sử dụng bất kể khi nào để trẻ không bị gián
đoạn hứng thú của mình. Vì vậy tơi đã chủ động xây dựng thiết kế một số đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc như: Mũ múa, những
trang phục biểu diễn tự tạo từ các nguyên liệu khác nhau (Giấy, vải, bóng, xốp,
nỉ,…), những chiếc microphone được sáng tạo từ giấy, ống nhựa, bóng nhỏ… và
tơi sử dụng những đồ dùng này ở góc hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Từ những việc tơi đã làm thì tơi nhận thấy việc thiết kế môi trường học tập
cho trẻ đối với các hoạt động giáo dục âm nhạc là rất quan trọng. Bởi vì việc
làm đó khiến trẻ hứng thú hơn rất nhiều, trẻ khơng những thích thú khi tham gia
hoạt động giáo dục âm nhạc mà còn hứng thú tham gia vào mọi hoạt động trong
trường mầm non.
7.1.3. Biện pháp thứ ba: Cho trẻ tham gia các hoạt động tại phòng giáo
dục âm nhạc.
Đây là một nội dung thiết yếu để mở rộng hứng thú cho trẻ, dựa trên những
nhu cầu phát triển năng khiếu của các bậc cha mẹ trẻ, dựa trên khả năng, nhu
cầu, hứng thú của trẻ. Tơi cho trẻ tham gia các hoạt động tại phịng giáo dục âm
nhạc. Trẻ được sử dụng các nhạc cụ âm nhạc như đàn, xắc xô, phách tre, các loại
trống... Trẻ tập làm nghệ sỹ biểu diễn nhạc cụ, trẻ vơ cùng thích thú khi tham gia

các hoạt động biểu diễn tại phịng hoạt động âm nhạc qua đó gây hứng thú cho
trẻ trong mọi hoạt động giáo dục tại trường mầm non
Cho trẻ được ngắm mình trước gương và làm các động tác mà trẻ yêu
thích, trẻ được ngắm mình và các bạn cùng tham gia và trở nên thích thú.
5


Tôi cho trẻ được tham gia các bài học về âm nhạc: Dạy trẻ kỹ năng múa,
kỹ năng hát, nhảy ereobic, dạy trẻ học đàn, học sử dụng các dụng cụ âm nhạc ....
Việc làm này đã thực sự đưa âm nhạc đến gần với trẻ, là hoạt động thường ngày
thường xuyên quen thuộc với trẻ. Hơn thế nữa năng khiếu âm nhạc của trẻ được
khơi gợi, được bộc lộ và chúng ta lại có kế hoạch bồi dưỡng trẻ ở những bước
tiếp theo.
Qua biện pháp này tôi nhận thấy vai trò của phòng giáo dục âm nhạc là rất cần
thiết. Khi trẻ tham gia các hoạt động của phòng giáo dục âm nhạc trẻ không những
được thỏa mãn sở thích của mình, được phát triển năng khiếu mà trẻ còn được cung
cấp kiến thức kỹ năng âm nhạc cao hơn nữa. Trẻ thích thú khi được biểu diễn trước
mọi người, trước bạn bè, trước gia đình và trước bất kì ai. Từ đó trẻ được rèn luyện
tính tự tin
7.1.4. Biện pháp tư: Cho trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc trong ngày lễ
hội.
Dựa trên những bài học chúng ta đã cung cấp cho trẻ, chúng ta trau truốt
lại, chắp ghép lại những nội dung để có được những tiết mục văn nghệ có thể
giúp trẻ biểu diễn trên sân khấu.
- Cho trẻ tham gia vào các ngày lễ hội như “Ngày hội đến trường của bé”,
“Ngày tết trung thu”, “Ngày lễ giáng sinh”…
Khi này trẻ thực sự đã trở thành nghệ sĩ, diễn viên thật sự tự tin có vốn âm
nhạc cho mình và mang âm nhạc đến với tất cả mọi người. Điều quan trọng là
những nghệ sĩ, những tiết mục văn nghệ này đã và sẽ truyền cảm hứng âm nhạc
tới những trẻ em khác, tới phụ huynh và ngày càng mở rộng được đối tượng

giáo dục
Thực hiện các chương trình âm nhạc cho trẻ tham gia các tiết mục biểu
diễn để trẻ có sự hồi hộp, hứng thú, qua đó trẻ được rèn luyện sự tự tin, mạnh
dạn khi đứng trên sân khấu, rèn luyên các cảm xúc tích cực
Qua biện pháp này sự hứng thú của trẻ không chỉ được truyền đạt qua
người nghe mà còn được truyền đạt tới tất cả những trẻ khác. Từ đó trẻ được
mạnh rạn trước đám đơng. Qua đó trẻ cịn được rèn luyện kỹ năng sống qiuan
trọng như sự tự tin...
7.1.5. Biện pháp thứ năm: Phối hợp với phụ huynh cùng tạo môi
trường tốt về mọi mặt cả ở nhà và ở trường.
Phụ huynh thường rất khó nắm bắt để xem con mình ở trường được học
những gì và học như thế nào để về nhà chia sẻ với trẻ. Lúc này trẻ sẽ là sợi dây
6


liên hệ quan trọng giữa giáo viên và gia đình. Việc cơ giao nhiệm vụ cho trẻ về
nhà tìm hiểu trước nội dung hoạt động đó tạo cho trẻ hứng thú và hiệu quả nhất
định, hơn nữa sẽ tạo thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa học
ở lớp và thực hành những yêu cầu được giao trong thời gian ở nhà. Trước và sau
mỗi hoạt động âm nhạc tại lớp. Lặp lại nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một
thói quen tốt và là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ.
Làm trẻ sẽ luôn háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều vừa
được biết.
Trao đổi với phụ huynh trang trí phịng riêng, nhà ở tạo môi trường hấp
dẫn, hiệu quả giúp cho trẻ hoạt động âm nhạc ngay tại nhà mình
Trao đổi với phụ huynh có thể cho con tham gia các hoạt động văn nghệ
ngay tại nhà, ngay tại nơi trẻ sinh sống hoặc các phòng năng khiếu mà trẻ có thể
tham gia.
Vận động phụ huynh cùng tham gia trang trí lớp học, tham gia các hoạt
động của nhà trường

Tuyên truyền với cha mẹ trẻ về chương trình giáo dục âm nhạc để phụ
huynh có điều kiện hiểu con hiểu về các bài học, hiểu về nhu cầu, mong muốn
của trẻ. Cùng với cô giáo phát hiện ra những năng khiếu về âm nhạc để kịp thời
bồi dưỡng, phát huy tối đa hứng thú của trẻ với những nội dung này.
Phụ huynh cùng tham gia rèn luyện cảm thụ âm nhạc là vô cùng cần thiết
đặc biệt là với những trẻ nhút nhát. Vì vậy việc phối hợp với phụ huynh là vơ
cùng quan trọng, qua đó khơng chỉ hình thành kỹ năng âm nhạc mà trẻ còn được
rèn luyện kỹ năng kỹ xảo biểu diễn tự tin trước mọi người.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen, Thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng số trẻ là 70. Áp dụng từ ngày
20/9/2017 và kết thúc vào ngày 31/3/2018. Sau khi áp dụng sáng kiến với các
tác động tích cực, khắc phục những hạn chế đã thu lại những kết quả đáng khích
lệ: 100% trẻ được giáo dục âm nhạc bằng phương pháp mới có hiệu quả. Trẻ
tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. Kết quả khảo sát trẻ số trẻ
đạt tang lên rất nhiều. Vì vậy tơi có thể khẳng định sáng kiến “Một số biện pháp
tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm
non Hoa Sen” có khả năng ứng dụng vào thực tế rất cao, có thể mở rộng áp
dụng cho tất cả trẻ mầm non đặc biệt là với trẻ 5-6 tuổi.
7


8. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có thông tin cần được bảo
mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên cần thường xuyên tự học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua
các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, trên mạng và đồng nghiệp
nhằm nâng cao nhận thức về hứng thú của trẻ và phương pháp giáo dục âm nhạc
cho trẻ
Các đồ dùng thiết bị phục vụ công tác giáo dục trẻ phải đảm bảo các yêu

cầu về giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mỹ.
Tất cả những vấn đề nêu trên cần được vận dụng một cách sáng tạo, linh
hoạt, mềm dẻo phù hợp vào từng đối tượng cụ thể như: Điều kiện cơ sở vật chất
của trường lớp, đặc điểm trẻ, trò chơi cụ thể ... để tạo hứng thú của trẻ và góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nói
riêng và trẻ mầm non nói chung.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo
ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (Nếu có) theo các nội dung
sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Nếu giáo viên mầm non mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp
tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm
non” vào cơng tác giáo dục trẻ nói chung và giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo
lớn (5-6 tuổi) nói riêng ở trường mầm non thì:
- Mang lại hiệu quả về kinh tế: Sau khi tiến hành áp dụng sáng kiến tôi
nhận thấy những giá trị kinh tế mà sáng kiến mang lại như: Tiết kiệm được rất
nhiều thời gian trong q trình giáo dục trẻ. Tơi có nhiều thời gian hơn để thực
hiện các hoạt động khác vì khơng cịn cần quá nhiều thời gian thực hiện các hoạt
động giáo dục âm nhạc ít giá trị. Giáo viên có thêm phương pháp giáo dục âm
nhạc một cách hiệu quả.
- Mang lại lợi ích về xã hội: Khi thực hiện ứng dụng sáng kiến này đã
khẳng định được vị trí vai trò của hứng thú khi trẻ tham gia mọi hoạt động.
Khẳng định được vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. Khẳng định
được vai trò của chương chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong cơng tác
8



chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ đã thực sự tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều khi tham
gia các hoạt động ở bất kỳ địa điểm nào. Nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi khi
tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non. Nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Được phụ huynh và cộng đồng tin tưởng.
- Mang lại lợi ích đối với giáo viên: Tôi đã áp dụng những biện pháp trên
và chất lượng giáo dục âm nhạc tại lớp tơi có những đổi mới và hiệu quả cao.
Bản thân tôi tham gia các kỳ thi như kỳ thi giáo viên giỏi cấp Thành phố và đạt
giải nhất nhờ áp dụng một số biện pháp trên. Và bản thân thấy say mê hơn, sáng
tạo hơn vì đề tài đã mang lại cảm hứng tích cực rất lớn.
- Mang lại những lợi ích đối với trẻ:
Thực nghiệm được tiến hành trên 70 cháu thuộc lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
Lớp thực nghiệm gồm: 35 cháu; Lớp đối chứng gồm: 35 cháu
Thực nghiệm được tiến hành vào các hoạt động giáo dục âm nhạc.
Sau một thời gian tiến hành làm thực nghiệm bằng việc tổ chức trẻ theo
một hệ thống các nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ và quan sát hứng thú của
trẻ. Dựa vào tiêu chí về mức độ phân tích mức độ tiến bộ khả năng hứng thú, kết
quả của việc tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi tiến hành ở cả 2
lớp. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Khi thực hiện kiểm tra, tôi tổ chức cho
trẻ hoạt động tự nhiên, không tạo ra khơng khí căng thẳng và khơng để trẻ biết
trẻ đang bị kiểm tra.
Khi tiến hành kiểm tra tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1: Mức độ phát triển hứng thú và kết quả thu được sau khi trẻ tham
gia các hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp trên:

Tổng Các mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt
động giáo dục âm nhạc
số
trẻ Giỏi % Khá %
TB

% Yếu %

TT

Lớp

1

Thực nghiệm

35

18

51

15

43

3

6

0

0

2


Đối chứng

35

10

29

12

34

9

26

4

11

Bảng 2: So sánh khả năng hứng thú và kết quả tham gia hoạt động giáo
dục âm nhạc của trẻ trước và sau khi áp dụng các biện pháp trên:
Nhóm thực nghiệm:
9


TT

Tổng Các mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt
động giáo dục âm nhạc

số
trẻ Giỏi % Khá %
TB
% Yếu %

Lớp

1

Trước thực
nghiệm

35

9

26

13

37

8

23

5

14


2

Sau thực
nghiệm

35

18

51

15

43

3

6

0

0

Bảng 3: So sánh khả năng hứng thú và kết quả tham gia hoạt động giáo dục âm
nhạc của trẻ trước và sau khi áp dụng các biện pháp trên:
Nhóm đối chứng:

TT

Tổng Các mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt

động giáo dục âm nhạc
số
trẻ Giỏi % Khá %
TB
% Yếu %

Lớp

1

Trước
nghiệm

thực

35

8

2

Sau
nghiệm

thực

35

10


23
29

11
12

31
34

9
11

26
31

7
2

20
6

Nhìn vào bảng trên tơi nhận thấy rằng nhóm thực nghiệm có những tiến
bộ đáng kể số trẻ đạt loại giỏi tăng từ 26% lên 51% (tăng 25%). Số trẻ đạt loại
trung bình giảm từ 23% xuống còn 6% (giảm 17%) số trẻ loại yếu từ 14% xuống
còn 0% (giảm 14%). Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động giáo
dục âm nhạc của trẻ tốt hơn hẳn so với trước khi tiến hành thực nghiệm.
Với những kết quả trên đây chứng tỏ rằng giả thuyết khoa học mà tôi đưa
ra ban đầu là hồn tồn đúng. Mức độ hứng thú có thể phát triển cho trẻ nếu ta
đưa ra được những biện pháp giáo dục hợp lý như tôi đã đưa ra ở trên.
Từ đó tơi nhận thấy:

- Việc nâng cao hứng thú cho trẻ khi cho trẻ tham gia các hoạt động giáo
dục âm nhạc với những biện pháp đa dạng có hệ thống và phù hợp với trẻ sẽ
đem lại hiệu quả cao.
- Từ những hiệu quả của sáng kiến hình thành những điều kiện thuận lợi
để phát huy vai trò của hứng thú đối với các hoạt động ... Qua việc nâng cao
10


hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc cũng góp phần giúp trẻ hứng
thú ở các hoạt động khác góp phần tạo điều kiện phát triển tồn diện cho trẻ.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Khơng có
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT

Tên tổ chức/
cá nhân

Địa chỉ

1

Trần Phương Quỳnh Lớp 5TA4 - Trường
MN Hoa Sen

2

Dương Thị Tuyến


Lớp 5TA1 - Trường
MN Hoa Sen

3

Trần Thị Thu Trang

Lớp 5TA5-Trường
MN Hoa Sen

4

Nguyễn Thị Huệ

Lớp 5TA2-Trường
MN Hoa Sen

Vĩnh Yên, ngày ... tháng ... năm 2018
Thủ trưởng đơn vị

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Phối hợp tổ chức hoạt động
âm nhạc tổng hợp chủ đề
“Nghề nghiệp”
Phối hợp tổ chức hoạt động:
“Bé vui cùng nốt nhạc”
Phối hợp tổ chức hoạt động:
- Dạy hát: Đố bạn

- Nghe hát: Chú voi con ở
bản đôn:
- TCAN: Tai ai tinh
Phối hợp tổ chức hoạt động
trên sân khấu:
“Bé khỏe măng non”

Vĩnh yên, ngày ... tháng ... năm 2018
Tác giả sáng kiến

Đỗ Thị Hương

11


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

12


Hình ảnh: Một số hoạt động biểu diễn văn nghệ

Hình ảnh: Tiệt dạy âm nhạc
13


Hình ảnh: Một số đạo cụ âm nhạc

14



15


16


17



×