Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN rèn LUYỆN kĩ NĂNG làm KIỂU bài NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI môn NGỮ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.43 KB, 28 trang )

Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyờn Vnh Phỳc

Sở gd & đt vĩnh phúc
Trờng thpt chuyên vÜnh phóc
-----***-----


CHUN ĐỀ HSG THCS
MƠN: NGỮ VĂN
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH
GIỎI MƠN NGỮ VĂN THCS


Giáo viên: Hồng Văn Quyết
Tổ:
Ngữ Văn

Năm học 2013 - 2014
1


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Định hướng chung, cái đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy
được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn
luyện tồn diện về tư duy, tình cảm, tâm hồn. Điều này đồng nghĩa với việc học sinh phải


được coi là ngọn lửa cần thắp sáng chứ không phải là cái bình chứa kiến thức. Những năm
gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh về
kiến thức cũng như kĩ năng, đề thi mơn văn có rât nhiều đổi mới. Đề bài thường có 2 phần:
Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đây là khó khăn cho học sinh vì nghị luận xã hội địi
hỏi lối viết sắc sảo, tư duy xã hội sâu rộng, thiên về lý trí còn nghị luận văn học đòi hỏi vốn
văn học chắc chắn, lối viết thiên về cảm xúc. Học sinh sẽ phải tự dung hòa hai cách viết, hai
lối tư duy khác nhau trong cùng một bài viết.
Văn nghị luận xã hội là kiểu bài phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá và thái độ
của người viết về một vấn đề nào đó bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Bởi
vậy, bài văn nghị luận xã hội muốn có sức thuyết phục cần lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn
chứng tiêu biểu, phù hợp. Nhưng theo chúng tôi, nếu chỉ đáp ứng được những u cầu đó thì
cần mà chưa đủ. Muốn thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận
cần có chất văn. Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất
nghị luận tác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết
thì chất văn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấm
thía, yêu mến, say sưa. Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết
định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có một hạn chế phổ biến ở học sinh
hiện nay là bài văn nghị luận thiếu chất văn. Bài văn nghị luận có thể mạch lạc, rõ ràng,
đáp ứng yêu cầu về nội dung tư tưởng nhưng nhạt về tình cảm, nghèo ngôn ngữ, thiếu
tâm huyết hoặc vụng về trong diễn đạt, nghĩa là chất văn còn hạn chế. Bởi vậy,

RÈN

LUYỆN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
THCS rất

cần thiết, là định hướng đúng đắn cho học sinh.

Phần nội dung chuyên đề có cấu trúc như sau:

I. Nhận diện đặc điểm của văn nghị luận xã hội.
II. Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đúng, hay và giàu chất văn.
2


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

III. Hướng dẫn học sinh ôn luyện kiểu bài NLXH.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
1. Khái niệm.
Nghị luận : nghị (xem xét, trao đổi; luận: bàn bạc, đánh giá) dùng lý lẽ, dẫn chứng
và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một (các) vấn đề nào đó.
Xã hội : các vấn đề của đời sống con người (triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức,
văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử…).
Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội (thực trạng
xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của
con người trong xã hội…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người
viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những
giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội.
2. Các kiểu bài nghị luận xã hội.
Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị
luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác
phẩm văn học.
Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, một
nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan
điểm, thái độ của mình.
Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng,

một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế
quan tâm.
Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học kết hợp
kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và khả
năng nghị luận với hai hình thức sau: Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn
về một ý nghĩa xã hội nào đó. Cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là câu
chuyện nhỏ (truyện mi ni), đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.
3. Yêu cầu của bài nghị luận xã hội.
* Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội:
- Những hiểu biết về chính trị, pháp luật;
3


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- Kiến thức về lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lý xã hội…
- Những tin tức thời sự cập nhật.
* Đảm bảo kĩ năng nghị luận:
- Tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn.
- Có ý thức triển khai thành các luận điểm chặt chẽ.
- Dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Ngơn ngữ : trong sáng, có màu sắc luận lí vừa có sắc thái mĩ cảm.
* Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: Phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng
đúng đắn, tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội hoặc từ các
nguyên tắc đạo lý làm người… để bàn bạc, phân tích, khen chê, đề xuất ý kiến.
II. KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐÚNG, HAY VÀ GIÀU
CHẤT VĂN.

1. Những kinh nghiệm cần có để viết được bài văn nghị luận xã hội đúng, hay và
giàu chất văn.
- Người viết cần xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt tinh thần của đề bài. Phải
xác định trúng, nắm bắt chính xác u cầu của đề bài thì người viết mới có thể có được
định hướng suy nghĩ đúng đắn, khoanh vùng kiến thức, phạm vi dẫn chứng để biện giải
vấn đề.
- Để bài viết có những tác động tích cực tới nhận thức và tình cảm con người,
người viết cần xác định cho mình lập trường và thái độ đúng đắn trên cơ sở những hiểu
biết về chuẩn mực đạo đức cũng như các chuẩn đánh giá chung của xã hội. Có vậy sự
biện luận mới đúng, sắc và thuyết phục người đọc.
- Tuy nhiên, người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình về
cuộc đời, con người, về mục đích, lối sống… Những điều đó khơng có trong sách vở mà
cần sự trải nghiệm của chính chủ thể.
- Phải thể hiện được thái độ, tình cảm, nhiệt tình của người viết. Những cảm xúc
chân thành chính là rung động của tâm hồn khi chạm vào cuộc sống, khiến bài văn không
phải là bài thuyết giáo cho một tư tưởng đạo lí khơ khan mà bài viết là sự chia sẻ chân
thành của người viết về những gì mình trải qua, mình chiêm nghiệm. Người viết cần tạo
4


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

cho mình tâm thế của người trong cuộc, đặt mình trong hồn cảnh, tình huống của vấn
đề. Khi đó, người viết sẽ có những suy ngẫm, đánh giá bằng chính những trải nghiệm của
bản thân, điều này sẽ chi phối thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, giọng điệu của người viết. Đọc
những bài văn này, người đọc sẽ có cảm giác như đang được đối thoại trực tiếp với người
viết, chất sống, “chất xã hội” sẽ hiện lên một cách tự nhiên mà sống động. Tuy nhiên, nếu
chỉ đặt mình là người trong cuộc, sử dụng điểm nhìn từ bên trong thì những suy ngẫm

mang tính chủ quan, những đánh giá dễ mang tính cực đoan, một chiều, hoặc là ngợi ca
đề cao quá mức, hoặc là phê phán lên án quá độ. Bởi vậy, để đánh giá vấn đề một cách
chính xác, tồn diện thì người viết cũng cần xác định cho mình điểm nhìn khách quan,
xem xét vấn đề từ nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Khi đó, bài văn nghị luận xã
hội dễ tìm được sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc, thuyết phục người đọc.
- Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm
của người viết, bài văn nghị luận xã hội không chỉ cần luận điểm mạch lạc, lập luận chặt
chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp mà còn cần có chất văn hấp dẫn về hình
thức diễn đạt.
+ Sử dụng linh hoạt các kiểu câu; phong phú, chính xác, tinh tế, độc đáo ngôn ngữ; viết
lời dẫn, lời chuyển ý sao cho khéo léo, uyển chuyển, mượt mà… và viết văn có hình ảnh để
nâng cao chất văn cho bài viết.
+ Sau bước giải thích từ ngữ quan trọng, nên lấy từ 2 – 3 ví dụ cụ thể hoá khái
niệm (nghĩa của từ ngữ quan trọng). Trên thực tế, bước này đã khơi dậy được không chỉ
tâm hồn, cảm xúc mà cịn cả lối hành văn rất hình ảnh. Có thể lấy ví dụ cụ thể hố nghĩa
của từ hưởng thụ: Buổi sáng thức giấc, bạn bật tung cửa sổ để đón nhận khí trời và nắng
mai. Đó là hưởng thụ, bạn đang hưởng thụ từ Mẹ Trái Đất. Hay lấy hình ảnh gà mái và
con suối nhỏ trong cuốn Đaghextan của tơi – Raxun Gamzatốp làm ví dụ cụ thể hố cho
việc con người ta khơng tự biết mình là ai: gà mái mơ thấy mình là chim ưng, nó bay
khỏi vách đá và ngã gãy cánh. Con suối nhỏ mơ thấy mình là dịng sơng lớn, nó tràn vào
bãi cát và lập tức bị hút khơ...; hoặc so sánh người lạc quan với kẻ bi quan: nếu người
lạc quan nói sẽ có ánh sáng ở cuối đường hầm thì kẻ bi quan bảo sẽ có con tàu đâm
vào chúng ta mất....
+ Trong việc sử dụng phối hợp, linh hoạt giữa các kiểu câu, khuyến khích học
sinh viết một số câu ghép, câu dài với nhiều vế tạo sự trùng điệp, câu mở rộng thành
phần, câu chứa các cặp từ quan hệ để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các vế. (Không
5


Chuyên đề HSG THCS - 2014


Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

những … mà còn; Càng… càng; Bởi thế…cho nên, Tuy … nhưng). Đây là những kiểu
câu giàu màu sắc nghị luận, rất phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản nghị
luận. Kiểu câu này không chỉ đem lại cảm giác cân đối, mạch lạc, mà nó cũng nói nên
rằng người viết thực sự có trường độ tư duy (biết nhìn vấn đề ở nhiều mức, nhiều cấp,
nhiều mặt ngay trong một đơn vị rất ngắn là câu….)
+ Nên viết các kiểu câu có nội dung hai hoặc ba vế vừa phát triển vừa như đối
nghịch nhau để gây ấn tượng (Tạm gọi đó là những câu chứa nghịch lí). Ví dụ “Cuộc
sống hiện đại của chúng ta đang nảy sinh quá nhiều nghịch lí. Chúng ta đã xây được
nhiều nhà to hơn, vững chãi hơn, nhưng gia đình thì nhỏ lại, hạnh phúc gia đình thì
mong manh hơn. Chúng ta tạo ra nhiều máy tính để có được nhiều thơng tin, nhiều kết
nối, nhiều bản sao hơn, nhưng lại càng ít đi những giao tiếp giữa người với người.
Chúng ta có thể bay lên mặt trăng rồi quay về trái đất, nhưng chúng ta lại ngại rẽ qua
con phố để sang nhà hàng xóm. Nhiều khi chúng ta khơng chỉ khổ vì nghèo mà cịn khổ
vì quá giàu có. Đa số những vấn đề chưa giải quyết được của nhân loại ngày nay lại
không phải do khách quan tự nhiên đem lại mà do chính chúng ta gieo ra…”. Kiểu câu
như vậy cho thấy rõ nhất một cái nhìn có tính chất phát hiện đời sống của người viết.
+ Dùng liên tiếp các câu có chung một kiểu cấu trúc ngữ pháp, thậm chí có
chung chủ ngữ để tạo sự trùng điệp - biện pháp lặp cấu trúc, góp phần nhấn mạnh ý.
Cách diễn đạt này cũng sẽ rất thuyết phục nếu chúng ta biết kết hợp với cách nói lớp
lang.
Trong bài viết “Làm thế nào để biết được giá trị của thời gian?”, tác giả của bài viết đã
vận dụng thành công lối diễn đạt này:
- Muốn biết giá trị thật sự của một năm, hãy hỏi một học sinh thi rớt đại học
- Muốn biết giá trị thật sự của một tháng, hãy hỏi người mẹ đã sanh con non
- Muốn biết giá trị thật sự của một tuần, hãy hỏi biên tập viên của một tạp chí
ra hàng tuần
- Muốn biết giá trị thật sự của một giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi

để được gặp nhau
- Muốn biết giá trị thật sự của một phút, hãy hỏi người vừa nhỡ chuyến tàu
- Muốn biết giá trị thật sự của một giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi tai nạn
hiểm nghèo
6


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- Muốn biết giá trị thật sự của một phần trăm giây, hãy hỏi người vừa đoạt huy
chương bạc Olympics
- …..
- Một giây là thời gian, mà thời gian là vịng xốy bất tận, một giây của hơm
nay không như một giây của hôm qua và càng không giống một giây của
ngày mai. Hãy sống để không bao giờ hối tiếc dù chỉ một giây ngắn ngủi. Có
thể chỉ một giây sẽ thay đổi cuộc đời con người …
Cách diễn đạt này vừa xoáy sâu được ý muốn làm nổi bật, vừa thể hiện được
kiến thức phong phú của người viết, tạo ra được nét đặc biệt trong một đoạn văn bản.
Vừa nghị luận một cách tập trung vừa tạo ra điểm mới trong diễn đạt, khiến người đọc
không thể bỏ qua.
+ Cách diễn đạt trong văn nghị luận khơng cần phải “vang nhạc, sáng hình” như
trong thơ. Nhưng nếu học sinh biết đặt những câu văn có hình ảnh, có nhịp điệu một
cách hợp lí đơi khi lại có hiệu quả lớn. Một điều thường thấy trong văn nghị luận, nhất
là nghị luận xã hội chính là: để tạo cách diễn đạt hình ảnh, người ta thường hay sử dụng
biện pháp so sánh.Ví dụ “ Người ta thường ví đời người như trái núi, sống là một cuộc
chinh phụng ngọn núi ấy. Thật buồn cho những ai chưa lên đến đỉnh đã tuột xuống cái
dốc bên kia của đời mình”. Cịn nhịp điệu của văn nghị luận thường được gợi lên từ
những câu văn nhiều vế với độ dài ngắn khác nhau, sự phối hợp các âm “Bất kì đàn

ơng, đàn bà, bất kì người già, người trẻ…”. (Hồ Chí Minh)
2. Cách viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận xã hội.
2.1. Mở bài
*Thế nào là một mở bài hay ?
- Là mở bài đúng : có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận.
- Là mở bài ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo.
* Một số “mẹo” mở bài hay :
- Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học.
- Nhập đề bằng danh ngôn.
- Nhập đề bằng thơ.
- Nhập đề bằng lời bài hát.
7


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- ….
2.2. Kết bài
* Thế nào là một kết bài hay ?
- Là kết bài đúng : thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài; chỉ nêu
những ý khái qt, có tính tổng kết, khơng lan man, lặp lại những gì đã trình bày.
- Là kết bài độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị.
* Một số “mẹo” kết bài hay :
- Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suy nghĩ. Hoặc viết
lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo.
- Kết bài bằng danh ngơn, hoặc câu nói có tính triết lí.
3. Cách triển khai phần thân bài đối với từng kiểu bài nghị luận xã hội.
3.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

* Cách tư duy và xác định luận điểm:
+ Tư tưởng, đạo lý ấy là gì ?
+ Vì sao tư tưởng, đạo lý ấy lại như thế ?
+ Nó biểu hiện trong đời sống và văn học thế nào ?
+ Nó có ý nghĩa gì với cuộc sống, con người và bản thân anh (chị) ?
* Các bước triển khai luận điểm, luận cứ :
+ Bước 1 : Giải thích
Có 3 cấp độ giải thích :
- Giải thích từ ngữ, hình ảnh, khái niệm.
- Giải thích các cụm từ, các vế trong câu.
- Giải nghĩa của cả câu.
+ Bước 2 : Bàn luận (Phân tích, lý giải)

8


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- Bộc lộ ý kiến về câu nói : đúng - sai, hợp lý - chưa hợp lý, hồn tồn đúng
– đúng một phần...
- Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề NL theo quan điểm
đánh giá của người viết (tự đặt ra và tìm các ý trả lời cho câu hỏi Vì sao?)
+ Bước 3: Mở rộng, nâng cao
- Đánh giá vấn đề được đưa ra bàn luận đã là bài học xử thế
hay chưa, nó có giá trị như thế nào trong việc hình thành nhân cách của con
người và sự tiến bộ của xã hội.
- Phản đề: nêu những hiện tượng trái chiều; đặt vấn đề vào
những tình huống phức tạp của cuộc sống để bàn luận với cái nhìn nhiều chiều,

thậm chí lật ngược vấn đề.
+ Bước 4: Bài học nhận thức và hành động
Ví dụ minh họa
Đề: Đại văn hào người Nga M.Goorki từng tâm niệm: Nơi lạnh nhất không phải là
Bắc Cực mà là nơi không có tình thương.
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. (Đề HSG lớp 9 – năm 2012-2013)
1. Giải thích
- Bắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống ở
nơi đây thật khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thời tiết, của
thiên nhiên do vị trí địa lí gây ra. Cái lạnh ở Bắc Cực không ngăn cản được sự sống của
sự vật và niềm say mê khám phá những vùng đất lạ của con người.
- Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa con
người với con người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi giữa con người và con
người khơng tồn tại tình người, khơng có sự cảm thơng, thấu hiểu và chia sẻ. Cái lạnh ở
nơi khơng có tình thương là cái lạnh trong lòng người, là sự băng giá của trái tim.
- Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của đất trời với cái lạnh của lòng người. Bắc Cực
là nơi lạnh giá của đất trời, nhưng con người sống thiếu tình thương thì cịn lạnh hơn ở
Bắc Cực. Cách so sánh giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và
ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống.
2. Luận bàn về câu nói
- Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn.
9


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chun Vĩnh Phúc

- Tình thương chính là sự đồng cảm, sẻ chia với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con
người. Nhờ có tình thương, con người biết quan tâm, giúp đỡ người khác, nhờ có tình

thương con người sống gần gũi với nhau hơn. Tình thương sẽ cứu chuộc thế giới. ( First
new )… ( Dẫn chứng minh họa).
- Nếu khơng có tình thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm trước nỗi
khổ đau của người khác, khi đó cuộc sống con người trở nên lạnh giá hơn ở Bắc Cực. Con
người sẽ thu mình trong vỏ bọc cơ đơn, sẽ khơng có gia đình, khơng có cộng đồng,
khơng có nhân loại, khơng có sự sống…( Dẫn chứng minh họa).
3. Mở rộng, nâng cao
- Khẳng định câu nói của M. Goorki là bài học cuộc sống sâu sắc, có ý nghĩa với
mọi thời đại. Con người ta khơng thể sống mà thiếu tình thương.
- Trong cuộc sống hiện đại càng cần đến tình thương, sự đồng cảm và chia sẻ.
Những biểu hiện của tình thương giữa con người và con người trong cuộc sống hôm nay:
Xây dựng những môi trường thân thiện, nhân ái, chung tay góp sức ủng hộ quỹ vì người
nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, những ngơi nhà mơ ước.....
- Phê phán những người sống thiếu tình thương, khơng biết đồng cảm, sẻ chia với
đau khổ, bất hạnh của con người.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Tình thương là tình cảm vô cùng quý giá đối với con người. Con người sống
khơng có tình thương chỉ là qi vật.
- Cần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa.
3.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Cách tư duy và xác định luận điểm:
+ Thực trạng/hiện tượng đời sống ấy cụ thể thế nào ?
+ Nguyên nhân, hậu quả (kết quả) của thực trạng/hiện tượng ấy ?
+ Biện pháp nào để khắc phục ?
* Các bước triển khai luận điểm, luận cứ:
+ Bước 1: Nêu khái niệm hoặc nhận thức về hiện tượng.
+Bước 2: Thực trạng của hiện tượng đời sống, bao gồm :
10



Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

+ Các biểu hiện
+ Các dạng tồn tại
+ Các số liệu
+ Bước 3: Phân tích, bình luận ngun nhân: chủ quan, khách quan
+ Bước 4: Phân tích, bình luận kết quả (hậu quả). Hậu quả : cần xem xét ở các
khía cạnh cá nhân – cộng đồng; hiện tại – tương lai…
+ Bước 5: Đề xuất giải pháp. Giải pháp nên bắt nguồn từ nguyên nhân, căn cứ vào
nguyên nhân mà xác định giải pháp.
+ Bước 6: Bài học nhận thức và hành động của bản thân
Ví dụ minh họa
Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?
1. Giải thích khái niệm:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo lý,
xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi
trường học.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh
thần.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức
tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp:
+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh
thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông
qua những hành vi bạo lực.
+ Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui…

3. Hậu quả:
- Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh hưởng
đến cuộc sống, học tập.
11


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- Làm biến thái môi trường giáo dục.
- Với xã hội: tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.
- Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển khơng tồn diện; mầm
mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm
ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát
hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lý.
- Do ảnh hưởng của mơi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình.
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú
trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng
bộ, triệt để.
5. Giải pháp:
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kỹ năng sống, vươn tới những giá trị chân,
thiện, mỹ.

- Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác.
6. Bài học nhận thức và hành động:
- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống
tốt đẹp.
- Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
3.3. Nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm / đoạn tin ngắn.
* Cách tư duy và xác định luận điểm:
+ Vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm/đoạn tin là gì ?
+ Nó biểu hiện cụ thể thế nào trong tác phẩm/đoạn tin ấy và trong đời sống ?
12


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

+ Ý nghĩa mà nó đặt ra đối với đời sống nói chung và mỗi người nói riêng.
* Cách triển khai luận điểm, luận cứ:
- Tùy theo vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm là vấn đề đạo lý hay hiện tượng xã hội
mà có cách triển khai tương ứng. (Xem ở phần trước)
Ví dụ minh họa 1
Người đi săn và con vượn
Có một người rất tài săn bắn. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì
hơm ấy coi như ngày tận số.
Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang
ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim con vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đơi mắt
căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên.
Người đi săn đứng im chờ kết quả...
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu

con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến
răng giật phắt mũi tên ra, rú lên một tiếng ghê rợn rồi từ từ gục xuống.
Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác mắm mơi bẻ
gãy cung nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
(Lep tôn- xtôi)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì?
1.

Vấn đề cốt lõi đặt ra trong câu chuyện của Lep Tôn- xtôi là:
- Sự thiêng liêng và sức mạnh kì diệu của tình mẫu tử:
+ Vượn mẹ trước khi chết vẫn một lòng lo cho sự sống của con: “tay không rời
con”, “nhẹ nhàng đặt con nằm xuống”, “ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con”,
“hái lá to” “vắt sữa” “để lên miệng con” cho dù “máu ở vết thương từ từ rỉ ra
loang khắp mũi tên”.
+ Chính tình mẫu tử cao đẹp đã làm thay đổi tình cảm, nhận thức của nhân vật
bác thợ săn: “đứng lặng”, “giọt nước mắt từ từ lăn trên má” “bẻ gãy cung nỏ”

13


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chun Vĩnh Phúc

“quay gót ra về”. Tình thương con, sự quên mình của vượn mẹ đã cho người thợ
săn một bài học sâu sắc.
-

Hành động lỗi lầm và sự hối hận, phục thiện của con người: bác thợ săn “không


bao giờ đi săn nữa”. Kết thúc câu chuyện, tác giả gợi mở một niềm tin, niềm hi vọng vào
sự hướng thiện của con người. (ý này chỉ là nền tảng để từ đó học sinh trình bày suy
nghĩ của mình, do đó cần viết ngắn gọn)
2.

Từ vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm, câu chuyện gợi mở nhiều suy
nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống:
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Trong cuộc đời này cũng đã có

biết bao nhiêu người mẹ yêu con, hi sinh cho con đến quên mình.
- Con người có thể gây ra lỗi lầm thậm chí là những hành động tội ác nhưng con
người cũng sẽ biết thức tỉnh nếu tâm hồn được thanh lọc, soi sáng bởi những tình cảm
cao đẹp đầy nhân tính.
- Mối quan hệ và cách ứng xử của con người với mơi trường tự nhiên. Phải chăng
sự vơ tình của con người đã gây ra những hậu quả đau lòng? Con người cần có nhận thức
và hành động như thế nào để bảo vệ môi trường tự nhiên và cũng là mơi trường sống của
chính mình?
3.

Nhận thức và bài học cho bản thân.
Ví dụ minh họa 2 (Đề HSG lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011-2013)
Đọc đoạn tin sau:
Cô là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cô sinh thiếu

tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được.
Nhưng cơ vẫn sống khỏe mạnh. Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban.
Sau trận ốm đó, cơ bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ
gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cơ đã có thể đi lại một cách bình thường và cô
quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và

về cuối cùng. Những năm sau đó cơ đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng
cũng đều về cuối. Mọi người nói cơ nên từ bỏ nhưng cơ vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ
trở thành một vận động viên điền kinh. Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi. Từ
đó trở đi cơ ln chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia. Sau đó cơ đã

14


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

giành được ba huy chương vàng Olimpic. Cô là Wilma Rudolph. (Wilma Rudolph là nữ
vận động viên người Mỹ).
Em có suy nghĩ gì từ ý nghĩa đoạn tin trên?
1. Giải thích ý nghĩa của đoạn tin.
- Đoạn tin là một câu chuyện kì diệu về một nữ vận động viên nổi tiếng của Mỹ có tên là
Wilma Rudolph. Từ một đứa trẻ kém may mắn: sức khỏe yếu vì sinh thiếu tháng, lên 4
tuổi bị liệt chân trái vì bệnh tật, Wilma Rudolph đã kiên trì tập luyện để có thể đi lại bình
thường. Lên 9 tuổi cơ đã đi lại được và có ước mơ trở thành vận động viên điền kinh.
Sau nhiều lần thất bại (về cuối trong các cuộc thi) cơ vẫn khơng nản lịng. Sau nhiều năm
cố gắng cô đã chiến thắng và giành được ba huy chương vàng Olimpic.
- Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con người không bao
giờ chịu đầu hàng số phận: Wilma Rudolph đã vượt lên hồn cảnh bất hạnh của bản thân
khơng chỉ để trở thành con người bình thường mà cịn trở thành con người xuất chúng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Trong cuộc sống, có khơng ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do tai
nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên khơng ngừng, tự khẳng định mình
“tàn nhưng khơng phế”.
- Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ:

+ Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong
cuộc sống.
+ Khơng có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng là
cần phải có ý chí nghị lực, có hồi bão ước mơ, có tình u với cuộc sống.
- Trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội với họ:
+ Cảm thông, tôn trọng chứ không xa lánh, ghẻ lạnh họ.
+ Động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống khơng có nghị lực, ý chí,
ước mơ hồi bão.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

15


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
1. Một số chủ đề ôn luyện, tích lũy vốn sống
1.1. Về tư tưởng, đạo lý
- Chủ đề 1 : Thành công và thất bại
- Chủ đề 2 : Tài và đức
- Chủ đề 3 : Tình thương và trách nhiệm
- Chủ đề 4 : Tình bạn và tình yêu
- Chủ đề 5 : Học và tự học
- Chủ đề 6 : Lí tưởng và lối sống
- Chủ đề 7 : Tiền bạc và hạnh phúc
- Chủ đề 8 : Nghề nghiệp và con người
- Chủ đề 9 : Ước mơ và thực tế

- Chủ để 10 : Cá nhân và tập thể
1.2. Về hiện tượng đời sống
- Chủ đề 1 : Thiên nhiên, môi trường
- Chủ đề 2 : Giao thông
- Chủ đề 3 : Văn hóa giao tiếp, ứng xử
- Chủ đề 4 : Văn hóa ăn mặc
- Chủ đề 5 : Văn hóa đọc
- Chủ đề 6 : Bệnh vô cảm
- Chủ đề 7 : Những tấm gương vượt lên số phận
- Chủ đề 8 : Những “tấm lòng vàng”
- Chủ đề 9 : Những anh hùng lao động, những tấm gương hi sinh vì cộng đồng…
16


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- Chủ để 10 : Những người trẻ tài năng
- Chủ đề 11 : Con đường vào đời
- Chủ đề 12 : Tệ nạn xã hội trong và ngoài nhà trường
- Chủ đề 13 : Bạo hành học đường và bạo hành phụ nữ
- Chủ đề 14 : Ý thức pháp luật
2. Phương pháp ôn luyện.
- Thường xuyên tập viết các bài nghị luận xã hội.
- Học tập cách viết văn nghị luận xã hội của các cây bút lớn như Hồ Chí Minh,
Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hữu Thọ.
- Tham khảo bài viết của các bạn học sinh giỏi, nhất là những bạn đạt giải quốc gia.
- Tìm đọc và sưu tầm các bài nghị luận xã hội trên sách báo.
- Thường xuyên cập nhật và ghi chép vào sổ tay các thông tin về những vấn đề nghị

luận.
- Ghi lại những câu danh ngơn hay và học thuộc.
3. Góp ý về cách chọn đề luyện tập
- Đề mẫu hoặc đề luyện phải có tính vấn đề, gây được khơng khí tranh luận. VD :
+ Học ở trường và học trong cuộc sống, cách học nào quan trọng hơn ?
+ Sành điệu có phải là hư hỏng ?
+ Game online tốn thời gian và vô bổ, bạn nghĩ sao ?
+ Phải chăng người Việt trẻ hiện nay khơng có lịng u nước ?
+ Chỉ có tiền tài và địa vị mới có hạnh phúc ?
- Đề mẫu hoặc đề luyện phải có tính thời sự, thậm chí cập nhật trong những khoảng thời
gian gần nhất. VD :
+ Đề thi của trường Lê Hồng Phong về thái độ vô cảm của nickname "Kẹo
mút chơi bời" và hình ảnh của anh Trần Đỗ Huy - người chỉ cịn duy nhất ngón tay út cử
động được nhưng đã dành tất cả sức lực, của trái tim cịn lành lặn của mình để giúp đỡ
cho những số phận tật nguyền khác (Tuổi Trẻ, ngày 30-11-2011). "Hai câu chuyện trên
gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lối sống của một trái tim không tật nguyền?..."
17


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

+ Hay đề bàn về “thần tượng”.
- Đề mẫu hay đề luyện phải khơi gợi được sự tò mị, kích thích sự tìm hiểu của HS à
muốn thế đề phải có tính lạ hóa và gây khó khăn một chút cho HS. VD :
- Một bà mẹ khuyên con : con ơi con phải luôn ghi nhớ : tay trái của người
là tay phải của mình.
- Nhạc sĩ Pháp là Gu-nơ có lần nói : Hồi tơi 20 tuổi tơi chỉ thừa nhận tơi có
tài. 30 tuổi, tơi nói : “Tơi và Mơ-da”. 40 tuổi, tơi đã nói : “Mơ-da và tơi”. Cịn bây giờ,

tơi chỉ nói : “Mô-da”
- Hay: Đọc truyện Ba câu hỏi sau và viết bài theo yêu cầu :
“Ngày nọ có một người đến gặp nhà triết học Sơ-cơ-rát và nói: Ơng có muốn
biết những gì tơi mới nghe được về người bạn của ông không ? – Chờ một chút, Sô-cơrat trả lời – Trước khi kể về bạn tôi, anh hãy trả lời tơi ba câu hỏi. Thứ nhất, anh có chắc
chắn hoàn toàn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật khơng ? - Ồ khơng – người
kia nói – thật ra tơi chỉ nghe nói về điều đó thơi. - Được rồi – Sơ-cơ-rat nói tiếp – Bây
giờ là điều thứ 2 : có phải điều anh sắp nói là những điều tốt đẹp về bạn tơi khơng ? –
Không, mà ngược lại là… - Thế à, Sô-cơ-rát tiếp tục câu hỏi cuối cùng : Tất cả những
điều sắp nói về bạn tơi thật sự cần thiết cho tơi chứ ? – Khơng. Cũng khơng hồn tồn
như vậy. – Vậy đấy, - Sô-cơ-rat quay sang người khách và nói : “………”.
Theo anh/chị, Sơ-cơ-rat sẽ nói tiếp với người khách như thế nào ? Hãy bình luận
về bài học từ câu chuyện trên.
- Cần đưa các vấn đề NLXH vào những tình huống của đời sống để các em thấy
nếu thiếu hiểu biết và kĩ năng nghị luận trong những trường hợp như thế thì sẽ thiệt thịi,
kém cỏi, mất thể diện hay bị chê cười thế nào. Vd :
+ Sau khi học tập căng thẳng, em xin bố mẹ đi chơi game trong giây lát
nhưng bố mẹ không cho vì nghĩ rằng Game online tốn thời gian và vơ bổ, lúc đó nếu
khơng có khả năng “nghị luận” về vấn đề này thì mãi mãi khơng bao giờ có cơ hội được
chơi game.
+ Hay khi ăn mặc sành điệu, em bị người nhà và người khác cho là hư hỏng
trong khi bạn khơng hư hỏng. Lúc đó nếu khơng “nghị luận” cho họ hiểu thì bạn sẽ ln
mang tiếng là không ngoan.

18


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc


- Nên ứng dụng CNTT trong một số trường hợp để thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú
của HS. Chẳng hạn : Cung cấp thêm tư liệu ảnh, các video clip để HS hình dung rõ hơn
về vấn đề nghị luận (VD : tai nạn giao thơng, ơ nhiễm mơi trường, lịng nhân ái…). Hoặc
sử dụng chính những hình ảnh, băng hình, clip trên Web, Facebook, Youtube để minh
họa hay làm đề bài.
4. Hệ thống đề và đáp án gợi ý ôn luyện các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp.
Đề 1: R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy
mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh
cửu của mùa đông.
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định
- Hoa sen: ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa
sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con
người.
- Mặt trời: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời tượng
trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng.
- Nụ búp: ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người.
- Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn
mình, thu mình, khơng thể sinh sơi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó
khăn, thử thách trong cuộc sống.
=> Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và
tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống
hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì
cuộc đời thật nhạt nhẽo, vơ nghĩa.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
a. Tại sao nên chọn cách sống như “bông hoa sen”?
- Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Ta phải
sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm
đã sống hồi, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm
nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình.


19


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những
điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống ln ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt
đẹp khơng bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như
một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành.
- Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết mình
và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân
trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó
cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là
cuộc sống đích thực của con người.
b. Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp”?
- Nếu ta khơng dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta
sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát
của mình. Đó là lối sống mịn, sống thừa, sống vơ ích mà khơng được ai biết đến. Một
“cuộc sống đang mịn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng.”
- Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hồi bão thật vơ vị. Sống như thế thực chất
chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống.
c. Nâng cao
- Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta
kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, khơng phải lúc nào cũng nên lao về phía
trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính
bản thân ta. Đừng nơn nóng theo đuổi mục đích mà qn mất bản thân mình.
- Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không

phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý
chí, lịng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phê phán lối sống yếu mền, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị
lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng
của khát vọng, ước mơ.

20


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

Đề 2: Có người cho rằng: Ta hãy học theo cách của dịng sơng, nhìn thấy núi thì đi
đường vòng, nhưng người khác lại quan niệm: Trong rừng có nhiều lối đi, ta chọn lối đi
khơng có dấu chân người.
Anh/chị có suy nghĩ gì về những ý kiến trên?
1. Giải thích ý kiến: (2,0 điểm)
- Dịng sơng khi gặp núi thì đi đường vịng: khi gặp khó khăn, trở ngại thì nên tìm
hướng đi khác dễ dàng hơn, nhưng phải mất thời gian hơn. Học theo cách của dịng
sơng: là học kinh nghiệm, là kế thừa những cách thức đi đến thành công của người đi
trước.
- Chọn lối đi khơng có dấu chân người: là tìm lối đi mới, là sáng tạo và dũng cảm,
mạo hiểm khi đối đầu với thử thách.
=> Bằng cách nói hình ảnh, hai ý kiến nêu lên những bài học về lẽ sống: một cách
sống tiếp thu kinh nghiệm, kế thừa, một cách sống sáng tạo, dũng cảm, mạo hiểm.
2. Bình luận: (4,0 điểm)
Đúng là trong cuộc sống, có lúc ta phải học theo cách của dịng sơng, có lúc ta

phải chọn lối đi "khơng có dấu chân người": (0,5 điểm)
- Gặp khó khăn lớn, vượt quá khả năng của mình, cứ đâm đầu vào đá ta sẽ chuốc
lấy thất bại. Còn học theo cách của người đi trước dù mất thêm thời gian, cơng sức
nhưng đến đích một cách an tồn (dẫn chứng chứng minh). (1,5 điểm)
- Nhưng trong cuộc sống, lúc nào cũng "theo dấu chân người" thì khơng phát huy
được khả năng, khơng thể hiện được bản lĩnh của mình, sẽ bị động. Để đến được đích mà
mình đã chọn, ta phải chủ động, sẵn sàng, phải sáng tạo, phải tìm cho mình lối đi riêng,
dũng cảm, mạo hiểm. Chỉ có như vậy ta mới có thể đến được đích một cách nhanh nhất,
có thể biến ước mơ thành hiện thực. Nếu có thất bại cũng là bài học quý cho thành công
tiếp theo (dẫn chứng chứng minh). (1,5 điểm).
=> Hai ý kiến không hề đối lập mà chỉ là những cách thức khác nhau để giúp
chúng ta đạt được thành công trong cuộc sống (0,5 điểm).
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học: (2,0 điểm)
- Liên hệ bản thân: những trải nghiệm của chính bản thân (1,0 điểm).
- Rút ra bài học: Trong cuộc sống ta phải linh hoạt, mềm dẻo: có lúc ta nên học
tập, kế thừa người đi trước, nhưng có lúc cần sáng tạo, dũng cảm mạo hiểm. Nếu thế sẽ
21


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

biến ước mơ thành hiện thực. Tuy nhiên, cẩn trọng nhưng không ỉ lại, lười suy nghĩ; sáng
tạo, mạo hiểm, dũng cảm khơng có nghĩa là liều lĩnh (1,0 điểm).
Đề 3:
Đối thủ đáng sợ nhất
Khi Abraham Lincoln ra tranh cử tổng thống, một người bạn đã hỏi ông:
- Anh thấy mình có hy vọng gì khơng? Ai là đối thủ đáng sợ nhất của anh?
Và Abraham Lincoln đã đưa ra một câu trả lời tuy hài hước nhưng rất thật:

- Tơi khơng ngại Breckingridge vì ơng ta là người miền Nam nên người dân miền
Bắc sẽ không ủng hộ ơng ta. Tơi cũng khơng ngại Douglas vì ơng ta là người miền Bắc
nên người dân ở miền Nam sẽ khơng nhiệt tình bỏ phiếu cho ơng ta. Nhưng có một đối
thủ mà tơi rất sợ, ơng ta là người duy nhất có thể khiến tơi thất cử…
Người bạn liền vội ngắt lời:
- Ai vậy?
Nhìn thẳng vào mắt bạn mình, Abraham Lincoln nói:
- Nếu lần này tơi khơng được bầu làm tổng thống thì anh hãy biết rằng đó chính là
lỗi của ơng ta. Ơng ta chính là Abraham Lincoln!
(Những tấm lòng cao cả - NXB Trẻ, 2004 - trang 76)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
1. Nhận thức về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Thí sinh cần đọc hiểu văn bản, từ đó rút ra nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Mỗi
người có thể tìm thấy ở câu chuyện đó một hay nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng phải trên
cơ sở hợp lí và có sức thuyết phục. Tuy nhiên, cần làm nổi bật được ý nghĩa cơ bản: Đối
thủ đáng sợ nhất của mỗi người khơng phải ai khác mà chính là bản thân mình. Vượt
qua, chiến thắng được chính mình là điều khó khăn nhất và cũng là “chiến thắng hiển
hách nhất”(Flatơng).
2. Phát biểu suy nghĩ của người viết về ý nghĩa của câu chuyện.
- Câu chuyện đã cho chúng ta bài học, lời khuyên rất đúng đắn và sâu sắc: Ý nghĩa
của câu chuyện có gặp gỡ với một lời răn trong Kinh Phật “Kẻ thù lớn nhất của đời
người là chính mình”
- Vì sao đối thủ của mỗi người là chính mình?

22


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc


+ Con người sinh ra trên đời không có ai hồn thiện (Bản thân từ “con người” đã nói lên
điều này). Nhưng bản chất của con người là hướng thiện, ln muốn tự hồn thiện mình,
vì thế phải đấu tranh, đấu tranh để chế ngự bản thân, chế ngự phần bản năng, phần xấu
trong con người mình.
+ Sống ở trên đời mỗi người có một hồn cảnh, một điều kiện, một số phận. Có những số
phận may mắn, cũng có những số phận thiệt thịi… Con người muốn tồn tại, muốn sống
cho ra con người thì càng phải đấu tranh để vượt lên chính mình. (Học sinh lấy dẫn
chứng chứng minh).
- Vì sao bản thân mình lại là đối thủ đáng sợ nhất?
Cuộc sống là một “trường tranh đấu”, con người phải đấu tranh với những thế lực
bên ngoài (thiên nhiên, các thế lực thù địch, các đối thủ…) và đấu tranh với bản thân
(như đã nói trên) nhưng tính chất của hai cuộc đấu tranh này khơng giống nhau:
+ Khi cuộc sống đặt ai đó trong một cuộc tranh giành (tranh giành sức mạnh, tranh tài…)
thì cuộc đấu ấy có đối thủ rõ ràng, có thế trận, có tương quan lực lượng bày ra trước mắt
mọi người. Mỗi đối thủ trong cuộc chơi phải vận động tất cả sức lực, tài trí của mình để
giành chiến thắng.
+ Cịn cuộc đấu với bản thân? Nó âm thầm, lặng lẽ, một mình mình biết, một mình mình
hay…Thêm nữa, trong cuộc sống, con người ta thường nghiêm khắc, xét nét người khác
nhưng lại dễ dãi với bản thân, hay thỏa hiệp, khoan nhượng với mình… Vì thế dễ đi đến
thất bại. (Có thể dẫn ra những câu chuyện, những ví dụ về những con người khơng vượt
qua được chính mình, hoặc những trải nghiệm của chính bản thân).
4.

Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Đề 4: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau:
Ví khơng có cảnh đơng tàn
Thì khơng có cảnh huy hồng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Tự khun mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ.
23


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu khơng có cảnh mùa đơng tàn thì cũng
khơng có được cảnh huy hồng của mùa xn. Đơng qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật
tất yếu của tự nhiên.
- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu
con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với
cảnh huy hồng của cuộc sống.
- Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần
thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hồn tồn đúng:
+ Trong cuộc sống, khơng mấy ai khơng gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở
ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích
cuộc sống của mình.
+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông. Nếu chịu đựng và
vượt qua được mùa đơng lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hồng của ngày xn.
Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành cơng. Niềm tin đó sẽ giúp
chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn.
Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng
(cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về
sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc

quan cách mạng).
- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lịng, bi quan trước những
khó khăn thử thách trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành cơng thì
phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta
mong muốn.
- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần
vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn
luyện.
24


Chuyên đề HSG THCS - 2014

Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc

Đề 5 : Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang tờ giấy thi) bàn về
vấn đề: Giờ Trái đất – hành động nhỏ, hiệu quả lớn.
1. Giải thích
- Giờ Trái đất (EH), do WWF Quỹ quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên khởi xướng, là một
sáng kiến toàn cầu nhằm nâng cao ý thức của người dân về tiết kiệm năng lượng và biến
đổi khí hậu. Sáng kiến này kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới tắt
điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Mục tiêu của
chiến dịch nhằm khẳng định mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện
rộng có thể giúp thay đổi mơi trường sống tốt hơn.
2. Thực trạng
- Giờ Trái đất được tổ chức lần đầu tiên ở Sydney năm 2007, với 2.2 triệu người tham gia
bằng cách tắt tất cả các ánh sáng đèn không cần thiết. Năm 2009, Giờ Trái đất đã lan

rộng ra 88 quốc gia và Việt Nam tự hào tham gia cùng với 6 thành phố chính thức là Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Nha Trang và Cần Thơ. Giờ Trái đất năm
2010 đánh dấu một hành động tự nguyện lớn nhất vì mơi trường trong lịch sử với sự
tham gia của 128 quốc gia với gần 5.000 thành phố trên toàn thế giới.
3. Kết quả, ý nghĩa.
- Giờ Trái Đất là hành động tích cực của con người cho thấy nhận thức đúng đắn về hiện
tượng biến đổi khí hậu. Trên thực tế càng ngày chúng ta càng thấy rõ tác động của biến
đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người. Tắt đi ánh sáng và các thiết bị điện không
cần thiết trong 1 giờ là hành động dù rất nhỏ và đơn giản cũng góp phần tiết kiệm năng
lượng và hạn chế sự nóng lên tồn cầu – là hành động bảo vệ bà mẹ Trái Đất u q của
lồi người.
- Sự lớn mạnh nhanh chóng của Giờ Trái đất trong bốn năm qua đã chứng tỏ rằng biến
đổi khí hậu khơng còn là vấn đề của một vùng, một miền, một quốc gia mà là vấn đề toàn
cầu. Hàng trăm triệu người muốn nỗ lực hơn nữa để bảo vệ hành tinh của chúng ta bằng
hành động biểu trưng là tắt đi ánh sáng và những thiết bị không cần thiết trong 1 giờ
đồng hồ. Tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất hàng trăm triệu người trên khắp các châu lục
muốn gửi thông điệp về sự cấp thiết phải cùng nhau hành động chống lại biến đổi khí
hậu, cùng nhau gắn kết để bảo vệ hành tinh này.
3. Nhận thức và hành động.
25


×