Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN rèn kĩ năng viết phần giải thích trong đề thi học sinh giỏi THPT môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.06 KB, 25 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Hiệu quả của quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉ nằm ở khâu dạy
kiến thức mà còn ở bước rèn kĩ năng. Nếu dạy chỉ cung cấp kiến thức thì việc
rèn là khâu cùng một lúc kiểm tra được nhiều phương diện của quá trình học:
kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức, vận dụng tri thức vào thực tế, khả năng
giải quyết linh hoạt, nhạy bén các vấn đề v.v. Ngoài ra, việc rèn kĩ năng cho học
sinh trong quá trình học Ngữ văn phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra
đánh giá học sinh theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng bởi vậy công cuộc vận động của
Bộ giáo dục trong dạy học bộ môn: tránh “ đậm kiến thức, nhạt kĩ năng” cũng đã
được triên khai.
Thực tế, đề thi HSG trong những năm gần đây gồm hai câu: nghị luận xã
hội và nghị luận văn học, đều đòi hỏi học sinh phải vận dụng các thao tác lập
luận thật khéo léo, linh hoạt. Trong số các thao tác lập luận, thao tác giải thích
vô cùng quan trọng , có tính định hướng, là kim chỉ nam cho toàn bộ bài văn.
Giải thích đúng sẽ hiểu đúng, viết đúng, xây dựng hệ thống luận điểm tương ứng
với luận đề. Tuy nhiên, qua chấm bài của học sinh, chúng tôi nhận thấy các em
khá bối rối vì thế chất lượng bài chưa cao.
Chọn chuyên đề Rèn kĩ năng viết phần giải thích trong đề thi Học sinh
giỏi THPT môn Ngữ văn , chúng tôi mong các em học sinh có cho riêng mình kĩ
năng cần thiết bước đầu để tiếp cận, giải quyết vấn đề nghị luận đúng hướng.
2. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết phần giải thích trong đề thi Học sinh
giỏi THPT môn Ngữ văn
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Thị Minh Tâm
- Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Thái Học, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
-Số điện thoại: 0971389298



4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Minh Tâm
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Mục đích: Áp dụng sáng kiến trong bồi dưỡng học sinh giỏi, hình thành
cho học sinh những năng lực cần thiết, tạo sự chủ động sáng tạo và khơi dậy
niềm đam mê với môn học
- Đối tượng nghiên cứu: Phần giải thích trong bài văn nghị luận
- Phạm vi nghiên cứu: Đề thi học sinh giỏi
6. Ngày sáng kiến được áp dụng: 20/9/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1.Văn nghị luận
Văn nghị luận là thể loại văn viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực
đời sống khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá, triết học…Mục đích của văn
nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng,
quan điểm nào đó … đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận
thuyết- khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng
và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ… (Theo Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi- Từ điển thuật ngữ văn học- NXB Đại học quốc
gia, 4- 1999).
Nhìn từ đề tài, đối tượng nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai
loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Trong cả hai kiểu bài, thao tác lập luận giải thích có vị trí, vai trò quan trọng
2. Thao tác lập luận giải thích
a. Khái niệm:
Thao tác lập luận giải thích là một thao tác nghị luận dùng lí lẽ để giảng
giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề
nào đó.
2



b. Vị trí, vai trò :
Thao tác lập luận giải thích có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận
giúp người viết đi đúng vấn đề cần nghị luận, định hướng cho quá trình tạo dựng
luận điểm, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của bài văn.
c. Yêu cầu của thao tác lập luận giải thích:
Khi giải thích ngắn gọn, rõ ý, hay, có tính nghệ thuật .
3. Rèn kĩ năng viết phần giải thích trong đề thi Học sinh giỏi THPT
môn Ngữ văn
3.1. Rèn kĩ năng viết phần giải thích với dạng đề nghị luận xã hội
a. Kĩ năng nhận diện dạng đề
Nghị luận xã hội thường được chia thành ba dạng:
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học
Cách thức đề ra:
- Đề là một câu nói, một ý kiến : có một mệnh đề
- Đề là một câu nói, một ý kiến có 2 mệnh đề
- Đề có 2 ý kiến
- Đề là một câu chuyện, bài thơ, bản tin, bức tranh
- Đề là một chủ đề
- Đề là một hình ảnh v.v.
Tùy vào dạng đề cụ thể để sử dụng cách giải thích phù hợp
b. Kĩ năng tìm ý:
- Để làm được phần này học sinh cần căn cứ vào từ, câu, vế câu, hình ảnh
v.v. Đặt câu hỏi lập ý : là gì? Nghĩa là như thế nào ? Nói như vậy có ý gì ?
+ Giải thích từ:
- Giải thích nghĩa từ theo từ điển tiếng Việt, tìm hiểu nghĩa gốc và nghĩa
chuyển.
- Giải thích nghĩa từ theo đặc điểm của từ loại: danh từ, động từ, tính từ.


3


+ Giải thích câu, vế câu: căn cứ vào các từ , mối quan hệ các từ: nếu-thì;
hãy, đừng, nên, mà v.v. để xác định vế chính. Giải thích nghĩa của tập hợp từ và
bối cảnh câu nói.
+ Giải thích hình ảnh: tìm ra ý nghĩa tả thực và biểu tượng của hình ảnh.
+ Ngoài ra cần chú ý tới các biện pháp tu từ được sử dụng trong đề. Cuối
cùng rút ra ý nghĩa của vấn đề nghị luận
c. Kĩ năng sắp xếp ý: tùy vào vấn đề nghị luận sắp xếp giải thích ý nào
trước, ý nào sau.
d. Kĩ năng diễn đạt: trong diễn đạt học sinh cần chọn lọc ý để trình bài,
sử dụng từ, câu đúng ngữ pháp, diễn đạt uyển chuyển, hình ảnh, cảm xúc.
đ. Kĩ năng tạo dựng đoạn văn: tùy vào vấn đề nghị luận và sở trường
người viết để lựa chọn cách trình bày đoạn theo các cách: diễn dịch, quy nạp,
song hành, tổng-phân-hợp, vấn đáp v.v.
- Diễn dịch:
Diễn dịch là từ một chân lí chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận,
các biểu hiện cụ thể. Ở cách viết này câu chủ đề đặt ở đầu đoạn.
- Quy nạp:
Quy nạp là từ những chứng cớ cụ thể mà rút ra những nhận định tổng
quát. Ở cách viết này, câu chủ đề đặt ở cuối đoạn.
- Phối hợp diễn dịch với quy nạp ( tổng- phân –hợp)
Tổng- phân- hợp là đi từ chân lí chung đến các biểu hiện cụ thể rồi đúc kết
thành nhận định mới nâng cao, mở rộng.
- So sánh:
So sánh tương đồng: là từ một chân lí đã biết suy ra một chân lí tương tự,
có chung một lôgic bên trong
So sánh tương phản là đối chiếu các mặt trái ngược nhau để làm nổi bật

luận điểm
- Vấn đáp:
Vấn đáp là nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự trả lời.
3.2. Rèn kĩ năng viết phần giải thích với dạng đề nghị luận văn học
4


Nếu khi làm kiểu bài nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh cần có những tri
thức, sự hiểu biết về đời sống xã hội thì khi làm kiểu bài nghị luận văn học lại
rất cần ở học sinh tri thức về văn học như : lí luận văn học, thuật ngữ văn học,
kiến thức văn học sử về giai đoạn văn học, trào lưu văn học, tác gia, tác phẩm
văn học v.v.
a. Về đề thi Học sinh giỏi một số năm gần đây
Qua tìm hiểu đề thi Học sinh giỏi chúng tôi nhận thấy chủ yếu các đề đều
liên quan nhiều tới kiến thức lí luận văn học.
Sau đây là một số đề thi Học sinh giỏi các năm:
Đề thi năm 2010:
Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng tôn vinh con người thông qua
những hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một số tác phẩm văn học , anh/chị hãy làm sáng tỏ.
Đề thi năm 2011:
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết
quả của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm
đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
Đề thi năm 2012:
Các nhà văn nhà nhân đạo lớn thường gửi gắm vào sáng tác một cách nhìn
sâu sắc về con người. Cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
Phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 2015
Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn
nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 2016
Mác-xen Prút nhà văn Pháp cho rằng : “ Thế giới được tạo lập không phải
một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thế giới lại được tạo lập”
5


Nhà văn Tô Hoài có ý kiến: “ Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại”
Bằng sự trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy bình luận các ý kiến.
b. Một số nhận xét về đề thi
Như đã nói, đề thi Học sinh giỏi các cấp, nhất là đề thi Học sinh giỏi Quốc
gia phần lớn liên quan đến kiến thức lí luận văn học. Cái khó của dạng đề này là
các vùng kiến thức lí luận không tách rời riêng rẽ, mà liên quan mật thiết với
nhau, bởi vậy đòi hỏi người viết trong quá trình giải thích vấn đề cần sự linh
hoạt, khéo léo trong khi xử lí kiến thức, biết lướt xoáy.
c. Một số kĩ năng:
+ Kĩ năng nhận diện vấn đề cần nghị luận:
Trước mỗi đề nghị luận văn học, người viết cần có cái nhìn tinh để nhận
diện vấn đề nghị luận, vấn đề đó thực chất được gài một cách khéo léo trong câu
chữ của đề, trong mối quan hệ giữa các vế câu, trong cách dùng hình ảnh v.v.
+ Kĩ năng tìm ý: cũng giống như ở dạng đề nghị luận xã hội để có thể viết
tốt phần giải thích học sinh phải xác định được ý chính cần làm rõ, căn cứ để xác
định ý chính là từ ngữ, vế câu, hình ảnh, biện pháp tu từ, các kiến thức liên quan
đến lí luận văn học, văn học sử, tác gia, tác giả v.v.Cần cắt nghĩa, giải nghĩa các
yếu tố đó. Trên cơ sở tập hợp các nét nghĩa tìm ra vấn đề cần nghị luận.
+ Kĩ năng sắp xếp ý: để người đọc hiểu, tin vào vấn đề đang nghị luận ,
cần đảm bảo tính hệ thống của lập luận. Nên cân nhắc, giải thích ý nào trước, ý

nào sau để vừa đảm bảo tính lôgic vừa phù hợp tâm lí tiếp nhận.
+ Kĩ năng diễn đạt:
Trong diễn đạt cần chuẩn xác và truyền cảm. Chuẩn xác trong việc dùng
từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn . Muốn sử dụng các từ biểu thị những khái
niệm trừu tượng, các thuật ngữ chuyên môn, học sinh cần thường xuyên đọc
sách báo, xây dựng thói quen tra từ điển, để hiểu nghĩa của chúng đến nơi, đến
chốn. Không nắm chắc nghĩa của từ không nên dùng. Về câu, khi mở rộng các
thành phần câu, người viết cần lưu ý sắp xếp trật tự các từ trong câu cho đúng
quy tắc và không bỏ sót các thành phần chính. Ngoài ra, lời văn trong văn nghị
luận không chỉ cần chuẩn xác mà còn cần sự truyền cảm, cần viết văn có hình
6


ảnh và cảm xúc. Những hình ảnh so sánh trong bài sẽ tạo nên chất văn mượt mà
cho bài viết, tạo nên “hồn cốt” cho bài, cảm xúc trong bài phải là cảm xúc chân
thực, được thể hiện bằng sự rung cảm thực sự của người viết trước vấn đề đang
nghị luận.
+ Kĩ năng viết đoạn văn:
Tùy vào vấn đề nghị luận, mà người viết có thể sử dụng hợp lí các cách
viết đoạn văn theo mô hình: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, so sánh, vấn
đáp v.v. như trong cách làm đề nghị luận xã hội
II. Thực hành
1.Viết phần giải thích với dạng đề nghị luận xã hội
a. Đề là một câu nói, một ý kiến : có một mệnh đề
Ví dụ : “ Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí
- Để tìm ý , sắp xếp ý, học sinh cần chú ý bám sát các từ, hình ảnh để
giải thích:
+ “ Bàn tay”: hình ảnh hoán dụ, chỉ người “ có hoa hồng”, người có lòng

nhân ái, biết vì người khác.
+ “ hoa hồng” : hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho tình yêu thương chân
thành, vẻ đẹp của sự giúp đỡ.
+ “ tặng”: thái độ tự nguyện, vui vẻ
Ý nghĩa câu : câu nói đề cập đến một thái độ sống đẹp của con người
trong cuộc sống: cách sống biết cho đi, biết cho đi sự yêu thương là ta đang làm
đẹp cho tâm hồn mình và cho cuộc sống. Biết cho thì sẽ được nhận.
• Viết đoạn văn:
“ Cho” và “ nhận” – đó là quy luật muôn đời của cuộc sống, là sợi dây gắn
kết yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. Hạnh phúc biết bao
khi được nhận tình yêu thương giữa con người với nhau. Chúng ta tìm thấy ý
nghĩa đó trong câu nói giản dị:“ Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất
hương thơm”.“ Bàn tay” chính là một hình ảnh hoán dụ chỉ người có “hoa
7


hồng”, người có lòng nhân ái biết sống vì người khác, “ hoa hồng” là hình ảnh
ẩn dụ, biểu trưng cho tình yêu thương chân thành, vẻ đẹp của sự giúp đỡ. Tình
yêu thương càng đẹp hơn, đáng trân trọng hơn khi xuất phát từ sự tự nguyện ,
vui vẻ. Câu nói đưa chúng ta đến một triết lí nhân sinh, một quan niệm sống
đúng đắn : mỗi con người khi cho đi dù là chỉ một nụ cười, một lời yêu thương
một cách chân thành, vui vẻ là chúng ta đang làm đẹp cho tâm hồn mình và cho
cuộc sống. Biết cho thì sẽ được nhận.
( Bài làm của học sinh)
b. Đề là một câu nói, một ý kiến có 2 mệnh đề :
“ Không có cạnh tranh thì không phát triển, nhưng không nhường nhịn thì
không ra con người”
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí
- Để tìm ý, sắp xếp ý, học sinh cần chú ý bám sát các từ, hình ảnh để giải thích:

+ Giải thích vế câu:
“ cạnh tranh”: là sự ganh đua, hành động làm hết mình để đạt mục tiêu lợi
ích. Cạnh tranh kích thích sự phát triển
“ nhường nhịn”: là sự hi sinh lợi ích của mình cho người khác, một biểu
hiện đẹp của phẩm chất làm người
Câu nói đem tới suy ngẫm sâu sắc về cách sống làm người: làm người
trong tất cả mọi việc phải giữ được đạo lí, đạo đức.
• Viết đoạn văn:
Trong cuộc sống con người ai cũng mong muốn đạt được lợi ích cho mình
và “ cạnh tranh” là hành động làm hết mình để đạt được mục tiêu , lợi ích cho
bản thân, nó là yếu tố thúc đẩy sự phát triển. Trái ngược với “cạnh tranh” là “
nhường nhịn”, đó là sự hi sinh lợi ích của mình để sống vì người khác, cho
người khác bước lên. Câu nói “ Không có cạnh tranh thì không phát triển, nhưng
không nhường nhịn thì không ra con người” đã đề cập đến hai khía cạnh trái
ngược nhau đem tới suy ngẫm sâu sắc về cách sống làm người: làm người trong
tất cả mọi việc phải giữ được đạo lí, đạo đức.
( Bài làm của học sinh)
8


c. Đề là một câu chuyện, bài thơ…
Suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau:
“ Người chìa tay và xin con một đồng
Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng
Lần thứ hai con hãy biếu họ một đồng
Lần thứ ba con phải biết lắc đầu
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng bước đi”
( Gửi con – Bùi Nguyễn Trường Kiên)
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề
xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.

- Để tìm ý , sắp xếp ý, học sinh cần chú ý bám sát các từ, hình ảnh để
giải thích:
*Giải thích nội dung ý nghĩa đoạn thơ qua việc tìm hiểu nghĩa các từ, hình ảnh.
“ Người chìa tay và xin”: ai đó khó khăn cần sự giúp đỡ
“ Lần thứ nhất con hãy tặng
Lần thứ hai con hãy biếu”

con hãy giúp đỡ họ thật chân thành

“Lần thứ ba con phải biết lắc đầu
con hãy biết từ chối
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng bước đi”
Qua đoạn thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác
trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khác, song phải biết giới hạn và đôi khi
từ chối cũng là một cách giúp đỡ.
• Viết đoạn văn:
Chỉ với những câu thơ ngắn gọn , nhưng người cha đã gửi vào đó bài học
về cách sống, cách làm người sâu sắc. Trước những bàn tay đang chìa ra và cần
giúp đỡ, con phải biết cho họ nhiều hơn những gì họ muốn. “Tặng họ hai đồng”
khi “ họ xin con một đồng”- đó chính là biểu hiện của tình yêu thương, lòng
rộng lượng. Người cha dặn con sẵn sàng “ tặng, biếu”, con hãy biết giúp họ một
cách chân thành. Mặt khác, người cha khuyên con tỉnh táo, sáng suốt trong mọi
trường hợp để biết tặng, biết cho đúng lúc, đúng chỗ. Bởi có những người chỉ
biết lợi dụng lòng tốt của người khác sống lười biếng, ỷ lại. Hành động “im

9


lặng” “lắc đầu bước đi” của con chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người
chỉ biết “ há miệng chờ sung”

Ý thơ đã đề cập đến cách sống, cách ứng xử của con người trong cuộc
đời: mỗi người cần có trái tim giàu lòng yêu thương để sẵn sàng giúp đỡ, cưu
mang người khác nhưng đồng thời cũng cần biết giới hạn, có sự sáng suốt để
không bị lợi dụng tiếp tay cho sự lười biếng.
( Bài làm của học sinh)
d. Đề là một chủ đề:
“ Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống”
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu nghị luận về một tư
tưởng đạo lí.
- Để tìm ý , sắp xếp ý, học sinh cần chú ý bám sát các từ, hình ảnh để
giải thích:
+ Giải thích từ
“ Nghe”: là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai ( thính giác)
“ lắng nghe”: chủ động tiếp nhận âm thanh, nghe bằng tâm hồn
• Viết đoạn văn:
“ Lắng nghe”- điều đó có gì khác với “ nghe” ? Cùng là sự tiếp nhận âm
thanh nhưng nếu “nghe” là sự tiếp nhận âm thanh bằng thính giác thì “ lắng
nghe” là sự tiếp nhận những vang vọng từ con người, từ cuộc đời một cách chủ
động, là nghe nhưng nghe bằng cả tâm hồn để cùng thiết tha rung cảm với
những âm thanh ấy. “ Biết lắng nghe” – điều đó sẽ làm nên điều kì diệu , giúp
cho bản thân mỗi người ngày càng hoàn thiện.
( Bài làm của học sinh)
đ. Đề có 2 ý kiến:
Có người cho : “Ta hãy học theo cách của dòng sông nhìn thấy núi thì đi
đường vòng”, nhưng người khác lại cho rằng “Trong rừng có rất nhiều lối di, ta
chọn lối đi chưa có dấu chân người”.
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên.

10



- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu nghị luận về một tư
tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống
- Để tìm ý , sắp xếp ý, học sinh cần chú ý bám sát các từ, hình ảnh trong
từng ý kiến để giải thích:
+ “ Dòng sông thấy núi đi đường vòng”: khi gặp khó khăn không mạo hiểm
+ “Trong rừng có rất nhiều lối di, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người”:
tìm cho mình con đường mới dù có gian nan
• Viết đoạn văn:
Hai ý kiến đã gợi nhiều suy nghĩ trong ta. “ Núi” biểu tượng cho những trở
ngại, khó khăn, thử thách mà con người gặp phải trên đường đời. “ Dòng sông
nhìn thấy núi” ẩn dụ chỉ con người gặp phải những khó khăn, gian nan, khi ấy họ
đi đường vòng, “ đi đường vòng” nghĩa là không mạo hiểm đối mặt với khó khăn
mà tìm cách giải quyết khắc phục khác dù có mất nhiều thời gian. Ý kiến đã
khuyên ta trong cuộc sống sẽ có lúc ta gặp những trắc trở, thử thách như dòng
sông gặp dãy núi cao kia, nếu khó có thể vượt qua hãy tìm cách tránh nó bằng
cách “đi đường vòng” để an toàn hơn dù thời gian đến đích có thể sẽ lâu hơn.
Thế nhưng có người lại cho rằng “Trong rừng có rất nhiều lối di, ta chọn
lối đi chưa có dấu chân người” , trong rừng có nhiều lối đi cũng giống như trên
con đường đời có nhiều ngã rẽ buộc ta phải lựa chọn cho mình một lối đi. Có
người sẽ chọn cho mình con đường quen thuộc mà có rất nhiều người đã đi qua,
có người lại tự tìm cho mình con đường mới đặt bước chân đầu tiên trên con
đường ấy- con đường “ chưa có dấu chân người” . Ý kiến đã khuyên ta trong
cuộc sống nên khám phá, thử sức với cái mới, chọn cho mình con đường riêng
mới lạ. Bằng cách nói hình ảnh hai câu nói nêu lên những bài học về cách sống:
một cách sống linh hoạt, khôn khéo, một cách sống dũng cảm, mạo hiểm.
( Bài làm của học sinh)
2. Viết phần giải thích với dạng đề nghị luận văn học:
Đề nghị luận văn học rất đa dạng , trong phạm vi bài viết chúng tôi không đi
vào tìm hiểu các dạng đề mà chỉ tập trung vào những đề bài có liên quan nhiều đến

lí luận văn học, bởi đây là dạng đề thường có trong các kì thi Học sinh giỏi .
11


a. Đề là một ý kiến:
Đề 1:
“ Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm
chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”
Hãy làm rõ ý kiến qua một tác phẩm tự chọn.
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu làm rõ nét độc đáo
trong phong cách nghệ thuật của nhà văn ưu tú. Nét độc đáo ấy thể hiện ở tư
tưởng và nghệ thuật.
- Để tìm ý và sắp xếp ý, học sinh cần chú ý từ thuật ngữ “ phong cách”, “
độc đáo về tư tưởng và phẩm chất thẩm mĩ”; “ nhà văn ưu tú”
• Viết đoạn văn giải thích:
Không giống như các loại hình nghệ thuật khác, văn học đòi hỏi cao ở sự
sáng tạo. Và nhà văn muốn khẳng định được tên tuổi của mình thì phải đem đến
“ một cách nhìn mới về thế giới” tức là phải có phong cách nghệ thuật độc đáo.
Bởi “ phong cách” chính là “chỗ độc đáo về tư tưởng” – là cái nhìn có tính khám
phá, một cách nhìn mới về thế giới, đó là giá trị nội dung của tác phẩm. Trong
một truyện ngắn, hay một bài thơ, “ tư tưởng” chính là linh hồn, là kết tinh
những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời mà nhà văn gửi gắm. Tư tưởng thấm
nhuần trong tác phẩm giống như máu trong huyết quản thấm đến từng tế bào của
cơ thể. Sự độc đáo của tư tưởng là biểu hiện của một phong cách nghệ thuật
chân chính.
Song, nếu chỉ độc đáo về tư tưởng thì tác phẩm chưa thể đạt được thành
công cũng như vị thế của nhà văn chưa được khẳng định. Dưới ngòi bút tài năng
của người nghệ sĩ, “ tư tưởng độc đáo” sẽ được thể hiện bằng “ Nghệ thuật có
phẩm chất thẩm mĩ”. “Nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ” là sự thể hiện tài năng
của nhà văn trong việc sử dụng những phương thức nghệ thuật để xây dựng hình

tượng. Nhà văn sẽ gửi đến bạn đọc những suy nghĩ, quan niệm của mình về thế
giới, về con người qua cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh đặc sắc, hấp
dẫn. Song không phải nhà văn nào cũng có thể có được cho mình tư tưởng độc
đáo và nghệ thuật có tính thẩm mĩ. Thực tế cho thấy chỉ những nhà văn có tài
12


năng, có bản lĩnh mới có được điều đó. Vì những nét riêng trong cái nhìn, trong
nghệ thuật của nhà văn là kết tinh cả một quá trình khổ luyện, sáng tạo không
ngừng nghỉ của người nghệ sĩ.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp hình thức sẽ tạo
nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực, tạo nên “dấu ấn riêng” tôn vinh tài năng
của người nghệ sĩ ưu tú đã sáng tạo ra nó, góp phần tạo nên vị trí của người nghệ
sĩ trong lịch sử văn học dân tộc.
( Bài làm của học sinh)
Đề 2:
Có ý kiến cho rằng :
“ Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự
thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu làm rõ tầm quan trọng
của hiện thực đời sống và tài năng nhà văn đối với việc sáng tạo cái đẹp.
- Để tìm ý và sắp xếp ý, học sinh cần chú ý từ “ cái đẹp của sự thật đời
sống”; “ cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật”
• Viết đoạn văn giải thích:
Chẳng biết từ bao giờ cuộc sống đã trở thành mạch nguồn và cũng là điểm
đến của văn học. Ai đó đã từng ví văn học và cuộc sống giống như thần Ăng-tê
và Đất Mẹ. Thần Ăng-tê chỉ có được sức mạnh phi thường khi đặt chân trên Đất
Mẹ. Cũng như vậy, văn học chỉ có sức sống khi nó gắn bó với cuộc sống. Quay
lưng lại với “ sự thật đời sống” văn học chỉ là một thứ kĩ xảo vờn vẽ.
Cũng từ cuộc đời đầy nắng gió, cát bụi ấy nhà văn là người khám phá, tìm

kiếm lấy cái đẹp bởi “ cái đẹp là cuộc sống”. Giống như người thợ luyện những
vỉa quặng thành thứ kim loại óng ánh, như chú ong chuyên cần hút nhụy hoa tạo
nên mật ngọt, nhà văn là người kết tinh những tinh chất cuộc đời trong tác phẩm
của mình thành điều mang tên gọi: CÁI ĐẸP. Vẻ đẹp ấy có khi được khám phá
trong con người, trong thiên nhiên, nhưng tất cả đều phải bắt nguồn từ “ sự thật
đời sống”

13


Nhưng văn học đâu chỉ là cuộc sống, văn học còn là nghệ thuật nữa. Nếu
thiếu nghệ thuật thì vẻ đẹp của đời sống giống như hòn ngọc thô không được
mài giũa, không thể phát ra thứ ánh sáng lung linh nhất, vẻ đẹp diệu kì nhất làm
mê đắm lòng người. Và “ sự thật đời sống” khi đó đi vào văn học chỉ là hiện
thực nằm đơ trên trang giấy. Bởi vậy ,
“ cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật” sẽ tạo nên sự hài hòa giữa
nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật đem lại những giá trị thẩm mĩ cao .
Thế mới hay, trở thành người dẫn đường đến với cái đẹp đâu phải dễ, dù
cho “bản chất con người là nghệ sĩ”, phải là người biết dùng nghệ thuật để khám
phá cái đẹp của đời sống đó mới là nhà văn thực sự. Và ta hiểu rằng cái đẹp mà
văn học đem lại là sự hòa trộn của tinh chất cuộc đời và tinh luyện của nghệ thuật.
( Bài làm của học sinh)
b. Đề có 2 ý kiến:
Ở dạng đề này, học sinh lần lượt giải thích từng ý kiến rút ra vấn đề cần
nghị luận
Đề 1:
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Tô hoài nói :
“ Dựng nhân vật là khâu hết sức quyết định”
Còn Nguyễn Minh Châu lại cho rằng “ Tạo được tình huống đặc sắc là
vấn đề sống còn của truyện ngắn”.

Làm sáng tỏ các ý kiến trên qua một tác phẩm tự chọn.
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu làm rõ đặc trưng của
truyện ngắn qua 2 ý kiến .
- Để tìm ý và sắp xếp ý, học sinh cần chú ý từ “ truyện ngắn” “ dựng nhân
vật, khâu quyết định” “ tình huống đặc sắc, vấn đề sống còn”
• Viết đoạn văn giải thích:
Đều là những nhà văn đã có nhiều thành công ở thể loại truyện ngắn, hai
cây bút Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu đều đúc kết được những quan điểm của
mình về truyện ngắn. Truyện ngắn là tác phẩm tự sự dùng lời kể, tả để thông báo
về thời gian, địa điểm, con người. Tô Hoài cho rằng “ Dựng nhân vật là khâu hết
14


sức quyết định”. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng
thái quan hệ xã hội , ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Nhân
vật là linh hồn của truyện ngắn mà thông qua nhân vật nhà văn gửi gắm những
tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nhân vật được xây dựng qua các chi tiết như:
ngoại hình, tính cách, nội tâm. Qua nhân vật, những thông điệp của nhà văn gửi
gắm đến bạn đọc không khô cứng mà sinh động, hấp dẫn. Vì vậy đây là khâu rất
quan trọng trong xây dựng tác phẩm.
Trở lại với ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhà văn cho rằng “
Tạo được tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn của truyện ngắn”. Tình huống
là hoàn cảnh đặc biệt của đời sống được tái hiện trong tác phẩm, là thứ thuốc thử
màu nhiệm làm nổi bật tính cách con người. Qua tình huống, phẩm chất, tính
cách nhân vật thực sự bộc lộ. Nhà văn xây dựng tình huống để soi sáng nhân
vật, đó là vấn đề sống còn của truyện ngắn.
( Bài làm của học sinh)
Đề 2:
Marcel Proust nói :
“ Phong cách là vấn đề cái nhìn”

Còn Thanh Thảo lại cho rằng “ Phong cách thực chất là vấn đề hình thức.
Hình thức là sự hiện diện độc đáo của người nghệ sĩ. Không có hình thức ấy
không có nghệ thuật”
Làm sáng tỏ các ý kiến trên qua một tác phẩm tự chọn.
- Nhận diện vấn đề cần nghị luận: đề bài yêu cầu làm rõ nét độc đáo của
phong cách nghệ thuật qua 2 ý kiến .
- Để tìm ý và sắp xếp ý, học sinh cần chú ý từ “ phong cách” “ cái nhìn”
“ hình thức”
• Viết đoạn văn giải thích:
Ý kiến của Marcel Proust và Thanh Thảo đề cập đến vấn đề phong cách
nghệ thuật trong sáng tạo văn chương. Phong cách là nét riêng, nét độc đáo là
đặc điểm bền vững không mất đi của các nhà văn trong tác phẩm văn học của
mình. Đó là nét riêng không trộ lẫn giữa các tác giả văn học. Đối với Marcel
Proust thì“ Phong cách chính là cái nhìn”, “ cái nhìn” là sự quan sát về đời sống,
cái nhìn riêng về mọi khía cạnh của đời sống, đó là vấn đề tư tưởng trong tác
15


phẩm, tạo nên nội dung độc đáo của sáng tác nghệ thuật. Đòi hỏi nhà văn phải
có đôi mắt mới trước những đề tài tưởng như vốn rất quen thuộc. Còn nhà thơ
Thanh Thảo lại cho rằng “ Phong cách thực chất là vấn đề hình thức. Hình thức
là sự hiện diện độc đáo của người nghệ sĩ. Không có hình thức ấy không có nghệ
thuật”. Thanh Thảo đề cập đến vấn đề “hình thức”, hình thức là những sáng tạo
của người nghệ sĩ về nghệ thuật. Hình thức thể hiện ở giọng điệu, cách tổ chức
ngôn từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
( Bài làm của học sinh)

16



B. PHẦN KẾT LUẬN
I .Kết luận:
Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là một phần không thể thiếu của
bộ môn Ngữ văn ở trường THPT. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng và khó
khăn của giáo viên. Tùy thuộc vào từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, giáo
viên cần có mục tiêu, phương pháp và mức độ kiến thức phù hợp. Chuyên đề
này của chúng tôi đóng góp một hướng đi trong việc rèn luyện kĩ năng viết phần
giải thích trong đề thi Học sinh giỏi môn Ngữ văn cho học sinh . Trên cơ sở lí
thuyết về văn nghị luận, văn nghị luận xã hội, chúng tôi xây dựng các bước rèn
luyện kĩ năng từ nhận diện vấn đề nghị luận, tìm ý, sắp xếp ý, kĩ năng viết đoạn
v.v. Chuyên đề đã có sự cụ thể hóa lí thuyết trong các dạng bài tập thực hành ở
dạng đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
II. Đề xuất:
- Qua thực tế các năm ôn luyện, chúng tôi nhận thấy, các thao tác lập
luận trong bài văn nghị luận không riêng rẽ, tách rời mà lồng ghép, trong giải
thích có bàn luận, trong bàn luận có chứng minh, phân tích. Bởi vậy trong quá
trình hướng dẫn học sinh kĩ năng viết bài, giáo viên cần sáng tạo, linh hoạt.
- Việc rèn kĩ năng làm văn là khâu quan trọng của quá trình dạy học, cần
kết hợp thường xuyên hoạt động này với ra đề, kiểm tra, đánh giá.
- Trước mỗi đề bài có nhiều hướng giải quyết khác nhau, cần khuyến
khích, trân trọng những sáng tạo của học sinh khi giải quyết vấn đề nghị luận,
tránh áp đặt một chiều máy móc. Bên cạnh đó, theo chúng tôi năm đầu của quá
trình ôn luyện chúng ta cần chú ý tới khâu làm mẫu để giúp học sinh có sự định
hình từ ban đầu về cách triển khai ý của một bài nghị luận.

17


C. PHỤ LỤC
( Một số đoạn văn viết phần giải thích minh họa của học sinh)

Đề 1:
Anh chị hãy phát biểu châm ngôn sống của mình
Đoạn văn:
Sống - đó đâu chỉ là sự tồn tại trên cõi đời rồi tan biến đi như một hạt cát.
Sống- chính là sự tồn tại trong nhiều mối quan hệ của con người.Sẽ như thế nào
đây nếu con người ai cũng đóng khép trái tim mình? Tôi tin rằng“cho đi” cũng
là một cách khẳng định sự tồn tại.
“Sống là cho…”, điều đó đâu có gì là quá xa xôi, quá vĩ đại bởi lẽ nó cũng
chính là quy luật của tình cảm, của trái tim con người.
Đề 2:
Ngày tử thần gõ cửa nhà anh
Anh sẽ có món chi làm tặng vật ?
Trước vị khách đến thăm tôi sẽ đặt
Cái li tràn đầy cuộc sống tôi dâng
( Thơ Ta-go, Xuân Diệu dịch)
Đoạn văn:
Có lẽ chẳng ai muốn nhắc đến hai chữ “ tử thần”, theo quan niệm dân gian
đó là danh từ chỉ một vị thần có thể cướp đi sinh mạng của con người. Và ‘Ngày
tử thần đến gõ cửa nhà anh” chính là ngày anh sắp phải rời xa thế giới này, ngày
sự sống chỉ còn được tính bằng giây, bằng phút. Trước cái chết cận kề, ta sẽ để
lại “ tặng vật” gì ?, sẽ còn lại dấu vết gì trong cuộc đời ? Nhà thơ bộc bạch “ tôi
sẽ đặt- cái li tràn đầy cuộc sống” đó là biểu hiện của cách sống cống hiến, sống
hết mình trong mỗi phút trôi qua bằng những việc làm có ích, có ý nghĩa. Tựu
chung, lời thơ của Ta-go đã nhấn mạnh về cách sống đẹp của mỗi con người: đó
là trân trọng từng giây, từng phút để cống hiến, để yêu thương và sẻ chia với mọi
người.

18



Đề 3:
Viết bài văn với chủ đề :
Hãy sống là chính mình
Đoạn văn
Trong cuộc sống, không ít người tự hỏi đâu là con người thực của mình,
mình đã là chính mình hay chưa ? Thế nào là “ Sống là chính mình”? “ Sống là
chính mình” là một thái độ sống luôn đúng với bản chất, tính cách con người
mình, hiểu đúng giá trị của bản thân. Người biết sống là chính mình luôn biết
quý trọng bản thân, luôn sống rộng mở tấm lòng không che giấu cái xấu, càng
không vì những giá trị phù phiếm mà chạy theo đánh mất con người thật của
mình. “ Hãy sống là chính mình” một bức thông điệp về cách sống, thật đáng
quý, đáng trân trọng biết bao.
Đề 4:
Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng tôn vinh con người thông qua
những hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một số tác phẩm văn học , anh/chị hãy làm sáng tỏ.
Đoạn văn:
Một tác phẩm văn học chân chính luôn luôn chứa đựng trong nó những
giá trị cơ bản như: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo….được biểu hiện thông qua
sự phản ánh, phát hiện, khám phá cuộc sống và con người của nhà văn. Bằng
cách này, hay cách khác, ngòi bút của những người nghệ sĩ chân chính luôn
hướng về con người với những phát hiện rất riêng về vẻ đẹp nhân phẩm của họ.
Và suy cho cùng, đó chính là sự “tôn vinh con người” một cách rất chân thực và
trân trọng của nhà văn.
Tuy nhiên, nghệ thuật không chỉ là cuộc đời, nghệ thuật còn là nghệ thuật
nữa. Vì vậy một tác phẩm văn học chỉ thực sự hay, được bạn đọc đón nhận và có
sức sống trong lòng bạn đọc khi nó biểu hiện giá trị nội dung thông qua “những
hình thức nghệ thuật độc đáo”. Hình thức ấy có được là nhờ vào biệt tài, cá tính
sáng tạo của người cầm bút từ cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu tác phẩm, các
biện phapr tu từ. Và một tác phẩm văn học muốn được chú ý, trước hết cần có

19


những giá trị nghệ thuật nổi bật. Bởi lẽ, văn học là lĩnh vực của sự sáng tạo, điều
làm nên sự khác biệt của văn học so với các bộ môn khoa học khác chính là sự
độc đáo của hình thức nghệ thuật. Sự độc đáo ấy gây chú ý đối với công chúng,
để họ đón nhận tác phẩm ấy và từ đó mới khám phá ra những giá trị nội dung
mà tác phẩm đó chứa đựng. Như vậy, sức sống lâu bền mà một tác phẩm văn
học có được chính là nhờ vào giá trị nội dung với ý nghĩa tôn vinh con người và
giá trị nghệ thuật độc đáo mà nhà văn đã sáng tạo ra. Có thể thấy, hai phạm trù
này có mối quan hệ gắn bó hữu cơ không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai
phạm trù đó thì sẽ không có được tác phẩm văn học đích thực.
Đề 5:
Các nhà văn nhà nhân đạo lớn thường gửi gắm vào sáng tác một cách nhìn
sâu sắc về con người. Cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
Phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đoạn văn:
Có ai đó đã nói rằng “Văn học là nhân học”. Quả đúng như vậy nhưng
nếu như các bộ môn khoa học khác như sinh học, nhân chủng học… chỉ nghiên
cứu con người ở một vài phương diện thì văn học lại khác: Văn học đưa lên
trang giấy những chiều sâu bí ẩn khôn cùng của tâm hồn con người một cách
tinh tế và nghệ thuật. Đó cũng chính là điều để ta nhận ra văn học giữa các môn
khoa học khác và là lí do chúng ta cần có văn học trong cuộc sống.
Nhưng văn học làm sao có thể làm lay động lòng người như thực hiện
thiên chức nhân đạo hóa con người nếu nó không ấp ủ một tình yêu chân thành
và mãnh liệt của người nghệ sĩ với con người và cuộc sống. Điều đó đòi hỏi
người cầm bút phải là người luôn sẵn lòng rung cảm trước con người, giống như
Sê-khốp từng nói “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt
tủy”. Vậy các nhà văn thể hiện điều đó bằng cách nào? Càng yêu thương con
người họ càng khao khát tìm vào sâu thẳm tâm hồn con người, phát hiện những

vẻ đẹp còn ẩn khuất để mà tôn vinh, ngợi ca. Phải hiểu con người để yêu thương
và làm đẹp hơn con người, đó mới chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc. Sáng tác
văn học vì thế mà đặt ra yêu cầu với người nghệ sỹ không chỉ là một nhà nhân
20


đạo từ trong cốt tủy mà cụ thể hơn còn là “ cái nhìn khám phá đời sống nội tâm
và cảm xúc”.
Đứng ở phương diện người đọc, họ tìm đến với văn chương là để chia sẻ
với người nghệ sỹ những hiểu biết mới mẻ về con người, được rung cảm trước
cuộc đời. Muốn để lại dấu ấn trong lòng người đọc không gì khác hơn là sự tìm
kiếm, khám phá con người bằng những cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về nội tâm và
cảm xúc con người.
Đề 6:
“ Một nhà văn tài năng luôn để lại dấu ấn riêng trên từng trang viết”
Hãy làm rõ ý kiến qua một tác phẩm văn học.
Đoạn văn:
Nhà văn là chủ thể sáng tạo trong quá trình sáng tác văn học. “ Trang viết”
ấy chính là đứa con tinh thần được ra đời từ bao tâm huyết, bao dằn vặt, trăn trở
của nhà văn trước con người và cuộc đời. Và nhà văn tài năng đã để lại “dấu ấn”
của mình trên từng trang sáng tác chính là nhà văn đã đem cái “ tôi” của mình
với những nét riêng, nét độc đáo mới mẻ đóng dấu vào tác phẩm. Để rồi khi gấp
trang sách lại, sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc những dư vị khó phai . Ý kiến đã
đề cập đến vấn đề phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.
Đề 7:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong “ Trang giấy trước đèn” đã từng phát
biểu về tình yêu thương con người của người nghệ sĩ, đó “ vừa là một niềm hân
hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực
về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình”
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên ? Hãy làm sáng tỏ qua việc phân tích

truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đoạn văn:
“ Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ” ( Lâm Ngữ Đường),
bởi thế tình yêu thương, sự quan tâm dành cho con người là chiếc chìa khóa để
mỗi tác phẩm văn học mở ra cánh cửa tâm hồn người thưởng thức. Tấm lòng tha
thiết yêu thương đó “ là niềm hân hoan say mê” là niềm vui, niềm hạnh phúc
21


của nhà văn khi khám phá , miêu tả vẻ đẹp của con người. Tình yêu thương ấy
còn thể hiện qua “nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số
phận, hạnh phúc của những người xung quanh” . Đó là nỗi niềm tâm sự day dứt
xót thương không nguôi cứ trở đi trở lại trên từng trang viết của người cầm bút
khi bắt gặp những cảnh đời bất hạnh, lẻ loi, khốn khổ, cùng cực trong cuộc đời
đầy nắng gió ngoài kia. Ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khẳng định
vai trò của cái tâm người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Vể phía nhà trường: tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo
- Về phía giáo viên: Chuẩn bị chu đáo Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu
tham khảo và bài soạn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham
gia áp dụng sáng kiến lần đầu
Sau khi áp dụng sáng kiến ở 2 đội tuyển: 10 a1, 10 A6
- Lớp 10 A1 Không được rèn kĩ năng giải thích
- Lớp 10 A6 Được rèn làm thao tác giải thích
Tiến hành khảo sát qua bài kiểm tra ở học kỳ 1 với đề bài như nhau. Kết
quả đạt được như sau:
Lớp 10 A1 ( Lớp đối chứng )

Lớp 10A6 (Lớp thực nghiệm)
Từ 8 Từ
Từ Từ
Từ 8
Từ 7- Từ 5- Từ
Điểm
trở
753<3
trở
<3
<8
<7
3-<5
lên
<8
<7
<5
lên
Số HS
0
1
3
3
0
1
4
1
1
0
đạt

0
14,4 42,8 42,8 0
14,4 56,8 14,4, 14,4
0
Tỷ lệ %
%
%
%
%
%
%
%
9
%
%
%
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
Rèn kỹ năng làm bài là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên nói riêng cũng
như ngành giáo dục nói chung, người GV phải linh hoạt trong quá trình dạy học
chuyển từ lý luận vận dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả đối với người học.
22


Xét về riêng cá nhân tôi khi áp dụng sáng kiến này tôi đã thấy một phần
nào đó đem lại hiệu quả trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy cho
giáo viên và tăng khả năng nhận thức, tạo hứng thú, đam mê học tập cho HS.
Mặt khác với xu thế đi lên không ngừng của thời đại phát triển kinh tế nói
chung và của ngành giáo dục nói riêng thì đổi mới phương pháp dạy học trong
đó chú trọng trang bị kĩ năng cho học sinh , phát huy tính chủ động của học viên

là điều tất yếu. Kết quả sáng kiến đem lại được:
+ HS có được kĩ năng giải thích.
+ HS được thể hiện mình, hoàn thiện mình.
+ Sáng kiến đã cho HS tìm thấy niềm yêu thích khi tìm hiểu các bài học Ngữ
văn đồng thời giúp HS khắc ghi kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép
hay khiên cưỡng.
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Theo tham khảo ý kiến các đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên
môn nghiệm thu SKKN, sáng kiến của tôi nhận được sự ủng hộ và đánh giá khá
tốt. Các đồng nghiệp nhận định rằng nếu sáng kiến được áp dụng, chắc chắn học
sinh sẽ hứng thú hơn với bộ môn Ngữ văn.
Theo phản hồi từ HS, sáng kiến đã đem đến hứng khởi, lí thú khi bài, làm
thay đổi cách nhìn nhận của các em về bộ môn. HS không bị động mà được thể
hiện quan điểm và được lắng nghe, chia sẻ…HS còn khám phá được chính bản
thân mình, phát huy khả năng và năng lực.
Như vậy, kĩ năng làm phần giải thích phần nào gỡ được phần khó khăn
bước đầu trong quá trình giải quyết đề thi HSG, từ đó nó trở thành động lực thúc
đẩy niềm hăng say, nỗ lực học tập của học sinh.
Số
TT

Tên tổ chức/cá nhân

1

Học sinh lớp 10A1,
10A6

Địa chỉ


Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường THPT Nguyễn Thái
Học

Học sinh giỏi

năm học 2019-2020
Ngày……tháng…..năm 2020
Thủ trưởng đơn vị

Ngày……tháng…..năm 2020
Chủ tịch Hội đồng sáng
kiến cấp cơ sở

Ngày……tháng…..năm 2020
Tác giả sáng kiến

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (Ân). Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, H.1999.
24


2. Nhiều tác giả, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục,

H. 2005.
3. Nhiều tác giả, Làm văn 12, NXB Giáo dục, H. 2000

25


×