Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số giải pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 25 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một
nền giáo dục tốt”. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn
coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực
hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi
nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Trên
cơ sở đó, đặt yêu ra cầu cho sự phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay.
Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho
trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân
cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi
dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục
mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ
khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh
dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục
dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính
vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô
cùng quan trọng.
Do đó việc chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non cũng là
nhiệm vụ trọng tâm của ngành học, tuy nhiên trong thực tế hiện nay vẫn còn
một số cơ sở GDMN có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khá cao, nguyên nhân một
phần do đời sống kinh tế của nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó
khăn, mức thu nhập không ổn định còn lệ thuộc vào thời vụ nên sự đóng góp
tiền ăn cho trẻ ở nhiều trường quá thấp chính vì vậy bữa ăn các cháu chưa đảm
bảo dinh dưỡng theo yêu cầu. Đồng thời đội ngũ quản lý - giáo viên còn hạn
chế về kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, chưa linh họat,
sáng tạo trong việc xây dựng khẩu phần thực đơn phù hợp với địa phương, phù


hợp với trẻ, bên cạnh đó công tác truyền thông dinh dưỡng chưa thực sự đến
tận hộ gia đình nhằm đảm bảo sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong
việc chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” nhằm thực hiện
ngày càng tốt hơn công tác tổ chức bán trú của nhà trường, giúp trẻ phát triển
cân đối, toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục của nhà trường ngày một đạt hiệu quả hơn.
2. Tên sáng kiến
“Một số giải pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
1


3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Thảo
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Hướng Đạo - Tam Dương - VP.
- Sđt: 0975.64.8082 - Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thảo
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực quản lý, cụ thể là: Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 2/2017- 2/2018.
7. Bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến công tác chăm sóc - nuôi
dưỡng trẻ trong mầm non:
Trong mỗi thời kỳ phát triển của cơ thể có những đặc điểm tâm sinh lý
riêng đòi hỏi nhu cầu về nuôi dưỡng ở mỗi thời kỳ khác nhau. Nuôi dưỡng

đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng ở mỗi thời kỳ giúp cho cơ thể phát triển
khỏe mạnh và toàn diện. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng chính là những công
việc cần thiết phải làm nhằm thỏa mãn nhu cầu và sự mong đợi của người
được chăm sóc về mọi mặt, trong đó chú trong đến chế độ dinh dưỡng và môi
trường sống lành mạnh đảm bảo phát triển tốt cả về sức khỏe, trí tuệ,...
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện
cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, bởi vì đây là giai đoạn
tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát
triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của
con người. Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng.
Ngày 22/12/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
226/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 20112020 và tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm cải thiện tình trạng dinh dưỡng
là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân. Bảo đảm dinh dưỡng
cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm
vóc, thể chất trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống,
đảm bảo mục tiêu “ Đến năm 2020 suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi
được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam..”
Trong những năm qua thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách giáo
dục của Đảng và Nhà nước; Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm non tỉnh
Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non với quan
2


điểm giúp trẻ phát triển đầy đủ các mặt thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ,
tình cảm xã hội nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con
người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thế kỷ 21.
Ngành giáo dục mầm non đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn, đã tạo được sự chuyển biến quan trọng

trong nhận thức và hoạt động thực tế về chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ. Mặt khác,
chúng ta cũng nhận thấy rõ sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam hơn 50 năm
qua là sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nội dung, phương pháp, mục tiêu thay đổi theo
từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam, thay đổi theo xu hướng phát triển đi lên
của thời đại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ
nhà giáo phải thường xuyên bồi dưỡng để cập nhật về phương pháp, tri thức
khoa học đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của thời đại.
Tuy nhiên tính đến nay công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các đơn vị tổ
chức bán trú còn gặp nhiều khó khăn do tiền ăn quá thấp so với giá cả thực
phẩm luôn biến động như hiện nay, chưa thực sự đảm bảo chất lượng dinh
dưỡng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao, nhất là tỷ lệ trẻ thấp còi
đặc biệt tập trung ở những nơi đời sống kinh tế thấp, các xã nghèo, vùng nông
thôn, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa…
Mặt khác, công tác truyền thông về dinh dưỡng chưa phổ biến đến tận
hộ gia đình, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm lo bữa ăn
của trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhu cầu dinh dưỡng chưa được
chặt chẽ, chưa thường xuyên, phụ huynh thiếu kiến thức và chưa quan tâm đến
chất lượng dinh dưỡng cho trẻ. Từ những nguyên nhân trên cho chúng ta thấy
việc tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong
trường mầm non là quan trọng và cần thiết, đó chính là hoạt động thiết thực
giúp cho các cơ sở GDMN từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo
dục trẻ ngày càng tốt hơn.
Vì vậy là người cán bộ quản lý trường mầm non thì việc chỉ đạo thực
hiện tốt công tác bán trú, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ nóng bỏng, không chỉ riêng cán bộ
quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên, nhân viên cấp
dưỡng đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
7.1.2. Thực trạng về nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng ở
trường Mầm non Hướng Đạo - Tam Dương - Vĩnh phúc
a) Đặc điểm tình hình:

Trường Mầm non Hướng Đạo nằm trên địa bàn của xã Hướng Đạo huyện Tam Dương là một xã miền núi có địa bàn rộng và có nhiều khó khăn về
kinh tế. Trường có có 1 khu trung tâm và 2 khu lẻ, khoảng cách giữa các khu
khá xa. Cơ sở vật chất cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên còn
gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.
Năm học 2018 - 2019, trường có tổng số CBGV-NV trong trường là: 28;
3


Tổng số nhóm, lớp: 24 lớp;
Số nhóm/lớp bán trú: 24 lớp;
Tổng số trẻ là : 654 trẻ; Trong đó số trẻ ăn bán trú là: 648 trẻ.
b) Thuận lợi, khó khăn
Để tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi đã tiến hành đánh giá những
thuận lợi, khó khăn và khảo sát 1 số tiêu chí đánh giá công tác nuôi dưỡng
chăm sóc trẻ mầm non tại trường mầm non Hướng Đạo như sau:
*/ Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Tam Dương,
cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo của địa phương và sự ủng
hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ,
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công. 100% cán bộ
giáo viên trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đoàn kết, biết cầu tiến, nhiều sáng tạo,
có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ, 100% có kiến thức về công tác
nuôi - dạy trẻ.
- Đội ngũ cô nuôi trẻ, khỏe, tâm huyết với nghề.
- Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi công việc, nhất là
công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ được nhà trường đặt
lên hàng đầu.

- Ban giám hiệu có biệp pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bữa ăn, xây
dụng thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa.
- Trường có bếp ăn một chiều, đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình
chế biến thức ăn. Cơ sở vật chất khu bếp ăn, sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ
phục vụ bếp ăn, có tủ lưu mẫu thức ăn.
- Ngoài ra trường còn vận động phụ huynh ủng hộ trang bị được các
phương tiện phục vụ nuôi dưỡng thuận lợi cho giáo viên và giáo viên cấp
dưỡng tổ chức các bữa ăn cho trẻ.
- Phần lớn phụ huynh đã được tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi
dạy trẻ nên rất quan tâm đến việc ăn uống của trẻ tại trường và tại gia đình.
*/ Khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chất lượng.
- Phần đông các cháu được gửi đến trường là con em dân lao động, buôn bán
nhỏ có mức thu nhập thấp, không ổn định, không có kiến thức khoa học trong việc
nuôi con, không có thời gian nhiều quan tâm chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực
chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ.
4


- Giá cả thực phẩm luôn biến động cũng ảnh hương đến việc xây dụng
thực đơn.
- Công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền về bậc học còn gặp nhiều
khó khăn vì phần lớn phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến bậc học và phó
mặc việc học tập của con em mình cho nhà trường.
c) Khảo sát thực tế:
Để đưa ra các giải pháp quản lý chỉ đạo phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng - chăm sóc trẻ trong trường mầm non, tôi đã tiến hành khảo
sát một số tiêu chí để đánh giá công tác nuôi dưỡng - chăm sóc trẻ của trường
mầm non Hướng Đạo tại thời điểm tháng 9/2018 như sau:
BẢNG 1

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ KIẾN THỨC CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG TRẺ
CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
Tốt

Khá

TB

Thời điểm
khảo sát

Tổng số
GV-NV

SL

%

SL

%

SL

%

Tháng
9/2018

24


8

33

12

50

4

17

BẢNG 2
KẾT QUẢ CÂN, ĐO, KHÁM SỨC KHỎE TRẺ

92.7

48

7.3

589

90

%

606


Mắc
bệnh
Số lượng

%

5.7

Bình
thường
%

Số lượng

Số lượng
37

Thấp còi

Số lượng

94.3

Bình
thường

Khám sức khỏe

%


617

SDD

Số lượng

654

Bình
thường

Chiều cao

%

Tháng
9/2018

%

Thời
điểm
khảo
sát

TS
trẻ
được
can,
đo,

KSK

Số lượng

Cân nặng

65

10

BẢNG 3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THÁI ĐỘ QUAN TÂM CỦA CÁC BẬC PHỤ
HUYNH VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG TRẺ
Thời điểm
khảo sát

Tổng số phụ
huynh được
khảo sát

SL

%

SL

%

Tháng 9/2018


100

80

80

20

20

Quan tâm

Không quan tâm

Nhận xét
5


Qua các biểu mẫu thống kê điều tra thực trạng về chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ của trường mầm non Hướng Đạo đầu năm học 2018-2019 ta
thấy thực tế như sau:
Qua Bảng 1: Hiện tại số giáo viên hạn chế nhận thức về chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ còn khá cao, nhất một số giáo viên trẻ mới được bổ sung thay thế
trong 3 năm trở lại đây là điều kiện để hoạt động các phong trào nhưng chưa
có nhiều kinh nghiệm.
Qua Bảng 2 cho thấy: Về tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều
cao còn ở tỷ lệ cao, tập trung chủ yếu ở thể SDD về chiều cao.
Qua bảng 3: Phần lớn phụ huynh đã được tuyên truyền về công tác chăm
sóc, nuôi dạy trẻ nên rất quan tâm đến việc ăn uống của trẻ tại trường và tại gia
đình. Tuy nhiên bên cạnh đấy vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến vệ

sinh an toàn thực phẩm còn hay mua những thứ quà vặt cho con như bim bim,
kẹo mút…mà không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay không có nhẫn mác gì.
Từ thực tế trên, tôi nhận thấy vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em là
vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, và trước đây chúng ta chưa quan tâm
thì ngay từ bây giờ hãy bắt đầu việc quan tâm tới trẻ. Chúng ta đều thấy rõ tầm
quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu không
thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người và ăn uống là yếu tố
quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải
ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa chất và
lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài
việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bởi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều
người quan tâm nhất trong các trường mầm non. Vì trẻ còn nhỏ cơ thể trẻ còn
non yếu nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm không những ảnh hưởng đến sức
khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ sau này của trẻ. Vì vậy mà việc
thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn được quan tâm chú trọng trong
các trường mầm non.
Để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn,
hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm
non. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi là một người quản lý, phụ trách
việc tổ chức công tác bán trú của nhà trường tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh
dưỡng cho trẻ nhất là cho trẻ trong độ tuổi mầm non là rất quan trọng. Vì vậy
tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Trong thực tế hiện nay nhu cầu gửi con em vào các trường mầm non là
rất lớn, vì vậy mà mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển ngày càng nhiều,
qui mô phát triển tăng thì đòi hỏi việc nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi
dưỡng trẻ càng cao. Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ là tiền đề quan
trọng để nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng.
Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ

6


mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng
đồng thừa nhận. Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ phải là
vấn đề được quan tâm hàng đầu trong trường mầm non. Song song với việc tạo
môi trường cho trẻ học tập tốt thì phải có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và để
đảm bảo điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải được
trang bị kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học, biết kết hợp hài hòa
giữa chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo, phù
hợp với từng độ tuổi.
Để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn, bản thân tôi
cùng với Ban giám hiệu cố gắng suy nghĩ làm thế nào để tạo nên một bữa ăn
ngon hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Riêng tôi là người quản lý công
tác bán trú của nhà trường nhận thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc
dinh dưỡng cho trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo
dõi các bữa ăn của các cháu, xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không, để có
biện pháp thực hiện và chỉ đạo kịp thời. Do đó để nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non trẻ tôi đã đề ra những biện pháp
thực hiện như sau:
7.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Lập kế hoạch được xem như phương pháp chuẩn bị trước để thực hiện
một công việc. Bản kế hoạch này cho thấy công việc phải làm gì và làm như thế
nào, thời gian và ai là người thực hiện, kết quả dự kiến đạt được là gì.... Phát
triển nhà trường theo đúng mục tiêu là nhiệm vụ của người trong quá trình lập
kế hoạch. CBQL có nhiệm vụ phải xác lập được mục tiêu chung phát triển của
nhà trường trên cơ sở định hướng đến việc phát triển toàn diện cho trẻ, nhằm
hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách, thích ứng yêu cầu của xã hội trong thời
kỳ mới.
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý, đưa

mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ
ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian
nhất định của hệ thống quản lý.
Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tôi xây dựng
các nội dung cụ thể như sau:
*/ Chăm sóc trẻ
- Đảm bảo an toàn
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không làm ô nhiễm môi trường học
tập của trẻ.
+ Thực hiện nghiêm túc Quy chế nuôi dạy trẻ; duy trì nhật ký đón trả trẻ,
có lịch phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là quản lý trẻ
trong các hoạt động đón, trả trẻ, chăm sóc bán trú, hoạt động ngoài lớp học và
trẻ mới đi học. Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong danh sách lớp vào học.
Đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần.
7


- Chăm sóc sức khỏe
+ Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy
định về công tác y tế trường học. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra
sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ
chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo
chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Phối
hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ
em trong các cơ sở GDMN.
+ Cán bộ y tế phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm
chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ
sở giáo dục mầm non theo qui định. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế.
+ Cán bộ y tế phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện

các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì
và trẻ khuyết tật học hòa nhập.
+ Giáo viên trên lớp thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và
vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Duy trì thực hiện lịch
vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
+ Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù
hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực
tiếp trên nền nhà, đặc biệt giáo viên cần trực, theo dõi và đảm bảo an toàn cho
trẻ trong giờ ngủ.
*/ Công tác nuôi dưỡng
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực
phẩm an toàn, người có giấy phép kinh doanh theo quy định, hàng năm ký hợp
đồng thực phẩm vào đầu năm học. Trong Hợp đồng của đơn vị cung ứng cần
ghi rõ nguồn gốc từng loại thực phẩm, tên chủ hàng, số chứng minh thư, địa
chỉ, điện thoại.
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng, nguồn gốc, đơn giá thực phẩm.
- Đảm bảo chất lượng bữa ăn
+ Đảm bảo mức ăn 13.000đ/trẻ/ngày.
+Thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Thường xuyên cải
tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý, tăng cường rau
xanh cho trẻ trong các bữa ăn chiều, không lạm dụng sử dụng thực phẩm chế
biến sẵn trong bữa ăn của trẻ.
+ Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P:14-16%; L: 24-26%; G: 60-62%
(đối với trẻ nhà trẻ, lượng L có thể từ 26- 30%); (Nhu cầu Ca đối với trẻ 13tuổi: 350mg/ ngày/trẻ; MG 4- 6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1 đối với trẻ
1-3 tuổi: 0.41 mg/ ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi: 0.52mg/ngày/trẻ).
8


+ Đảm bảo nước uống cho trẻ đủ, nước tinh khiết cần thử mẫu nước

định kỳ. Dùng cây nước nóng phải đảm bảo nhiệt độ nước an toàn và hướng
dẫn trẻ sử dụng.
- Giao nhận thực phẩm hàng ngày:
+ Người giao hàng: Kí bàn giao số lượng thực phẩm giao cho trường.
+ Người trực tiếp nấu bếp: Nhận thực phẩm, ghi đúng số lượng, chất
lượng thực phẩm thực tế, thời gian và ký xác nhận vào sổ giao nhận thực
phẩm. Sổ giao nhận thực phẩm do tổ bếp quản lý.
+ Quản lý kho: Hàng ngày xuất thực phẩm từ kho phải có phiếu xuất
kho. Nhập lương thực, thực phẩm dự trữ trong kho phải phù hợp với thời gian
bảo quản cho phép để tránh thực phẩm để lâu không đảm bảo chất lượng.
+ Thủ kho chịu trách nhiệm quản lý thực phẩm trong kho, có sổ theo dõi
xuất, nhập kho, phiếu xuất kho hàng ngày, ghi rõ tên, loại thực phẩm, giá thực
phẩm, tồn kho, cuối tháng kiểm kê hàng kho. Thủ kho chỉ được xuất kho khi
có phiếu xuất có kí duyệt của Ban giám hiệu, kế toán.
+ Giáo viên mầm non: Ban giám hiệu phân công luân phiên, hàng ngày
kiểm tra, giám sát việc giao nhận thực phẩm và định lượng khẩu phần ăn của
trẻ, ký xác nhận tại sổ giao nhận thực phẩm.
+ Thanh tra: Tham gia kiểm tra (đột xuất) việc giao nhận thực phẩm và
khẩu phần ăn cho trẻ, ký xác nhận kết quả kiểm tra.
+ Ban giám hiệu: Phân công lich trực cụ thể để cùng nhận thực phẩm và
ký xác nhận.
+ Kế toán: Tham gia giao nhận thực phẩm hàng ngày và ký xác nhận
- Chế biến thực phẩm và chia ăn: Chế biến đúng thực đơn, đúng kỹ
thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ định lượng theo xuất ăn hàng
ngày của trẻ. Định lượng thức ăn chín của từng lớp cần thể hiện rõ tại bảng,
trong sổ giao nhận với lớp và có chữký của giáo viên.
- Lưu nghiệm thức ăn: Đủ 24h, được bảo quản trong tủ lạnh. Có sổ lưu
nghiệm ghi ngày, giờ lưu nghiệm, chữ ký của người lưu nghiệm.
- Thực hiện nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng
+ Thực hiện đúng qui định về hồ sơ, qui trình, nguyên tắc quản lý nuôi

dưỡng. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Thực
hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày
+ Mở đủ theo mẫu các loại sổ sách nuôi dưỡng theo quy định, mỗi ngày
in riêng 1 trang, có chữ ký các thành phần đầy đủ và cuối tháng đóng thành
quyển, có đủ dấu giáp lai.
+ Hoàn thiện chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày, thanh quyết toán tiền ăn
của trẻ có thể theo tháng. Cuối tháng quyết toán tiền ăn trong tháng.
9


7.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo
viên và giáo viên dinh dưỡng
Mỗi chúng ta ai cũng biết rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không chu
đáo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Một chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không hợp lý sẽ kềm hãm sự phát triển
của trẻ, trẻ dễ bị ốm đau, bệnh tật, cơ thể chậm phát triển về chiều cao, về cân
nặng, suy giảm hệ miễn dịch.....Nhất là đối với trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 6
tuổi, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho việc phát triển toàn diện của trẻ.
Tuy nhiên thực tế hiện nay đa số đội ngũ giáo viên cấp cưỡng là giáo
viên hợp đồng ngắn hạn chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ, chưa hiểu biết hết những nội dung cần thiết của công tác bán trú. Do đó tôi
nhận thấy bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về công tác này trong trường mầm
non là rất cần thiết, vì vậy căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch
hoạt động của nhà trường hàng năm tôi xây dựng nội dung bồi dưỡng cho từng
đối tượng cụ thể như sau:
a) Đối với giáo viên dinh dưỡng
- Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô cấp dưỡng
qua các lớp tập huấn do Phòng Giáo Dục Phối hợp trung tâm y tế huyện tổ chức.
- Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ
đầu năm học.

- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến
món ăn mới qua hội thi cấp dưỡng giỏi kết hợp tổ chức chuyên đề dinh dưỡng, vệ
sinh an toàn thực phẩm, tổ chức thi đua chế biến về các món ăn, bữa phụ tại
trường để chị em học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận
về cách chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến
thực phẩm, rau củ, quả, kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực
phẩm….
b) Đối với giáo viên trên lớp
Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn các cô giáo
chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
- Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải
có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.
- Thìa, bát phải đủ so với trẻ.
- Khi ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú
ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất.
- Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ.
Ví dụ: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như thịt, cá,
trứng, trẻ ăn sạch uống sạch
10


Về ngôn ngữ: Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như:
Thịt, cá, trứng….
- Thông qua các môn học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng ví dụ cho
trẻ đi tham quan vườn trường. Các cô giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của từng
loại cây ăn quả.
- Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những
món gì.
Ví dụ: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thế chất gì?

- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ, để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh
dưỡng. Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự
tuyên truyền trong bữa ăn.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? Ngon không?
Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.
- Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động:
Chúng tôi lên kế hoạch cho các giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào
các hoạt động, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà
học.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái gây hứng thú cho trẻ giáo viên
có thể đọc đồng dao, hò, vè về các loaị rau, quả ở chủ đề thế giới thực vật.
Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng:
Ví dụ: Trong giờ đón - trả trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên
truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình
thức các cô hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở
nhà, hỏi trẻ ở nhà trẻ được ăn cơm với gì?
- Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi:
Ví dụ: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao?
- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải
thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ
thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ
gầy còm ốm yếu.
- Vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì
vậy vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, không có mùi hôi khai, sàn nhà khô ráo, hàng
tuần tổng vệ sinh các phòng, lau các cửa, khai thông cống rãnh, cũng góp phần
giúp cho trẻ khỏe mạnh.
7.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội thì mỗi gia đình đều
có cuộc sống sung túc đầy đủ hơn, vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc
biệt hơn, do đó rất nhiều phụ huynh cho rằng khi có điều kiện kinh tế tốt thì

11


nên cho con cái thỏa sức ăn uống theo nhu cầu mà ít quan tâm đến chế độ dinh
dưỡng hợp lý, cũng có một bộ phận phụ huynh do đời sống kinh tế khó khăn,
kiến thức chăm sóc trẻ còn hạn chế thì quan niệm có ăn là tốt rồi. Từ đó dẫn
đến việc trẻ đến trường mầm non với tình trạng dinh dưỡng khác nhau, có trẻ
thừa cân béo phì, có trẻ thấp còi, ốm yếu.
Do nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau, vì vậy thức
ăn dành cho trẻ cũng phải phù hợp theo từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện. Trẻ mầm non ngoài chế độ ăn đa
dạng các chất như: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin…thì việc cân đối
khẩu phần hợp lý là điều quan trọng để đảm bảo cho trẻ có sự phát triển hài
hòa giữa thể chất và trí tuệ. Vì vậy việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn
là một biện pháp cần thiết.
Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực
phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa
tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần
thiết cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) trong ăn uống để
phòng tránh bệnh tật và được thực hiện cụ thể như sau:
- Khẩu phần ăn của trẻ được tính trên phần mềm Nutrikids

(Hình ảnh phần mềm Nutrikds)
- Lựa chọn mhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm
giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng. Không có một
loại thực phẩm nào đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.
Do đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều
loại thực phẩm trong nhóm thực phẩm kể trên, mỗi nhóm phải thay đổi từng
12



bữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần có nhiều gia giảm thực phẩm để làm
món ăn thêm phong phú và hấp dẫn trẻ. Khi xây dựng thực đơn mỗi ngày tôi
cố gắng cho trẻ được ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thực
phẩm, tôi chú trọng đến từng bữa ăn hàng ngày của trẻ.
- Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần:
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo
nhu cầu cơ thể.
+ Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp ( Cân đối
giữa các chất dinh dưỡng: Protêin, lipit, gluxit, vitamin và khoáng chất, giữa
thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật.
- Dưới đây là bảng thực đơn, tôi cùng tổ cấp dưỡng đã phối hợp, xây dựng và hiện
đang thực hiện tại trường.

Thứ

Bữa ăn
Sáng

Hai
Chiều
Sáng
Ba
Chiều
Sáng

Chiều
Sáng
Năm
Chiều

Sáng
Sáu
Chiều

Món ăn
- Thịt lợn xào giá
- Canh rau ngót nấu thịt
- Mỳ phở
- Thịt gà rang
- Canh xương bí đỏ
- Cháo thịt băm
- Thịt bò hầm củ quả
- Canh rau mồng tơi nấu thịt
- Xôi ruốc
- Cá sốt cà chua
- Canh đậu phụ cà chua
- Cháo thịt đỗ xanh
- Thịt lợn rim mắm
- Canh cua rau mồng tơi
- Bánh tẻ

Tỷ lệ
kalo

Tỷ lệ cân đối các chất
P
L
G

100


13.50

21.50

65

115

13.66

21.97

64

101

13.61

19.47

66

102

13.89

22.42

63.69


101

13.03

23.23

63.74

Trung bình một tuần: Đạt 700- 800 kalo
7.2.4. Giải pháp 4. Chỉ đạo thực hiện nâng cao chất
lượng bữa ăn cho tre
- Việc xây dụng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng.
Được sự quan tâm của Sở Giáo Dục và đào Tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo
huyện Tam Dương đã tổ chức những buổi tập huấn về chăm sóc nuôi dưỡng và
bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ đội ngũ cán bộ quản lý đến giáo viên và nhân viên.
- Thực hiện xây dựng thực đơn trên máy tính bằng phần mềm nitrikids giúp
nhà trường rút được nhiều kinh nghiệm và có nhiều thực đơn mẫu để các nhà
trường tham khảo, căn cứ vào mục thực đơn mẫu để đặt hàng rồi làm bảng điều tra
thực tế.
- Chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình
13


chọn và sử dụng khoảng 5-6 loại thực phẩm/ ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ
phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay
đổi từng bữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm vì
mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại
thức ăn, ta sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ
có bữa ăn cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên. Chú ý bổ sung dầu,

đường, muối để đủ chất cân đối và phù hợp với tiền ăn mà cha mẹ trẻ đóng góp.
Mức thu tiền ăn được điều chỉnh hàng năm phù hợp với giá cả thực phẩm, để
đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ, mức thu hiện nay nhà trường thu là:
13.000đồng/ ngày/ cháu.
- Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí.
Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng gây ra hiện tượng béo
phì, nếu để trẻ đói ăn không đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và
dẫn đến hiện tượng trẻ bị suy dinh dưỡng.Vì vậy mà tôi yêu cầu nhân viên phải tính
khẩu phần ăn cho hợp lý đảm bảo cân đối giữa năng lương ăn vào và năng lượng
tiêu hao.
- Chỉ đạo giáo viên chăm sóc tốt giờ ăn của trẻ, trong giờ ăn giáo viên
quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kiên trì tập cho trẻ ăn
dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái (đối với trẻ không quen ăn
1 số loại rau, củ).
- Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng phối kết hợp cùng giáo viên trên lớp tìm
hiểu tâm lý, sở thích của trẻ đề từ đó lựa các chọn thực phẩm theo thực đơn và
áp dụng một số cách chế biến thực phẩm nấu ăn cho trẻ được trẻ yêu thích, từ
đó trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
- Phối hợp cùng với công đoàn nhà trường phát động đến tổ công đoàn sưu
tầm món ăn và xây dựng thực đơn, cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ.

(Hình ảnh giờ ăn của trẻ)
14


7.2.5. Biện pháp 5. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ
Nếu như vấn đề ăn uống đối với con người không thể thiếu được vì nó liên
quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thì giấc ngủ cũng đóng vai trò không
kém phần quan trọng đối với trẻ. Tục ngữ xưa có câu: “ Ăn được ngủ được là

tiên”. Vì vậy, việc tổ chức ngủ trưa ở trường mầm non là có ý nghĩa thiết thực
quan trọng cho sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ, cho nên chúng ta cần coi trọng
việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ không kém gì tổ chức ăn uống cho trẻ, tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ cảm thấy dễ chịu khi ngủ và tỉnh táo khi thức dậy

( Hình ảnh giờ ngủ của trẻ )
7.2.6. Giải pháp 6. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
Từ nhận thức công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan
trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn có tác
động đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tôi coi trọng việc vệ sinh an toàn
thực phẩm là hàng đầu, tôi đã thực hiện một số yêu cầu sau:
- Để làm tốt việc này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng thực hiện đúng lịch.
- Nhà bếp hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ
ăn uống như: Bát, thìa, nồi… hàng ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh
nắng, tráng nước sôi dụng cụ dựng thức ăn cho trẻ. Hàng tuần tổng vệ sinh nhà
bếp, khơi thông cống rãnh.
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến
khâu chế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều,
thức ăn sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi.
Riêng thực phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý.
Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ
15


thịt nhỏ phải có độ rắn.
Phân công tổ trưởng cấp dưỡng trực nhận thực phẩm trong ngày, có nhật
xét về thực phẩm và ký nhận rõ ràng.

(Hình ảnh tiếp phẩm, sơ chế, chế biến, thành phẩm)

7.2.7. Giải pháp 7: Quản lý theo dõi sức khỏe của trẻ đúng qui định
- Nhà trường liên hệ với trung tâm y tế huyện khám sức khỏe định kỳ
cho các cháu cụ thể:
- Khám sức khỏe cho các cháu 2 lần/ năm, qua khám sức khỏe phát hiện
cháu nào mắc bệnh, giáo viên thông báo ngay với phụ huynh biết để điều trị
kịp thời cho trẻ.
- Theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng qui định: Các cháu đến trường được
cân, đo 3 tháng/lần, các cháu suy dinh dưỡng, béo phì tổ chức theo dõi biểu đồ
hàng tháng. Sau mỗi lần cân - đo các lớp đều ghi danh sách và thông báo kết
quả để phụ huynh nắm được tình hình sức khỏe của con em mình. Đối với trẻ
sụt cân, đứng cân, chúng tôi yêu cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân từ cha mẹ
trẻ để có sự phối hợp và có hướng khắc phục trong cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

(Hình ảnh cân đo cháu)

16


7.2.8. Giải pháp 8: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
- Hàng năm nhân các buổi họp đầu năm nhà trường tổ chức tuyên truyền
cho các bậc phụ huynh về công tác phòng chống dịch bệnh và trong năm học
2018-2019 dịch bệnh thủy đậu và dịch đau mắt đỏ bùng phát nhà trường phối
hợp với trạm y tế xã tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình dịch bệnh và
cách phòng chống bệnh thủy đậu và đau mắt đỏ, về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
tại trường.
- Nhà trường cũng đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền
địa phương nhất là với trạm y tế xã để xây dụng nội dung và hình thức tuyên
truyền cho hiệu quả.
- Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các lớp trang trí
thực hiện bảng tin ở lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung phong phú

về công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ
- Thông qua bảng tin trong trường; dưới hình thức các bài viết, sưu tầm
trên báo chí, trên mạng hoặc các bài tự biên ngắn gọn chắt lọc thông tin dễ hiểu,
dễ áp dụng kèm theo hình ảnh minh họa nên được phụ huynh rất quan tâm.
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về
tình hình của bé. Mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên
trao đổi ngay với phụ huynh để kịp thời phối hợp giúp bé phát triển tốt, an toàn
nhất. Từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc
nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là đối với công tác phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ.
- Với sổ bé ngoan: Hàng tuần và hàng tháng giáo viên thông báo đến bố
mẹ các tiến bộ hoặc các vấn đề mà cô giáo cần yêu cầu phụ huynh phối hợp để
giáo dục và nuôi dưỡng trẻ hoặc giúp trẻ hình thành các tính cách tốt.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động được sự tham gia của các
bậc cha mẹ và cộng đồng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non.
- Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tuyên truyền kiến thức nuôi dạy
con theo khoa học , phòng chống các dịch bệnh .v.v...

(Hình ảnh bảng tin tuyên truyền của trường)
17


(Hình ảnh bảng tin của lớp)
7.2.9. Giải pháp 9: Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát
Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức
như: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra
báo trước, kiểm tra đột xuất.
Qua công tác kiểm tra để uốn nắn kịp thời một số sai lệch của giáo viên
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể,
giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng để đáp

ứng được yêu cầu của công việc.
Cũng qua việc kiểm tra giám sát từng bộ phận, cá nhân tôi có nhận
xét góp ý những ưu khuyết điểm tồn tại, những mặt ưu điểm cần phát huy
hơn nữa, khắc phục những khuyết điểm để thực hiện công tác chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.
Hàng năm nhà trường đều tổ chức kiểm tra tay nghề của cô cấp dưỡng,
kết hợp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên chú trọng việc hình
thành thói quen tốt ở trẻ về giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung trong sinh
hoạt hàng ngày.
Cụ thể:
*/ Đối với giáo viên dinh dưỡng:
- Lên lịch kiểm tra theo dõi giáo viên dinh dưỡng nhà bếp thực hiện
kế hoạch đề ra về công tác thu mua thực phẩm hằng ngày, về công tác đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo số lượng theo yêu cầu hay không
để kịp thời bổ sung điều chỉnh cho hợp lý.
- Theo dõi giám sát việc chế biến thực phẩm cho trẻ có đúng theo
quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Trong khi chế
18


biến cấp dưỡng có trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ bảo hộ để đảm bảo vệ
sinh trong khi chế biến thức ăn cho trẻ như: Tạp dề, khẩu trang....Từ đó rút
ra những ưu điểm, tồn tại và nêu rõ hướng khắc phục sữa chữa.
*/ Đối với giáo viên phụ trách trẻ tham gia bán trú:
- Lên lịch kiểm tra nề nếp vệ sinh khu vực lớp, sàn lớp có lau chùi
thường xuyên hay không, công trình phụ phải được khử trùng duyệt khuẩn
hằng ngày để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
- Khi phân chia thức ăn giáo viên cũng phải trang bị đồ bảo hộ để
đảm bảo vệ sinh, và luôn cảnh giác với những nguy cơ gây mất an toàn
đối với vệ sinh thực phẩm cho trẻ sử dụng.

*/ Đối với nhân viên y tế:
Theo dõi, kiểm tra công tác tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi
sức khỏe của trẻ qua biểu đồ, đồng thời thực hiện tốt khâu vệ sinh răng miệng,
chăm sóc sức khỏe của trẻ
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
*/ Điều kiện về cơ sở vật chất: Để áp dụng được sáng kiến trước tiên cần
đảm bảo các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc - nuôi dưỡng
trẻ theo quy định trong trường mầm non.
*/ Điều kiện về con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết
định mọi vấn đề. Vì vậy để thực hiện được đề tài thì điều kiện về đội ngũ con
người là hết sức cần thiết.
*/ Điều kiện về thời gian và không gian:
Cơ sở vật chất trường mầm non Hướng Đạo,
Cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh trường mầm non Hướng Đạo.
Ngay sau khi kết thúc năm học trước tôi đã nghiên cứu những vấn đề gì nổi
cộm cần khắc phục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong nhà
trường và tôi đã đăng ký xây dựng đề tài “Một số giải pháp quản lý chỉ đạo nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”. Tôi vừa
đăng ký vừa đưa vào áp dụng. Thời gian từ tháng 2/2018 - tháng 2/2019 theo 3 giai
đoạn sau:
*/ Giai đoạn 1: Từ tháng 2 đến tháng 9/2018:
+ Tìm đọc tài liệu, phân tích, so sánh tài liệu có liên quan đến đề tài;
+ Khảo sát cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, chất lượng trẻ;
+ So sánh, đối chiếu các tiêu chí đánh giá về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non.
*/ Giai đoạn 2: Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018:
19



+ Đề ra các giải pháp nghiên cứu để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ phù hợp;
+ Áp dụng thực tế đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh trường mầm
non Hướng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc.
*/ Giai đoạn 3: Từ tháng 1 đến tháng 2/2018:
+ Đánh giá hiệu quả khi áp dụng đề tài, khảo sát chất lượng giáo viên,
trẻ so sánh với kết quả đầu năm;
+ Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra kết luận của đề tài.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo
các nội dung sau
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Với những giải pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ tròng trường mầm non thời gian qua, trường mầm non
Hướng Đạo đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
- Ban giám hiệu chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng cho giáo viên, nắm bắt
kịp thời các thông tin đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng góp
phần xây dựng môi trường chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ một các tốt nhất để
trường mầm non xứng dáng là ngôi nhà thứ hai của trẻ.
- Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học
tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao… và biết được công tác giữ vệ sinh rất
quan trọng đối với sức khoẻ con người.
Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm đạt: 90%
Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống đạt: 95%
- Các bậc phụ huynh đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; Quan tâm hơn đến việc chăm sóc nuôi dưỡng các
cháu; Tích cực phối kết hợp với giáo viên, nhà trường trong việc chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ.

- 100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được tầm quan trọng của việc
chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn tại trong
trường.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý thức trách nhiệm cao
trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhà bếp đã được trung tâm y tế huyện kiểm tra và công nhận đạt bếp
đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
20


- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối không xảy ra ngộ độc.
- Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe cho trẻ vào từng chủ đề trong tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày
thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi…đạt hiệu quả cao, qua đó hầu hết
trẻ đã biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo đổi
mới công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác nuôi
dưỡng. Vì vậy mà năm học 2018-2019 số trẻ suy dinh dưỡng giảm đi đáng kể,
đã gây được ấn tượng và niềm tin của các bậc phụ huynh đối với chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường.
Sau khi tôi sử dụng một số giải pháp quản lý chỉ đạo trên áp dụng vào
việc chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non Hướng Đạo.
tôi tiến hành khảo sát lại các đối tượng đã khảo sát ở đầu năm và thu được kết
quả như sau:
BẢNG 4
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ KIẾN THỨC CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA GIÁO
VIÊN, NHÂN VIÊN
Tốt

Khá


TB

Thời điểm
khảo sát

Tổng số
GV-NV

SL

%

SL

%

SL

%

Tháng 2/2019

24

14

58

12


42

0

0

*/ Nhận xét: So sánh giữa Bảng 1 và Bảng 4 chúng ta đều nhận thấy có
sự thay đổi rõ rệt, 100% đạt tốt khá, không còn tỷ lệ trung bình.
BẢNG 5
KẾT QUẢ CÂN, ĐO, KHÁM SỨC KHỎE TRẺ

%

Mắc bệnh
Số lượng

32

Bình
thường
%

95.2

Thấp
còi

Số lượng


622

Khám sức khỏe

%

3

Bình
thường
%

20

%

97

Số lượng

630

SDD

Số lượng

654

%


Tháng
2/2019

TS
trẻ

Số lượng

Thời
điểm
khảo
sát

Bình
thường

Chiều cao

Số lượng

Cân nặng

4,8

609

93.1

45


6.9

*/ Nhận xét: So sánh Bảng 5 và Bảng 2 chúng ta thấy tỷ lệ trẻ bị suy
dinh dưỡng giảm đáng kể, đạt chỉ tiêu ký cam kết với phòng giáo dục.
BẢNG 6
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THÁI ĐỘ QUAN TÂM CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH VỀ
CÔNG TÁC CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG TRẺ
Quan tâm

Không quan tâm
21


Thời điểm khảo
sát

Tổng số phụ
huynh được
khảo sát

SL

%

SL

%

Tháng 2/2019


100

95

80

20

5

*/ Nhận xét: So sánh Bảng 6 và Bảng 3 chúng ta thấy tỷ lệ phụ huynh
học sinh có sự chuyển biến tích cực về thái độ, họ đã quan tâm hơn về công tác
chăm soc nuôi dưỡng trẻ.
Bài học kinh nghiệm
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Mầm non có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã
hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt
giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.
Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non. Cô nuôi và nhân viên nhà bếp
phải nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và
an toàn. Chính vì vậy mà trong năm học vừa qua bản thân tôi đã tích cực tham
mưu với lãnh nhà trường, xây dưng một số hoạt động, biên pháp nhằm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Các hoạt động bước
đầu đã đem lại một số kết quả đáng kể như: Đã nâng cao được nhận thức của
các ban ngành đoàn thể địa phương và phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng và giáo dục. Nhà trường làm tôt công tác tham mưu và xã hội hóa giáo
dục để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường (Xây dựng sửa chữa phòng
học xây bếp một chiều, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, mua sắm trang

thiết bị phục vụ cho việc tổ chức ăn bán trú). Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ được nâng lên một bước, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm hoc,
quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hợp đồng thực phẩm được rõ
ràng, giao nhận thực phẩm, lưu mẫu thức ăn, công tác vệ sinh được thực hiện
khá nghiêm túc và có hiệu quả.
Thông qua sáng kiến tôi nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của
công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ ở nhà trường cần được triển khai nghiêm túc
và chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch và thực hiện đến từng lớp.
Sau khi nghiên cứu thực hiện đề tài “Một số giải pháp quản lý chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Một là: Cần làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các ban ngành
đoàn thể chính quyền địa phương, nhất là hội cha mẹ học sinh để cùng phối
hợp chăm lo cho trẻ được đảm bảo đủ về lượng và chất mà vẫn đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Hai là: Cần đánh giá thực chất cán bộ nhà giáo để phân loại và lựa chọn
nội dung, hình thức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp để giáo viên đạt được
22


những kiến thức, hiểu biết về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Để thực hiện được điều
này, cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ và công tác thi đua khen thưởng
Ba là: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cần tích cực nghiên cứu tài
liệu, tự học bồi dưỡng cho chính bản thân, có tinh thần trách nhiệm trong công
việc chăm sóc trẻ. Cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm, tạo mọi điều kiện
cho cán bộ, giáo viên nhất là đội ngũ cấp dưỡng được đi học bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng. đặc
biệt là phải đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu hợp đồng mua thực
phẩm, đến khâu tiếp phẩm, sơ chế, chế biến, bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn.
Bốn là: cần phải có sự đoàn kết nhất trí, lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,

luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tập thể hội đồng sư phạm của nhà trường
nói chung và chị em tổ cấp dưỡng nói riêng. Đây là điều kiện tiên quyết để quyết
định sự thắng lợi nhiệm vụ năm học về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Với những giải pháp thực hiện như trên năm học 2018-2019 và những
năm tiếp theo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Hướng
Đạo sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt phương hướng nhiệm vụ của nhà trường đề
ra, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng về mọi mặt cho trẻ, đặc
biệt là công tác chăm sóc nuôi dưỡng nuôi dưỡng bảo vệ sức khỏe cho trẻ ở
trường.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Qua một năm nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào thực tiễn tôi đã thu
được những kết quả đáng kể. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong
trường mầm non Hướng Đạo được nâng cao rõ rệt được tập thể nhà trường
đánh giá cao và ghi nhận những kết quả đã đạt được, đội ngũ giáo viên trong
trường đã có nhiều kiến thức vững vàng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Với kết quả thu được ở trường tôi, tôi mạnh dạn để một số trường bạn có
điều kiện như trường tôi áp dụng thử sáng kiến của mình và kết quả thu được
sơ bộ như sau:
1. Đối với CBQL
- Hằng năm Ban Giám hiệu nhà trường đều có kế hoạch tham mưu kinh
phí cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất, tạo môi trường sư phạm khang trang sạch
đẹp, thân thiện, gần gũi với trẻ. Bếp ăn đúng qui cách, sạch đẹp và an toàn,
trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác bán trú sạch sẽ, inox hóa, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Các lớp học khang trang đủ các điều kiện tối thiểu
phục vụ vệ sinh ăn, ngủ cho trẻ.
- Đã đưa công tác truyền thông dinh dưỡng đến từng hộ phụ huynh
thông qua các hoạt động như “ bé tập làm nội trợ” , “ bảng tin tuyên truyền”…
từ đó sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - nuôi
dưỡng trẻ ngày càng chặt chẽ tạo điều kiện cho việc triển khai chuyên đề dinh

dưỡng đạt kết quả tốt hơn.
23


- Thường xuyên cập nhật những kiến thức chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ
trong sách báo, mạng Internet, tài liệu bồi dưỡng của Vụ GDMN, từ đó có
nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng thực đơn phù hợp với
nguồn thực phẩm của địa phương, rẻ tiền, ngon và đảm bảo chất lượng bữa ăn
cho trẻ.
2. Đối với giáo viên
- Từ việc nhận thức chưa đầy đủ về dinh dưỡng, các qui định về vệ sinh
ăn, ngủ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, kỹ năng thực hành chăm sóc - nuôi dưỡng
trẻ, đến nay đa số giáo viên nắm vững kiến về dinh dưỡng mầm non, thực hiện
tốt các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm, theo dõi sự phát triển của trẻ qua
biểu đồ tăng trọng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn
cho trẻ.
- Giáo viên biết lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các
hoạt động giáo dục một cách nhẹ nhàng không nặng nề, gò ép và thông qua
hoạt động “Bé tập làm nội trợ” đã giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về dinh
dưỡng, các kỹ năng đơn giản trong việc chế biến thực phẩm, các loại nước
uống hàng ngày. Đây cũng là một phương pháp truyền thông giữa gia đình và
nhà trường trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ.
3. Đối với nhân viên
- 100% đội ngũ nhân viên cấp dưỡng đã nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc nuôi dưỡng trẻ, biết cách bảo quản,
chế biến thực phẩm theo đúng qui trình, thực hiện tốt các qui định về vệ sinh
môi trường, vệ sinh cá nhân trong bếp ăn.
- Đa số đều tham gia lớp bồi dưỡng nấu ăn do địa phương tổ chức nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.

Stt

Tên tổ chức/cá
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Xã Hướng Đạo,
1Trường MN
1 Hướng Đạo

Thực tế hoạt động và một số biện pháp
huyện Tam Dương, mới nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng trường mầm non
tỉnh Vĩnh Phúc.

Xã Hướng Đạo,
Thực tế hoạt động và một số biện pháp
2
Phạm Thị Thảo huyện Tam Dương, mới nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
2
tỉnh Vĩnh Phúc.
dưỡng trường mầm non

24



Hướng Đạo, ngày

tháng 02 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Hướng Đạo, ngày 26 tháng 02 năm 2019

Tác giả sáng kiến

Phạm Thị Thảo

25


×